WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ Dung và “Ngàn Giọt Lệ Rơi” đến San Jose

Ða số hồi ký của các nhân vật lịch sử Việt Nam thường viết về thời gian trước tháng tư 75, và thiếu vắng tác phẩm của phụ nữ. Nhưng bút ký về cuộc đời bà Mỹ Dung đã viết về một giai đoạn chính từ sau tháng tư 75. Phải chờ giải mật năm 1995 tức là 20 năm sau tác phẩm bằng Anh ngữ “A Thousand Tears Falling..” mới được xuất bản. Ngay khi tác phẩm ra đời, báo chí và các nhà điểm sách Hoa Kỳ đã không tiếc lời khen ngợi. Nhiều độc giả Việt Nam cũng đã mua và đọc nguyên tác Anh Ngữ. Nhưng đa số vẫn còn mong có cơ hội đọc bản Việt ngữ của một câu chuyện thực hết sức bi thương và hấp dẫn. Vào lúc 1 giờ chiều ngày chủ nhật 16 tháng 5-2010 bộ sách lịch sử cả Anh và Việt ngữ sẽ ra mắt San Jose. Dân Sinh Media sẽ tổ chức tại hội trường của quận hạt Santa Clara số 90 W. Hedding, San Jose. Như vậy là chúng ta phải chờ đợi 20 năm để đọc bản Anh ngữ. Rồi chờ thêm 15 năm mới có bản tiếng Việt. Sau này không biết bao giờ câu chuyện này sẽ được dựng thành phim. Trong khi chờ đợi, xin vui lòng dành cho chúng tôi cơ hội giãi bầy về việc thảo luận cho Ngàn Giọt Lệ Rơi trên con đường đi lên màn ảnh,… sau này.

Ngàn Giọt Lệ Rơi

Sau 30 năm chiến tranh Việt Nam đã có nhiều hoàn cảnh éo le trong đời sống. Cuộc binh đao giữa hai miền Nam Bắc, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đưa đến cảnh gia đình chia cắt. Câu chuyện được ghi lại lần này là một nhà chia đôi ngả. Cha và con trai theo miền Bắc. Mẹ và 5 con theo miền Nam. Câu chuyện thật và đầy đủ tình tiết để dựng nên một cuốn phim làm di sản cho đời sau. Phim ảnh Hoa Kỳ thường hay phỏng theo các cuốn tiểu thuyết hoặc ký sự dựa theo chuyện có thật đã xảy ra. Nếu người Việt chúng ta làm một cuốn phim tại hải ngoại để có thị trường phải là phim nói Anh ngữ, có cái vai Mỹ Việt, tình tiết éo le, hấp dẫn, pha chút màu sắc điệp viên với các giây phút lo sợ kịch tính. Ðồng thời có những lúc vai chính phải ray rứt nội tâm. Màn ảnh chiếu gần, diễn tả bằng nét mặt.

Sự lựa chọn giữa lý tưởng và bổn phận của các vai chính làm cho chuyện phim đóng mở, lôi cuốn khán giả. Nội dung cần có cơ hội để lấy ngoại cảnh từ Việt Nam, Nhật Bản, Hạ Uy Di, Hoa kỳ và Âu châu. Vai chính đi từ những phân cảnh của gia đình Việt Nam trong chiến tranh đến các buổi tiếp tân của ngoại giao đoàn tại các quốc gia Tây phương. Từ các phòng ăn tráng lệ tại các câu lạc bộ sĩ quan Hoa Kỳ cho đến các chiến khu ở rừng già Nam Bộ. Từ văn phòng của bộ ngoại giao chính phủ cộng sản Việt Nam đến cơ sở tình báo của hải quân trong Ngũ Giác Ðài. Một chuyện phim như thế mà phỏng theo một câu chuyện hồi ký có thực thì vô cùng lý thú. Có thể tìm thấy không? Trên thực tế chuyện này đã xảy ra.

Chúng ta có thể tìm được câu chuyện tình tiết như vậy với nội dung bao gồm cuộc chiến Quốc Cộng giữa Việt Nam với Việt Nam. Giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Câu chuyện gián điệp thực sự xảy ra đã được kể trong cuốn hồi ký của một phụ nữ.

