WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hạt Ươm Hư [1]

Chương 2.

Đã là kẻ điên đặc biệt, dĩ nhiên, hắn phải có cái gì đặc biệt hơn người!

Thứ nhất về tên tuổi thật của hắn, không một ai biết – ngoài ông anh họ của hắn – làm xã trưởng xã Diên Toàn. Thứ nữa, không một ai biết quê thật của hắn ở xã nào, trong cái quận lỵ Diên Khánh, có mười mấy xã, Tuấn không nhớ hết, có cái tên đầu là Diên: Diên Toàn, Diên Thạnh, Diên An, Diên Điền, Diên Thủy, Diên Phước, Diên Lâm, Diên Tân, Diên Thọ, Diên Phú… Thứ ba, cái dáng tướng đi của hắn trông vô cùng dị hợm. Hắn đi lươn lẹo như rắn! Khi đi, thân hình hắn ngã bên này, rồi xiên xiên bên kia, như loài rắn trườn bò đi kiếm mồi với đôi mắt ti hí trắng tròng, hai chân luôn nhón bước – nghĩa là hắn đi bằng… đôi bàn chân năm ngón thuôn ngoan! Dáng đi này, theo sách tướng pháp, đàn bà thì dâm cực độ, và; đàn ông sẽ chết bất đắc kỳ tử! Hắn thứ bảy, do ông xã trưởng gọi, nên thiên hạ gọi hắn là Bảy Rắn. Mà có phải hắn thứ bảy?

Có trời biết. Nhưng Rắn… là chắc chắn rồi!

Bảy Rắn ở độ tuổi 30, tướng dong dỏng cao, tóc để dài chấm vai không bao giờ chải gỡ. Người ta đoán rằng: hắn là dân ở miệt ngoài vào đây. Có thể là Tuy Hòa, hoặc Bình Định, vì giọng nói của hắn nằng nặng, mà người dân ở đây gọi là giọng “Nẩu”. Nhưng ông xã trưởng cả quyết rằng: Bảy Rắn quê Đại Điền đông, tức xã Diên Điền, bên kia con sông Cái, nơi nổi tiếng Việt cộng đồn trú. Cũng có thể đúng, bởi vì đa số thanh niên trai tráng, thường qua Thành sinh sống, hoặc đêm đến phải qua Thành ngủ, vì sợ mấy ông Việt cộng bắt đi lên núi… làm cách mạng!

Dường như, trên cái đất nước Việt Nam hình chữ S có 326 ngàn cây số vuông này, có rất nhiều tên gọi địa danh trùng nhau. Lý do vì sao trùng nhau? Mãi sau này, lớn lên chút nữa, Tuấn mới tự khám phá ra!

Cuộc Nam tiến ở đàng Ngoài, đã để lại không ít trong ký ức sâu thẳm những con dân đất Việt lòng hoài vọng về quá khứ, quê Cha, đất Tổ, luôn mang trong người của những di dân vào vùng đất mới. Họ nhớ quê hương cũ, da diết với cội nguồn dân tộc, xa lạ vùng đất mới, với những địa danh mang hơi hướm Chàm… thế là họ đặt tên cũ cho mảnh đất mới họ ngụ cư.

Vườn Trầu ở đây không biết có dính dáng gì đến 18 thôn Vườn Trầu, như sử sách đã ghi?Vườn Trầu thuộc xã Diên Thạnh. Ngã ba A Ùi, (vì ngã ba nằm ngay tiệm phở, bánh bao của ông người Tàu, có tên A Ùi) nằm dọc con quốc lộ 1, cũng có nghĩa đối diện thôn Vườn Trầu, bằng một con hẻm tương đối rộng. Vào sâu hơn chút nữa, khoảng 2, 3 cây số, đó là vùng “da beo”! Ngày Quốc gia, đêm Cộng sản, như hầu hết các vùng xôi đậu trên khắp miền Nam trong thời chiến tranh leo thang.

Bảy Rắn ở với ông anh họ làm xã trưởng, nhà cách con quốc lộ 1 không hơn nữa cây số.Công việc chính của hắn, là thợ đóng tủ, bàn và ghế gụ… với ông anh họ. Hắn có đôi tay tuyệt vời. Những cái tủ thờ, những bộ sa-lông, bàn ghế… sắc sảo, được đặt hàng nhiều nơi, ra đến tận cuối miền Trung.

