WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tại sao Ngô Đình Diệm không làm thủ tướng năm 1945

 

1.- VUA BẢO ĐẠI TÌM KIẾM NGƯỜI XƯA

Sau khi đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, Nhật Bản quyết định trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11-3-1945 và tìm chọn người lập chính phủ. Nhà vua nhờ người Nhật tìm quan Lại bộ thượng thư cũ (năm 1933) là Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, nhưng đợi mãi không gặp, vua giao cho học giả Trần Trọng Kim làm thủ tướng.

Ông Trần Trọng Kim

Ông Trần Trọng Kim

Vua Bảo Đại xác nhận điều nầy trong đạo dụ số 5 ngày 17-4-1945, chuẩn y nội các Trần Trọng Kim. Nhà vua tuyên bố: “Trẫm đã định giao quyền tổ-chức Nội-các mới cho nguyên Lại bộ thượng-thư Ngô-đình-Diệm và đã nhờ Quí-quan tối-cao Cố-vấn [Nhật tên Masayuki Yokoyama] và sắc phong Ngự-tiền văn-phòng gửi thư và đánh điện tuyên triệu. Nhưng ngày hôm qua Quí-quan tối cao Cố-vấn phúc rằng Ngô khanh đau không về chầu được.(Nguyễn Duy Phương, Lịch-sử và nội-các đầu tiên Việt-Nam, Hà-Nội: Việt-Đông xuất-bản cục, 1945, tr. 4.)

Kể lại chuyện vua Bảo Đại gợi ý việc lập chính phủ, Trần Trọng Kim thuật như sau:

Tôi tâu rằng:“Việc lập chính phủ, Ngài nên dùng người đã dự định từ trước, như Ngô-Đình-Diệm chẳng hạn, để có tổ chức sẵn sàng. Tôi nay phần thì già yếu bệnh tật, phần thì không có đảng phái và không hoạt động về chính trị, tôi xin Ngài cho tôi về nghỉ.

Ngài nói: “Trẫm có điện gọi cả Ngô-Đình-Diệm về, sao không thấy về.

Tôi tâu: “Khi tôi qua Sàigòn, có gặp Ngô-Đình-Diệm và ông ấy bảo không thấy người Nhật nói gì cả. Vậy hoặc có sự gì sai lạc chăng. Ngài cho điện lần nữa gọi ông ấy về. Còn tôi thì xin Ngài cho tôi ra Bắc.

Ngài nói:“Vậy ông ở đây nghỉ ít lâu, xem thế nào rồi hãy ra Bắc.

Lúc ấy tôi mệt nhọc lắm, và có mấy người như bọn ông Hoàng-Xuân-Hãn đều bảo tôi thử trở lại. Tôi chờ đến gần mười ngày. Cách đó ba bốn hôm tôi lại đi hỏi ông tối cao cố vấn Nhật xem có tin tức gì về ông Diệm chưa. Trước thì cố vấn Nhật nói chưa biết ông Diệm ở đâu, sau nói ông Diệm đau chưa về được. Đó là lời tối cao cố vấn, chứ tự ông Diệm không có điện riêng xác định lại.

Vua Bảo Đại thấy tình thế kéo dài mãi cũng sốt ruột, triệu tôi vào bảo tôi chịu khó lập chính phủ mới.” (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tt. 49-50.)

Như thế, theo Trần Trọng Kim, vua Bảo Đại thực tâm có ý muốn tìm Ngô Đình Diệm về Huế lập chính phủ, nhưng sau lần thứ hai nhờ người Nhật, thì được tin ông Diệm đau không về Huế được. Vua Bảo Đại phải mời Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Trần Trọng Kim kiếm cách từ chối, thì vua Bảo Đại nói:

Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải là độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tức họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh thì rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.

Tôi thấy vua Bảo Đại thông minh và am hiểu tình thế liền tâu rằng: “Nếu vì quyền lợi riêng, tôi không dám nhận chức gì cả, song Ngài nói vì nghĩa vụ đối với nước, thì dù sao tôi cũng cố hết sức….” (Trần Trọng Kim, sđd. tr. 51.)

Ông Kim nói đã gặp ông Diệm ở Sài Gòn, vì khi ông Kim từ Bangkok về đến Sài Gòn ngày 30-3-1945 và tạm trú ba ngày tại nhà một người Nhật tên là Mitsuhiro Matsushita, thì ông Kim gặp ông Diệm tại đây. Đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau. (Masaya Shiraishi, “The Background to the Formation of the Tran Trong Kim Cabinet in April 1945:Japanese Plans for Governing Vietnam”, đăng trong sách Indochina In The 1940s And 1950s, Takashi Shiraishi và Motoo Furuta chủ biên, New York: Cornell, 1992, tr. 138.)

Vua Bảo Đại. Ảnh Wikipedia

Vua Bảo Đại. Ảnh Wikipedia

2.- CHỦ TRƯƠNG CỦA NGƯỜI NHẬT

Về phía người Nhật, người Nhật tính toán thật kỹ ngay từ khi mới đến Đông Dương năm 1940. Người Nhật chủ trương chẳng những duy trì sự cai trị của người Pháp mà còn khuyến khích và tăng cường sự hợp tác giữa hai bên Pháp-Nhật. Bộ tổng tham mưu quân đội Nhật và đại tướng Hideki Tojo, thủ tướng Nhật từ 17-10-1941 đến 22-7-1944, cho rằng loại bỏ người Pháp ở Đông Dương đồng nghĩa với việc người Nhật phải tăng quân tại Đông Dương và nhứt là phải lo tổ chức hành chánh và bảo vệ Đông Dương cùng những hệ lụy phức tạp khác. Lúc đó, Đông Dương là thuộc địa của thực dân da trắng duy nhứt ở Đông Nam Á dưới sự kiểm soát của người Nhật. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd. tt. 114-115.)

Tuy nhiên, người Nhật vẫn chuẩn bị những lá bài dự bị để ứng phó với tình thế khi cần. Ví dụ trường hợp Trần Trọng Kim và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để với Ngô Đình Diệm.

Hầu Cường Để

Hầu Cường Để

Trần Trọng Kim (1882-1953), sinh tại Hà Tĩnh, học trường Vinh, rồi trường thông sự Ninh Bình. Năm 1905, ông qua Pháp học trường Thương mại La Salle tại Lyon, sau chuyển qua học trường Thuộc Địa ở Paris, rồi trường Sư phạm Melun. Tốt nghiệp năm 1911, ông về nước dạy học rồi làm thanh tra tiểu học và cuối cùng hưu trí năm 1942. Ông viết nhiều sách giá trị về văn chương, triết học, nhất là bộ Việt Nam sử lược, xuất bản lần đầu năm 1920 tại Hà Nội. Do những trao đổi về văn hóa với người Nhật, Trần Trọng Kim bị người Pháp nghi ngờ và theo dõi. Năm 1943, người Nhật đưa Trần Trọng Kim vào Sài Gòn cùng Dương Bá Trạc, rồi đưa hai ông cùng Trần Văn Ân và Nguyễn Văn Sâm qua Singapore, đầu năm 1944. Tại đây ông Trạc từ trần vào cuối năm 1944. Đầu năm 1945, ông Kim đi Bangkok. Sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945, đại uý Michio Kuga, thuộc văn phòng liên lạc quân đội Nhật ở Sài Gòn qua Bangkok đưa ông Kim về Việt Nam ngày 30-3. Trần Trọng Kim đến Huế ngày 5-4-1945 và được mời triều yết vua Bảo Đại ngày 7-4-1945.

Ngô Đình Diệm

Ngô Đình Diệm

Trường hợp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Ngô Đình Diệm cũng do người Nhật sắp đặt. Cường Để qua Nhật từ 1906, thời phong trào Đông du. Pháp biết được hoạt động Đông du, liền liên lạc với Nhật và yêu cầu Nhật trục xuất nhóm Đông du để đổi lại nhiều quyền lợi kinh tế ở Đông Dương. Phan Bội Châu và Cường Để phải rời Nhật Bản năm 1909. Riêng Cường Để, sau một thời gian lưu lạc ở Trung Hoa và các nước Âu Châu, trở lại Nhật năm 1915 theo lời mời của chính khách Nhật là Inukai Ki (Khuyển Dưỡng Nghị). Từ đó, Cường Để âm thầm hoạt động giữa Nhật Bản và Trung Hoa. Năm 1936, Cường Để thành lập Việt Nam Độc Lập Vận Động Đồng Minh Hội. Tổ chức nầy đổi tên thành Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội năm 1938, gọi tắt là Đồng Minh Hội, trụ sở chính tại Tokyo, với sự giúp đỡ của đại tá tình báo Nhật là Takaji Wachi. Đồng Minh Hội ra mắt ngày 12-3-1939.

