Thời buổi sao lắm người “treo cổ”
Không tính đến những trường hợp trai tráng đang khỏe mạnh sân sẩn bỗng “đột ngột tử vong” khi đến cơ quan công an “làm việc” như trường hợp của lái tàu Nguyễn Văn Bình, học sinh lớp 12 Trịnh Trường Dũng, ông Nguyễn Thanh Phong,… gần đây nhất là trường hợp nạn nhân Nguyễn Quốc Bảo; thì trong vòng 3 năm trở lại đây, việc “đột ngột treo cổ” trong cơ quan công an bỗng dưng trở thành “hiện tượng phổ biến” (?).
Ðiểm sơ qua tin tức trên các báo hằng ngày có thể thấy như sau:
Ngày 22 tháng 7, 2007, nạn nhân Nguyễn Văn Hiếu (SN 1982), trú tại tổ 3, ấp Bắc, xã Hòa Long “đã treo cổ tự tử chết trong phòng” tại trụ sở công an xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa. Nguyên nhân Hiếu bị bắt là “trộm một bao thức ăn gia súc.” (Việt Báo 25 tháng 7, 2007)
Ngày 11 tháng 8, 2008, nạn nhân “Nguyễn Văn Toàn chết tại trụ sở công an xã Long Thành Trung đêm 10 rạng sáng 11 tháng 8 trong tư thế treo cổ.” Nguyên nhân Toàn bị bắt là Toàn uống rượu say và vợ chồng cãi cọ trong gia đình. “Phản ứng của gia đình nạn nhân lên đến đỉnh điểm khi mới tờ mờ sáng ngày 11 tháng 8, họ dùng ô tô đưa xác nạn nhân đến trụ sở UBND xã Long Thành Trung yêu cầu làm rõ vì sao người thân của họ bị chết tại trụ sở công an xã Long Thành Trung.” “Bởi vì theo gia đình nạn nhân, trên thi thể của anh Toàn có nhiều vết bầm rất đáng nghi ngờ.” (Việt Báo 15 tháng 8, 2007)
Ngày 5 tháng 12, 2007, một quân nhân đang tại ngũ (thuộc đồn biên phòng 771, nhập ngũ tháng 3, 2007, đóng quân tại địa bàn tỉnh Ðắc Nông) là Phạm Xuân Mạnh – sinh năm 1986, quê quán ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cũng “treo cổ ngay bên trong khuôn viên trụ sở công an phường” khi anh Mạnh đến công an phường “làm việc.” (Tuổi Trẻ 6 tháng 12, 2007).
Ngày 2 tháng 9, 2007, nạn nhân Trần Ðình Huy (24 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) đã “treo cổ chết tại buồng giam.” Nguyên nhân Huy bị bắt là “lấy trộm xe máy. (Thanh Niên 2 tháng 9, 2007)
Ngày 30 tháng 4, 2008, nạn nhân Nguyễn Ðức Hậu sinh năm 1972 đã “treo cổ tự tử tại buồng tạm giữ” công an huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Nguyên nhân Hậu bị bắt là “tàng trữ trái phép chất ma túy.” Báo không nói rõ Hậu đã “tàng trữ” số lượng bao nhiêu, ma túy loại gì. Tuy nhiên, dù có “tàng trữ” số lượng nhiều đi nữa thì hành vi “tàng trữ” (không mua, bán, vận chuyển) không phải là một tội nặng nếu bị xét xử. Huống hồ Hậu không phải là tay “trùm” mua bán ma túy chuyên nghiệp nên chắc chắn anh ta không thể “tàng trữ” số lượng nhiều. (VTC New 2 tháng 5, 2008)
Ngày 12 tháng 8, 2008, nạn nhân Nguyễn Hoàng Long (SN 1974, ở thôn 2, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã chết tại tại công an huyện Vĩnh Lộc vì “thắt cổ tự tử và chết lúc khoảng 15 giờ 30 phút cùng ngày.” Nguyên nhân Long bị bắt là “liên quan đến tiêm chích, mua bán ma túy.” Ðược biết, anh Long làm nghề đúc chậu hoa, cây cảnh. Vợ chồng anh có 1 con trai là Nguyễn Duy Hoàng (7 tuổi), đang học lớp 2. “Cách đây vài tháng, anh Long bị các đối tượng nghiện ma túy lôi cuốn, rủ rê và bị nghiện ma túy.” Tưởng gì to lớn, thực tế từ những vụ án đã đăng báo cho thấy con nghiện “hạng cá kèo” như Long thì số lượng mua bán chỉ đủ thỏa mãn bản thân mình là hết cỡ. Những nghi vấn bà Quang đặt ra là: “Tại sao con tôi tự thắt cổ chết tại phòng giam mà người nhà lại không được thông báo khi thi thể con tôi còn ở hiện trường? Vì sao phải chuyển xác Long sang bệnh viện trước khi báo cho người nhà nạn nhân?” (Tiền Phong 13 tháng 8, 2008)
Ngày 15 tháng 6, 2009, nạn nhân Nguyễn Công Thành (trú Hoa Thủy, Lệ Thủy) đã “treo cổ tự vẫn trong phòng vệ sinh nhà tạm giữ của công an huyện Bố Trạch.” Nguyên nhân Thành bị bắt vì “có dấu hiệu nghi ngờ Thành phạm tội hiếp dâm.” (Gia Ðình & Xã Hội ngày 16 tháng 6, 2009). Tuy nhiên, nguyên tắc xây dựng nhà vệ sinh trong phòng tạm giữ, tạm giam thì những nhà vệ sinh này không được cấu tạo biệt lập và kín như các WC dùng trong gia đình.
