WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hạt Ươm Hư [5]

Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5,Phần 6, Phần 7,

Chương 13

Trận cuồng phong tiêu diệt “văn hóa đồi trụy miền Nam” vừa mới bắt đầu, do lão Tôn khởi xướng, qua ủy ban quân quản, đã làm căng lên tinh thần cả khu phố. Người dân trong phố bắt đầu sống trong sự lo âu. Họ dò xét nhau một cách kín đáo, và thu mình sống như một loài ốc mượn hồn, không biết bị kéo ra khỏi cái vỏ mỏng manh ấy bất cứ lúc nào. Họ vừa sợ lão Tôn, vừa muốn tìm cách đối xử thân thiện hơn với lão để lấy điểm.Cuốn sổ của “Thiên tào Tôn”, là nỗi ám ảnh rõ nét nhất đối với họ. Con thằn lằn đeo cột đình ngày nào… giờ oai ra phết, với cây gậy “thị oai” quơ quơ lên cao khi đi ngoài phố. Lão Tôn phong “thánh” cho mụ Bốn Cao với chức: Hội trưởng hội phụ nữ nhân dân xã! Lão cho rằng: mụ Bốn Cao xuất phát từ giai cấp bần cố nông vô sản, từ lò mỗ heo, lao động chân chất, sau vì sinh kế gia đình nên lao động cật lực hơn, bằng cách đi bộ lên tận núi Khánh Vĩnh, mua bán kiếm sống qua ngày, mới có địa vị như ngày hôm nay.

“Lao động là vinh quang.Chỉ có bọn tư sản mại bản mới sống trên xương máu của nhân dân lao động!”

“Mẹ kiếp! Tui lao động còn hơn mụ Bốn Cao. Hai vợ chồng đẩy hai chiếc xe nước mía đi khắp phố, làng mấy chục năm, mới có cơ đồ như ngày nay, mà lão Tôn vẫn bảo tôi là tư sản!”- Ông Thuận Thanh than van khắp phố.

Ngay trưa hôm ấy, lão Tôn bệ vệ trong bộ đồ Mao Trạch Đông bốn túi tự may, với sợi dây nịt “made in usa” to bản thắt ngang lưng; nhìn, giống như một con khỉ biến thái thành người! Lão loắt choắt, bé tí so với cái áo đại cán mùa hè, cùng cây gậy “thị oai” của núi rừng Khánh Vĩnh. Lão cầm loa đi khắp phố, ra lệnh mọi nhà phải nộp hoặc thiêu hủy sách báo ngay lập tức trước cửa nhà. Lẽ ra, công việc này không phải của lão, vì dù sao lão Tôn cũng là Xã trưởng, nhưng lão thích làm thế, như muốn răn đe mọi người và củng cố địa vị đang có.

Dường như, trong sinh hoạt hàng ngày, trong nhà lão có một việc gì đó, làm lão Tôn bối rối. Mấy hôm nay, lão lúng túng mỗi khi bước ra khỏi nhà.Hôm qua, lão xuống chổ ông Tư Cò lò rèn, đánh hai cái khoan bằng sắt, như cái còng số tám của Mỹ, khóa chặc cửa, trước khi đi. Lão lấm lét, nhìn trước sau, thấy an toàn rồi mới ngước mặt ngẩng cao nhìn ông Thiên, chễm chệ bước khoan thai.

Ông Trí, chủ nhà sách “Đức Trí” lớn nhất ở phố Thành, là người đầu tiên tự nguyện thi hành mệnh lệnh của lão Tôn.

Ngay trưa hôm đó, cả gia đình ông, chất tất cả sách, báo… toàn bộ tài sản bao đời gây dựng, ra trước nhà, rồi còn kêu lão Tôn đến làm chứng sự hủy diệt văn hóa miền Nam.Ông Trí chủ tiệm sách, tưới xăng đốt toàn bộ báo, truyện, sách ngay cả dụng cụ cho học sinh… trước mắt lão Tôn. Lão hài lòng vui vẽ bắt tay cả nhà, khen ông Trí là người thức thời đối với cách mạng luôn bao dung. Ông Trí khom người, bắt cả hai tay với mấy lượng vàng Kim Thành, gói kín kèm theo.

