WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bắc Giang hôm qua, Tunisia hôm nay: Bài học nhãn tiền!

Bạo động ở Tunesia. Ảnh The Atlantic

Bạo loạn trên đường phố, sự kiểm soát của quân đội, cảnh sát và các vụ bắt giữ hiện hữu khắp nơi. Thủ đô Tunis bị đặt trong tình trạng thiết quân luật. Từ ngày 11 tháng 1 tất cả các trường học bị đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.

Theo nhiều nguồn tin quốc tế khác nhau, đã có hơn 60 người bị chết. Còn Tổng thống Tunisia, ông Zin Al-Abidine Ben-Ali, sau khi giải tán chính phủ vẫn không làm dịu được tình hình, đã cao chạy xa bay sang Ả Rập Saudi.

Văn phòng hãng du lịch Thomas Cook đã quyết định di tản bốn ngàn người ra khỏi Tunisia.

Đó là hình ảnh hôm nay của Tunisia, một đất nước được xem là ổn định chính trị, người dân hiền hoà, nổi tiếng với những bãi tắm tuyệt vời của vùng biển Địa Trung Hải và dịch vụ du lịch hấp dẫn không thua kém các nước châu Âu quanh vùng như Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Hy Lạp…, nhưng giá cả hợp lý, đặc biệt được ưa chuộng bởi tầng lớp trung lưu.

Giành độc lập từ Pháp tới độc tài

Tunisia nằm ở Bắc châu Phi, có dân số hơn 10,3 triệu người và diện tích gần bằng một nửa Việt Nam, thu nhập đầu người tính theo mãi lực (PPP) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 2010 là 9.448 USD (Việt Nam: 3.123 USD). Đối tác thương mại quan trọng nhất gồm Đức, Ý và Pháp.

Giành được độc lập từ thực dân Pháp vào năm 1956, Tunisia theo thể chế tổng thống-nghị viện và một đảng chiếm ưu thế nắm quyền. Tổng thống được chọn từ phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm.

Từ năm 1987, Ben-Ali lên nắm quyền Tổng thống sau khi thực hiện một cuộc đảo chính không đổ máu (cho rằng vì sức khoẻ yếu, Tổng thống Tunisia từ năm 1957, ông Habib Bourguiba, mất khả năng lãnh đạo) và giữ chức vụ này liên tiếp 5 nhiệm kỳ, với sự ủng hộ (theo nguồn chính thức của nhà nước) của cử tri là 99,6% (1999), 94,48% (2004) và 95% (năm 2009)!

Khi bắt đầu nhiệm kỳ, Ben-Ali đã có những cố gắng dân chủ hóa đất nước, trả tự do cho tù nhân chính trị, kể cả các phần tử cực đoan Hồi giáo. Kết quả là ông đã tạo ra một đảng đối lập Hồi giáo Nadh, phát triển nhanh và mạnh tại các trường đại học. Nhìn thấy hậu thuẫn của lực lượng Hồi giáo trong cuộc đảo chính năm 1991, chính phủ Tunisia sau đó đã tiến hành một loạt phiên toà xét xử các thành viên của Nadh.

Từ năm 1988 luật Tunisia ngăn cản hợp pháp hoá các đảng phái chính trị mà cương lĩnh hoạt động dựa trên nền tảng tôn giáo. Chính phủ cũng thắt chặt kiểm soát các tổ chức tôn giáo. Kể từ đó, chính sách cứng rắn với phe đối lập được áp dụng trong thời kỳ của tổng thống Habib Bourgiba quay lại. Báo chí, truyền thông không được phê phán chính phủ. Để gọi là thực hiện hứa hẹn bầu cử về một hệ thống đa đảng, các đảng đối lập của Tunisia được phân bổ một số ghế trong quốc hội, nhưng thực tế, ví dụ trong cuộc bầu cử (2004), không đảng nào giành được ghế, dù chỉ là một.

Cái gì tới phải tới

Tình trạng bất ổn ở Tunisia đã không làm mấy ai ngạc nhiên.

