Việt Nam im re trước sự kiện 30 năm chiến tranh biên giới Việt – Trung
Ngày 17 tháng 2 năm 2009 đánh dấu 30 năm cuộc chiến biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, thường được gọi là cuộc chiến biên giới Việt – Trung. Vào ngày này, 30 năm trước, Trung Quốc đã đưa quân tràn vào biên giới Việt Nam với ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học”. Tại thủ đô Hà Nội khi đó, chính quyền đã rục rịch chuẩn bị kế hoạch sơ tán vì lo ngại Trung Quốc có thể tiến vào Hà Nội. Chiến sự diễn ra ác liệt, thương vong vô kể, lính cũng như dân.
Đúng một tháng sau, ngày 18/3, Trung Quốc rút quân và cả hai nước đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến này. Trung Quốc đã hoàn thành việc “dạy học” cho Việt Nam. Việt Nam tuyên bố đã đánh đuổi “quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh”.
Số lượng “quân địch” bị tiêu diệt cũng như thương vong của thường dân do hai bên đưa ra cũng hết sức khác nhau. Nhưng tựu trung lại, mỗi bên đã thiệt mạng hàng chục ngàn binh lính, có những bản làng Việt Nam bị xóa sạch, các tỉnh biên giới của Việt Nam bị phá hủy nặng nề, chưa có một thống kê rõ ràng nào sau 30 năm về thương vong của dân thường cũng như những thiệt hại vật chất được công bố.
Cuộc chiến mà “2 bên đều chiến thắng” này được một số nhà phân tích cho rằng, đó là kết quả của mối quan hệ đã có dấu hiệu rạn nứt từ những năm trước đó.
Trung Quốc cho rằng đã giúp đỡ về người và của để Việt Nam chống Mỹ nhưng khi xảy ra mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc thì Việt Nam lại ngả theo Liên Xô. Những bất đồng đôi bên về vấn đề người Hoa, việc Việt Nam chính thức tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa sau năm 1975…cũng đẩy mâu thuẫn giữa 2 nước lên cao. Và giọt nước cuối cùng đã tràn ly khi Việt Nam đưa quân đội vào Campuchia lật đổ chế độ Khmer đỏ thân Trung Quốc. Trung Quốc lên án Việt Nam vô ơn, ngạo ngược. Việt Nam chửi Trung Quốc phản bội, bắt tay với Mỹ từ năm 1972, xúi giục, tiếp tay Campuchia chống lại Việt Nam, ôm mộng bành trướng, bá quyền…
“Lời qua tiếng lại” giữa đôi bên đã kết thúc bằng sinh mạng của hàng trăm ngàn dân thường cũng như binh lính.
Những năm tiếp theo đó, chiến sự lẻ tẻ vẫn xảy ra ở biên giới, binh lính và dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị sát hại. Mặc dù khi rút quân Trung Quốc tuyên bố “không thèm dù chỉ một tấc đất của Việt Nam nhưng phía Trung Quốc vẫn chiếm giữ nhiều khu vực, đặc biệt những vị trí quan trọng về mặt quân sự. Trong những năm 1981-1990, báo chí vẫn đưa tin về những cuộc giao tranh này, cáo buộc Trung Quốc xâm lấn biên giới và giết hại thường dân Việt Nam.
Theo Bách khoa toàn thư, có 6 đợt giao tranh lớn diễn ra trong những năm 80s và đều do Trung Quốc gây hấn. Có những quả đồi liên tục “đổi chủ” sau mỗi cuộc giao tranh. Chiến sự gia tăng vào năm 1985, Việt Nam cáo buộc Trung Quốc bắn 1 triệu quả đạn pháo vào lãnh thổ Việt Nam, không tôn trọng cả thỏa thuận tạm ngừng bắn nhân dịp Tết Nguyên Đán. Nghĩa trang liệt sĩ tại biên giới Việt – Trung còn ghi lại những trường hợp binh sĩ Việt Nam hy sinh vào năm 1990.
Cuộc chiến “lâu dài và gian khổ” này chỉ kết thúc vào năm 1992 sau khi Liên Xô – chỗ dựa vật chất và tinh thần của Việt Nam tan rã, Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia.
Quan hệ Việt – Trung sang trang sử mới hay nói theo “ngôn ngữ ngoại giao hiện đại” hiện nay là “lên tầm cao mới”!
