WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao Ngô Đình Diệm không làm thủ tướng năm 1945

 

1.- VUA BẢO ĐẠI TÌM KIẾM NGƯỜI XƯA

Sau khi đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, Nhật Bản quyết định trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945 và tìm chọn người lập chính phủ. Nhà vua nhờ người Nhật tìm quan Lại bộ thượng thư cũ (năm 1933) là Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, nhưng đợi mãi không gặp, vua giao cho học giả Trần Trọng Kim làm thủ tướng.

Ông Trần Trọng Kim

Ông Trần Trọng Kim

Vua Bảo Đại xác nhận điều nầy trong đạo dụ số 5 ngày 17-4-1945, chuẩn y nội các Trần Trọng Kim. Nhà vua tuyên bố: “Trẫm đã định giao quyền tổ-chức Nội-các mới cho nguyên Lại bộ thượng-thư Ngô-đình-Diệm và đã nhờ Quí-quan tối-cao Cố-vấn [Nhật tên Masayuki Yokoyama] và sắc phong Ngự-tiền văn-phòng gửi thư và đánh điện tuyên triệu. Nhưng ngày hôm qua Quí-quan tối cao Cố-vấn phúc rằng Ngô khanh đau không về chầu được.(Nguyễn Duy Phương, Lịch-sử và nội-các đầu tiên Việt-Nam, Hà-Nội: Việt-Đông xuất-bản cục, 1945, tr. 4.)

Kể lại chuyện vua Bảo Đại gợi ý việc lập chính phủ, Trần Trọng Kim thuật như sau:

Tôi tâu rằng:“Việc lập chính phủ, Ngài nên dùng người đã dự định từ trước, như Ngô-Đình-Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay phần thì già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin Ngài cho tôi về nghỉ.

Ngài nói: “Trẫm có điện gọi cả Ngô-Đình-Diệm về, sao không thấy về.

Tôi tâu: “Khi tôi qua Sàigòn, có gặp Ngô-Đình-Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói gì cả. Vậy hoặc có sự gì sai lạc chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. Còn tôi thì xin Ngài cho tôi ra Bắc.

Ngài nói:“Vậy ông ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hãy ra Bắc.

Lúc ấy tôi mệt nhọc lắm, và có mấy người như bọn ông Hoàng-Xuân-Hãn đều bảo tôi thử trở lại. Tôi chờ đến gần mười ngày. Cách đó ba bốn hôm tôi lại đi hỏi ông tối cao cố vấn Nhật xem có tin tức gì về ông Diệm chưa. Trước thì cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Đó là lời tối cao cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.

Vua Bảo Đại thấy tình thế kéo dài mãi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới.” (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tt. 49-50.)

Như thế, theo Trần Trọng Kim, vua Bảo Đại thực tâm có ý muốn tìm Ngô Đình Diệm về Huế lập chính phủ, nhưng sau lần thứ hai nhờ người Nhật, thì được tin ông Diệm đau không về Huế được. Vua Bảo Đại phải mời Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Trần Trọng Kim kiếm cách từ chối, thì vua Bảo Đại nói:

Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải là độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tức họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh thì rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.

Tôi thấy vua Bảo Đại thông minh và am hiểu tình thế liền tâu rằng: “Nếu vì quyền lợi riêng, tôi không dám nhận chức gì cả, song Ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì dù sao tôi cũng cố hết sức….” (Trần Trọng Kim, sđd. tr. 51.)

Ông Kim nói đã gặp ông Diệm ở Sài Gòn, vì khi ông Kim từ Bangkok về đến Sài Gòn ngày 30-3-1945 và tạm trú ba ngày tại nhà một người Nhật tên là Mitsuhiro Matsushita, thì ông Kim gặp ông Diệm tại đây. Đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau. (Masaya Shiraishi, “The Background to the Formation of the Tran Trong Kim Cabinet in April 1945:Japanese Plans for Governing Vietnam”, đăng trong sách Indochina In The 1940s And 1950s, Takashi Shiraishi và Motoo Furuta chủ biên, New York: Cornell, 1992, tr. 138.)

Vua Bảo Đại. Ảnh Wikipedia

Vua Bảo Đại. Ảnh Wikipedia

2.- CHỦ TRƯƠNG CỦA NGƯỜI NHẬT

Về phía người Nhật, người Nhật tính toán thật kỹ ngay từ khi mới đến Đông Dương năm 1940. Người Nhật chủ trương chẳng những duy trì sự cai trị của người Pháp mà còn khuyến khích và tăng cường sự hợp tác giữa hai bên Pháp-Nhật. Bộ tổng tham mưu quân đội Nhật và đại tướng Hideki Tojo, thủ tướng Nhật từ 17-10-1941 đến 22-7-1944, cho rằng loại bỏ người Pháp ở Đông Dương đồng nghĩa với việc người Nhật phải tăng quân tại Đông Dương và nhứt là phải lo tổ chức hành chánh và bảo vệ Đông Dương cùng những hệ lụy phức tạp khác. Lúc đó, Đông Dương là thuộc địa của thực dân da trắng duy nhứt ở Đông Nam Á dưới sự kiểm soát của người Nhật. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd. tt. 114-115.)

Tuy nhiên, người Nhật vẫn chuẩn bị những lá bài dự bị để ứng phó với tình thế khi cần. Ví dụ trường hợp Trần Trọng Kim và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để với Ngô Đình Diệm.

Hầu Cường Để

Hầu Cường Để

Trần Trọng Kim (1882-1953), sinh tại Hà Tĩnh, học trường Vinh, rồi trường thông sự Ninh Bình. Năm 1905, ông qua Pháp học trường Thương mại La Salle tại Lyon, sau chuyển qua học trường Thuộc Địa ở Paris, rồi trường Sư phạm Melun. Tốt nghiệp năm 1911, ông về nước dạy học rồi làm thanh tra tiểu học và cuối cùng hưu trí năm 1942. Ông viết nhiều sách giá trị về văn chương, triết học, nhất là bộ Việt Nam sử lược, xuất bản lần đầu năm 1920 tại Hà Nội. Do những trao đổi về văn hóa với người Nhật, Trần Trọng Kim bị người Pháp nghi ngờ và theo dõi. Năm 1943, người Nhật đưa Trần Trọng Kim vào Sài Gòn cùng Dương Bá Trạc, rồi đưa hai ông cùng Trần Văn Ân và Nguyễn Văn Sâm qua Singapore, đầu năm 1944. Tại đây ông Trạc từ trần vào cuối năm 1944. Đầu năm 1945, ông Kim đi Bangkok. Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, đại uý Michio Kuga, thuộc văn phòng liên lạc quân đội Nhật ở Sài Gòn qua Bangkok đưa ông Kim về Việt Nam ngày 30-3. Trần Trọng Kim đến Huế ngày 5-4-1945 và được mời triều yết vua Bảo Đại ngày 7-4-1945.

Ngô Đình Diệm

Ngô Đình Diệm

Trường hợp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Ngô Đình Diệm cũng do người Nhật sắp đặt. Cường Để qua Nhật từ 1906, thời phong trào Đông du. Pháp biết được hoạt động Đông du, liền liên lạc với Nhật và yêu cầu Nhật trục xuất nhóm Đông du để đổi lại nhiều quyền lợi kinh tế ở Đông Dương. Phan Bội Châu và Cường Để phải rời Nhật Bản năm 1909. Riêng Cường Để, sau một thời gian lưu lạc ở Trung Hoa và các nước Âu Châu, trở lại Nhật năm 1915 theo lời mời của chính khách Nhật là Inukai Ki (Khuyển Dưỡng Nghị). Từ đó, Cường Để âm thầm hoạt động giữa Nhật Bản và Trung Hoa. Năm 1936, Cường Để thành lập Việt Nam Độc Lập Vận Động Đồng Minh Hội. Tổ chức nầy đổi tên thành Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội năm 1938, gọi tắt là Đồng Minh Hội, trụ sở chính tại Tokyo, với sự giúp đỡ của đại tá tình báo Nhật là Takaji Wachi. Đồng Minh Hội ra mắt ngày 12-3-1939.

Kỳ Ngoại Hầu Cường Để liên lạc ở trong nước với giáo phái Cao Đài ở Tây Ninh, giao cho Trần Quang Vinh và Trần Văn Ân phụ trách liên lạc miền Nam, Ngô Đình Diệm và Phan Thúc Ngô phụ trách liên lạc miền Trung, Dương Bá Trạc, Vũ Đình Dy và Nguyễn Xuân Chữ phụ trách liên lạc miền Bắc. (Trần Mỹ Vân, A Vietnamese Royal Exile in Japan, Prince Cường Để (1882-1951), New York: Routledge, 2005, tt. 142-143.) Trong số những người theo Cường Để trên đây, năm 1943, Vũ Đình Dy ở Hà Nội và Phan Thúc Ngô ở Huế, qua Nhật gặp Cường Để. (Masaya Shiraishi, bđd.sđd. tt. 116-118.)

Ngô Đình Diệm (1901-1963) xuất thân t Trường Hậu bổ Huế năm 1921, làm quan lên dần tới thượng thư bộ Lại năm 1933, nhưng từ chức ba tháng sau đó. Ông tham gia Quang Phục Hội do Cường Để lãnh đạo năm 1939. Ông Diệm bị Pháp nghi ngờ nên vào tháng 7-1944, viên thư ký Tòa lãnh sự Nhật ở Huế là Masao Ishida nhờ hiến binh Nhật (Kempeitai) giúp bảo vệ ông Diệm. Người Nhật đưa ông Diệm vào Đà Nẵng, rồi đưa ông Diệm đáp máy bay quân sự Nhật vào Sài Gòn. Từ đó, ông Diệm được đạo quân Nhật đồn trú ở Sài Gòn trực tiếp bảo vệ. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 118.)

