WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Họa căn lớn nhất: Những mặc định của ĐCS về bản chất con người

Nói tới xã hội, cấu trúc xã hội, trật tự xã hội, hay cơ chế điều hành xã hội chúng ta không thể nào không nói tới vai trò của con người. Con người chính là trọng tâm của tất cả mọi hoạt động và cơ chế hổ trợ cho những hoạt động. Hình thái tổ chức và cung cách hoạt động sẽ tùy thuộc rất lớn vào sự mặc định về bản chất của con người.

Bản chất của con người đã được Khổng Tử và học trò của ngài bàn luận cách đây hơn 2500 với hai thuyết đối nghịch “bản thiện” và “bản ác”. Cách đây không lâu Douglas McGregor (1906 – 1964), một nhà tâm lý xã hội học và là một trong những cha đẻ của lý thuyết quản trị, đã nói đến hai mặc định trái ngược nhau về bản chất con người với mô hình “Theory X” và mô hình “Theory Y” trong cuốn sách tựa đề The Human Side of Enterprise xuất bản năm 1960.

Thuyết X mặc định bản chất con người, nói một cách ngắn gọn, là tồi tệ. Ngược lại, Thuyết Y mặc định bản chất con người, nói một cách ngắn gọn, là tốt đẹp. McGregore cho rằng hành vi, thái độ và cách thức quản lý nhân sự của cấp chỉ huy sẽ tùy thuộc vào sự mặc định của cá nhân họ về bản chất của con người theo Thuyết X hoặc Thuyết Y.

Dĩ nhiên là còn có những lý thuyết khác chung quanh vấn đề bản chất con người nhưng ở đây không cần thiết phải nhắc đến. Nhận xét hoặc phân tích về bản chất con người chẳng có gì mới. Về vấn đề này, Vi Diệu Pháp của Phật giáo đã đi trước và vượt trên cả khoa học hiện đại. Nhưng áp dụng một cách có hệ thống sự mặc định về bản chất con người vào sự tổ chức và sự điều hành thì có phần nào mới lạ.

Những công trình sư cộng sản cũng có sự mặc định của họ về bản chất con người và nó cũng không khác hai thuyết trên của McGregore. Họ áp dụng sự mặc định của họ về bản chất con người “một cách có hệ thống” và “trong tư duy đấu tranh giai cấp.” Điều này giúp cho ĐCS thành công trong nỗ lực nắm chính quyền và phá bỏ hoàn toàn cấu trúc và trật tự xã hội cũ để thiết kế một xã hội mới.

Nhưng cũng chính điều nầy lại là một “họa căn” chí tử, nói một cách khác là lỗi từ nền móng, làm cho ĐCS không thể nào xây dựng được một xã hội mới phồn thịnh, văn minh và ổn định. Ngay khi cái xã hội do chính bàn tay của ĐCS kiến tạo vừa thành hình xong thì cũng chính là lúc mà ĐCS và xã hội đó bắt đầu tiến trình băng hoại và cuối cùng là sự mục nát toàn diện của xã hội đó và sự tan rã của chính bản thân ĐCS.

Một mặt, những công trình sư cộng sản đã mặc định là tất cả cá nhân đảng viên cộng sản là những con người sáng suốt, có khả năng, có thiện chí và lương thiện . . . nói tóm lại là những con người có một bản chất tốt đẹp. Một mặt khác, những công trình sư cộng sản đã mặc định là tất cả cá nhân không phải là đảng viên cộng sản, hay nói chính xác hơn là nhân dân, là những con người ngu dốt, thiếu khả năng, thiếu thiện chí, tha hoá, bất công, bất lương, rác rưỡi . . . nói tóm lại là những con người có một bản chất tồi tệ. Và hai sự mặc định này mặc nhiên tạo ra thế đấu tranh giai cấp, giai cấp đảng viên cộng sản với giai cấp không là đảng viên cộng sản.

