WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Biên giới Việt-Trung theo các công ước về biên giới Pháp-Thanh 1887-1895 [3]

Cột mốc biên giới thời Pháp- Thanh

4.2 Thời kỳ 1893-1894 do Đại tá Galliéni làm chủ tịch.

Vấn đề tranh chấp đoạn biên giới từ hợp lưu sông Gia Long đến ải Bắc Cương không giải quyết được dưới thời Chiniac De Labastide 1890-1892, phải chờ đến năm 1893-1894, thời kỳ Đại tá Galliéni làm chủ tịch. Nội dung tranh chấp đoạn biên giới này được trình bày trong bản tường trình của Chiniac De Labastide, đính kèm trong phần phụ lục bài này. Vấn đề tranh chấp gồm các điểm:

a) đường biên giới là nhánh sông tây bắc hay nhánh sông tây nam? Theo biên bản phân định biên giới ngày 29-3-1887, đường biên giới được mô tả: “Từ Bắc Thị – Gia Long đường biên giới theo trung tuyến sông Gia Long, là một phụ lưu tây ngạn của sông Bắc Thị 北市江, có độ dài khoảng chừng 30 lí (mỗi lí là 561 thước), và khi vượt ra ngoài 30 lí nầy đường biên giới rời sông,…” Nhưng trên thực tế thì có hai nhánh sông, đều ở về phía tây ngạn sông Bắc Thị, cùng có chiều dài khoảng 30 lí, nhưng một nhánh có hướng tây bắc, một nhánh có hướng tây nam. Chiếu theo bản đồ phân định, hướng đi của đường biên giới, từ hợp lưu sông Bắc Thị – Gia Long, đến điểm A, là hướng tây bắc. Như thế, hợp lý, đường biên giới phải là nhánh sông có hướng tây bắc. Nhưng phía Trung Hoa thì không đồng ý với nhận thức này. Họ quan niệm đường biên giới là nhánh tây nam. Theo họ, chiều dài con sông chỉ tính khi nó chảy trên đồng bằng. Phần chảy trong núi non thì không tính. Như thế, nhánh tây bắc không đủ chiều dài 30 lí! (Xem sơ đồ 1)

b) Quan niệm về đường thẳng. Biên bản phân định ngày 29 tháng 3 năm 1887 mô tả hướng đi đường biên giới : “khi vượt ra ngoài 30 lí nầy đường biên giới rời sông, theo đường thẳng trực tiếp để đến điểm cách Ðộng Trung 峝中村 3 lí về hướng Bắc, tức điểm được đánh dấu A (甲) trên bản đồ số 1.” Trên bản đồ do các trác địa viên Pháp thành lập, đường thẳng nối từ điểm “đường biên giới rời sông” cho đến điểm A trên bản đồ số 1 có hướng đông nam – tây bắc. Nhưng phía người Hoa không nhìn nhận đường này là “đường thẳng” mà là “đường nghiêng”. Theo họ, đường thẳng phải là đường “ngang” và đường “dọc”. Đường biên giới theo họ phải là đường nối ngang, từ điểm “đường biên giới rời sông” cho đến phía nam chợ Động Trung. Sau đó, từ điểm này vạch một đường thẳng đến điểm A (cách chợ Động Trung 3 lí). (Nhận diện điểm A trên sơ đồ 1 – so sánh đường biên giới theo đường thẳng trên các bản đồ 1 và 2).

c) Tranh chấp về vị trí núi Phân Mao. Biên bản phân định ngày 29 tháng 3 năm 1887 phân chia : “Ðường biên giới chia cho phía Trung Hoa các vùng Lãnh Hòa 嶺懷, Phi Lao 披勞, Bản Hưng 板興 v.v… và một ngọn núi mang tên Phân Mao Lĩnh 分茅嶺, núi này ở phía Ðông Nam của Bản Hưng 板興 và dựa lên đường biên giới.” Nhưng núi này ở cách xa vùng phân định vài chục cây số. Nhưng người Hoa đã dựng lên một đền thờ Mã Viện giả ở dưới một ngọn núi kế cận Bản Hưng, gọi đó là Phân Mao Lãnh. Sau khi bị khám phá, họ bào chữa rằng đó là núi Tiểu Phân Mao.