Duy trì chế độ chuyên chế (chỉ số dân chủ – Democracy Index – theo “The Economist” 2010, của Tunisia là 2,79/10 so với Việt Nam 2,94), Tunisia là một trong những quốc gia có chế độ kiểm duyệt thông tin thuộc vào hàng đầu thế giới, không có tự do ngôn luận, không được tự do hội họp. YouTube ở đây bị chặn hoàn toàn, còn mật khẩu vào các trang Facebook cá nhân bị chính phủ ngang nhiên dùng các biện pháp cướp đoạt.

Nhà cầm quyền nỗ lực quảng bá hình ảnh Tunisia như là một quốc gia ổn định chính trị, mến khách, được thiên nhiên ưu đãi về cảnh quan, nhằm mục đích tuyên truyền và lôi cuốn du khách. Tiếc thay, người ta có thể mãn nguyện với những ngày nghỉ tại các khu du lịch sang trọng, tiện nghi ven biển, nhưng chỉ cần đi sâu về phía Nam, nhất là vùng trung tâm, mọi thứ không còn màu sắc như thế nữa, nếu không nói là bi kịch. Người dân thiếu ăn và không có việc làm. Số phận của giới dân lao động bình thường đã không được chính phủ quan tâm đến.

Trong thất vọng, dân chúng mà chủ yếu là thanh niên, sinh viên của Tunisia đã nổi giận đứng lên biểu tình, đòi tổng thống mới. Giới trí thức, văn nghệ sĩ cũng vào cuộc với cuộc tuần hành hoà bình ủng hộ họ.

Chưa biết Tunisia sẽ ra sao trong thời gian trước mắt. Tất cả mọi thứ đã xảy ra dường như tự nhiên. Những người biểu tình hoàn toàn tự phát, không ai đứng ra tổ chức. Qua Facebook họ chuyển cho nhau các hình ảnh video về diễn biến các cuộc biểu tình và thông tin về các cuộc tiếp theo.

Báo chí hôm 15/1/2011, cho hay Chủ tịch quốc hội Tunisia Fouad Mebazaa, theo hiến pháp, tuyên bố tạm thời đảm nhiệm nhiệm vụ của tổng thống và công bố tiến hành bầu cử trong thời gian từ 45 đến 60 ngày. Ông cũng kêu gọi Thủ tướng Mohamed Gannushi lập nội các liên hiệp đoàn kết dân tộc.

Từ một việc làm bất cẩn

Tất cả bắt đầu vào ngày 17 tháng 12 năm 2010.

Một thanh niên Tunisia, Mohsel Buterfif, 26 tuổi, đã quyết định tự thiêu trước trụ sở của chính phủ. Lý do? Ông bị cảnh sát tịch thu chiếc xe bán rau quả, nguồn thu nhập duy nhất để sinh nhai của gia đình anh.

Được đưa tới bệnh viện cứu chữa nhưng vì bị bỏng quá nặng, Mohsel Buterfif đã qua đời vào ngày 04 tháng 1 năm 2011. Có tới khoảng 5.000 người đã tới dự tang tiễn biệt anh.

Có vẻ như chớp được cơ hội, tang lễ lập tức trở thành thùng thuốc súng và sự bất bình của xã hội Tunisia bùng nổ, leo thang từ suốt ba tuần qua.

Hàng ngàn người đã biểu tình tại trung tâm thủ đô Tunis, đòi Tổng thống Ben-Ali (74 tuổi), người đã cầm quyền từ 23 năm nay, phải từ chức.

Dưới áp lực của các cuộc biểu tình, Tổng thống Ben-Ali đã giải tán chính phủ và tuyên bố tiến hành bầu cử sớm trong vòng sáu tháng, và cam kết ông sẽ không tái tranh cử và sẽ bãi nhiệm vào năm 2014. Ông đã gọi những người đeo mặt nạ trong các cuộc xung đột với cảnh sát là những tên khủng bố, những kẻ điên rồ không thể tha thứ.