Kỳ Ngoại Hầu Cường Để liên lạc ở trong nước với giáo phái Cao Đài ở Tây Ninh, giao cho Trần Quang Vinh và Trần Văn Ân phụ trách liên lạc miền Nam, Ngô Đình Diệm và Phan Thúc Ngô phụ trách liên lạc miền Trung, Dương Bá Trạc, Vũ Đình Dy và Nguyễn Xuân Chữ phụ trách liên lạc miền Bắc. (Trần Mỹ Vân, A Vietnamese Royal Exile in Japan, Prince Cường Để (1882-1951), New York: Routledge, 2005, tt. 142-143.) Trong số những người theo Cường Để trên đây, năm 1943, Vũ Đình Dy ở Hà Nội và Phan Thúc Ngô ở Huế, qua Nhật gặp Cường Để. (Masaya Shiraishi, bđd.sđd. tt. 116-118.)

Ngô Đình Diệm (1901-1963) xuất thân t Trường Hậu bổ Huế năm 1921, làm quan lên dần tới thượng thư bộ Lại năm 1933, nhưng từ chức ba tháng sau đó. Ông tham gia Quang Phục Hội do Cường Để lãnh đạo năm 1939. Ông Diệm bị Pháp nghi ngờ nên vào tháng 7-1944, viên thư ký Tòa lãnh sự Nhật ở Huế là Masao Ishida nhờ hiến binh Nhật (Kempeitai) giúp bảo vệ ông Diệm. Người Nhật đưa ông Diệm vào Đà Nẵng, rồi đưa ông Diệm đáp máy bay quân sự Nhật vào Sài Gòn. Từ đó, ông Diệm được đạo quân Nhật đồn trú ở Sài Gòn trực tiếp bảo vệ. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 118.)

Được tin Ngô Đình Diệm bị Pháp theo dõi và đe dọa, từ Vĩnh Long, giám mục Ngô Đình Thục, gởi cho đô đốc Jean Decoux, toàn quyền Pháp ở Đông Dương, một thư viết tay bằng tiếng Pháp đề ngày 21-8-1944, với lời lẽ rất thống thiết bảo lãnh em mình. (Nguyên văn thư nầy được photocopy và đăng trong sách Nguyên Vũ, Paris Xuân 96, Houston, Nxb. Văn Hóa, tr. 172 và đăng lại trên Internet.

3.- NHẬT QUYẾT ĐỊNH ĐẢO CHÁNH

Trong khi đó, người Nhật gởi Vũ Đình Dy từ Nhật về lại Sài Gòn với mục đích là thay mặt Cường Để liên lạc với các thành phần thân Nhật và kiếm cách đưa họ qua Nhật. Vũ Đình Dy cùng Ngô Đình Diệm hội họp với nhóm hoạt động chính trị thân Nhật như Nguyễn Xuân Chữ, Lê Toàn… Cuộc họp đưa đến thỏa thuận vào tháng 10-1944 là cùng nhau hợp tác dưới sự lãnh đạo của Ngô Đình Diệm, đồng thời đề nghị người Nhật thành lập một chính quyền mới do ông Diệm lãnh đạo khi điều kiện thuận lợi. Cũng vào tháng 10-1944, thiếu tướng Saburõ Kawamura, tham mưu trưởng đạo quân Nhật đồn trú tại Sài Gòn đi Nhật, đưa Lê Toàn cùng một đồng đội của Toàn đi theo. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 118.)

Những biến chuyển trên đây cho thấy là sắp đến lúc quân đội Nhật tổ chức lật đổ chính quyền Pháp ở Đông Dương. Thật vậy, trong cuộc họp ngày 14-9-1944, Hội đồng tối cao Kế hoạch Chiến tranh của Nhật Bản bàn về “Những biện pháp đối với Đông Dương thuộc Pháp nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình”, vì lúc đó tại Âu Châu, Đức bắt đầu thất bại, chính phủ Vichy thân Đức ở Pháp do thống chế Pétain cầm đầu sụp đổ vào tháng 8-1944, và thiếu tướng Charles de Gaulle về Paris lập chính phủ lâm thời.

Trong cuộc họp nầy, Hội đồng tối cao Kế hoạch Chiến tranh dự tính rằng biện pháp quân sự ở Đông Dương chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh không thể tránh được. Điều nầy phản ảnh chủ trương của giới quân sự cao cấp, không muốn sử dụng quân đội để lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương, bởi vì lúc đó Nhật đang tập trung lực lượng cho chiến dịch Philippines. Tuy nhiên, giới quân sự Nhật ở Đông Dương lại diễn dịch quyết định ngày14-9 rằng đã đến lúc cần phải lật đổ Pháp bằng quân sự. Khi từ Tokyo về Sài Gòn, thiếu tướng Kawamura ra lệnh soạn thảo dự án cai trị Đông Dương sau cuộc đảo chánh quân sự.

Theo Hidezumi Hayashi, lúc đó là trung tá hiến binh Nhật đồng thời là phụ tá chính trị cho thiếu tướng Kawamura, thì bản dự thảo nầy phỏng theo cách cai trị của quân đội Nhật ở các vùng khác do Nhật chiếm đóng tại Đông Nam Á. Hayashi không đồng ý kế hoạch nầy vì ba lý do: 1) Quân đội Nhật ở Đông Dương cần tập trung ở Cánh đồng Chum (Lào), vì vậy không nên dính sâu vào những vấn đề chính trị. 2) Đông Dương không đủ tài nguyên cần thiết cho cuộc cai trị của quân đội. 3) Cần thu phục nhân tâm dân bản xứ Đông Dương nhằm đừng đẩy họ về phía Đồng minh Tây phương. Để lôi kéo họ thì cần thỏa mãn nguyện vọng sâu xa của họ là giải thoát khỏi ách thống trị của Pháp, nghĩa là phải trả độc lập cho họ. Tuy nhiên, không thể tức khắc chuyển giao nền hành chánh trung ương (toàn quyền Pháp ở Đông Dương) cho ba nước Việt, Miên, Lào, nên quân đội Nhật phải tạm thời đảm trách một thời gian cho đến khi chuyển giao được cho ba nước nầy.

Dựa trên những quan niệm trên đây, Hayashi đưa ra đề nghị trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương và thành lập một chính quyền thân Nhật ở Việt Nam do Cường Để đứng đầu và Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Ngày 27-12-1944, Hayashi trình lên thiếu tướng Saburõ Kawamura, nay là tham mưu trưởng Quân đoàn 38 vì từ tháng 12-1944, đạo quân Nhật đồn trú ở Sài Gòn được chuyển đổi thành Quân đoàn 38. Thiếu tướng Kawamura chính thức thừa nhận kế hoạch Hayashi trong một cuộc họp quân sự trong ngày hôm sau 28-12-1944. (Masaya Shiraishi, bđd, sđd, tr. 120-121.)

Tuy nhiên nhiên kế hoạch nầy phải đợi sự chấp thuận của tân tư lệnh Quân đoàn 38 là trung tướngYũichi Tsuchihashi. Sau khi bàn giao đơn vị cũ ở Timor, trung tướng Tsuchihashi đến Sài Gòn ngày 14-11-1944 và nhận chức vụ mới là tư lệnh Quân đoàn 38 ngày 14-12-1944 thay trung tướng Kazumoto Machijiri. Ngay sau đó, trung tướng Tsuchihashi rời Sài Gòn đi Hà Nội ngày 18-12-1944 để gặp toàn quyền Pháp tại Đông Dương là đô đốc Jean Decoux. Như thế, kế hoạch của Hayashi được thiếu tướng Kawamura thông qua, nhưng chưa được tân tư lệnh Quân đoàn 38 chấp thuận

Từ tháng 4-1944, Mamoru Shigemitsu lên làm bộ tưởng bộ Ngoại giao Nhật Bản. Ông nầy liền hối thúc việc lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương. Shigemitsu cho rằng trao trả độc lập cho các nước trong vùng Nhật chiếm đóng, sẽ gây trở ngại cho Mỹ hay Tây Âu khó trở lui các nước nầy dầu Nhật Bản thất trận. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd. tt. 121-122.)

Đại tướng Yoshihiro Umezu, tham mưu trưởng quân đội Nhật, trả lời đồng ý trên nguyên tắc, nhưng cần phải nghiên cứu cẩn thận và chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, do việc quân đội Nhật thất bại ở Philippines, nên quân đội Nhật nay cũng muốn sớm làm chủ Đông Dương, để biến Đông Dương thành hậu cứ của quân đội Nhật ở Đông Nam Á. Vì vậy, tháng 12-1944, đạo quân Nhật đồn trú ở Sài Gòn được đổi thành Quân đoàn 38. Lúc đó, ngày 11 và 12-1-1945, phi cơ Hoa Kỳ oanh tạc mạnh mẽ khắp Đông Dương và trên Biển Đông, gây thiệt hại nặng cho hải quân Nhật tại vùng nầy. Người Nhật cho rằng đó là dấu hiệu lực lượng Đồng minh sắp đổ bộ Đông Dương. Tuy việc đổ bộ không xảy ra, nhưng người Nhật nghĩ rằng đã đến lúc phải dứt khoát lật đổ Pháp ở Đông Dương. Người Nhật lo ngại nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương vâng lệnh chính phủ De Gaulle, làm nội ứng cho quân Đồng minh thì rất tai hại cho quân Nhật.

