WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hạt Ươm Hư [5]

Chương 14.

Đã vào Hè, học sinh bắt đầu nghỉ học.

Chưa mùa tan trường nào mà học sinh lại âu sầu đến thảm thương. Không khí học đường không còn trong trẻo theo cái nghĩa của nó. Đó là sự bịn rịn chia tay bạn bè cuối hè. Không khí ấy đã chết, khi ban Giám hiệu nhà trường đã thay đổi tất cả. Họ làm đảo lộn mọi trật tự hằng có nhiều chục năm ở miền Nam. Nhiều thầy cô giáo đã bị đổi hệ môn dạy học.  Sử Địa bị đổi qua dạy Anh văn, Công dân giáo dục bị đổi qua dạy toán; vì thế nhiều giáo sư bất mãn đã nghỉ dạy, số còn lại dạy như cầm hơi làm học sinh cũng bất mãn theo.

Một mùa tan trường lần đầu tiên trong chế độCS, bọn học sinh không trao đổi những trang lưu bút vào hè. Nó đã chết một cách tự nhiên như một miền Nam đã chết trước đó không lâu.Chưa bao giờ học đường có một không khí nặng nề đến thế. Bọn học sinh nhìn nhau, chia tay không một lời chào như những năm trước, sau một năm học nhọc nhằn. Những ánh mắt thất vọng, nhọc nhằn…

- Thùng. Thùng.. Thùng… Thùng…..

Tiếng trống buổi trưa vang dài kết thúc một kỳ học, do thầy Bảo đích thân đánh trống như thúc dục. Thầy Bảo là Hiệu trưởng trường trung học Diên Khánh đã nhiều năm; sau 1975, thầy bị đưa xuống làm Hiệu phó, ngồi chơi xơi nước và một ông cà lăm nói ngọng từ miền Bắc đưa vào làm Hiệu trưởng chỉ biết về chính trị Học đường.

Mà… chính trị Học đường là gì, khi thầy Bảo hỏi, ông Hiệu trưởng như giả vờ không nghe!

Giáo Minh – Chính trị viên của trường – chờ bọn học trò tan trường ra về ngày cuối cùng, mỗi lúc vắng đi, trịnh trọng dắt chiếc xe đạp “cuộc” vừa mới tậu, đeo cái kính đen, và mở cả đài để nghe. Gã đạp lòng vòng quanh sân trường một cách chăm chỉ.Càng đạp, gã càng khoái.

- Mẹ kiếp! Xe đạp Phượng Hoàng của Trung quốc là cái đếch chó gì, mà cả miền Bắc đều thích. Không như xe bọn Ngụy, lên dốc, xuống đèo chỉ cần bật cái cần nhỏtrên tay lái là đạp nhẹ tênh, khỏi phải nhỏng cái đít, rướn người… đạp. Nó lại nhẹ tênh, chỉ nâng bằng hai ngón tay là nhấc bổng lên được.

Đạp mấy vòng vã mồ hôi, giáo Minh, dắt chiếc xe đạp vào hàng phượng vĩ nghỉ lấy sức, săm soi nhìn chiếc xe đạp Peugeot bằng nhôm, màgã săn tìm được khi mới vừa vào miền Nam.

- Mẹ nó! Xích xe tăng Liên xô còn chưa “văn minh” thế này. Uốn éo lên, xuống thấy… kỳ vĩ. Hèn chi đạp nhẹ tênh!

- Khi nào bắt cái “bọc ba ga” đồng chí chính trị viên…?

- Xe này làm gì có “bọc ba ga”. Xe thể thao mà lị!

- Thì cứ bắt vào. Hôm nào, đèo tớ xuống phố chơi cho biết… văn minh bọn Ngụy.- Cô giáo dạy Toán mới vào miền Nam háo hức. Đối với giáo Minh, chiếc xe là cả một gia tài to lớn, mà gã và nhiều người nữa hằng mơ ước trước kia khi còn ở ngoài miền Bắc. Nghe cô giáo Lan, bảo bắt thêm cái “bọc ba ga” để đèo Ả, giáo Minh tức khí, văng tục.