Được tin Ngô Đình Diệm bị Pháp theo dõi và đe dọa, từ Vĩnh Long, giám mục Ngô Đình Thục, gởi cho đô đốc Jean Decoux, toàn quyền Pháp ở Đông Dương, một thư viết tay bằng tiếng Pháp đề ngày 21-8-1944, với lời lẽ rất thống thiết bảo lãnh em mình. (Nguyên văn thư nầy được photocopy và đăng trong sách Nguyên Vũ, Paris Xuân 96, Houston, Nxb. Văn Hóa, tr. 172 và đăng lại trên Internet.

3.- NHẬT QUYẾT ĐỊNH ĐẢO CHÁNH

Trong khi đó, người Nhật gởi Vũ Đình Dy từ Nhật về lại Sài Gòn với mục đích là thay mặt Cường Để liên lạc với các thành phần thân Nhật và kiếm cách đưa họ qua Nhật. Vũ Đình Dy cùng Ngô Đình Diệm hội họp với nhóm hoạt động chính trị thân Nhật như Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn… Cuộc họp đưa đến thỏa thuận vào tháng 10-1944 là cùng nhau hợp tác dưới sự lãnh đạo của Ngô Đình Diệm, đồng thời đề nghị người Nhật thành lập một chính quyền mới do ông Diệm lãnh đạo khi điều kiện thuận lợi. Cũng vào tháng 10-1944, thiếu tướng Saburõ Kawamura, tham mưu trưởng đạo quân Nhật đồn trú tại Sài Gòn đi Nhật, đưa Lê Toàn cùng một đồng đội của Toàn đi theo. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 118.)

Những biến chuyển trên đây cho thấy là sắp đến lúc quân đội Nhật tổ chức lật đổ chính quyền Pháp ở Đông Dương. Thật vậy, trong cuộc họp ngày 14-9-1944, Hội đồng tối cao Kế hoạch Chiến tranh của Nhật Bản bàn về “Những biện pháp đối với Đông Dương thuộc Pháp nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình”, vì lúc đó tại Âu Châu, Đức bắt đầu thất bại, chính phủ Vichy thân Đức ở Pháp do thống chế Pétain cầm đầu sụp đổ vào tháng 8-1944, và thiếu tướng Charles de Gaulle về Paris lập chính phủ lâm thời.

Trong cuộc họp nầy, Hội đồng tối cao Kế hoạch Chiến tranh dự tính rằng biện pháp quân sự ở Đông Dương chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh không thể tránh được. Điều nầy phản ảnh chủ trương của giới quân sự cao cấp, không muốn sử dụng quân đội để lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương, bởi vì lúc đó Nhật đang tập trung lực lượng cho chiến dịch Philippines. Tuy nhiên, giới quân sự Nhật ở Đông Dương lại diễn dịch quyết định ngày14-9 rằng đã đến lúc cần phải lật đổ Pháp bằng quân sự. Khi từ Tokyo về Sài Gòn, thiếu tướng Kawamura ra lệnh soạn thảo dự án cai trị Đông Dương sau cuộc đảo chánh quân sự.

Theo Hidezumi Hayashi, lúc đó là trung tá hiến binh Nhật đồng thời là phụ tá chính trị cho thiếu tướng Kawamura, thì bản dự thảo nầy phỏng theo cách cai trị của quân đội Nhật ở các vùng khác do Nhật chiếm đóng tại Đông Nam Á. Hayashi không đồng ý kế hoạch nầy vì ba lý do: 1) Quân đội Nhật ở Đông Dương cần tập trung ở Cánh đồng Chum (Lào), vì vậy không nên dính sâu vào những vấn đề chính trị. 2) Đông Dương không đủ tài nguyên cần thiết cho cuộc cai trị của quân đội. 3) Cần thu phục nhân tâm dân bản xứ Đông Dương nhằm đừng đẩy họ về phía Đồng minh Tây phương. Để lôi kéo họ thì cần thỏa mãn nguyện vọng sâu xa của họ là giải thoát khỏi ách thống trị của Pháp, nghĩa là phải trả độc lập cho họ. Tuy nhiên, không thể tức khắc chuyển giao nền hành chánh trung ương (toàn quyền Pháp ở Đông Dương) cho ba nước Việt, Miên, Lào, nên quân đội Nhật phải tạm thời đảm trách một thời gian cho đến khi chuyển giao được cho ba nước nầy.

Dựa trên những quan niệm trên đây, Hayashi đưa ra đề nghị trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương và thành lập một chính quyền thân Nhật ở Việt Nam do Cường Để đứng đầu và Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Ngày 27-12-1944, Hayashi trình lên thiếu tướng Saburõ Kawamura, nay là tham mưu trưởng Quân đoàn 38 vì từ tháng 12-1944, đạo quân Nhật đồn trú ở Sài Gòn được chuyển đổi thành Quân đoàn 38. Thiếu tướng Kawamura chính thức thừa nhận kế hoạch Hayashi trong một cuộc họp quân sự trong ngày hôm sau 28-12-1944. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 120-121.)

Tuy nhiên nhiên kế hoạch nầy phải đợi sự chấp thuận của tân tư lệnh Quân đoàn 38 là trung tướngYũichi Tsuchihashi. Sau khi bàn giao đơn vị cũ ở Timor, trung tướng Tsuchihashi đến Sài Gòn ngày 14-11-1944 và nhận chức vụ mới là tư lệnh Quân đoàn 38 ngày 14-12-1944 thay trung tướng Kazumoto Machijiri. Ngay sau đó, trung tướng Tsuchihashi rời Sài Gòn đi Hà Nội ngày 18-12-1944 để gặp toàn quyền Pháp tại Đông Dương là đô đốc Jean Decoux. Như thế, kế hoạch của Hayashi được thiếu tướng Kawamura thông qua, nhưng chưa được tân tư lệnh Quân đoàn 38 chấp thuận

Từ tháng 4-1944, Mamoru Shigemitsu lên làm bộ tưởng bộ Ngoại giao Nhật Bản. Ông nầy liền hối thúc việc lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương. Shigemitsu cho rằng trao trả độc lập cho các nước trong vùng Nhật chiếm đóng, sẽ gây trở ngại cho Mỹ hay Tây Âu khó trở lui các nước nầy dầu Nhật Bản thất trận. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd. tt. 121-122.)

Đại tướng Yoshihiro Umezu, tham mưu trưởng quân đội Nhật, trả lời đồng ý trên nguyên tắc, nhưng cần phải nghiên cứu cẩn thận và chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, do việc quân đội Nhật thất bại ở Philippines, nên quân đội Nhật nay cũng muốn sớm làm chủ Đông Dương, để biến Đông Dương thành hậu cứ của quân đội Nhật ở Đông Nam Á. Vì vậy, tháng 12-1944, đạo quân Nhật đồn trú ở Sài Gòn được đổi thành Quân đoàn 38. Lúc đó, ngày 11 và 12-1-1945, phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc mạnh mẽ khắp Đông Dương và trên Biển Đông, gây thiệt hại nặng cho hải quân Nhật tại vùng nầy. Người Nhật cho rằng đó là dấu hiệu lực lượng Đồng minh sắp đổ bộ Đông Dương. Tuy việc đổ bộ không xảy ra, nhưng người Nhật nghĩ rằng đã đến lúc phải dứt khoát lật đổ Pháp ở Đông Dương. Người Nhật lo ngại nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương vâng lệnh chính phủ De Gaulle, làm nội ứng cho quân Đồng minh thì rất tai hại cho quân Nhật.

Như thế là giữa bộ Ngoại giao và bộ tổng tư lệnh quân đội Nhật ở Tokyo đồng thuận việc lật đổ nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương, nhưng lại xảy ra những bất đồng khác trong nội bộ người Nhật, nhất là việc giao cho ai lãnh đạo Việt Nam và việc sắp đặt bộ máy hành chánhtại Đông Dương giữa giới ngoại giao và giới quân sự. Cuộc tranh cãi trong nội bộ người Nhật gay gắt đến nỗi vào đầu tháng 3-1945, đại sứ Nhật Shunichi Matsumoto từ chức, trước khi quân Nhật đảo chánh.

4.- KHÔNG MỜI CƯỜNG ĐỂ

Riêng về vấn đề nhà cầm quyền Việt Nam, để tránh xáo trộn, gây thêm khó khăn, bộ Ngoại giao Nhật cũng như bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật quyết định duy trì vua Bảo Đại ở ngôi báu, giữ nguyên nền hành chánh bản xứ, không đưa hoàng thân Cường Để về nước thay thế vua Bảo Đại. Tháng 1-1945, có một phái đoàn từ Tokyo đến Việt Nam vận động đưa Cường Để lên ngôi. Thiếu tướng tham mưu trưởng Quân đoàn 38 là Kawamura hỏi ý trung tướng tư lệnh là Tsuchihashi, thì Tsuchihashi trả lời: “Tốt nhất là từ chối.” Cuối tháng 2-1945, một nhân vật từ Tokyo đến Sài Gòn, nói với trung tướng Tsuchihashi là nên đưa Cường Để về Sài Gòn, thì Tsuchihachi trả lời gay gắt:Đưa ông ta về đây thì phải biết rằng khi ông ta đến phi cảng Sài Gòn, tôi sẽ gởi ông ta ra nhà tù Côn Sơn.” (Masaya Shirashi, bđd.sđd. tr. 135.