Ai lại đi đánh kẻ về với mình, vì thế, lão Tôn chẳng bao giờ để ý đến gia đình ông Đức Trí nữa. Lão còn khối kẻ đáng ngờ đang theo dõi, trong cuốn sổ “Thiên tào” trong bao năm qua, đã ghi, đã bình…

Mấy hôm sau, cả gia đình ông Trí, là những người đầu tiên đã vượt biên thành công sau hai tháng “giải phóng” miền Nam! Ba ngày sau, lão Tôn mới khám phá, khi cánh cửa sắt hiếm có ở phố, đóng im ỉm. Lão Tôn tức tối biết bị gạt, kêu bọn đầu bò, đầu bứu là đám du kích, du côn vào phá nát tiệm sách. Lão Tôn có lẽ cũng thu được một số chiến lợi phẩm bất ngờ, nên bớt hung hăn như mọi khi.

Mỗi sáng, khi ra khỏi nhà, lão Tôn kín đáo nhìn trước sau, rồi mới đi một vòng quanh phố, nhìn xem có nhà nào bỏ ngỏ vượt biên? Sau đó, lão xuống Đình, bước qua chợ ngồi uống ly càfê một chập, xắp xếp công việc cho bọn du kích, đoạn đạp xe đến trường.

Con mắt lé liêng, cộng cái mũi diều hâu gẫy gập, luôn ám ảnh ông Năm “Bóng Tối”, một thời từng là cộng sự viên đắc lực cùng lão Tôn, với một lý lịch mới toanh, lẫn lờ mờ về nhân thân. Ông Năm, bây giờ mới hoảng sợ. Ông bảo Tuấn.

- Thằng anh Luật sư của cháu, là một thằng phản động! Bao nhiêu cuốn “play-boy” của tụi Mỹ đem qua, tụi Đại Hàn tặng tao, nó đều giấu kín (lúc đó ông chưa tu tại gia). Tao nghĩ, nó giấu trong cái tủ sắt trên căn gác xép của cháu.

Lão Tôn, không là một thằng tầm thường. Cháu lên đó phá cái tủ và đem đi đốt mọi thứ sách báo, kể cả cái tủ sách gia đình!

Tuấn khômg trả lời. Anh đi lên căn phòng khách của ông Năm, dọn dẹp mọi loại sách, mà con gái ông, lớn hơn Tuấn ba tuổi, đặt mua hàng tháng. Tuấn chun vào cái lổ trên trần nhà, trước kia anh dấu cây Carbin M.2 vào đó. Anh chất những cuốn sách, chồng trên cây súng – sau khi “hôn” nó! Tuấn bắt đầu nạy những hộc sách bằng thép – một loại tủ bằng thép, của Mỹ đem vào miền Nam dùng cho văn phòng, chính phủ. Không một cuốn “play-boy” nào trong đó! Chỉ Lenin toàn tập, Nhật trung nhật ký, Vừa đi đường vừa kể truyện của Trần Dân Tiên, v… v…

Một thứ sách, báo hổn lốn… của cs! Những tờ báo được cắt ra, từ những tờ báo Tuấn thường đọc trước kia, như:

Trắng Đen, Con Ong, Sóng… Trên tờ Sóng, được vòng một vòng tròn đỏ: “Chu Tử phải chết!” – Chữ viết của ông anh Tuấn.

Tuấn tê tái cả tâm can! Anh ngồi bệt xuống sàn nhà, ôm đầu.

- Tại sao? Tại sao??? Trời ơi!!!