Người đàn bà viết cuốn sách này tên là Ðặng Mỹ Dung và cuốn sách có tựa đề là Ngàn Giọt Lệ Rơi. Nguyên tác Anh ngữ là A Thousand Tears Falling. Bà Yung Krall sáng tác theo thể tự truyện dựa vào cuộc đời của cha mẹ rồi đến chính cuộc đời của tác giả. Tất cả mọi danh tính đều giữ nguyên như là một sử liệu. Dựa theo tác phẩm Anh ngữ, chúng tôi viết bản phác họa cho một cuốn phim tương lai của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.

Ðây là phim truyện về một người chủ gia đình theo kháng chiến rồi đi tập kết 54 trở thành nhân viên cao cấp trong chính phủ cộng sản. Người vợ ở lại miền Nam trong vùng quốc gia rồi di tản qua Hoa Kỳ. Bà đã từ chối không về sống với chồng ở Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, con cái mỗi người theo một ngả. Tiếp theo cuộc chiến Quốc Cộng tiếp tục bàn giao cho thế hệ thứ hai. Tác giả là con gái trong gia đình đã thành hôn với một sĩ quan hải quân Mỹ. Trong hoàn cảnh éo le, cô gái đã trở thành gián điệp nhị trùng. Một bên là cha ruột, một bên là chồng. Ðứng giữa hai phe thù nghịch nhưng tác giả thực sự làm việc cho phía Hoa Kỳ. Ðã góp phần phá vỡ âm mưu của Hà Nội lúc đó đang tìm cách cài người vào bộ ngoại giao tại Hoa Thịnh Ðốn.

Chuyện thật đã xảy ra tại Mỹ vào cuối thập niên 70. Trong chiến tranh Việt Nam, phe quốc gia và đồng minh Hoa Kỳ thường bị phía cộng sản cài người nằm thật sâu vào các cơ quan của ta, nhưng phe ta chưa hề có được những đòn gián điệp đáng kể lừa được đối phương. Câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi là một biệt lệ đặc biệt cần được biết đến, cần được nhắc lại và cần được đóng thành phim. Cảm khích với nội dung của tác phẩm, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị sau đây là câu chuyện về một cuốn phim tương lai, nhân dịp 35 năm sau kể từ tháng 4-1975.

Tác giả Đặng Mỹ Dung

Phác họa chuyện phim “Ngàn Giọt Lệ Rơi”

“A thousand Tears Falling” bắt đầu từ ngoại cảnh tại Nhật Bản. Thời gian lúc đó là tháng 6-1975, không gian là tại phòng tiếp tân của đại khách sạn Nhật Bản tại Ðông Kinh. Tại đây, một hội nghị quốc tế giữa các nước Ðông Nam Á đang diễn ra. Ông Ðặng Văn Minh là trưởng phái đoàn của nước cộng sản Việt Nam vừa chiến thắng Sài Gòn 2 tháng trước, đến dự hội nghị với niềm tự hào và được sự lưu ý của báo chí thế giới. Tuy nhiên, cũng vào chiều hôm đó tại Ðông Kinh, người cán bộ cao cấp của phe cộng sản gặp lại con gái sau 23 năm xa cách. Từ hình ảnh trong đại sảnh của khách sạn quốc tế tại Tokyo, phía trước treo cờ các nước dự hội nghị, có cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh vị trưởng phái đoàn rạng rỡ tươi cười mở đầu cuốn phim để tiếp đến hình ảnh hồi tưởng thời kỳ trongchiến khu với cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Ông Minh sinh năm 1909 tại Vĩnh Long, đi theo Kháng Chiến và trở thành nhân viên cao cấp của Mặt Trận. Năm 1954, ông dẫn con trai lớn 17 tuổi là Ðặng Văn Khôi ra Bắc. Vợ ông Minh là bà Trần Thị Phàm và 5 con nhỏ ở lại miền Nam. Khi chia tay hẹn 2 năm trở lại nhưng thật sự phải hơn 20 năm sau người cộng sản mới vào được Sài Gòn thì lúc đó đã biết bao nhiêu vật đổi sao rời. Người con trưởng theo bố ra Bắc đã trở thành sĩ quan của quân đội nhân dân được gửi đi Nga học về hỏa tiễn phòng không năm 1968. Ðến năm 1975, ông Minh trong khi vẫn một lòng trung thành với chế độ và trở nên cán bộ cao cấp ngành ngoại giao thì người con trưởng Ðặng Văn Khôi có thái độ chống chiến tranh nên đã bị sa thải khỏi quân đội miền Bắc.