Sau cuộc đảo chánh thành công ngày 9-3-1945 trên toàn Đông Dương, cố vấn tối cao Masayuki Yokoyama, tổng lãnh sự Akira Konagaya và lãnh sự Taizõ Watanabe đến điện Thái Hòa, trong hoàng cung ở Huế, sáng 11-3-1945, triều yết vua Bảo Đại. Mở đầu cuộc đàm đạo, vua Bảo Đại thẳng thắn bày tỏ nỗi kinh ngạc của nhà vua với Yokoyama là tại sao ông đại sứ không nói chuyện với hoàng thân Cường Để là người sát cánh với chính quyền Nhật trong cuộc tranh đấu chống Pháp, mà lại đến hoàng cung nói chuyện với nhà vua. Đáp lại, Yokoyama cho rằng việc Cường Để đã qua, không còn thích hợp. Yokoyama giải thích với vua Bảo Đại về những hành động mới nhứt của Nhật trên toàn cõi Đông Dương và tuyên bố “muốn đem châu Á trả về cho người châu Á.” Ông ta còn nói rằng ông ta “có nhiệm vụ dâng nền độc lập” lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật đứng đầu. Khối nầy đã được chính phủ Nhật công bố thành lập ngày 1-8-1940, cách đó 5 năm. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 158-159.)

Ngay chiều 11-3-1945, vua Bảo Đại triệu tập Cơ mật viện, các thượng thư, các hoàng thân để thảo luận tình hình mới. Cuộc họp đưa đến kết quả là nhà vua cùng các thượng thư Phạm Quỳnh (bộ Lại), Hồ Đắc Khải (bộ Hộ), Ưng Hy (bộ Lễ), Bùi Bằng Đoàn (bộ Hình), Trần Thanh Đạt (bộ Học), Trương Như Đính (bộ Công) đồng ký BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP do Phạm Quỳnh soạn. Như thế, sau hơn 60 năm bị người Pháp bảo hộ từ năm 1884, nay nước Việt Nam chính thức độc lập do tình hình thế giới biến chuyển và do sự can thiệp của Nhật Bản. Sau đó, Phạm Quỳnh cùng toàn thể 5 thượng thư từ chức.

Vua Bảo Đại liền triệu tập nhân sĩ khắp nước về Huế để thăm dò việc thành lập chính phủ mới. Nhà vua nghĩ rằng người có thể đáp ứng được tình thế mới là cựu thượng thư bộ Lại Ngô Đình Diệm. Nhà vua liền nhờ người Nhật tìm kiếm ông Diệm để mời ông ra chấp chính. Người Nhật trả lời không kiếm được ông Diệm mặc dầu ông đang sống ở Sài Gòn.

Vua Bảo Đại liền mời Trần Trọng Kim, nhưng như trên đã viết, ông Kim đề nghị nhà vua nhờ người Nhật tìm kiếm Ngô Đình Diệm lần nữa. Lần nầy, người Nhật giao việc liên lạc với ông Diệm cho Hidezumi Hayashi, trung tá hiến binh Nhật. Hayashi là tác giả kế hoạch ngày 27-12-1944, đề nghị đưa hoàng thân Cường Để về Việt Nam cầm quyền và đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng. Ông Diệm lúc đó đang ở Vĩnh Long với giám mục Ngô Đình Thục.

Khi gặp nhau, ông Diệm cho Hayashi biết ông ta không có ý định làm thủ tướng theo lời mời của vua Bảo Đại, mà ông Diệm chỉ muốn một điều là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về Việt Nam thay thế vua Bảo Đại. Ông Diệm tỏ ra bất bình Hayashi không báo cho ông biết tin tức đảo chính ngày 9-3, vì Hayashi liên lạc cá nhân khá thân tình với ông Diệm trong thời gian người Nhật bảo vệ ông Diệm ở Sài Gòn. Một lý do khác khiến ông Diệm từ chối lời mời của vua Bảo Đai vì ông Diệm nhận định rằng tình hình người Nhật đang suy yếu một cách nhanh chóng, và thật là thiếu sáng suốt nếu lập chính phủ dưới sự chiếm đóng của người Nhật. Cuối cùng, theo đề nghị của Hayashi, ông Diệm viết thư cho vua Bảo Đại bằng tiếng Pháp, từ chối lời mời của nhà vua, đơn thuần chỉ vì lý do sức khỏe. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd., tt. 137-138.)

Trần Trọng Kim cũng được thông báo cho biết tin nầy, nên ông Kim mới nhận lời mời lần thứ hai của vua Bảo Đại, đứng ra thành lập nội các. (Masaya Shiraishi, bđd sđd. tt. 138-139.) Nội các Trần Trọng Kim trình diện ngày 17-4-1945, gồm những nhà trí thức khoa bảng cùng chuyên viên, và đặc biệt không có người thân Nhật, dầu nội các nầy do Nhật bảo trợ

KẾT LUẬN 

Ngay từ khi mới đến Đông Dương, chính sách của Nhật là kiểm soát Đông Dương nhưng vẫn để cho Pháp cai trị Đông Dương, để Nhật khỏi bận tâm chuyện hành chánh và an ninh, cho đến khi tình thế bắt buộc, mới lật đổ Pháp ở Đông Dương ngày 9-3-1945. Trong lúc khó khăn, Nhật lại càng không muốn tạo thêm khó khăn mới, nên không thay đổi nền quân chủ ở Việt Nam. Vì vậy, dầu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Ngô Đình Diệm đã từng sát cánh hoạt động với người Nhật, cũng không được người Nhật đưa về nước cầm quyền. Theo Trần Trọng Kim, có thể vì người Nhật không chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để mà chọn vua Bảo Đại, nên người Nhật không mời Ngô Đình Diệm. (Trần Trọng Kim, sđd. tt. 49-50.)

Về phía Ngô Đình Diệm, có thể ông Diệm không vui lòng khi thấy người Nhật không thực tâm và thờ ơ với mình, chuyển lời mời của vua Bảo Đại đến ông quá trễ, và nhất là khi thấy tình thế của người Nhật không được sáng sủa, Nhật đang suy yếu dần, ông Diệm liền từ chối lời mời của vua Bảo Đại.

Có người đặt ra một câu hỏi là nếu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về làm vua và ông Diệm làm thủ tướng năm 1945, thì Việt Nam sẽ đi về đâu? Câu hỏi không bao giờ có phần trả lời vì không thể quay ngược thời gian để làm lại lịch sử.

(Toronto, 29-8-2016)

 © Trần Gia Phụng

 © Đàn Chim Việt

323 Phản hồi cho “Tại sao Ngô Đình Diệm không làm thủ tướng năm 1945”

  1. Trung Kiên says:

    Thân chào các bạn
    Chào ông bạn …”cách mạng giấu mặt…1-11″

    cach mang 1-11 says:10/09/2016 at 09:48 => “Có ai mời đâu mà làm Thủ tướng?
    Ông TTKim nói (Mot cơn gió bụi) hôm ông vào yết kiến vua Bảo đại v/v nhà vua mời ông nhận trách nhiệm làm Thủ tướng, ông tỏ ý không muốn nhận, lúc ra về thì gặp ông Diệm trong phòng đợi, lần đầu tiên ông gặp ông Diệm, đang đợi để vào yết kiến nhà vua…/…Chuyện ông Diệm không được làm Thủ tướng bù nhìn thì có cái chó gì mà phải thành một đề tài bàn tán cho tốn nước bọt. Năm 1945 Diệm có làm Thủ tướng thì cũng chỉ có cái văn phòng không có quân đội thì ra cái thể thống gì?
    ” (ngưng trích)

    Nè ông bạn, hình như ông bạn CÓ khả năng “ĐỌC”…Nhưng KHÔNG có khả năng “HIỂU” ?

    Trích bài chủ;…”Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945 và tìm chọn người lập chính phủ. Nhà vua nhờ người Nhật tìm quan Lại bộ thượng thư cũ (năm 1933) là Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, nhưng đợi mãi không gặp, vua giao cho học giả Trần Trọng Kim làm thủ tướng“.

    => Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi của ông bạn “kếch mạng 1-11″ … “Có ai mời đâu mà làm Thủ tướng ?”… Voilà….Rõ rồi nhá!… HIỂU rồi chứ ?

    Kếch mạng 1-11 viết;…”Ông Diệm sau này lên được là nhờ gặp thời, nhờ Mỹ đưa lên năm 1955 khi Mỹ muốn vào VN, cũng như ông Hồ nổi đình đám được từ 1950 là nhờ Mao giúp“.

    Nè ông bạn, Mỹ giúp ông Diệm thì “đúng”… Nhưng ông Diệm “gặp thời” thì không! Cũng chính vì không gặp thời nên cuộc “CÁCH MẠNG” của ông Diệm từ chế độ “Quân chủ” sang “DÂN CHỦ” còn bị dở dang…!

    Mỹ muốn ông Diệm “chống cộng” theo ý Mỹ là đổ quân vào miền Nam be bờ chống cộng, nhưng đã bị ông Diệm khước từ, vì rằng; hơn ai hết, ông Diệm hiểu được dân trí VN. Không thể một sớm một chiều mà có thể hoàn tất được cuộc “CÁCH MẠNG” nhân bản…Khi “Nhân vị” con người chưa đạt đúng mức của nó…Hơn nữa, nếu Mỹ đổ quân vào VN thì…chiến tranh sẽ mở rộng, đất nước sẽ tan hoang, người VN sẽ phải chết chóc vì súng Nga, đạn Tầu, bom Mỹ…!

    Hậu quả chiến tranh sau khi ông Diệm bị sát hại thì như ông bạn đã biết, và…có lẽ cũng chỉ vì “Nhân vị” chưa có được, nên ông bạn mới ăn nói hàm hồ, lỗ mãng như trên?