Ba mươi năm đã trôi qua.
Khác với sự rùm beng trong những dịp kỉ niệm ngày thành lập đảng, thành lập quân đội, ngày 30/4 thống nhất đất nước…hay gần đây nhất là ngày dịp 30 năm giải phóng Campuchia, báo chí, truyền thông Việt Nam không một lời nhắc đến cuộc chiến này.
Họ quên, lú, ngọng, câm như hến cả một lượt?
Không. Chắc chắn các nhà báo dù là bồi bút đi nữa cũng không đến nỗi lú ruột, lú gan như vậy. Chắc 700 tờ báo lề phải này đã nhận được lệnh phải im miệng lại.
Vì lí do gì đảng cho cả một giai đoạn lịch sử của dân tộc vào sọt rác như vậy ư? Vì lí do gì toàn dân phải im lặng trước một sự kiện lịch sử lớn như vậy? Không lẽ vong linh của cả trăm ngàn binh lính và dân thường Việt Nam không đáng được thắp một nén nhang?
Phải chăng đảng lo ngại vì mối quan hệ Việt – Trung đang thời kì mặn nồng? Không hẳn vậy. Bao nước trên thế giới họ vẫn nhắc lại lịch sử dù quan hệ đang tốt đẹp cỡ nào đi nữa. Đức, Nga, Ba Lan, Pháp, Mỹ…họ vẫn kỉ niệm chiến thắng Phát xít Đức. Nhật – Mỹ vẫn “ôn bài” về những xung đột cũ mà có ai phật ý đâu? Ngay cả khi Việt Nam và Mỹ quan hệ tốt đẹp rồi, Việt Nam vẫn kỉ niệm rầm rộ chiến thắng 30/4, vẫn chiếu lại các phim tư liệu lịch sử, tổ chức các triển lãm ảnh…kia mà. Việc Việt Nam tự hào vì “đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ” đâu có ảnh hưởng gì tới quan hệ bang giao với các nước đó đâu.
Vậy tại sao kỳ này đảng lại im re?
Chỉ có một lý do. Đảng không muốn khơi dậy lòng căm thù, không muốn đánh thức lòng yêu nước chống Trung Quốc vốn chảy trong máu dân tộc Việt qua suốt 4000 năm lịch sử với 1000 năm Bắc thuộc. Ngọn lửa đó chỉ chực bùng cháy nhất là khi có những tranh chấp mấy năm gần đây về biên giới và hải đảo với Trung Quốc. Trước kia, việc Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa và nhiều đảo thuộc quần đảo Trường Sa còn là chuyện bí mật (của riêng đảng), mấy năm nay đã là đề tài tài mọi nơi từ công sở tới vỉa hè. Xì xào về nó từ già tới trẻ, từ trí thức tới nông dân…
Việc Trung Quốc công khai thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa để quản lý 2 quần đảo này đã làm bùng lên làn sóng biểu tình chống Trung Quốc cả trong nước và hải ngoại. Đặc biệt và bất ngờ là giới trẻ, sinh viên Việt Nam đã đi tiên phong trong việc biểu tình này. Những cuộc biểu tình đó đã bị nhà nước bằng mọi cách ngăn chặn, phá hủy.
Gần đây, sự việc Trung Quốc ngang nhiên công bố dự án khai thác dầu hỏa ở thềm lục địa vịnh Bắc Bộ với dự án lên tới 30 tỉ USD, việc hai bên công bố hoàn thành cắm mốc biên gới Việt – Trung với dư luận về những thiệt hại về lãnh thổ qua hiệp định biên giới này làm những người Việt Nam có lương tri không khỏi bất bình. Vài tiếng nói lẻ tẻ công khai lên tiếng về Ải Nam Quan và thác Bản Giốc, đại đa số giữ thái độ im lặng và chờ đợi thời cơ.
Ý thức dân tộc, tinh thần chống ngoại xâm được hun đúc từ thế hệ ông cha nay chỉ chực bùng nổ. Như một quả bom nổ chậm, chỉ một tác động mong manh nào đó, nó sẽ nổ tung.