Như thế là giữa bộ Ngoại giao và bộ tổng tư lệnh quân đội Nhật ở Tokyo đồng thuận việc lật đổ nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương, nhưng lại xảy ra những bất đồng khác trong nội bộ người Nhật, nhất là việc giao cho ai lãnh đạo Việt Nam và việc sắp đặt bộ máy hành chánhtại Đông Dương giữa giới ngoại giao và giới quân sự. Cuộc tranh cãi trong nội bộ người Nhật gay gắt đến nỗi vào đầu tháng 3-1945, đại sứ Nhật Shunichi Matsumoto từ chức, trước khi quân Nhật đảo chánh.

4.- KHÔNG MỜI CƯỜNG ĐỂ

Riêng về vấn đề nhà cầm quyền Việt Nam, để tránh xáo trộn, gây thêm khó khăn, bộ Ngoại giao Nhật cũng như bộ Tổng tham mưu quân đội Nhật quyết định duy trì vua Bảo Đại ở ngôi báu, giữ nguyên nền hành chánh bản xứ, không đưa hoàng thân Cường Để về nước thay thế vua Bảo Đại. Tháng 1-1945, có một phái đoàn từ Tokyo đến Việt Nam vận động đưa Cường Để lên ngôi. Thiếu tướng tham mưu trưởng Quân đoàn 38 là Kawamura hỏi ý trung tướng tư lệnh là Tsuchihashi, thì Tsuchihashi trả lời: “Tốt nhất là từ chối.” Cuối tháng 2-1945, một nhân vật từ Tokyo đến Sài Gòn, nói với trung tướng Tsuchihashi là nên đưa Cường Để về Sài Gòn, thì Tsuchihachi trả lời gay gắt:Đưa ông ta về đây thì phải biết rằng khi ông ta đến phi cảng Sài Gòn, tôi sẽ gởi ông ta ra nhà tù Côn Sơn.” (Masaya Shirashi, bđd.sđd. tr. 135.

Sau cuộc đảo chánh thành công ngày 9-3-1945 trên toàn Đông Dương, cố vấn tối cao Masayuki Yokoyama, tổng lãnh sự Akira Konagaya và lãnh sự Taizõ Watanabe đến điện Thái Hòa, trong hoàng cung ở Huế, sáng 11-3-1945, triều yết vua Bảo Đại. Mở đầu cuộc đàm đạo, vua Bảo Đại thẳng thắn bày tỏ nỗi kinh ngạc của nhà vua với Yokoyama là tại sao ông đại sứ không nói chuyện với hoàng thân Cường Để là người sát cánh với chính quyền Nhật trong cuộc tranh đấu chống Pháp, mà lại đến hoàng cung nói chuyện với nhà vua. Đáp lại, Yokoyama cho rằng việc Cường Để đã qua, không còn thích hợp. Yokoyama giải thích với vua Bảo Đại về những hành động mới nhứt của Nhật trên toàn cõi Đông Dương và tuyên bố “muốn đem châu Á trả về cho người châu Á.” Ông ta còn nói rằng ông ta “có nhiệm vụ dâng nền độc lập” lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật đứng đầu. Khối nầy đã được chính phủ Nhật công bố thành lập ngày 1-8-1940, cách đó 5 năm. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Xuân Thu, 1990, tr. 158-159.)

Ngay chiều 11-3-1945, vua Bảo Đại triệu tập Cơ mật viện, các thượng thư, các hoàng thân để thảo luận tình hình mới. Cuộc họp đưa đến kết quả là nhà vua cùng các thượng thư Phạm Quỳnh (bộ Lại), Hồ Đắc Khải (bộ Hộ), Ưng Hy (bộ Lễ), Bùi Bằng Đoàn (bộ Hình), Trần Thanh Đạt (bộ Học), Trương Như Đính (bộ Công) đồng ký BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP do Phạm Quỳnh soạn. Như thế, sau hơn 60 năm bị người Pháp bảo hộ từ năm 1884, nay nước Việt Nam chính thức độc lập do tình hình thế giới biến chuyển và do sự can thiệp của Nhật Bản. Sau đó, Phạm Quỳnh cùng toàn thể 5 thượng thư từ chức.

Vua Bảo Đại liền triệu tập nhân sĩ khắp nước về Huế để thăm dò việc thành lập chính phủ mới. Nhà vua nghĩ rằng người có thể đáp ứng được tình thế mới là cựu thượng thư bộ Lại Ngô Đình Diệm. Nhà vua liền nhờ người Nhật tìm kiếm ông Diệm để mời ông ra chấp chính. Người Nhật trả lời không kiếm được ông Diệm mặc dầu ông đang sống ở Sài Gòn.

Vua Bảo Đại liền mời Trần Trọng Kim, nhưng như trên đã viết, ông Kim đề nghị nhà vua nhờ người Nhật tìm kiếm Ngô Đình Diệm lần nữa. Lần nầy, người Nhật giao việc liên lạc với ông Diệm cho Hidezumi Hayashi, trung tá hiến binh Nhật. Hayashi là tác giả kế hoạch ngày 27-12-1944, đề nghị đưa hoàng thân Cường Để về Việt Nam cầm quyền và đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng. Ông Diệm lúc đó đang ở Vĩnh Long với giám mục Ngô Đình Thục.

Khi gặp nhau, ông Diệm cho Hayashi biết ông ta không có ý định làm thủ tướng theo lời mời của vua Bảo Đại, mà ông Diệm chỉ muốn một điều là Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về Việt Nam thay thế vua Bảo Đại. Ông Diệm tỏ ra bất bình Hayashi không báo cho ông biết tin tức đảo chính ngày 9-3, vì Hayashi liên lạc cá nhân khá thân tình với ông Diệm trong thời gian người Nhật bảo vệ ông Diệm ở Sài Gòn. Một lý do khác khiến ông Diệm từ chối lời mời của vua Bảo Đai vì ông Diệm nhận định rằng tình hình người Nhật đang suy yếu một cách nhanh chóng, và thật là thiếu sáng suốt nếu lập chính phủ dưới sự chiếm đóng của người Nhật. Cuối cùng, theo đề nghị của Hayashi, ông Diệm viết thư cho vua Bảo Đại bằng tiếng Pháp, từ chối lời mời của nhà vua, đơn thuần chỉ vì lý do sức khỏe. (Masaya Shiraishi, bđd., sđd., tt. 137-138.)

Trần Trọng Kim cũng được thông báo cho biết tin nầy, nên ông Kim mới nhận lời mời lần thứ hai của vua Bảo Đại, đứng ra thành lập nội các. (Masaya Shiraishi, bđd sđd. tt. 138-139.) Nội các Trần Trọng Kim trình diện ngày 17-4-1945, gồm những nhà trí thức khoa bảng cùng chuyên viên, và đặc biệt không có người thân Nhật, dầu nội các nầy do Nhật bảo trợ

KẾT LUẬN 

Ngay từ khi mới đến Đông Dương, chính sách của Nhật là kiểm soát Đông Dương nhưng vẫn để cho Pháp cai trị Đông Dương, để Nhật khỏi bận tâm chuyện hành chánh và an ninh, cho đến khi tình thế bắt buộc, mới lật đổ Pháp ở Đông Dương ngày 9-3-1945. Trong lúc khó khăn, Nhật lại càng không muốn tạo thêm khó khăn mới, nên không thay đổi nền quân chủ ở Việt Nam. Vì vậy, dầu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và Ngô Đình Diệm đã từng sát cánh hoạt động với người Nhật, cũng không được người Nhật đưa về nước cầm quyền. Theo Trần Trọng Kim, có thể vì người Nhật không chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để mà chọn vua Bảo Đại, nên người Nhật không mời Ngô Đình Diệm. (Trần Trọng Kim, sđd. tt. 49-50.)

Về phía Ngô Đình Diệm, có thể ông Diệm không vui lòng khi thấy người Nhật không thực tâm và thờ ơ với mình, chuyển lời mời của vua Bảo Đại đến ông quá trễ, và nhất là khi thấy tình thế của người Nhật không được sáng sủa, Nhật đang suy yếu dần, ông Diệm liền từ chối lời mời của vua Bảo Đại.

Có người đặt ra một câu hỏi là nếu Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về làm vua và ông Diệm làm thủ tướng năm 1945, thì Việt Nam sẽ đi về đâu? Câu hỏi không bao giờ có phần trả lời vì không thể quay ngược thời gian để làm lại lịch sử.

