WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khánh Ly: Mong kết thúc ở nơi bắt đầu

Chương trình ca nhạc “Cám Ơn Người” tại Harrah’s Philadelphia hôm Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012 đã giải tỏa những thắc mắc về ca sĩ Khánh Ly trước những lựa chọn sẽ về Việt Nam hát. Khác với những lần phỏng vấn trước đây, Khánh Ly đã trả lời với ký giả BBC Việt Ngữ Lê Quỳnh rằng cô muốn “kết thúc ở nơi bắt đầu.”

“Cám Ơn Người” cũng chính là lời cám ơn của giới hâm mộ đến ca sĩ Khánh Ly để ghi nhận những đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam trong suốt 50 năm qua. Người tổ chức chương trình, ông Nguyễn Thanh Hà đã dùng sân khấu này để vinh danh ca sĩ Khánh Ly: “Cho dù những ngả rẽ sắp tới như thế nào thì ca sĩ Khánh Ly cũng vẫn luôn là một tượng đài lớn trong lòng người hâm mộ.”

Ca sĩ Khánh Ly cho biết đây là một quyết định khó khăn của cô lúc về già. Một mặt cô cảm thấy có một món nợ tinh thần đối với những gì thuộc về hải ngoại. Một mặt có những tiếng gọi thân thiết từ bạn bè thân hữu bên trong không thể nào tránh né. Cho dù cô không chủ động đến với quyết định này nhưng do thiện chí của những thân hữu ngày xưa đã dần dần hoàn thiện những bước chọn lựa, có thể nói là rất quan trọng cho quãng đường cuối cuộc đời.

Và cũng như là một ý nguyện mang dấu ấn của lương tri khí chất “rất Khánh Ly,” ca sĩ sẽ có sự chuyển hướng về tư tưởng – sẽ dùng tiếng hát lúc cuối đời cho những công việc từ thiện và phụng sự đức tin tôn giáo. Như là lời trần tình sâu thẳm trong tâm hồn và nhằm bảo chứng cho tấm lòng phục vụ nhân sinh và xã hội, Khánh Ly nói rằng phụng vụ cho công việc từ thiện chính là lý do để cô cảm thấy bình yên hơn trước những lời chỉ trích từ các phía trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.

Ca sĩ Khánh Ly đã để lại một di sản ca hát đồ sộ coi như là “Nhất Ðại Ca Hậu” của Việt Nam tương tự như Ðặng Lệ Quân của thế giới Hoa Ngữ giữa lằn ranh Quốc-Cộng như ở Trung Quốc-Ðài Loan trong thập niên 60-70. Cùng với tên tuổi của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vận mệnh và tên tuổi của họ gắn chặt vào nhau một cách tràn đầy kịch tính hơn nữa. Trịnh Công Sơn chọn ở lại Việt Nam kêu gọi “nối vòng tay lớn” trong lúc đó Khánh Ly sang Hoa Kỳ và trở thành một thành trì niềm tin mới.

Nhiều ca sĩ đã về Việt Nam như Hương Lan, Chế Linh, Lệ Thu… Tuy nhiên, trường hợp Khánh Ly có điều khác biệt. Ðúng ra cô là một di sản mang tính tượng đài nghệ thuật tiêu biểu trước năm 75 ở miền Nam. Khi Khánh Ly về nước ca hát rồi thì nhiều người mang di sản Việt Nam Cộng Hòa vẫn cảm thấy có sự mất mát nào đó không thể nói ra được.

Cũng có người nói rằng, trường hợp Khánh Ly như một bình rượu ngon đã được chưng cất gần 40 năm ở hải ngoại, càng để lâu (không về) thì càng quý. Không về nước thì đó sẽ như là bình rượu có giá trị mang tính bảo tàng – kịch tính về lịch sử thật sẽ lưu lại cho nhiều hậu thế trầm tư.

Nhưng ở một mặt khác, một thế giới khác của Việt Nam quốc nội cũng cần thưởng thức hương vị này. Ở vị trí của một ca sĩ muốn đem dâng tiếng hát cho đời làm sao có thể kiên trì với khán giả hâm mộ mình mãi được.