Những công trình sư cộng sản không những quy chụp sự mặc định bản chất tốt đẹp lên tất cả đảng viên và quy chụp sự mặc định bản chất tồi tệ lên tất cả quần chúng mà còn làm mọi thứ trong khả năng để tập thể đảng viên và tập thể quần chúng tin vào những sự mặc định này. “Làm mọi thứ trong khả năng” có cả nỗ lực nhồi sọ đảng viên, bịt mắt quần chúng, khống chế trí thức và tiêu diệt chướng ngại.

Một khi quần chúng và đảng viên cộng sản đã chấp nhận sự quy chụp những mặc định về bản chất con người kiểu đó thì cũng có nghĩa là chấp nhận (a) sự mặc định quần chúng là một tập thể của những con người bản chất vốn tồi tệ còn ĐCS là tập thể của những con người bản chất vốn tốt đẹp và (b) tập thể quần chúng không thể nào so bì được với tập thể ĐCS.

Và như thế thì mọi thứ đều trở thành hợp lý trong biện chứng của ĐCS: (a) Đảng đương nhiên phải lãnh đạo quần chúng; (b) Đảng đương nhiên được độc được quyền lãnh đạo quần chúng; (c) Đảng đương nhiên được quyền tiếp tục lãnh đạo quần chúng; (d) Bộ máy điều hành đất nước đương nhiên là phương tiện để Đảng chăm sóc đời sống nhân dân do đó Đảng đương nhiên là phải bố trí người từ trung ương tới địa phương và tới mọi ngõ ngách để làm công tác lãnh đạo và chăm sóc quần chúng…

Những công trình sư cộng sản MUỐN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI PHẢI TIN VÀO BẢN CHẤT TỐT ĐẸP CỦA CON NGƯỜI CHỈ TÌM THẤY Ở NGƯỜI ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN. Đặc biệt là tin vào bản chất tốt đẹp của những lãnh tụ cộng sản. Một Stalin, một Lenin, một Mao Trạch Đông, một Hồ Chí Minh, một Kim Nhật Thành… tất cả đều được nhân dân “kính yêu vô vàn.”

Và những công trình sư cộng sản LÀM MỌI CÁCH ĐỂ CHO MỌI NGƯỜI PHẢI TIN VÀO SỰ TỐT ĐẸP ĐẾN MỨC ĐỘ THẦN THÁNH CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH TỤ CỘNG SẢN. Lấy Hồ Chí Minh làm điển hình. Từ một con người bình thường biến thành một nhà ái quốc, thành một nhà cách mạng lớn, thành một cha già dân tộc, rồi thành một bác Hồ vĩ đại. Sau năm 1975, HCM biến thành một vị thánh mà nhà nhà đều phải tôn thờ. Và tới bây giờ thì HCM đã biến thành một vị Bồ Tát ngồi chung bàn với Phật.

HỌ NỖ LỰC DỰNG LÊN MỘT LÃNH TỤ THẦN THÁNH LÀM BIỂU TƯỢNG CHO BẢN CHẤT TỐT ĐẸP CỦA ĐCS.

Với các lãnh tụ “có nhân cách lớn,” có “tầm nhìn thế kỷ,” đứng ở “đỉnh cao trí tuệ của loài người” . . . và một ĐCS là một tập thể của những con người có bản chất tốt đẹp nào là “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,” nào là “trung với nước, hiếu với dân,” nào là “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” . . . tóm gọn lại trong 4 chữ “đạo đức cách mạng” . . . luôn luôn “vì nhân dân” và luôn luôn “vì sự nghiệp của đất nước” . . . thì NHÂN DÂN KHÔNG CÓ LÝ DO GÌ MÀ KHÔNG TIN CẬY ĐẢNG VÀ CÁC LÃNH TỤ VÔ VÀN KÍNH YÊU.

Như vậy, một hệ thống chính trị hoàn toàn tập trung quyền lực vào tay ĐCS và chịu sự chi phối của ĐCS từ trung ương tới địa phương là một điều hợp lý, thuận lòng dân và “dân chủ vạn lần hơn hẳn dân chủ của các nước Âu, Mỹ.”

