WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hộ chiếu cho kẻ thù dân tộc

Tác giả: Aleksandra Szyłło. Van Dinh dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan trên nhật báo Wyborcza

Câu chuyện dưới đây kể về một người đàn ông đúng nghĩa nhưng lại sợ đi khám bệnh và người phụ nữ không nước nào muốn nhận.

Ton Van Anh i Robert Krzysztoń. Ảnh Wyborcza

Người quen gọi hai người là “Krzysztonie”. Dĩ nhiên là nửa nọ đi với nửa kia kể cả khi bạn chỉ hẹn với một nửa: Tôn Vân Anh và Robert Krzyszton. Họ quen nhau từ bao giờ? Chính hai người không nhớ rõ… Có lẽ hồi năm 2002 hoặc một năm trước đó. Trước khi quen nhau, cả hai đã hoạt động riêng rẽ trong lĩnh vực phục vụ người nhập cư. Kể từ đó, mà chính xác hơn, từ buổi hẹn hò thứ hai, hai người trở nên không thể tách rời. Họ sống với nhau và làm việc cũng cùng nhau, chịu trách nhiệm quản lý cơ sở gọi nôm na là văn phòng cấp cứu túc trực 24 tiếng mỗi ngày,  kiểu: “bạn đang rơi xuống hố – cứ gọi điện – thế nào cũng tìm ra giải pháp”. Nói về công việc thì tha hồ mà nói bởi công việc dường như là tất cả cuộc sống của họ, thế nhưng giờ đây tạm gác chúng sang một bên. Vân Anh và Robert muốn cưới nhau.

- Chưa bao giờ chúng tôi coi trọng vấn đề thủ tục – Vân Anh nói ngay.

- Chưa bao giờ quan trọng nhưng bây giờ lại quan trọng – Robert đính chính. – Bởi tôi đang cận kề với cái chết. Căn bệnh ung thư tái phát sau 12 năm, tới Viện Ung Thư, bác sĩ mời tôi trị liệu… cho người hấp hối. Tôi từng hỗ trợ hàng trăm người nhập cư nhưng có thể nói rằng tôi quên mất một người, quên mất người chung sống cùng với tôi. Tôi luôn tin rằng không nên quá nuông chiều phụ nữ – Robert đùa, nhưng một tíc tắc sau mặt Robert đanh lại – thế nhưng tôi không thể để Vân Anh ở lại tay không.

Bên phía thứ hai

Đứng bên phía thứ hai thật là khó. Thật là khó khăn làm người cần giúp đỡ. Cả đời, tôi mới là người đi giúp người khác chứ không phải ngược lại. Từ thời là học sinh trung học tôi đã được gọi là nhà hoạt động – Robert nói. Khi được hỏi về vai trò của mình trong đội ngũ đối lập dân chủ trước đây, Robert nói: – Nên rõ ràng rằng, tôi không muốn dính máu ăn phần. Thời nay mọi người dễ dàng tự nhận mình là bạn hữu của Kuron (1) hay tự nói về mình là nhân vật cốt cán trước kia. Riêng tôi, tôi có niềm hãnh diện nhỏ của riêng mình.

- Robert là một trong những người đầu tiên dấn thân vào các hoạt động đối lập năm 1976. Khi còn là học trò trường trung học Batory, Robert đã phân tán tài liệu của Ủy Ban Bảo Vệ Lao Động, Phong Trào Bảo Vệ Nhân Quyền và Công Dân, Phong Trào Tân Ba Lan – Mirosław Chojecki(2) nhớ lại. – Robert thuộc nhóm mang “tinh thần tuyệt diệu” dù không phải chúng tôi không bị phiền vì Robert. Robert từng có sáng kiến nhân số truyền đơn bằng chụp hình khiến chúng tôi suýt nữa kiệt quệ ngân khoản. Cuối cùng chúng tôi phải bỏ không tiếp tục cách làm tốn kém đó. Nhưng rồi từ cậu bé chuyên vẽ chữ cổ động trên tường, Robert nhanh chóng trở thành người bạn mà chúng tôi có thể yên tâm dựa vào. Trong thời kỳ thiết quân luật (3) Robert được đa số sinh viên bầu vào Thượng Viện trường Đại Học Tổng Hợp Warszawa (Vac-sa-va), từng là biên tập viên của các tạp chí “Học trò Ba Lan”, “Chiều Hướng”, từng là chủ tịch Ủy ban Văn Hóa của Tập hợp Sinh viên Độc lập. Tôi nhớ Robert từng hỗ trợ thành lập Ủy Ban Công Dân vốn là chỗ dựa chính trị cho cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên vào Quốc Hội.

Robert Krzyszton thì nói: – Tôi muốn nhấn mạnh rằng tham gia vào đội ngũ đối lập, đối với người thanh niên trẻ như tôi hồi đó không phải là sự hy sinh hay nỗi hãi sợ. Nếu không là các hoạt động đối lập, làm sao tôi được quen với những nhân vật như Jerzy Andrzejewski hay Tadeusz Konwicki nếu không, làm sao tôi có thể có cơ hội cùng những nhân vật này uống rượu, trò chuyện, hấp thụ tri thức và cách nhìn nhận thế giới của họ?

Sau khi Ba Lan thay da đổi thịt, mãi tới sau năm 2000 tôi mới gặp lại Robert – Chojecki kể – Tôi mời Robert gia nhập Hội Tự Do Ngôn Luận để Robert dẫn dắt các chương trình hỗ trợ người nhập cư từ Việt Nam. Robert là người am hiểu đề tài này, thêm vào đó, chúng tôi đồng thuận trong một điểm: một khi người Ba Lan từng được các quốc gia dân chủ hỗ trợ thời Ba Lan còn cộng sản thì giờ đây người Ba Lan đang mang một món nợ phải trả. Những người chốn chạy khỏi độc tài chuyên chế cần được ủng hộ. Chúng ta không thể gật đầu với chính sách coi các lợi nhuận kinh tế quan trọng hơn nhân quyền.

- Hoạt động luôn là hơi thở của tôi. Bây giờ mới là gian khó. Rất khó khi phải tìm tư vấn của bác sĩ mới bởi các bác sĩ trước nói rằng không thể cứu chữa được. Rất khó khi người phụ nữ của tôi, kém tôi 17 tuổi phải giúp tôi lê vào toa-lét. Và rất khó khi bạn bè mang tiền tới cho tôi mua thuốc điều trị. Tôi biết mình phải mỉm cười và cảm ơn họ – Robert thú nhận. – Quả thật tôi đã trì hoãn điều khám. Khi đau quá không thể ngồi yên uống bia với bạn bè, tôi giả vờ bảo là tôi bị đau xương sống, đúng là lời giải thích hợp lý. Chưa phải lúc tới bệnh viện bởi còn việc này việc kia cần giải quyết, chưa phải lúc bởi còn phải viết xong dự án mà nhiều người đang trông đợi. Ca mổ đầu mà tôi ngay lập tức đủ điều kiện lên bàn mổ, nếu còn bác sĩ nào nhận làm, được gọi là stomia, tức là làm hậu môn giả. Tôi an ủi rằng chính Giáo hoàng cũng từng trải qua ca mổ tương tự và Ngài đã sống và làm việc nhiều năm sau đó. Ca mổ không cản trở Giáo hoàng làm việc cật lực và thay đổi thế giới. Thế nhưng Giáo hoàng đâu có vợ trẻ, phải không nào? Ca mổ cần có mà tại bệnh viện Ba Lan các y sĩ không nhận làm cho tôi là cắt phần ruột già, một phần thịt, da, có thể cả một phần gan, mật. Tôi sẽ nhẹ cân hơn giờ nhiều.

