Hạt Ươm Hư [1]
Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7,
Chương 1.
Cuối tháng hai, năm 1975…
Khi trái bóng từ góc phạt trái ở cuối sân bóng đá, vút bổng lên cao, mọi cái đầu đều nhìn ngược và ngước lên cao, rồi chạy ùa vào khung thành, tranh trái bóng.
Chợt nhiên, mọi người khựng lại, khi nghe tiếng gầm rú trên không thật gần của hai chiếc chiến đấu cơ. Khi trái bóng vừa rơi xuống sân, giữa khung thành, cũng là lúc hai chiếc chiến đấu cơ chúi đầu xuống và từ trong bụng nó rót ra hai trái bom đen ngòm. Trong tiếng rít xoáy tai ấy, tích tắc, sau đó, hai tiếng nổ rền vang.
Bọn thanh niên rú lên hãi hừng và bỏ chạy tán loạn, quên cả nhặt trái bóng da rất quý hiếm đối với họ.
Tuấn vơ vội cái áo cộc, chạy thục mạng về nhà.
Đó là hai trái bom do Không quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thả xuống, hòng phá hủy cây cầu Bống ở Nha Trang, để chận đường tiến quân của quân Bắc Việt đang ùn ùn tràn vào như nước vỡ bờ. Nhưng phi vụ không thành, hai trái bom đã thả chệt hướng rớt xuống làng chài xóm Bống.
Từ bên kiađèo Lương Sơn, những khẩu đội phòng không của quân đội Bắc Việt, bắt đầu phản pháo, nảđạn liên tục. Cả một bầu trời đang trong xanh, biến thành màu đen của những đám khói bay lỡn vỡn. Hai chiếc chiến đấu cơđành thúc thủ, bay trở ngược về phi trường Cam Ranh.
Không khí chiến tranh đang lan tỏa, chết chóc đang thành hình. Cả tuần nay, mọi tin tức chiến sự như một cái nồi súp-de sắp bùng vỡ.Huế, Đà Nẵng thất thủ! Qui Nhơn di tản. Quân đoàn 2 ở Buôn Mê Thuột vỡ tan và đang triệt thoái bằng con đường liên tỉnh lộ 7 B, theo lệnh tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rút về Nha Trang tử thủ.
Những tin tức này, Tuấn đã nghe trên radio mấy ngày nay, nhưng tuổi trẻ vô tư, anh cứ mãi miết chơi. Không khí chiến tranh đã quá quen thuộc trên quê hương đói nghèo này, vì thế, con người Việt Nam dường như vô tư, khi không khí ấy nó chưa kéo tới nơi họ ở, để phá cho tan hoang mọi điều. Bây giờ, Tuấn đã bắt đầu sợ! Chiến tranh đang kéo tới nơi anh cư ngụ, một nơi chưa từng xẩy ra trong trí nhớ ở thời thơ ấu.
&
Diên khánh, một thị trấn nhỏ cặp sát Quốc lộ 1, còn gọi là phố Thành. Thị trấn này, trong thời chiến tranh Quốc & Cộng ít xẩy những vụ đánh lớn, họa hoằn lắm, thi thoảng, mấy ông du kích về gài mấy trái mìn ở quận, khi rút ra, bị chận lại và thường để lại vài xác chết, với cái quần xà loỏng duy nhất trên người. Chính quyền thường để những xác chết này ở ngã ba A Ùi, để thân nhân nhận diện, đem về chôn cất. Mấy ông du kích cũng là dân trong quận, trong làng cả, nên chính quyền cũng làm ngơ để thân nhân họ nhận xác, mà không bắt bớ. Mỗi khi có những xác chết như thế, tiệm phở, bánh bao của ông A Ùi vắng tanh khách cả tuần lễ. Người dân sợ mùi máu tanh của những xác chết còn vươn đọng lại trong không không khí thanh tao của khu phố. Ông A Ùi, thường vê vo cái bụng bự như nồi phở của tiệm, la trời hởi, trời ơi.
Còn sao gọi là phố Thành?