Chuyện mới hơn trong năm 2010 là nạn nhân Võ Văn Khánh đã “dùng dây giầy treo cổ chết” tại công an Ðiện Bàn tỉnh Quảng Nam. Tin Nhanh Vietnamnet còn áp đặt giùm luôn suy nghĩ của nạn nhân rằng nguyên nhân “treo cổ” là “nghĩ quẩn.”
Kế tiếp, ngày 14 tháng 8, 2010, nạn nhân Trần Duy Hải “chết là do treo cổ tự sát trong nhà tạm giữ của công an huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.” Nguyên nhân bị bắt là “nghi vấn có liên quan đến vụ cướp giật.” (VTC New 17 tháng 8, 2010)
Tin mới nhất là ngày 9 tháng 9, 2010, nạn nhân Trần Ngọc Ðường (52 tuổi), ngụ tại ấp Trung Tâm, xã Thanh Bình có uống rượu và xảy ra xích mích với hàng xóm dẫn đến cãi vã. Công an xã Thanh Bình đã mời ông Ðường đến ủy ban để làm việc. “Một lúc sau, người nhà ông nhận được tin ông Ðường đã thắt cổ tự tử tại hội trường UBND xã” trong tư thế “chết ngồi.” Từ đầu đến cuối, thông tin cho biết chỉ có công an huyện Trảng Bom, tỉnh Ðồng Nai tiến hành điều tra mà không có sự tham gia chủ đạo của công an tỉnh Ðồng Nai. Ðiều này trái với quy định tại Ðiều 11 Pháp Lệnh về Tổ chức điều tra hình sự quy định về thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra trong lực lượng công an, những vụ việc liên quan đến chết người đều phải do cấp tỉnh trực tiếp điều tra.
Ngày 15 tháng 9, 2010, báo Người Lao Ðộng thuật lời Thượng Tá Lý Quang Dũng, trưởng công an huyện Trảng Bom cho hay “công an huyện và các cơ quan pháp y đã khám nghiệm hiện trường để điều tra nguyên nhân. Kết quả cho thấy ông Ðường chết là do ngạt thở.” Ông này còn nói thêm: “Cơ quan công an không xác định được những dấu hiệu liên quan đến tác động ngoại lực khiến ông Ðường tử vong.”
Pháp y là của mấy ông công an, làm theo lệnh công an, không phải là một bộ phận điều tra độc lập, viết báo cáo theo lệnh của sếp.
“Bà Trịnh Thị Lương (vợ ông Ðường) cho biết, chồng bà chết ngồi, trong tư thế treo cổ bằng sợi dây thắt lưng da, hai tay chống vào trong tường nhà, cổ không có vết hằn nên không thể chết do tự tử. Bà Lương nghẹn ngào nói, tại sao công an xã mời người không đủ năng lực hành vi dân sự lên làm việc (vì ông Ðường đã say rượu) lại thiếu trách nhiệm, không cử người giám sát, có lẽ vì vậy mà xảy ra sự việc nghiêm trọng này.”
Vợ chồng ở chung nhà mà còn “khua chén khua dĩa,” hàng xóm thì tránh sao được việc có xích mích, cãi cọ với nhau. Ông Ðường đang say rượu, hôm nay không “mần việc” được thì ngày sau ông ta tỉnh sẽ “mần việc,” ông ta có trốn đi đâu, có phạm tội tày trời đâu mà công an xã Thanh Bình phải “nhiệt tình” “mần việc” ban đêm bất chấp tình trạng sức khỏe không đảm bảo của đương sự, bất chấp việc “mời,” “giữ” và “làm việc” đều trái pháp luật, dẫn đến cái chết vô cùng lãng xẹt của ông Ðường? Tên xã Thanh Bình xem ra phải đổi tên rồi.