(Toronto, 29-8-2016)

 © Trần Gia Phụng

 © Đàn Chim Việt

323 Phản hồi cho “Tại sao Ngô Đình Diệm không làm thủ tướng năm 1945”

  1. Nhiều người trên diễn đàn thắc mắc rang TT Kennedy có gọi nhà Ngô là bọn chó đẻ hay chăng? Vì nó kinh kủng quá, một TT đại cường mà lại đi gọi một TT đồng minh là chó đẻ thì còn thể thống nào nữa Giời ơi, Đất ơi? Link : “http://thuvienhoasen.org/p60a16537/35-tong-thong-kennedy-goi-anh-em-ong-diem-la-bon-cho-de-james-s-olsen.
    Nhưng ta hay xét một cách công bình xem anh nhem nhà Ngô có phải là chó đẻ không nghen, xin xét 2 sự thể này, xin thưa trước, đây là sự that thời sự chứ không có gì là bịa đặt đâu nghen. Yêu cầu các liền anh, liền chị đừng bịt lại sự thật nghe
    Sự thể thứ nhất : Vào tháng 4/1956 mien Trung lúc đó khoảng 6-7 triệu dân, bị mất mùa, đang đói, SG lúc đó muốn lấy long dân, bèn gời ra 5000 tấn gạo để bán rẻ cho dân 650$ 1 tạ để cứu đói, khốn nạn, 5 ngàn tấn thì có là bao so với khoảng 6 triệu dân? Vậy mà Ngô Đình Cẩn là đại diện chính phủ trung ương lúc đó, bèn đem toàn bộ số gạo bán thẳng cho CSBV với giá 1700$ và cho thẳng tòn bộ số tiền vào CD (trương mục tiết kiệm của hắn, cả vốn lẫn lời) và thản nhiên kệ mẹ dân: Mày đói thì mặc mẹ mày, trương mục của bố mày đầy cái đã.
    Nhưng chó đẻ là ở chỗ này. Thay vì đem thủ phạm ra phạt tù, thì người vô can lại phải ngồi tù thay cho Cẩn, đó là 2 nạn nhân vô tội Ưng Bảo Toàn và Trần Văn Mẹo! Xem trong VNMLQHT của Đỗ Mậu.
    Và Cậu “Chó Đẻ” Ngô Đình Cẩn vẫn bình chân như vại! Kẻ nào gọi Diệm, Nhu là anh minh trong sự thể thế này thì đúng là còn thua chó đẻ nữa, mà là chó dại, đúng hôn?
    Sự thề thứ 2, đúng 4 năm sau, vào tết năm canh tý 1959-1960 trên mặt báo xuân Tự Do của Phạm Việt Tuyền có hình 5 con chuột Cống đang đục khoét, phá tan, qủa dưa hấu, trông tang thương và tan nát. Chẳng biết ai mét với nhà Ngô về ý nghĩa bức tranh, ám chỉ sự đục khoét, tham nhũng, phá gia phản quốc của chế độ và kết quả là tòa báo bị đốt cháy, phá tan, tác giả phải trốn biệt xứ, anh nhem thợ thuyền, ký giả bị treo niêu : Xem trong ” Thơ Gởi Ông Bằng Phong Đặng Văn Âu của Hoàng Hiệp Sỹ”
    Sự thể thế này nói lên sự độc tài, sắt máu của chế độ : Muốn bịt miệng hoàn toàn những tiếng nói trung thực muốn nhận xét để trong sạch cho chế độ, nhưng chế độ lại là một chế độ thối tha, vô tài, vô đức, vô hạnh đúng hôn? Nên đã phản ứng như trên.
    Kẻ nào ca tụng chế độ CHó Đẻ là anh minh, trong sự thể thế này thì kẻ đó đúng là Chó Ghẻ Down Syndrome, hay chó ghẻ liệt não đúng hôn?

    • Thày Thừa Cơm says:

      Hoan hô bác SựThểThếNào đã dám vạch trần sự thối nát của anh em họ mạc nhà Ngô Đình.
      Chắc chắn bọn chó hoang chó dại sẽ đồng thanh bài cẩu ca lên tiếng bảo vệ đồ chó đẻ!
      Chúc bác mạnh tay viết những phản hồi mang tính lịch sử để tát vỡ mõm bọn chó hoang, chó dại cho nó đỡ cắn càn, sủa bậy.
      Bravo!!!

    • Tòa soạn báo Tự Do của Phạm Việt Tuyền (QDD)Không bị đót cháy mà bức tranh đó bị kiễm duyệt bỏ đi . Chỉ sau 63 ,đẻ tranh tiếng là Cần Lao .PVT cho đăng lại bức ảnh đó ở góc cuối tờ báo và coi như mình chống chính quyền Ngô đình Diệm ,vị TT anh minh của một nước VNCH.,ngừời sáng lập ra nền CH thứ nhất độc lập tụ dó cho 1/2 nước Vn.
      Về chinh thể NDD ,đương nhiên là có tốt có xấu ,có hay có dở . Không ai biết được ,nghe được ,hiểu được mọi sự ,ngay cả TT Mỹ bây giờ.
      Nhưng so vói ngụy quyền cs bây giờ thì VNCH vẫn hơn gấp trăm ngàn lần .
      Những nói xấu chế độ ,có ít xít cho nhiều ,có cả bịa đặt vu khống là do bọn năm vùng CS ,bọn theo cộng ,thanh niên quyết tử (cở như TDBC) ,các kẻ trốn quân dich và nhất là bọn PG phản quốc (phần lớn là PG miền Trung và miền Vạn Hạnh (Bắc dí cư) và người bạn đòng minh Mỹ phản phúc.
      Và bây giờ ,hôm nay ,chúng ta được gì khi bọn cs miền Bắc chiêm lĩnh và cai trị cả nước.? Và trong vài năm tới (1920) theo ký kết Thành đô ,VN sẻ là dưới ách đô hộ của Tàu do bọn phản quốc đang cai trị bán nứớc cầu vinh.
      Con người phải khôn lớn ,có tri thức …và biết phân biết đâu là tốt đâu là xấu. Dù sao có giáo dục gia đình thuộc nên nếp ,biết lể nghĩa ,có nhân cách ,. thì hơn hẳn bọn bần nông ,cố cùng . Kẻ gốp ý từng chứng kiến bọn con kẻ thiến heo ,phu phen sau này dù có học ,dù là sỉ quan nhưng cũng cố lăm cũng không che dậy được bãn tính bần tiện ,so đo ,ganh tị và nếu có dịp vẫn ăn cắp ,ăn trộm ,lưu manh ,lừa gạt . Một con người mà không có lương tâm vì bị chó tha đi mất..
      Con người đó được gọi chính xác là con NGƠM ,Nó không được là CHÓ mà là con MÁ
      Vậy làm người làm chó hay thích làm NGỢM làm MÁ dây ?
      MERDE!
      (ntđ)

    • Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

      Các tổng thống Hoa kỳ và đại sứ Hoa kỳ tại Việt nam vô cùng ngưỡng mộ tổng thống Ngô Đình Diệm :

      ***Tổng Thống Richard M. Nixon viết trong tác phẩm “No More Vietnams” : “Lỗi lầm tệ hại nhất của chúng ta là đã xúi dục lật đổ tổng Thống Diệm năm 1963…”

      Trong cuốn “ No More Vietnams” , tổng thống Nixon viết “ Ông Diệm là một lãnh tụ kiên cường của một dân tộc đang vô cùng cần một nhà lãnh đạo cương quyết. Ông ta mất rồi, chính quyền ở Nam Việt Nam trở thành cái mà ai cũng chộp giật được. Những viên chức chính quyền (Kennedy) đã từng nôn nóng ngấm ngầm mưu đồ chống ông Diệm đã sớm khám phá ra rằng những cộng tác viên của mình ở Nam Việt Nam chỉ là những người lãnh đạo tồi đến vô vọng. Cái tài cần có để lật đổ một chính phủ không đắc dụng để điều hành một chính phủ. Lãnh đạo một cuộc đảo chính và lãnh đạo một nước là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Cuộc khủng hoảng lãnh đạo đến hỗn loạn sau đó ở miền Nam Việt Nam là hậu quả trực tiếp của việc lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

      *** Tháng 5 năm 1961, phó tổng thống Lyndon B. Johnson khen ông Diệm trong một bữa quốc yến do ông Diệm khoản đãi như sau:“Tổng Thống Diệm là Churchill của thập kỷ trong hàng tiền đạo của các nhà lãnh đạo bảo vệ tự do.”

      ( Winston Churchill : Thủ tướng nổi tiếng của Anh quốc thời Đệ Nhị Thế Chiến _

      ***Trong tác phẩm “From Trust to Tragegy” Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting nói ông Johnson trong một bữa tiệc khác còn so sánh ông Diệm với 2 vị tổng thống nổi tiếng của Mỹ là Andrew Jackson và Woodrow Wilson.

      *** Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting trong tác phẩm “Từ tín nhiệm đến thảm kịch”xuất bản năm 1988, viết ông đã “lấy làm tiếc và rất buồn” phải nói lên sự thật là bộ ngoại giao Mỹ đã phạm lỗi lầm ngớ ngẩn nghiêm trọng trong việc cổ võ cho cuộc đảo chính 1963 lật đổ và sát hại Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

    • Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

      Người Mỹ gọi Việt cộng là chó

      16 tháng 12, 2013
      BBC –16 tháng 12, 2013

      Trong chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thăm lại chiến trường xưa tại hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển (Cà Mau).