Một ông anh, mà Tuấn hằng kính mến thương yêu, dạy Tuấn làm người trong cuộc đời đau khổ này, khi anh, chị cùng ông bố độc thân (sau này lấy mẹ Tuấn, sinh ra anh và ba đứa em trai), dắt dìu nhau từ Bình Định chạy vào Diên Khánh, trốn lánh cộng sản, lại là người cộng sản, mang danh một Luật sư của chính quyền Sài gòn??? Tuấn khóc ngất!

- Ăn học cao để làm gì? Tu thiền để làm gì? Khi mà cái ác đang ngày một leo thang, đang khủng bố, gài bom, giết hại tập thể dân lành, mà một đứa “con nít” như Tuấn cũng nhìn ra!!!
Tuấn chán nãn, đạp cái tủ sắt, bước xuống căn gác, đi lênh bênh, rồi ghé vào Vườn Trầu nhà thằng Đại.

&

Dường như, đó là một linh tính báo “bão”!

Tuấn mượn con dao chặt trái dừa của nhà thằng Đại, lận sau lưng đến trường, vào buổi trưa. Từ khi ông bố thằng Đại bị chính quyền cách mạng đem đi biệt tích, không một thông báo, nó bắt đầu thù lão Tôn ra mặt. Đại ít đến trường, thường ở lì trong phố, ở cái nhà sát vách của lão Tôn, để mỗi trưa theo dõi lão.

Ngồi trong lớp học, Tuấn cứ nôn nao…

Tiếng guốc gõ đều đặn, như cái đồng hồ từng nhịp, từng nhịp, tích tắc… vang dần. Cô Mai, chủ nhiệm lớp Tuấn, gõ cửa bước vào lớp, nói nhỏ với thầy Sơn dạy Toán, rồi gọi Tuấn ra khỏi lớp.

- Em có thấy (lấy) hai cuốn tự điển Larouse?

Ra thế! Hai cuốn tự điển Larouse đã được nhiều người nhìn thấy và mơ ước được giữ nó, ở một thành phố nhỏ miền Trung này.

Ban nãy, trước khi rời khỏi nhà thằng Đại, Tuấn cố lôi nó đi đến trường, nhưng nó lắc đầu bảo.

- Tao chán cái chế độ dối trá đến tởm lợm này, không còn “từ” gì để nói. Thôi mày đi, đi. Mày còn cả tương lai trước mắt!

- Tương lai gì?

- Cách mạng Đỏ!

- Đ.m… mày, bỏ qua chuyện ấy đi.Đừng chửi tao. Mày phải đến trường, để nhìn lũ khốn nạn và nhất là, lão Tôn, thằng Ban bò… tụi nó đang đốt sách, chôn học trò!

- Dù Tần Thuỷ Hoàng, hay cs… có đốt hàng triệu, tỉ tỉ cuốn sách, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử! Mày nên nhớ, thằng Mọt sách ạ. Nó sẽ còn đó, còn đó mãi mãi… Chưa hẳn, những thằng cs VN ngu, để ra cái chính sách hủy diệt toàn bộ sách báo miền Nam, mà chúng gọi là “văn hóa đồi trụy”; nhưng chúng chỉ tin và xử dụng những thằng Ngu như lão Tôn, Ban bò… – như chính chúng trước kia, khi mới đi theo cách mạng! Khi chưa leo, trèo cao lên đỉnh quyền lực, những thằng Ngu thích dùng thái độ và hành động bá đạo để lập công. Đó là điều dễ hiểu!

- Tao không muốn nghe lý luận cùn nhằn của mày. Tao muốn nhìn!

- Nhìn, rồi mày ghi, viết… sau này khi có điều kiện?

- Dĩ nhiên, nếu thế!

