WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lễ độc lập Hoa Kỳ và di dân Việt Nam

Ngày quốc lễNgày 4 tháng 7 hàng năm là ngày lễ trọng đại nhất của Hoa Kỳ. Đó là ngày Mỹ quốc Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 và bắt đầu chiến tranh cách mạng chống lại Anh quốc trong 6 năm. Đến 1782 Anh và Mỹ ký thỏa ước ở Paris và công nhận Hoa Kỳ độc lập. Người Mỹ đã chiến thắng trận chiến tranh đầu tiên của lịch sử Hiệp Chủng Quốc. 

Là công dân gốc Việt trong đợt di dân cuối cùng của thế kỷ 20, chúng ta nên tìm hiểu về đất nước mà chúng ta lập nghiệp. Các di dân tỵ nạn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ đã được dự ngày kỷ niệm 200 năm lập quốc vào năm 1976. Đến bây giờ nước Mỹ đã già thêm 35 năm nhưng lịch sử trẻ trung của Hiệp Chủng Quốc rất phong phú và cũng rất độc đáo. Hoa Kỳ là quốc gia bao gồm tất cả các sắc dân, các ngôn ngữ, các tập tục văn hóa. Nước Mỹ đã có các kỷ niệm vừa hung bạo vừa nhân từ. Tiêu diệt da đỏ, bắt da đen làm nô lệ, kỳ thị da vàng, đem quân đi làm cảnh sát trên thế giới, đi đến đâu là gây sóng gió ở đó. Hoa Kỳ cũng là quốc gia phát huy tự do dân chủ toàn cầu, viện trợ kinh tế, quân sự, giáo dục, xã hội, văn hóa cho toàn thể các quốc gia chậm tiến trên thế giới.
Biên cương của Hoa Kỳ trên địa cầu là một vùng đất bao la tiếp giáp với hai đại dương Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ là ải địa cầu trấn giữ Bắc Băng Dương. Biên giới không gian của Hoa Kỳ lên đến mặt trăng và Mỹ quốc cũng đã đặt cọc mua đất trên hỏa tinh. Hai ngàn vệ tinh kinh tế thương mại và quân sự của Hoa Kỳ canh gác toàn vùng khí quyển của quả đất. Đế quốc nhân văn của Hiệp Chủng Quốc thống trị thế giới bằng các tòa đại sứ và lãnh sự luôn luôn tấp nập các khách hàng xin visa.

Cơ sơ ngoại vi của các đại sứ quán Hoa Kỳ là những chỗ bán thức ăn Fast Food McDonald, Coke, nhạc Rock và quần Jeans. Mỹ phát thực phẩm cho dân nghèo toàn thế giới nhưng đi đến đâu cũng bị đuổi về nhà: Yankee go home.

Đó là Hoa Kỳ ngày nay, sau hơn 300 năm lập quốc. Đất nước mà chúng ta đang là công dân có đứng lên tuyên thệ bảo vệ và tuyệt đối trung thành.Vì vậy chúng ta cũng nên biết qua lịch sử lập quốc của quê hương mà phần đông chúng ta sẽ cùng các thế hệ tiếp theo ở lại đời đời.

Ai là người đầu tiên trên đất Mỹ?

Các nhà nhân chủng học cho biết 12 ngàn năm trước lục địa còn dính liền cuối thời băng giá, Á châu và Mỹ châu nối tiếp ở phía Bắc. Con người tiền sử Á Châu đi tìm đường sống đã đi từ Á qua Mỹ. Sau đó quả đất chuyển đổi, hai lục địa tách xa nhau. Người Á châu tiền sử trở thành thủy tổ của các bộ lạc ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, thực ra đây cũng chỉ một là giả thuyết.