Tuy nhiên, những người tham gia phản đối là không phải là những kẻ điên. Họ là thanh niên, sinh viên có trình độ văn hoá nhưng tuyệt vọng vì không tìm được việc làm hoặc không thể có khả năng mua một căn nhà. Chỉ số thất nghiệp của Tunisia là 13%, trong đó 26% là những người có bằng cấp đại học.

Những người biểu tình đã dùng các phương tiện ghi lại rất ấn tượng cảnh những người bị thương trong các vụ đụng với cảnh sát, nhằm thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế về những gì đang xảy ra ở Tunisia.

Bạo loạn tại Bắc Giang. Ảnh On the net.

Rõ ràng, chỉ từ một hành vi bất cẩn, vô tâm của cảnh sát, người đại diện cho công quyền, đã có thể gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, thậm chí đã làm sụp đổ cả một ngai vàng của nhà độc tài và thay đổi cả một chế độ hà khắc.

Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, trong rất nhiều sự vụ, thay vì xử phạt hợp tình, hợp lý trên nguyên tắc bảo vệ tài sản và tính mạng cho nhân dân, thì công an Việt Nam – tương tự như Tunisia – lại rất tắc trách, sử dụng bạo lực, gây chấn thương thân thể hoặc tử vong cho người vi phạm, cũng đã làm cho dân chúng nổi giận.

Điển hình nhất vào ngày 25/07/2010, cho rằng công an huyện Tân Yên đã tàn nhẫn đánh chết em Nguyễn Văn Khương, 21 tuổi, chỉ vì em không đội mũ bảo hiểm, hàng ngàn người từ khắp các vùng lân cận đã kéo về trụ sở Uỷ ban tỉnh Bắc Giang, phá sập hàng rào, giật cờ và phản kháng, chống cự lại công an tới ổn định trật tự.

Sự lộng hành, cho phép mình đứng ngoài pháp luật, coi thường sinh mạng thường dân của lực lượng công an Việt Nam ngày càng tăng, sẽ không gì khác hơn là rót thêm dầu vào ngọn lửa bất bình, mất hết lòng tin vào chế độ của xã hội và đến một lúc nào đấy sẽ chín muồi, đủ sức nóng, có thể thiêu rụi cả chế độ.

Có rất nhiều yếu tố tương đồng đến đau đớn giữa hai chế độ độc tài của Việt Nam và Tunisia. Cho nên hiện tượng Bắc Giang hôm qua và thủ đô Tunisia hôm nay là bài học nhãn tiền.

Nguồn: Blog Lê Diễn Đức (RFA)

8 Phản hồi cho “Bắc Giang hôm qua, Tunisia hôm nay: Bài học nhãn tiền!”

  1. K.L.AUSSIE says:

    Chế độ csVN độc tài toàn trị, tham nhũng, thối nát đã đến lúc phải cáo chung sau hơn 56 năm cai trị.
    Chỉ có những bạn trẻ học sinh, sinh viên trong và ngoài nước, là rường cột đất nước, vì quốc gia, vì quyền sống, vì quyền làm người, hãy cùng đứng lên lật đổ chế độ bán nước này.
    Chắc chắn một điều là nếu các bạn làm được điều đó thì mọi người Việt hải ngoại cũng như trong nước sẽ ủng hộ các bạn hết lòng. Các bạn tin chắc như thế đi.
    HÃY VÌ QUÊ HƯƠNG DÂN TỘC, HÃY VÌ TỰ DO DÂN CHỦ, CÁC BẠN TRẺ HÃY CÙNG ĐỨNG LÊN LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ CS THỐI NÁT NÀY. HÃY ĐỨNG LÊN QUÝ BẠN ƠI!!