    Kếch mạng 1-11 viết;…”Bọn Vẹm xưng tụng bác Hồ thiên tài chính trị, còn mấy ông con chiên cực đoan liệt não Le quôc Trinh, Trung Kiên, Tiên Ngu, Ng trọng Dân, Tran Vinh, Quang Phan… gân cổ ca tụng cụ Ngô cứu tinh dân tộc, ngu như con bò“.

    Qua những lời lẽ trên đây thì có lẽ,… “con bò” nó còn khôn ngoan hơn ông bạn đấy!

    Vì như ông bạn viết ở trên,… từ chỗ…”Năm 1945 Diệm có làm Thủ tướng thì cũng chỉ có cái văn phòng không có quân đội thì ra cái thể thống gì“…

    … Vậy mà ông Diệm và chính phủ của ông đã vực xã hội miền Nam từ một hố rác lịch sử, một xã hội xô bồ với nạn sứ quân, tàn dư của thực dân phong kiến để lại, cộng thêm cán bộ VC nằm vùng được gài ở lại phá hoại,…trở thành một quốc gia đứng nhất Á Châu thời đó với SàiGòn được ví như “Hòn Ngọc Viễn Đông” đấy ông bạn ạ!

    Tôi không dám đoan chắc…Cụ Ngô có phải là “cứu tinh dân tộc” không. Nhưng chắc chắn rằng, cụ Ngô là cha đẻ của nền CỘNG HOÀ (VNCH)…ông bạn trả lời dùm tôi;

    Từ khi cụ Diệm bị sát hại tháng 11/1963, suốt trong 53 năm qua, tất cả các chính khách đã xuất đầu lộ diện trên chính trường Việt Nam, đã có được vị nào có phong cách, đạo đức, tài năng “tương đối” như cụ Ngô Đình Diệm và chính phủ của ông ta???

    Còn nếu ông bạn vẫn chưa hiểu thì bấm vào link dưới đây, nghe, động não suy nghĩ…hi vọng sẽ hiểu thêm;

    => https://www.youtube.com/watch?v=IDgLN9aodVg

    • trừ tà says:

      Trung Kien, Tien Ngu, Truc Bach.. mấy tay u mê cuồng tín này hết thuốc chữa, Trung Kiên thỉ nổ, mồm loa mép giải, Tiên Ngu thì chửi bậy, láo xược, Trúc Bạch thì ba hoa, học hành chẳng bao nhiêu, miệng lép chép tối ngày y như cái lỗ đít gà ..
      Những tên này chẳng đóng góp gì cho diễn đàn, đề nghị bà con xa lánh những tên hủi này

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Thế anh đã đóng góp gì cho diễn đàn chưa mà lại đi ngậm máu phu người ? Anh tài ba quá …Đâu thử viết một bài gởi cho Đàn Chi Việt coi xem sao!

  2. Khách Bàng Quang says:

    Khách Bàng Quang Xin thông báo.

    Với tên hiệu Khách bàng Quang trên diễn đàn này có vài thắc mắc của các
    đọc giả về hai chữ Bàng Quang thay vì Bàng Quan mới đúng vì Bàng Quang
    nghĩa y học nó là bọng đái. Như một dư loạn viên có học tên là
    Kháchbàngquangngunhấthànhtinh phát biểu.
    ‘ Bàng quang là bọng đái nên lên diễn đàn xú uế xông mùi nồng nặc .”
    Phải vậy Bàng Quang là bọng đái vậy thì tôi đã lấy biệt hiệu là Bọng Đái thì
    tôi là bọng đái và thì cứ gọi tôi là bọng đái cứ hiểu Bàng Quang là bọng đái
    có sao đâu. Đâu có chết thằng tây con đầm nào đâu.
    Những ngày trước đây không xa lắm (Tôi không muốn nói là ngày xưa vì hai
    chữ ngày xưa nó quá xa} ở VIệt Nam những vùng quê người dân thường đặt
    tên cho con cái mình bằng những tên rất ư là xấu như là thằng Cu con đĩ,thằng
    cu con tì và nhiều tên nghe qua rất ngương. Nguyên nhân chính là người ta sợ
    đặt tên đẹp thì ma quỷ nó vật chết kéo xuống hoả ngục lủa cháy đời đời nghiến
    răng ken két.và mong chúng tránh xa con mình ra..
    Chuyện tên hiệu là bình thường không có gì quan trọng lắm đâu,cho nên trong
    xã hội một người có nhiều tên hiệu thì cũng rất là bình thường như các văn sĩ
    nhạc sĩ ,thi sĩ,chính trị sĩ hay các Báo hại sĩ có nhiều tên hiệu cho mình cũng
    là điều rất là đại bình thường. Ngay trên diễn đàn này có ai lấy tên thật của
    mình đâu như là Heo,Ngưạ, hay là Khách bàngqaungnunhấthànhtinh…v..v…
    Vậy thì ai cũng có quyền lấy nhiều tên hiệu cho mình và để tránh thắc mắc trên
    diễn đàn này tôi xin thông báo. Tôi sẽ đổi tên hiệu và huỷ bỏ tên hiệu Khách
    Bàng Quang để lấy những tên hiệu mới. Có thể lây một trong ba tên,hay là lấy
    cả ba tên để thay đổi. Ba tên đó là.
    !/ Ngô Đình cứt. (Cu Diệm Việt Gian)
    2/. Hồ chí iả. (Bác Hồ Việt Cọng)
    3/ Nguyễn văn iả Chạy (Chạy dấu nặng chứ không phải Chảy Nguyễn văn Thiệu
    chạy vãi cứt)
    Vậy thì với ba tên hiệu này chắc bạn đọc sẽ không còn thắc mắc nếu mai này
    Có xuất hiện trên diễn đàn này nữa nhé.

    Thân chào.

    • Càng cãi càng dốt says:

      Anh lấy chữ bọng đái làm tên thì dĩ nhiên không chết thằng tây nào,.. Nhưng nó chứng tỏ anh dốt. Khách bàng quan nghĩa là người ngoài cuộc, đứng quan sát một cách khách quan. Bàng quang là cái bọng đái. Anh kém chữ nghĩa, không biết phân biệt hai chữ khác nhau nên lấy bọng đái làm tên. Có người chỉ ra cái dốt của anh thì anh nên cám ơn, rồi câm miệng lại. Càng cãi càng lòi cái dốt.

  3. Yêu cầu BBT cho hiển thị phần trả lời này cho có công bằng. Cám ơn.
    Hihi, chúng ta vừa dẹp được conchiênchienđẽ TiênNgu sau khi dí vào mắt chiên bằng cớ điếm chẩy của những đôi tượng nó đặt lên đầu thờ. Và Giao Điểm chẳng phải là “Điếm” như nó đã liệt não xếp loại bấy lâu nay. Và ConChiêChienĐẽ này đã có vẻ tỉnh tỉnh ra một chút, và đang có vẻ hối lỗi trong thút thít, nghẹn ngào. Chúng ta đang định “tạ ơn chúa phịa” vì thành quả này thì : Ôi thôi, rồi rồi Lượm ơi, vì lại xuất hiện một conchiênchienđẽ liệt não, mít đặc khác đó là ConChiênChienĐễ NGUNHẤTHÀNHTINH này.
    Những dẫn chứng rành rành ngay trước mắt, ấy thế mà nó còn đặt vấn đề tin hay không tin. Thế thì hóa ra rõ ràng là nó tự tố cáo nó là liệt não chứ còn gì? Nài CCCĐ NguNhấtHànhTinh đứng nghiêm chỉnh 4 chân nghe ta hỏi : Giữa Giáo Sư Trần Trung Ngọc và chúa (phịa) con (ccđ) tin ai? Trả lời đúng được mới chứng tỏ có liệt não không nghe chửa? Sủa như con (ccđ) dư luận người ta gọi là sủa càn nghe chửa?

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Trần Trung Ngọc viết bậy bạ như là Marx, chỉ cố suy diễn và phỉ báng, đó là chưa kể lập luận thiếu logic, không đúng “quy trình suy luận biện chứng khoa học” thì làm sao mà có giá trị để thuyết phục.

      Trần Trung Ngọc chỉ biết trích đoạn rồi lắp ghép bậy bạ đoạn trước đoạn sau của sách Thánh Kinh để phê bình hết sức thiển cận nên thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình về sử học và hoàn cảnh xã hội ở mỗi thời kỳ phát triển của lịch sử. Quan trọng hơn hết, Trần Chung Ngọc chỉ nhìn qua câu văn mà không đào sâu về ý nghĩa của câu văn trong sách Thánh Kinh nên suy sét của Trần Chung Ngọc dốt nát, tối tăm.

      Quyền năng của đấng tạo hóa tồn tại ở khắp mọi nơi vì mọi nơi nơi đều thuộc về tạo hóa, từ tạo hóa, do tạo hóa mà ra thì lại bị cái thằng ngu dốt như Trần Chung Ngọc nghĩ rằng đấng tạo hóa loạn luân. Với bản chất bịp bợm, sự suy nghĩ dốt nát, Trân Chung Ngọc thể hiện đầy đủ năng lực phỉ báng hôi thối về ngôn ngữ thuờng có của bọn dư luận viên, và cái ngu dốt thuờng thấy của kẻ thiếu lương tâm.

      Tin vào Chúa hay không là quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng của mỗi con người nhưng chắc chắn, nếu tin vào sự bịp bợm của Trần Chung Ngọc thì đòi hỏi ở người tin một sự dốt nát đặc biệt – sản phẫm từ trong một xã hội chỉ biết suy luận một chiều, một thứ xã hội mà ngay cả thời kỳ Trung cổ, người ta cũng khó tìm thấy loại người này.