- Tớ không đèo; và, tớ… đéo thèm đèo…

Gã ngồi chồm hổm như cóc, săm soi từng cọng căm xe tránh nhìn giáo Lan. Giáo Lan ôm chồng sách, đỏng đảnh bước đi về phòng. Dường như cô không quan tâm lắm tiếng nói tục của giáo Minh.

Thầy Bảo lắc đầu ngao ngán sự đối đáp của trí thức miền Bắc VN.Ông khép cánh cửa văn phòng, sửa soạn đi về, sau một năm học dỡ dang nhiều điều. Ông dắt chiếc xe đạp cà tàng, đi qua hàng phượng vĩ, chào giáo Minh cho phải phép.

- Chào đồng chí Chính trị viên, tôi về!

- Ai đồng chí với anh. Lạ nhỉ?

Giáo Minh tức hộc lên khi những người miền Nam gọi hắn là: đồng chí! Hắn nhớ lại, mới hôm qua, một thằng học trò miền Nam dám gọi hắn là đồng chí!

- Tôi, Chính trị viên trường trung học cấp ba Hoàng Hoa Thám (đã đổi tên). Tôi, tên Minh sẽ dạy các anh, chị về chủ nghĩa CS!

- Thưa Thầy, tụi em học Toán ạ!

- Dĩ nhiên, các anh chị học Toán, nhưng… phải qua giờ chính trị của tôi! Đó là đường lối chủ trương của đảng Lao động VN quang vinh của chúng ta!

- Thưa thầy. Thế nào là đảng quang vinh ạ? – Thằng Đại hỏi.

- Anh tên gì?

- Thưa thầy. Em tên Đại ạ. Đại là lớn, là to, là vĩ đại ạ!

- Không. Anh không vĩ đại, vì anh là học trò! Chỉ có bác Lê-nin, bác Sì-ta-lin, bác Mao, và bác Hồ là vĩ đại. Các Bác ấy dẫn dắt nhân dân vùng lên thoát ách nô lệ đến năm châu đại đồng. Vì thế, chỉ có các Bác ấy vĩ đại. Anh nhớ nhé!

- Thưa thầy em nhớ. Em không là Đại, em là Dại ạ! – Thằng Đại bụm miệng cười.

Giáo Minh hài lòng, và bắt đầu giảng bài chính trị về: Thực dân và Đế quốc. Gã tuôn ra lênh láng những gì mà các chính trị viên vào miền Nam thường rao giảng, khi kết thúc.

- Đế quốc Mỹ: bỏ con tép vào miền Nam, để bắt con tôm trên bàn cờ chính trị VN!

Lại cái thuyết: bỏ con tép bắt con tôm, mà các chính trị gia đại tài nhà nước VNDCCH thường lý luận khi chiếm được miền Nam. Con tép và con tôm có khác nhau bao xa? – Thằng Đại nghĩ thế, nên hỏi.

- Thưa thầy, sao không là con tôm càng, hay con tôm hùm, mà là con tôm thôi ạ? Nếu thằng Đế quốc Mỹ muốn vào VN, thì nó bỏ con tép, nó phải lấy con tôm càng to lớn, thưa thầy! Bỏ bèn gì một con tôm nhép ạ!?

Cả lớp cười rộn lên.Giáo Minh nhăn mặt quay mặt vào bảng viết đề tài giảng dạy về chính trị.Một tiếng nói dóng lên.

- He he… Vượn đòi làm người!

Giáo Minh mặt tím tái quay lại,hét.

- Anh nào vừa nói gì? Đứng lên coi nào!

Cả lớp im lặng.Giáo Minh đưa cặp mắt sau tròng kính râm đen nhìn quanh lớp, dò xét.Im lặng. Hoàn toàn im lặng!

Gã quay mặt, định viết tiếp trên cái bảng đen, một giọng nói vang lên.

- Vượn đòi làm người!

Giáo Minh quất cục phấn trắng xuống nền cement, vỡ vụn. Gã gỡ cặp kính, rú lên.

- Thằng phản động nào??

Bọn học trò nhìn lên. Bây giờ họ mới vỡ lẽ! Đó là đôi mắt của một con lươn. Nó ti hí như hai sợi chỉ căng thẳng một đường!

Mọi khuôn mặt nhìn trân trân lên bảng đen, không ai trả lời.

- Ai, ai vừa phát biểu phản động?

