WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giảng viên ĐH Bách Khoa Tp.HCM bị bắt vì nghi là đảng viên Việt Tân

Đàn Chim Việt: Một giảng viên của Đại Học Bách Khoa Tp. HCM vừa bị thẩm vấn và bắt giữ vì “có người khai ông là đảng viên đảng Việt Tân”- Vợ ông cho hay lý do như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn trên đài RFA. Ông Phạm Minh Hoàng 55 tuổi, một cựu sinh viên du học Pháp từ năm 1973 và trở về nước giảng dậy từ cuối thập niên 90, ông cũng là người đã ký kiến nghị  đề nghị nhà nước dừng dự án Bauxite và tham gia buổi Hội thảo về Hoàng – Trường Sa, bị hỏi về những “mối quan hệ bạn bè” khi ông ở Pháp và việc ông dậy tin học miễn phí cho sinh viên cũng như một số hoạt động khác.

Cùng bị thẩm vấn trong 3 ngày là bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ ông. Bà được tại ngoại sau đó, trong khi chồng hiện bị giam giữ và có thể quy kết theo điều 79 bộ luật Hình sự. Cũng theo điều này, đầu năm nay nhà nước đã xét xử 4 nhân sỹ Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long với mức án từ 3 tới 16 năm tù giam.

Chúng tôi, qua e-mail nhận được lá thư khẩn thiết kêu cứu của bà Lê Thị Kiều Oanh, vợ giảng viên Hoàng.

————————————————————————-

Kính gửi Quý vị trách nhiệm Mạng bauxite Việt Nam,

Kính gửi quý cơ quan truyền thông trong và ngoài nước,

Kính gửi bà con cô bác khắp nơi,

Tôi là Lê thị Kiều Oanh, 46 tuổi, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn, đau buồn và uất nghẹn gửi thư này đến Quý Vị để báo động về việc nhà nước Việt Nam đã bắt giữ chồng tôi vào ngày 13 tháng 8 năm 2010 để điều tra chiếu theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam.

Ông Phạm Minh Hoàng ngồi giữa các sinh viên. Ảnh do gia đình cung cấp

Chồng tôi tên Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, hiện đang là giảng viên tại trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố HCM. Anh sang Pháp du học từ năm 1973. Hấp thụ lối giáo dục trung thực và bình đẳng với nhiều sáng tạo tại đây, anh luôn ước mơ ngày trở về quê hương sẽ là một nhà giáo để mong góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho giới trẻ Việt Nam.

Sau một chuyến về thăm cha mẹ bị bệnh vào cuối thập niên 90, cảm thương cho sự thiếu thốn về kỹ năng của các sinh viên Việt Nam, anh đã cố gắng thu xếp trở về quê hương, sẵn sàng từ bỏ cuộc sống an bình, đầy đủ phương tiện vật chất ở xứ người, trở về Việt Nam sống để săn sóc bố mẹ và nhận làm giảng viên tại trường Bách Khoa TP HCM để thực hiện giấc mơ của mình. Tâm huyết của anh là làm sao cho thanh niên Việt Nam ý thức được bổn phận và trách nhiệm để tích cực xây dựng một đất nước tiến bộ hơn về mọi mặt.

Ngoài những bức xúc về giáo dục và tuổi trẻ Việt Nam, trong gần 10 năm trở về sống trên quê hương, anh luôn khắc khoải về những vấn đề của đất nước, từ nạn tham nhũng đến những bất công trong xã hội. Anh cũng thường chia sẻ với tôi về tình trạng ô nhiểm môi trường sinh thái của Việt Nam. Khi nhà nước cho phép Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, anh đã than trời là tại sao có một quyết định vô cùng tai hại như vậy ? Nên khi đọc được bản kiến nghị yêu cầu ngưng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, do Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà Giáo Phạm Toàn và Tiến Sĩ Nguyễn Thế Hùng khởi xướng, anh đã không ngần ngại ký tên và kêu gọi bạn bè anh nên ký tên vào bản kiến nghị này. Chuyện Hoàng Sa, Trường Sa và các vụ ngư dân ta bị Trung Quốc hà hiếp, bắt giữ đòi tiền chuộc là những chuyện mà anh rất bức xúc. Anh đã tham gia buổi tọa đàm về Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 24 tháng 7 năm 2009 để tìm hiểu thêm về các vấn đề này.

Kính thưa quý vị,

Là một nhà giáo yêu nước, quan tâm đến các vấn đề giáo dục, môi sinh và chủ quyền đất nước, chồng tôi đã sống một cách lương thiện và trong sáng, nhưng nhà nước đã đáp lại bằng việc bắt giữ chồng tôi, mà không đưa ra được một bằng chứng nào cụ thể để kết tội, ngoài việc điều tra về các mối liên hệ bạn hữu của chồng tôi khi còn ở bên Pháp và việc tổ chức các khóa học miễn phí về kỹ năng mềm cho các em sinh viên trong thời gian qua.

