WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân

Ngô Kha

Ngô Kha

Có lẽ nhiều người thích mấy câu thơ sau đây của Ngô Kha:

con đã đi bao năm

mẹ không rời ngưỡng cửa

và nay

gió cũng tang bồng

nhưng thi sĩ vẫn nằm yên trong nhà tù vĩnh cửu

Có cái gì lãng mạn, hào sảng và cũng bi tráng, chứa đựng nhiều ẩn ngữ và dự báo như chính cuộc đời anh: Nhà thơ tài hoa, nhà giáo nồng nhiệt, kẻ dấn thân tranh đấu hào hùng, chiến sĩ cho tự do, người làm cách mạng, bị tù đày, chết vì bị thủ tiêu khi còn trẻ và cuộc chiến đấu còn dở dang.

Tôi không quen Ngô Kha dù anh và tôi có thời gian cùng tham gia tranh đấu ở thành phố Huế trong giai đoạn 1963-1966. Tôi kém anh gần 10 tuổi, thời trung học không học ở Huế nên không là học trò hay đàn em của anh như một số bạn bè cùng lứa. Thời gian tranh đấu tôi chủ yếu hoạt động trong môi trường đại học. Tuy nhiên tính từ 1963-1975, có thể nói những người lứa tuổi 20, 30, là thầy trò, bạn bè, lứa trước lứa sau, đều cùng chung một thế hệ, thế hệ chiến tranh. Trong thế hệ đó, dù mất sớm, Ngô Kha nổi lên và tồn tại như một tượng đài bí ẩn.

Về thơ ca và cuộc đời của Ngô kha đã có nhiều bạn bè, những người gần gũi viết rất hay. Ở đây tôi muốn có một cách tiếp cận khác. Đó là từ cuộc đời Ngô Kha, tôi muốn soi rọi lại chính mình và bạn bè cùng thế hệ, những người đồng dáng, để giải mã một thời dấn thân mà cho đến hôm nay vẫn còn những nhìn nhận và đánh giá khác nhau.

*

Thời sinh viên, ngoài ảnh hưởng của sách vở, các giáo sư và bè bạn, những sự việc sau đây ảnh hưởng mạnh đến suy tưởng của tôi về thời kỳ mình đang sống.

Một hôm, cùng với nhiều người, tôi thấy một xác chết trôi dạt trên dòng sông Hương, tấp vào gần bến Thương Bạc. Đám đông xôn xao bàn tán, người bảo là xác Việt Cộng, kẻ bảo là dân thường và đưa ra những bình luận trái chiều. Tôi chỉ đau đớn thấy đó là một người Việt Nam, nạn nhân của cuộc chiến trên đất nước mình.

Nhóm sinh viên chúng tôi theo dõi và thán phục tinh thần làm việc của mấy anh chàng lính công binh Mỹ cởi trần lái xe ủi san mặt bằng để làm trường Đại Học Sư Phạm mới, nơi năm sau chúng tôi sẽ vào ngồi học. Cũng nhóm sinh viên đó đã vô cùng phẫn nộ khi một đám lính Mỹ đi hành quân về, ngồi trên xe Jeep lái bạt mạng, uống bia, la hét, ném lon vào người đi đường và làm một ông già đạp xích lô té chổng gọng. Riêng tôi, sau đó còn tình cờ chứng kiến một nhóm lính Mỹ tắm trần truồng trên dòng sông bên quốc lộ 1, làm khách đi xe đò phải xấu hổ quay mặt đi và tôi cảm thấy vô cùng nhục nhã.