Đảng có lòng thương nước thương dân hơn bất cứ ai. Đảng sáng suốt hơn dân. Đảng giỏi hơn toàn khối dân tộc hợp lại. Đảng không thể sai, nếu như có sai cũng sẽ tự biết sữa sai. Thế thì, NHÂN DÂN KHÔNG CÓ LÝ DO GÌ MÀ KHÔNG GIAO PHÓ TOÀN BỘ CÔNG VIỆC ĐIỀU HÀNH ĐẤT NƯỚC VÀO TAY ĐẢNG.

Dân không cần phải lo, không cần phải biết, không cần phải nói, không cần phải suy nghĩ. Mọi chuyện đã có Đảng gánh vác. Nhân dân có thể yên tâm vì “Dân làm chủ, nhà nước quản lý, Đảng lãnh đạo.”

Nói tóm lại, những công trình sư cộng sản triệt để khai thác và khai thác một cách có hệ thống cái tính chất “thiện” trong sự mặc định và quy chụp của họ về bản chất tốt đẹp của con người (chỉ tìm thấy ở con người cộng sản) và từ trên nền móng đó họ kiến tạo một hệ thống chính trị không có lực lượng đối lập với ĐCS và một bộ máy điều hành đất nước không có cơ chế giới hạn quyền lực của ĐCS.

Song song và cùng lúc, những công trình sư cộng sản cũng LÀM MỌI CÁCH ĐỂ CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI PHẢI TIN LÀ BẢN CHẤT TỒI TỆ CHỈ TÌM THẤY Ở NHỮNG CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ ĐẢNG VIÊN CỦA ĐCS và MUỐN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI PHẢI TIN VÀO BẢN CHẤT TỒI TỆ CHỈ CÓ THỂ TÌM THẤY Ở NHỮNG CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN.

Đặc biệt là họ muốn tất cả mọi người tin rằng những cá nhân dám suy nghĩ, dám phê phán, dám hành động ngược lạy “ý chí chính trị” của ĐCS —những con người được ĐCS dán cái cái mác “thành phần phản động” và “thế lực thù địch”— là những con người có bản chất tồi tệ.

Như đã nói, “làm mọi cách” bao gồm cả nỗ lực NHỒI SỌ ĐẢNG VIÊN, BỊT MẮT QUẦN CHÚNG, KHỐNG CHẾ TRÍ THỨC VÀ TIÊU DIỆT CHƯỚNG NGẠI.

Đảng viên bị nhồi sọ cho nên trở thành cuồng tín. Quần chúng bị bịt mắt cho nên trở thành mù loà. Trí thức bị khống chế cho nên thiếu vắng hẳn những tiếng nói phản biện chân chính. Cuồng tín của đảng viên và mù loà của quần chúng, cộng với sự đồng lõa (dầu là tung hô hay im lặng) của tập thể trí thức, đã giúp cho ĐCS tiến hành tiêu diệt những chướng ngại của họ một cách dã man và có hệ thống.

Chướng ngại lớn nhất của họ chính là “bọn trí thức tha hóa” dám phê phán đường lối chính sách của Đảng và “bọn tư sản mại bản bốc lột” không thể đứng chung nơi thiên đường do ĐCS dựng lên. Trí Thức là chướng ngại cho ĐCS vì thành phần này có khuynh hướng “tự lập tư duy” còn Tư Sản là chướng ngại cho ĐCS vì thành phần này có khuynh hướng “tự lập kinh tế.” Mà đã tự lập thì sẽ không muốn lệ thuộc và không bị lệ thuộc vào ĐCS. Chướng ngại bị tiêu diệt thì không còn ai thách thức quyền lực tuyệt đối của ĐCS và cản đường “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc” lên XHCN.

Và nhờ vào 3 yếu tố cuồng tín, mù loà và sợ hãi của đám đông mà ĐCS đã giành được chính quyền, đã thanh lọc xã hội và áp chế được quần chúng, đã áp đặt một hệ thống chính trị độc đảng với một guồng máy khống trị độc tài lên toàn đất nước.

Nói tóm lại, những công trình sư cộng sản triệt để khai thác và khai thác một cách có hệ thống cái tính chất “ác” trong sự mặc định và quy chụp của họ về bản chất tồi tệ của con người (chỉ tìm thấy ở quần chúng không phải là đảng viên cộng sản) và từ trên nền móng đó họ kiến tạo một hệ thống chính trị không có lực lượng đối lập với ĐCS và một bộ máy điều hành đất nước không có cơ chế giới hạn quyền lực của ĐCS.