      Chỉ còn lại những hạng người giả đò tin Trần Chung Ngọc để làm cơ sở chúng nhận mình ngu dốt dễ bảo để được trọng dụng. Hạng người này nãy sinh rất nhiều tại các xã hội có chế độ Cộng Sản, một chế độ kết hợp hoàn hảo giũa dốt nát và dối trá. KHÔNG CÓ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN, TRẦN CHUNG NGỌC KHÔNG HIỆN HỮU.

  4. Phương Loan (từ Melbourne) says:

    “Chiến đoàn Vạn Kiếp” trong vụ đảo chính Ngô Đình Diệm là chiến đoàn nào?

    Sau khi nhận ra Ngô Đình Diệm không tuân phục, chính quyền Mỹ quyết định bật đèn xanh xúi giục một số tướng lĩnh Việt Nam cộng hòa thực hiện cuộc đảo chính bằng sức mạnh vũ trang. Ngày 1-11-1963, cuộc đảo chính bùng nổ. Một đơn vị mang phiên hiệu “Chiến đoàn Vạn Kiếp” được lực lượng đảo chính xem là mũi tấn công chủ lực.

    Lực lượng “Chiến đoàn Vạn Kiếp” được đưa đến tận thành Cộng Hòa – Phủ Tổng thống của chính quyền Diệm – bao vây, gây áp lực. Thế nhưng, sau khi cuộc đảo chính thành công, “Chiến đoàn Vạn Kiếp” mất tăm hơi. Không ai biết “Chiến đoàn Vạn Kiếp” là đơn vị nào. Trong “Quân sử quân lực Việt Nam cộng hòa”, cho đến lúc khép lại vĩnh viễn trang cuối cùng vào ngày 30-04-1975, không có trang nào nhắc đến phiên hiệu “Chiến đoàn Vạn Kiếp”.
    Những nhầm lẫn có toan tính?
    Hơn nửa thế kỷ nay, nhiều người vẫn cho rằng, mũi tấn công chính vào thành Cộng Hòa là 2 trung đoàn thuộc Sư đoàn 5 do đại tá Nguyễn Văn Thiệu (sau này là Tổng thống) chỉ huy. Điều này được khẳng định trong hồi ký của một số nhân vật chính yếu tham gia cuộc đảo chính. Hầu hết những nhân vật này đều dựa vào lời kể của Nguyễn Văn Thiệu với giới truyền thông sau khi cuộc đảo chính thành công. Và điều đó trở thành một góc “lịch sử” của chế độ Việt Nam cộng hòa.
    Nguyễn Văn Thiệu kể rằng, để chuẩn bị cuộc đảo chính, từ chiều ngày 31-10-1963, với tư cách là Tư lệnh Sư đoàn 5, Thiệu đã ra lệnh cho 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh và 1 chi đoàn thiết giáp dưới quyền di chuyển từ Biên Hòa đến ngã ba Vũng Tàu với lý do là chuẩn bị đi càn ở Phước Tuy (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu). Đến trưa ngày 1-11-1963, lực lượng này tiến thẳng đến thành Cộng Hòa bao vây tấn công để gây áp lực với Ngô Đình Diệm.
    Từ đó, nhiều bài báo đã thống nhất tường thuật rằng, Nguyễn Văn Thiệu là người có công chỉ huy lực lượng quân sự gây áp lực mạnh nhất đối với Ngô Đình Diệm trong cuộc đảo chính dẫn đến việc Diệm đầu hàng vô điều kiện. Trong những nguồn thông tin đó, chỉ có vài dòng nhắc phớt qua “chiến công” của Chiến đoàn Vạn Kiếp. Tuy nhiên không ai biết “Chiến đoàn Vạn Kiếp” là đơn vị nào trong hệ thống quân lực VNCH.
    Một nhân vật tướng lĩnh tham gia cuộc đảo chính đã kể trong hồi ký rằng: “Trung tá Vĩnh Lộc chỉ huy “Chiến đoàn Vạn Kiếp” cố tình chậm trễ, chờ đợi nghe ngóng, nếu tình hình thuận lợi mới hành động.
    Mãi tới 15 giờ 45 phút, đại tá Nguyễn Văn Thiệu phải đưa sư đoàn 5 đến tăng cường triển khai tiến công. Lúc 5 giờ sáng ngày 2-11, thiết đoàn 2, chiến đoàn thiết giáp 24 và tiểu đoàn 4 thuỷ quân lục chiến do Lý Tòng Bá chỉ huy hình thành hai gọng kìm đánh vào dinh Gia Long. Bộ chỉ huy đảo chính giao cho đại tá Lâm Văn Phát làm nhiệm vụ kiểm tra, đốc chiến cuộc tiến công…
    Đến 6 giờ, biết có cố gắng chống cự cũng không đạt kết quả, lực lượng bảo vệ dinh buông súng đầu hàng. Lý Tòng Bá dẫn quân vào nội cung thì Diệm, Nhu đã bỏ trốn từ trước. Lực lượng tham gia đảo chính gồm: Tiểu đoàn 1 và 4 thuỷ quân lục chiến, Tiểu đoàn 6 nhảy dù. Thiết đoàn thiết giáp 24 (thuộc “Chiến đoàn Vạn Kiếp”), Sư đoàn 5 bộ binh, Trung đoàn 10 và thiết đoàn 2 của sư đoàn 7 bộ binh, 1 đại đội truyền tin.
    “Chiến đoàn Vạn Kiếp” của trung tá Vĩnh Lộc cho đến lúc ấy vẫn còn án binh bất động bên cầu Phan Thanh Giản. Khoảng 4 giờ 30 phút, khi đại tá Phát đến một căn nhà ngay ngã tư Phan Thanh Giản – Đinh Tiên Hoàng, nơi được coi như bản doanh tiền phương của sư đoàn 5 và “Chiến đoàn Vạn Kiếp” thì lúc ấy trung tá Vĩnh Lộc chưa biết phải tiến quân như thế nào… Sĩ quan cũng như binh sĩ vẫn ngơ ngác không biết phải làm gì… chỉ thị của thượng cấp hết sức mơ hồ. Đại tá Lâm Văn Phát tạm thay đại tá Nguyễn Văn Thiệu, thống lãnh sư đoàn 5 để thanh toán dinh Gia Long và thành Cộng Hoà”.
    Hầu hết những tướng tham gia đảo chính đều công nhận sự có mặt của “Chiến đoàn Vạn Kiếp”, nhưng không ai xác định được chiến đoàn đó ở đâu ra.
    Lời kể của người trong cuộc
    Ông Ph. Th. S., 81 tuổi, cư ngụ ở Gò Công, Tiền Giang, từng là sỹ quan chỉ huy một tốp binh sỹ thuộc “Chiến đoàn Vạn Kiếp”. Ông khẳng định “Chiến đoàn Vạn Kiếp” là một đơn vị hỗn hợp được thành lập “không văn tự” để thực hiện nhiệm vụ đảo chính.
    Thời điểm đó ông Ph. Th. S. là sỹ quan cơ hữu mang hàm chuẩn úy, thuộc ban huấn luyện vũ khí tại Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp. Là một đơn vụ trực thuộc Quân đoàn 3 nên trung tâm này còn có tên gọi là Trung tâm Huấn luyện Vùng 3 Chiến thuật. Bản doanh của Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp đặt ở Bà Rịa do trung tá Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc (sau này là trung tướng của QLVNCH) làm chỉ huy trưởng.
    Nhiệm vụ của trung tâm này là huấn luyện, đào tạo tân binh, hạ sỹ quan cho các đơn vị thuộc vùng 3 Chiến thuật, bổ túc kỹ năng chỉ huy chiến thuật cho cấp trung đội trưởng đến đại đội trưởng cho các đơn vị “đang tham chiến ở các chiến trường thuộc vùng trách nhiệm”.
    Nói cách khác, những binh sỹ mang hàm hạ sỹ đến chuẩn úy nếu muốn thăng cấp phải kinh qua một khóa huấn luyện tại đây để lấy chứng chỉ. Những khóa huấn luyện này được gọi tắt là “xê xê 1″ (CC1 – Từ hạ sỹ đến trung sỹ nhất) , “xê xê 2″ (CC2 – Từ thượng sỹ đến thượng sỹ nhất). Vì vậy, các khóa huấn luyện “xê xê” đều là những người đã từng tham gia trận mạc, có kinh nghiệm thực tiễn chiến trường.
    Một ngày đầu tháng 10-1963, tức trước khi xảy ra cuộc đảo chính 1 tháng, với tư cách là chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp, ông Vĩnh Lộc yêu cầu các bộ phận tinh tuyển các huấn luyện viên và học viên để thành lập một đơn vị có ám danh rất lạ “ê kíp D” bao gồm một số sỹ quan huấn luyện và 1 tiểu đoàn học viên “xê xê”. Không ai biết mục đích thành lập ê kíp D để làm gì, chỉ biết rằng những ai có tên đều phải “sẵn sàng đợi lệnh hành quân đột xuất”.