- Dân tộc Việt nam đã nhìn và đã ghi lại hàng tỉ nghìn trang sách trong thời dựng Nước và giữ Nước, hơn bốn ngàn năm lập quốc. Bọn bành trướng Trung quốc, đã thiêu hủy toàn bộ sách vở ghi chép ấy, nhưng chúng sẽ không xóa nỗi khẩu truyền dân gian của mọi dân tộc bị chiếm đóng và khai hóa của nền “văn minh” xâm lăng. Những Anh hùng, Liệt nữ được truyền tụng mãi mãi mãi về sau, là do dân gian, tức nhân dân bây giờ! Mã Viện thua trận chạy trốn, chun trong ống đồng, có thật không? Chun trong một ống đồng từ Trung quốc nối sang Việt nam, hay cái ống đồng dài cả chục thước, mà họ đi cướp nước khác mang theo, ngừa hậu hoạn sẽ chết xứ người!? Nhưng tất cả hậu duệ chúng ta đều biết, thắng Tàu không bao giờ chiếm được VN, qua khẩu truyền dân gian! Tao chẳng cần nhìn và ghi lại. Con cháu tao, tự chúng sẽ biết qua dân gian truyền khẩu đi vào tâm khảm họ, để lại con cháu đời sau…

Tuấn lắc đầu nhìn cô Mai ngạc nhiên. Giác quan Tuấn thật nhạy! Anh tiên đoán đúng phốc. Thằng Ban bò đã báo cáo tất cả.Thằng Đại thật đúng, khi nhìn cặp mắt của Ban bò đang bắt đầu thay đổi. Nó đã bán đứng Tuấn, để củng cố địa vị đang có và cái chức Đoàn trưởng đoàn thanh niên cs Hồ chí Minh đã ám ảnh Ban. Giờ này, Ban bò chưa có mặt trong lớp, tất nhiên, hắn đâu đó trên văn phòng giám thị hoặc trong thư viện còn ngỗn ngang sách báo, mà Tuấn không muốn nhìn. Tuấn bỏ mặc cô Mai đang chăm chăm nhìn anh suy nghĩ, Tuấn chạy thẳng lên thư viện nhà trường. Anh rút con dao chặt dừa dấu sau lưng, nắm chặt cán trong tay. Thì ra Ban bò vẫn còn ở thư viện. Tuấn xộc vào với cái dao trên tay, chạy tới định chém Ban bò. Hắn đang ôm đống sách cao ngất, vội ném tất cả số sách vào người Tuấn, bỏ chạy thoát thân. Mấy đứa con trai nhào tới ôm chặt Tuấn cùng con dao. Bấy nhiêu năm đi học, Tuấn nổi tiếng ngoan hiền và học cực giỏi, chưa bao giờ đứng hạng tư trong tổng số gần 50 học sinh trong lớp. Cũng chưa bao giờ, Tuấn đánh lộn với bạn bè. Biết mình nghèo, mồ côi cha năm tám tuổi, sống như ở đợ với người cậu ruột, Tuấn luôn luôn phấn đấu và học hành mong thoát khỏi kiếp nghèo, nên vô cùng chăm chỉ. Tình thế đã đổi thay làm đảo lộn mọi mơ ước của anh. Tuấn biết, ông Năm đã bắt đầu một thái độ khang khác với anh, từ khi bị mất hết số tiền bỏ trong ngân hàng Nhà nước. Những đứa trẻ mồ côi, thường nhạy cảm hơn những đứa trẻ bình thường, đã đặt vào đầu óc Tuấn từ rất lâu. Giải phóng miền Nam, tất nhiên hy vọng mà Tuấn ước mơ đã hết. Tuấn không có ước mơ to tát gì lắm, anh chỉ mong khi học xong hệ 12, anh sẽ tình nguyện đi lính, vì không muốn ai cưu mang, xót thương mình nữa… Một ước mơ chết người, mà cũng có kẻ mơ ước!

