WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tôn giáo và cái ách cộng sản (2)

Phần hai: Hồ chí Minh và cái ách cộng sản tại Việt Nam

(Xem: Phần một)

Công Giáo là tôn giáo lớn thứ nhì tại VN

Lịch sử Việt Nam còn ghi lại một số cuộc hội nghị có tiếng nói của người dân đã làm thay đổi, không phải chỉ trong sinh hoạt thường nhật, nhưng còn làm thay đổi cuộc sống và ý niệm về sự trường tồn của đất nước. Một trong những cuộc hội nghị ấy, không một người Việt Nam nào không biết đến. Đó là hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần. Nhưng lúc gần đây, có một số người đang còng lưng đánh bóng và nhắc đến cái hội nghị có khoảng 60 người tham dự ở gốc cây đa Tân Trào vào thời Hồ chí Minh, như là một “đại hội quốc dân” vì nó cũng làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Thử xem, nó đã thay đổi bộ mặt đất nước thế nào?

Truớc hết, đã là người Việt Nam thì dù là người buôn thúng bán bưng, anh phu xe, người khuân vác, anh nông dân cho đến các quan chức trí thức… không ai mà không biết, hoặc nghe nói về Hội Nghị Diên Hồng cách xa chúng ta hơn 730 năm. Người dân Việt Nam biết đến hội nghị Diên Hồng bởi một lẽ rất đơn giản: Hội nghị đã làm nên cuộc sống và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam. Hội nghị ấy như một bí quyết đặc biệt để truyền sức sống không phải chỉ ở trong lòng mọi người, tạo nên một khối đồng tâm, mà còn vang dội vào lòng chiến mã, cây cỏ, sông, núi, để từ đó tạo nên một  thực thể sống, đồng nhất, trong một mục đích bảo vệ sự vẹn toàn và độc lập của Việt Nam. Từ đó, hội nghị đã tạo nên những chiến công hiển hách trong lịch sử như Bạch Đằng, Chi Lăng, Xương Giang, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Đống Đa… Và người Việt Nam có quyền ngửa mặt lên để tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của  Bà Trưng, Bà Triệu, của Đức Trần Hưng Đạo, Bình Định Vương, của Đức Quang Trung  hay các bậc danh tướng Trần Bình Trọng, Lý Thường Kiệt…v.v… là những vị mà ngày nay khi nhắc tên, vẫn làm cho những binh đoàn Hán, Mông, Mãn kinh hoàng, tức tưởi. Như thế, Diên Hồng là lịch sử sống cho một dân tộc còn sống.

Diên Hồng là thế, còn cái hội nghị ở gốc cây đa Tân Trào thì thế nào? Khi làm thay đổi bộ mặt của người dân trong một giai đọan, liệu nó có viết nên một trang sử không bị ô uế cho người còn sống, không làm nhục những ngưòi đã chết, hay nó đã viết ra một trang nhơ nhớp trong dòng lịch sử của một dân tộc anh hùng?

Trước tiên, theo như sách vở của Việt cộng còn ghi lại thì cái gọi là “đại hội đại biểu quốc dân vàochiều ngày 16-8-1945 ở gốc đa Tân Trào, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang “có hơn 60 đại biểu đại diện từ Nam bộ, miền Nam Trung Bộ và Việt Kiều ở Thái Lan, ở Lào về dự đại hội”. Hội nghị cây đa đã lập ra “Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam” do Hồ Chí Minh cầm chầu.

Không biết đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay là lịch sử của đảng cộng sản và cái hội nghị Tân Trào do Việt Minh tổ chức lại có mối liên hệ tiền kiếp với chuyện cây đa?

Tôi hỏi thế là vì, khi nhắc đến cây đa là nhắc đến một truyền thuyết lớn về chú cuội trong nhân gian của Việt Nam, mà không một ai không nghe biết. Từ ông già bà lão cho đến đứa trẻ nhỏ không ít lần đã ngửa cổ lên nhìn trăng để mà xem chú cuội ngồi ở gốc cây đa tròn méo ra sao! Hồi còn nhỏ ở dưới quê, tôi cũng tưởng là chuyện có thật. Bởi lẽ, vào ngày có trăng sáng nhìn lên, lạ qúa, hình như cũng thấy mờ mờ ảo ảo như có thằng cuội ngồi ở gốc cây đa.

Tuy nhiên, chuyện thằng cuội và cây đa là một câu chuyện hài trong nhân gian. Nó mang ý nghĩa dí dỏm, châm biếm, không có thật. Nhưng chắc chắn, cái không có thật ấy không làm hại ai. Nghĩa là, dù có bị người khác bảo “mày nói láo như cuội” thì ngưòi bị chê có lẽ cũng chẳng mất mát gì và có lẽ cũng không phải đi tù. Nhưng nay ở Tân Trào, Việt Minh lại nhờ gốc cây đa, như một truyền thuyết để đẻ ra một hội nghị “đại biểu quốc dân”, và  đẻ ra cái “ủy ban giải phóng Việt Nam” do Hồ cầm chầu, hẳn nhiên là phải có ý khác. Không biết có phải họ muốn nhờ cây đa trong truyền thuyết để ví von đảng là cây đa cho đồng bào biết đến Việt Minh? Hay thực tế, đảng cộng và cái hội nghị này chỉ là câu chuyện và việc làm của thằng cuội?

Ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc là, riêng về nhân vật chính ở gốc cây đa thì cho đến thời điểm này chẳng có mấy người biết ông ta là ai. Dù trưóc đó: “để thực hiện chỉ thị của quốc tế CS cuối 1929 NAQ (Nguyển ái Quốc tức Hồ chí Minh?) từ Xiêm về Hương cảng, TQ để triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức CS. Hội nghị họp từ ngày 03 – 07/2/1930. (Tham dự Hội nghị có đại diện của Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng). Hội nghị có 03 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết. Sau 5 ngày làm việc với tinh thần thống nhất cao, dân chủ hội nghị đã đi đến việc: thành lập đảng CSVN” (Ngô chí Tâm). Người như thế đó, nay lại thành kẻ cầm  đầu câu chuyên về gốc cây đa!