Nhất Ðại Ca Hậu

Ở Ðài Loan, Ðặng Lệ Quân chết trẻ vào thập niên 90 cho nên không cần phải lựa chọn khi thị trường âm nhạc của Hoa Lục mở rộng và gọi mời. Khánh Ly của Việt Nam phải đối diện phải trào lưu văn nghệ giữa hai làn sóng khán giả mới. Ở một vị trí rất mong manh của người ca sĩ, không ai muốn làm mất mát khán giả của bên nào.

Nhưng tất cả vẫn còn là trong chữ “NẾU,” nếu không đặt cô vào vị trí quá khó xử. Những người tổ chức chương trình ở Việt Nam cũng biết cô có những ưu tư và cố gắng hết sức sắp xếp những điều này.

Rồi cũng như là một sự sắp xếp khéo léo của đêm tổ chức chương trình “Cám Ơn Người,” một số nhân vật trong cộng đồng tại Philadelphia đã có mặt và trao cho Khánh Ly những món quà kỷ niệm với ngụ ý nhắn gởi rằng, cho dù sau này sự nghiệp của Khánh Ly có chuyển hướng như thế nào thì 50 năm ca hát của cô vẫn là một kho tàng nghệ thuật không thể nào phai nhạt. Người hâm mộ Khánh Ly ghi nhận dấu mốc này.

Xem Khánh Ly hát càng thấy rõ tố chất thiên phú có một không hai, tràn ngập – vang dội, như làm tan vỡ không gian. Cho đến giờ này nhiều người vẫn thắc mắc Khánh Ly và Trịnh Công Sơn ai làm nên tên tuổi cho nhau. Không có Trịnh Công Sơn thì không có Khánh Ly. Ðiều này có thể đúng. Nhưng không có Khánh Ly thì chưa chắc họ Trịnh có động lực sáng tác nhiều vì Khánh Ly đã làm những ca khúc lan tỏa ngoài kỹ thuật của một ca sĩ.

 

Khánh Ly và Lệ Thu song ca trong đêm đại nhạc hội Cám Ơn Người tại Philadelphia.

Khánh Ly còn là một ngòi bút với giọng văn xuôi ngẫu hứng có giai điệu đặc sắc, hiếm có trong giới ca sĩ.

Lý tưởng kiên trì tạo thành kịch tính. Phong cách của một “Diva” chính hiệu tạo nên sức thu hút vô bờ. Ðường nét rất tài tử của Khánh Ly dù qua làn hơi thuốc lá vẫn chưa hề phai nhạt. Nhưng rồi “người người đều quy lão.”

Khánh Ly cho biết nay cô cũng đã già, trở về nơi bắt đầu cũng là một lời cám ơn và là một điều hợp đạo lý.

Theo Nguoi-viet.com

 

56 Phản hồi cho “Khánh Ly: Mong kết thúc ở nơi bắt đầu”

  1. haile says:

    Nhacvàng (VNCH) chả những Đồngbào miền Nam và nhất là Nhândân (XHCN) miền Bắc kể cả Đảng viên việt cọng rất ưa nghe. Do đó Vietcọng cấm không cho Nhândân thưởng-thức. Lý-do “Nhạc đồi-trụy”
    Việtcọng cấm Nhạc VNCH (nhạc vàng) và do chính những Ca-sỹ (Vàng) VNC trình-diễn. Đồng-bào Việtnam, nhất là những thế-hệ lớn lên sau ngày 30-4-1975. Họ muốn tận mắt nhìn, tai nghe trực-tiếp những Ca-sỹ (vàng) VNCH trình-diễn. Để Họ kiểm-chứng những gì Việtcọng đã nói “Nhạc đồi-trụy, Ca-sỹ phản-động của VNCH có thưc không ?” Khánh-Ly hay bất cứ Ca-sỹ nào có điều-kiên, và phương-tiện thì về trình-diễn. Hãy dùng nhạc vàng làm mềm lại tư-tưởng cưc-đoan sơ-cứng bị đầu dộc bởi duy-nhất chỉ có nghe nhạc đỏ . Hãy ủng-hộ Ca-sỹ VNCH mang Nhạc VNCH về chiếm-lĩnh địa-bàn dân-gian trong nước. Nhạc đỏ không còn chổ đứng. Văn nghê sỹ đỏ từ đó cũng buông xuôi. Nhạc vàng đã dẫn đầu trong mặt trận Phục Quốc. Việt cong đã thụ-động đối phó gượng ép cấm một vài Ca sỹ không được về trình-diễn trong nước.