Tuấn vùng ra từ tay mấy thằng con trai, chạy rượt theo Ban bò đang chạy về phòng Giám thị. Hắn gõ cửa ầm ầm kêu cứu. Ông Giám thị vừa mở tung cánh cửa, Tuấn nhảy vào đá Ban bò. Hắn nhảy qua, né tránh với một động tác thật khéo.Tuấn mất đà, đạp vào ngực lão Tôn, làm lão chới với.Anh sửng sờ trong một thoáng, rồi cắm đầu chạy ra khỏi trường.Tuấn chạy về nhà thằng Đại ở Vườn Trầu.

&

Tuấn lưu lại nhà thằng Đại được hai hôm không dám đến trường. Anh hoang mang chờ đợi cơn dạy sóng đổ ụp xuống cuộc đời.

- Cùng lắm, chết chung với lão Tôn! – Tuấn nghĩ thế và nhớ đến cây Cabin M-2.

Ông Năm cho đứa em bà con gọi Tuấn về. Nhà ông Năm hôm ấy có khách, mà có lẽ là khách cán bộ cấp cao. Hai chiếc xe jeep đậu trước nhà, vài anh lính đứng canh trước cửa nhà rất nghiêm trang. Tuấn bước vào nhà, thấy một người đàn ông trung niêm mặt quen quen, mặc đồ dân sự đang ngồi nói thao thao bất tuyệt của kẻ thắng trận. Ông Năm cũng hoan hỉ không kém! Lần đầu tiên, sau ngày “giải phóng”, Tuấn mới thấy ông Năm “Bóng Tối” nói nhiều và vui. Ông nhìn Tuấn, nhìn ông khách rồi nói.

- Thằng trời đánh đó, anh Bốn! Nó dám cả gan đạp ông Tôn một đạp… nên thân!

Tuấn len lén chào người đàn ông, dò xét.

- Bác Bốn của cháu đó! Ông làm bên Bộ ngoại giao, đang đi công tác vào Sài gòn, ghé thăm má cháu và cậu.

- A, thì ra đây là bác Bốn, ông bác ruột mình.

Tuấn nghe nói, ông đi kháng chiến trước thời 45 và ở luôn ngoài Bắc. Tuấn cũng chẳng vui, cũng chẳng thấy buồn khi nhận được ruột rà, thân nhân. Từ khi cha Tuấn tha phương cầu thực, rời đất Bình Định, làng Mỹ Chánh, rồi ông mất khi Tuấn còn rất trẻ với một bà mẹ điên cùng ba đứa em trai, đứa nhỏ nhất vừa biết lẫy tám tháng tuổi, không một ai từ ngoài ấy, vào thăm hoặc giúp đỡ con cháu cuộc sống mới, mà phó thác cho phía ngoại Tuấn. Cũng may, ông Năm giàu có, cưu mang anh em Tuấn. Bà chị và ông anh được ông nuôi ăn học thành tài. Tuấn ở nhà ông Năm, ba thằng em kề Tuấn, sáng, trưa, chiều… đi học, đều ghé nhà ông Năm ăn bát cơm, rồi về, tối ngủ nhà với bà mẹ trí óc không bình thường.

Tuấn nhìn bác ruột, trên 30 năm xa cách, lí nhí chào, rồi lững thững bước lên căn gác xép, thui thủi như mọi ngày của mọi ngày, của một kẻ ăn nhờ ngủ đậu qua cuộc đời mỏng manh này!

Ở anh, tình cảm dành cho người cộng sản – dù ruột thịt – nó nhạt còn hơn nước ốc! – Tuấn đau đớn nhận ra.

Có lẽ, vì hoàn cảnh chiến tranh?

Chiến tranh nó tàn phá tất cả! Của cải vật chất, xác người… đã đành; nó còn hủy diệt cả con người, nếu người ấy – không – và còn, biết lương tri của con người để nhìn và nhận xét, theo nhân sinh quan!

&

Lão Tôn, bây giờ nhìn ông Năm chủ tiệm hình “Bóng Tối” với một cặp mắt khác. Cặp mắt ấy, lão nhìn như van lơn, nài nỉ ở sự tha thứ.Một cặp mắt đã biết sợ, vì sự lém lĩnh dại dột của mình, coi trời bằng vun, nơi lão ngụ cư.