Đó là một số điểm tranh cãi giữa hai phái đoàn Pháp và Trung Hoa. Bài học rút ra ở đây là sự trí trá và ngang ngược của phái đoàn người Hoa về phân định biên giới. Nó có thể giúp ta môt vài kinh nghiệm khi phải đối phó trong trường hợp tương tự sau này.

Ông Chiniac De Labastide đề nghị phân định lại biên giới nhưng không được chấp thuận. Những vị tiếp nối ông, là ông Flandin từ tháng 10 năm 1890 đến tháng 12 năm 1891, ông Servière từ tháng 1 năm 1892 đến tháng 12 năm 1893, đoạn biên giới này vẫn không được giải quyết. Cho đến thời đại tá Galliéni lên làm chủ tịch, từ tháng 1 năm 1894, thì vấn đề xoay chiều. Tất cả những yêu sách phi lý của phe Trung Hoa đều được Pháp đáp ứng. Lý do bề ngoài của việc nhượng bộ là « vùng tranh-chấp có nhiều núi non, ít dân cư và nghèo nàn ». Nhưng thực ra, do thực tiễn và về chiến lược hơn là kinh tế. Giới quân đội Pháp, khi nhận trách nhiệm về phân giới, ưu tiên cho một đường biên giới thiên nhiên như dòng sông, đường sống núi mà bỏ qua đến đường biên giới lịch sử.

Kết quả phân giới và cắm mốc được ghi lại theo biên bản sau:

Ðại-tá Galliéni nhận thấy rằng:

1. Toàn vùng tranh chấp được gọi là « vùng Hoàng Mô » ở khoảng giữa Bắc Cương Ải và Bắc Phong Sinh thì có nhiều núi non, ít dân cư, và vì sự nghèo nàn của nó, vùng nầy sẽ không có một tầm quan trọng lớn đối với nước Pháp.

2. Nên áp dụng đúng với tinh-thần biên bản số 1 ngày 29 tháng 3 năm 1887 của Ủy Ban Phân Ðịnh Biên Giới mà các điều khoản chính đã được lập lại trong Công Ước Bắc Kinh ngày 26 tháng 6 năm 1887.

3. Phải tìm mọi nơi có thể được để đường biên giới giữa hai nước là đường thiên nhiên, như dòng sông, đường sống núi, v.v..

Ông Lý trả lời rằng ông cũng đã nhận được chỉ thị để thi hành đúng với các điều khoản của Công Ước nầy, và ông rất sung sướng được thấy thỏa ước về việc nầy đã được chấp thuận giữa hai chính phủ.

Vì vậy hai bên quyết định rằng, theo các chi tiết của biên bản số 1 ngày 29 tháng 3 năm 1887, sẽ chấp nhận đồ tuyến mà Ủy Ban Trung Hoa năm 1889 đòi hỏi, có nghĩa là bắt đầu từ Bắc Phong Sinh, đường biên giới trước tiên đi ngược lên nhánh Tây Nam của sông Gia Long cho đến giao điểm của nó với đường gạnh nối màu xanh ở trên bản đồ Trung Hoa do ông Labastide thiết lập.

Ðường biên giới theo đường xanh cho đến điểm A, để lại Trung Hoa, đúng như tinh thần Công Ước Bắc Kinh, các vùng Phi Lao, Bản Hưng và Lãnh Hoài.

Từ phía Bắc điểm A cho đến Bắc Cương Ải, đường biên giới sẽ được thiết lập trên đường gạch nối màu xanh. Ðường nầy được vẽ giữa hai điểm trên bản đồ Chiniac De Labastide và phản ảnh đường biên giới mà Ủy Ban Trung Hoa đòi hỏi năm 1889, nhưng để lại cho An Nam vùng Trình Tường như xác định trong biên bản số 1.