Câu chuyện được khởi đầu như thế, nên sau 80 năm hươu cuội, tất cả mọi người Việt Nam, không trừ ai. Từ kẻ buôn thúng bán bưng, hay anh nông dân chẳng một ngày đến trường, đến hàng trí thức quan cán có những  mảnh bằng to với những chữ nhớn TS, rồi PTS, hay là GS đến phó GS. Hoặc là chuyên viên các ngành nghề, như nghề công an đến nghề móc túi. Từ nghề tự do trí thức như BS, LS đến nghế  xe ôm. Và trú quán thì từ người ở hải ngoại cho đến những người ở trong nước, kể cả những kẻ ngồi tù vì mọi loại tội phạm. Rồi về tuổi thì kể từ 6, 7 tuổi trở lên cho đến chờ xuống lỗ…  không xót bất cứ một ai, đều biết rất rõ và là chứng nhân cho một sự kiện là: cái “đại hội đại biểu quốc dân ở gốc cây đa Tân Trào” ấy đã làm nên hai thành qủa “vĩ đại” trong sự nghiệp của Hồ chí Minh và của Việt cộng trong lịch sử cận đại của Việt Nam:

1.     Hội nghị gốc đa vào ngày 16-08-1945 của Việt Minh đã tạo ra cuộc đảo lộn luân thường trong xã hội Việt Nam.

2.     Hội nghị Tân Trào tạo nên một cuộc đảo lộn đạo lý sâu sắc làm băng hoại nền luân lý của dân tộc Việt.

Đây chính là hai cái ách tàn bạo nhất của cộng sản mà Hồ Chí Minh và tập đoàn Việt Minh đã khoác lên cổ người dân Việt Nam theo từng vùng, miền hay trong cả nước trong 80 năm qua. Chuyện cây đa và thằng cuội là hoang đường. Nhưng chuyện cái ách Hồ Chí Minh là chuyện thật, hàng ngày vẫn còn tiếp tục tái diễn tại Việt Nam.

1. Hồ chí Minh và cuộc làm đảo lộn luân thường trong xã hội Việt Nam

Trước hết, đạo nghĩa của chữ luân thường là sự đúng, tính thật của một sự việc. Làm đảo lộn luân thường là làm cho những điều đúng thành sai, hay thành gian dối, và nó làm đảo lộn những gía trị, những nguyên tắc trong đời sống yên bình của xã hội.

Thật vậy, người Việt Nam ta từ xưa vẫn được đánh gía là một sắc dân trung hậu, thật thà, có nề nếp và hiếu khách. Họ không ưa dối trá. Nhưng kể từ ngày có cái gọi là “đại hội đại biểu” ở gốc đa đến nay, Việt cộng đã ra sức làm thay đổi bộ mặt giao tế của xã hội Việt Nam bằng con đường dối trá. Tệ hơn thế, chúng còn ép buộc người dân phải đi vào con đưòng một chiều ấy để dối gạt chính mình và lừa đảo đồng loại. Nói toạc ra là sự gian dối ấy được Hồ Chí Minh thực hiện ngay từ trong bản lý lịch của mỗi cá nhân.

Nói cho rõ là: Tất cả các bản lý lịch cá nhân của các đoàn, đảng viên Việt cộng và những kẻ liên hệ của nó, đều là những bản lý lịch man trá, gian dối, không đúng với sự thật. Riêng với người dân, vì hoàn cảnh phải sống với cộng sản, nên hầu như mọi ngưòi đành phải, hay dễ dãi chấp nhận sự hướng dẫn khai gian dối trong bản lý lịch của mình để được yên thân, hay cầu lợi. Với lớp trẻ, sự gian dối ấy được dạy ngay từ khi còn ở trong học đường. Theo đó, chỉ trừ ra một số ít người không tính đến chuyện liên hệ trực tiếp với chúng, hoặc là những chức sắc tôn giáo, hay người công giáo thì mới có được một chữ “thật” ở trong cái bản lý lịch cá nhân của mình. Ngoài ra, ít có trường hợp ngoại lệ.

Tôi đại ngôn ư? bạn đọc ngỡ ngàng về chuyện này ư?

Không, tôi tin tất cả  đều tình táo để biết rằng. Đây không phải là lỗi ở chúng ta, nhưng là cái ách của cộng sản nó đang đè trên chúng ta, nên đành phải làm thế.

Để cho đoạn viết trên sáng tỏ hơn, bạn có đồng ý với tôi là tất cả mọi người Việt Nam đều biết phân biệt sự thiện và ác trong việc làm, lời nói của mình, và thường có khuynh hướng xa lánh cái gian ác hay không? Bạn có đồng ý với tôi là hầu hết ngưòi Việt Nam là người có tín ngưỡng hay không?

Đúng thế. Chắc chắn là thế và còn cao hơn thế nữa. Tất cả mọi người Việt Nam đều có tín ngưỡng, có tinh thần tôn giáo và có ý niệm về tôn gíao rất sâu sắc. Theo thống kê từ trước, đa phần người Việt Nam theo đạo ông bà, kế đến là đạo Phật, đạo Công Giáo, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài, đạo Phật Giáo Hòa Hảo, hay đạo Bàlamôn (gốc Chàm). Không ai là không có đạo. Không làng nào mà không có Đình, Chùa, nhà thờ, Thánh Thất, hay các cơ sở trang nghiêm để thờ thần hoàng, hay thờ cúng ông bà tại nhà. Rồi dọc trên các đường quốc lộ không thiếu những  cái miếu nhỏ với hương đèn trong các ngày rằm, ngày đầu năm. Và các nghĩa địa thì lúc nào cũng ngập hương khói…

Nhưng từ sau cái hội nghị ấy, chuyện nghịch thường đã xảy ra. Trong tất cả mọi bản lý lịch cá nhân của các đoàn đảng viên Việt cộng, từ Hồ Chí Minh trở xuống cho đến anh cán tại cơ sở địa phương. Từ những nhà trí thức cho đến lớp cán bộ chỉ biết dùng dao mã tấu, trong phần hỏi về tôn giáo đều ghi một chữ Không. Nghĩa là không có đạo, không có tín ngưỡng, không theo một tôn giáo nào.

Họ khai như thế có nghĩa gì? Có phải những ngưòi viết bản lý lịch này đều là những người không có đạo, không theo bất cứ một tôn giáo nào ư? Hay họ đã bị buộc phải gian dối với chính mình và từ đó gian dối với người khác theo chủ trương vô tôn giáo của cộng sản? Thử hỏi, nếu một kẻ đã phải gian dối với chính mình thì làm sao tìm ra lời nói và việc làm trong sự thật cho người khác hưởng nhờ? Họ đã chối lý lẽ về thiện ác, về phong cách nhân bản tính làm người thì tìm đâu ra chân lý cho xã hội?