Như vậy, những công trình sư cộng sản đã áp dụng một cách có hệ thống hai bộ mặc định trái ngược của họ về bản chất con người và đặt chúng trong vị thế không thể thoả hiệp nhau, ĐCS vốn có bản chất tốt đẹp không thể thỏa hiệp với quần chúng vốn có bản chất tồi tệ, và tạo thành cuộc diện đấu tranh giai cấp, giai cấp đảng viên của ĐCS đấu tranh với giai cấp quần chúng không phải là đảng viên của ĐCS, rồi từ nền móng này tiến hành một cuộc cách mạng sắt máu để phá bỏ cấu trúc và trật tự xã hội truyền thống, một sự thay đổi toàn diện và triệt để. Rồi cũng tựa trên nền móng này những công trình sư cộng sản đã kiến tạo một cấu trúc và trật tự mới trên đất nước, hình thành một xã hội dành riêng lợi quyền cho giai cấp đảng viên ĐCS.

Dầu bộ máy tuyên truyền của ĐCS có “lộng ngôn, gian trá, ma mỵ” đến mấy nữa thì cũng không thể thay đổi được những sự thật về ĐCS, về nền móng mà ĐCS đã tựa lên đó để tiến hành cuộc cách mạng sắt máu dưới danh nghĩa “giải phóng dân tộc” và cũng là nền móng mà ĐCS đã tựa lên để thiết kế cấu trúc và trật tự xã hội, và về quần chúng trong thế giới XHCN.

Thực tình là không có gì quá đáng để nói rằng cơ cấu và tổ chức điều hành đất nước của ĐCS là một guồng máy chiến tranh còn quần chúng bên trong hệ thống chỉ là những dân nô bị giam hãm bên trong cái lồng XHCN dựng lên bởi những con người hoang tưởng, bạo hành, ác độc, trịch thượng và tham lam.

Không nay cho ĐCS, cái nền móng đã từng giúp cho ĐCS chiến thắng và có được cơ hội để kiến tạo thiên đường XHCN, đánh đổi bằng vô số máu xương và sự khốn khổ của toàn dân tộc, thì chính nó lại là một “họa căn” chí tử làm cho ĐCS không thể nào xây dựng được một xã hội mới phồn thịnh, văn minh và ổn định. Ngay khi cái xã hội do chính bàn tay của ĐCS kiến tạo vừa thành hình xong thì cũng chính là lúc ĐCS và xã hội đó bắt đầu tiến trình băng hoại và cuối cùng là sự mục nát toàn diện của xã hội đó và sự tan rã của chính bản thân ĐCS.

Tại sao như vậy? Tại sao nó lại phải xảy ra như đã xảy ra? Có nhiều người đã thắc mắc. Đáp án cho câu hỏi đã rất hiển nhiên.

Một xã hội mà guồng máy điều hành đất nước là một guồng máy chiến tranh được kiến tạo trên nền móng “không thể hòa hợp hoà giải dân tộc” (hay nói cách khác là chiến tranh từ trong bản chất đến cơ chế đến con người) thì làm sao có được sự ổn định thật sự, phồn thịnh thực sự, văn minh thực sự?

Một xã hội mà tập thể trí thức bị khống chế và biến thành đàn cừu ngoan ngoãn đi theo mệnh lệnh của những con người hoang tưởng, bạo hành, ác độc, trịch thượng và tham lam thì làm sao có được sự ổn định thật sự, phồn thịnh thực sự, văn minh thực sự?

Một xã hội mà người dân bị nhồi sọ để tin rằng bản chất con người của chính mình là tồi tệ, bị làm cho biến thành thiểu năng tri thức, thành thụ động, thành sợ hãi thì làm sao có được sự ổn định thực sự, phồn thịnh thực sự, văn minh thực sự?

Một xã hội mà hệ thống chính trị không có lực lượng đối lập với ĐCS và một bộ máy điều hành đất nước không có cơ chế giới hạn quyền lực của ĐCS thì làm sao không có sự lạm dụng quyền lực gây ra những hệ quả tồi tệ cho đất nước và nhân dân?