1/ Từ Bắc Thị北市, đường biên giới theo đường trung tuyến của sông Gia Long 加隆 (Kia-loung), sông nầy là một nhánh tây ngạn của sông Bắc Thị (Pe-che). Khoảng 500 m phía hạ lưu của Bắc Phong Sinh 北風生 (Pe-Foung-Chen), sông nầy chia làm hai nhánh, một nhánh đến từ hướng Đông Bắc, nhánh còn lại đến từ hướng Đông Nam.

Đường biên giới là nhánh sông Đông Nam cho đến khi nhánh sông nầy lại chia lần nữa làm hai nhánh. Chỗ chia nầy được gọi là điểm P.

Từ điểm P, đường biên giới theo nhánh Đông Bắc, nhánh nầy chảy đến từ hướng Bắc và ở phía Tây Nam của làng Việt Nam tên An Bài安排 (An-Paii). Làng An Bài thuộc về Việt Nam.

Đường biên giới là con suối mang tên An Bài cho tới một ngọn núi (côté 955) mang tên Khanh Hoài Lĩnh坑懷嶺.

Đường biên giới thỏa thuận là trung tuyến của dòng sông và ở dòng nước mà tàu bè có thể thông lưu được. Trường hợp tàu bè không thể thông lưu thì đường biên giới là đường đi qua chỗ sâu nhất hay rộng nhất hoặc có nước nhiều nhất.

Trong trường hợp bị ngập lụt hay bị cạn nước, dòng sông bị thay đổi, đường biên giới đương nhiên sẽ là đường tính theo điều kiện ghi trên. Nếu có những cù lao hay dãi cát xuất hiện, chúng ở phía nào thì chủ quyền sẽ thuộc về quốc gia đó.

Dọc theo những dòng sông biên giới cột mốc sẽ được đóng ở cả hai phía, tại những địa điểm người ta thường qua lại, hay đối diện với những địa hạt quan-trọng, hay tại những điểm hợp lưu của những dòng sông. Tại những nơi khác của dòng sông biên giới, các cột mốc sẽ đóng mỗi lúc một xa và xen kẻ ở mỗi bên bờ.

Trong những đoạn mà đường biên giới đi ngang qua những đỉnh núi cao, sẽ chỉ có một cột mốc được đóng mà hai bên mặt của cột nầy mang những ghi chú của mỗi nước. Các cột mốc mang một con số thứ tự, tiếp theo những cột mốc đã cắm ở phần thứ nhất.

2/ Từ Khanh Hoài Lãnh坑懷嶺, đường biên giới theo hướng tổng quát Đông Tây.
Đường biên giới bắt đầu hướng chút ít về Tây Nam và đến sông 大坑尾 Đại Khanh Vĩ (Ta-Kang-Ouei), rồi theo hướng Tây, cắt các dòng sông 小坑尾 Tiểu Khanh Vĩ (Siao-Kang-Ouei) và Mã Song 馬雙 (Ma-Choang).

Tại điểm nầy, đường biên giới hướng chút ít về Tây Nam, qua đỉnh núi Thanh Long Lãnh 青龍嶺 (T’ang Loung Ling, côté 843), rồi trở lại hướng tổng quát Đông Tây và đến sông Phi Lao.

Sông Phi Lao 披勞 trở thành đường biên giới, để lại Trung Hoa phía hữu ngạn các làng Phi Lao, Bản Hưng 本興 (Pan Hing) , Na Niệp 那捻( Na Ku) ; và để lại Việt Nam phía tả ngạn, làng Cúc Li 菊涖 (Ku-Li).

3/ Đường trung tuyến của dòng sông Đông Mô 洞謨 (Toung Mou), tức là sông Tiên Yên, là đường biên giới cho tới phía bắc của làng Đông Mô.