      Ông Kerry từng là chỉ huy đội tuần tra hải quân tại Đồng bằng sông Cửu Long hồi cuối thập niên 1960.

      Có lúc, có một gia đình đang đi trên ghe ngược chiều vẫy tay chào và cười với ông Kerry.
      Ông vẫy tay chào lại và khi thấy gia đình có nuôi một con chó trên ghe, ông nói: “Tôi cũng có nuôi một con chó. Tên nó là VC” .

      Theo nhiều báo nước ngoài, VC là từ lính Mỹ trong thời chiến dùng để chỉ “Việt Cộng”, tức du kích quân cộng sản.

    • NgôĐìnhDiệmngunhấthànhtinh says:

      Theo tôi nhờ không lầm thì TT Kennedy chỉ có chửi TT Ngô Đình Diệm là thằng CHÓ ĐẺ
      thôi chứ không phải chửi tam đại Việt gian gia đình Diệm đâu. Cũng só thể tôi nhớ sai
      chăng ?

  2. Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

    “Phật giáo thì do vua Hùng sáng lập, còn đạo công giáo thì do thực dân pháp sang lập ” – Hong Gam

    Này tên HG ngu nhất hành tinh, hãy mở to mắt đọc những nguồn tin dưới đây để hiểu Phật giáo có phải do vua Hùng sáng lập không nhá. Và đạo Cộng giáo có phải xuất hiện ở Việt nam khi thực dân Pháp xâm lăng Việt nam (1858) không nhá :

    *9 tháng 9 2013
    BBC
    Sự phát triển của Đạo Phật ở Việt Nam

    Nhiều tông phái Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ khác nhau
    Được du nhập vào miền Bắc Việt Nam (vùng Bắc Ninh hiện nay) cách đây hơn 2000 năm, đạo Phật đã được những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ truyền bá rộng rãi trong chốn dân gian.

    Thời đó dân chúng Việt gọi Đức Phật là Bụt (Buddha), trong khi người Trung Hoa gọi là Phật Đà (Buddha phát âm theo tiếng Hán, đọc ngắn lại là Phật); cách phát âm của hai phụ âm B (Việt) và Ph (Hoa) rất giống nhau. Ngày nay Bụt chỉ còn được nhắc tới trong những truyện kể dân gian, trong khi Phật được phổ biến rộng rãi trong kinh điển và chốn thị thành.

    Dưới thời Bắc thuộc, khi Phật giáo Đại thừa được đưa vào miền Bắc, danh xưng Bụt bị biến mất nhường chỗ cho danh xưng Phật. Cùng thời gian đó, hai tín ngưỡng khác cũng được người Hán đưa vào miền Bắc: Khổng giáo và Lão giáo.

    ***Theo sách Đạo Phật Và Dòng Sử Việt của hòa thượng Thích Đức Nhuận : – Phật Giáo truyền từ Ấn Độ qua Trung Hoa . Trước khi Trung Hoa cai trị Việt Nam, Phật Giáo đã sớm có mặt tại Việt Nam do sự truyền bá đạo Phật của các tăng sĩ từ Ấn Độ . Rồi do Trung Hoa cai trị VN mà Phật giáo phát triển tại VN .

    -Công Giáo từ Do Thái truyền qua Châu Âu. Trước khi Pháp cai trị Việt Nam, Công giáo đã sớm có mặt tại Việt nam do sự truyền đạo của các giáo sĩ Tây ban Nha .

    ***www. Conggiao.org : Nguồn Gốc Chữ Quốc ngữ – Huỳnh Ái Tông

    Khoảng giữa thế kỷ XVI, lúc ấy nước ta chia thành Nam, Bắc triều. Năm 1533, có giáo sĩ Irigo (I-Nê-Khu), người Âu, theo đường biển vào nước ta ở Đàng Ngoài, tại Nam Định để giảng đạo. Năm 1596, giáo sĩ Diago Advarte đến Đàng Trong ở một thời gian rồi bỏ đi, cho đến năm 1615, giáo sĩ Francesco Buzomi đến lập Giáo Đoàn Đàng Trong (Mission de la Cochinchine), đến năm 1627, giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) mới lập Giáo Đoàn Đàng Ngoài (Mission de Tonkin).

    Cả hai giáo đoàn nầy đều thuộc Dòng Tên, có một trung tâm truyền giáo ở Áo Môn (Macao – Trung Quốc)

    Thuở đó, các nhà truyền giáo Tây phương muốn sang Viễn đông, họ đều theo các thương thuyền Bồ Đào Nha, cho nên họ chọn Áo Môn làm trung tâm truyền giáo để hoạt động ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam, nơi ấy có cả một Viện thần học ” Madre de Dieux ” .

    Do đó các giáo sĩ người Âu thường từ Áo Môn sang Đàng Ngoài hay Đàng Trong và ngược lại, họ thường dùng ngôn ngữ Bồ Đào Nha để giao dịch với nhau, những phúc trình truyền giáo hay thư từ gửi về La Mã có khi họ viết chữ Bồ, có khi họ viết chữ La Tinh.

    • Vinh says:

      Theo tổng cục Thống kê Việt Nam: Năm 2014, tổng dân số VN có 94 triệu, trong đó:
      1/ Đạo hiếu nghĩa (có ảnh hưởng lớn từ đạo Phật) thờ người đã khuất của dòng họ và thờ người có công với làng với nước: hơn 41 triệu người – 43,7% gần tổng dân số VN.
      2/ Đạo Phật 18 triệu người – 19,1% tổng dân số VN.
      3/ Đạo Công giáo: 6 triệu người – gần 6,4% tổng dân số VN.
      4/ Các đạo khác: 18 triệu người – 19,1% tổng dân số VN.
      5/ Không theo đạo (tôn giáo) nào: 11 triệu người – 11,7% tổng dân số VN.
      Các số liệu trên đây đã làm tròn số.

  3. Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

    “Phật giáo chiếm 97% dân VN và tất cả phật tử đều yêu nước, công giáo chỉ có 2% dân số ” – Hồng Gấm .

    Tên dư lợn viên HG quả là ngu nhất hành tinh nên chỉ nói láo .

    Theo bản tin ngày 24 tháng 3 năm 2013 của Christ Brummitt thuộc hãng thông tấn quốc gia AP của Hoa kỳ : Về tôn giáo, 8% dân số Việt nam theo đạo Công giáo, 16 phần trăm Phật giáo, 45 phần trăm theo các tôn giáo khác. Trích dẫn từ cuộc thăm dò dư luận năm 2010 của Pew Forum on Religion and Public Life.

  4. Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

    GiảiMagsaysayPhétDzỗm quỳ xuống nghe ta phán đây : Lý lịch của tên Trần Cứt Ngựa, Trần Chí Ngu tức Trần Chung Ngọc – làm việc cho Tổng cục an ninh, chính xác là A88 Cục An ninh xã hội, tiền thân trước kia là a 38 An ninh tôn giáo- , và lý lịch của chính mi thì các bạn đọc Đàn Chim Việt đã biết tỏng rồi nghe chưa ?

    Phật Tử Giáo Sư Trần Chung Ngọc con bài của thế lực nào.?

    http://old.danchimviet.info/archives/79815/phat-tu-giao-su-tran-chung-ngoc-con-bai-cua-the-luc-nao/2013/09

    GiảiMagsaysayPhétDzỗm là nick của đứa nào vậy ta ?

    Là của tên vi- xi Tien võ đã và đang đội nhiều nicks vào trang mạng với những lời lẽ tục tĩu sặc mùi đả phá, mạ lỵ tôn giáo . Dưới đây là một số nicks điển hình của nó :

    Học hỏi, , vkieu my, maco baoxita lỗ trí thâm , hiện hữu, chungson, tú gõ, Giải Magsaysay Phét Dỗm, nắn sĩ ,huy, maco lo tri tham, hova ranh mach, công tằng tôn nữ nhu mì, conmeo, tạ bảo công ,sao vàng rực rỡ, le thi nhung, mp, lữ dương, trần hùng, hùng, “quockhach”, le huong lan, théc méc thư sinh, tuphuong, nắn sĩ, minh phuong, vietquoc, sự thật, vũ như vũ, su that, hoang v…v…,

    Tien võ says:
    05/11/2013 at 22:29

    Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

    • Nài, ConChiênChienĐẽ NguNhấtHànhTinh, trông gương thèng bố mài là thèng conchiênchienđẽ (CCCĐ) Tiên Ngu đó nghe chửa? Thèng đấy hỗn hào gọi tờ báo trí tuệ Giao Điểm là “Điếm” bị ta tát tai cho mấy cái, méo mặt, xong ta dí mắt nó vào những dẫn chứng thời sự và hỏi nó xem ai đúng là Điếm chẩy thật sự? Nó hối hận quá bi giờ đang đứng ở cuối nhà thổ, í lộn, cuối nhà thờ trong góc, gầm Đ.M Maria mà cứ thế khóc thút thít, ai hỏi gì cũng chả dám ngẩng mặt lên đó nghe chửa? Còn mầy, đứng quay đầu vào kế nó đọc 50 kinh “nậy” Đ.M Maria xong ta sẽ tính sổ với mài nghe chửa? ConChiênChienĐẽ NguNhấtHànhTinh.

      • Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

        GiảiMagsaysayPhétDzỗm quỳ xuống nghe ta phán đây : Lý lịch của tên Trần Cứt Ngựa, Trần Chí Ngu tức TS Trần Chung Ngọc – làm việc cho Tổng cục an ninh, chính xác là A88 Cục An ninh xã hội, tiền thân trước kia là a 38 An ninh tôn giáo- , và lý lịch của chính mi thì các bạn đọc Đàn Chim Việt đã biết tỏng rồi nghe chưa ?
        Phật Tử Giáo Sư Trần Chung Ngọc con bài của thế lực nào.?

        http://old.danchimviet.info/archives/79815/phat-tu-giao-su-tran-chung-ngoc-con-bai-cua-the-luc-nao/2013/09

        GiảiMagsaysayPhétDzỗm là nick của đứa nào vậy ta ?

        Là của tên vi- xi Tien võ đã và đang đội nhiều nicks vào trang mạng với những lời lẽ tục tĩu sặc mùi đả phá, mạ lỵ tôn giáo . Dưới đây là một số nicks điển hình của nó :

        Học hỏi, , vkieu my, maco baoxita lỗ trí thâm , hiện hữu, chungson, tú gõ, Giải Magsaysay Phét Dỗm, nắn sĩ ,huy, maco lo tri tham, hova ranh mach, công tằng tôn nữ nhu mì, conmeo, tạ bảo công ,sao vàng rực rỡ, le thi nhung, mp, lữ dương, trần hùng, hùng, “quockhach”, le huong lan, théc méc thư sinh, tuphuong, nắn sĩ, minh phuong, vietquoc, sự thật, vũ như vũ, su that, hoang v…v…,

        Tien võ says:
        05/11/2013 at 22:29

        Cũng chả có gì mà phải giấu giếm. Tự giới thiệu, tôi là một Đảng Viên ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. Tôi sinh hoạt đảng tại một chi bộ ở Ang Giang.

      • thịhĩm says:

        Vậy mà TH ta lại nói là thằng vô đạo thuộc loài trâu sanh ngựa đẻ cộng sản hồ ly này ,con cháu của tụi giáo gian giao (hoan với ) điếm (đỉ)thờ thần L hay C.(VC có làm LỂ Thần C…rất lớn đẻ NHỚ tới Thần C…thờ L…là tên đồ tể HC…tự CM ở WC Ba Đinh ,vĩ đại nhát mà chỉ VN mới xây len giữa phố Hà Nội (WC làm nổi biểu tương thờ totem của VC).
        TN. IM LẶNG vì cải vơi bọn “đầu trâu mặt ngựa” vô lại nhất hành tinh thì hóa ra mình ngang hàng vói CHÚNG (giảimagsaysayphétdzỗm và đòng bọn ma quỉ )
        IM LẶNG là KHINH BỈ đó .Vậy có gì mà “phét vói dzổm ” chư hả?
        (th)

  5. Đả đảo nhà Ngô says:

    Cuộc sống khốn khổ của nhân dân miền Nam dưới chế độ Diệm :

    https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/09/h1210.jpg

    • NgôĐìnhDiệmngunhấthànhtinh says:

      Này bạn dưới chế độ Diệm ở miền nam . DÂN CHÚNG THẬT SỰ KHÔNG CÓ KHỐN
      KHỔ NHƯ BẠN NGHĨ ĐÂU vì có cái dù tự do của MỸ nên cuộc sống của dân chúng
      thoải mái lắm Nhưng tiếc thay GIA ĐÌNH TRỊ và BÈ LŨ đã phá nát một chính thể
      tự do phôi thai của miên nam VN nên bị thua trận.
      Phần đông đừng tin những gì một số web site xuyên tạc nhé.

      Mong BBT cho đăng.

      • HồchíMinhngunhấthànhtinh says:

        Hồ chí Minh: Tên Việt gian cực kỳ xuẩn động :

        “Thế giới đại đồng” đâu cho đến nay chẳng thấy, chỉ thấy Tàu cộng rơi mặt nạ biến thành đế quốc trắng trợn quơ tay giật cướp biển, đảo của Việt Nam.

        “Thế giới đại đồng” đâu chẳng thấy , chỉ thấy bầy đàn Cộng sản Hà nội nay phải xin rúc vào cánh phượng hoàng Mỹ quốc .

        “Thế giới đại đồng” đâu chẳng thấy, chỉ thấy khối Cộng sản phút chốc sụp đổ tan tành, chỉ còn lại bè lũ tàn dư năm nước .

        “Thế giới đại đồng” đâu chẳng thấy, chỉ thấy Tàu cộng – Việt cộng- Miên cộng choảng nhau chí chạp.

        “Thế giới đại đồng” đâu chẳng thấy, chỉ thấy gần 5 triệu tên lính Quân Đội Nhân Dân chết trong các cuộc chiến tranh Đông Dương, Biên Giới và Kampuchea .

        “Thế giới đại đồng” đâu chẳng thấy, chỉ thấy hàng trăm ngàn người bị đấu tố chết thảm trong Cải Cách Ruộng Đất, 6000 người bị chôn sống dịp Tết Mậu Thân, hàng trăm ngàn người bị chết vì chạy giặc năm 75….

        Tóm lại, Hồ chí Minh là tên cực ngu, cực xuẩn động, sai lầm đưa dân tộc vào quỹ đạo của bọn đế quốc Trung- Xô .

    • nguyễnthiếuđũ says:

      Bức ảnh này khôn phải dưới chê độ Diệm
      Nó là thời đại bây giờ dươi ngụy quyền bán nước Bắc kộng
      -Năm 65 mới có honda ,nhưng phần lớn bán cho quân nhân và công chức (honda dame màu đỏ)
      -hơt tóc chớ không phải cắt tóc
      -Bia bán rất hạn chế ,ở trong vài tiêm ăn của Tàu . Uống bia phải ra quán.(không có ba hơi !)..
      -không có quán Kỳ Duyên vì lúc đó chưa có Kỳ Duyên vì có lẻ ba mẹ Kỳ Duyên chưa kết hợp…
      -Và không có xác chết bó chiếu (vãi) chở trên xe Honda…
      Hay kẻ phản hồi muốn nêu bức ảnh này đẻ mỉa mai hay “chửi “chế đọ XHCN của TBT Trọng Lú bây giờ !
      (ntđ)

  6. Trung Kiên says:

    Ngô Đình Diệm… vẫn là một đề tài luôn thu hút nhiều người! Người “thương” thì đưa lên những ưu điểm của ông Diệm, kẻ “ghét” thì mọi cách bươi móc khuyết điểm, thêm thắt, xuyên tạc, vu khống…!

    Có người nói, ông Diệm do Mỹ “dựng lên” để làm tay sai. Nhưng Bảo Đại, cho dù không ưa thích ông Diệm cũng đã phải thú nhận rằng;..”Vì ông Diệm đại diện cho một ý thức hệ: đó là một người công giáo có thể ngăn chặn được ý thức hệ cộng sản“.

    Khi Frédéric Mitterand đặt câu hỏi;…” Khi Hiệp ước Geneve được ký kết, và ông Diệm lần lần cũng có quyền lực ở Việt Nam, thì ngài ở Pháp. Ngài có nghỉ chuyện trở về Việt Nam?

    Bảo Đại trả lời;…”Không, hoàn toàn không. Đối với tôi, thế là hết. Tôi đã nói với các đồng minh của tôi và các nước ủng hộ tôi: Vai trò của tôi đã chấm dứt, hoặc tôi là chủ từ bắc chí nam, hoặc tôi là không gì hết. Vì quý vị đã cắt đất nước của tôi làm hai, tôi sẽ cử một người đứng ra, coi phần còn lại, do đó có ông Diệm.

    Frédéric Mitterand hỏi lại;…” Ngài thấy thế nào khi ông Diệm tuyên bố nền cộng hòa sau một cuộc trưng cầu dân ý? Cảm tưởng của ngài thế nào?

    Bảo Đại khẳng định;…”Tôi biết trước chuyện này sẽ xảy ra. Tôi hoàn toàn không bị bất ngờ, bởi vì mọi thứ đã được xếp đặt trước. Tôi không muốn nhảy xuống vũ đài để bảo vệ cái thế của tôi“.

    Theo ông Nguyễn Văn Lục thì…Tầm vóc lịch sử- con người NĐD- thành quả của nền Đệ Nhất Cộng Hòa trở thành biểu tượng cho một giai đoạn sáng ngời với nhiều oan nghiệt!!…/…Ngược lại, lãnh tụ Hồ Chí Minh càng được bôi vẽ thì càng ngày những vết bôi vẽ càng lở loét, để lộ bộ mặt thật của ông ấy..