Gia đình Tuấn và gia đình ông xã trưởng qua lại rất thân tình, thường biếu tặng những món ăn ngon, vật lạ cho nhau. Là một tiệm chụp ảnh, rửa hình, duy nhất trong phố Thành, mọi công việc: chụp và rửa ảnh cho hành chính quận trong những ngày lễ lớn, hoặc chụp ảnh cho học sinh trong những mùa thi Trung, Tiểu học, gia đình Tuấn đều cáng đáng tất cả. Tuấn là thành tố trong gia đình.Anh vào phòng tối, “retouch” film, năm 10 tuổi.

Một đàng làm xã trưởng, một đàng thân thiện với chính quyền sở tại, nên hai gia đình thân nhau, là điều dĩ nhiên không ai tranh cãi dị nghị đủ điều.

Mỗi khi những dăm bào của gỗ tràn ngập ngoài sân, Bảy Rắn thường đạp xe ra nhà Tuấn nhắn: vào lấy dăm bào.

Dăm bào đế nấu ăn, dễ bắt cháy và không nhiều khói. Mỗi lần như thế, Tuấn mượn cái xe “ba-gác” của ông A Ùi, đi chở đóng dăm bào.

Bảy Rắn xoay người cái rẹt, khi vừa nghiêng bên kia chống xe.

- Tâu (tôi) đẽ (đã) nóa rầu (nói rồi), mà thằng Tuấn ni hổng… tân lệnh (tuân lệnh!) Anh Nem (Năm), biểu (bảo) thằng Tuấn, chiều mô phải ghế (ghé) lấy mớ dăm bàu (bào), chứ khôn (không), tâu bán, lấy tiền uống la-de “Con cọp rằn” ở tiệm lão Cường, vi vô, vô vi, vì tiềng (tiền), thìa (thì) anh Nem roáng chiệu (ráng chịu) nhấ! (nhé).

- Kìa chú Bảy. Vào đây, vào đây… Cha chả! Bữa nay tỉnh dữ. Thôi, thôi… tôi can chú đừng bực! Thằng này nó còn ham chơi, đàn đúm với bạn bè lắm.

Ông quay qua bảo Tuấn.

- Cháu qua bên ông A Ùi, lấy một “két” 24 chai “ông thần cọp rằn”, biếu chú Bảy làm tình!

- Anh Nem! Anh biểu tôi lờm tình với… cộp, lòa nghĩa lờm sao?

- Ấy, đừng nói vậy chú Bảy! Làm tình đây, có nghĩa là làm tình xóm nghĩa làng, quê hương. Chớ chú làm sao, làm tình được… với cọp! À, mà tôi nói cũng đúng. Chú làm tình với “con cọp rằn” la-de là đúng điệu nhất! He he…

Bảy Rắn cũng cười theo. Càng cười thân hình hắn càng lắc mạnh như con rắn trườn, ngo ngoe.

Tuấn đang ngồi, cạo sửa mấy tấm ảnh cùng ông Năm, cũng phải bỏ mảnh gương vỡ như đốt ngón tay, cười rũ. (Kỷ thuật, thời ấy còn đơn sơ. Một tấm ảnh cũ, được chụp lại, rồi phóng to lên, những nét vỡ trên khuôn ảnh càng rõ ràng hơn. Vì thế, phải dùng một mảnh gương, vừa cắt ra, cũng bằng một mãnh gương vỡ khác, cạo những nét vỡ, hoặc những chấm đen trong khung ảnh, rồi tô lại bằng cây bút lông có chấm mực, dù trắng, đen, hoặc có màu).

- Mày, cười gì lọa vậy, Tuấn?

- Vậy mà, thiên hạ bảo chú điên!

- Á, à… Tổ choa cái thiên họa! Tâu điên, mà tâu biếc đóng bàn ghế, tủ gụ, noải tiếng nhất ở xứ Thành này?Như vậy, cả cái tỉnh Khánh Hòa này đều điên chắc?

Bấy giờ, ông Năm mới vắt cây bút lông ngang tai, nói:

- Chú nói, chú không điên, sao khó tin quá! Mới mấy tuần trước đây này! Xe nhà binh đang chạy ùn ùn ra miền Trung cứu nguy ở Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn… thì chú bất thình lình chạy đâm ra con quốc lộ, nằm giữa đường chờ cho xe nhà binh cán. May mà… họ phanh thắng kịp!

Bảy Rắn gãi đầu, ngó lơ.

Cả phố Thành này, ai ai cũng biết cái ngày ấy.

Hôm ấy, một đoàn “công-voa” từ Nam chạy ra miền Trung tiếp cứu; ngang qua rạp hát Tân Tiến, gần cái đền của giáo phái Hòa Hảo. Người ta thấy Bảy Rắn nhào ra giữa lòng đường với cái quần tà loỏng duy nhất, sùi bọt mép, nằm dãy giụa, hai tay giật giật đưa lên trời, đôi mắt trắng ởn đến phát khiếp.