Phải dài dòng chỗ này chút xíu. Năm 1793, sau khi đánh chiếm được Diên Khánh từ tay nhà Tây Sơn, Chúa Nguyễn Ánh đã cho xây dựng trên vùng đất, khi ấy còn heo hút, một căn cứ quân sự và khu dân cư được vây quanh bởi một tòa thành. Từ đó đến nay, gọi là Thành Diên Khánh. Thành Diên Khánh được bao bọc bốn hướng, với: Cửa Đông, Cửa Tây, Cửa Tiền, Cửa Hậu; mỗi Cửa như vậy đều xây lên một cái thành. Mỗi cái thành, là độc đạo đi vào cổng thành, hai bên đường là hai cái hồ nhân tạo rất sâu, sâu cả hơn chục thước và bề dài thì gấp đôi. Cuối hồ là một con lạch nhỏ khoảng vài thước bề ngang, chạy dài mấy cây số thông qua các Cửa khác; và cứ như vậy, bọc thành Diên Khánh. Do đó, thành như một cù lao nổi, xung quanh toàn là nước với nước. Thành cũng có mái cong vút, hai bên thành là những bệ cấp để đi lên, trên có lính gác đủ để đi hai hàng dọc ngược chiều. Bề dày của cổng thành gần chừng chục thước, bề ngang từ bốn đến năm thước, đầu và cuối cổng thành là một vòng tròn ở trên. Vì dày và hẹp như vậy, nên mỗi khi gió thổi, nó kêu u u và mát lạnh. Bốn hồ ấy thông nhau, chảy ra con sông Cái ở Cửa Tiền.Vì thế, khi xưa, Hoàng đế Quang Trung nhiều lần xuất quân đánh nhưng bất thành. Thời VNCH cũng vậy! Mấy ông du kích, nhiều lần muốn tấn công đánh vào quận Diên Khánh, nhưng bất thành.
Mấy ông Việt cộng thấy khó vào thành, họ bèn nghĩ cách: lặn xuống nước, ngậm ống sen, bơi từ bờ bên này sang bên bờ thành. Giữa một cái ao lớn nước tù đọng (vì lâu ngày, các ao không còn thông nhau bởi bùn), mấy ông Địa phương quân, thấy mấy cái ống sen trôi lừ đừ; họ chờ mấy ông du kích lên bờ mới làm thịt, hoặc khi lười, họ ném trái lựu đạn là xong đời mấy ông du kích, sáng hôm sau, những thây ma thằng Chổng nổi lềnh bềnh!
Để trả những mối thù này, mấy ông du kích, bèn gài mìn cho nổ tung những chuyến xe lam, ở những làng xã xa xôi. Người dân vô tội chết lãng nhách! Đôi khi, chính những du kích giết chết những bà con họ hàng của họ! Dĩ nhiên, chiến tranh là sự tàn nhẫn, điều đó ai cũng hiểu, nhưng có cần đi đến sự tận cùng của cái ác, là giết chết những người thân của mình? Mà dường như, dân tộc nào trên trái đất này, cũng đều hành xử như vậy! Sự tiến bộ của nhân loại về mọi hình thức, chỉ là một lá chắn để che chở cho sự ngụy biện, khi quyền lợi quốc gia chưa bị đụng đến. Càng văn minh, sự che dấu càng… hợp pháp hơn!
Qua bao bể dâu, sau thời hậu Trịnh Nguyễn phân tranh, bên ngoài Cửa Đông, là Cửa chính đi vào thành (ngày nay, là đi từ Nha Trang vô Thành, vô Cam Ranh…) là những rừng cây nhỏ hoặc những cánh đồng, lâu dần người dân xây nhà cửa lập ra khu phố, buôn bán. Đây là điểm đặc dị của phố Thành! Thông thường, mọi hàng quán, sinh hoạt dân sự, luôn dính liền với quân sự hoặc hành chánh, nhưng Thành thì riêng biệt hẳn hòi.
Chi khu cảnh sát, Hành chánh Quận, Trung tâm 3 nhập ngũ trại Trung Dũng, trường trung, tiểu học Diên Khánh nằm trong nội thành! Nghĩa là… dù bất cứ chính quyền đối nghịch nào, có vào chiếm thành thì thật là khó!