Kẻ thù của dân tộc

- Chúng tôi không thể làm đám cưới – Robert tiếp tục đề tài. – để làm đám cưới, Vân Anh phải xuất trình hộ chiếu cho Ủy Ban hành chính Dân Sự. Mà Vân Anh giờ không có hộ chiếu.

Vì sao ư? Bởi Tôn Vân Anh là người nòng cốt. Cô sang Ba Lan từ khi 12 tuổi. Cô là người phụ nữ đẹp nhưng như chính cô nói thì không gã đàn ông Việt Nam bình thường nào muốn lấy cô làm vợ.

- Thay vì kiếm tiền bằng buôn bán quần áo rẻ tiền, thay vì sinh con mau chóng cho người chồng Việt, đảm đương, lo thu xếp cho ngôi nhà hiện đại của mình trên tuyến Warszawa – Wólka Kosowska(4) nơi buôn bán đang thuận tiện, thì tôi lại tranh đấu bằng các bài viết về nhân quyền, đấu tranh đòi quyền lợi cho những người nhập cư Việt Nam ở ủy ban và tổ chức các cuộc biểu tình – Vân Anh mỉm cười.

- Văn hóa Việt Nam đòi hỏi người phụ nữ phải dịu dàng, nhẫn nhục – tác giả blog đối lập được nhiều người Việt ở nước ngoài biết tới, Lê Diễn Đức nói. – Tôi coi trọng các hoạt động của Vân Anh, nhưng cô ấy là con quỷ cái.

Vân Anh là thông tín viên đài phát thanh Á Châu Tự Do, đồng sáng lập trang mạng Việt Nam – Ba Lan www.benviet.org, đảm nhiệm dự án hỗ trợ người nước ngoài do Liên Minh Châu Âu tài trợ cho Hội Tự Do Ngôn Luận. Cùng với Robert, Vân Anh làm đình làm đám vụ an ninh Việt Nam thuộc phòng A18 thẩm vấn và đe dọa đồng hương của cô trên lãnh thổ nhà nước Ba Lan. Vân Anh mang theo mình hai cái máy điện thoại cầm tay đã cũ liên tục réo chuông: chị “bất hợp pháp” sinh con trong bệnh viện mà không có tiền trả viện phí; có ai đó đi khám bác sĩ cần cô phiên dịch qua điện thoại; anh chàng kia cần tư vấn pháp lý vì bị mắc lừa ông chủ Ba Lan…

Đối với đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan các hoạt động như trên có vẻ không hợp vị. Tới khi Vân Anh muốn gia hạn hộ chiếu bởi hộ chiếu cũ của cô hết hạn, cô nhận được lời từ chối thành thật trên giấy trắng mực đen: “Bởi bà Tôn Vân Anh đã có những hoạt động đi ngược lợi ích nhà nước và dân tộc Việt Nam, gây tổn hại tới quan hệ truyền thống Ba Lan – Việt Nam”. Và khi cô tới tòa đại sứ để lấy giấy, cô được nghe lời phân bua cũng rất thật thà từ miệng nhân viên lãnh sự rằng quyết định từ chối cấp hộ chiếu không do lãnh sự đưa ra mà do Bộ Công An ở Hà Nội chỉ đạo.

Giờ thì tôi có thẻ tạm trú, chỉ còn hạn trong vòng 1 tháng. Để có thể nộp đơn gia hạn thẻ, tôi cần có hộ chiếu. Vậy nên một tháng nữa tôi có thể bị tống vào trại chờ trục xuất – Vân Anh nói. – Từ trại trục xuất tôi có thể nhanh chóng trở về quê hương đang mong chờ – điều rất dễ cảm nhận qua hành xử của nhân viên sứ quán.

Không có tờ khai mẫu

Robert và Vân Anh sau đó cùng nhau tới phố Koszykowa, ủy ban chuyên trách về người nước ngoài.

- Chúng tôi định xin hộ chiếu cho người vô tổ quốc – Robert nói. – Hộ chiếu dạng này đã được hiệp ước Liên Hiệp Quốc quy định. Tại ủy ban, tôi lấy tờ khai mẫu thì nghe nhân viên ủy ban nói “không phải tờ đó”. Tôi hỏi lại “Vậy tờ nào?”. Nhân viên trả lời “không có đơn nào thích hợp cho trường hợp này”.

Tiếc thay, nhân viên ủy ban nói đúng bởi Ba Lan không kí kết “hiệp ước phòng ngừa hiện trạng vô tổ quốc” ra đời năm 1954 và “quy chế người vô tổ quốc” ban hành năm 1961, trong khi Hungary đã kí, Slowakia đã kí, chỉ có Ba Lan là không.

Còn một cách khác là xin quy chế tị nạn – Robert nói tiếp. – Thế nhưng chúng tôi muốn tránh nộp đơn. Ở Ba Lan gần như không ai được hưởng quy chế tị nạn. Những năm gần đây, chúng tôi tranh đấu được cho hai người có quy chế tị nạn. Tôi dám chắc rằng Vân Anh xứng đáng được quyền tị nạn, thế nhưng còn nhiều người khác cũng xứng đáng thế nhưng không được dẫu họ hoàn toàn có thể bị trù dập tại Việt Nam, đối với công dân Czechnia cũng vậy. Nếu Vân Anh được quy chế tị nạn trong lúc này thì coi như chúng tôi tự soạn tiệc cho hệ thống tuyên truyền của chính quyền Việt Nam.

Chúng sẽ bảo rằng: đó, hoạt động xã hội của chúng tôi là thế đó, chỉ để tư lợi mà thôi. Bạn sẽ nhầm to nếu nghĩ cô gái này được mọi người vị nể bởi nhiều khi cô làm phiên dịch, trợ giúp tâm lý, tư vấn, kê khai giấy tờ không lấy tiền. Không phải vậy đâu, phần lớn cộng đồng người Việt gặp phiền phức bởi cô. Tại vì để được yên thân buôn bán kiếm tiền trên tuyến Hà Nội- Vacsava người ta cần phải nhũn nhặn với chính quyền độc tài? Vì tránh cho ngôi chùa Phật giáo xây dựng tại Wolka Kosowska sẽ có vị sư chủ trì là tay sai của chính quyền Việt Nam, cô muốn tổ chức tìm thầy Phật giáo độc lập?