Thực tế ghi nhận nhiều nền văn minh đã được kiến tạo, nhiều bộ lạc đã tàn lụi. Sau cùng chỉ còn các bộ lạc da đỏ tồn tại cho đến thời kỳ 1500 các sắc dân Tây phương mới đến Mỹ bằng đường biển. Nổi danh nhất là nhà hàng hải Columbus năm 1492 đi tìm Á châu và khám phá ra Mỹ châu. Rồi tiếp theo là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh Cát Lợi, Pháp, Đức rồi đến Nga và các quốc gia Đông Âu.
Các cuộc chiến đẫm máu, triền miên ở tân lục địa giữa người địa phương và dân giang hồ mới đến. Chiến tranh giữa các thế lực Tây phương. Sau cùng Anh quốc ổn định được tại phần lớn miền Đông Hoa Kỳ và các di dân bắt đầu lên đường. Con tàu Hoa Tháng Năm, May Flower nổi tiếng đến Mỹ năm 1620 vỏn vẹn có 100 mà một nửa là thủy thủ đoàn đã trở thành biểu tượng của cuộc định cư trên đất mới vì có đem theo gia đình.

Năm 1621 di dân được mùa đã cùng tổ chức Lễ Tạ Ơn và ăn nhậu với dân da đỏ trong một lễ Thanksgiving đầu tiên của nhân loại.

Nhưng rồi những ngày vui qua mau. thổ dân tại Mỹ chết dần vì bị giết, bị đói, bị bệnh, có thể do các mầm bệnh từ tây phương đem đến.

Trong khi đó từ 1620 đến 1732 tức là hơn 100 năm. Một nước Mỹ thuộc Anh đã hình thành với 13 tiểu bang liên hiệp ở miền Đông. Phần lớn làm nghề nông, trồng thuốc lá, trà, và lúa. Các vùng khác thuộc Tây Ban Nha, Pháp vẫn còn tranh chấp.

Cuộc chiến 1754 giữa Pháp và Anh giành đất trong 7 năm, sau cùng Anh thắng và mở rộng biên cương thuộc địa.

Tiếp theo nước Anh cần tiền cho mẫu quốc nên đánh thuế các thuộc địa, thu tiền các nhà sản xuất và các đồn điền tại Hoa Kỳ. Chính sách thuế của Anh ban hành năm 1774 trở thành mầm mống cho cuộc chiến dành độc lập tại Hoa Kỳ. Tướng Washington nhận trách nhiệm lãnh đạo cuộc chiến tranh cách mạng vào năm 1775 và chính thức đứng ra tuyên bố độc lập 1776. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do Thomas Jefferson đại diện tiểu bang Virginia viết ra lúc ông 33 tuổi được coi là một áng văn tuyệt tác nhất của nhân loại và mở đầu cuộc chiến dành độc lập cho đến chiến thắng cuối cùng bằng hiệp định Paris 1782.
Sau chiến thắng, Hoa Kỳ có 5 năm xây dựng dân chủ từ 1782 đến 1787 để hiến pháp ra đời với 9 tiểu bang chính thức rồi đến 13 tiểu bang thỏa hiệp. Những lá cờ Mỹ đầu tiên có 9 ngôi sao rồi 13 ngôi sao và bây giờ là 50 ngôi sao.
Suốt từ buổi bình minh của Hiệp Chủng Quốc cho đến nay, nước Mỹ đã trải qua biết bao nhiêu là biến động.

Từ hơn 4 triệu dân vào năm 1800 trở thành trên 300 triệu vào năm 2011. Trên giấy tờ có trên 250 năm lập quốc nhưng thực sự quốc gia này đã nảy mầm từ trên 300 năm.

Ý nghĩa Hiệp Chủng Quốc.

Phải chăng Hoa Kỳ là một đĩa rau trộn gồm đủ mọi sắc thái nhưng tía tô vẫn là tía tô, rau giấp cá vẫn nồng nàn mùi tanh của biển mặn. Hay đây là nồi cháo mà mọi thứ thực phẩm đã được hòa tan thành một hương vị mới. Cái đó còn tùy hoàn cảnh, địa phương và thời gian.

Nước Mỹ đã trải qua các giai đoạn hành động tàn nhẫn với các sắc dân thiểu số. Vào thế kỷ thứ 19, da trắng buộc dân da đỏ phải di cư tập trung vào các khu vực ấn định. Thảm kịch diễn ra trên các con đường mòn được gọi là: Đường mòn nước mắt.