Những làng Bồ Nam 蒲楠 (Bou Nam), Khôn Văn 坤文 (Kw’an Ouen), Động Trung 峝中 (Toung Tchoung) thuộc về Trung Hoa ; những làng Na Bô 那簿 (Na-Pou), Dinh Kiều 營 叫 (Yng Kiao), Bản Sầm 本岑 (Penn Chin), Đông Phê洞批 (Toung Pi) và Đông Mô 洞謨 (Toung-Mou) thì thuộc về Việt Nam.

Đường biên giới sau đó là sông Na Sa 那沙 (Na-Cha), phụ lưu phía hữu ngạn của sông Tiên Yên, chảy qua phía Đông làng Na Sa và phía Tây làng Đông Xã 洞舍 (Toung-Sié).
Na Sa thuộc về Việt Nam và Đông Xã thuộc về Tàu.

Đường biên giới sau đó là cũng là phụ lưu nói trên cho tới giao điểm của sông nầy với con suối mà nguồn của nó cách Trịnh Tường呈祥 (Tcheng-Siang) 500 m ; đường biên giới theo dòng suối nầy từ giao điểm cho tới nguồn của nó. Tại đây đường biên giới theo đường thẳng cho tới Bắc Cương Ải北崗, đi ngang qua các đỉnh 675, 812 và 746 về phía Tây Bắc Trình Tường.

Làng Trình Tường thuộc về Việt Nam; các làng Vệ Tàm 衞慙 ( Shu-Tan) và Kiểu Tào 矯曹 (Kiao Tsao) thì thuộc về Trung Hoa.

Tại đỉnh 746, đường biên giới theo đường thẳng đến đỉnh đèo 662, gặp cột mốc số 67 thuộc biên-giới Quảng Tây.

4/ Vị trí các cột mốc trên lãnh thổ Việt Nam:

Cột số 11: Tại nơi giáp phát của sông Gia Long 加隆
Chuẩn độ Phương vị từ:
Đồn Bắc Thị (angle N.E.) 317°
signal a 51°
Cột số 12 : Đối diện Na Lang 那浪 (Na-Loung).
Chuẩn độ phương vị từ:
Blockhaus de Nam-si (angle N.E.) 286°
signal d 328°
Cột số 13: Phía Đông Nam của đồn Trung Hoa Tam Tá 三左 (Sann Tao), va ở phía Bắc của nông trại Ðại Đông Điền 大峝田 (Ta Tiong T’inn).
Chuẩn độ phương vị từ: signal l 29°
Cột số 14: Đối diện hợp lưu của nhánh Tây Nam của sông Gia Long và nhánh Tây Bắc Na Lưu 那流 (Na Liou)
Cột số 15: Trên vàm phía Tây của hợp lưu sông Gia Long với con suối Vấn Tả 文冩 (Ouen Tou).
Cột số 16: Phía Đông Nam An Bài安排 (An Pai), trên đồi nhỏ nhìn xuống hợp lưu các nhánh nhỏ của sông Gia Long.
Chuẩn độ phương vị từ:
Ðỉnh Khanh hoài Lãnh 95°
Ðồn Bắc Phong Sinh 290°
Cột không ghi số : Được thay thế bằng một tảng đá thấy rất rõ ở trên đỉnh Khanh Hoài Lãnh, trên đó có khắc những ghi chú chung của hai nước.
Cột chung số 17: Cắm trên vòm ở phía Đông của dòng sông Đại Khánh Vĩ 大坑尾 (Ta Kang Ouei), cách 1000 m về phía Đông Nam của Khanh Hoài-Lãnh 坑懷嶺.
Chuẩn-độ phương-vị từ:
Đỉnh Nam Vân Lãnh 南雲嶺 ( Nan Yun Ling) điểm Tam giác đạc :
cote 1157 328°
Đỉnh Khanh Hoài Lãnh 119°
Cột chung số 18: Cắm trên vòm phía Tây của sông Đại Khánh Vĩ.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Tiểu Khánh Lãnh 小坑嶺 (Siao Kang Ling)
Điểm Tam Giác Đạc (point de triangulation) cote 517 187°
Đỉnh Khanh Hoài Lãnh 105°
Cột chung số 19 : Trên vàm phía Đông của sông Tiểu Khánh Vĩ 小坑尾 (Siao Kang Ouei).
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Nam Vân Lãnh 47°
Đỉnh Khanh Hoài Lãnh 99°
Cột chung số 20: Trên đỉnh của ngọn núi phân chia thượng nguồn của sông Tiểu Khánh Vĩ và sông Ma Song.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Khanh Hoài Lãnh 101°
Đỉnh Tiểu Khánh Lãnh 145°
Cột chung số 21: Phía Bắc của hợp lưu sông Ma-Song với một phụ lưu tây ngạn.
Cột chung số 22: Trên đỉnh Thanh Long Lãnh 青龍嶺 (Te’ing Loung Lin) cote 843.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Lộc Lang Lãnh 禄嫏嶺 (Lou Teng Ling) 149°
Đỉnh Trường Nhị 長二 (Tchang Eurl) 204°
Cột số 23 : Tại hợp lưu sông Bi Lao với một phụ lưu nhỏ ở phía tả ngạn.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Trường Nhị 166°
Đỉnh Thanh Long Lãnh 85°
Cột số 24 : Tại điểm hợp lưu của sông Phi Lao 披勞 với một chi nhánh nhỏ bên tả ngạn, trên một cái đồi nhỏ nhìn xuống hai sông nầy.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Cô Mạ Lãnh 姑罵嶺 (Cao Pa Ling) point de triangulation coté 960 314°
Đỉnh Cao Ba Lãnh (Kiou Pang Ling) 9°
Cột số 25: Tại hợp lưu sông Bi-Lao, phía Nam của làng Trung Hoa Cổ Phiêu 姑漂 (Kou-Piao).
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Cổ Ma Lãnh 18°
Đỉnh Lạp Bình Lãnh 垃甁嶺 côté 551 286°
Cột số 26 : Phía Bắc của làng Cúc Lỵ 菊蒞 (Ku Li) cách 360 m hợp-lưu của sông Tiên Yên với một phụ lưu tả ngạn.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Lạp Bình Lãnh (K’iou Pin Ling) cote 551 205°
Đỉnh Cô Mạ Lãnh 101°
Cột số 27 : Cách làng Na Phố 那浦 (Na Pou) 240 m về hướng Đông Nam
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Cô Mạ Lãnh 106°
Đỉnh Lạp Bình Lãnh 180°
Cột số 28 : Cách làng Bản Sầm 本岑 (Penn Ch’in) 360 m về hướng Đông Bắc.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Lạp Bình Lãnh 107°
Cote 327 (hướng Đông Bắc của đồn Hoàng Mô) 226°
Cột số 29 : Trên khu rừng phía bắc của hợp lưu các sông Đông Mô và Na-Sa.
Chuẩn độ phương vị từ:
Cote 327 85°
Đồn Hoàng Mô (phía Tây) 28°
Cột số 30 : Cách làng Na Sa 那沙 60 m về phía Đông Nam.
Chuẩn độ phương vị từ:
Cote 327 65°
Đồn Hoàng Mô (phía Tây) 343°
Cột chung số 31 : Cách Trình Tường 呈祥 (Tcheng Siang) 600 m về hướng Đông.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đồn Hoàng Mô 347°
Đỉnh Đông Lánh Lãnh 東另嶺 (Toung Linh Ling) cote 763 210°
Cột chung số 32 : Cách làng Trình Tường 1160 m về hướng Bắc Tây Bắc .
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Đông Lánh Lãnh 176°
Đỉnh Phá Lai Lãnh (Pa Lai Ling) cote 895 73°
Cột chung số 33 : Trên đèo, khoảng giữa côtes 746 và 750, cách thung lũng Bắc Cương Ải 340 m, về hướng Nam.

