WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giám đốc điều hành Google giúp châm ngòi vụ nổi dậy ở Ai Cập

Giám đốc điều hành Google đã giúp châm ngòi vụ nổi dậy tại Ai Cập: Freed Google executive helped spark Egypt revolt

Bởi HADEEL AL-SHALCHI và KARIN LAUB Ngày mùng 7/2/2011. Nguyễn Tường Tâm chuyển ngữ.

Ảnh AFP

CAIRO -AP–Một giám đốc trẻ của Google, người bị nhà chức trách Ai Cập bắt giữ trong 12 ngày, đã nói trong ngày Thứ Hai, mùng 7-2-2011 rằng anh ta đứng đằng sau trang mạng Facebook giúp châm ngòi điều mà anh gọi là “cuộc cách mạng của giới trẻ internet.” (the revolution of the youth of the Internet.)  Một nhóm nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ cho hay gần 300 người đã thiệt mạng trong 2 tuần lễ đụng độ.

Wael Ghonim- giám đốc trẻ của Google ở Egypt

Anh Wael Ghonim, một giám đốc tiếp thị (marketing manger) cho Google, đã khóc trong suốt cuộc phỏng vấn truyền  hình đầy xúc động chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi anh được phóng thích. Anh mô tả cách thức anh sử dụng thời gian bị giam bịt mắt trong khi bố mẹ anh lo lắng không biết anh lúc đó đang ở đâu. Anh nói rằng anh không bị hành hạ và những người thẩm vấn anh đã đối xử một cách tôn trọng đối với anh.

Anh nói “Đây là cuộc cách mạng của giới trẻ internet và bây giờ là cuộc cách mạng của toàn dân Ai Cập.” Anh nói thêm rằng anh giật mình ngạc nhiên khi lực lượng an ninh bắt giữ anh gọi anh là kẻ phản quốc. Anh nói thêm, “Bất cứ ai có ý tưởng tốt đều là kẻ phản quốc, vì theo thói thường bây giờ điều đó là xấu.”  Anh Ghonim là một người Ai Cập trông nom thị trường của Google tại Trung đông và Phi châu từ Dubai, một tiểu quốc trong Vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Anh nói tiếp, “Nếu tôi là một kẻ phản quốc thì tôi đã ở trong ngôi biệt thự của tôi tại Dubai và kiếm nhiều tiền và nói như những người khác, ‘Hãy để cho đất nước này tiêu vong mẹ nó đi’ (‘Let this country go to hell.’). Nhưng chúng tôi không phải là những kẻ phản quốc.”

Anh Ghonim đã trở thành anh hùng trong các cuộc biểu tình kể từ khi anh mất tích vào ngày 27 tháng 1, hai ngày sau khi các cuộc chống đối bắt đầu. Anh xác nhận tin tức từ các người chống đối cho hay anh là giám đốc điều hành (administrator) trang mạng Facebook có tên “Tất cả chúng ta là Khaled Said” ["We are all Khaled Said"] (1). Trang mạng này là một trong các phương tiện tổ chức cuộc biểu tình khởi sự phong trào vào ngày 27/1.

Anh nói rằng anh bị vồ (snatched) ngoài đường hai ngày sau khi các cuộc chống đối bùng nổ lần đầu tiên vào ngày 25/1. Sau khi anh rời nhà người bạn, thì bốn người đàn ông bao vây anh, xô anh xuống đất và bịt mắt anh mang anh tới cơ quan an ninh. Anh cho  biết anh đa số thời gian trong những ngày sau đó anh bị bịt mắt và thẩm vấn. Anh cho hay các điều tra viên tin rằng có ngoại nhân ủng hộ phong trào, nhưng anh Ghonim nói rằng chỉ có những người trẻ Ai Cập, “Những người yêu nước.” Anh gọi cuộc bắt anh là “bắt cóc” và là một “tội phạm”. Anh mạnh mẽ đổ lỗi sự yếu kém của đất nước cho đảng cầm quyền của tổng thống Mubarak và anh nói rằng điều tốt đẹp đối với họ là hãy bỏ đảng đó đi và khởi sự một điều gì mới để dành lại sự kính trọng của nhân dân. Anh kết luận, “Tôi không muốn trông thấy phù hiệu của đảng cầm quyền ở bất cứ đâu trên đất nước này. Cái đảng này đã phá hoại đất nước. Cán bộ đảng là bọn bẩn thỉu.”

————————————————-

(1) Ghi chú của người dịch: trên trang mạng, GlobalVoices

Câu chuyện về Khaled Said như sau: Khaled Said, một thanh niên Ai Cập 28 tuổi người thành phố miền duyên hải Ai Cập Alexandria, đã bị hành hạ tới chết bởi hai cảnh sát muốn lục soát anh theo đạo luật tình trạng khẩn cấp (emergency law). Anh hỏi lý do và lệnh tòa án thì hai viên cảnh sát giết anh ta.  “We are all Khaled Said” là trang mạng Facebook được thành lập ngay sau khi anh ta bị giết để lên án sự tàn bạo của cảnh sát. Trang mạng này được viết bằng tiếng Ả Rập lẫn tiếng Anh.