- Chính quyền Ba Lan nhiều khi cũng phiền vì tôi – Vân Anh kêu. – Hồi năm 2007 trong lúc thủ tướng Jarosław Kaczyński gặp thủ tướng Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tôi bị dẫn ra ngoài dinh Belweder bởi đoàn Việt Nam yêu cầu cảnh vệ Ba Lan làm vậy. Giới truyền thông làm to chuyện còn các chính giới phải trả lời các câu hỏi khó: giá trị hợp đồng kinh tế và tự do ngôn luận – cái nào quan trọng hơn cái nào, truyền thống “Đoàn Kết” của Ba Lan thì sao? Gần đây, trong chuyến thăm của thủ tướng D.Tusk tới Việt Nam, lên kênh truyền hình TVN, tôi có nhấn mạnh trong lúc trả lời phỏng vấn rằng, thủ tướng Ba Lan đã quá mải mê nói chuyện làm ăn mà quên không nhắc tới tù nhân lương tâm tại nước tôi. Tù nhân Việt Nam bị chết mòn trong nhà tù cộng sản mà tội tình có thể chỉ là việc dịch sang tiếng Việt định nghĩa thế nào là “dân chủ”.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam không muốn những tiếng nói độc lập của công dân như vậy. Vậy Ba Lan, nơi Vân Anh từng sống, học tập và làm việc gần 20 năm có muốn cô không? Nếu muốn, tổng thống B.Komorowski có thể trao quốc tịch Ba Lan cho cô. Hiện Vân Anh đã quyết sẽ xin quốc tịch Ba Lan.

Thân hữu tại Hội Tự Do Ngôn Luận đang tổ chức khuyên góp để điều trị cho Robert. Số tài khoản dưới đây dành cho những người muốn hỗ trợ: 11 1240 1024 1111 0010 1125 5876, PKO SA. Tiêu đề: “Dla Roberta Krzysztonia”.

© Van Dinh (Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

—————————————————-
Đàn Chim Việt chú thích:

(1) Jacek Kuron (1934-2004): Nhà chính trị lỗi lạc, nhà sử học, một trong những người lãnh đạo của phong trào đối lập dưới thời cộng sản. Ông 2 lần nắm giữ chức vụ Bộ trưởng và là đại biểu quốc hội sau khi Ba Lan có dân chủ.
(2) Mirosław Chojecki: Nhà xuất bản bí mật thời Ba Lan cộng sản, tổ chức tiếp tế máy móc. giấy in, tiền tài từ nước ngoài cho đối lập dân chủ tại Ba Lan trước năm 1989. Hiện nay ông là chủ tịch hội Tự Do Ngôn Luận, người bạn thân thiết, người giúp đỡ hết lòng cho nhưng người đối lập Việt Nam tại Ba Lan.
(3) Thiết quân luật: Diễn ra ở Ba Lan từ năm 1981- 1983. Thiết quân luật bắt đầu từ ngày 13/12/1981 nhằm cứu vãn CNXH đang trên đà sụp đổ. Trong thời gian này, gần 100 người Ba Lan thiệt mạng và hàng ngàn người bị bắt giữ.
(4) Nơi tập trung sinh sống của đông đảo người Việt.

30 Phản hồi cho “Hộ chiếu cho kẻ thù dân tộc”

  1. Vân Anh xin chia tay diễn đàn tại đây. Cảm tạ tất cả những ai thiện chí với Vân Anh và Robert. Vân Anh xin chúc tất cả sức khỏe, chúc VN của chúng ta mau chóng dân chủ.
    Xin tặng diễn đàn bài thơ dịch.

    BÀI CA TRANH ĐẤU – O JANKU WISNIEWSKIM PO WIETNAMSKU

    Giới thiệu với các bạn “Trường ca về Janek Wiśniewski”, bài hát về cái chết của một thợ xưởng tại tỉnh Gdansk – Ba Lan vào thời điểm dành dật giữa làn sóng tự do tại Ba Lan với độc tài cộng sản dùng vũ lực để giải quyết các vụ nổi dậy của công nhân và trí thức.

    Zbigniew Godlewski, người thợ xưởng tàu Gdansk, bị bắn ngày 17 tháng 12 năm 1970 trong khi đang trên đường tới xưởng tàu. Khi bị bắn chết, anh mới 18 tuổi. Vì lý do kiểm duyệt tại Ba Lan khi xưa, một số chi tiết, ví dụ như tên thật của người bị giết, cũng như một số câu chữ quá trực diện được thay thế bằng các từ ngữ tương đương.

    Bài ca về Janek Wisniewski

    Nhạc: Mieczysław Cholewa, lời: Krzysztof Dowgiałło (từng có thời gian được coi là hoàn toàn dấu kín danh tính)

    Chłopcy z Grabówka, chłopcy z Chyloni
    Dzisiaj milicja użyła broni
    Dzielnieśmy stali, celnie rzucali
    Janek Wiśniewski padł

    Từ thôn Gra-Bu-Vếch (*1)

    Và thôn Khi-lô-nha (*2)

    Bao trai tráng đi ra

    Gặp ngay nòng súng nhọn

    Sừng sững và hiên ngang,

    Làm mục tiêu cho chúng.

    Ia-nếc người gục ngã

    Hỡi chàng Vi-s-nhiêv-ski

    Na drzwiach ponieśli go Świętojańską
    Naprzeciw glinom, naprzeciw tankom
    Chłopcy, stoczniowcy, pomścijcie druha
    Janek Wiśniewski padł

    Nạng xác anh gánh qua,

    đường Sờ-viên-tô-jan (*3)

    Đối diện với công an,

    bắt chấp xe tăng giặc

    Hỡi tất cả chàng trai,

    Cùng trả thù cho bạn.

    Ia-nếc người gục ngã

    Hỡi chàng Vi-s-nhiêv-ski

    Huczą petardy, ścielą się gazy
    Na robotników sypią się razy
    Padają starcy, dzieci, kobiety
    Janek Wiśniewski padł

    Rồi pháo nổ, đạn rơi

    Hơi cay xì khói mịt

    Công nhân thành bia đạn

    Cả già trẻ gái trai

    Tất thảy sa ngã gục

    Ia-nếc người gục ngã

    Hỡi chàng Vi-s-nhiêv-ski

    Jeden raniony, drugi zabity
    Krew się polała grudniowym świtem
    To partia strzela do robotników
    Janek Wiśniewski padł

    Rồi bao người bị thương,

    Rồi bao nhiêu bị giết

    Máu trong buổi bình minh

    Tháng mười hai đảng ta

    Bắn vào người lao động

    Ia-nếc người gục ngã

    Hỡi chàng Vi-s-nhiêv-ski

    Krwawy Kociołek to kat Trójmiasta
    Przez niego giną dzieci, niewiasty
    Poczekaj draniu, my cię dostaniem
    Janek Wiśniewski padł

    Bí thư Cô-châu-ếch (*4)

    đao phủ của Tam Thành (*5)

    giết bao nhiêu trẻ nhỏ,

    giết bao đời gái thơ

    rồi đây bay sẽ thấy

    ta trả đòn cho bay.

    Ia-nếc người gục ngã

    Hỡi chàng Vi-s-nhiêv-ski

    Stoczniowcy Gdyni, stoczniowcy Gdańska
    Idźcie do domu, skończona walka
    Świat się dowiedział, nic nie powiedział
    Janek Wiśniewski padł

    Thợ Xưởng Gờ-đinh-nha (*5)

    Thợ Xưởng Gờ-đanh hỡi (*6)

    Rút lui về nhà cũ

    Chẳng còn cơ đấu tranh

    Dư luận ngoài biết rõ (*7)

    Mà cúi đầu lặng câm

    Ia-nếc người gục ngã

    Hỡi chàng Vi-s-nhiêv-ski

    Nie płaczcie matki, to nie na darmo
    Nad stocznią sztandar z czarną kokardą
    Za chleb i wolność, i nową Polskę
    Janek Wiśniewski padł

    Các mẹ ơi đừng khóc

    Đâu phải chuyện đã qua

    Trên cổng vào trong Xưởng

    Bảng chữ cài nơ đen

    Cơm áo và tự do

    Và Ba Lan tân mới

    Ia-nếc người gục ngã

    Hỡi chàng Vi-s-nhiêv-ski

    Chú thích 1:

    (*1), (*2) – Grabóweka, Chylonia là địa danh của hai thôn xã tỉnh Gdansk, nơi cư ngụ của nhiều công nhân xưởng tàu.