Ban bò đứng lên. Tuấn đưa bàn tay chặt xuống. Hắn hiểu ý, nói.

- Thưa thầy! Chỉ là nhầm lẫn.

- Anh là trưởng lớp, lại là phó Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh, mà không theo dõi sinh hoạt trong lớp, là thế nào?

Giáo Minh chỉ xuống lớp, quơ quơ tay.

- Các anh là một thứ phản động, do Ngụy quyền để lại! Đó là một thứ đĩ điếm, thèm khát bơ sửa ngoại bang, bán buôn đất nước! Một lũ người vô tri, vô giác trước một vận mệnh dân tộc, do ngoại bang xâm lược.

Dường như, đây là lúc mà giáo Minh phát tiết ra những gì bấy lâu gã nghĩ về một xã hội ở miền Nam do bị chế độ CS nhồi nhét 20 năm ở miền bắc VN. Chỉ có sự thù hận, dù họ là những học sinh, trong trắng như một tờ giấy trắng chưa bước vào đời gây nghiệp quả nhân gian. Lẽ nào, một trí thức bị nhồi sọ đến mê muội và ngu xuẩn đến chừng ấy? Tuấn ngồi bên dưới, tím tái cả người.Anh đứng lên, trịnh trọng nói.

- Thưa thầy! Chúng em chỉlà những học sinh dưới mái trường, dù ở bất cứ xã hội nào, chế độ nào!

- Các anh nói thế, nhưng lúc nào cũng muốn chống chính quyền!

- Thưa thầy. Em là một Đoàn viên của đảng CSVN.

Giáo Minh không thèm nhìn vào mặt thằng học trò, nhìn quanh lớp lớn tiếng.

- Bọn thanh niên các anh, toàn là một lũ phản động luôn chống đối chính quyền nhà nước VNDCCH. Ăn mặc thì quần loe, áo đuôi tôm, tóc tai dài quá ót. Các anh là di lụy của bọn Ngụy Sài gòn để lại. Các anh có biết, các anh là những Hạt Uơm Hư do chính quyền thối tha Ngụy để lại?

Đến lúc này, Tuấn không còn nhịn nỗi nữa.Anh nói lớn như muốn khóc.

- Báo cáo đồng chí Chính trị viên: Tôi là đoàn viên, đoàn thanh niên CS Hồ chí Minh! Chúng tôi, những học sinh miền Nam không là những Hạt Ươm Hư như đồng chí vừa phát biểu. Chúng tôi là những công dân của nước VN, dù ở chế độ nào!

Giáo Minh khựng lại, cúi xuống nhặt cục phấn, vo vo trong tay.

- Anh là đoàn viên, mà phát biểu linh tinh… Tôi sẽ trục xuất anh ra khỏi đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh!

- Mời đồng chí, cứ tự nhiên! Tôi chả ham cái chức này. Đó là do thầy Giám thị kết nạp tôi vào đoàn, chứ tôi không tranh đấu để xin vào. Đồng chí cũng nên nhớ rằng, gia đình tôi cũng cống hiến sức lực, máu và mồ hôi cho cuộc cách mạng thành công.Không hễ cứ là người miền Nam, đều là những công dân xấu xa như đồng chí nói. Nhưng tôi cũng nhắc đồng chí rằng: đồng chí nên đọc, tác phẩm “Ngựa chứng trong sân trường” của nhà văn Duyên Anh, để hiểu rõ về học sinh ở miền Nam!

- Thứ văn hóa đồi trụy ở miền Nam, tôi không bao giờ để mắt tới!

- Cái đó, tùy đồng chí!

Tuấn đi ra khỏi lớp học.

&

Buổi sáng, giáo Minh vừa thức dậy, gã liếc nhìn chiếc xe đạp dựng ở góc tường như thường lệ. Gã hỗn loạn tột cùng khi chiếc xe biến mất như một ma thuật. Rõ ràng, tối qua gã đã xăm soi, lau kỹ từng cọng căm xe đến bóng lừng, trước khi dựng vào tường đi ngủ. Giáo Minh dụi mắt như không tin vào chính đôi mắt mình. Căn phòng rộng có thể chứa đến 100 học sinh, chỉ ba giáo viên miền Bắc ngủ. Gã hô toáng lên.