Tại miền Nam, người con trai thứ của ông bà là Ðặng Hải Vân, lúc ông tập kết chỉ có 5 tuổi sau này đã trở thành phi công của Không Quân Việt nam Cộng Hòa. Nhưng không may Hải Vân đã bị thiệt mạng trong một phi vụ bay huấn luyện tại Hoa Kỳ lúc 21 tuổi. Chị Ðặng Mỹ Dung là con thứ tư của ông bà đã thành hôn với đại úy phi công của Hải Quân Hoa Kỳ tại Sài Gòn và năm 75 gia đình chị đang sống tại Hawaii. Cuộc sống thơ mộng và bình yên của ông Krall và bà Mỹ Dung hoàn toàn thay đổi từ tháng 4-1975.

Cũng vào tháng 4-1975, lúc đó cha của bà Dung là ông Minh đang làm đại sứ cộng sản Hà Nội tại Nga Sô, mẹ của bà và đứa em út thì kẹt ở Sài Gòn. Với bao năm xa cách, với quan niệm về cuộc sống khác biệt, bà Phàm vợ ông Minh không hề có ý muốn ở lại Sài Gòn để chờ đoàn tụ với chồng. Ðặng Mỹ Dung từ Hạ Uy Di liền yêu cầu thiếu tá Krall tìm cách về Sài Gòn đón gia đình bà mẹ qua Mỹ. Khi ông Krall qua Sài Gòn đã lâu mà chưa có tin tức gì. Tại Hawaii, bà Ðặng Mỹ Dung lo sợ đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại cầu cứu với đề đốc Gaylor, tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng. Lời nói chỉ vắn tắt báo cáo chuyện chồng bà về Sài Gòn để lo cứu gia đình sao chưa thấy qua, nhưng bà nói thêm một tin tức động trời, bà là con gái của đại sứ cộng sản Việt Nam tại Mạc Tư Khoa.

Lập tức guồng máy quân báo của Hải Quân Hoa Kỳ chuyển động và cả FBI lẫn CIA nhập cuộc. Hệ thống tình báo Mỹ ghi nhận ngay đây là một đầu mối vô cùng quan trọng mà tại sao lâu nay không ai biết. Ngay cả lúc hồ sơ thành hôn của vị sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không ai lưu ý đến mối liên hệ huyết tộc của cô dâu nước Mỹ có đầu mối Hà Nội. Họ cứ tưởng đây chỉ là cô gái thuần túy Sài Gòn. Tiếp theo khi chuyến bay chở mẹ và em gái út của Ðặng Mỹ Dung ra khỏi Việt Nam do CIA Sài Gòn trực tiếp sắp đặt thì một khế ước bất thành văn đã bắt đầu. Mỹ Dung nợ khối tình báo Mỹ một yêu cầu. Cuộc đời điệp viên khởi sự. Khi bà Minh đã yên ổn tại Hoa Kỳ thì hơn 60 ngày sau Mỹ Dung dắt con nhỏ qua Nhật Bản thăm thân phụ đã hơn 20 năm xa cách. Guồng máy tình báo của thế giới tự do mở chiến dịch để Con Chim Xanh với Ngàn Giọt Lệ lên đường công tác.

