LM Nguyễn Văn Lý: Lãnh tụ, chủ thuyết, ổn định,tổ chức
Nhận định về các quan điểm chính trị của LM Nguyễn Văn Lý trong do đài BBC phỏng vấn ngày 16/3/2010:
Đọc bài phỏng vấn LM Nguyễn Văn Lý trên đài BBC ngày 16/3/2010, một ngày sau khi được tạm thả về nhà trị bịnh, chúng tôi thấy cần phải góp ý xây dựng.
Trước hết, quyền tự do ngôn luận của LM Lý, dù sai, phải được tôn trọng; ông đang đau yếu và thiếu thông tin. Người ta có thể vội thấy các quan điểm này có chút tích cực như cần có lãnh đạo tài đức, chủ thuyết ưu việt, dân chủ ổn định, và tổ chức kiện toàn.
Tuy vậy, những quan điểm này cần được hỏi lại cho sáng tỏ. Là quan điểm cá nhân hay của các tổ chức chính trị của ông? Ông có bị đe dọa hay tâm trí bất thường? Có phù hợp với chủ trương trước đây của ông? Phê bình ông là xây dựng hay phá hoại?
Có vài điều ta không đủ tin tức để trả lời. Nhưng chúng ta phải tin rằng phê bình chính trị là cần thiết cho việc đấu tranh chính trị. Nếu vì nể nang khỏa lấp điều sai của ông, ta khó mong cộng sản vạch ra các sai lầm của lãnh đạo họ.
Phân tách:
LM Lý: “… công việc hiện nay phải được hướng dẫn bởi một lãnh tụ tài đức vẹn toàn”.
Việc xây dựng tự do dân chủ là đại cuộc của toàn dân, không thể dựa vào “sự hướng dẫn của một lãnh tụ tài đức vẹn toàn” như thời xưa được. Hơn nữa, khó có thể có người vẹn toàn; trong lịch sử, chưa có ai đáng xem mẫu mực như vậy. Cho nên, thật là lạc hậu khi cố công “xây dựng lãnh tụ” và “ỷ lại vào lãnh tụ”.
LM Lý: “Phải có một học thuyết đủ sức thay thế chủ nghĩa Marx – Lenin, có đường hướng sát thực tế để… làm cho Việt Nam ổn định hơn Indonesia, Thái Lan, Philippines”.
Việc ông không nêu ra tên chủ thuyết nào hàm nghĩa là các học thuyết đã có, kể cả “tự do dân chủ”, không đủ sức thay thế Mac-Le. Nhưng, sự thật là chủ trương tự do dân chủ đã thắng lợi ở Nga và Đông Âu; và dân ta nên vững tin vào chủ trương này để xây dựng một nền tự do dân chủ thật sự.
LM Lý: “Nếu thay đổi mà mất ổn định, tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Vì dân chủ, dân Phi lật đổ TT Marcos năm 1986, dân Thái xuống đường chống quân phiệt năm 1992, và dân Nam Dương hạ bệ TT Suharto năm 1998. Hiện nay, dân 3 nước này đã phát triển xã hội dân sự như đảng phái đối lập, bầu cử dân chủ, báo chí độc lập, và biểu tình tự do. Thỉnh thoảng có nổ bom như ở Bali (Nam Dương, 2002) hay ám sát ở Maguindanao (Phi, 11/09) là do khủng bố, không là phó sản của dân chủ. Các xáo trộn xã hội giữa phe áo vàng và áo đỏ ở Bangkok gần đây cũng là nỗ lực hoàn thiện nền dân chủ ở Thái.
CSVN có thể cho rằng các nước nêu trên là “bất ổn” khi thấy dân biểu tình, làm báo chỉ trích nhà nước và lập đảng để tranh quyền; nhưng dân ở các nước đó đang hưởng tự do dân chủ, nỗ lực “ổn định” quốc gia và đòi chính quyền tôn trọng họ.
Thật ra, căn nguyên bất ổn thường do chính sách bất công “vừa ăn cướp vừa la làng” của đảng CSVN. Khi bị hà hiếp, dân chúng khiếu kiện hay biểu tình; thay vì bồi thường, tránh tái phạm và trừng trị kẻ lạm quyền thì họ lại đàn áp dân, gán tội gây rối, biến nạn nhân thành tội phạm. Vậy, muốn ổn định thật sự, phải có chính thể dân chủ.
LM Lý: “Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm”.
Làm sao ta có thể nhất thời kiện toàn tổ chức chính trị khi nước ta đang bị thống trị kiểu “đập tan từ trứng nước các mầm mống phản động”? Muốn được vậy, dân ta phải vừa đấu tranh vừa xây dựng tổ chức; nếu ngược lại tiến trình này, đó là “đặt cái cày trước con trâu”.