Đa số thường đổ lỗi “tha hoá” cho những đảng viên sai phạm trong những vụ việc tiêu cực nổi cộm. ĐCS cũng muốn quần chúng tin như vậy để họ có thể chống chế là “không có gì sai với cơ hệ thống chính trị và guồng máy cầm quyền” và tiếp tục bảo thủ cái hệ thống chính trị và guồng máy cầm quyền đã ban phát cho họ quyền lực độc tôn và quyền lợi độc chiếm.

Tha hoá là sự thay đổi từ tốt đẹp sang tồi tệ. Ở một mức độ nào đó họ đã nói đúng. Nhưng nó chỉ đúng bởi vì ĐCS đã tự mặc định và quy chụp bản chất tốt đẹp của con người lên tập thể đảng viên cộng sản bất kể kiến thức tiền nghiệm (priori knowledge) hoặc hiện thực như thế nào. Hay nói cho chính xác hơn, nó chỉ đúng trong tương quan đối chiếu giữa ảo tưởng về bản chất tốt đẹp của ĐCS so với thực tế về bản chất tồi tệ của ĐCS.

Và nó chỉ đúng vì xã hội đã không thiết lập được một cơ chế hữu hiệu để ngăn chận sự tha hoá của những người cầm quyền điều hành đất nước. Nói cho chính xác hơn, chính vì sự mặc định và quy chụp bản chất tốt đẹp của con người lên tập thể ĐCS của những công trình sư cộng sản, mặc định và quy chụp một cách tùy tiện và khiên cưỡng, mà XÃ HỘI XHCN KHÔNG NHỮNG KHÔNG CÓ ĐƯỢC MỘT CƠ CHẾ HỮU HIỆU ĐỂ NGĂN CHẬN SỰ THA HOÁ MÀ NGƯỢC LẠI TỰ BẢN CHẤT VÀ HÌNH THÁI TỔ CHỨC CỦA GUỒNG MÁY ĐIỀU HÀNH ĐẤT NƯỚC TRONG XHCN CÒN KHUYẾN KHÍCH THÊM SỰ THA HOÁ TỚI MỨC TỐI ĐA. Vì như đã nói, hình thái tổ chức và cung cách hoạt động sẽ tùy thuộc rất lớn vào sự mặc định về bản chất của con người.

Một cách tóm gọn, nhìn toàn diện hệ thống XHCN chúng ta có thể nói không sợ lầm là MẦM MÓNG THA HOÁ đã được “built-in” trong hệ thống chính trị và guồng máy cầm quyền của ĐCS dựng lên, MẦM MÓNG BẠO LỰC đã được “buil-in” trong hệ thống chính trị và guồng máy cầm quyền của ĐCS dựng lên, MẦM MÓNG NGHI KỴ đã được “built-in” trong hệ thống chính trị và guồng máy cầm quyền của ĐCS dựng lên, MẦM MÓNG HOANG TƯỞNG đã được “built-in” trong hệ thống chính trị và guồng máy cầm quyền của ĐCS dựng lên.

Tất cả những lỗi hệ thống này đều xuất phát từ những mặc định và quy chụp của ĐCS về bản chất con người lên toàn thể xã hội. Đó chính là hoạ căn chí tử của ĐCS.

Xã hội Việt Nam đã bắt đầu tiến trình băng hoại chỉ trong vài năm kể từ sau ngày chiến tranh kết thúc. Cái phao “kinh tế thế thị trường theo định hướng XHCN” tạm thời kéo Việt Nam ra khỏi vực nghèo đói nhưng đồng thời cũng làm cho tốc độ băng hoại gia tăng. Sự băng hoại của xã hội Việt Nam đã đến mức trầm trọng. ĐCSVN đang trên tiến trình mục nát toàn diện và sẽ tự tan rã.