  2. thanhvan says:

    Nghich voi y dao ly cua Troi, khong biet thuong yeu nguoi dan thi mong gi bon CS nay ton tai duoc.
    Buon cho dan toc VN, thoi dai hien nay co rat nhieu thanh phan trung luu, ho co du com no ao am la ho khong can biet den dan toc ngheo doi la gi nua. Ho so bi lien luy… cho nen chu truong MACKENO da an vao trong mau cua gioi trung va thuong luu tai VN ( thanh phan trong Dang va ngoai Dang)
    Cau mong ngay NOI DAY cua toan dan nhu TUNISIE den that som de cho dan toc VN thoat khoi canh cung cuc doi ngheo, no le

  3. VM says:

    Tốt nhất vẫn là không có những chuyện như Tunisie. Tốt nhất vẫn là đi đến các mục tiêu phát triển dựa trên sự tự điều chỉnh trong hòa bình, hiểu biết của cả các nhà cầm quyền lẫn nhân dân.
    Cách mạng đem lại cho người ta niềm vui về sự thay đổi vị thế chính trị mới mẻ nhưng chẳng bao giờ thay đổi các khó khăn cuộc sống. Trái lại, khi phá bỏ hệ thống cũ, cách mạng cũng đồng thời phá hủy hoặc làm đình trệ các cơ chế khiến xã hội phát triển. Ngoài ra, những lãnh tụ cách mạng thường chỉ đi lên nhờ năng lực liên kết lực lượng và chống phá chế độ. Họ không có kinh nghiệm thậm chí năng lực tổ chức và hòa giải các lực lượng khác nhau trong xã hội và vận hành phát triển đất nước. Những người nhiệt tình nhất với cách mạng nhiều khi chỉ đơn giản là những người trở nên có giá trị nhờ sự tích cực chống phá. Trong ngọn lửa điên cuồng của cách mạng, chỉ có bạo lực đóng vai trò thống soái; kẻ bị tiêu diệt nhiều khi lại là những kẻ có năng lực nhất.
    Cách mạng – nhất là những cuộc cách mạng tự phát – do đó giống tai họa hơn. Khi đất nước quá suy đồi, cách mạng chính xác là canh bạc phát triển: hoặc là được, hoặc là mất.
    Xem lại lịch sử thế giới xem: những nước có nhiều cách mạng, nhất là cách mạng xuống đường kiểu Tunisie, đa phần đều là những nước thất bại. Những nước biết cách thay đổi, những nước không cần dùng người biểu tình để thay đổi chính sách, chính quyền, mới là những nước phát triển thành công.

  4. Nguyễn Mãi Quốc says:

    Đang có vài quốc gia khác cố gắng bắt chước Tunisia khi có vài người tự thiêu phản đối chính quyền. Nói đến “tự thiêu để phản đối chính quyền”, chúng ta tự hỏi “Đâu rồi các sư sãi, tăng ni ngày xưa hay biểu tình, tự thiêu để tranh đấu cho VN, các ngài trốn ở đâu rồi ???? Xin cho thanh niên một mồi lửa để giật sập một chế độ cầm thú đi chứ ??? Có ai biết sư hổ mang Thích Trí Quáng đang ở đâu và làm gì chăng??? Đất nước VN đang cần thì các ngài biến đâu kỹ quá!!!

  5. Nguyễn Việt says:

    Anh Đức thân mến,
    Sự áp bức của chế độ độc tài Ben-Ali chỉ mới có 25 năm, còn ở Việt Nam ta, nếu chỉ kể từ năm 1954 thì đã 56 năm rồi. Như vậy lẽ ra cái nồi áp suất ở VN phải nổ tung từ lâu mới phải.
    Nhưng Tunisie không phải là Việt Nam.