    Ngày 1-11-1963, ông Ph. Th. S. và một trung úy khác (cũng thuộc ê kíp D) được phân công trực chỉ huy đơn vị lính đang tham gia khóa huấn luyện “xê xê” tại trung tâm. Sáng hôm đó, tiểu đoàn 6 thuộc binh chủng Nhảy dù đang đóng quân ở căn cứ Tam Hiệp, Biên Hòa bất ngờ xuất hiện tại Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp.
    Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn này là Thiếu tá Lê Văn Đặng, nhưng khi về Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp lại thuộc quyền chỉ huy của đại úy Vũ Thế Quang – một sỹ quan huấn luyện trong “ê kíp D” của Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp.
    Đa số binh sỹ của tiểu đoàn này là người gốc Kh’mer Nam Bộ, có sức khỏe tốt và liều lĩnh. Tiểu đoàn này đã từng tham gia các chiến dịch “tiễu trừ” Bình Xuyên, “triệt tiêu” lực lượng Cao Đài ly khai của Trình Minh Thế và “truy lùng” Ba Cụt (quân thổ phỉ ở miền Tây).
    Đêm 1-11-1963, bất thần ông Ph. Th. S. và “ê kíp D” nhận lệnh hành quân, trực chỉ Sài Gòn. Lực lượng này được xe tải quân sự GMC chở đến thả xuống ở đầu cầu Phan Thanh Giản, Sài Gòn. Lực lượng này vượt cầu Phan Thanh Giản di chuyển theo trục đường thẳng đến trước một tiệm may trên góc đường Phan Thanh Giản – Mạc Đĩnh Chi thì được lệnh hạ trại, thiết lập bộ chỉ huy tiền phương.
    Lúc đó các thành viên lực lượng này cũng chưa biết là mình đang tham gia cuộc đảo chính mà chỉ biết mình là thành viên của “Chiến đoàn Vạn Kiếp”. Nhiều người nghĩ đó là cuộc diễn tập quân sự. Đến trưa ngày 2-11-1963, chi đoàn 1 Thiết giáp 24 thuộc Thiết đoàn 1 Kỵ binh do đại úy Bùi Ngươn Ngãi chỉ huy (nhưng dưới quyền điều phối của thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa) cũng kéo đến sát nhập vào.
    Như vậy, “Chiến đoàn Vạn Kiếp” là 1 lực lượng gồm 3 đơn vị: Tiểu đoàn lính “xê xê” đang được huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp do trung tá Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc chỉ huy; Tiểu đoàn 6 binh chủng Nhảy dù do đại úy Vũ Thế Quang chỉ huy; chi đoàn 1 Thiết giáp 24 thuộc Thiết đoàn 1 Kỵ binh do đại úy Bùi Ngươn Ngãi chỉ huy.
    Khoảng 4 giờ chiều thì Lâm Văn Phát (thời điểm đó là đại tá Tư lệnh phó vùng 3 Chiến thuật) xuất hiện tại bộ chỉ huy tiền phương tổ chức họp tác chiến. Nguyễn Văn Thiệu có mặt trong cuộc họp này nhưng binh sỹ của Sư đoàn 5 vẫn còn ở khu vực ngoại thành. Thiệu chỉ dự họp 1 chút rồi vội vã rời đi.
    Khoảng 5 giờ chiều, lực lượng “Chiến đoàn Vạn Kiếp” bắt đầu di chuyển về hướng thành Cộng Hòa. Tiểu đoàn 6 Dù đi trước. Tiểu đoàn “xê xê” và thiết giáp đi sau. 3 đơn vị này không đi thẳng mà vòng theo tuyến Hai Bà Trưng, Gia Long, tiến vào đường Cường Để, bao vây thành Cộng Hòa.
    Trước cửa thành, 2 chiếc thiết giáp của lực lượng trung thành với Ngô Đình Diệm án ngữ. Chi đoàn Thiết giáp gồm 3 chiếc của “Chiến đoàn Vạn Kiếp” chạy đến đối đầu. Ông Ph. Th. S. thấy sỹ quan trên 2 chiếc thiết giáp đối đầu trò chuyện vài phút.
    Ông Ph. Th. S. và môt số binh sỹ “xê xê” được trang bị đại liên Caliber 30, đại liên M18, cối 60, cối 81 và hỏa tiễn không giật 75 li nằm nhẹp ở khoảng giữa 2 thiết giáp đang đối đầu. Ông Vĩnh Lộc cũng đứng gần đó đã hạ lệnh: “Tụi nó (lính phòng vệ Phủ Tổng thống) nhúc nhích là bắn ngay”.
    Hơn 10 phút sau, cả 5 chiếc xe cùng xoay về hướng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm chạy mất hút. Bên trong thành, lực lượng Phòng vệ Phủ Tổng thống im lặng.
    Đến 5 giờ 30 phút chiều, Đài Phát thanh Sài Gòn phát đi bản thông cáo “cách mạng”. Đến lúc đó, các binh sỹ “Chiến đoàn Vạn Kiếp” mới biết mình đang tham gia cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm. Ông Lâm Văn Phát ra lệnh khai hỏa.
    Lính Nhảy dù chỉ được trang bị carbin M2 gọn nhẹ, không có hỏa lực mạnh nên yêu cầu lính “xê xê” bắn mở cửa để họ xông vào. Sau 2 phát khai hỏa, lính “xê xê” phá toang 2 cánh cửa sổ trong thành. Bên trong vẫn im lặng không phản ứng nên lính dù không vào.
    Ông Vĩnh Lộc ra lệnh dùng súng cối và đại liên bắn vãi vào trong thành. Bắn được hơn chục phút thì binh sĩ báo cáo gần hết đạn. Ông Vĩnh Lộc gọi điện yêu cầu Bộ chỉ huy đảo chính tiếp viện đạn. Bộ chỉ huy đảo chính cho biết chưa chiếm kho quân khí nên không có đạn. Ông Vĩnh Lộc phải điều 1 chiếc GMC vận tải trở về Bà Rịa để lấy thêm đạn dược.
    Khi ấy, lính dù được lệnh của Lâm Văn Phát tấn công vào thành Cộng Hòa. Lính dù xin trưng dụng ông Ph. Th. S. đang thủ khẩu đại liên M18. Bạn của ông Ph. Th. S. là chuẩn úy Trang Thái Tòng thủ khẩu SKZ 75 li tình nguyện đi thay ông. Khi lính dù nhập thành, ông Ph. Th. S. không nghe có tiếng súng chiến đấu.
    Đến 5 giờ sáng ngày 3-11-1963, bộ phận “xê xê” mới được lệnh nhập thành. Khi vào ông Ph. Th. S. đã thấy một số binh lính thuộc Lữ đoàn Phòng vệ Tổng thống Phủ đang bị khống chế ngồi quây quần trong sân. Ông nghe nói có một số binh sĩ phòng vệ đã đào thoát về hướng cầu Thị Nghè qua một lỗ tường thủng.
    Khoảng 5 giờ 30 phút sáng ông Ph. Th. S. mới thấy binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 9 (Sư đoàn 5 do Nguyễn Văn Thiệu làm tư lệnh) kéo đến. Tiểu đoàn này do thiếu tá Lê Nguyên Vỹ chỉ huy. Có vài chiếc thiết giáp đi theo Tiểu đoàn 9 đã được lệnh ủi sập cổng thành Cộng Hòa.
    Ông Ph. Th. S. khẳng định: “Lực lượng đánh chiếm thành Cộng Hòa trong cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963 là “Chiến đoàn Vạn Kiếp”. Mũi chiếm đóng đầu tiên là binh sĩ Tiểu đoàn 6 Dù, chứ không phải lực lượng của ông Thiệu. Binh sĩ của ông Thiệu chỉ xuất hiện sau khi mọi thứ đã ổn định”. Mặc dù vậy, sau đảo chính, Thiệu vẫn kể công rằng, cuộc đảo chính thắng lợi là nhờ công lao chủ yếu của sư đoàn 5 bộ binh với tài nghệ chỉ huy, thao lược của ông ta.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Tất cả những gì viết ở trên hoàn toàn là khói màu nhằm đâm bị thóc, thọc bị gậy nói xấu Thiệu như vụ chôm đi 40 tấn vàng do bè đảng Lê Duẫn và Văn Tiến Dũng từng làm. Chính Văn Tiến Dũng đã láo lếu thừa nhận trong hồi ký “Đại thắng mùa xuân” là Thiệu cưỡm vàng đi mất. Đài phát thanh Sài Gòn sau này cứ đến 30 tháng Tư lại ra rã bảo Thiệu cưỡm vàng cho đến gần đây lòi chành canh hẹ là bè đảng Lê Duẫn lấy hết rồi.