  2. Nguyễn An says:

    “nhất đai ca. .hậu ” MONG ĐƯỢC KẾT THÚC Ở NƠI BẮT ĐẦU! ”

    Tui có chút théc méc không hiểu bà ta muốn nói về cái . nghiệp cầm ca hay kiếp nhân sinh của con người mang tên Phạm thị Lệ Mai. . ( thôi thì . . .cả hai cho chăc ăn !).
    Theo trí óc mòn mõi của tui; ở Thành Phố sương mù Đà Lạt chưa phải là nơi có 1 đàn gà cao tiếng gáy gọi nhau”trốn quân dịch” mà danh từ thời thượng lúc đó gọi là:phản chiến .!
    Nền nhà tù Khám Lớn Saigon mới đúng là nơi mà canhi đã lột dép cởi giày thênh thang đi vào cửa lớn của chổ hành nghề của bà ta.!
    Xin Chúa ban ơn cho bà ta có đũ can đãm về mặc áo giấy.hát hò . rằng thì nà :” Loài quỉ dữ ử ử ử . .. đã xua con ra đại-dương ương ương . .dương . .dương !!!”
    chấm hết ./.

  3. KhánhLy' fans says:

    Quá hay! !
    Chị Khánh Ly ơi ! Cứ về hát cho tụi em nghe,đừng sợ ai hết! Nhưng nhớ đừng hát nhạc vàng trước 75 nhe. Hãy hát những bài sau 75 tụi em mới thích. Thí dụ, bài Chiều Tây Đô:

    Bao nhiêu năm. . .Phỗng Dái. . . .như thế nầy. . . phải không anh ! ?

    Tụi em cũng thích chị ngâm thơ nữa. . .như bài : Bến Ninh Kiều:

    Chiều chiều ra bến Ninh Kiều. . .dưới chân tượng. .Bác. .Đĩ. .đĩ . .đĩ. . . .nhiều hơn dân. .ờ ơ ớ ơ ờ ơ . . .nghe Mùi lắm chị ơi ! ! !

  4. Những người cực đoan VNCH nói Khánh Ly về chẳng quan trọng và cho tiền để đi ngfhe hát không đi. Thật là bọn dở người chưa ? Vậy bạn tại sao phải hò hét, chửi bới chị khi quyết định về hát ở Việt nam? Tại sao lúc nói lời hờn dỗi, lúc nói lời đe dọa, lúc lại nói lời phớt lờ coi chuyện chỉ về là chẳng có tác dụng gì v.v…Nhưng nói thật, họ đã là thế hệ gần đất xa trời rồi, có phải đứa con hư không học hành, ăn thất nghiệp, uống rượu nói chuyện càn mà thôi, so với gần 4 triệu người Việt ở hải ngoại thì chẳng đáng bao nhiêu và uy tín là kẻ ngồi bệt, chẳng có chút gì gọi là biết lẽ phải. Vì thế, theo tôi chị Khánh Ly không cần quan tâm đến họ. Chị hãy về với đồng bào mình, chẳng hơi đâu nói chuyện với những “đống rác cũ”.

    • Người Việt says:

      Rất đúng, cám ơn bạn đã nói hộ nhiều người, mọi người sẽ cháo đón KL như đón những người thân lâu ngày gặp lại.

      • T. says:

        Không biết ca sĩ Khánh Ly, CAM (công an mạng) và một số nhỏ những người đang thổi phồng câu chuyện KL về VN hát cho nó to lên để làm cho đại đa số nhân dân Việt Nam quên đi cái việc ươn hèn của bọn đầu đảng cướp ( Bộ Chính Trị Trung Ương) không dám đối đầu với bọn Chệt Đỏ tại Biển Đông và nhất là nhân dân Việt Nam sẽ xuống đường phản đối hành động cắt dây cáp lần thứ hai của Petro Vietnam của bọn Chệt Đỏ .

    • Thanh Nguyễn says:

      Tôi đây không biết có bị cho là một trong những người VNCH “cực đoan” không? Nhưng tôi chỉ biết một điều, ngày 30/4/75 đó KL cũng chạy trước hơn những người dân thường, có sống ngày nào với CS để biết đứng xếp hàng mua gạo, kiểm tra hộ khẩu, con công chức quân nhân chế độ cũ..Rồi KL cũng ê a Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên, Người Di Tản Buồn…. Con người quan niệm sống cứ uốn éo như thế thì đáng nói làm gì.

Leave a Reply to Người Việt