Mà câu chuyện nào có kết thúc ở trong lãnh vực đoàn đảng viên, cán bộ của nhà nước? Bước vào học đường, cô giáo thầy giáo mới của xã hội Việt cộng thì trăm người như một chỉ dạy học sinh, dù là học sinh công giáo, phải viết chữ không vào trong bản lý lịch của mình. Nếu không thì có thể bị đánh, bị tát cho sưng mồm, và cô thầy gian ác kia không ngần ngại xé bản lý lịch có chữ công giáo kia đi và buộc đứa trẻ phải viết chữ KHÔNG lại theo ý của mình. Hoặc gỉa, cô tự viết lấy bản lý lịch của trò theo ý cô để cán trên hài lòng, yên chuyện? Hai đứa cháu của tôi năm 1977 đã là những nạn nhân của trò giáo dục quái gở này. Và rất nhiều học sinh công giáo xuất sắc, đỗ đầu trường nhưng vì cái lý lịch có chữ công giáo nên các em không hề được bước lên đại học (lúc này thì có đổi khác một chút).

Nhớ lại những ngày sau 30-4-1975, khi Việt cộng vào Sài Gòn, sinh viên phải trình diện tại trường thì ngoại trừ một số sinh viên công giao bỏ về hay trong bản khai lý lịch còn ghi rõ tôn giáo. Đa phần còn lại là được các cán bộ đoàn trường hướng dẫn là viết chữ  Không cho nó tiện (cá nhân tôi là một trải nghiệm). Lúc ấy, chẳng ai muốn rắc rối vào mình nên cũng đành viết một chữ “không” cho nó qua chuyện. Mình nghĩ nó đơn giản, vì đạo tại tâm. Tuy nhiên, cộng sản không nhìn chữ Không ấy một cách đơn giản, nhưng là sự chiến thắng trong sách lược vô tôn giáo của họ! Thưa bạn, thưa những nhà trí thức không phải là đoàn, đảng, quan cán, còn đang ở trong nước, qúy vị đọc lại bản lý lịch của mình xem? Đây là chuyện nhỏ hay là chuyện cố tình làm đảo lộn luân thường trong xã hội đã bắt nguồn từ cái “đại hội đại biểu” tại gốc đa Tân Trảo?

Tại sao cộng sản lại muốn người dân viết chữ “không” vào trong bản lý lịch của mình?

Câu trả lời của Mac-Lê là: “Chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển thì tôn giáo mới có thể hoàn toàn biến mất và bị xoá bỏ khỏi đời sống con người. Nhưng việc tôn giáo mất đi không phải là một quá trình tự động; nó đòi hỏi phải kiên trì hoạt động giáo dục quần chúng, tuyên truyền rộng rãi những hiểu biết khoa học tự nhiên, xã hội và thế giới quan mác-xít “ (Từ điển Triết học,  tr.588, từ mục “Tôn giáo”).

Bàn về chuyện này, Phạm Việt Anh trong “Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội viết: “Tôn giáo là một hệ tư tưởng mang tính chất duy tâm, do đó về bản chất nó có thế giới quan, nhân sinh quan trái ngược hoàn toàn so với quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin – quan điểm duy vật biện chứng khoa học. Bởi vậy, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội không thể nào không xoá bỏ tôn giáo”. Theo sách lược này, ở Việt Nam, sau ngày hội tại gốc đa Tân Trào, Hồ Chí Minh đã tìm cách xóa bỏ dấu tích tôn giáo ngay trong việc viết các bản lý lịch cá nhân của từng người. Đây hẳn nhiên không phải là việc chỉ viết chữ “không” cho vui của vui nhà, hay vui lòng cấp trên mà thôi. Nhưng là buộc viết theo chủ đích của Hồ là xóa bỏ dấu vết tôn giáo trên từng cá nhân, từng đơn vị. Hồ muốn biến người Việt Nam thành những kẻ vô tôn giáo!

Kế đến là quan niệm về Quân, Sư, Phụ trong xã hội ta. Quân thuộc về mặt sinh hoạt chính trị thì dĩ nhiên, nay còn, mai mất. Nó không phải là lý lẽ để trường tồn. Nhưng Sư và Phụ là đạo của người sống trong trời đất, có thể đảo lộn được không?

Tôi e rằng cái quan niệm kính Sư, trọng Phụ ở xã hội ta ngày nay đã bị đảo lộn rồi. Trò không được giáo dục về Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, lại được dạy theo gương Hồ Chí Minh, là người suốt đời không thắp cho bố mẹ một nén nhang, là người không biết đến đạo lý ở trong gia đình là gì. Rồi y cũng là người giết người đã ăn ở với mình là Nông thị Xuân, tàn ác hơn thế, Y cho quăng xác của Xuân ra ngoài đường giả như một tai nạn xe hơi để phi tang, vì cô ta đã sinh con với Hồ! Rồi Hồ Chí Minh cũng từ bỏ đứa con ấy thì cái nghĩa vợ chồng, tình cha con ở đâu? Kế đến, y là người tàn sát  hơn 170.000 ngàn người dân vô tội trong vụ đấu tố để cướp đoạt tài sản của họ thì Nhân ở đâu có, mà bắt học sinh phải nòi theo?

Trẻ được học những cái gương ấy thì lấy gì mà tôn sư trọng phụ? Làm sao xã hội có được cuộc sống tốt đẹp?

Trái lại, chính vì cái ách giáo dục này, ngày nay đã cho ra những kết qủa vô cùng kinh hãi: Nhan nhản trên các phố, có những địa điểm phá thai (lò giết người), có quảng cáo công khai, hay lén lút, cách giết người. Các bà mẹ đến với dịch vụ này đa phần là các học sinh, sinh viên, nhiều khi còn là vị thành niên nữa. Những người mở lò giết ngưòi (phá thai) này có phải là lương y cứu sinh độ thế hay không? Tại sao lớp tuổi trẻ ngày nay phá thai nhiều đến như thế? Có phải tại vì cái lối giáo dục “noi theo gương Hồ chí Minh vĩ đại” hay không? Bạn đọc thân mến, đây là nỗi đau khôn nguôi của dân tộc ta hôm nay. Nó có phải là cái ách đảo lộn luân thường mà dân ta phải gánh chịu từ ngày có cái gọi là đảng cộng sản Việt Nam ra đời ở Hương Cảng, Trung Hoa vào ngày 03-02-1930, được Hồ Chí Minh và tập đoàn Việt Minh đem vào áp đặt cho dân ta không? Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

2. Hồ Chí Minh và công cuộc đảo lộn đạo lý ở Việt Nam

Hẳn nhiên việc khai không đúng sự thật trong mục tôn giáo trong các bản lý lịch cá nhân của người dân là do chính sách Vô Tôn Giáo của cộng sản chủ trương. Họ muốn lấy chữ “không”, có nghĩa là không có tôn giáo để chống chọi và tiêu diệt niềm tin của các tôn giáo và lấy số lưọng chữ không để tấn công các tôn giáo khác (Nói đúng ra là chúng chỉ cố gắng xóa bỏ những chữ Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, hay đạo Ông  Bà ra khỏi bản lý lịch của các cá nhân mà thôi. Riêng phần tinh thần thì chúng biết rõ là không bao giờ có thể làm được). Lúc đầu, phần vì sợ, phần nhìn chữ “Không” dầu có viết cũng chẳng mang ý nghĩa gì, bởi vì, đạo tại Tâm, nên đa phần viết chữ Không. Tuy nhiên, cái kết qủa về lâu về dài là một thảm khốc. Bởi vì mình đã mắc bẫy cộng để tự lừa mình. Bản thân đã trở thành người không có đạo (tự bỏ đạo), không còn mang ý niệm về tôn giáo, là ý niệm ăn ngay ở lành  lúc nào chính mình cũng không hay biết.  Khi đó, cũng chẳng cần giữ những nghi thức, nghi lễ của tôn giáo mình nữa. Cuộc sống sẽ đi về đâu?