      Thiệu là người của Nhu nên cũng bị buộc phải ký tên tham gia đảo chánh nếu không thì sẽ bị cắt bụp tại chổ như nhiều ông tá khác. Lúc bây giờ Thiêu mới là tá mà thôi, chưa có quyền tự quyết định như sau này. Thiệu bị tướng Đôn và tướng Minh quở trách đã trì hoãn tấn công vào phủ Tổng Thống nên hai anh em ông Diệm mới thoát. Sự trì hoãn này của ông Thiệu được giới chức CIA tại Sài Gòn gởi báo cáo về Washington. Ông Thiệu cũng vì vậy mà mất luôn quyền điều khiển trực tiếp lực lượng đảo chánh mà phải nhường cho tướng Đôn, cũng theo báo cáo của CIA gởi từ Sài Gòn

      Tất cả các tài liệu này điều đã được cho công chúng tham khảo, có thể tìm thấy tại các thư viện ở Hoa Kỳ và trên mạng, tự tỉm lấy mà đọc.

      • laivănmạnh says:

        Bùi Tín khi được phân công ( hay trốn “) ở lại Pháp đã có “:món quà” ra mứt cho dân TN trong hạn ché) và ngoài nước biết là 16 tấn 1/2 vàng trong ngân khố đã vẫn còn trong ngân khố do tên Nguyễn văn Hảo ,Thống Đóc Ngân hàng báo cáo vói Bùi Tín và khoe Hắn giử lại ,không ho xuất kho đẻ tâng công vói bọn CS (NVH au này đại diện cho cs ở Hoa kỳ (hăn hó ở hoa kỳ) và làm lobby cho csvn…
        Bùi Tín sau này có hỏi Lê Duẩn nhân chuyến công tác tại Camphuchéa,khi có dịp chỉ còn BT và LD về vụ 16 tấn rưởi vàng của VNCH nay ra sao ? Lê Duẫn trã lời là chỉ có 14 tân (như vậy vận chuyễn từ Nam ra Bắc mất hết 2 tấn rưởi. Ai lấy ?)
        và nói là ” không biết 14 tấn đó ở đâu !).
        Sau này ,cuosi thập niên 90 báo CA Hà nội trong vài hàng ngắn ngủi xác nhận là số vàng lấy từ ngân khố vẩn nfm trong nk Hà nội .
        Ông NVT khi được hỏi cũng trả lời “số vàng đó ở đâu (VN) thì còn ở đó (VN)” .
        Không biết còn có vụ 40 tấn vàng nào nữa mà NTD nói tới đây?
        (lvm)

      • laivănmạnh says:

        Bùi Tín khi được phân công ( hay trốn “) ở lại Pháp đã có “:món quà” ra mứt cho dân TN trong hạn ché) và ngoài nước biết là 16 tấn 1/2 vàng trong ngân khố đã vẫn còn trong ngân khố do tên Nguyễn văn Hảo ,Thống Đóc Ngân hàng báo cáo vói Bùi Tín và khoe Hắn giử lại ,không ho xuất kho đẻ tâng công vói bọn CS (NVH au này đại diện cho cs ở Hoa kỳ (hăn hó ở hoa kỳ) và làm lobby cho csvn…
        Bùi Tín sau này có hỏi Lê Duẩn nhân chuyến công tác tại Camphuchéa,khi có dịp chỉ còn BT và LD về vụ 16 tấn rưởi vàng của VNCH nay ra sao ? Lê Duẫn trã lời là chỉ có 14 tân (như vậy vận chuyễn từ Nam ra Bắc mất hết 2 tấn rưởi. Ai lấy ?)
        và nói là ” không biết 14 tấn đó ở đâu !).
        Sau này ,cuối thập niên 80 báo CA Hà nội trong vài hàng ngắn ngủi xác nhận là số vàng lấy từ ngân khố vẩn năm trong nk Hà nội .(NVT không “chôm ” số vàng đó như VC rêu rao ,nói bia (nói phét)
        Ông NVT khi được hỏi cũng trả lời “số vàng đó ở đâu (VN) thì còn ở đó (VN)” .
        Không biết còn có vụ 40 tấn vàng nào nữa mà NTD nói tới đây?
        (lvm)

  5. Vinh says:

    Tại sao VNCH suy tôn ông Ngô Đình Diệm lên tận trời xanh, sau đó chính VNCH lại giết chết ông ta, nay cũng chính những người của chế độ VNCH (một chế độ đã chết) lại tổ chức lễ tưởng niệm ông ta rùm beng? Mâu thuẫn quá!

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Cần phải viết cho chính xác sự kiện lịch sử: Các tướng lãnh giết chết TT Diệm chứ không phải người dân Việt Nam Cộng Hòa làm điều đó. Và TT Diệm bị giết là vì ông đang tim cách LÀM CHO CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM KHÔNG THỂ LEO THANG. Việt Nam Cộng Hòa không giết ông Diệm.

      Người dân ngày nay nhớ ơn ông Diệm có công ổn định phát triển đất nước nên họ tưởng niệm ông. Cái này gọi là sự phán xét lịch sử. Phán xét lịch sử là gì? Phán xét lịch sử là sự phán xét của người đời sau đối với người đời trước.

  6. tèo says:

    ……
    Ngài nói:

    “Trẫm có điện thoại gọi cả Ngô Ðình Diệm về, sao không thấy về.”

    Tôi tâu:

    “Khi tôi qua Sài gòn, có gặp Ngô Ðình Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói gì cả. Vậy hoặc có sự gì sai lạc chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. Còn tôi thì xin ngài cho ra Bắc.”

    Ngài nói:

    “Vậy ông hãy ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hãy ra Bắc.”

    Lúc ấy tôi mệt nhọc lắm, và có mấy người như bọn ông Hoàng Xuân Hãn đều bảo tôi trở lại. Tôi chờ đến gần mười ngày. Cách độ ba bốn hôm tôi lại đi hỏi ông tối cao cố vấn Nhật xem có tin gì về ông Diệm chưa. Trước thì cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Ðó là lời tối cao cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.”
    (ngài (vua bão Đại) ,tôi (trần trong kim .Đoạn trích trong “một Cơn Gió Bụi” (TTK)
    Như vậy:
    1/Bão Đại đánh điện mời NĐ Diêm nhưng không thấy điện phúc đáp (bị thất lạc hay có người của một thế lực nào đó giấu đi.
    2/Sau khi TTK tâu thì BĐ lại dán điện nhờ một người Nhật đưa cho NĐ Diệm .Người Nhật nhận lời ,nhưng nói Ông Diệm ĐAU.Nhưng đó là lờ người Nhật Ông Diệm không có xác nhận !
    Và BĐ không thể chờ lâu nên vời cụ KIM làm Thủ Tương chính phủ VN độc lập đàu tiên .
    Người viết trong cuộc .TGPhujng cũng tham khảo ở đây .
    Vậy còn “cải chối cải chày ” gì nữa ?!
    (t)

  7. Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

    “Chuyện ông Diệm không được làm Thủ tướng bù nhìn thì có cái chó gì mà phải thành một đề tài bàn tán cho tốn nước bọt”. Tên cm-11 viết .

    Tên cm-11 ngu nhất hành tinh nên không biết thành tích chống Cộng của ông Ngô Đình Diệm – không yếu mềm như ông thủ tướng miễn cưỡng, có trái tim Bồ Tát Trần Trọng Kim – :

    Trong cuốn Về Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước, tướng Văn Tiến Dũng thú nhận 90% cán binh CS ở miền Nam đã bị tiêu diệt, 60.000 chỉ còn 5,000 và đã phải thừa nhận: hy vọng chiến thắng rất mong manh .

    Trong cuốn After The War Was Over của tác giả Neil Sheehan viết Nguyễn văn Linh đã nói với nhà báo thân cộng Neil Sheehan rằng các cơ sở hạ tầng bị phá vỡ là 75%.

    • Diệm bị mần thịt says:

      Chỉ có 5% dân VN theo đạo đạo công giáo và một lũ ham quyền lực, danh lợi bất chính (như Nguyễn Văn Thiệu cải đạo từ Phật giáo sang đạo Công giáo để mưu cầu Diệm thăng quan tiến chức) thì mới có cảm tình với Diệm. Đa số trong số 95% dân VN không theo đạo công giáo chẳng ai có cảm tình với Diệm và muốn hạ bệ hắn ta. Từ đó mới có cuộc đảo chính lật đổ triều đình nhà Ngô ngày 01/11/1963, sau đảo chính cả ba anh em nhà Ngô đều bị mần thịt đã chứng minh điều đó.
      Nếu năm 1945 Diệm nhận chức thủ tướng do Nhật chỉ thị cho Bảo Đại “ban tặng” thì Diệm còn chết sớm hơn.

      • VNCH quái gỡ, kỳ quặc nhất thế giới says:

        VNCH là chế độ quái gỡ, kỳ quặc nhất thế giới. Vì chẳng có chế độ nào từng “suy tôn” tổng thống của mình, rồi chính chế độ đó lại đem tổng thống ra thọc huyết mà hôm trước tổng thống đó còn được suy tôn, nay chính những kẻ đã xẻ thịt tổng thống hàng năm lại làm lễ tưởng niệm vị tổng thống do chính mình thọc huyết.
        Bài hát SUY TÔN NGÔ TỔNG THỐNG: https://www.youtube.com/watch?v=kpKQgiXdNwk
        Hình ảnh Ngô tổng thống bị thọc huyết: https://www.youtube.com/watch v=YF7o9cHNZxk
        Những người thọc huyết Ngô tổng thống lại làm lễ tưởng niệm Ngô tổng thống tại Mỹ: https://www.youtube.com/watch?v=5ks7rHxkMA8

      • Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

        Làm ác thì gặp hậu quả thê thảm :

        Nguyễn Tường Tâm – Talawas : Quần chúng đã chán ngấy chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Có lẽ đó là lầm lẫn lớn nhất của người dân miền Nam, khiến họ phải chịu thảm cảnh của “Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa” sau 30-4-1975 .
        Năm 1964, theo hai sử gia Arthur M. Schesinger Jr. và Robert Dallek, TT Johnson đã nói với các ký giả: “Chuyện xảy ra cho ông Kennedy giống như sự trừng phạt của Thượng Đế” (What happened to Kennedy may have been divine retribution).
        Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, theo sử gia Seth Jacobs, vào giữa năm 1965 khi gần 200,000 quân nhân Mỹ đến VN, đã nói: “Chúng ta đang trả giá cho tội ác đã loại bỏ Tổng Thống Diệm”.

        Trong tác phẩm Sons and Brothers (“Các con trai và anh em trai”) , học giả giữ Thư viện Kennedy Richard D. Mahoney tiết lộ rằng TT Johnson đã nói với phụ tá của JFK là Ralph Dungan : “Tôi muốn nói cho ông nghe tại sao Kennedy chết. Trừng phạt của thần thánh thôi. Ông ta đã giết Diệm, và rồi chính ông ta cũng cũng lãnh chuyện đó “.