Ui chao! Két… két, rầm… rầm, cả một đoàn “công voa”, thành một toa xe lửa ngoài dự kiến!

Một ông sĩ quan cao cấp bước xuống, với đôi giầy “bốt-đờ-sô” đá thốc tháo, vào đầu, lưng và mạng sườn của Bảy Rắn, chữi liên tục.

- Đụ mẹ! Mày có điên không, mà đâm đầu vào xe nhà binh, hả mậy?

Ông già với chiếc xe đẩy: lọ tương ớt, rau thơm, ngò gai, rau quế… gõ tách tách, hài hòa với cái kẹp, như mười ngón tayđiệu nghệ, kêu lên:

- Nó khùng nặng, ông sĩ quan ơi! Thằng này, lâu lâu, nó cứ chơi cái trò giật gân như “cinema” này hoài à! Gỏi đu đủ, bò khô đâây… tách tách…

Bảy Rắn, ngó lơ nhìn chỗ khác, nói:

- Thôi, tui dìa, anh Nem!

&

Từ khi hai trái bom do Không lực VNCH ném không thành công ở cây cầu Bống Nha Trang, không khí chiến tranh bắt đầu nóng lên từng giờ. Người ta tính từng ngày, từng giờ… đến khi nào quân đội Chính quy Bắc Việt, vào được thành phố Nha Trang, rồi lên Thành, rồi vào nữa… cho đến tận thành phố Sài Gòn, kinh đô ánh sáng của miền Nam Việt Nam, được gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông; và cái gì, sau đó, sẽ xẩy ra…

Cuộc tháo chạy của người dân Nha Trang đã bắt đầu! Họ cho rằng: những thành phố lớn là nơi mà quân Bắc Việt sẽ chiếm lấy trước tiên! Dân Nha Trang bắt đầu tháo chạy về vài quận lỵ vệ tinh nhỏ quanh đó, trong đó có quận Diên Khánh.

Những người thoát được từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn… bằng xe cá nhân, bảo rằng: ở những nơi ấy, những cái chết tập thể rất nhiều. Trên radio, quân đoàn 2 của tướng Phú, đang triệt thoái Tây nguyên qua con tỉnh lộ 7B, đã bị quân Bắc Việt chận lại, bằng những trận pháo kích vào đám người đang tháo chạy, bất kể dân chúng.

Những trang Sử Máu được ghi lại lần nữa qua vụ Mậu Thân, HèĐỏ Lửa ở Quảng Trị, Bình Long… do quân đội miền Bắc gây nên!

“Giải khăn sô cho Huế”, “Mùa hè đỏ lửa”, “Dựa lưng nỗi chết”, Tuấn đã đọc như con mọt sách, khi bắt đầu yêu thích thơ văn. Tuấn biết: Mậu Thân, Quảng Trị, Bình Long… đang được lặp lại, cho dân tộc Việt Nam khổ đau: người đồng chủng giết nhau, bằng súng đạn phương Tây, qua ý thức hệ!

Sự tàn ác của chiến tranh có thể chấp nhận được, qua hai bên – những người lính cầm súng – của hai chế độ, bắn giết nhau; nhưng không thể vinh danh sự chiến thắng, bằng cách giết người bừa bãi, như vụ Mậu Thân, và; bây giờ, con đường Liên tỉnh lộ 7B, rồi sau đó?!

Nước Việt Nam nằm dọc biển Đông, từ Bắc chí Nam, sẽ còn có bao con dân chết mất xác trên biển?

Ôi, quê hương!!!

&

Chính quyền quận Diên Khánh cho một toán lính Nghĩa quân xuống đóng dưới chợ Thành. Họ ở trong cái đình của xã, theo dõi diễn biến tình hình. Chợ vẫn họp như bao ngày.Người dân đã quá quen thuộc với không khí chiến tranh. Sự chịu đựng bền bỉ của dân tộc Việt Nam quả siêu việt! Họ chấp nhận cái chết có thể bủa vây trong tích tắc, bằng những trận pháo kích bất ngờ nhất, từ trên núi Đồng Bò, hay bên kia Đại Điền Đông, Tây, thường pháo xuống; hoặc sau một phiên chợ tan, có thể họ là những nạn nhân của những vụ đắp mô, giật mìn của Việt cộng, chết tan xác, không một lời than van cho số phận như một cái kiến, con sâu.

Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây. Và, hai mươi năm nội chiến từng ngày, của lũ người mang một chủ nghĩa lai căng, từ một phương trời xa lơ, xa lắc của một xứ sở có tuyết trắng rơi, có những con người với mái tóc vàng và râu ngô.

Năm 1954, với trên một triệu rưỡi người miền Bắc di cư vào Nam, trên những chuyến tàu của Pháp và Liên Hiệp Quốc, và rất nhiều người, bị họ chận lại, bằng nhiều hình thức: đe dọa, trấn áp, tuyên truyền…

Để rồi sau đó, gần nữa triệu người bị bức tử sau vụ cải cách ruộng đất, ngay cả những người đã từng nuôi giấu, tiếp tế họ trong chiến tranh, là những người đầu tiên bị đem ra xử bắn không tiếc thương. Hàng ngàn trí thức bị vùi dập, bỏ tù, trong hai vụ án Nhân Văn, Giai Phẩm.

Một quốc gia vừa mới ra đời: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã là một quốc gia bội ước những gì họ vừa ký kết, thì làm sao tin tưởng vào chính quyền đó. Mặt trận giải phóng miền Nam là câu trả lời chính xác nhất, cho sự bịp bợm của chính quyền Bắc Việt, sau này!

Một quả chanh đã bị vắt cạn kiệt, dù có cho con điếm Sài Gòn thời me Mỹ, vài cây vàng, nó vẫn khinh bỉ và quay mặt bước đi với bãi nước bọt:

- Tôi làm đĩ, chứ tôi không phản quốc!

Buổi trưa trời nắng chang chang như đỗ lửa. Những ngọn gió Lào khô khốc vẫn thổi như đun thêm cái nóng vào không khí chiến tranh đang đến hồi kết thúc. Bảy Rắn với cái tang trắng quấn ngang đầu, xuất hiện nơi cửa chợ. Hắn bắt đầu chữi như mọi khi, nhưng lần này hắn quay mặt về phía đình có đám Nghĩa quân đang canh gác.

- Mẹ! Tụi Việt cộng sắp vào rầu. Tụi bây coi chừng cái mạng đó nhấ! Tụi bây quen ăn bơ thừa sửa cặn, rầu Việt cộng nó vào, chừng đó chết cả lũ!

Càng lúc hắn càng chữi tợn! Thấy Bảy Rắn nói vung xích chó, một anh lính bước ra nói.

- Ông Bảy, về đi, đừng ở đây ăn nói tầm phào!

-Tâu nói tầm phào là sao hở mậy?

- Nghĩa. Mày tống cho ổng cái báng súng, chớ có nói lôi thôi. Mẹ! Cha này cứ tưởng là em ông Xã trưởng, thỉnh thoảng, ra đây chữi càn. Đúng là thằng điên! – Một giọng nói trong đình vọng ra. Anh lính nói.

- Tôi khuyên ông Bảy! Ông không về, ông thiếu úy mà ra, ổng dộng cho cái báng súng, không còn răng ăn cơm, nói càn!

Bảy Rắn gân cổ lên nói.

- Mày thấy tâu để teng cho chính quyền này hôn? Chúng mày là những tên hại dân bán nước, tôn thờ đế quốc Mỹ! Nay nó thua trận, chạy xéo về Mỹ, thì cũng đến lượt chúng mày!

Bảy Rắn chỉ vào đầu với cái tang trắng hăm dọa.

- Tao bắt đầu để teng cho chúng mày đây.

Hắn ngật ngưỡng bước đi liêu xiêu… như rắn.

Dường như, Bảy Rắn lên cơn thật? Hay hắn, đã nhìn thấy một miền Nam sắp rơi vào tay Cộng sản?

&

Ông Năm có bảy người con, nuôi bốn đứa cháu và một đứa con nuôi, “lượm” được ở bến xe Thành, năm cô bé ấy 12 tuổi. Tuấn là cháu gọi ông Năm bằng cậu. Gia đình Tuấn có tám anh chị em tất cả, sau Tuấn, còn ba thằng em trai ở với bà mẹ điên, sống thiếu thốn và đói ăn thường niên.

Năm Mậu Thân, khi đó Tuấn 9 tuổi, trong căn nhà được sinh ra và bú mớm ở xã Diên An, bên kia đường, trước cây Dầu đôi. Tuấn đã từng chứng kiến những cái xác không đầu, không chân, tay trong khu vườn ăn trái nhà anh. Mẹ anh bắt đầu điên từ đó. Tuấn phải về sống nhờn hà người cậu.