Da đỏ già trẻ lớn bé đều phải ra đi, bỏ nhà cửa, vườn trại để vào các khu đồng khô cỏ cháy xa cách vạn dặm. Hàng chục ngàn người đã chết.

Trong khi đó ở miền Nam Hoa Kỳ, dân da đen bị bắt làm nô lệ đem từ Phi châu qua đã trở thành một lực lượng lao động quan trọng. Những bàn tay đen đủi đã xây dựng nên nền nông nghiệp miền Nam nuôi cả nước Mỹ vào thời kỳ lập quốc với những vườn bông vải trắng xóa. Nhưng cũng chính da đen là vấn nạn cho cuộc chiến tranh tương tàn Nam Bắc. Những người da đen bỏ trốn các nông trại đã bị đánh roi cho đến chết. Câu chuyện Uncle Tom với bài ca da đen lừng danh: Let my people go, Hãy cho dân tôi đi, trích dẫn từ Thánh Kinh đã trở thành một vấn nạn trong lương tâm Hoa Kỳ.

Da đỏ xin ở lại thì bị đuổi đi. Da đen xin đi thì bị giữ lại. Ngay khi nội chiến chấm dứt, da đen được giải phóng mà vẫn còn bị kỳ thị.

Cuộc chiến đấu vĩ đại của một đàn bà lẩm cẩm da đen năm 1955 không chịu ngồi phía sau xe bus đã trở thành một cuộc tổng đình công tẩy chay xe bus tại Hoa Kỳ. Từ cuộc đình công này, da đen có được một nhà lãnh đạo đầy huyền thoại là mục sư King mà tên tuổi trở thành một ngày quốc lễ.
Rồi đến lịch sử Tây tiến làm đường xe lửa đem da vàng Nhật Bản và Trung Hoa nhập cuộc. Các tiền nhân di dân châu Á cũng đã ngậm đắng nuốt cay ở miền Tây Hoa Kỳ trong suốt thời lịch sử cận đại.

Sau cùng đến lượt chúng ta. Việt Nam ngày nay có một triệu sáu trăm ngàn người tại Hoa Kỳ. Sau đợt di tản 75 tiếp đến là thuyền nhân từ 75 đến 95 rồi là các HO, ODP nhập cư cho đến cuối thế kỷ thứ 20. Mười quận hạt có dân số đông đảo nhất là Orange, Santa Clara, Los Angeles, Houston, San Diego, Seattle, Oakland, DC, Dallas và Fort Worth (Texas).

Chúng ta không phải là sắc dân cuối cùng, và chúng ta không phải là sắc dân duy nhất có quê hương cố quốc. Di dân tỵ nạn Việt Nam tùy theo hoàn cảnh và cảm nghĩ, có người mang theo quê hương, có người bỏ lại quê hương. Tuy nhiên chúng ta không thể hành xử khác tập thể di d ân trong trách nhiệm xây dựng đất mới.

Sắc dân nào cũng có những niềm tự hào của họ. Ai cũng có các hãnh diện về truyền thống văn hóa, ngôn ngữ của cội nguồn. Điều quan trọng là phong cách đối xử và tìm hiểu để hội nhập. Chúng ta phải cảm ơn những người đi trước đã mở đường. Kể cả người xấu lẫn người tốt đã sống và đã qua đi trong công cuộc chinh phục đất nước vĩ đại này.