Mà cái chết của ông Ðường không phải là chuyện “treo cổ” đầu tiên ở huyện Trảng Bom. Ngày 3 tháng 7, 2009, Nguyễn Hữu Thiện (sinh năm 1990) thanh niên trai tráng “chết trong tư thế treo cổ trên trần nhà tạm giữ của công an huyện Trảng Bom” theo bản tin báo Tiền Phong ngày 5 tháng 7, 2009 mà cơ quan pháp y nói là “Thiện tử vong do bị ngạt.”
Túm lại, tất cả những vụ “treo cổ” kể trên đều có đặc điểm chung là trước khi “treo” nạn nhân rất khỏe mạnh, không có lý do gì chán đời đến mức muốn chết cả, người thì gia đình đang êm ấm hạnh phúc, người thì trẻ tuổi tương lai phía trước đang rộng mở, người thì bỗng dưng “đùng đùng” bỏ lại “vợ dại, con thơ”… lại cùng nhau “đột nhiên thiếu suy nghĩ.” Trước khi chết không di ngôn, không thư từ trối trăn. Hành vi của nạn nhân khi còn sống, nếu phạm tội cũng đều ở mức nhẹ hều đâu đến nỗi phải “chạy trốn sự trừng phạt của pháp luật,” mà cũng chưa chắc là “trừng phạt” được nếu cứ công tâm “cầm cân nảy mực” cứ pháp luật quy định thi hành. Có lẽ chính vì cái sự “không trừng phạt được” nên dẫn đến việc các nạn nhân đều phải chọn “chỗ đẹp” để “treo” là nhà tạm giữ, tạm giam của cơ quan công an. Tức cảnh sinh… sự, tôi cũng bắt chước người xưa mà “mần thơ” rằng: “Nhà giam (giữ) mà biết nói năng/ Thì mồm nhiều kẻ hàm răng chẳng còn.” (“Kẻ” ở đây nghĩa là “người” chớ hổng phải “kẻ” là kẽ hở giữa mấy cái răng nghen quý vị!).
Cho đến nay, ngoài nạn nhân Nguyễn Quốc Bảo đã có kết luận nguyên nhân tử vong là do bị nhục hình (việc xử lý thế nào vẫn rơi vào im lặng) thì tất cả những vụ khác, dù nạn nhân đã “mồ yên mả đẹp” từ lâu, gia đình nạn nhân có thống thiết kêu gào rằng thân nhân của họ chết oan ức, khuất tất thì vụ việc cũng “chìm xuồng” êm ái bởi cái lý do “tự treo cổ” quá tuyệt vời, “bít đường” khiếu nại. Quả là một “chiêu” hay mà gia đình nạn nhân “khó đỡ.”
Vì vậy, có thể nói kết luận nạn nhân tự “treo cổ” là “một lối thoát thiệt đẹp, thiệt nhẹ nhàng” cho phía công quyền?
Nguồn: Blog Tạ Phong Tần
Doc bai bao nay ma cam thay dung minh voi nhung cho tam giam cua cong an cong san. Cha le trong tat ca cac noi giam giu cua cong an cong san deu duoc trang bi truoc tat ca cac thu de cho lan nhan co the ket lieu doi minh mot cach nhanh chong vay sao ? Muon cheo co tu tu thi phai co day cheo , vay thi cac lan nhan lay day cheo co minh o dau ? Day la mot cau hoi can de cho cong an cong san phai tra loi .
(Tòa soạn: Mời bạn vào vpskeys.org tải phần mềm gõ tiếng Việt miễn phí)
Nhiều người bị công an CSVN bắt về đồn. Trong lúc đang bị giam giử để bị điều tra thì họ “tư nguyện” thắt cổ tựtử. Còn CA vô sự. Đó là điều ngịch lý chỉ xẩy ra ở chế độ độc tài. Ở những nước dân chủ đa đảng, bọn thủ phạm gây ra cái chết sẽ ra tòa án và bị trừng phạt theo pháp luật.
Những cái chết do CA gây ra và phi tang chứng cứ làm tôi liên tưởng tới vụ án nữ SV khoa Hóa ĐHSP Hà nội Vũ kim Anh, người yêu của Nông đức Hải, bị tuyên phạt là giết cựu “CA” Nguyên tiến Chính.
Cần nói thêm Nông đức Hải cũng đang học nghề công an, tình báo CS. Nông đức Hải là con trai trưởng của Nông quốc Tuấn, và là cháu đích tôn của Nông đức Mạnh.
Tôi đố các bạn người Việt ông Mạnh là ai?.
Nhửng truờng hợp ” treo cổ ” chết ở cơ quan công quyền công an như tác giả Tạ Phong Tần kể ra đó không thể xảy ra ở nhửng nưóvc như Anh Mỷ Pháp chẳng hạn mà nếu xảy ra thì sẻ được xử lý một cách công minh. Xả hội tư bản tự do dân chủ có khác
Trong mơ anh đả khóc
Vì tự do điêu tàn
Thế rôi anh tỉnh giấc
Nước mắt vẩn còn rơi