- Trộm. Trộm rồi các đồng chí ơi! Thức dậy ngay.

Hai ông giáo Bắc ngơ ngác giật mình ngồi dậy.Cả ba chạy vào nơi để các hòm rương cá nhân, nơi họ tự túc nấu ăn.

Mọi thứ nồi niêu, xoong chảo không cánh mà bay mất hết. Giáo Minh bắt đầu khóc hù hụ như đứa con nít, vì tiếc cái xe đạp cả đời dành dụm mới mua được. Họ nhớn nhác tỏa ra khỏi phòng, chạy đi tìm. Trường trung học Diên Khánh có trên 60 lớp học, nên sân trường rất lớn. Xoài là thứ cây trường trồng nhiều nhất.Mỗi mùa ra trái trường bán cũng khá bộn tiền góp vào quỷ nhà trường, do học sinh tình nguyện hái và bán. Ba ông giáo túa ra ba ngả đi tìm trong hy vọng mong manh.Giáo Minh chạy tới lui trong sân trường rộng lớn đến vả mồ hôi, miệng gã mếu máo trông đến thảm thương. Gã chạy tọt ra hàng mì của nhà ông Cai sau trường, tìm kiếm.

Giáo Minh đập cửa nhà ông Cái trường rầm rầm, làm cả nhà ngơ ngác sợ sệt túa ra. Giáo Minh chộp vai ông Cai hổn hển nói.

- Đêm qua có bọn trộm vào trường.Ông có khóa cổng kỷ lưỡng, trước khi đi ngủ không, hở ông?

- Thưa giáo viên có ạ. Chuyện gì xảy ra?

- Có!? Mà bọn chúng thuổng chiếc xe đạp tôi mới mua. Ông giết tôi rồi, ông Cai ôi!

- Làm sao tôi giết giáo viên được! Đêm nào, trước khi đi ngủ tôi cũng đi quanh trường ít nhất ba lần để quan sát, thì làm sao không khóa cổng cơ chứ!

- Vậy ai vào? – Giáo Minh gào to đến khản cổ, mắt rưng rưng.

- Giáo viên chạy ra nhà tiêu công cộng xem bọn cắp có giấu xe ở đó không. Nơi này ít người lai vãng.

Nghe ông Cai trường nói vậy, một tia hy vọng chợt lóe lên trong đầu, giáo Minh chạy vội ra nơi ấy.

Trên cây xoài tượng cao lớn, che khuất dãy nhà vệ sinh Nam, chiếc xe đạp mà gã yêu như trứng, hứng như hoa treo tòng teng trên cao của một nhánh xoài tượng đang mùa ra trái, hoa trắng nõn dưới một khung trời đầy mây xanh. Nhìn chiếc xe đạp, lòng giáo Minh chết điếng! Hai cái bánh xe bị bẻ cong ngoàng, hai cái ruột xe bị kéo lòi ra thòng xuống, gió buổi mai thổi đong đưa, như kẽ bị thương lòi ruột. Cái khung xe bị cưa ra làm đôi, treo mỗi phần mỗi nơi. Những cái nồi, xoong… bị đạp dẹp lép cũng treo tòng teng trên cao. Giáo Minh không nhìn thấy cái yên xe êm ái mà gã thích ngồi hàng tiếng đồng hồ, ở đâu. Gã biết là chiếc xe chẳng còn giá trị gì, huống hồ gì cái yên xe đạp! Nhưng gã vẫn còn tiếc nuối, vẫn muốn kiếm tìm.Giáo Minh đi tới cây xoài ngước nhìn lên cao, lòng vô cùng đớn đau. Gã ngồi thụp xuống, quỳ hai gối trên đất, chợt thấy cái yên xe đạp, bị đóng dính cứng vào thân cây xoài tượng bằng hàng chục cọng tăm xe, với mảnh giấy đe doạ.

- Hạt Ươm Hư thực thi lời nói…!

- Thằng nào. Ôi giời ôi, bọn khốn nạn miền Nam! Cả cơ nghiệp của tôi.

Giáo Minh ôm mặt khóc hu hu như đứa con nít. Gã bắt đầu đầu thấy sợ thực sự, cái bọn Hạt Ươn Hư của miền Nam, mà gã rủa sả!

Pages: 1 2 3

Phản hồi