Một lần nữa, đợt người Việt đầu tiên ở Mỹ sẽ là nhưng cây tràm, cây đước giữ chặt đất cho một cộng đồng tương lai phát triển. Con cháu chúng ta sẽ vừa nhớ ơn ông cha đã đến đất này mà cũng không hổ thẹn về những đóng góp của chúng ta trong những giai đoạn đầu tiên. Bỏ lại phía sau con sông Hồng, sông Hương, sông Cửu Long và dãy Trường Sơn. Bây giờ ta phải làm quen với con sông Sacramento và rặng Rocky Mountain để con cháu ta đứng lên đáp lời sông núi mới.
Xin hãy công bình với hoàn cảnh. Hãy lưu tâm ngày 4 tháng 7 của Hoa Kỳ. Bước ra khỏi cái Ghetto của cộng đồng nhỏ hẹp, tham dự vào cái xã hội vĩ đại đã đem phúc lợi cho chúng ta. Đó là cách hay nhất để xây dựng cùng một lúc cộng đồng tại Mỹ và quê hương bỏ lại ở Việt Nam. Bao gồm cả giấc mơ tự do và dân chủ.

San Jose 2011

Giao Chỉ

Đàn Chim Việt

 

10 Phản hồi cho “Lễ độc lập Hoa Kỳ và di dân Việt Nam”

  1. ThuyDuong says:

    Nhân ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, tôi cũng có viết 1 lá thư cho con trai, sinh ra và lớn lên tại xứ sở này. Khác với các nước khác, ngay từ lớp mẫu giáo khi dẫn con đi học, tôi đã thấy tấm bảng để dòng chữ “All children are Americans” trong lớp học nên cho dù khác chủng tộc, trẻ con ở HK đã được giáo dục chúng là người Mỹ và chắc chắn trong trái tim bé nhỏ của con tôi luôn mang hình ảnh nước Mỹ cho dù chúng tôi có cồ gắng giữ truyền thống Việt Nam trong cháu.

    Thư Viết Cho Con Trai

    Cu Dương thương yêu của má,

    Có lần má đã cám ơn con vì con đã là niềm hạnh phúc của má , con mang niềm vui làm mẹ cho má ở tuổi 45, cái tuổi mà người đàn bà lẽ ra đã thành bà nội, bà ngoại. Niềm hạnh phúc hơn nữa là con thương yêu má không so đo tính toán. Con biết đi đứng, nói năng chậm hơn những đứa trẻ đồng tuổi, nhưng tình thương con dành cho má thì to lớn hơn nhiều. Ngày con gần 1 tuổi, khi các em bé khác đã bắt đầu biết đi biết đứng, con trai của má chỉ mới biết bò càng, vậy mà khi con thấy má ho từng cơn, cu Dương bò lại cái tủ cạnh đầu giường, bám vào nó mà đứng vịn lên, vói tay để lấy ống thuốc xịt suyễn rồi bò lại đưa cho má , thành ra má nhớ như rõ ngày con biết đứng . Má đã khóc : con thương má nên con đã biết đứng dậy.

    Mấy tuần lễ nay, khi bên Việt Nam người trong nước từ Hà Nội đến Sài Gòn , cùng lúc đồng loạt biểu tình chống bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh , má dán mắt vào màn ảnh computer để trông tin, những giọt nước mắt không thể ngăn được, cứ lăn dài trên má. Cu Dương của má, dòm má rồi hỏi :

    -Sao má khóc vậy má, má bịnh hả?

    -Không con, má buồn, đất nước của má đã bị bọn Tầu xâm lược và bọn họ còn đang giương oai ngay trên vùng biển của quê hương má.

    - Con cũng ghét Chinese, mình đừng ăn nhà hàng Chinese nữa nghe má.

    Ôm con vào lòng, má cố gắng giải thích cho đứa trẻ mới 7 tuổi đầu biết, má của con chỉ ghét bọn Tầu Cộng xâm lược, má đâu có ghét người Tầu. Người dân Trung Hoa lục địa họ cũng bị bọn ấy hành hạ, làm việc như con trâu, cái máy ngay cả những đứa trẻ chỉ bằng tuổi của con thôi. Những gì cu Dương được giáo dục ở nhà trường bài học đạo đức về sự ngay thẳng thì ở Trung Cộng điều đó không bao giờ được coi trọng. Ngay tại thế vận hội Olympic, một đứa trẻ có khuôn mặt xinh xắn được đưa ra để hát nhép cho một đứa nhỏ khác chỉ vì nó không có làn da trắng trẻo, chỉ vì nó không có hàm răng đẹp. Cướp công, cướp của, xảo trá, giả dối là chuyện bình thường ở xã hội mà họ hãnh diện là dân tộc Đại Hán với 5 ngàn năm văn hiến, với những bậc hiền triết như Khổng Tử, vua Nghiêu, vua Thuấn.