    (*3) – đường Świętojańska là một trong những trục đường lịch sử của Gdansk.

    (*4) – Kociołek là phó thủ tướng, bí thư đảng ủy tại Gdansk những năm 67 – 70, được người Ba Lan gọi là “đao phủ của Tam Thành”

    (*5), (*6) – 3 thành phố chủ chốt của vùng Bờ Biển Ba Lan, nôi của Công Đòan Đoàn Kết được gọi là Tam Thành gồm Gdansk, Gdynia và Sopot.

    (*7) – “Dư luận ngòai biết rõ” – ý nói dư luận và chính giới Tây phương dù có thông tin về bạo lực tại Ba Lan nhưng không can thiệp.

    Chú thích 2:

    Bài ca được đạo diễn Andrzej Wajda cho làm thành nền nhạc của phim “Người sắt” mà Vân Anh mới có dịp được dịch sang tiếng Việt.

    Phim “Người sắt” kể về tình hình xã hội, tâm lý của những người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến các cuộc đình công mà thực chất là đòi hỏi tự do dân chủ cho Ba Lan, trong bối cảnh chính trị Ba Lan những năm kìm kẹp cộng sản cùng lúc làn sóng đòi tự do chỗi dậy. Phim “Người sắt” được giải Cành Cọ Vàng năm 1981 và được đề cử Oscar.

  2. Nguyễn Trực Ngôn says:

    Đọc xong bài viết và các phản hồi cũng như Vân Anh trả lời độc giả, tự nhiên tôi thắc mắc, xin được VA và bạn đọc giải thích thêm.

    1-BBT: Chúng tôi xin giải thích rõ, để tránh hiểu lầm. TVA sang Ba Lan năm 12 tuổi, theo cha mẹ là cán bộ đi công tác. Cô luôn có giấy tờ cư trú hợp pháp và mang hộ chiếu Việt Nam.

    Như vậy Vân Anh là con gia đình cán bộ (cộng sản) Việt nam được chính phủ cử sang BL công tác. Một gia đình cán bộ phải thuộc diện tầm cỡ mới được chính phủ cho phép đưa cả con (Vân Anh) đi theo ra nước ngoài, còn cán bộ thuộc loại tép rịu đừng có mơ đi công tác nước ngoài đem theo con nhỏ.

    2-Vân Anh say: Ba mẹ VA vẫn sinh sống tại BL. Trước kia ba mẹ rất lo lắng. Bây giờ cũng lo nhưng đã tin tưởng hơn vào cô con gái :) . VA không bị ba mẹ cản trở mà ngược lại.

    Như vậy cha mẹ VA sống gần 20 năm ở BL và ủng hộ VA, có nghĩa là cha ẹm VA đã nhập quốc tịch BL(?), được định cư lâu dài (?). Theo tôi biết, cán bộ được chính phủ Vn cử đi công tác nước ngoài kể cả đại sứ đặc mệnh cũng có thời hạn từ 3 đến 5 năm, hầu như chưa có ai biệt phái đến 20 năm. Phải chăng cha mẹ VA đã xin tỵ nạn, rời bỏ hàng ngũ cộng sản ?

    3–Xin trích dẫn:
    –Chưa bao giờ chúng tôi coi trọng vấn đề thủ tục – Vân Anh nói ngay.
    Chúng tôi không thể làm đám cưới – Robert tiếp tục đề tài. – để làm đám cưới, Vân Anh phải xuất trình hộ chiếu cho Ủy Ban hành chính Dân Sự. Mà Vân Anh giờ không có hộ chiếu.

    Có nghĩa là VA và Robert sống (thử) với nhau như vợ chồng (người Việt gọi Già Nhân Ngãi, Non Vợ Chồng) từ lâu, nay vì bệnh tật Robert thấy cần kết hôn để “minh bạch” với thiên hạ khỏi “lời ong tiếng ve” đàm tiếu của người Việt ở BL hay vì lý do gì khác, vì VA thường tuyên bố “Chúng Tôi Chưa Bao Giờ Coi Trọng Vấn đề Thủ Tục”? Có nghĩa là “công dung ngôn hạnh” của người phụ nữ Việt nam đối với VA “Chưa Bao giờ Coi Trọng”? Phải chăng “Lê Diễn Đức nói. – Tôi coi trọng các hoạt động của Vân Anh, nhưng cô ấy là con quỷ cái”, có phần nào chính xác?

    Như vậy gia đình Vân Anh là (cựu) cán bộ cộng sản được cử sang BL công tác nay xin tỵ nạn, còn VA cuốn vào phong trào chống cộng của cộng đồng người Việt ở BL vì thế không được tòa đại sứ Vn cấp Hộ chiếu và cũng không được chính phủ BL chấp nhận chính trị?

    • Minh Đức says:

      Trích: thế nhưng tôi không thể để Vân Anh ở lại tay không.

      Đây là lý do khiến Robert muốn hợp thức hóa tình trạng giữa 2 người. Thế hệ người Viết lớn lên ở Tây phương cũng có những người sống với người khác phái mà không chính thức làm đám cưới. Đó là xu hướng của xã hội là như vậy. Còn tốt hay xấu là tùy tư cách của mỗi người. Có những người có cưới xin đàng hoàng mà ngoại tình lăng nhăng rồi thù ghét nhau mà vẫn phải sống với nhau vì bị ràng buộc bởi hôn nhân thì cũng chẳng thể gọi là tốt. Có những người sống chung không chính thức làm thủ tục hôn nhân mà sống có tư cách, đạo đức, có công ăn việc làm lương thiện, đối xử với nhau tử tế.

    • Thưa, các suy luận của Nguyễn Trực Ngôn liên quan tới gia đình VA không chính xác. Như đã nói, ba mẹ VA không phải người công chúng nên theo nguyên tắc, không nên tùy tiện lạm bàn. Điều này VA cũng muốn lưu ý BBT ĐCV.
      Nếu muốn nói gia đình VA cộng sản, mọi người có thể tìm những bằng chứng ngon lành hơn, ví dụ việc ông nội của VA, Tôn Quang Phiệt, mới nhận Huân chương Hồ Chí Minh và Huân Chương Sao Vàng.

  3. Minh Đức says:

    Tôi hy vọng rằng Vân Anh sẽ xin được vào quốc tịch Ba Lan và chúc cho Vân Anh mọi điều thuận lợi trong việc này.

    • Lê Mai Hoàng says:

      “Hy vọng cũng như tuyệt vọng đều hư ảo và huyền hoặc” (Nam Cao)

      Hy vgo5ng Tổng Thống Ba-lan ký sắc lệnh “cấp hộ chiếu” cho V.A liệu có “hư ảo và huyễn hoặc” không nhỉ?

      Một đất nước Tự Do, Dân chủ, quyền lực của vị TT không phải là tối cao (như Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản), ông không thể “bước qua hiến pháp và pháp luật”, phải tuân thủ sự đồng thuận của quốc hội. Chỉ trừ trường hợp Lưu Hiển Ba thì “phép màu” này xó thể xảy ra.