        Nguyễn Văn Ngân – cựu phụ tá đặc biệt của TT Thiệu: “Việc giết Tổng Thống Diệm là một tội phạm lịch sử. Những người nhúng tay vào máu của ông Diệm không bao giờ dám ngẩng mặt lên nhận trách nhiệm: Những người bị lộ diện đã sống một cách lén lút cho đến cuối đời như Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, những kẻ ném đá dấu tay thì vẫn tiếp tục ẩn mặt và trút trách nhiệm lên đầu những người đã chết.”

      • Người Gia Định says:

        Bác, Cha, chú và nhiều người trong họ tộc của tôi là Phật tử và là công chức, quân nhân dưới chính thể Cộng hòa của TT Ngô Đình Diệm. Trong những lần Kỵ giỗ Tổ tiên, tôi một thằng con nít thích thời sự, thường nghe lóm quý bậc trưởng thượng mạn đàm về thời cuộc, đa số đều nuối tiếc nền Đệ nhất cộng hòa, thương tiếc anh em Cụ Ngô. Họ bảo các tướng lãnh đảo chánh là những tên phản chủ, làm hại đất nước, để đất nước rơi vào tay CS. Các tướng đều có cơ hội nắm quyền, nhưng chẳng ai làm nên trò trống gì. Bọn họ là những kẻ tham lam quyền lực, ăn tiền của Mỹ, làm theo lệnh Mỹ giết chết cả ba anh em Ngô Đình một cách man rợ. Đàn áp Phật giáo là một trò dối trá, bẩn thỉu mà những kẻ thù của TT Ngô Đình Diệm vu khống, gán ghép. Quý sư tăng xuống đường biểu tình, mang bàn thờ Phật ra đường, hô hào đình công bãi thị, bãi khóa, xúi dục, xách động tự thiêu là những hành động gây rối trật tự, trị an và giết người đồng thời làm suy yếu chính phủ quốc gia thì phải bị bắt giam và đưa ra tòa là chuyện hiển nhiên sao lại lu loa TT Diệm Đàn áp Phật giáo. Có sự kiện nào nhà cầm quyền quốc gia san ủi chùa chiền thành đống gạch vụn như CS đã làm đối với chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm mới đây?
        Phát ngôn thì nên chính xác, đàng hoàng, không thì sẽ gặp hậu họa vào những ngày tháng sắp tới nhé. Nếu chưa nhận thức quy luật nhân quả thì cứ chống mắt mà coi, sợ rằng không thể chống mắt mà coi vì đã bị mần thịt rồi.
        Các họ hàng, thân thích của tôi theo đạo Phật nhưng chẳng ai oán thán hay bài xích TT Diệm cả !

      • Hong Gam says:

        Phật giáo thì do vua Hùng sáng lập, còn đạo công giáo thì do thực dân pháp sang lập; cho nên những người theo cách mạng toàn là phật giáo thôi, còn công giáo thì làm tay sai cho Mỹ Diệm và Thiệu Kỳ. Ông Kỳ theo Phật giáo nhưng vì bị dụ dỗ bởi Mỹ Diệm nên ông này đã phản cách mạng theo giặc Mỹ chống lại nhân dân ta. Nhưng nhờ có cái nhân Phật giáo ở trong tâm ông nên đến cuối đời ông đã cải hối trở về với nhân dân làm gương cho các người VN lầm đường khác. Đại tá Đỗ Mậu cũng vậy, nhờ gốc Phật giáo nên dù làm chức lớn dưới thời Mỹ Diệm nhưng ông ta đã tham gia cách mạng chống lại Diệm Nhu, sau bị áp bức đi sang Mỹ nhưng cuối cùng ông ta đã tìm đường trở về nứớc để phục vụ cho cách mang. Nhạc sĩ Phạm Duy được Diệm đào tạo trở thành một tên việt gian cực kỳ phản động, chui vào hàng ngũ kháng chiến làm tình báo cho địch rồi chạy trốn về vùng tề phục vụ cho ngụy, nhưng nhờ cái nhân của Phật Giáo nên cuối đời ông đã giác ngộ trở về với nhân dân để chết trên mảnh đất của tổ quốc. Đại tướng Dương văn Minh là Phật tử nên ông đã sớm giác ngộ con đường dân tộc khi bắt tất cả lính ngụy phải buông súng đầu hàng quân cách mạng để tiết kiệm xương máu cho quân đôi nhân dân VN khi cuộc chiến tranh sắp sửa chấm dứt.

        Phật giáo chiếm 97% dân VN và tất cả phật tử đều yêu nước, công giáo chỉ có 2% dân số, nhưng vì chúng trung thành với ngoại bang nên nước ta luôn luôn bị xáo trộn. Bây giờ được sự khuyến khích của tòa đại sứ Mỹ ở VN, người công giáo trong nước đang đứng lên đòi hỏi chính quyền cách mạng phải hủy bỏ những dự án kinh tế để giữ đất cho họ xây nhà thờ. Chỉ có vài phần tra*m người công giáo thôi, nhưng đi tới đâu cũng thấy nhà thờ; chúng ta tôn trọng tự do tôn giáo, nhưng họ cũng cần phải tôn trọng quyền tự do không tôn giáo của những người cách mạng nữa chứ.

        Đất đai ở VN là của nhân dân làm chủ và do nhà nước quản lý. Nhà nước thấy nhu cầu của công giáo không cần xây thêm nhà thờ nữa, hạ bớt nhà thờ xuống để đất sản xuất phát triển kinh tế và để nhờ Trung Quo^c’ xây thêm nhà máy xí nghiệp để xây dựn g đất nước. Đọc kinh cầu nguyện đâu có phát triển được đất nước. Do đó, vì dân số công giáo chỉ có vài phần trăm thôi, họ xây nhà thờ như thế là nhiều quá rồi. Nhà nước quản lý cảm thấy công giáo không cần gia tăng thêm tín đồ nữa vì sẽ làm cho an ninh quốc phòng của nước VN bị đe dọa, do đó chính sách của nhà nước không thể để dễ dàng cho người công giáo truyền đạo. Để dân công giáo tăng lên đông quá họ sẽ nổi dậy cướp chính quyền thì làm sao? Đó là ưu tư của đảng và nhà nước, và mọi người VN phải hiểu và sát cánh với đảng và nhà nước để bảo vệ chính quyền cách mạng.

  8. Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

    “Ông Diệm sau này lên được là nhờ gặp thời, nhờ Mỹ đưa lên năm 1955 khi Mỹ muốn vào VN”- Tên cm-11 viết .

    Tên cm-11 ngu nhất hành tinh nên không biết rằng De Gaulle được Mỹ giúp nên giải phóng đươc nước Pháp khỏi tay Hitler. Tương tợ , Hồ chí Minh được Liên xô huấn luyện, rồi giao cho Mao trạch Đông trợ giúp mọi thứ . Mao trạch Đông thì được Stalin giúp đỡ về khí giới . Cộng sản Lénine thì được bộ Tham mưu Đức quốc đưa từ Thụy sĩ về nước rồi cướp được quyền lực. Kim nhật Thành của Bắc Hàn được Liên sô đưa về cướp chính quyền v…v…

    • Tiên Ngu thằng ngu nhất hành tinh says:

      Sắp đến ngày 03-11, ngày giỗ tổ bọn CCCĐ trên diễn đàn ĐCV sẽ có hàng trăm phảm hồi về “bố Diệm vì sao lại bị tướng lĩnh VNCH trói gô như troí khỉ và bắn nát sọ” cho mà xem.
      Tay chân và phe đảng bọn Cần lao Nhân vị vẫn chưa chết, chúng vẫn âm thầm chui rúc đâu đó trong cộng đồng CCCĐ tại Mỹ.
      Cái xác chết anh em nhà Ngô dã 50 năm mà vẫn còn có kẻ đời đời ơn bố Diệm-Nhu. Vậy chúng là ai?
      Chính xác chúng là dân Ky-tô giáo miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nay đang sống vật vã ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức….

      • Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

        Bất cứ ai chống bè lũ Quỷ Đỏ Cộng sản phản quốc, bán nước đều đáng được vinh danh . Bất cứ ai về hùa với bọn Cộng sản là phản quốc .

        Nick tntnnht là ngu nhất hành tinh . Chứng cớ là ông Diệm bị thảm sát ngày 2 tháng 11, thế nhưng nick tntnnht ngu nhất hành tinh viết là ngày 3 tháng 11.

        tntnnht là ngu nhất hành tinh vì nó nói “dân Ky-tô giáo miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 nay đang sống vật vã ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức….” mà không có dẫn chứng .

  9. Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

    “Có ai mời đâu mà làm Thủ tướng?” – cm- 11viết .

    Rõ ra là cm-11 là ngu nhất hành tinh, vì ở trong bài chủ, tác giả Trần Gia Phụng đã viết :.. theo Trần Trọng Kim, vua Bảo Đại thực tâm có ý muốn tìm Ngô Đình Diệm về Huế lập chính phủ, nhưng sau lần thứ hai nhờ người Nhật, thì được tin ông Diệm đau không về Huế được. Vua Bảo Đại phải mời Trần Trọng Kim làm thủ tướng.

  10. Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

    “Chuyện ông Diệm không được làm Thủ tướng bù nhìn thì có cái chó gì mà phải thành một đề tài bàn tán cho tốn nước bọt “- cm- 11 viết.

    DCV là diễn đàn tự do, đọc hay không là quyền tự do của mỗi cá nhân. Tên cm- 11 không thích đọc mà cứ tự ép dán mắt vào đọc rồi mở mõm ra than trời thì quả là ngu nhất hành tinh.

Leave a Reply to GiảiMagsaysayPhétDzỗm