Các cuộc tranh đấu mà tôi tham gia, đặc biệt cao trào Biến động Miền Trung năm 1966, sinh viên học sinh đã làm một số việc gây chấn động: Chiếm Đài Phát thanh Huế làm đài phát thanh tranh đấu; tham gia bắt cóc trung tướng Phạm Xuân Chiểu; giải tỏa kẽm gai ngăn lối trên đường Duy Tân, nơi có phái bộ MAAG của Mỹ đóng trụ sở; đốt Tòa Lãnh sự Mỹ; ra tuyên cáo không bảo đảm tính mạng cho người Mỹ nếu người Mỹ không đến xin lỗi vì một toán lính Mỹ đã xé khẩu hiệu “Yankee go home” do sinh viên căng trước khuôn viên trường đại học; thành lập các Đoàn Sinh Viên Quyết Tử đi chi viện cho phong trào các tỉnh bạn…

Tôi tham gia vào các biến động này với một nhiệt tình lửa cháy và sự lãng mạn lạ lùng.

Trong lời mở đầu phát cùng với nhạc hiệu bài Mẹ Việt Nam của Phạm Duy trước mỗi buổi phát thanh của Đài Phát thanh tranh đấu do tôi được phân công phụ trách, tôi viết:

Đây là tiếng nói của những người Việt Nam gầy gò rách rưới, sinh ra và lớn lên trong nhọc nhằn, trong chiến tranh, khốn khó, tự nhận lấy trách nhiệm làm chủ vận mệnh của lịch sử.

Đây là tiếng nói của những người sẵn sàng chiến đấu gian khổ, sẵn sàng đổ máu và hiến dâng thân xác gầy trơ xương để làm kẻ BIẾT SỐNG, DÁM CHẾT CHO DÂN TỘC VÀ TỰ DO.

Tiếng nói này phát khởi từ một vùng sôi động nhiệt tình, luôn luôn vang dậy lời gào thét cuồng phẫn đòi quyền sống làm người từ rất lâu trong quá khứ.

Tiếng nói này sẽ đi qua thành phố, làng mạc, qua rừng qua biển, đến tận mọi hang cùng ngõ hẻm để kêu gọi người Việt Nam cùng sống trên một mảnh đất xanh xao khô héo về dựng tương lai cho đất nước này.

Tiếng nói này là lời chung của người Việt Nam trọn lịch sử khát mơ sống thanh bình giữa đồng lúa xanh và câu hò giọng hát nhưng đã phải trả giá bằng tủi hổ nhục nhằn suốt nhiều thế kỷ.”

Có lẽ trên thế giới không có một đài phát thanh nào có lời mở đầu cuồng nộ và lãng mạn như thế.

Khi giải tỏa đường Duy Tân, tôi cầm máy ứng khẩu trên xe phóng thanh dẫn đầu đoàn biểu tình của sinh viên:

Chúng ta đang dẫm những bước đầu tiên trên con đường chúng ta đã khai mở. Người Mỹ đã để lại trên đất nước chúng ta nhiều dấu vết ô nhục. Tại sao chúng ta không có quyền đi trên những con đường xanh thơm của quê hương. Chúng ta làm chủ đất nước hay chỉ là những tên nô lệ. Chúng ta không thể mãi khom lưng cúi đầu trước những tên ngoại quốc tàn bạo giả dối. Chúng ta phải đứng lên chiến đấu giành lấy tự do cho dân tộc. Bây giờ, lần đầu tiên, chúng ta rửa được vết ô nhục. Đã hai năm rồi, chúng ta lạ lẫm sợ hãi con đường này. Chúng ta bắt buộc phải chấp nhận những vùng cấm địa của ngoại quốc trên đất nước chúng ta. Chúng ta đã sống trên một quê hương thuộc địa. Chúng ta đã bị chà đạp. Chúng ta đòi hỏi người Mỹ phải thay đổi thái độ. Người Mỹ đến đây với danh nghĩa đồng minh, người Mỹ phải đến như một người bạn với thiện ý thực lòng, không phải đến như một chủ nhân quỷ quyệt và tham lam. Chúng ta khai thông con đường này để bảo cho người Mỹ biết chúng ta công phẫn trước sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam  sâu xa của họ. Người Mỹ phải dừng lại trong những giới hạn thân hữu và thiện tâm. Với đường lối hiện tại người Mỹ sẽ trở thành kẻ thù của người Việt. Dù đất nước chúng ta nhược tiểu, chậm tiến, chúng ta đòi hỏi tương giao bằng hữu với bất cứ quốc gia nào cũng phải đặt căn bản trên bình đẳng. Bởi chúng ta tự trọng và tôn trọng con người. Bởi chúng ta yêu tự do và mong ước những kết giao nhân loại đẹp đẽ. Bất cứ hình thức thực dân ngụy trang nào chúng ta cũng nhận ra và thù ghét. Vấn đề của người Mỹ đối với chúng ta đã quá rõ ràng. Chúng ta đòi hỏi họ phải thay đổi tức khắc chính sách can thiệp. Chúng ta khai thông con đường này để cảnh cáo người Mỹ và bày tỏ quyết tâm của chúng ta.