      Wait and See!

  4. Đ.Q.Nam says:

    Thật vinh hạnh vì được chính Vân Anh – đương sự trong bài viết giải đáp các thắc mắc.
    Cũng không thể ngờ Vân Anh qua Ba Lan từ năm 12 tuổi (chắc là đi học trường Ba Lan thôi) mà tiếng Việt lại tốt đến thế.

    - Về chuyện quan điểm của ba mẹ Vân Anh, thú thực là không biết có nên tin lời Vân Anh nói hay không? Các báo khi viết bài về V.ANh đã phỏng vấn ba mẹ (và anh(?)) của Vân Anh về quan điểm của họ chưa? Nếu đúng như V.Anh nói thì họ ủng hộ V.Anh như thế nào?

    - Quay trở lại vấn đề chính: bài viết này của Aleksandra Szyłło đăng trên GW ngày 3/1/2011 trong khi câu chuyện V.Anh bị từ chối cấp hộ chiếu đã xảy ra từ 9/2008 rồi. Vậy có phải là mượn chuyện bệnh của Robert Krzyszton mà nói lại chuyện của Vân Anh không??? Báo chí dân chủ mà dùng những thủ thuật như báo lá cải vậy sao?

    - Còn về blog của V.Anh có phải là http://tonvananh.blogspot.com/ không? Nếu đúng là blog đó thì đã lâu lắm rồi không thấy cập nhật gì về hoạt động của V.Anh. ???

    • Thưa,
      tiếng Việt của VA được duy trì bởi VA có cơ hội tiếp xúc với người Việt, qua cả văn viết lẫn văn nói :) . VA bắt đầu để ý hơn tới tiếng Việt sau cuộc tiếp xúc lần đầu vô cùng ấn tượng với 1 số nhà hoạt động dân chủ VN từ Tây Âu sang BL “tìm hiểu thị trường”. Ôi, sao Việt ngữ của họ đẹp, lịch lãm và …tự do thế! Kể từ đó VA cũng yêu tiếng Việt hơn, dù vẫn rất gắn bó với tiếng BL. Cảm ơn anh Nam chạm tới đề tài thú vị.

      - Một khi VA đã nói chuyện trực tiếp trên diễn đan rồi thì mọi người nên tin dẫu không có bổn phận phải tin :) . Ba mẹ ủng hộ ở chỗ không cản trở, mà nếu VA có thất bại thì không hắt hủi mà ngược lại. Như vậy đã là diễm phúc cho VA lắm rồi. – Đó là cảm nhận của VA. Quan điểm của ba mẹ VA thế nào chắc phải chờ báo chí phỏng vấn nhưng ba mẹ VA không phải nhà hoạt động hay người của công chúng nên có quyền lựa chọn có đáp ứng đòi hỏi hay trí tò mò của dư luận hay không.

      - VA không biết lý do gì khiến GW chọn cách viết như bài đã đăng vì VA không nằm trong BBT của GW, hehe. Có thể thử phỏng vấn BBT GW xem sao hihi.
      VA rất thích cách nhìn thẳng thắn, toàn diện của người BL. Khi nhìn vào bệnh của Robert – là người mà đối với GW là không xa lạ, có vai trò trong quá khứ và hiện tại, thì GW đã không nhìn phiến diện, chỉ tập trung vào 1 khía cạnh. Ngược lại, GW đã cho Robert vào bối cảnh toàn diện của công việc vốn là “cả cuộc sống của họ” và love story để nói về cộng sản VN, thái độ của nhà nước BL đối với cs VN, về người Việt tại BL, về công tác cộng đồng trong nhóm thiểu số người Việt tại BL. VA chưa thấy bài báo nào về người Việt trên thế giới, kể cả ở Mỹ, động chạm 1 cách toàn diện, rộng lớn và đích thực như bài báo này. Giá mà báo lá cải được như thế này hay biết bao.
      Ngoài ra VA xin có 1 góp ý riêng với anh Đ.Q.Nam rằng khi đề cập tới đề tài nhạy cảm như bệnh tình người khác, anh nên tế nhị hơn chút. VA không thoải mái lắm khi nghe câu hỏi liệu có ai mượn hay lợi dụng bệnh của ai đó để vụ lợi hay không… VA tin rằng cả GW và tác giả đều muốn tốt cho Robert và VA.

      http://tonvananh.blogspot.com/ là blog của VA nhưng VA bị mất mật khẩu không vào được nữa.
      http://www.benviet.org/xa-hoi:blog-tva-w-benviet – là blog mới của VA

      Ngoài đó, trên trang http://www.benviet.org anh có thể theo dõi các hoạt động dân chủ của nhóm VA tại BL.
      Cảm ơn anh.

      • Đ.Q.Nam says:

        - Với V.Anh thì việc ba mẹ không cản trở đã có thể gọi là “ủng hộ” rồi sao? Vậy hóa ra sự “ủng hộ” mà V.Anh nhận được từ mọi người cũng chỉ đến thế thôi à?

        - Còn nếu có ngày V.Anh nhận ra mình đã thất bại thì đương nhiên ba mẹ sẽ không hắt hủi. Ba mẹ nào mà lại hắt hủi con mình chứ, nhiều nhất là chỉ “không ủng hộ” thôi.
        Cá nhân Nam cho rằng, mỗi người có lý tưởng riêng và nếu sống theo lý tưởng (và nếu chỉ thế thôi chứ không vụ lợi gì khác) là điều đáng khích lệ. Nhưng trên thực tế, con người sống trong xã hội còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Ví dụ như Gia Đình. Nam đã có lần gặp mẹ V.Anh và qua lời kể của nhiều các cô các bác khác thì ba mẹ V.Anh vốn chẳng thoải mái gì khi đối diện với những cô bác khác. V.Anh có suy nghĩ về việc đó không? Hay V.Anh ở Ba Lan từ nhỏ và sống theo kiểu của Tây, tức là khi tôi đã trưởng thành, tôi làm gì là việc của tôi, chẳng phải điều gia đình nên can thiệp?

        - Về chuyện của GW. V.Anh là thông tín viên RFA cơ mà. Sao lại nói là không biết lý do gì người bạn của mình viết bài như vậy?
        - Xin lỗi ông Robert nhưng lại phải lôi bệnh của ông ra bởi lẽ nếu không có bệnh của ông thì có có bài báo này không? Và có cớ để nhắc lại chuyện hộ chiếu V.Anh mà đem đặt tiêu đề cho bài báo không? Điều logic đó lẽ nào có thể phủ nhận được, phải vậy không nào?

        - Blog mới của V.Anh bên Bến Việt cũng không được cập nhật. Bài cuối cùng đã từ tháng 9 rồi. Lẽ nào các bạn chưa có hoạt động gì từ cuối năm tới nay?

        p/s. Nam sẽ cố gắng “tế nhị hơn chút” khi đề cập tới bệnh tình của Robert. Còn bệnh của V.Anh thì chắc chưa tế nhị được cho đến khi nào chưa hiểu hết. Mặt khác, Nam cho rằng ai cũng mong muốn tốt cho Robert chứ không riêng gì GW hay tác giả bài viết, kể cả những người không cùng chiến tuyến cũng vậy.

        Thân.