    Theo R. Nixon: Không giống Hồ, Diệm là một người yêu nước chân chính. Và mọi so sánh hai nhân vật này là thừa và lố bịch. Quan tâm hàng đầu của ông Diệm là ổn định trật tự. Không thể có một chính quyền mạnh, nếu không chấm dứt tình trạng chia năm xẻ bẩy làm suy yếu quốc gia. Cho nên, việc diệt trừ Bình Xuyên là một việc làm chính đáng của chính quyền, mặc dầu phải trả một giá không nhỏ. Ông Diệm đang phải tiến hành hai công việc một lúc: Vừa phải ổn định và vừa phát triển một đất nước có chiến tranh đồng thời mong giành được chiến thắng cộng sản.

    Tiếng tăm của ông Diệm phần lớn nhờ vào những chương trình cải cách xã hội. Ông là một khuôn mặt được quý mến bởi những người dân thường hơn là những chính khách cả Việt lẫn Mỹ ở Saigòn.

  7. tuan v nguyen says:

    Ông Trần gia Phụng thường viết đụng chạm nhà Ngô, chỉ trích Diệm và hay bị các ông phò Ngô xỉ vả chửi bới tơi bời
    Lần này ông lại khen ông Diệm tốt lắm, không thèm làm Thủ tướng nên các ông phò Ngô, con chiên khen lấy khen để ông sử gia Phụng tốt lắm, khách quan lắm, giỏi lắm !!!
    Nhưng đừng tưởng bở, ông ấy chửi bỏ mẹ nhà Ngô bây giờ, khi ấy lại nhao nhao phản ứng ầm ĩ ông Phụng là bồi bút ha ha !

    • thịhĩm says:

      Cố gì lạ .Khen chê là chuyện thường tình trong thiên hạ . Trần gia Phụng cũng là một G/s trung học ,dạy sử qua học sử và đọc sử từ nhưng bặc tiền bối mà thôi . Có gì mới mẻ ,nếu không Khen không Chê. ? Con người ai khách quan ? Đừng tô vẻ cho TGP cao quá !
      Còn đọc thì theo cảm nhận của người đọc ,nhận xét qua cuộc sống thời đó ,một mãng lịch sử có chứng kiến hay dự phần. Và asu một thời gian ,vật dỏi sao dời,nguyên nhân và kết quả của nước VN sau NĐ D thì sẻ thấy là ,ít nhất thời Ngô còn HƠN gấp Trăm Ngàn lần thời cs HCM (miền Bắc) và sau này miền Nam và bây giờ sau 70 năm cả nước lầm than khốn khó vói giặc Hồ…
      Vậy hôm nay TGP viết gần vói chính sử (người ) hơn thì khen .Sau này gần vói nguy sủ ( (ma cs) hơn thì ta chê .Có gì đâu !
      Cũng như dlv CSVN viết là Phật Giáo có từ vua Hùng thì không còn gì đẻ nói .Khen chê bằng thừa!
      (th)

      • Học sinh Trung học phổ thông says:

        Bậc trung học (kể cả THCS và THPT, tức là cấp 2 và cấp 3 cũ) mà cũng có giáo sư à? Nam Việt Nam ta trước 30/4/1975 dễ thành “giáo sư” quá, vậy thì chức danh giáo sư quá rẻ. Có lẽ, miền Nam Việt Nam ta trước 30/4/1975 chắc phải có hàng vạn “giáo sư”.

    • Hạnh Nguyễn says:

      Là một sử gia có uy tín, viết sử trung thực, đàng hoàng thì Trần Gia Phụng có làm sử theo sự “chỉ đạo” của cảm tính cá nhân? Tôi nghĩ lương tri của một sử gia đích thực sẽ chiến thắng tà tâm. Tôi tin ông Trần Gia Phụng là một sử gia đích thực. Sự thể, con người nào cũng có hai mặt, ưu và khuyết nhưng sự thể là tốt, con người là tốt khi ưu điểm chiếm đa số còn khuyết là thiểu số. Tôi nghĩ chính thể Đệ nhất cộng hòa của TT Ngô Đình Diệm là tốt khi xét theo quan điểm này. Tôi biết cảm nghĩ của đa số người dân Miền Nam đã sống trong thời ấy là thương tiếc TT Diệm như một người nhân đức trong kỉ cương và trách nhiệm, người đã mang thái bình, no ấm đến cho họ, một người chống CS kiên quyết. Đương nhiên, TT Diệm mắc lỗi lầm nhưng những kẻ thù của Ông đã “bé xé ra to” nhằm bôi nhọ và hạ nhục Ông. Tôi nghĩ sử gia Trần Gia Phụng nếu có định kiến với nền Đệ nhất cộng hòa là định kiến ở những lỗi lầm, sai trái của TT Ngô Đình Diệm. Hậu sinh cần suy xét kỉ về những lỗi lầm này để khỏi gây oan trái cho tha nhân và có một dòng sử VN trung thực, chính xác.

  8. đỗthùng says:

    -Hong Gam says:
    13/09/2016 at 10:47
    Phật giáo thì do vua Hùng sáng lập…
    Vây Phật là do vua Hùng sáng lập . Giáo chủ Thai tử Tất Đạt Đa, tu đắc đạo ,thành Phật là vua Hùng.anh em vói hồ ly cáo chồn rồi ! Không nghe nói VN góc gác từ Nepal di cư về phương Nam băng tàu há mỏm,hay vượt trường sơn đánh cướp phương Nam thành nước VN như bậy giờ…
    2/Phât giáo VN theo số liệu vào năm 2010 là PG 9,3% Cong giáo 6,8%,Hoa hảo 1,3% Cao đai 1,1%,Tin lành 0,5%,muslim 0,1, KHÔNG ĐẠO (tức đạo thờ ông bà hay lương giáo 80%. (2010)
    Đao phải tính người qui y tam bảo ,hay có kết nạp theo nghi thức vào đạo Công giáo hay Tin Lanh mới gọi là người có ĐẠOnhư VN không là dãng viên cs hết mà trong 90 Triệu dân chĩ có 3triệu tên thôi.
    3/Nhà Ngô đã lập ra một cuộc CM tự do dân chủ ,độc lập phồn vinh cho VNCH…
    Những tên báng bổ nhà NGÔ hiện nay chính là bọn lật đỏ nhà NGô dưa tới đất nước vào tay bọn bán nước CSVN,. Chính bọn chúng phải chửi tiếp hạ họ Ngô đẻ lương tâm không bị cắn rứt.và cũng tranh được ám ảnh tội lổi “phản quốc ,tiếp tay giặc phương Bắc !”Đại tá đão Chánh NĐ Diệm lúc về già đã có những cón điên bất thường .Thĩnh thoảng là ngồi hướng về bức tường mà chấp tay lạy lia lịa ” Lạy cụ tha cho con !’. Trả nghiệp là khi có duyên đưa,Cho nên nhân quả bao giờ cũng đúng .Luật trời khó thoát ! (có người xác nhận là Mỹ cung nhận xét Kennedy đã giết người vô tội nên cũng chết sau đoa 01 tuần . Lưới trời lồng lông vậy mà !
    Như NT Tam ,loai hâu sinh (năm 63 có lẻ còn học sinh tieru học hay trung học) biết cái mẹ gì mà dám ngoa ngôn “quần chúng miền Nam không thích chế độ Ngô Đình Diệm!” Là một dân di cư mà nói láo lếu như vậy không sợ Ngài VẬT sao ?
    (đt)

  9. Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

    “Phật giáo thì do vua Hùng sáng lập, còn đạo công giáo thì do thực dân pháp sang lập ” – Hong Gam

    Này tên HG ngu nhất hành tinh, hãy mở to mắt đọc những nguồn tin dưới đây để hiểu Phật giáo có phải do vua Hùng sáng lập không nhá. Và đạo Cộng giáo có phải xuất hiện ở Việt nam khi thực dân Pháp xâm lăng Việt nam (1858) không nhá :

    •***9 tháng 9 2013 – BBC
    Sự phát triển của Đạo Phật ở Việt Nam

    Nhiều tông phái Phật giáo Ấn Độ và Trung Hoa vào Việt Nam qua nhiều thời kỳ khác nhau

    Được du nhập vào miền Bắc Việt Nam (vùng Bắc Ninh hiện nay) cách đây hơn 2000 năm, đạo Phật đã được những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ truyền bá rộng rãi trong chốn dân gian.

    Thời đó dân chúng Việt gọi Đức Phật là Bụt (Buddha), trong khi người Trung Hoa gọi là Phật Đà (Buddha phát âm theo tiếng Hán, đọc ngắn lại là Phật); cách phát âm của hai phụ âm B (Việt) và Ph (Hoa) rất giống nhau. Ngày nay Bụt chỉ còn được nhắc tới trong những truyện kể dân gian, trong khi Phật được phổ biến rộng rãi trong kinh điển và chốn thị thành.