    1- Cuộc cách mạng ở đó nổ ra được vì nhân dân Tunisie đã nhận thức được sự quan trọng của một nền dân chủ thực sự đối với vận mệnh dân tộc. Đa số nhân dân ta thì chắc chắn là chưa nhận thức đươc vấn đề này. Bị bỏ đói, bỏ khát mấy chục năm, bị thiên tai bão lụt hành hạ, nhưng khi được một ông bí thư tỉnh ủy đến tặng một hộp mỳ ăn liền là họ đã cảm thấy ơn Đảng ơn Chính phủ rồi. Những người ngư dân Việt Nam đâu có biết nhà nước phải có nghĩa vụ phải bảo vệ họ. Khi bị Trung Quốc bắt người, cướp thuyền, đòi nộp phạt khuynh gia bại sản, họ chẳng biết oán trách ai. Hàng tháng sau mới đươc nhà nước can thiệp cho thả về, đến nơi ai cũng cảm ơn Đảng rối rit. Còn những người tuyên bố ứng cử bộ trưởng, hay kiện Thủ tướng như anh Hà Vũ, chỉ nhằm để chỉ cho dân chúng biết cái quyền tối thiểu của mình, thì bị cả xã hội coi là “thằng hợm hĩnh, đòi chơi trội”! Một dân tộc như vậy chưa thể coi là đã được chuẩn bị cho một cuộc cách mạng.

    - Ở Tunisie tuy trước cuộc bạo loạn, không có một phong trào đối lập thống nhât trong và ngoài quốc hội, nhưng quốc tế vẫn đánh giá những người đối lập Tunisie là “Phong trào đối lập”, trong khi không một chuyên gia chính trị nào dám đánh giá những gì mà các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam đang làm là một “phong trào” cả! (Mặc dù sự hy sinh của các tù nhân chính trị Việt Nam cũng không kém gì bên Tunisie) . Chính bản thân những người đối lập ở Tunis cũng hơi bị bỡ ngỡ trước cuộc cách mạng này, nhưng trong những ngày qua họ đã quần tụ lại thành một phong trào và đã có những cuộc tiếp xúc bình đẳng và hợp tác với những thế lực chính trị cầm quyền lâm thời để bàn về các bước đi tới đây. Liệu điều này sẽ có thể xảy ra ở VN ?

    3- Tunisie có một hiến pháp tuy chưa được coi là mẫu mực, nhưng cũng mang mọi ưu điểm tích cực của một nhà nước cộng hòa theo quy chế tổng thống, trong đó vai trò của mọi đảng phái hoàn toàn bình đẳng. Do đó khi cuộc bạo động xảy ra, quân đội Tunisie đứng ra bảo vệ hiến pháp, chứ không bảo vệ đảng cẩm quyền RCD. Hiện nay chính quân đội đang truy quét bọn mật vụ và các lực lượng trung thành với Ben-Ali và giới cầm quyền cũ. Đây chính là yếu tố quan trọng mang tính quyết định trong quá trình chuyển biến ở Tunisie. Ở VN ta, lời thề “Trung với Đảng hiếu với Dân” đã đi vào tiềm thức từng người lính, từng người sỹ quan, không thể ngày một ngày hai có thể xóa nó đi được.

    Tôi chỉ xin trao đổi vài ý như vậy để anh Đức và các bạn đọc ý thức được những trở ngại còn rất lớn trên con đường dân chủ hóa xã hội VN.

    • Vũ Duy Giang says:

      Phản hồi của Nguyễn Việt cho thấy sự khác biệt tình trạng giữa Tunisie và VN,mà những người nằm mơ(dưới cây,há mồm đợi quả rơi xuống từ hơn 35 năm rồi!)vội vàng chụp lấy “cách mạng Tunisie”cho VN! Ngoài ra cũng nên thêm vào 2 chi tiết quan trọng:

      1)TT.Ben-Ali vốn là tướng không quân(như”Phó”Nguyễn cao Kỳ) đã”cởi áo”(không quần!)rằn ri để làm TT trong 23 năm(TT.rằn ri NV.Thiệu bị”ngắn số”TT hơn!),cho đến khi bị chính các”huynh đệ chi binh”(quân đội Tunisie)không ủng hộ(hay đảo chính?!)nữa thì phải chạy chốn,thay vì được gửi đi làm đại sứ như các”rằn ri” Nguyễn Khánh,Dương văn Minh..v..v..