      • Tôn Vân Anh says:

        >> Chắc phải có dịp nghe “con quỷ cái” Vân Anh “gào” trực tiếp bên tai thì Nam mới thấy sướng được

        Không phải ai cũng có diễm phúc đó.

        >> Còn “đấu tranh” bằng phương pháp gào như V.Anh vẫn làm thì không phải là cách mà mọi người muốn lắng nghe.

        Ngồi phán như anh Nam thích nhỉ. Qua dễ, quá hay chỉ mỗi tội sai toẹt.

        >> việc ba mẹ không cản trở đã có thể gọi là “ủng hộ” rồi sao? Vậy hóa ra sự “ủng hộ” mà V.Anh nhận được từ mọi người cũng chỉ đến thế thôi à?

        Lại thích chơi câu chữ, vui nhỉ.
        VA chỉ là nhà hoạt động xã hội, như trong bài có nói. Tức là là người phục vụ người VN. Nếu ai thấy cần mà VA giúp được thì VA giúp. VA không biết khi người ta tới gặp VA thì là “ủng hộ” hay “không cản trở”. E rằng việc của VA làm vượt xa giới hạn đó. Là việc nhân nghĩa, chẳng có gì cần giải thích dài dòng.
        Đối với người BL thì tiếng nói của VA có trọng lượng mà bằng chứng cho thấy đài báo liên tục nhờ VA bình luận, phân tích tình hình VA. Chính vì thế mà VA ít thời gian viết blog vì công việc của VA vô cùng phong phú, nhiều chiều. Người theo dõi thông tin sát kĩ không khó nhận ra điều đó.

        >>Nam đã có lần gặp mẹ V.Anh và qua lời kể của nhiều các cô các bác khác thì ba mẹ V.Anh vốn chẳng thoải mái gì khi đối diện với những cô bác khác

        Có thể vì thế mà ít người dám can đảm làm việc như VA. Hay như anh Nam, cũng chỉ thoải mái khi nói chuện dấu tên qua diễn đàn.

        >> Hay V.Anh ở Ba Lan từ nhỏ và sống theo kiểu của Tây, tức là khi tôi đã trưởng thành, tôi làm gì là việc của tôi, chẳng phải điều gia đình nên can thiệp?

        Lại suy luận kiểu Ta, nói Tây thế nọ, Tây thế kia… Mệt qúa.
        VA rất an tâm khi biết mình là đứa con gái can cường chứ không phải đứa hèn. Không có cha mẹ Tây, Ta nào muốn con mình hèn.

        >>Về chuyện của GW. V.Anh là thông tín viên RFA cơ mà. Sao lại nói là không biết lý do gì người bạn của mình viết bài như vậy?

        Anh Nam, VA đã nói VA không phải BBT của GW, bởi vậy VA không biết lý do gì khiến GW chọn cách viết bài như trên.

        Viet toi day laptop cua VA tu choi cong tac. Lat nua xem co tot hon khong.

      • Đ.Q.Nam says:

        Khác với laptop của V.A, Laptop của Nam thì lại luôn hợp tác cho dù là để trả lời những câu hỏi không muốn trả lời. Tiếc rằng mấy hôm bận việc nên không kịp vào hầu chuyện diễn đàn.

        Nếu mọi người để ý, có thể thấy cách trả lời của V.A ngày càng cụt ngủn và tránh né chủ đề. Thay vì tập trung lý giải, làm rõ thì lại đi nhận xét về cách suy luận, nói chuyện của người đối thoại. Có lẽ “con quỷ cái” cũng đã đuối lý và tự xin rút khỏi diễn đàn rồi.

        Tuy nhiên, có một điều vẫn phải “nhai đi nhai lại”, đó là VA tự nhận/ được coi là thông tín viên của RFA. Là một người hoạt động xã hội và quá quen thuộc với báo chí. VA thừa hiểu:
        1. Cách viết bài không phải do BBT quyết định mà do phóng viên. BBT chỉ quyết định có đăng hay không thôi. Mà trong trường hợp cụ thể này, tác giả bài báo là bạn của nhân vật trong bài. Vậy mà còn không rõ động cơ bài báo sao?
        2. Lẽ nào phải “dạy” V.A về tác dụng của blog đối với việc tuyên truyền? V.A nói có nhiều việc đáng làm hơn viết blog phản ánh hoạt động của nhóm mình mà lại có thời gian lên đây tranh luận sao?

        * Nam không hiểu phải nói chuyện thế nào mới là không dấu tên? Lẽ nào phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, SĐT khi viết bài mới là không dấu tên? Hơn nữa khi bày tỏ ý kiến trên diễn đàn thì tên tuổi có quan trọng không? Nam nghĩ cái quan trọng là điều mình nói ra chứ không phải ai nói điều đó.

        Thân chúc VA luôn may mắn và hy vọng sớm được đọc/nghe/chứng kiến hoạt động của nhóm V.Anh.

  5. Hôm qua VA có gửi post trả lời các câu hỏi nhưng hình như bị mất. Nhờ BBT kiểm tra giúp. Cảm ơn

  6. Ng. Ngọc says:

    Tôi biết Vân Anh từ lâu có lẽ la năm 1999 . Đó là một hôm có buổi ca nhac do đoàn nghệ thuật được mời từ VN sang biểu diễn ở Katovice .Hôm đó tôi có dự. Sau phần ca nhạc , có phần giao lưu với khán giả và Vân anh phát biểu.Vân Anh khóc trước khán giả và nói rằng rất mong đợi ngày thành lập Hội người việt Đoan kết và hữu nghị ở Ba lan.Thấy một cháu gái nhỏ khóc , tôi cũng ngâm ngùi cho các cháu phải xa quê hương , ít bạn bè, chưa thích nghi được với văn hóa châu âu.Dẫu sao , đây là một cô gái giầu tình cảm. Sau đó vài năm , thấy Vân Anh ra tờ báo Cầu vồng , tiếng nói dân chủ cho thanh niên. Chắc tờ báo không có kinh phí nên không triển khai được. Bẵng đi đến giờ, đọc tin này.Thực tế, ở Balan , một cô gái sống lí tưởng như vậy ít được hoan nghêng, bởi lí do đơn giản là ai cũng lo làm ăn , không muốn phiền toái.
    Cũng hơi buồn là Vân Anh lại chưa lo giấy tờ hợp lệ cho mình . Nhưng không phải các cánh của đóng cả với Vân Anh . Hãy cố lên vượt qua giây phút khó khăn này .Một cô gái xinh đẹp giầu tình cảm thì tất nhiên là yêu thương nòi giống việt nam . Nhưng người việt mình thì như vậy đấy .Giáo dục cộng sản đang làm cho chúng ta trở thành giống người ích kỉ .khác với mọi người .và cái gì cũng sợ Hi vọng Vân Anh hiểu được rằng cần giữ vững niềm tin của mình. .