Lúc Đoàn Sinh Viên Quyết Tử 3 vào Quảng Tín bị một tiểu đoàn lính Biệt chính bao vây trên đường phố, chúng tôi tay không đi diễn hành trước mũi súng, hát những bài ca yêu nước.Với tư cách Đoàn trưởng, tôi dùng loa nói với họ:

Thưa tất cả các bạn. Thưa toàn thể đồng bào. Chúng ta đều là người Việt Nam. Chúng ta đều là họ hàng anh em. Không có lý do nào và không ai có thể bắt chúng ta trở thành thù nghịch. Trước khi là tín đồ một tôn giáo, đảng viên một đảng phái, chúng ta, bất cứ ai, cũng phải là người Việt Nam trước đã. Bởi chúng ta có cùng một lịch sử, một quê hương, một giòng máu. Bởi chúng ta cùng sướng, cùng khổ, chia ngọt sẻ bùi qua bao nhiêu biến cố trong một thời gian dài lâu bền vững. Chúng ta có với nhau quá nhiều ràng buộc. Nhất là trong lúc này. Đất nước đang bị tàn phá hủy hoại trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Không ai trong chúng ta không lo âu hãi hùng  trước viễn tượng kinh hoàng sắp xẩy đến. Chúng ta phải chung lưng đấu cật để sống còn hay chúng ta chia rẽ nhau để tự sát. Chúng ta giết nhau nghĩa là chúng ta giết anh em bạn bè, bà con mình, nghĩa là chúng ta tự giết. Trong chúng ta đâu có ai nỡ làm như thế. Điều đó chắc chắn. Không ai nỡ lòng và không ai làm thế được.

Dĩ nhiên chúng ta có nhiều tiểu dị về chính kiến, về tôn giáo, về hoàn cảnh cá nhân, nhưng chúng ta có đại đồng. Bởi chúng ta yêu tự do, thù ghét nô lệ và áp bức, khao khát sống yên vui thanh bình nên chúng ta không vì tiểu dị mà xóa bỏ đại đồng. Tiểu dị là sông. Đại đồng là biển. Và sông nào cũng chảy về biển cả. Người Việt nào cũng là người Việt. Có người Việt nào không là người Việt không. Chúng ta phải xóa bỏ hận thù lầm lẫn để nắm tay nhau vui cười trò chuyện.

Lính hai bên đường vẫn im lặng đứng nhìn nhưng nét mặt họ đã dịu. Súng đã buông xuống hay khoác lên vai. Một vài người mệt mỏi ngả mình trên bực cửa. Vài người tựa bên thân cây cúi đầu. Có cái gì xao xuyến, dâng lên khắp nơi. Một tiếng thở e dè nào đó sau cánh cửa. Một cánh tay buông thõng, một bắp thịt căng thẳng duỗi dài. Không gian chùng xuống, loãng ra. Đoàn sinh viên vẫn đều bước. Họ quay lại đi lần thứ hai trên con phố chính. Họ hát bài ca của chính họ đặt ra:

” Tôi đi về Quảng Tín, qua bao ngày chinh chiến, người dân tôi đổ mồ hôi, xương máu rơi…, không hết lời.