Câu chuyện chi tiết còn rùng rợn hơn được mô tả trên blog “The murder of Khaled Said”.

Luật sư Muhammad Abdel Aziz mô tả như sau: “Vào ngày Chủ Nhật, anh Khaled đang ở trong quán cà phê Internet vào khoảng 11:30 khuya. Hai cảnh sát viên tới vòi tiền anh ta. Khi anh ta nói là anh ta không có tiền thì họ đánh anh ta. Đầu anh ta va vào mặt bàn bằng đá hoa cương và anh ta bắt đầu chẩy máu. Hai cảnh sát viên này lôi Khaled ra khỏi quán và tiếp tục đánh anh ta. Anh ta la lớn “Tôi sắp chết, buông tôi ra” và anh ta ngã lăn ra sàn. Sau đó anh ta chẩy máu. Ngay sau đó một dược sĩ và một nhân viên cấp cứu y tế đi ngang đã xác nhận anh ta chết sau khi bắt mạch anh ta. Các nhân chúng cho hay một xe cảnh sát tới chở Khaled đi. Gia đình cảnh sát liên lạc với gia đình anh ta và nói rằng xác anh ta đang ở trong nhà quàn Kom-el-Dekka. Nhưng gia đình không được cho vào nhà xác. Tại Viện kiểm sát (prosecutor’s office), nhà chức trách đã cho  mẹ và anh của Khaled hay rằng anh ta đã nuốt một gói ma túy và có nhân chứng thấy sự việc. Nhưng Ahmad Badawy, một người hoạt động cho nhân quyền tại Alexandria đã tới quán cà phê vào ngày hôm sau, 11/6 nơi sự vụ xảy ra và cho biết các nhân chứng đã cho anh ta hay rằng gói ma túy là của hai cảnh sát đã đánh Khaled.

© Nguyễn Tường Tâm (Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Giám đốc điều hành Google giúp châm ngòi vụ nổi dậy ở Ai Cập”

  1. Minh Đức says:

    Trích: Sau khi anh rời nhà người bạn, thì bốn người đàn ông bao vây anh, xô anh xuống đất và bịt mắt anh mang anh tới cơ quan an ninh.

    Cơ quan an ninh có thể mời anh ta để thẩm vấn mà không cần phải xô xuống đất rồi bịt mắt bắt đi.

  2. Minh Đức says:

    Trích: Anh kết luận, “Tôi không muốn trông thấy phù hiệu của đảng cầm quyền ở bất cứ đâu trên đất nước này. Cái đảng này đã phá hoại đất nước. Cán bộ đảng là bọn bẩn thỉu.”

    Ở Việt Nam mà nói câu như trên thì sẽ bị bắt vì vi phạm điều 88 thuộc Bộ Luật Hình Sự.

  3. Cau. nay tre? ma tu tuong tot ghe , ko nhu tuoi tre o Viet Nam , kien thuc bang` con Voi ma tu tuong nhu con Chuot.

  4. Love VN says:

    Nếu người trẻ VN ý thức được như người trẻ Ai cập thì Dân tộc VN đã thoát khỏi bàn tay buôn dân bán nước của tập đoàn cầm quyền CSVN, dân nghèo VN đâu có bị bọn TQ ức hiếp, chẳng lẽ nào con cháu của Hai Bà Trưng mà phải chịu nhục nhã như thế này hay sao!? chẳng lẽ nào dân VN phải trả nợ máu cho tội ác của bọn CS gây ra, tất cả khổ đau đỗ lên đầu dân lành, còn bọn Cầm quyền thì đang vui chơi, hưởng lạc trên nỗi thống khổ của dân lành, thật là một thảm hoạ từ ngày bọn CS thống trị,
    hào khí tuổi trẻ VN đang ở đâu!? nhìn người mà nghĩ đến ta! tiếc thay!

  5. Mot thanh nien 25t ? ! Hoc hanh toi dau ma tu tuong lon’ qua vay ? … nghy ma buon cho tuoi tre o Viet Nam , kien thuc thi nhu con Voi ma tu tuong thi chi bang con Chuot. ….. OI’ GIOI` OIIIII

  6. nananhi says:

    câu chuyện có vể ná ná như chuyện 1 nước nào đó vùng đông nam á châu , nếu các cái tên được đổi thành là Trần văn … Nguyễn ….chẳng hạn ….Nhưng thực ra khó xẩy ra như vậy vì , đảng của chúng ta khôn hơn đảng cua ông Mu rất nhiều , ở chỗ đảng của chúng ta nắm chăt thông tin và quyền thông tin , tạm gọi là thời buổi này là thời buổi thông tin bao cấp ở V N , dân mình chỉ được nghe và biết và nói những gì Đảng cho phép ……Nhưng” Tiến trình Ai câp hóa ” V n chỉ chậm lại thôi chư kô phải kô bao giờ , tin là như vậy đi …

Leave a Reply to nong dan ngo ngac