Đảng ngại là phải. Đàn anh Trung Quốc nay gần như là chỗ dựa duy nhất để đảng độc quyền cai trị. Bắc Hàn, Cu Ba đang bị cô lập và ngày càng trở lên lạc lõng, kì quặc trước thế giới văn minh. Đảng không thể để dân Việt căm thù Trung Quốc. Không dại gì đảng gọi nhớ cuộc chiến chống Trung Quốc. Biết đâu đó, nó là sẽ là ánh lửa làm bùng lên làn sóng biểu tình chống Trung Quốc, làm nổ tung quả bom nổ chậm vốn âm ỉ trong lòng dân chúng Việt Nam. Làm vậy là đảng toi.
Đảng chọn con đường im lặng, ngậm miệng ăn tiền. Lịch sử cũng như vong linh của những người nằm xuống vì giữ gìn từng tấc đất biên giới phía Bắc của Tổ quốc sẽ không tha thứ cho đảng.
© 2009 Đàn Chim Việt
Cộng phỉ im lặng cũng là phải.
Năm 1979- đánh Trung Quốc đây
là đánh cho Liên Xô , nay gấu mẹ
vĩ đại không còn nữa , lấy mẹ gì
nữa mà khoe. Liên Xô xụp … ,
sợ tái mẹ đĩ , lật đật chạy qua
Thành Đô khóc lóc quỳ gối xin tha,
tự nguyện xin tự trị thuộc Tàu
Bây giờ còn khoe đánh đấm Bá Quyền
thì chẳng khác nào vạch mông
cho bị đánh à?
Tu cach va tac phong cua giac Cong nhu vay do, tham nhat la nhung ke An com “QG” mien Nam tho
con ma giac Cong cho den gio nay chua num co dua nao ra toa xet xu “luat mien Nam dat giac Cong ngoai vong luat phap”, de trung tri hoac nem da nhu luat Hoi giao tuy tan ac nhung de ran de nhung dua
sap theo giac hay am muu theo giac de giet dan Viet, pha dat Viet.
Không chỉ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam im re, nhưng đàn anh 4 tốt, 16 chữ vàng, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng nín tiếng luôn mới lạ chứ.
Cái sự đời này, khó mao tôn cương kwá hà…
Số là, vào tháng Hai 1979, thằng Tàu Cộng quại cho thằng Cộng Việt
bài học thứ nhất khá đau. Trước đó một tháng, xừ Đạng Tiểu Bình đã
sang Mỹ hỏi han cái gì đó, rồi dìa,, mới ra tay… ( Ai biết, nói coi ? À à,
có …bài học thứ hai không, bà con ?).
Cũng số là, khi chàng trai Ngụy Văn THÀ ra lệnh nã phát thần công
đầu tiên phá tàu Tàu Ô, thì trên đảo Hoàng Sa đã có mặt một phái viên
Mỹ bên cạnh Đại úy Nghiêm chúa đảo, thì thầm cái gì… ( Cũng xin bà
con làm ơn nghĩ giúm, cái sự lý do có một một toán công tác quân sự
VNCH, cũng ra Hoàng Sa cùng viên chưa Mỹ, là làm sao thế, ru mà ?
Vậy thì là, ngày lịch sử Hoàng Sa, có mặt ” tay ba ” Tàu-Mỹ-và VNCH…
để… để sau này…ai ơi, cả ba sẽ…gỡ rối cái tình hình Hoàng Sa, hỉ ?
( Nô ta bê nê : DâM biết sự này, nhưng chẳng nói ra, ngại các đồng
chí …chiêu hồi với Dâm hết, thì trang nhà này mất vui đi!)
Vậy…Nga…ơi…đợi anh dìa…dù nắng cháy tái tê…thì eng ui, đợi anh dìa…
Giac cong im re cung phai thoi, vi chung da tu sam cai day thong long roi chui vao. Chung la con de cua ngai Mao chu tich kia ma. Chung chi muon giet het dan Viet de chung de be sang Bac kinh cung bau doan the tu cung lu an com “QG” mien Nam tho con ma giac Cong. Suong nhe khong co ai lam phien
nua nhe.
To quoc nen ghi on nhung anh hung liet si da hy sinh vi To quoc
Chính phủ, nhân dân, và quân đội nhăn răng, đều nằm
dưới sự ” lãnh đạo của Đảng ” nó đè nén…
Thì có là liệt sĩ, là thương binh cũng vì cái đảng thôi mờ.