WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ai Cập, đừng đi vào bế tắc!

Lời người dịch: Bogdan Borusewicz sinh ngày 11-02-1949, tốt đại học tổng hợp sử. Ông là một trong những người tổ chức cuộc đình công đầu tiên của công nhân nhà máy đóng tầu mang tên Lê Nin tại Gdansk của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, năm 1980. Hiện nay ông là chủ tịch Thượng Nghị Viện Ba Lan. Vừa qua các tổ chức ủng hộ dân chủ của Ai Câp đã mời ông sang thăm Cairo. Cuộc viếng thăm nhằm trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm của Ba Lan trong công cuộc chuyển đổi một cách hòa bình, từ chế độ độc tài sang chế độ tự do dân chủ.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu bài phỏng vấn ông của phóng viên nhật báo WYBORCZA Ba Lan sau khi ông trở về từ Cairo.
—————————————–

Phụ nữ Ai Cập tham gia vào cuộc cách mạng hoa Nhài

-Witold Szabolowski (W. S.): Trong thời gian viếng thăm Ai Cập, ông đã gặp gỡ những người biểu tình phản đối tại quảng trường Tahrir Cairo. Họ đòi hỏi gì?

 

Bogdan Borusewicz, fot. P. Bławicki

-Bogdan Borusewicz (B. B.): Giới trẻ  cho rằng, cho đến thời điểm này, sự thay đổi vừa chưa đủ, vừa chậm, kéo dài. Họ chờ đợi sự thanh toán với những người của ê kíp chính quyền cũ. Tôi đã giải thích với họ rằng, sẽ chẳng đi đến đâu nếu họ tiến hành công việc thanh toán với chế độ cũ. Họ sẽ mất hết năng lượng vào công việc này.

 

Nhưng giới trẻ Ai Cập đã tới được đích. Chính dưới ảnh hưởng của họ, chính phủ đã được cải tổ sâu rộng. Hiện nay chính quyền nằm trong tay quân đội, nhưng thật sự họ đã tiếp nhận những kiến nghị của những người biểu tình.

-W. S.: Những người bảo vệ Ai Cập đã không muốn để ông ra quảng trường Tahrir?

-B. B.: Đúng thế. Nhưng cuối chuyến viếng thăm, chúng tôi đã đi thăm viện bảo tàng Ai Cập, nằm ngay cạnh quảng trường. Sau khi thăm viện bảo tàng, tôi nói với họ, chúng tôi sẽ đi dạo chơi trên quảng trường Tahrir.

Những người bảo vệ Ai Cập đã làm tất cả để tôi mất hứng thú. Họ nói rằng ngoài quảng trường rất nhiều vũ khí. Mấy ngày gần đây một người bán hàng đã bắn vào mấy người. Tình hình đã xấu đi, do những người biểu tình đứng chặn các cửa hàng. Hôm qua những người biểu tình đã định tước vũ khí của một công an ở trước sứ quán Séc. Sau đó tôi mới hiểu tại sao những người bảo vệ sợ. Chính họ là đối tượng của đám đông giận dữ. Còn chúng tôi? Khi những người biểu tình biết chúng tôi là ai- tôi cùng với Zbigniew Bujak* và Henryk Wujek*- họ rất thân mật. Họ hỏi chúng tôi vể những kinh nghiệm của Ba Lan và cám ơn chúng tôi đã đến thăm họ. Cuộc gặp gỡ rất xúc động.

-W. S.: Ông không có ấn tượng, rằng không chỉ về vấn đề trả thù,  cuộc cách mạng của Ai Cập đã dừng ở giữa đường?

-B. B.: Tuyệt đối không. Khi Mubarak đổ, cả hệ thống mà ông ta ở đỉnh cao nhất đổ theo. Giờ đây, việc quay trở lại hệ thống cũ là điều không thể xẩy ra.

Nhân dân Ai Cập chia làm hai phái, một phái  mong muốn sự thay đổi phải được đẩy nhanh hơn, phái thứ hai muốn thay đổi từ từ. Giới trẻ muốn thay đổi toàn bộ hệ thống sang chế độ dân chủ theo mô hình của các quốc gia phương tây. Còn quân đội muốn thay đổi trong phạm vi cần thiết.