Đường về làng tôi hư, đồng ruộng vườn tôi hoang, nói cùng tôi, ai ơi nói cùng tôi, tương lai còn có gì?

Gặp một người thân yêu. Gặp ngàn người thân yêu. Nói cùng tôi, ai ơi nói cùng tôi, ai ơi còn nhớ gì ?

Quảng Tín vùng lên, Quảng Tín vùng lên…”

Đoàn sinh viên mắt ngời sáng, hát say mê, bước đi say mê, trước mũi súng. Và mũi súng đã hạ xuống. Vì súng cầm trên tay, tay trên thân thể, thân thể có một con tim. Và con tim đã rung động bàng hoàng.

Năm 1967, sau khi phong trào tranh đấu bị đàn áp, tôi bị bắt giam hơn nửa năm cuối của đại học. Trong Trại Tạm Giam của Trung Tâm Thẩm Vấn, tôi nhìn qua cửa sổ, ngưỡng mộ một cách tuyệt vọng cô gái trẻ xinh đẹp mặc áo lụa vàng, dép quai nhung, tóc bay bay trong gió, hàng ngày đi làm cho một cơ quan Mỹ gần đó. Một thời gian sau tôi quyết định không dõi nhìn cô nữa vì trong tôi đã bắt đầu cháy lên ngọn lửa thiêu xiềng hủy xích. Tôi kết bạn với một du kích bị tù đã 3 năm, được trả tự do nhưng chưa được về vì địa phương không nhận. Anh nói: “Cần gì ai nhận. Cứ ra khỏi cánh cổng nhà tù là hổ đã về rừng”. Chúng tôi trò chuyện rất nhiều và khi chia tay vì anh bị chuyển đi nơi khác, tôi chỉ có nửa chiếc khăn mặt chia đôi với anh làm kỷ niệm và cảm giác sẽ là một chia ly vĩnh viễn hoặc bi kịch hơn, một lúc nào đó, chúng tôi đối diện nhau nơi một bìa rừng, hai bên đều cầm súng, đạn đã lên nòng.

Tôi viết bài thơ xuôi sau đây sau nhiều ngày nhìn thấy một trường học bên ngoài trại giam  qua khung cửa sổ bé tí có song sắt :

Đoản ca trại giam và trường học.

1* Các em đứng ở ngoài kia, áo xanh áo đỏ áo hồng. Trời cuối đông không mưa, gió heo may thoang thoảng chớm vị mùa xuân trở mình. Tôi đứng ở đây nhìn các em, qua một hàng rào song sắt, qua một tường thành mọc đầy thép gai rét ẩm, qua một ao hoa bèo hoa súng bùn lầy, đến con đường các em đang đứng. Tôi không nghe thấy gì nhưng tôi biết chắc các em nói chuyện vui đùa, chuyện học trò, chuyện tình yêu, chuyện người này kẻ khác.

2* Tôi nhìn thấy và nghĩ về các em một cách thật sôi nổi và lặng thinh. Chắc chắn các em không hay biết gì. Chắc chắn các em không hề nghĩ tưởng rằng tôi có mặt. Khoảng không gian ngăn cách tôi và các em có như một tình cờ vô nghĩa. Chỉ có sự xôn xao từ tôi khởi đi rồi mất hút trong vùng gió hắt hiu. Tôi thấy mình chôn chân và mọc rễ ở đây, sau hàng chấn song, và tầm mắt, tầm nghĩ tưởng vươn đi như một khát vọng. Áo và tóc của các em rung rinh uyển chuyển như áo và tóc cô bé tôi yêu, như áo và tóc bao nhiêu đứa bé gái khác đang đi trên đường phố. Tôi không được nhìn gần mặt nhưng tôi thấy rõ các em mắt sáng môi hồng, các em dáng thanh mai dịu hiền.