    Dưới thời Bắc thuộc, khi Phật giáo Đại thừa được đưa vào miền Bắc, danh xưng Bụt bị biến mất nhường chỗ cho danh xưng Phật. Cùng thời gian đó, hai tín ngưỡng khác cũng được người Hán đưa vào miền Bắc: Khổng giáo và Lão giáo.

    ***Theo sách Đạo Phật Và Dòng Sử Việt của hòa thượng Thích Đức Nhuận : – Phật Giáo truyền từ Ấn Độ qua Trung Hoa . Trước khi Trung Hoa cai trị Việt Nam, Phật Giáo đã sớm có mặt tại Việt Nam do sự truyền bá đạo Phật của các tăng sĩ từ Ấn Độ . Rồi do Trung Hoa cai trị VN mà Phật giáo phát triển tại VN .

    -Công Giáo từ Do Thái truyền qua Châu Âu. Trước khi Pháp cai trị Việt Nam, Công giáo đã sớm có mặt tại Việt nam do sự truyền đạo của các giáo sĩ Tây ban Nha .

    ***www. Conggiao.org : Nguồn Gốc Chữ Quốc ngữ – Huỳnh Ái Tông

    Khoảng giữa thế kỷ XVI, lúc ấy nước ta chia thành Nam, Bắc triều. Năm 1533, có giáo sĩ Irigo (I-Nê-Khu), người Âu, theo đường biển vào nước ta ở Đàng Ngoài, tại Nam Định để giảng đạo. Năm 1596, giáo sĩ Diago Advarte đến Đàng Trong ở một thời gian rồi bỏ đi, cho đến năm 1615, giáo sĩ Francesco Buzomi đến lập Giáo Đoàn Đàng Trong (Mission de la Cochinchine), đến năm 1627, giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) mới lập Giáo Đoàn Đàng Ngoài (Mission de Tonkin).

    Cả hai giáo đoàn nầy đều thuộc Dòng Tên, có một trung tâm truyền giáo ở Áo Môn (Macao – Trung Quốc) .

    Thuở đó, các nhà truyền giáo Tây phương muốn sang Viễn đông, họ đều theo các thương thuyền Bồ Đào Nha, cho nên họ chọn Áo Môn làm trung tâm truyền giáo để hoạt động ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam, nơi ấy có cả một Viện thần học ” Madre de Dieux ” .

    Do đó các giáo sĩ người Âu thường từ Áo Môn sang Đàng Ngoài hay Đàng Trong và ngược lại, họ thường dùng ngôn ngữ Bồ Đào Nha để giao dịch với nhau, những phúc trình truyền giáo hay thư từ gửi về La Mã có khi họ viết chữ Bồ, có khi họ viết chữ La Tinh.

  10. Mộ ông Huynh, ông Đệ says:

    Tội nghiệp anh em ông Diệm, là một tổng thống mà khi đã chết do chính bàn tay thuộc hạ của ông ấy thì mồ mả không được đưa vô nghĩa trang quốc gia VNCH, cũng chẳng được xây cất đàng hoàng. Mãi hàng chục năm sau mới được người thân cải táng và xây cất trong nghĩa trang bình dân, nhưng cả 2 ngôi mộ của ông Diệm và ông Nhu cũng không dám khắc rõ danh tính, chỉ ghi HUYNH (mộ ông DIỆM), ĐỆ (mộ ông NHU). Đến nay thì nhà nước VNCS cho tự do cải tạo, xây cất, thăm viếng (mới đây, ngày 01/11/2015 các nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ của Việt Nam do Lê Công Định dẫn đầu đã đến dâng hương hoa viếng mộ 2 ông) mà tại sao người thân của 2 ông và các nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ của Việt Nam không ai thay 2 tấm bia cũ bằng 2 tấm bia mới ghi rõ danh tính của 2 ông cho rõ ràng danh phận và cho nó đàng hoàng?

    • Trung Kiên says:

      Thiển nghĩ, còn quá sớm để chỉnh sửa lại “lịch sử” cho đúng sự thật khi chế độ csvn vẫn còn đó!

      Vì dù có tu sửa mộ phần cho chu đáo, làm bia đá với tên tuổi rõ ràng cho anh em ông Diệm, thì cũng sẽ bị kẻ xấu đập phá ngay…

      - Một phần vì csvn sẽ không để yên, khi ông Diệm nổi bật hơn ông Hồ…
      - Phần khác, những kẻ chống đối ông Diệm 1963 cũng sẽ tìm cách phá hoại, không để cho hình ảnh ông Diệm được nổi bật!

      Điều đáng nói ở đây, kể cả tướng Tôn Thất Đính, kẻ đã chủ mưu đảo chánh ông Diệm, cũng đã phải mếu máo lúc gần cuối đời, chắc là bị lương tâm cắn rứt, hối hận nên mới nửa khóc nửa cười rằng;…. “nghĩ lại mà thương ông Diệm, vì ổng hiền lành quá!

      • Minh Ngọc says:

        Dù có cải tạo, nâng cấp mộ ông Diệm và mộ ông Nhu đến cỡ nào thì cũng không sánh được với lăng ông Hồ Chí Minh rất lớn về kích cỡ và rất hiện đại về thiết bị máy móc và công nghệ. Lại thêm tỉnh thành, cơ quan, đơn vị, địa phương nào cũng có nơi thờ tự và khu tưởng niệm ông Hồ Chí Minh. Hơn nữa, ông Hồ Chí Minh đã vĩnh viễn đi vào lịch sử chính thống của Việt Nam với 3 sự kiện lớn: Cách mạng tháng 8/1945 và Quốc khánh 02/9 với bản Tuyên ngôn độc lập công bố với toàn thể quốc dân đồng bào và toàn thế giới về nền độc lập thực sự của Việt Nam; Lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược thắng lợi; Lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống Mỹ và bè lũ ngụy quân ngụy quyền tay sai bán nước, đã đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, kết thúc chiến tranh và thống nhất đất nước đưa giang sơn Việt Nam về một mối. Giả sử đến một lúc nào đó đảng CSVN mất quyền lãnh đạo đất nước và thay bằng một chính quyền, một chế độ không cộng sản, thì bất kỳ chế độ không cộng sản nào lên cầm quyền cũng không thể đảo ngược 3 vấn đề lịch sử hệ trọng do ông Hồ Chí Minh khởi xướng và lãnh đạo nói trên. Nếu chế độ không cộng sản nào lên cầm quyền mà đảo ngược giá trị những sự kiện lịch sử đó, thì chắc chắn toàn dân Việt Nam sẽ đưa chế độ đó sớm xuống bùn đen, như đã đưa những chế độ bù nhìn, tay sai, bán nước cho ngoại bang sớm xuống âm phủ.

      • Khachbangquangngunhấthànhtinh says:

        Mèng ơi ! Trang mạng của Nhà Nước Trung cộng ví lăng của Hồ chí Minh trông giống cái nhà ỉa, cầu tiêu của La Mã !

        China.org.cn là một cổng thông tin điện tử của chính phủ Trung Quốc, chuyên cung cấp thông tin “tuyên truyền, định hướng” dư luận về chủ trương, đường lối nhà nước. Đây cũng được xem là một trong những trang điện tử thể hiện quan điểm chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc.

        Đầu năm 2012, China.org.cn đã đưa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào danh sách “10 tòa nhà xấu nhất thế giới”, với lời bình:

        http://www.china.org.cn/top10/2012-0…A3g-Q.facebook
        “Công trình đá cẩm thạch nặng nề này là nơi an nghỉ cuối cùng của Hồ Chí Minh, cựu lãnh tụ rất được người Việt Nam sùng bái. Có vẻ như nó có hàm ý gợi nhớ về truyền thống Việt Nam, thông qua hình ảnh ngôi đình làng và bông hoa sen (không rõ làm thế nào mà hai thứ này kết hợp được với nhau trong một tòa nhà). Tuy nhiên, các nhà quan sát kỹ tính đã ví lăng Hồ Chí Minh như một cái nhà xí công cộng khổng lồ thời Hy Lạp-La Mã “.

      • thịhĩm says:

        Nếu một mai khi vnch trỏi dậy,thay thế cs thf mổi nhân vật của lịch sử sẻ dduwosj lịch sử xét lại.
        CÔNG và TỘI …
        Minh Ngọc đùng “NO”
        Còn nếu XÉT HCM có TÔI và đưa ra T.A xét xử như xét xử tụi Khmer đỏ thì dân chún sẻ RÁT HOAN NGHÊNH…
        Và sẻ đào mồ cuốc mả HCM và đảng CS bán nước phản quốc
        như lê chiêu thống trần ich tắc…
        nhưng có lẻ NẶNG hơn vì người xưa theo Tàu nhưng vẫn không dâng một mẩu nhỏ đất nào của giang sơn gấm vóc
        trái lại Hồ ly tinh đã bán đất nhương biển cho TC kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN…
        Hãy cố sống và chưng kiến phiên TÒA xử tội tụi CS phản quốc và đòng bọn .
        (thịhĩm)

Leave a Reply to Khachbangquangngunhấthànhtinh