Dầu cho ĐCSVN có cố gắng “Mài lưỡi gỗ. Mỏng và sắc đến mức vô tư/vô duyên/vô khối/vô chừng/vô hồi/vô lối/vô ơn/vô tri/vô thức/vô cảm/vô can/vô hậu/vô đạo/vô sỉ/vô loài, và vô địch về môn… vô lại.” (Đinh Tấn Lực – Công nghiệp Nặng Thời Đại: Mài Lưỡi Gỗ) đi nữa thì cũng không ngăn được tiến trình mục nát toàn diện và đưa đến ran rã.

Không có một giải pháp nào có thể cứu vớt được ĐCSVN và guồng máy cầm quyền đất nước dành riêng cho ĐCSVN. Chỉ có giải pháp để cứu vớt toàn thể dân tộc, trong có có đảng viên của ĐCSVN. Và giải pháp đó đang lù lù tiến tới.

© Iris Vinh Hayes

© Đàn Chim Việt

3 Phản hồi cho “Họa căn lớn nhất: Những mặc định của ĐCS về bản chất con người”

  1. Thuan says:

    Những bài viết của Vinh Hayes rất có giá trị.
    Xin cảm ơn tác giả

  2. Tu Hữu says:

    Hồ Chí Minh viết trong bản Tuyên ngôn độc lập, câu 40: “…, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt nam mới, …”.
    Người Việt nam không ai viết như vậy mà phải viết: “…, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt nam mới, …”
    Vì vậy đây là bằng chứng không chối cãi được, cho thấy Hồ Chí Minh là một người Tầu mới học tiếng Việt.
    Đây là âm mưu thâm độc của Trung quốc, đã gài một người Tầu để lãnh đạo đảng CSVN và nước VNDCCH để đưa Việt nam về với Trung quốc như tiết lộ trong hội nghị bàn thảo cho Việt nam thành tỉnh hau Khu tự trị của Trung quốc (http://www.scribd.com/doc/17023687/Tai-Liu-Mt-ng-csVN-Vit-Nam-Tnh-hay-Khu-T-Tr-Ninh-C-dch)’
    Đảng CSVN, Chính phủ VNDCCH, tiền thân của CHXHCNVN đều do Hồ Chí Minh, một người Tầu sáng lập nên sẽ đưa Việt nam về với Trung quốc như ý định của chủ nó.
    Trong hơn 4000 năm dựng và giữ nước, dân tộc Việt nam đã tôn thờ Hùng Vương là quốc tổ, bỗng nhiên đảng CSVN bắt dân tộc thờ Hồ Chí Minh, một người Tầu mới có 55 tuổi (1890-1945) làm cha già của dân tộc. Thế mà sĩ phu, trí thức Việt nam tuân theo răm rắp!
    Bao giờ nhân dân Việt nam thấy rõ bộ mặt thật của Hồ Chí Minh là một gián điệp Tầu thì thần tượng ấy sẽ bị sụp đổ và âm mưu Hán hóa của Trung quốc mới bị lộ tẩy.
    Ai sẽ làm việc nầy nếu không phải là sĩ phu và trí thức Việt nam?

  3. NGÀN KHƠI says:

    CẦN XÓA BỎ MỌI SỰ HOANG TƯỞNG VỀ Ý NGHĨA CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