Đáng tiếc, giới trẻ nổi giận đã không được tổ chức và không muốn tổ chức. Đó là sự khác nhau cơ bản với Ba Lan trong những năm 80. Tại Ba Lan, trong thời gian này đã đã hình thành một khối, có sức mạnh, được tổ chức tốt, đứng đầu là Lech Walesa.

Tại Ai Cập hiện nay, quần chúng chỉ cùng sát cánh với nhau khi biểu tình, họ không thành lập các tổ chức. Hiện tại, có một nhóm duy nhất chuẩn bị cho bầu cử sắp tới, đó là nhóm Anh Em Hồi Giáo. Các thành viên liên hệ với nhóm này đã đứng ra thành lập hai đảng, đảng tự do và đảng tôn giáo. Họ muốn chiếm lĩnh toàn bộ sân khấu chính trị. Họ cũng liên minh với 25 nhóm nhỏ, từ Đảng Tự Do đến Liên Minh Phụ Nữ Hồi Giáo và Hội Thanh Niên. Rõ ràng , họ có vận may lớn nhất để chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới. Đặc biệt, trước đây họ được chính quyền khoan dung và dưới thời chính quyền Mubarak, họ đã có 20% số đại biểu trong quốc hội. Nhờ vậy, họ có mối liên hệ quen biết tốt với quân đội.

Tôi nghĩ rằng, có thể đi đến thỏa thuận giữa nhóm Anh Em Hồi Giáo (có tài liệu dịch là nhóm Huynh Đệ Hồi Giáo- Danchimviet chú thích) và quân đội, giống như ở Ba Lan trứơc đây: thủ tướng của chúng tôi, tổng thống của các anh. Có thể thủ tướng sẽ là người của Anh Em Hồi Giáo. Tất nhiên đây chỉ là dự đoán của cá nhân tôi. Hiện tại chính quyền đã thỏa thuận, đầu tiên bầu cử vào quốc hội, sau đó soạn thảo hiến pháp mới, cuối cùng là bầu tổng thống.

-W. S.: Rất nhiều nhà quan sát sợ rằng, sau bầu cử Ai Cập sẽ trở thành quốc gia được lãnh đạo bởi những người hồi giáo.

-B.B.: Tôi nghĩ rằng, giới trẻ đã nổi loạn sẽ không cho phép. Giới tăng lữ là một khác biệt tiếp theo giữa Ba Lan và Ai Cập. Những linh mục của chúng ta đã tham gia vào chính trị, còn tại Ai Cập không thấy giới tăng lữ  xuất hiện.

Tôi đã có gặp gỡ một tín đồ hồi giáo Cairo, ông giữ một khoảng cách rất xa đối với những đòi hỏi thay đổi triệt để. Ông cho rằng tương lai của Ai Cập phải dựa vào sự đóng góp của hồi giáo. Ông không muốn nói hay trả lời những câu hỏi về chính trị.

-W.S.: Có điều gì đó nhắc nhở ông về những năm 80 của Ba Lan?

-B. B. : Lực lượng công an canh phòng các tòa nhà chính phủ. Đứng giữa những người biểu tình tôi cảm thấy mình trẻ lại 30 tuổi.

-W. S.: Từ viễn cảnh của 30 năm trước, ông đã khuyên những người Ai Cập điều gì?

-B. B.: Trước hết không sử dụng bạo lực ở mọi nơi và mọi lĩnh vực. Nhưng điều này thì không cần giải thích cho họ. Đó có thể là thành tích lớn nhất trong những tháng gần đây. Giờ đây, không bên nào có chủ trương sử dụng bạo lực, dù chỉ là trong ý nghĩ.

Warsaw, 17-07- 2011

© Đàn Chim Việt
————————————————

*Zbigniew Bujak và Henryk Wujek cũng là hai nhà hoạt động kỳ cựu của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan.

Phản hồi