Pages: 1 2

6 Phản hồi cho “Mỹ Dung và “Ngàn Giọt Lệ Rơi” đến San Jose”

  1. Tho-Tuong says:

    Dặng thị Mỹ Dung còn may mắn !., nghề làm tình báo gián diệp nhị trùng cái chết trong tầm
    tay giữa dôi phe. Kề ra chị Mỹ Dung dã phá vỡ dược dường dây tình báo của cs,như thế cũng chưa hết tình báo cs trên nước Mỹ này nhé!. Mạn lưới của NTTT và HVL dả dang họat dộng lồng trong CDNVQG.Giả như chị MD chưa lộ dạng,tiếp tục làm lại con ma trơi di bên bờ vực thẩm ,hầu tóm gọn
    băng nhóm này, Chờ dợi thành phim góp phần trong thư viện HN và SG hay hơn nhiều.

  2. Trần Tíến says:

    Tình tiết câu chuyện không thể phủ nhận là rất phim gián điệp ! Vì đây là một câu chuyện có thật ! nó cần thiết lưu trữ cho văn học Việt Nam ! Chuyện Cải cách ruộng đất , chuyện người tù cải tạo ! đó là những chuyện có thật hòan tòan, mà dân tộc Việt Nam phải trải qua và lãnh nhận ! nếu không thành sách hay thành phim ảnh thì thế hệ sau coi những chuyện đó chỉ là chuyện những thế hệ đối kháng với chế độ cộng sản là tuyên truyền đặt chuyện.
    Nếu Campuchia có được cuốn phim ” The Killing Field ” thì tôi thiết nghĩ chúng ta cũng nên có một cuốn phim nói về cuộc chiến của người Việt Nam trên mặt ý thức hệ như cuốn tiểu thuyết này ! tôi nhớ không lầm thì Việt Nam hiện nay cũng có nhiều đạo diễn đang làm việc tại các nước như Mỹ Úc V.V……… Nếu cuốn Phim này được thực hiện do tất cả các Đạo Diễn người Việt Nam cộng Tác thì rất tuyệtốn Phim này được thực hiện do tất cả các Đạo Diễn người Việt Nam cộng Tác thì rất tuyệt và nhớ đừng cho bà Đỗ Ngọc Bích đóng vai chính trong cuốn phim này nhá. kakaka

  3. Van Thanh says:

    Who is the translator for the Viet version?

  4. Trần-Huỳnh says:

    Dựng thành phim,tại sao không?.Thãm-kịch nầy,hàng trăm ngàn gia-đình người Việt “bị”,”phải” trãi qua do kế-hoạch “Tuyên-hôn” của Ô.Hồ đưa ra một cách vội-vả nhằm tạo phân-ly giữa kẻ ở,người đi trước những ngaỳ miền Nam rầm-rộ tập-hết ra Bắc.Nhà-văn Võ-Phiến đã tỏ-rỏ vấn-đề (ác-độc,mà) đau lòng nầy trong quyển Tạp-luận/Bắt trẻ đồng-xanh.
    Xin cám ơn Ô.Giao-Chỉ trong cố-gắng giải-trình một đề tài lớn nầy mà rất tiếc chưa được khai-thác đúng mức vào thời hâu cuộc chiến nồi-da xáo thịt đó.

  5. trinh bich lien says:

    Kinh gui ong Giao Chi,
    Chi la mot y tuong gop voi ong va ba Dang My Dung vi da doc qua sach nay va dong y voi ong la cau chuyen la mot de tai hay cho mot cuon phim. Oliver Stone rat u la VietNam tinh neu ong va ba Dang My Dung co the lien lac voi ong ta.

    • John Pham says:

      Rat cam on chi Trinh Bich Lien y tuong cua chi rat hay la nen lien lac voi nhung dao dien Gao Coi My, Nhung Oliver Stone co tai nhung tu tuong lech lac vi han la mot dao dien co loi nhin khong khach quan voi cuoc chien VN va moi day han van lam phim co loi cho CS. Va theo toi thi han cung het thoi khi lam cuon “Dung tuong Alexander”. Dua len nhung khia canh chang thich hop gi voi dung tuong.
      Chung ta nen hop tac voi dao dien va dien vien My va chung phai co duoc tac pham nghe thuat cao hop tinh hop y voi y thuc he va khach quan hau de lai cho tuoi tre mot tac pham dang luu tru gia tri. Vi the ta can nguoi dao dien co du tai va duc.

Leave a Reply to Trần-Huỳnh