5/ Vị trí các cột mốc trên lãnh thổ Trung Hoa:
Cột số 11 : Tại điểm hợp lưu của sông Gia Long 加隆
Chuẩn độ phương vị từ:
Đồn Bắc Thị (góc đông bắc) 11°
signal a 51°
Cột số 12 : Đối diện Lục Chân 六真 (Lou Chan).
Chuẩn độ phương vị từ:
signal b 84°
signal g 22°
Cột số 13 : Ở phía Đông Bắc đồn Pháp tên Niệm Thị 捻市 (Yen Che).
Chuẩn độ phương vị từ:
Đồn Nam Si (Blockhaus de Nam-Si) (góc Đông-Bắc) 307°
signal d 55°
Cột số 14 : Tại hợp lưu sông Gia Long với sông phía Đông của Thán sản (T’ann San).
Chuẩn độ phương vị từ:
Blockhaus de Nam Si (góc Tây Bắc) 31°
signal q 343°
Cột số 15: Ở tại hợp lưu của hai nhánh Tây Bắc và Đông Nam, phía hữu ngạn của nhánh gọi là Na Lưu 那流 (Na Liou).
Cột số 16: Ở vàm phía trên nơi hợp lưu của sông Gia Long và suối An Bài.
Chuẩn độ phương vị từ:
Khanh Hoài Lãnh 277°
Đồn Bắc Phong Sinh (góc Tây Bắc) 292°
Cột số 23: Tại giao điểm của đường biên giới và sông Phi Lao, bên bờ hữu ngạn.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Thanh Long Lãnh 74°
Đỉnh Cao Ba Lãnh 342°
Cột số 24 : Cách Phi Lao 180 m về hướng Tây Nam.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Cao Ba Lãnh 23°
Đỉnh Cô Mạ Lãnh (Kou ma Ling) point de triangulation cote 960 339°
Cột số 25:
Đỉnh Cô Mã Lãnh 99°
Đỉnh Lạp Bình Lãnh (Kieu Pin Ling) 191°
Cột số 26 : Cách làng Việt Nam Dinh Khiếu 營叫 (Yng Kiao) 400 m về hướng Tây.
Đỉnh Cô Mạ Lãnh 92°
Cote 327 249°
Cột số 27: Cách làng Việt Nam Đông Phê 洞批 (Toung-Pi) 720 m, về hướng Bắc, cote 305.
Chuẩn độ phương vị từ:
Cote 327 109°
Đồn Hoàng Mô (phía Đông Nam) 291°
Cột số 28 : Ở về phía Đông của hợp lưu các sông Đông Mô và Na Sa.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đồn Hoàng Mô (phía Tây) 22°
Cote 327 87°
Cột số 29 : Cách làng Việt Nam Na Sa 那沙 (Na-Cha) 380 m về hướng Đông Đông Nam.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đồn Hoàng Mô (phía Tây) 344°
Cote 327 73°
Cột số 30: Cách làng Trung Hoa Na Xá 那舍 (Na Sié) 100 m.
Chuẩn độ phương vị từ:
Cote 327 64°
Đồn Hoàng Mô (phía Tây) 337°
Cột số 31: Cách làng Trung Hoa Đông Xá 洞舍 (Toung Sié) 120 m.
Chuẩn độ phương vị từ:
Cote 327 22°
Poste de Hoàng Mô (cote ouest) 336°
Cột số 32 : Cách nơi hợp phát của con suối làm đường biên giới, phía Đông Nam làng Trịnh Tường.
Chuẩn độ phương vị từ:
Cote 327 22°
Khoảng cách với cột mốc ở phía Đông Nam làng Trịnh Tường : 660m
Cột số 33: Ở tại hợp lưu của con suối đến từ làng Vệ Tàm 衛喒 (Schu-Tsan) với sông Na-Sa.
Chuẩn độ phương vị từ:
Đỉnh Đông Lang Lãnh 60°
Khoảng cách với cột mốc phía Đông Nam Vệ Tàm 400m
Vị trí các cột mốc được ghi chú trên bản đố số 1 và số 2.

———————————————-
Đọc thêm:

Lịch sử tranh chấp các đảo Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu trong vịnh Vạn Xuân

Nghiên cứu hiệp ước Thiên Tân 9 tháng 6 năm 1885 . (phần 1)

Phản hồi