      2)Các chế độ CS nắm giữ quân đội(hay nhốt trong chuồng lính!) bằng các Chính Ủy(ủy viên chính trị có nhiều quyền hơn người chỉ huy)từ thời Hồng quân(Red Army) của Lenin,Staline,mà có khi chính ủy lại là Trotski!Sau 1975,QĐND.VN đã bải bỏ ít lâu chức vụ chính ủy,nhưng đã vội vàng lập lại chức này để dễ bề kiểm soát.

      3)Hơn nửa,các TBT của Đảng CS đầu nắm chức CT.Ủy ban quân sự trung ương(=Quân Ủy)như ở TQ,khi Đặng tiểu Bình nắm chức Phó CT.của UB này,thì là bức thang để leo lên chức TBT.Và tại Triều Tiên,CT.họ Kim cũng mới phong cho con trai(27 tuổi)làm đại tướng, và Phó CT.UBQSTW.Ở VN,thì CT.nước là người chỉ huy tối cao của quân đội,nhưng thực tế,thì TBT “nắm”QĐND qua UBQSTW.

  6. Tunisia hôm nay, tiếp đến sẽ là VN. Một anh bạn Tunisia làm việc chung với tôi nói rằng, anh muốn VN sẽ có tự do độc lập như nước anh và những tên độc tài VC sẽ cuốn gói ra đi như Tổng thống Ali. Tunisia cũng như VN, của cải giàu sang chỉ tập trung vào một nhóm người. Kẻ thì ăn không hết người thì không có ăn. Bao nhiêu người yêu nước Tunisia sống lưu vong trong trên thế giới vì không chấp nhận chế độ, nay được nhà cầm quyền kêu gọi trở về để kiến thiết xứ sở. Lâu đài độc tài kiên cố của Ali xây dựng trong hai mươi năm, chỉ cần vài tuần thì lâu đài ấy sụp như lâu đài xây trên cát.

    Ali ra đi, túi tiền đầy ắp ở ngân hàng Pháp, Mỹ, thuỵ Sĩ và Ả Rập như bọn VC, gia đình Ali sống thanh nhàn và hạnh phúc trên xứ người, để lại hàng triệu người đói khổ. VC cũng thế, con cháu chúng mua nhà mua cửa và mang tiền sang ngoại quốc xong rồi, chỉ chờ ngày chạy. Cái tội ngu là bọn VC gian không thấy xa điều đó, tiếp tục đàn áp những nhà dân chủ. Khi bọn chủ VC chạy thì bọn tớ lãnh hết mọi hậu quả mà VC đã gieo trong quá khứ.

    Dân Tunisia đang lùng bắt những tên hung thủ từng làm khổ người dân, dân chúng xông tràn vào những phi trường khi nghe tin người thân của Ali trốn chạy. Bao tên hung thủ từng đánh người không gớm tay nay đang ẩn náu một cách thảm thương và dân chúng đang lùng bắt để đưa những tên này ra tòa án mà một thời chúng làm khổ dân tộc Tunisia.

    Tương lai mấy tên VC sẽ bị dân lùng bắt như những tên hung thủ Tunisia, nhà mà bọn VC đang ở sẽ bị tịch thâu vì của cải của bọn chúng là của ăn cắp. Người VN nhìn tấm gương hy sinh anh dũng của Tunisia và tấm gương ấy sẽ ảnh hưởng rất sâu đậm đến người dân Việt và người dân VN sẽ noi gương làm một cuộc cách mạng lật đổ chế độ đảng trị VC.

    Muốn sống hạnh phúc và độc lập, tự do thật sự, chỉ có một con đường duy nhất là lật đổ bọn VC độc tài để đưa VN vào quỷ đạo hòa bình độc lập dân chủ để cùng đi lên với cộng đồng thế giới trong đó có Tunisia.

  7. Thanh says:

    Chi can mot viec tuong tu nhu o Bac Giang xay ra tai Ha Noi hay Saigon thi chac chan VN se la mot Tunisie thu hai.

Phản hồi