Vậy mà…
&
Khi hai trái bom rơi chệt hướng vào làng Chài, đó là điềm báo sự mất miền Nam? Điều đó chưa hẳn!
Chính quyền miền Nam Cộng Hòa, nghĩ thế nào khi cho oanh kích cây cầu Bống Nha Trang để chận đường Nam tiến của quân Bắc Việt!? Thật là một sai lầm tai hại! Họ đã không nghĩ đến con đường Cải lộ tuyến, người Mỹ đã xây, chạy ra đến tận đèo Lương Sơn, bên kia thành phố Nha Trang, mà nơi đó trước Hiệp định Paris, quân đội Nam Triều Tiên trấn đóng với hai sư đoàn: Bạch Mã (White Horse) & Cây Dừa (Coconut). Từ đèo Lương Sơn đổ dốc xuống ngoại thành của phố Thành, gần hơn Nha Trang đi xuống Thành.
Hay rút lui trên con đường Tỉnh lộ 7B, Buôn Mê Thuột, cũng là một sai lầm trầm trọng, như ném hai trái bom nơi cầu Bống?
&
Ở Thành, thường thấy những người điên! Có nhiều người điên, ở những trạng thái khác nhau.
Mụ Nuôi là trường hợp đau khổ nhất, ai cũng thương. Mụ có ănhọc hẳn hòi – Năm thứ nhất Đại học Sư phạm – và lại đẹp nữa. Đôi vú của Mụ, không bao giờ đeo xú-cheng, lộ rõ hai cái núm tròn ủm, mịn màng, đã treo trên người Mụ sự nghiệt ngã của cuộc đời, từng nhiều lần bị hiếp dâm ở chợ lồng khi ngủ qua đêm. Mụ yêu một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt (cùng trường, quê), anh đậu Thủ khoa, tự sát tại Bình Dương sau một trận công đồn của Việt cộng.
Ông Cường, 48 tuổi, chủ của một đại lý bia “Con cọp rằn”, theo đạo Vi Vô của thầy L.S.H. Đạo này, trên khắp đất nước, có rất nhiều người bị… tẩu hỏa nhập ma! Họ thích xuất hồn, phiêu diêu nơi miền cực lạc… nữa đêm giờ Tí! Hằng đêm, sau khi tọa thiền, sau 2 giờ sáng, ông vừa đi, vừa “sả thiền”, và bắn “điển” lên trời, để không giết linh hồn mộng mị… những con ma vất vưởng trên thế gian!
Binh nhất, Cai Dù, tức Cu dài, vô đạo, vô phái, cũng điên tận mạng! Nghe nói, Binh nhất, 18 tuổi, bị bắt lính, huấn luyện tại Trung tâm 3 trại Trung Dũng, chỉ vài tháng sau bị điên (hoặc khùng), gửi trả về địa phương. Ngày ngày, binh nhất Cu dài đi lang thang, ở truồng, với cái kèn “harmonica” thổi khúc quân hành, khoe chim đi giữa phố Thành khơi khơi! Nhìn con cu hắn, thiên hạ bắt khiếp! Nó to bằng trái bắp, cuối mùa thu gặt với nhúm râu ngô đen thùi lùi rũ xuống cuống. Người ta cũng đồn rằng: hắn ta, là tình nhân điên khùng với mụ Nuôi. Nhưng vì là tinh dịch khùng nên mụ Nuôi, không bao giờ có chửa.
Người tiếp đến là mẹ Tuấn. Bà không điên nặng, nhưng có từng cơn!
Còn lắm kẻ khùng và điên! Nhưng vì, họ sống trong nội Thành, nên Tuấn không rõ. Cái tuổi, ăn chưa no, lo chưa tới, hoài hơi mệt sức!
Dân ở Thành bảo: Tộc Việt , trong Bách tộc, đã diệt cả một hệ tộc Chàm, nay phải “hưởng” thành quả của… quả báo!
Bốn Cửa thành, được xây lên, bằng những viên đất sét, chồng khít lên nhau, rồi được ủ rơm, củi, và gỗ… nung chín thành gạch. Nó giống nhau, như Tháp Chàm ở Nha Trang.
Nhưng, kẻ điên, đặc biệt nhất là Bảy Rắn!