    Còn ngay trên quê hương của má, những người yêu nước, từ em bé đến cụ già, thanh niên thiếu nữ, căm phẫn vì bị Trung Cộng xâm lăng, lăng nhục , ra đứng biểu tình phản đối thì bị chính nhà cầm quyền của mình đánh đập, bắt giam, cầm tù, dọa nạt. Người dân quê má chưa được quyền tự do yêu nước nếu chưa được cho phép. Cái tự do là điều cu Dương của má đã học ngay trong lớp một và đòi sử dụng quyền ấy khi má bắt con ngồi tập viết vì chữ của con xấu quá , con không chịu tập đồ theo má mà nói :

    Má, America is the land of freedom . We fought against England to get freedom . Is it why you came here , má?

    Khi còn nhỏ, má luôn luôn răm rắp nghe lời ông bà ngoại cho dù trong lòng không muốn tí nào (bây giờ , ông bà của con qua đời má mới dám nói sự thật ;) ), nhưng cu Dương của má sinh ra và lớn lên ở Mỹ, con đã được dạy dỗ về freedom of speech, không dễ dàng bắt con phải làm theo điều cha mẹ muốn nếu điều ấy không có lý. Má nhớ cách đây không lâu khi ba má bắt con phải nói tiếng Việt, con hỏi lại má :

    - Why má, why do I have to speak Vietnamese?

    - Vì ba người Việt, má người Việt, so are you.

    Cu Dương đã giơ cánh tay bé nhỏ của mình lên và nói :

    - Can I say something?

    - Thì con cứ nói đi.

    - Má sai rồi, I am American. All children born in America are Americans.

    Con của má nói đúng, đây là xứ sở của tự do, nhưng tự do đâu phải từ trên trời rơi xuống hả con ? Như cu Dương đã nói để có được sự tự do bao nhiêu người Mỹ đã chiến đấu để giành lấy nó và hàng trăm ngàn người Việt Nam của má đã đổi cả sinh mạng, bị đánh đập, hà hiếp trên đường vượt biên để đến được xứ sở này.

    Cu Dương của má cũng đúng luôn khi con khẳng định “con là người Mỹ”. Nhưng con có biết là Hoa Kỳ khác với các quốc gia khác vì nó là đất nước của di dân, đất nước của đa sắc tộc, đa văn hóa và điều đó làm cho xã hội Hoa Kỳ thêm xinh đẹp hơn không?

    Con của má đã may mắn sinh ra và lớn lên trong xứ sở này, nơi mà quyền làm người được tôn trọng thì con ơi, con hãy lợi dụng cơ hội đó để học hành, để vươn lên, để biết điều hay lẽ phải, và nhất là để đừng giẫm lên quyền tự do của người khác. Má mong rằng con sẽ trở thành một trong những bông hoa đầy mầu sắc của nước Mỹ như vườn hoa sau nhà của mình dưới nắng hè rực rỡ ngoài kia.

    Viết cho con trai yêu thương của má để đón chào ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Dear ThuyDuong,

      Cám ơn nhiều nhé.

      Góp ý dễ thương quá đấy.

      Nhẹ nhàng nhưng thâm thúy !

      Cứ “mưa dầm thấm đất” !