Kế đến, có thể trở thành một áp lực xã hội đối với người chung quanh. Thí dụ như, có chữ “Không” là có cơ hội để được CS tổ chức học tập cho vào đoàn, vào đảng, để ăn trên ngồi trốc, làm lãnh đạo. Có chữ Phật Giáo, Công Giáo thì nên… kiếm đường vượt biên, hay hành nghề không có một chút liên quan gì đến các cơ quan, công sở của nhà nước. Đành phải chấp nhận là loại công dân hạng hai, hạng ba trong xã hội. Ấy là chưa kể đến việc nó tạo ra một sự đố kỵ, thù hận giữa tôn giáo với tôn giáo. Giữa con người với con người. Giữa đảng viên và người dân. Giữa nhà nước với tôn giáo. Chuyện này đối với những ngưòi đã trưởng thành khi chúng vào thì ít bị ảnh hưởng. Nhưng lớp trẻ mới sinh ra, hay lớn lên sau này thì qủa là một vấn nạn lớn. Trong phạm vi ngắn hẹp, tôi chỉ đề cập đến cuộc chiến giữa nhà nước với tôn giáo mà thôi.

a. Cuộc chiến trực diện.

Theo cuốn Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam do chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam biên soạn và in ấn, trong cuộc cải cách ruộng đất từ 1953-56 đã có 172.000 người Việt Nam bị giết chết. Tuyệt đại đa số trong những người này bị chết oan và không hề có sự bồi thường đáp trả cân xứng. Cũng theo cuốn sách này, có đến 123.266 người, tức hơn 70% bị giết oan, có nghĩa là họ vô tội. Nhưng cho đến nay, nhà cầm quyền cộng sản chưa bao giờ có được, dù chỉ là một lời xin lỗi một cử chỉ biểu lộ hay một cách thức đền trả tương xứng cho những gia đình bị chết oan khiên. Trái lại vẫn chiếm hữu tài sản của họ.

Song song với cuộc đấu tố đầy máu và nước mắt này, Nhà nước Việt cộng đã cho dân công, cán bộ, thành phần bất hảo trong xã hội đi đập phá rất nhiều nhà thờ, đình, chùa, miếu thần hoàng tại các vùng thôn quê hay thị xã để ngưòi dân mất điểm quy tụ. Mất điểm tựa tinh thần. Kế đến, các sinh hoạt thuần tuý của công giáo nhiều nơi đã bị nghiêm cấm một cách công khai, hoặc bằng cách, vào những giờ có nghi lễ tôn giáo thì nhà nưóc cũng tổ chức những buổi học tập chính trị và bó buộc ngưòi dân phải đến tham dự. Rồi khi bức màn tre buông xuống, tháp chuông của các giáo đường hầu như đã lặng tíếng ngân sau cuộc di cư vào Nam năm 1954. Cuộc đập phá này đến nay vẫn chưa chấm dứt. Vài năm trước  là khu TKS, đến Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, Loan Lý nay là Tam Đảo!

Dĩ nhiên, cuộc chiến trực diện này đã tạo cho xã hội Việt Nam bộ mặt chết, đổ vỡ và sợ hãi. Nếu chỉ nhìn vào những hành động đập phá và cướp bóc của nhà nước Việt cộng đối với tôn giáo, có ngưòi cho rằng cộng sản đã là kẻ chiến thắng. Trong thực tế, tôi cho rằng, cuộc chiến trực diện này đã để lộ ra một sự thất bại ê chề cho chế độ. Nghĩa là nhà nước có thể  đập phá nhà thờ, chùa chiền, đình hội, khoe ra cái tàn bạo ác độc của kẻ mất lương tri, mất nhân bản tính, khoe ra cái vóc dáng vai u tịt bắp của những con bò mộng vô tri ở trong đấu trường mà thôi. Kẻ bạo ác như thế xưa nay vẫn có. Chúng có thể bắt bớ, giam cầm, quản thúc vị lãnh đạo của tôn giáo thì cũng không thể áp bức được niềm tin của tôn giáo. Bởi lẽ, tôn giáo đã tồn tại và sống trong lòng người hàng nghìn năm. Sự chân thật đã truyền đời kế thừa nhau như nếp sống, như hơi thở của con người, nên cái bạo lực của cộng sản trở thành vô gía trị, không  bao giờ có thể trấn áp được niềm tin của tôn giáo. Cách riêng, với người công giáo, biểu tượng là cây thánh gía của họ mạnh hơn cả sự chết! Họ sẵn sàng ôm lấy Thánh Gía và chết dưới chân Thánh Gía hơn là cuộc đầu hàng vô đạo. Đó chính là phong cách sống và niềm tin của họ. Thật không cách gì thay đổi.

Đến nay, sau cuộc bể dâu 1954 và 1975, cộng sản phải nhìn thấy một điều về người công giáo là: Dù ở bất cứ nơi đâu, thành thị hay thôn quê, cao nguyên hay đồng bằng, ven sông, trên biển hay nơi góc nuí, kể cả ở hải ngoại, người công giáo vẫn có khuynh hướng sống chung thành làng, thành vùng, ngoài việc sinh hoạt theo tôn giáo cho dễ  dàng, họ cũng là người sống hoà mình, yêu thương và bao bọc lẫn nhau. Tình cảm của họ là một thứ tình cảm rất chân thật dành cho nhau, dành cho đất nước và cho đồng loại trong mọi hoàn cảnh. Đó là phong cách sống thực của những người công giáo. Một phong cách đã trải nghiệm qua nhiều bạo lực. Ngày xưa thì dưới triều Minh Mạng, Thiệu Tri, Tự Đức. Ngày nay thì dưới gọng kìm cộng sản. Tuy nhiên, nguyên lý của sự trường tồn đã có sẵn. Cộng sản và sự bạo tàn của nó sẽ bị hủy diệt bất ngờ như cách mà nó đã khởi đầu. Đạo sẽ vĩnh viễn trường tồn.