    • Nếu VA không tin tưởng vào việc mình làm và dân tộc VN thì chắc là oải từ lâu rồi. Vậy nên VA không đồng ý với nhận xét “người Việt đã thành giống người ích kỉ”.
      Câu chuyện VA “khóc để mong ngày gia nhập hội ĐKHN của cộng sản” được Ng. Ngọc kể ra đây có lẽ do trí tưởng tượng quá phong phú của Ng. Ngọc xui khiến :) . Ng. Ngọc nên phanh gấp kẻo lại kể VA hôm đó hát với Phương Thanh “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” thì chết

      • Đ.Q.Nam says:

        Mình rất thích cách trả lời của V.Anh. Không phải cứ gào lên chửi bới CS là hay. Không phải cứ ca ngợi hết lời là tốt. Cái gì cũng phải thực tế và dựa trên sự thật. Phải biện chứng như trong chủ nghĩa Marx ấy ;)

      • Lạ nhỉ, VA liên tục gào mà anh Đ.Q. Nam lại bảo không gào anh mới thích… :D

      • D.Q.Nam says:

        Chắc phải có dịp nghe “con quỷ cái” Vân Anh “gào” trực tiếp bên tai thì Nam mới thấy sướng được ;)

        Còn “đấu tranh” bằng phương pháp gào như V.Anh vẫn làm thì không phải là cách mà mọi người muốn lắng nghe.

  7. D.Q.Nam says:

    1. Xin chia sẻ cùng Robert Krzyszton về căn bệnh của ông.

    2. Về Tôn Vân Anh, có một số điều không rõ ràng mà tôi muốn BBT, độc giả hiểu biết hay chính TVA lý giải:

    - Lần đầu tiên TVA bị từ chối cấp hộ chiếu là từ bao giờ?

    - Tại sao Vân Anh và Robert làm việc và sống với nhau từ khá lâu rồi mà không tổ chức đám cưới, ít ra là vì giấy tờ của Vân Anh mà lại chờ đến khi hộ chiếu hết hạn rồi mới có ý định cưới?

    - Với những gì đã làm, Vân Anh thừa hiểu rằng mình sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu, vậy tại sao không tiến hành xin quốc tịch từ sớm?

    - Bài báo phân tích nhiều góc độ về cuộc sống của V.Anh và những khó khăn của cô. Nhưng có một khía cạnh khác mà không thấy bài báo nói đến. Đó là về phía gia đình của V.Anh. Ba mẹ cô cũng sinh sống tại Ba Lan, họ cảm thấy thế nào về “hướng đi” của con gái mình? V.Anh có gặp khó khăn khi đối diện với chính gia đình mình không???

    • Thưa anh D.Q.Nam, anh vào Blog của Tôn Vân Anh để xem bài viết của VA liên quan tới hộ chiếu.
      Ba mẹ VA vẫn sinh sống tại BL. Trước kia ba mẹ rất lo lắng. Bây giờ cũng lo nhưng đã tin tưởng hơn vào cô con gái :) . VA không bị ba mẹ cản trở mà ngược lại.
      Câu hỏi liên quan tới cưới xin của VA và Robert, trong bài của nhật báo GW đã nói tới.
      Câu hỏi: – Với những gì đã làm, Vân Anh thừa hiểu rằng mình sẽ bị từ chối cấp hộ chiếu, vậy tại sao không tiến hành xin quốc tịch từ sớm?
      VA xin trả lời:
      Trước kia, VA không phải rất muốn có quốc tịch nước ngoài hay quy chế tị nạn. Mình là công dân VN thì mình có quyền có hộ chiếu VN, sứ quán không cấp hộ chiếu cho VA là vi phạm công ước quốc tế, không xứng đáng làm bằng hữu với quốc gia dân chủ như BL. Cũng xin nói thêm, trước VA, chưa có ai trong đội ngũ dân chủ người Việt tại BL bị “phạt” kiểu quái đản như vậy.
      Việc VA giữ quốc tịch VN cũng là một trong những biện pháp thách thức tòa đại sứ. Trước kia, khi còn hộ chiếu VN, nhân viên đại sứ có nhiều lần tiếp cận gia đình VA thuyết phục nọ kia, gia đình ở VN cũng bị đe dọa. Chính VA bị dọa “giết” mấy lần dù sống tại BL. Nhưng mình là công dân VN thì phải chịu, phải đấu tranh. Người trong nước còn chịu được, mình ở nước ngoài chịu khó 1 chút chưa là gì cả.
      Rốt cuộc, tất cả những gì phía cộng sản làm đối với VA chỉ khiến cs VN chứng minh với dư luận, ít nhất là tại BL, rằng cộng sản là lũ chết tiệt. Dư luận BL rất ủng hộ cộng đồng người Việt theo xu thế tự do, nhất là khi nhìn thấy mặt thật của cs VN.

      • NLinh says:

        ” … cộng sản là lũ chết tiệt” (VA)

        Cứ nói ngắn gọn như vậy cho nhanh và ai cũng hiểu.

        Cảm ơn và chúc VA khỏe!

  8. lotxac says:

    HỔ MANG nó giống HỔ MANG,
    Nó là TRUYỀN KIẾP y-chan BÁC HỒ.
    Học đòi CHỦ NGHĨA TAM VÔ;
    Ít nhiều gì nó cũng ĐỒ LƯU MANH

  9. chiếu manh says:

    ” Lê Diễn Đức nói. – Tôi coi trọng các hoạt động của Vân Anh, nhưng cô ấy là con quỷ cái.”*
    Chẳng hiểu câu nói của anh Đức . Quỉ cái đối với Lê Diễn Đức hayđối với CSVN? dù của ai chăng nữa cũng vẫn… khó hiểu anh Đức ạ.

    • Thực ra tác giả bài viết, cô Alexandra Szyllo không xa lạ gì với tôi, thậm chí là bạn. Cô ấy trích dẫn câu nói của tôi không có authorization, hay đúng hơn là hơi bị thiếu chính xác. Cần phải hiểu tôi nói trong bối cảnh nào. Chúng tôi mạn đàm, trao đổi trong không khí bè bạn,thường là những lần bên bàn nhậu (trong mùa Hè 2010), có lần đề cập tới Vân Anh, tôi nói người hoạt động và có lý tưởng như VA tại Ba Lan thật khó lấy chồng… người Việt (tại Ba Lan), bởi tập quán đàn ông Việt quan niệm con gái phải dịu dàng, ngoan ngoãn, còn cô VA là “quỷ cái” – lẽ ra phải được đóng trong ngoặc kép! Cô bạn Ba Lan của tôi có thể hiểu sai sự so sánh có tính hài hước, chứ nói “quý cái” đây là tôi tỏ ý khâm phục cá tính của VA đấy. Cả Robert và Vân Anh đề là những người bạn của tôi. Chúng tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với nhau ở Ba Lan, trong hoạt động xã hội cũng như trong cuộc sống riêng.

      • Tlumaczka says:

        Thực ra nếu người dịch dịch câu của Sandra dẫn lời anh LDĐức thành:
        - Người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam chúng tôi phải là người hiền lành – tác giả blog đối lập được nhiều người Việt ở nước ngoài biết tới, Lê Diễn Đức nói.-tôi đánh giá cao những hoạt động của TVA, nhưng cô ta đúng là một “mụ phù thủy”
        Thì bài dịch sẽ dễ hiểu và đúng ngữ cảnh hơn. Ai đọc bản tiếng Balan cũng có thể cảm thấy ý cường điệu của từ wiedźma.

  10. Lâm Hoàng Quỳnh Châu says:

    Đọc xong bài viết, câu chuyện thật cảm động nhưng không khỏi những thắc mắc, có điều gì chưa rõ mà tôi thấy cần được sáng tỏ.