Nhận Định:
Qua các phân tích trên, LM Lý đã có 4 điều sai lầm căn bản như ỷ lại vào lãnh tụ tài đức vẹn toàn, viễn vông đi tìm một chủ thuyết ưu việt, nhầm lẫn giữa dân chủ và hỗn loạn, và thiếu thực tế khi muốn tổ chức kiện toàn giữa hiện tình đất nước.
Các quan điểm nêu trên có thể bị CSVN dùng làm luận điệu biện bạch để kéo dài nền độc tài đảng trị như sau:
- Hồ Chí Minh là một lãnh tụ tài đức vẹn toàn”, đã chết mà “vẫn sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
- Chủ nghĩa Mac-Le là ưu việt vì từng chống Pháp (1954), Mỹ (1975), Khmer Đỏ (1979), Trung Quốc (1979), vào Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
- Cảnh máu lửa ở Nam Tư (Kosovo, 1999), Nam Dương (Jarkata, 1998), Nam Hàn (Kwangju, 1980), v.v. làm con ngáo ộp dọa dân về viễn cảnh “tự do dân chủ hỗn loạn”.
- Đảng CSVN có nhiều điều kiện như đảng viên đông, tổ chức chặt chẽ, và giàu kinh nghiệm.
Điều đáng nói là các quan niệm này cũng ít nhiều phù hợp với suy nghĩ của nhiều người, kể cả trong giới tự do dân chủ.
Chúng ta nên biết rằng sức mạnh chính là ý thức thấu đáo và tin tưởng sắt đá vào giá trị lý tưởng tự do dân chủ. Đại cuộc đấu tranh không thể dựa vào người lãnh đạo tài đức, mà phải dựa vào chủ trương, sách lược, và nhiều người có kỷ luật cùng chí hướng. Ban lãnh đạo chỉ là người chấp hành và chịu tránh nhiệm trước tập thể.
Tóm lại, chúng ta không được nhầm lẫn tự do dân chủ với sự hỗn loạn do dân biểu tình ôn hòa bị đàn áp. Và, cũng không thể xem xã hội ổn định thật sự vì có cường quyền kềm kẹp. Một khi nghĩ rằng thà bị cộng sản độc tài còn hơn là có dân chủ mà hỗn loạn như Thái, Phi và Nam Dương nghĩa là chưa thực sự có niềm tin vào sự ưu việt của dân chủ tự do, và như vậy làm hạn chế khả năng đấu tranh cho lý tưởng này!
Tài liệu tham khảo:
[1] Phỏng vấn linh mục Nguyễn Văn Lý
[2] Nguyệt Biều và cuộc đấu tranh tự do tôn giáo tại Việt Nam
[6] Kwangju Democratization Movement
[8] Kosovo War
[7] Black May (1992)
[9] Bosnian Genocide
[10] Indonesian riots of May 1998
[11] Thailand protests
© Ngô Văn Hiếu
Tôi không đồng ý với những gì ông Ngô Văn Hiếu viết. Ông Hiếu không thể nào dựa vô chỉ một bài phỏng vấn của Cha Lý trên BBC và cắt xén phần phỏng vấn ra thành 4 câu rồi suy luận một cách vội vả. Đề nghị ông Hiếu và bạn đọc nên nghe hết những bài phỏng vấn mà Cha Nguyễn Văn Lý trã lời trên các dìển đàn Paltalk, radio RFA và cả BBC. Các bài phỏng vấn này quý vị có thể truy tìm Youtube, hoặc trên các mạng bloggers điều có.
Những người từng bị nhốt giam nhiều năm như Cha Lý, cô Công Nhân; hẳn nhiên, họ hiểu vì lí do gì mình bị ở tù! Trong những đêm dài thao thức, họ đã nhìn ra những gì mình Sai, không Đúng, không Thành công, để vào cảnh tù tội.
Những tuyên bố của Cha Lý, theo tôi là hợp thời nhất, dù rằng, chúng ta đang thấp thỏm từng ngày trước sự xâm lăng hung hăng của Trung cộng và bọn người phản quốc đang dần bán từng lãnh thổ và lãnh hải.
Cũng như rất nhiều người đã phẩn nộ khi nghe cô Công Nhân nói (đại khái): Quốc hội Mỹ nên giúp Quốc hội CSVN nhiều hơn nữa, mà đừng bỏ rơi họ! Đây là sự trưởng thành chính trị của cô Công Nhân sau ba năm ngồi tù.
Mỗi cá nhân có cái nhìn bi quan lẫn khách quan và chiêm nghiệm khác nhau về thời cuộc, nếu còn coi Dân Tộc là trên hết!
Bôi bác nhau, dè bỉu nhau, khích bác nhau, chụp mũ nhau có còn còn là con dân Việt?
Bác Trung Kiên nói đúng!