Câu chuyện sau đây tôi đã có dịp chứng kiến vào năm 1972 tại miền quê Xuân Lộc.

Một anh cán binh Việt cộng bị thương, bị đồng đội bỏ lại trên đường mai phục để thoát chạy lấy thân. Ngoài cơn đau xé da thịt vì không được cứu chữa là sự uất hận bị bỏ rơi, anh còn lo sợ thần chết, lo sợ bị bắt và bị “nguỵ” chém giết, xẻ thịt banh da như những lời tuyên truyền nhồi sọ từ hàng ngũ cán bộ lãnh đạo trước khi đi gài mìn giết hại đồng bào. Anh đau đớn, tuyệt vọng khi lê thân vào những quãng đường, đồi, nương rẫy. Bỗng nhiên, cuộc sống như hồi sinh, dòng máu, nhịp tim lại dồn dập trong người. Một sự an bình như chưa bao giờ có đã chiếm trọn lấy cả tâm hồn và thể xác khi anh ta bò đến, và ôm được một cái chân cột. Lúc mở mắt nhìn lên. Đó chỉ là một Cây Thánh Giá thô sơ cắm trên ngôi mộ trong nghĩa trang của một xứ đạo miền quê. Anh gục đầu xuống, ôm chặt lấy và không còn muốn rời xa nữa. Là người theo đạo thờ cúng ông bà, tổ tiên, anh chưa một lần biết cầu kinh. Trái lại, còn được học tập, nuôi lòng căm thù những thành phần “tôn giáo phản động” bán nước. Kết qủa, khi gặp được người dân trong làng đi viếng mộ, anh chỉ còn duy nhất một ước mơ. Nếu có phải chết, anh xin được chết trong phút giây an bình dưới chân cây cột mà anh đang ôm trong tay. Bởi ít nhất anh sẽ có một nấm mộ ở nơi đây. Anh không muốn chết vì lòng căm thù như đã được học tập. Anh xin với cha sở cho anh chôn ở một góc nghĩa trang nếu anh chết. Anh đã toại nguyện.

Như thế, tôn giáo không thể tách rời khỏi cuộc sống của con người. Bởi lẽ, tôn giáo nào thì cũng nhắm tới đích Chân Thiện Mỹ, là dạy con ngưòi ăn ngay ở lành, sống hòa thuận và thương yêu đùm bọc lẫn nhau và nhất là xa lánh những sự ác và gian dối. Nhìn cách khác, tôn giáo trở thành nhu cầu sống, không phải chỉ dành riêng cho từng cá nhân, nhưng là cho toàn xã hội. Mác- Lê muốn xóa bỏ hết dấu vết tôn giáo để cho xã hội chủ nghĩa hoàn thành chỉ là một ảo tưởng. Cái ảo tưởng ấy nay đã hiện thưc. Mác-Lê  đã bước vào cống rãnh, cái thời của đao to búa lớn bạo tàn đã chấm hết sau 70 năm kể từ ngày nó tác yêu tác quái, khủng bố nhân loại. Tiếc rằng Hồ Chí Minh không nhìn đuợc hình ảnh dân Liên Sô treo cổ Lê Nin để nghĩ đến thân phận của mình mà đấm ngực, thay vì tiếp tục lao đầu vào cuộc chiến chống tôn giáo, gây thêm tôi ác. Nói thì như thế, nhưng những con bò trên đấu trường, cứ thấy miếng vải đỏ là húc đầu vào. Nó không biết phía sau miếng vải đỏ là một cái mũi nhọn đang chờ đợi nó. Cái mũi nhọn khoan thủng bạo ác đó chính là Tôn Giáo.

(còn tiếp 1 kỳ)

© Bảo Giang

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho “Tôn giáo và cái ách cộng sản (2)”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Từ lâu,tôi có thắc mắc này mà chưa thể lý giải rốt ráo được.Nhưng trước khi thử suy đoán lại lần
    nữa thì tôi nói về thắc mắc nói trên trước đã.
    Đó là trước 1975,hầu hết những bài báo hay nhận định đều quả quyết có đến 90% dân ta là Phật tử.
    Tuy nhiên,có một thống kê ở VN.mà tôi đọc được thì hiện Phật tử chỉ chiếm chưa đầy 10%.Tại sao
    có con số cực kỳ trái ngược như vậy ? Phải chăng có ý đồ chính trị nào đó cho nên con số đưa ra không thể nào chính xác mà tùy thuộc vào “không khí” chính trị giai đoạn của nhóm đầu cơ chính trị trước kia hay của nhà nước hiện nay ?
    Tôi xin dè dặt suy luận là Phật tử không dám nói mình theo đạo Phật duới chế độ CS.,do đó mới có
    con số dưới 10%.Nếu thế thì chẳng lẽ họ sợ nên phải chối đạo của mình hay sao ? Hay vì họ không
    coi trọng hình thức bề ngoài mà chỉ chú trọng nội dung,tức “đạo tại tâm” ? hay nhà nước VC.đã và đang thành công biến phần lớn dân chúng thành người vô tôn giáo ?
    Dè dặt suy luận có nghĩa là chưa biết đã đúng chưa hay đúng được bao nhiêu phần trăm hoặc sai thì sai như thế nào và tại sao ? Ai có cao kiến,xin góp ý ? Xin đa tạ trước.

    • Dao Cong Khai says:

      Tôi xin chia xẻ với anh, tôi gốc vô tôn giáo (tổ tiên Nho Giáo, nhưng tôi chống Nho Giáo). Còn trước kia và bây giờ người ta vẫn nói là PG chiếm 90% dân số VN thì cái đó là họ bao gồm cả những người THỜ ÔNG BÀ (cái này gốc Nho Giáo, chứ không phải PG) là thành phần đông nhất trong xã hội VN, vào nhập chung với PG. Và thực sự thì những người thờ ông bà họ cũng thường đi cúng đình, cúng chùa như là phong tục tập quán của họ. Nói cho chính xác thì họ theo Nho Giáo chứ không theo PG; nhưng bởi ngày nay Nho Giáo không còn nơi nào để hội tụ người dân để tế lễ như làng xã VN ngày xưa nữa (ngoại trừ thỉnh thoảng còn một cái đình cổ), cho nên những người theo tinh thần Nho Giáo như vậy họ chỉ còn đi chùa, và họ được đồng hoá với PG.