      Mong thường gặp,

      Lại Mạnh Cường

  2. Faren says:

    “The United States of America” người Trung Quốc dịch là “Hợp chúng quốc Mỹ Lợi Kiên” (“chúng” trong “quần chúng”, “đại chúng”, có nghĩa là đông, là nhiều, chứ không phải “chủng” trong “chủng tộc”, “chủng loại”), gọi tắt là Mỹ quốc. Cách gọi trên đã được người Việt Nam tiếp thu nhưng cắt bớt đi, chỉ gọi là Mỹ vì “mỹ” trong tiếng Việt không có nghĩa gì có thể gây hiểu lầm khi nói chuyện nên gọi luôn là Mỹ cho ngắn gọn. Cũng vì những lý do tương tự mà người Việt Nam đã gọi Pháp Lan Tây là Pháp, Đức Ý Chí là Đức, Nga La Tư là Nga… “Hợp chúng quốc” trong “Hợp chúng quốc Mỹ Lợi Kiên” là dịch nghĩa của “The United States”, còn “Mỹ Lợi Kiên” là dịch âm của “America”,

    Tên gọi Hoa Kỳ là từ đàu ra? Hồi cuối thế kỷ 19 người Trung Quốc khi sang Mỹ nhìn thấy cờ nước có rất nhiều sọc ngang và ngôi sao, trông tựa như những bông hoa nên đã gọi quốc kỳ nước My là “hoa kỳ” (cờ hoa), gọi nước Mỹ là “hoa kỳ quốc” (nước cờ hoa). Ngày nay tên gọi Hoa Kỳ không còn phổ biến ở Trung Quốc nhưng trong tiếng Việt vẫn còn được sử dụng rất nhiều. Hoa Kỳ và Hợp chúng quốc Mỹ Lợi Kiên là hai tên gọi khác nhau chỉ cùng một quốc gia nhưng không thể ghép lại với nhau thành “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” hoặc tệ hơn nữa là còn ghi sai chính tả thành “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. Đã nói Hoa Kỳ thì đừng thêm “hợp chúng quốc” vào. Làm thế không khác nào thay vì nói “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” lại nói là “Cộng hòa nhân dân Tàu”, “Cộng hòa nhân dân Trung Quốc”.

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Kinh Faren,

      Diễn giải thật hay !

      Khâm phục. Bravo 3x !

      Lại Mạnh Cường

  3. Phan Chu says:

    Tác giả bài viết này có lẽ không phải là một nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp. Người phụ nữ mà tác giả bài này gọi là “phụ nữ lẩm cẩm” thực ra là bà Rosa Parks, người được ca ngợi như “người mẹ của phong trào Dân Quyền ["mother of the Civil Rights Movement". Ngày 1 tháng 12 năm 1955, Rosa Parks đang giữ chức vụ điều hành ủy ban Dân Quyền vùng Montgomery [Montgomery NAACP chapter]. Cuộc đấu tranh khởi đầu từ Montgomery. Martin Luther King, Jr. là chủ tịch của Hiệp hội Cải thiện Montgomery [Montgomery Improvement Association], tổ chức điều hợp vụ cấm vận xe buýt ở Montgomery, từ cuộc đấu tranh khởi đi tại đây ông đã trở thành nhân vật lãnh đạo phong trào Dân quyền của cả nước. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Rosa Parks trên báo chí..

  4. Tien Pham says:

    “cùng chỉ còn các bộ lạc da đỏ tồn tại cho đến thời kỳ 1500 các sắc dân Tây phương mới đến Mỹ bằng đường biển. Nổi danh nhất là nhà hàng hải Columbus năm 1492 đi tìm Á châu và khám phá ra Mỹ châu.”

    Tôi nghe nói người Viking tới châu Mĩ cò trước cả Columbus.

    TQ sắp sửa tuyên bố rằng Trịnh Hoà viếng thăm châu Mĩ thời nhà Minh, và châu Mĩ là của họ! Hehe.

  5. Tien Pham says:

    Đất nước HK đang từ từ cải thiện cách hành xử của nó. Kì thị chủng tộc đã là 1 vấn đề phổ thông thời thập niên 1950s, bây giờ là vi hiến. Kì thị ở đâu cũng có. VN ta cũng kì thị người Thượng, người Khmer, người Lào, etc. Chỉ kô nói ra mà thôi. Ở VN, bị kì thị mà đi tố cáo thì cũng…huề! Ở Mĩ bây giờ thì khác.