Kỹ năng mềm là những kỹ thuật dạy về tâm lý để tạo sự tự tin ở mỗi con người, giúp họ có cách nhìn khoa học để thích nghi vào đời sống xã hội. Những kỹ năng này được giảng dạy rất nhiều ở môi trường Tây phương, đặc biệt là ở Mỹ cho các em học sinh ngay từ cấp trung học. Hiện nay có rất nhiều khóa chuyên môn loại này ở Việt Nam và rất được giới trẻ ưa chuộng.

Như vậy việc tổ chức những lớp học miễn phí này không lẽ là một cái tội hay sao?

Còn những mối liên hệ bạn hữu khi chồng tôi còn ở bên Pháp, không lẽ nhà nước cũng cho là một cái tội hay sao?

Việc bày tỏ và chia sẻ sự quan tâm trước thực trạng đất nước, đau cái đau của dân tộc, cũng là một cái tội hay sao? Là một nhà giáo mà không biết xúc động, đau xót với những thăng trầm của xã hội, của đất nước thì làm sao có thể truyền dạy tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Việt Nam, những người sẽ phải gánh vác vận mệnh đất nước khi trưởng thành?

Trước những tai ương bất ngờ đổ ập xuống gia đình tôi trong những ngày vừa qua, tôi quyết định gửi đến Quý Vị lá thư này để kêu cứu, để chồng tôi không bị bắt giữ một cách oan ức mà không ai hay biết. Tôi viết thư này trong tâm trạng ngổn ngang và lo âu. Lo âu về việc những người đang giam giữ chồng tôi có thể hãm hại anh ấy trong đêm đen mà không một ai hay biết. Lo âu về những thủ thuật ép cung của những người đang muốn gán ghép tội lỗi lên đầu chồng tôi và bôi đen những nỗ lực cao quí của anh ấy. Lo âu cho bé Trâm Anh, đứa con gái thân yêu của chúng tôi vừa mới lên 6 tuổi, cháu sẽ ra sao khi thiếu vắng sự dìu dắt của người bố thân yêu…

Kính mong Quý Vị lên tiếng và tiếp tay bảo vệ anh Phạm Minh Hoàng và những người yêu nước – những người đang muốn đóng góp cả cuộc đời mình cho ước mơ bảo vệ đất nước và xây dựng tuổi trẻ Việt Nam.

Xin chân thành cảm tạ sự quan tâm của toàn thể Quý Vị.

Lá thư do ông Phạm Duy Khánh gửi tới Đàn Chim Việt

24 Phản hồi cho “Giảng viên ĐH Bách Khoa Tp.HCM bị bắt vì nghi là đảng viên Việt Tân”

  1. Nhật Đông says:

    Giáo sư Hoàng khi lựa chọn con đường về VN sinh sống và được phục vụ cho đất nước, chắc chắn ông cũng đã tiên liệu được những gì sẽ phải “trả” cho sự yêu quê hương của ông ! Khi đã chấp nhận thì đâu thể nào gọi là bị lừa, là ngây thơ … Chẳng qua là chính quyền CSVN quá lo sợ càng ngày càng nhiều Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Lý … rồi lại Phạm Minh Hoàng !

  2. Giap Truong says:

    Gui vợ chồng anh Pham minh Hoàng và chị Lê thị kièu Oanh ,cùng cháu gái của anh chị !
    Tôi viết những dòng này ở quán nét,.Có thể quanh tôi cũng có bon an ninh đang theo dõi, rình mò. Nhưng tôi quyết vượt lên nỗi sợ, để gữi tới gia đình anh chị lời thăm hỏi, chia sẽ trước tai họa mà CSVN mang tới. Theo tôi được biết thì khi cái ác được vạch ra, thì ta có cơ hội đẩy lùi cái ác. Việc chị đăng thư, trả lời phỏng vấn việc anh bị bắt là cần thiết. Tôi nghĩ những trí thức VN chân chính đều lên án hành động này của CSVN. Chị cũng nên làm và nhờ những người khác cùng làm yêu cầu chính phủ Mỹ, Pháp…các nước đa đảng, dân chủ giúp đỡ, can thiệp bắt CSVN phải thực hiện các cam kết đã ký với quốc tế tôn trọng ngôn luận, tự do lập hội, nhân quyền… để thả anh Hoàng.
    Việc các trí thức yêu nước bị lừa về nước phục vụ, rồi bị CS vu cáo, ám hại đã xâỷ ra rất nhiều lần, nhiều thời kỳ khác nhau, đây lại là một bài học mới, mà người đáng tham kảo nhất là GS Ngô bảo Châu. Trước đây đến cuối đời nhận ra bị lừa, thì GS Ta Quang Bửu, GS Trần Đại Nghĩa xin đi Canada 1989 cũng bị từ chối. Xin mọi người đừng trách anh Hoàng về nước mong giúp cho dân, Tổ quốc. Những trí thức nổi tiếng yêu nước như Bác sỹ Nguyễn đan Quế cũng chọn ở lại VN để giúp dân, đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở VN, với tôi đó là một tấm gương, đáng cảm phục.

Phản hồi