      Trong lịch sử VN thì PG thịnh hành thời nhà Lý, nhưng từ nhà Trần trở đi thì Nho Giáo trở nên độc tôn trong chế độ phong kiến VN. Hiện nay số những người gốc Nho Giáo họ chỉ còn có thể đi chùa và đồng hoá một cách vô tình họ với PG, cho nên mới có tình trạng những người PG họ không bao giờ đi chùa, cũng chẳng hiểu gì về đạo Phật.

      Phật giáo VN bây giờ sau thời kỳ VC chỉnh đốn và thành lập lại giáo hội PG Quốc Doanh ở đó thì “PG đang phát triển mạnh”. Chùa chiền ở VN xây dựng lại mới mẻ và to lớn, chùa mới cũng mọc lên như nấm ở những khu đất trước kia của nhà nước. Và tình trạng “phát triển” đó cũng lan rộng ra hải ngoại, đặc biệt là ở Mỹ. Một số tăng lữ PG đang cộng tác với chính quyền VC với hy vọng họ xây dựng PG trở thành quốc giáo ở VN, và với 90% tín đồ của họ như đã thống kê theo kiểu như trên.

      Về phía các tu sĩ PG, theo Liên Thành cho biết, thì chính quyền VC đã gửi qua Tây Tạng (lãnh thổ bị chiếm đóng bởi Trung Cộng) vài chục ngàn tu sĩ PG qua đó để đào tạo trở thành tu sĩ và họ đã trở về VN trụ trì ở các chùa mới đó, cộng thêm với một học viện đào tạo tu sĩ PG quốc doanh lớn nhất VN được VC mở ra ở tp HCM nhiều năm qua đã góp phần giúp “GHPGVN” lớn mạnh song song với sự phát triển và củng cố của đảng CSVN. Hầu hết những tu sĩ mới đó của PG họ vừa là tu sĩ PG vừa là đảng viên CS. Và sự phát triển kiểu đó đã xâm nhập đầy dẫy ra các cộng đồng tị nạn hải ngoại. Cộng thêm đội ngũ nữ tiếp viên, người mẫu, karaoke ôm… xuất phát từ VN đang du nhập tràn lan vào cộng đồng tị nạn hải ngoại, góp phần vào sự “phát triển văn hoá XHCN” ở đây. Thú thật, hôm nay tôi không biết ngôi chùa nào ở Mỹ là của QG và chùa nào của VC nữa, hình như họ “hoà hợp hoà giải” với nhau lâu rồi.

      • D.Nhật Lệ says:

        Cám ơn Dao Cong Khai đã góp ý.
        Thế nhưng nếu VC.thống kê Phật tử VN.ở dưới 10% thì họ làm sao có thể có ý muốn biến PG.thành quốc giáo ở VN.như bạn nói.
        Tôi nghĩ là họ đang lợi dụng PG.để phá hoại nhằm làm biến tướng tôn giáo trở
        thành công cụ chinh trị của VC.Tuy nhiên,để tránh bị các tôn giáo khác nghi
        ngờ là nhà nước “chia để trị” và chính PG.chân chính cũng chống đối nên 2
        phía PG.xhcn và VC.chấp nhận con số trên ?

  2. iBi says:

    Báo ‘Tuổi Trẻ’ trong tháng 6/2011 có đăng mẩu tin, xảy ra rất thường ở Saigon ngày nay. Một người đàn ông mang giỏ xách trong có tiền bị hai tên cướp đi xe gắn máy giật, nhưng ông đã chống cự, ráng giữ chặt giỏ tiền và tri hô lên ‘cướp, cướp’. Hai tên cướp thấy không xong bèn bỏ, rú ga chạy. Người đàn ông té ngã trên đường, làm cho giỏ tiền bị bung ra, tiền giấy tung bay khắp trên đường. Mọi người đang đi xe lật đật dừng lại và nhào ào vào để tranh nhau lượm tiền làm nghẹt cả một khúc đường; kể cả những người đang đi trên đường và từ các tiệm chung quanh cũng nhào ra thi nhau lượm tiền. Nạn nhân chỉ biết đứng nhìn ngơ ngác và tức giận nhưng không làm gì được, trong khi mọi người đang lượm tiền thì cười vui cực kỳ phấn khởi và hồ hởi. Tưởng thoát được nạn cướp giật tiền giữa ban ngày thì ông ta đụng ngay và chứng kiến trong bất lực nạn cướp lượm. Bản tin đó có đăng bức ảnh mà một người đi đường chụp được cảnh mọi người đua nhau lượm tiền. Có người thì vừa leo lên lại sau yên chiếc xe gắn máy vừa hí hửng giơ xấp tiền ra cười khoe với người đang ngồi đằng trước tay lái. Có người thì còn đang đứng đếm coi lượm được bao nhiêu, miệng cười tươi rói với người đang ngồi trên xe chờ mình v.v… còn nạn nhân bị cướp lượm thì đang đứng ngó mọi người một cách ngơ ngác và đau khổ. Trong tấm ảnh, ở góc phía ngã tư, có một tấm áp phích khổ vuông rất lớn, trên có bức chân dung lớn bằng nửa tấm áp phích, nửa còn lại là câu khẩu hiệu cũng rất lớn, kẻ bằng chữ đỏ sậm “Toàn đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm học tập và noi gương sống đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh”.

    • NGÀN KHƠI says:

      CÓ NHỮNG ĐIỀU THỰC CHẤT CHỈ LÀ TẮC TRÁCH VÀ KÉM Ý THỨC XÃ HỘI THẬT SỰ

      Những câu khẩu hiệu chỉ mang tính chất hình thức, không có nội dung thực chất như trên, chỉ đưa ra theo kiểu tắc trách, mà thực tế là vô trách nhiệm đối với xã hội, nên kết quả chỉ chỉ góp phần làm cho xã hội suy thoái thêm, nhưng thực sự vẫn không mang lại được những hiệu quả tốt đẹp trong thực tế nào cả. Sự sai lầm của nó, là ngay từ cái gốc của sự tuyên truyền luôn mang tính chất giả tạo ngay từ buổi ban đầu, của một thứ quán tính phi xã hội, vốn cứ được áp đặt lên cho xã hội, mà ai cũng rõ.

      NGÀN KHƠI

  3. Dao Cong Khai says:

    Người ta đã sai lầm khi chủ trương theo một ý thức hệ nào đó một cách cuồng nhiệt, và nhất là duy vật cuồng nhiệt thì lại càng nguy hiểm hơn. Trùm CS duy vật mà Hồ Chí Minh cứ bề ngoài đạo mạo như thầy tu thì tôi thấy họ tự mâu thuẫn. Cộng sản họ nói rằng vô tổ quốc, thế nhưng bọn Hồ Chí Minh cứ bắt người ta phải “hy sinh cho tổ quốc”. Tôi thấy họ nói một đường làm một nẻo, họ nói họ duy vật nhưng chính họ lại duy tâm không khác gì một thứ tôn giáo, trong đó Lênin và Karl Max là giáo chủ. Nói trắng ra CS là một thứ tôn giáo độc tôn.