    Tôi nghe nói người da đỏ bây giờ có nhiều quyền lợi. Ngày xưa, khi bị lùa vào những “trại tập trung” (reservations), người da đỏ đã được phát đồ bồi thường (ration) đễ bù trừ cho việc chiếm đất của họ. Họ có chống lại, những lòng quả cảm kô thể nào địch lại vũ khí (gọi là) tối tân của người châu Âu. Ration bây giờ là tiền trợ cấp của chính phủ cho dân da đỏ. Chỉ cần họ ở trong reservation, là họ có quyền lãnh tiền trợ cấp mãn đời. Một khi họ ra khỏi trại, tiền trợ cấp lập tức bị cắt. Dư tiền và thời gian, họ kô biết làm gì ngoài việc uống rượu và đánh bài. Uống rượu bây giờ có giảm bớt, nhưng đánh bài thì kô. Ở Mĩ, mấy cái casino lớn nhỏ ngoài sa mạc là của họ. Khi nộp đơn xin vào đại học, chỉ cần thấy mark “Indian”, hay “Pueto Rican”, hay “Samoan” là có nhiều triển vọng được nhận. Vì chính phủ Mĩ muốn khuyến khích dân thiểu số.

    Họ có những vùng tự trị như vùng đất Navajo (đọc là Na va hô) ở Arizona. Ở những vùng này, ngoài các việc như đi lính, etc., là thuộc về liên bang, người da đỏ có toàn quyền trong việc bảo quản, điều hành vùng đất của họ. Họ có police riêng, đi tuần tiểu khu vực giống như các cảnh sát vùng. Nói tóm lại, họ có jurisdiction riêng, Đi vào mấy khu này, người ta có cảm tưởng như lạc vào 1 thế giới thứ ba (third world country)!

    Người da đỏ mãi cho tới bây giờ vẫn còn giữ được lề lối của cha ông họ. Điều này có cái hay và cái dở của nó. Khi tụ tập nhảy múa với nhau, họ vinh danh và coi trọng những người trong quân đội, vì họ coi trọng lòng quả cảm (hay, nhưng coi nặng phần “dũng” là dở). Gia đình nào có con em đi (hay vào) học đại học (để lấy bằng cử nhân) thì được “ca” hết biết. Tôi mục kích 1 cảnh 1 gia đình (người da đỏ) nọ có con được nhận vào Stanford. Anh chàng nọ tính học về Indian Studies. Anh được nhắn “Khi nào ra trường, nhớ về giúp dân mình (Help your people after graduating)”. Tôi thấy lối suy nghĩ của người da đỏ còn vụng về và thô sơ lắm.

  6. Nguyễn Bá Chổi says:

    Theo học giả Đỗ Thông Minh thì
    Hiệp Chúng (dấu Sắc) Quốc chứ không phải Hiệp Chủng (dấu Hỏi) Quốc

    The United States chứ không phải The United Races
    Chữ “Chúng” có nghĩa là “những” như trong “dân chúng, chúng nó, quần chúng, chúng sinh”

    Tôi còn nhớ hồi xưa ngoai bao gạo của viện trợ Mỹ có hình hai bà tay bắt nhau, với hàng chữ tiếng việt có ghi “Hiệp Chúng (dấu SẮC) Quốc Mỹ .

  7. Nguyễn Bá Chổi says:

    Hiệp Chúng Quốc chứ không phải là Hiệp Chủng Quốc

    The Unitd states = những nước(tức tiểu bang) hợp lại, “chúng” là “những” , chỉ số nhiềunhư chúng nó, dân chúng. chúng sinh.
    The United States of America : không có chữ nào ám chỉ chủng tộc cả .(không phải là The united Races of America .
    Hồi VNCH, các bao gạo do Mỹ viện trợ có hình hai bàn tay bắt nhau, và đề là Hiệp Chúng Quốc ; chữ “CHÚNG”với dấu SẮC rõ ràng .

  8. hoanhai says:

    qua hay ,tuyet…

Phản hồi