Là người tu hành tại gia, ông Năm chả thèm phản công như mọi công dân trong phố mong muốn, là dạy cho lão Tôn một bài học đích đáng! Ông tránh ra lề đường ngồi sửa ảnh, ông về nhà Từ đường, cách nhà ông chưa tới trăm mét, nằm trong một con hẽm sâu có vườn cây ăn trái rất rộng; nơi đó, chị ông – là Mẹ Tuấn, cùng hai bà Dì độc thân – sống nhờ mảnh vườn bằng cây trái đem ra chợ bán hàng ngày. Ông muốn quên tất cả những gì đã qua, dù cái đau của cuộc đời vẫn còn lẫn quẫn quanh ông. Đó là sự miệt thị cuộc đời ô trọc này!

Tuấn trở lại trường như không có gì xẩy ra. Anh nhìn Ban bò bằng cặp mắt lạnh buốt, không nói sau cái bắt tay giảng huề của cô Mai. Học với nhau bao năm, Ban bò biết, Tuấn là một học sinh rất tốt với bạn bè, nhưng cá tánh Tuấn cực kỳ nóng nãy. Khi Tuấn tức giận điều gì do bạn bè trêu ngươi, mặt anh tái trắng, tay run run kềm chế sự thịnh nộ. Cũng may, cả lớp ai ai cũng biết, Tuấn được ngồi thiền qua nhiều năm, nên cũng biết kềm hãm cái tuổi trẻ ưa manh động, quậy phá.

Sau ngày tựu trường hơn một tháng, sáng nay lớp Tuấn mới có hai tiết chính trị. Dường như cả cái trường Trung học Diên Khánh này, chả học sinh nào ưa ông giáo dị hợm này.

Chiếc nón cối, cặp kính đen, áo quần xanh màu lính, cùng cái đài nho nhỏ bên hông, thường đạp xe trong sân trường mỗi khi học trò trở về ăn cơm trưa, sau những tiết học. Năm giáo viên miền Bắc, ba nam, hai nữ, chiếm hai lớp học gần nhà ông Cai trường cho tiện sinh hoạt.

Từ ngày trở lại trường sau vụ đạp lão Tôn, Tuấn cùng ba thằng bạn thân thường trốn học ra đây tập tành hút thuốc.

Gia đình ông Cai ở đây đã rất lâu, từ khi có cuộc di tản từ miền Bắc vào Nam sau 1954. Con cái ông lớn lên, ăn học thành người qua cái quán bán chè, kẹo bánh và chút sách vở, phấn bút…

Bây giờ, gặp cái đám thanh niên mới lớn, đổi đời, buôn bán không như trước, bà Cai cũng mua thuốc lá bán lén lút. Ở những thành phố nhỏ lại sát nông thôn, tiền bạc đối bọn học sinh như Đại, Tấn không là vấn đề. Không tiền, chúng chặt cây trái ở nhà vườn trao đổi, bà Cai càng thích, vì có lợi hơn. Vì thế, bọn Tuấn tha hồ bắt đầu ghi sổ nợ, cho sự học đòi thành người lớn, qua những điếu thuốc trên môi, và luôn thắc mắc. Tuấn thường thắc mắc.

- Hay đây là sự phản kháng đang thành hình của tuổi mới lớn, nhìn một xã hội vừa thay đổi và đang từ từ thành hình? Ôi cuộc đổi đời: hạnh phúc hay cay đắng? Có lẽ cả hai!?

- Ừ nhỉ, đúng. Nhị Thiên Đường. Đó là thứ dầu dùng để: thoa, bóp, nắn, bẻ… của thằng Mã Viện đưa sang Việt Nam!

Thằng Đại thổi vào tai Tuấn nghe ù ù…

Pages: 1 2 3

Phản hồi