    Chủ nghĩa CS, con người hoà nhập hoàn toàn vào tập thể, tất cả tài sản và mọi thứ đều là của chung. Mệnh danh XHCN thì nếu đói thì xã hội và chế độ phải có nhiệm vụ chia sẻ miếng cơm manh áo cho mình. Nhưng từ ngày tôi sống dưới chế độ CSVN, mười mấy năm sống ở đó, có những lúc đói triền miên không còn gì để ăn; nhung chính quyền VC chưa bao giờ bố thí cho tôi một hạt cơm nào, mà còn cướp đoạt tài sản, bóc lột sức lao động của tôi nữa. Đang sống ở SG họ đuổi đi ruộng, rừng. Kiếm được lúa gạo mang về SG bán lấy giá cao hơn thì họ chặn bắt và tước đoạt. Trái lại tôn giáo họ đã giúp đỡ, an ủi chúng tôi trong lúc tôi hoạn nạn.

    Không có một chủ nghĩa nào trong xã hội có thể bảo đảm được tự do, hạnh phúc và trật tự xã hội một cách hoàn hảo cả. Ý thức hệ nào cũng đầy dẫy khuyết điểm và những thế lực lợi dụng nó đứng ở phía sau. Tự do thì có lợi cho giai cấp tư bản dùng tiền để đè bẹp giai cấp dưới, CS thì không có lợi cho giai cấp nào cả ngoại trừ những kẻ lợi dụng chính trị.

    Nói là duy vật, nhưng tôi thấy CSVN lại rất duy tâm,.Duy vật chỉ lớn mạnh ở những nước tiến bộ Âu Mỹ, họ đi đôi với khoa học và ở đây họ đang cố gắng đưa tư tưởng của họ vào hệ thống luật pháp và chính quyền. Nhưng họ đã thất bại từ nhiều năm nay, bởi vì quan điểm xây dựng xã hội dựa trên duy vật không có căn bản về mặt xã hội. Nếu cứ vô thần và duy vật hoàn toàn thì con người sẽ trở nên ích kỷ, xã hội sẽ trở nên bất công vì trong tâm trí của con người không có thứ gì để cân bằng lại với những tham vọng của họ. Nếu duy vật thì cần gì đạo đức nữa.

    Cho nên bọn CS Hồ Chí Minh rất vô lý khi bắt chước tôn giáo để đưa vào hệ tư tưởng của họ cái gọi là “đạo đức cách mạng”. Duy vật rồi thì cần gì đạo đức, tiến bộ tới đó thì đạo đức chỉ còn là những thứ rác rưởi dơ dáy trên con đường cách mạng. Ở Mỹ hiện nay, duy vật họ áp lực vào chính quyền với những đòi hỏi cụ thể như là ngừa thai tự do, đồng tính kết hôn…. nhưng chính quyền nào dám để những “tiến bộ” vô thần đó trở nên bình thường trong xã hội. Tương lai con người sẽ đi về đâu ? Tại sao chính quyền Mỹ vẫn phải dựa vào những tổ chức công giáo để giúp đỡ họ về mặt xã hội? Tại sao người ta đi tị nạn sang đây, chính quyền phải nhờ đến các hội từ thiện công giáo và tin lành bảo trợ. Lý do đơn giản là những người không làm việc cho tôn giáo (trong chính quyền Âu Mỹ) không đủ khả năng giúp đỡ người tị nạn, chỉ có những tổ chức tôn giáo thiện nguyện mới có thiện chí đầy đủ để giúp những người nghèo khổ, tị nạn đến nới đến chốn được. Trại cùi ở VN đâu có nhân viên chính quyền nào dám vào đó giúp đỡ, ngoại trừ tổ chức công giáo.

    Tôn giáo hiện rất cần ở nước Mỹ, đến nỗi hiến pháp của Mỹ còn phải nhân danh thượng đế trước khi đi vào những điều lệ bên dưới. Lý do là vì duy vật không đủ khả năng cân bằng xã hội, vì duy vật nên người ta không có tình cảm và không cần tình cảm, dó đó họ không bảo vệ được những người thấp kém, nghèo hèn và là những người thiếu tình thương trong xã hội.

    Tôi quan niệm đối với chính trị thì người ta phải sống duy vật, nhưng đối với xã hội và con người thì người ta cần phải duy tâm. Hồ Chí Minh trái lại, đem toàn những niềm tin hảo huyền vào chính trị để lường gạt những người duy tâm (thờ một tôn giáo là tổ quốc, thờ ông bà…). Tất nhiên đụng độ nhau khi có một cái muốn bá chủ. Cho nên CS đối kháng với tôn giáo ngay từ tiền đề của nó, bởi bản chất CS là duy vật nên phi đạo đức, phi nhân. Trái ngược với các tôn giáo là xoa dịu những vết đau của nhân loại.

    Tôi không tôn giáo, nhưng rất duy vật; (duy vật đối với chính trị thôi, nghĩa là chính phủ nào mang lại tự do và cơm no áo ấm thì tôi theo, hứa hẹn thiên đường XHCN thì … sorry, tôi thiếu niềm tin). Trái lại đối với con người tôi thấy cần thiết phải duy tâm, nếu không chúng ta sẽ hành xử với nhau giống như thú vật. Hồi nhỏ tôi được học trường công giáo nên tôi hiểu chỉ có nơi đó người ta mới tìm thấy thiên đường CS như những người duy vật mong ước. Hiện nay, chắc chắn chính cán bộ VC (có chút liêm sỉ) cũng ước mong gửi con vào học trong những trường công giáo.

  4. Võ Hưng Thanh says:

    TINH THẦN YÊU NƯỚC THEO CHỦ NGHĨA MÁC VÀ TINH THẦN YÊU NƯỚC KHÔNG THEO CHỦ NGHĨA MÁC.