Ông Năm theo đạo vô vi, một giáo phái mới xuất hiện không lâu, do thiền sư ĐTH khai phá, vì thế đạo này rất ít người biết. Ông Năm cũng là người đại diện chi phái này tại Khánh Hòa, tất nhiên nhà ông cũng là cái thiền đường cho cả tỉnh.Vì thế, nhà ông, khách thập phương bổn đạo, hàng ngày tới tấp, thăm viếng.Ông cũng bắt cả nhà tập ngồi thiền.

Mười bốn tuổi, Tuấn bắt đầu ngồi thiền! Với một cậu bé còn ham chơi, thiền, quả là một thách đố lớn lao đối với Tuấn. Hằng đêm, cứ 1 giờ sáng, cả nhà nhà quây quần trên căn gác xép, bắt đầu tọa thiền. Mỗi đêm như vậy, ngồi 1 giờ đồng hồ. Không gì đau khổ bằng cho một thằng bé 14 tuổi, ngồi suốt 1 giờ đồng hồ, nín tiểu tiện. Có nhiều đêm, Tuấn muốn đi tiểu, nhưng sợ, vì qui định của ông Năm là phải ngồi thiền một tiếng đồng hồ! Tuấn đành phải đái vào đôi tay khum khum của mình, rồi trét xuống hai đùi. Sau, kinh nghiệm hơn, Tuấn không bao giờ uống nước trước khi đi ngủ sớm, và anh thành công!

&

Ù, ù… phành phạch…

Tiếng động cơ càng lúc càng lớn hơn.Tiếng cánh quạt chém gió của trực thăng “phành phạch” càng lúc càng gần.

Tiếng ù ù của động cơ máy bay giảm dần, tiếng phành phạch càng lúc càng lớn hơn. Sống ở một đất nước luôn chiến tranh, Tuấn biết máy bay trực thăng đang đứng yên một chỗ, để định vị, quan sát bên dưới.

Qua khung cửa sổ, hướng về phía nam khi ngồi thiền, những làn ánh sáng sọc, vàng đến chóa mắt, nhảy múa liên tục, theo nhịp điệu của ba chiếc máy bay trực thăng lên xuống, tỏa sáng trên căn gác xép nhà ông Năm. Cả gia đình bừng tỉnh trong cơn thiền, chạy vội tới cánh cửa sổ nhìn lên. Ba chiếc trực thăng đang quần nát phố Thành. Những vòng tròn vàng nhỏ ấy, từ trên cao độ, hắt xuống là những vòng tròn trên 10 mét chao đão liên tục, như tìm kiếm vật thể lạ! Không như những năm trước, dân trong phố tràn ra ngoài đường, chạy lổn ngổn nhìn trời, vì thấy lạ! Nhưng bây giờ, không khí chiến tranh đang nóng hổi, mọi cánh cửa đều im lìm, thậm chí, đèn đuốc tắt ngóm. Một con phố chết!

- Mấy ổng về rồi, về rồi…

- Mấy ổng là ai, vậy ông? Bà Năm, hỏi.

- Là… Việt cộng! Không… không, là mấy “ông cách mạng”!

- Việt cộng thì gọi Việt cộng. Có ai kêu là “ông cách mạng”!

- Bà biết gì mà nói! – Ông Năm chợt nổi cộc!

Đây là lần hai, hoặc ba, Tuấn không nhớ lắm. Đó là những lần, mấy ông du kích từ bên kia, Đại Điền đông, cộng bên này thôn Vườn Trầu, hợp tác tấn công thành Diên Khánh, từ ngã ba A Ùi.

Ba chiếc trực thăng, đứng một chỗ, pha đèn sáng rọi qua, lại, cả một góc trời trong vài phút, rồi từ từ, cất cánh.

Tiếng động cơ “phành phạch”, to lên, rồi nhỏ dần, nhỏ dần, mất hút về phía Cam Ranh.

Sau này, nhiều nhà báo, nhà văn và nhà… tung tin tức… học, viết rằng: Tổng thống Thiệu quyết tử Nha Trang, giữ lấy phần đất cuối cùng, rồi sau đó, Cam Ranh cũng quyết tử cuối cùng; rồi sau đó nữa, Phan Rang, nơi sinh quán ông Thiệu, là chặn cuối cùng của quyết tử!
Quyết tử, quyết tử cuối cùng… trên làn sóng radio, phát đi từ thành phố Sài Gòn!

Khi con thuyền đắm trên biển cả mênh mông, thuyền trưởng làm gì?

Ắt là, câu trả lời không khó.Lịch sử không bao giờ phán xét sai, bởi Hậu thế.

Bây giờ còn quá sớm!!!

Pages: 1 2 3

Phản hồi