    Xã hội bình thường, khách quan, đó là xã hội gồm những con người cá nhân bình thường, khách quan. Yếu tố khách quan nơi cá nhân là yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý. Yếu tố sinh học là yếu tố thực tế, có các quy luật quần thể tự nhiên và cá thể tự nhiên của nó. Yếu tố tâm lý là yếu tố mang tính phát triển và thăm dò, khai phá. Có nghĩa nó có ngưỡng tối thiểu nơi con người nhưng không có giới hạn tối hậu nơi con người. Một xã hội khách quan tự nhiên luôn luôn lã xã hội mang tính thực tại, phát triển, lưu hoạt, phi công thức cứng nhắc, hay hoàn toàn tự nhiên và thực tế. Như vậy, mọi mô hình xã hội theo cách cứng nhắc đều ngu ngốc. Mọi ý đồ xây dựng xã hội loài người trở thành lý tưởng, rập khuôn theo các công thức tiền chế hay xác định nào đó đều u mê, dốt nát, phi khoa học, phản thực tế. Chính vì vậy mà các ý niệm trong học thuyết Mác như đấu tranh giai cấp, các hình thái xã hội, hạ tầng cơ sở, thượng tầng kiến trúc, hai giai đoạn nhằm thiết lập xã hội lý tưởng, giai đoạn đầu là xã hội XHCN, giai đoạn sau là xã hội CSCN khoa học, đều chỉ mang tính chất ức đoán, suy lý giả tạo, hoang tưởng, mê tín, phản triết học, phản lý trí, mà thực chất chỉ có tính hoang đường trong thực tế. Thời kỳ mê muội cuối thế kỷ 19 về nhận thức xã hội ngày nay đã được vượt qua. Bởi vậy mọi niềm tin của học thuyết Mác còn tới ngày nay thực chất chỉ là tàn dư, quán tính còn sót lại, không còn cơ sở của niềm tin cuồng tín, quá khích hay ảo giác của buổi ban đầu. Song chính ảo giác buổi ban đầu đã đưa đến quan điểm ảo tưởng là đấu tranh thực hiện lý tưởng bằng mọi cách, theo kiểu mục đích biện minh cho phương tiện có khi tệ hại nhất. Cũng đi kèm theo đó là sự thần thánh hóa lãnh tụ, thần thánh hóa đảng lãnh đạo. Thực chất đó cũng chì là cách tính toán có ý thức trên cơ sở mục đích biện minh cho phương tiện. Song đó cũng là nguyên nhân của mọi hệ luận hay hậu quả kéo theo là sự hủy diệt mọi tự do chính đáng, cần thiết của con người, tạo ý thức vong thân, tha hóa nơi con người, là điều mà ban đầu chính bản thân Mác đã từng lên tiếng bài xích. Sự vong thân, sự đánh mất bản thân đó biểu hiện ra tính cách lớn nhất là sự sợ hãi về an ninh bản thân của mọi người, kể cả cá nhân những người nắm quyền, đồng thời nó cũng tạo nên thói quen của sự nhu nhược, đối phó, thích nghi bằng cách làm dối và nói đối, không can đảm dám tự chịu trách nhiệm mà thực chất chỉ dựa vào hay núp bóng tập thể. Có nghĩa tập thể vô danh cơ hồ như làm triệt tiêu hết mọi ý thức tự chủ nơi cá thể chính đáng của mỗi con người. Tính cách sống bằng khẩu hiệu, nhân danh khẩu hiệu, núp bóng khẩu hiệu v.v… chính là muôn mặt của bản chất đời sống vong thân, tha hóa về ý thức và về nhiều mặt khác nhau, trong đó có cả xã hội hay tập thể như thế. Sự tuyên truyền phi cơ sở khách quan như trở thành một loại yêu cầu giả tạo bó buộc, và buộc mọi người phải sống một cách trình diễn, hình thức, phi thực chất và phản giá trị chính là như thế. Tất cả đều như một kịch bản chung của toàn xã hội, và mỗi cá nhân cũng luôn sống như một kịch bản riêng của mình, đó chính là điều không lành mạnh, không tự nhiên của cái được mệnh danh là chủ nghĩa xã hội, tức một thứ xã hội được tổ chức một cách máy móc, giả tạo, phản hiệu dụng từ A đến Z trong đời sống chung của mọi người và đời sống riêng của mỗi người. Sự phân biệt con người theo khách quan là sự phân biệt về đức tính tự nhiên, về năng lực khách quan, về nhận thức, về giáo dục, về ý chí. Đằng này mọi dữ kiên hay yếu tố tự nhiên đó đều bị lờ đi để chỉ nhìn như những đơn vị đồng nhất về giai cấp, về hệ thống tổ chức, khiến nó trở thành đều là những đơn vị quần chúng chỉ biết tuân thủ lãnh đạo và tung xưng lãnh tụ, xưng tụng học thuyết, biến toàn bộ xã hội trở thành như một bộ máy giả tạo, phản hiệu dụng, cũng như phản lại mọi tính cách tự nhiên, thực tế trong các ý nghĩa khách quan, chính đáng về mặt nhân văn đối với cá nhân cũng như xã hội.

    NON NGÀN
    (03/7/12)

Leave a Reply to Thuan