    Xin trích dẫn bài viết:

    1-”Vì sao ư? Bởi Tôn Vân Anh là người nòng cốt (trong nhóm đối lập- ĐCV chú thích). Cô sang Ba Lan từ khi 12 tuổi. Cô là người phụ nữ đẹp nhưng như chính cô nói thì không gã đàn ông Việt Nam bình thường nào muốn lấy cô làm vợ.”

    Ai đã đưa Tôn Anh sang Ba-lan khi mới 12 tuổi? Sống với ai hay sống bơ vơ trên đất khách quê người? Ở London, từ năm 1998 cho đến 2009, cũng có nhiều cháu bé người Việt (trên dưới 300) bị “bỏ rơi” giữa chợ Depfort, Catfort, Maze Street… nơi đông người Việt, rồi có “mệnh phụ phu nhân người Việt nhân từ” đưa đến Cục Di Dân xin nhận làm con nuôi. Cháu bé đến tuổi 18 phải trục xuất thì “lặn” mất tiêu trở thành Người Rơm, Đây là những “màn kịch” vụng về lừa nhà đương cục Anh quốc, nhưng không lừa được người Việt định cư ở London chúng tôi. Theo thống kê của Bộ Nội Vụ, người Anh gốc Việt dân số trên 30 ngàn người, nhưng số Người Rơm lên đến # 40 ngàn. Họ thường làm (lậu thuế) những công việc sau:

    1-Trồng cần sa.
    2-Các tiệm Nails.
    3-Nhà hàng.
    4-Các hotel gần phi trường Heathrow và Gatwich ngoại ô London

    Số Người Rơm này gây tai tiếng cho cộng dồng người Anh gốc Việt do những việc làm phi pháp của họ.

    Số Người Rơm này, sau nhiều năm truy quét không thánh, ngày nay chính phủ cho phép họ ra trình diện công khai, được lao động hợp pháp (để thu thuế) và cứu xét từng trường hợp cụ thể, sẽ quyết định “được định cư hay phải trục xuất” còn nhập tịch, điều này khó xảy ra. Ấy thế Kiên Giang -một người nhập cư bất hợp pháp ở Anh-,đã quá “tự tin” đến mức viết bài lên trang báo mạng VietExpess xin tư vấn, (trích nguyên văn):

    “Muốn có hai quốc tịch?
    Chúng tôi là những công dân Việt Nam đang sống và có giấy phép cư trú dài hạn (permanent resident) tại Anh. Sắp tới chúng tôi muốn xin nhập quốc tịch Anh nhưng đồng thời vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam.

    1) Chúng tôi cần phải hoàn thành những thủ tục giấy tờ gì để giữ quốc tịch Việt Nam?

    2) Nếu chúng tôi trở về Việt Nam sinh sống dài hạn, luật quốc tịch Việt Nam có yêu cầu chúng tôi thôi giữ quốc tịch vương quốc Anh hay không?

    Trân trọng cám ơn.

    Kiến Giang”.

    2-”Vân Anh là thông tín viên đài phát thanh Á Châu Tự Do, đồng sáng lập trang mạng Việt Nam – Ba Lan http://www.benviet.org, đảm nhiệm dự án hỗ trợ người nước ngoài do Liên Minh Châu Âu tài trợ cho Hội Tự Do Ngôn Luận. Cùng với Robert, Vân Anh làm đình làm đám vụ an ninh Việt Nam thuộc phòng A18 thẩm vấn và đe dọa đồng hương của cô trên lãnh thổ nhà nước Ba Lan. Vân Anh mang theo mình hai cái máy điện thoại cầm tay đã cũ liên tục réo chuông: chị “bất hợp pháp” sinh con trong bệnh viện mà không có tiền trả viện phí; có ai đó đi khám bác sĩ cần cô phiên dịch qua điện thoại; anh chàng kia cần tư vấn pháp lý vì bị mắc lừa ông chủ Ba Lan…”

    Không biết tác giả “viết nhầm” hay không, nếu “chị “bất hợp pháp” sinh con trong bệnh viện mà không có tiền trả viện phí,” rồi trốn viện thì điều này thật đáng trách, Quỹ phúc lợi xã hội quốc gia là do tiền người dân đóng thuế không phải từ trên trời rơi xuống vì thế người dân Ba-lan hay người Ba-lan gốc Việt khó thông cảm với chị.

    Trường hợp của chị thật khó, có thể chị phải bị trục xuất, hy vọng Tổng Thống Ba-lan đặc cách cho chị được nhập tịch là điều khó có thể xảy ra. Bởi vì ở Ba-lan còn có rất nhiều người Việt nhập cư bất hợp pháp như chị.

    Đôi điều tâm sự.

    BBT: Chúng tôi xin giải thích rõ, để tránh hiểu lầm. TVA sang Ba Lan năm 12 tuổi, theo cha mẹ là cán bộ đi công tác. Cô luôn có giấy tờ cư trú hợp pháp và mang hộ chiếu Việt Nam.

    Kể từ khi cô tham gia hoạt động tranh đấu, cô trở thành thành phần không được hoan nghênh của nhà nước VN. Họ đã từ chối gia hạn hộ chiếu cho cô khi quyển hộ chiếu cũ hết hạn.

    Bạn đọc lạc đề, bàn chuyện người rơm, cần sa, sẽ bị chúng tôi xóa bỏ ý kiến.

    • Lề Trái says:

      Bài của Lâm Hoàng Quỳnh Châu thể hiện sự thiếu hiểu biết như chính tác giả công nhận.

      1. Việc cô Vân Anh sang Balan năm 12 tuổi thì có thể tìm hiểu được từ rất nhiều nguồn, kéo xoạch một phát vào cần sa mí lại người rơm là cố tình kéo độc giả đi lạc hướng vì mục đích ti tiện của LHQC

      2. Người cư trú bất hợp pháp vẫn có những quyền cơ bản của con người. Trách nhiệm của xã hội dân chủ là phải lo cho họ. Trong bài viết cũng không hề đề cập đến chuyện “trốn viện phí” thế mà LHQC đã “đọc” được ra. Lại cũng vì định kiến có sẵn hay mục đích hoàn thành nhiệm vụ xấu xa được Đ&NN giao phó

      • ANguyen says:

        Hôm trước thấy bác LHM, hôm nay lại gặp bác Lề Trái. Thật là vui.

        Theo tôi “định kiến có sẵn” thì có thể, nhưng không có “mục đích ti tiện” hay “nhiệm vụ xấu xa” nào đâu.

    • Minh Đức says:

      Trích: nếu “chị “bất hợp pháp” sinh con trong bệnh viện mà không có tiền trả viện phí,” rồi trốn viện thì điều này thật đáng trách,

      Điều quan trọng hơn là lo không có tiền trốn viện là làm sao lo cho người mẹ và đứa con đó ra đời, sức khỏe được đảm bảo. Xem trọng đồng tiền hơn sinh mạng hai mẹ con là không được nhân đạo cho lắm. Nói thẳng ra là bất nhân.

      • Chưa bao giờ VA chứng kiến bác sĩ BL hắt hủi bệnh nhân dẫu bệnh nhân không có bảo hiểm. Tuy vậy, bệnh viện BL phải giải quyết các vấn đề hành chính nảy sinh khi bà đẻ không có tiền viện phí. Những lúc như thế cần có các cá nhân và tổ chức nhiêt thành ra tay.

Leave a Reply to chiếu manh