Viễn kiến chính trị là: hãy Nhìn xa hơn, Nghĩ nhiều hơn… Nếu không lối thoát… Sẽ còn là… Để đến cái cuối cùng chọn lựa là Đổ máu mà không một ai muốn! Nhất là những người như Cha Lý đã từng hằng đêm nằm suy nghĩ nát óc cho con đường dân chủ VN.
Dĩ nhiên, ai mà chả ghê tởm CS!
Nhưng chụp mũ nhau (dù trên màn Ảo âm u) có đáng là người cầm bút, – dù cầm bút vài mươi giây???
Có những cái comments, tôi không hiểu sao lại hiển thị trên ĐCV, như cái comment của ông Huy Tưởng!
Thế nào là Cái lưỡi Gỗ, khi ông ấy chưa tiếp xúc nhiều với ông Trung Kiên?
Hình như, chúng ta quá đáng với nhau, dù chưa một lời trao đổi, liên lạc?!
Đó là tinh thần Việt Tộc? Hay chỉ là Bóng Ma, Man rợ rừng rú từ Muôn Kiếp?
Đặt Bút xuống nên Tự Trọng Chính Danh Mình, Bạn ạ!
Vũ Đình Kh.
Cha ly sai roi . phai co dan chu truoc, roi moi co lanh dao ven toan , moi nguoi dan trong mot nuoc dan chu , chung ta se co nguoi ven toan ( DAO DUC , THUONG DAN . PHUNG VU DAN ,)
Không có lãnh đạo để hướng dẫn cuộc đấu tranh thì làm sao có được DÂN CHỦ hả ông Bạn?
Cho dù không cần phảicó một “Minh Chúa” tài đức vẹn toàn, thì chí ít người lãnh đạo cũng phải “Tài và Đức” tương đối, thì mới tạo được uy tín, và cần phải có đường hướng, chính sách rõ ràng thì mới có thể giữ được ổn định, không bị hỗn loạn như rắn không đầu, (sau khi csvn sụp đổ) đúng không?
Theo tôi, suy nghĩ của cha Lý chứng tỏ là một người có trách nhiệm và viễn kiến (nhìn xa trông rộng)
Thiển nghĩ, những lời của LM Nguyễn Văn Lý trong bài phỏng vấn chỉ là nhắc nhở những người dấn thân đấu tranh cho Dân Chủ Việt Nam, chúng ta cần phải cẩn trọng chuẩn bị thật kỹ lưỡng, bất kỳ tổ chức nào cũng cần phải có đường hướng đấu tranh và phương cách điều hành đất nước thời hậu cộng sản, đừng để mất ổn định như Thái Lan và một vài nước khác, cần phải có người lãnh đạo, lẽ dĩ nhiên không cần phải một “Minh chúa”, mà cần “lãnh tụ” có tài năng, đức độ và viễn kiến, điều này rất quan trọng, bài học chua cay của miền Nam sau khi đảo chánh ông Diệm là một bằng chứng!
Cũng chính vì vậy mà LM Lý đã nhấn mạnh: “Muốn để Việt Nam huy hoàng hơn, thăng tiến hơn, đạo đức hơn, có nền tảng vững chắc hơn thì tổ chức ấy phải hội đủ nhiều điều kiện lắm”.
Một lời nhắc nhở rất quí báu! Nếu chúng ta không nghiêm túc suy nghĩ, không có người lãnh đạo có tài đức, không có một đường lối rõ ràng mà chỉ ảo tưởng thì sẽ thất bại lật đổ thì dễ, xây dựng mới khó.
Còn câu; “Nếu thay đổi mà tình hình xấu hơn cả Thái Lan, Indonesia, Philippines, thì thà cứ để yên cho Đảng Cộng sản đang còn giúp cho Việt Nam cũng có một vị trí trong cộng đồng Asean.” chỉ là đòn cân não…
Nói cách khác, CSVN bất tài thiếu đức cần phải được thay thế, nhưng chúng ta sẽ làm được gì tốt đẹp hơn? Chuẩn bị xong chưa?
Ý kiến ông này quá ba phải, y như mấy mấy cái “lưỡi gỗ” chuyên trách thông tin văn hóa cấp… xã bên nhà!
Cố nhân lại gặp nhau?
Mong anh Huy Tưởng cho biết “Ý kiến ông này quá ba phải” ở chỗ nào?
Hay Anh chỉ biết phê bình lung tung…giống “y như mấy mấy cái “lưỡi gỗ” chuyên trách thông tin văn hóa cấp… xã bên nhà!” ?
Qua giọng văn người ta có thể xét đoán và phân biệt được, đây là một người đang cổ vũ cho DÂN CHỦ VIỆT NAM, hay chỉ là một tên “Hoạt động dân chủ trá hình”, chẳng vì lương tri hay bức xúc với những vấn nạn trong xã hội, mà lên tiếng góp phần tạo nên sự thay đổi, mà chỉ vì ích kỷ cá nhân hay là CAM?