    Tinh thần yêu nước không theo chủ nghĩa Mác vẫn luôn là tinh thần yêu nước tự nhiên, vốn có, cổ điển, chẳng liên quan gì đến học thuyết Mác cả. Tức của mọi người nào yêu nước mà “không cộng sản”. Bởi khái niệm hay danh từ CS từ lâu rồi, chỉ có nghĩa là chủ nghĩa Mác, học thuyết Mác, hay khi đã thêm Lênin, nó được gộp chung là chủ nghĩa mác lênin. Ngược lại, tinh thần yêu nước theo chủ nghĩa Mác, thì mục tiêu cuối cùng của nó, chỉ là chủ nghĩa Mác, không phải, và cũng không thể chỉ là lòng yêu nước đơn sơ, thuần túy. Vì nếu không, điều đó sẽ làm cản ngại, hay phủ nhận đi chính bản thân của chủ nghĩa Mác. Do đó, những người có lòng yêu nước theo chủ nghĩa Mác ban đầu, đã vẫn luôn luôn lôi kéo, hay đã dùng mọi biện pháp cần thiết khác nhau, để nhằm loại bỏ, nếu thể không lôi kéo được, những người yêu nước mà không theo chủ nghĩa Mác, về phía mình. Đó chính là một thực tế lịch sử vốn đã có, trong suốt thời kỳ dân tộc đấu tranh chống thực dân Pháp, cho đến khi thế chiến thứ hai kết thúc, đến cả trong cuộc chiến tàn phá khủng khiếp đất nước dài suốt 30 năm tiếp theo ngay sau đó. Và cuối cùng, kết thúc lại, chính những người yêu nước theo chủ nghĩa Mác, hay những người chỉ vì chủ nghĩa Mác, đã thắng lợi, trong sự thống nhất chung cả nước. Nhưng ý nghĩa của lòng yêu nước theo chủ nghĩa Mác, thực chất lúc đầu, cũng có thể vẫn có một số người chỉ muốn vận dụng các biện pháp nhất định nào đó của chủ nghĩa Mác cho mục tiêu dân tộc. Song chắc chắn, lại có những người khác trong thực bụng họ chỉ hoàn toàn vì chủ nghĩa Mác là chính yếu, còn tinh thần yêu nước thuần túy nếu có, cũng chỉ là thứ yếu. Nhưng sau đó, càng ngày chính mục tiêu chủ nghĩa Mác lại đã hoàn toàn chi phối, bẻ lái, thay thế hẳn cho ý thức yêu nước thuần túy ban đầu. Đó chính là khẩu hiệu của một số những người CS nêu lên sau này : “yêu nước là yêu CNXH”. Mà CNXH, hay CNCS, nói nôm na, hoặc thực chất duy nhất của nó, cũng chỉ là chủ nghĩa Mác, là lý thuyết của Mác, còn không là gì khác. Nên họ đúng là những con người mác xít thuần thành hay chỉ giả bộ thuần thành. Ngày nay, chủ nghĩa Mác, sau một thời gian cao trào trên toàn cầu, đã hoàn toàn trở thành thoái trào, không còn ý nghĩa, hay không còn tính cách thời sự nữa, trên toàn thế giới nói chung. Bởi vì, sau khi khối XHCN, hay khối Liên xô cũ sụp đổ, đến hoàn toàn tan rã, rồi biến mất cả thảy, thì thực tế chỉ còn lại bốn nhà nước tiêu biểu cuối cùng cho chủ nghĩa Mác, đó là TQ, VN, Cuba, và bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ngày nay giữa VN và TQ lại còn đang nảy sinh ra vấn đề mới về chuyện cái hải phận kiểu ‘lưỡi bò” của TQ. Nó cũng đang làm chao đảo tận gốc, không ít về lòng yêu nước thực chất của nhiều người VN, trong thời kỳ hiện đại. Đó là nói chung, về những người từng vốn có ý thức chủ động thật sự trong các ý nghĩa vấn đề. Riêng những người chỉ đi theo, hùa theo, ăn theo, hay bắt buộc phải hưởng ứng theo, cho dù trong hoàn cảnh nào chăng nữa, trong trường hợp nào đó nữa, theo khuynh hướng nào cũng vậy, thì họ cũng chỉ vẫn là công cụ, là chất thể, hay kể cả nạn nhân của những người khác, tức là “quần chúng nhân dân” vẫn luôn có trong mọi lịch sử, đều không có gì đáng nói. Bởi chính lý luận nào đó đã đẻ ra học thuyết, học thuyết lại đẻ thêm ra ngôn ngữ, ngôn ngữ lại đẻ ra sự tuyên truyền, sự tuyên truyền lại đẻ ra lực lượng, rồi lực lượng khi lớn mạnh lại đẻ ra chính quyền, chính quyền có lâu rồi lại đẻ ra quán tính, quán tính lại giúp đẻ ra sự tồn tại trong thực tế của một kiểu xã hội như thế nào đó, vậy thôi.

    Võ Hưng Thanh
    (19/7/11)

    • KhôngOán says:

      @ Võ Hưng Thanh
      1. Chưa bao giờ có cái gọi là “TINH THẦN YÊU NƯỚC THEO CHỦ NGHĨA MÁC” như ông viết. Mục tiêu của chủ nghiã Mác-Lenin chỉ biết đến thế giới đại đồng do Cộng sản cầm quyền. Đó là một mục tiêu điên rồ mà kết cục đi đến thất bại thảm hại trên thế giới mà ai cũng biết.
      2. Việt công đả lợi dụng tinh thần yêu nước theo cảm tính của nhân dân VN và sự giúp đỡ của các nước cộng sản khác mà đánh đuổi được Pháp và Mỹ đi khỏi VN.
      3. Trung cộng, Việt cộng, Bắc Hàn, Cubà là các chế độ độc tài còn xót lại, không có liên quan gì đến chủ nghĩa Mác nũa, Đất nước là tài sản riêng của chúng. Chúng chỉ biết có Quyền lực và Lợi nhuận cho cá nhân chúng. Chấm hết !!!
      (Chúng nó hô: Yêu nước là yêu Đảng!!! Công an chỉ biết còn Đảng còn mình!!!)

      • NK says:

        Đúng, chủ nghĩa Mác là một việc. Nhưng cũng có không ít người nghĩ rằng đi theo chủ nghĩa Mác là yêu nước, lại là việc khác. Trừ ra những người chỉ hùa theo hay bị bắt buộc phải đi theo.
        NK

  5. Nhật Hồng says:

    Thành thật là tính cách của dân tộc lớn !
    Đây là ngạn ngữ của người Đức .
    Gỉa dối lừa gạt là tính cách của chính quyền hiện nay , là ”sự ưu việt của chế độ ta ”.
    Chế độ hiện nay đưa dân tộc vào thế suy và loạn .

  6. Anh Đào says:

    Viết lộ liễu quá, anh Va Ti Bảo Giang ạ.
    Vòng vo Tam Quốc, đạo lý, luân thường rồi vòng về cái đạo Va Ti làm chỗ dựa linh hồn cho người lính Bắc Việt thì cực ký khiên cưỡng.
    Miền Xuân Lộc cũng không xa quê cụ Đồ Chiểu….
    Đừng viết lố lăng như thế, cụ Đồ chửi
    Thằng này bán linh hồn cho Tả đạo …trơ trẽn quá !

Phản hồi