3* Sau lưng các em là ngôi trường học xinh xắn, gọn gàng, cửa sổ sơn xanh, bờ tường quét vôi trắng. Tôi không nghĩ đó là trường Đồng Khánh, Quốc Học, Bồ Đề, Nguyễn Du. Tôi chỉ nhận ra ngôi trường thấp thoáng sau hàng phượng vĩ xanh mầu lá thắm, nơi các em đang bình an trong tuổi thơ, nơi tôi đã bình an một tuổi thơ thuộc về quá khứ.

4* Các em đứng đó rồi các em vô tình bỏ đi khuất sau một dãy phố. Tôi chợt thấy ngơ ngác bàng hoàng. Tôi chợt thấy mất đi thật thảng thốt bóng dáng của một thương yêu hạnh phúc vô vàn. Ngôi trường vẫn lặng lẽ, con đường vẫn im trôi không lời không tiếng.

5* Người lính gác ra đứng tiểu ở bờ tường thép gai khi tôi vừa mất các em ở ngoài tầm mắt chới với. Tôi quay mặt vào bên trong, ánh sáng bóng tối nhập nhòa chập choạng. Mười mấy người ốm yếu xanh xao nằm ngồi lố nhố im hơi không cười không nói. Có phải chúng tôi vào đây để các em được vui đùa ca hát. Có phải chúng tôi la liệt ho hen trên sàn nhà ẩm ướt để các em được cắp sách bước chân chim sẻ đến trường.

6* Chung quanh các em, chung quanh chúng tôi , chung quanh chúng ta là biên giới rừng núi bãi cát thép gai sắt máu khói lửa, không như đường dấu cộng các em vẽ trên bản đồ. Quê hương không còn là bình nguyên xanh tươi, thành phố phồn hoa, cao nguyên hiền lành, sông ngòi quanh co trù phú. Quê hương đã mọc đầy loài dây leo mắt gai lởm chởm, quê hương là trận địa tàn sát đồng bào, quê hương là bar- restaurant xanh vàng đỏ tím.

7* Các em là người Việt, chúng tôi là người Việt. Các em ngây thơ vui đùa, chúng tôi tù đày cằn cỗi. Rất ít kẻ tự nguyện làm phân bón một cách khôn ngoan sáng suốt.

Tôi rời chấn song và viết những điều này bên cạnh mấy thùng nước tiểu bốc mùi khai      nồng nặc.

8* Mỗi sáng mỗi chiều tôi vẫn tiếp tục ra đứng ở cửa sổ vịn song sắt và không ngớt nghĩ tưởng về các em. Liên hệ giữa tôi và các em trở nên keo sơn thắm thiết khó lòng dứt bỏ. Tôi vẫn tự coi mình như một người anh dù thực sự tôi hơn các em không bao nhiêu tuổi. Tôi đã mất tuổi thơ, đã trưởng thành, đã trở nên già, nên cằn cỗi trên nhiều phương diện. Chỉ có nhiệt tình là vẫn còn nhưng thật trầm, thật thao thức.

9* Tôi vừa nhìn các em qua hình dây thép gai ô vuông méo mó dựng trên bức tường rêu mốc loang lỗ. Buổi sáng các em đi học về lẻ loi một vài người, mỗi bước chân các em di chuyển qua một ô vuông thép gai chiều ngang trong khi những ô vuông chiều dọc vẫn tiếp tục đan lên  các em thành đường hằn gai nhọn qua đầu qua thân qua ngực. Tôi nhìn các em như người thợ vẽ nhìn bức chân dung có gạch ô vuông để vẽ lại, nhưng ô vuông của tôi thì xô lệch gai nhọn rét rỉ, nhưng chân dung của các em thì hiền hòa, thì tuổi trẻ, thì bình an hiếm hoi của quê hương.

10* Tôi nhìn các em qua phạm trù của tôi, thứ phạm trù thuộc loại ô vuông thép gai và lỗ tròn ổ khóa.

Trước mắt tôi không còn khoảng không trong suốt để nhìn thẳng nhìn rộng nhìn xa nhìn dài. Chỗ đứng của tôi không có cơ hội để nhìn gần nhìn sát nhìn sâu vào môi vào mắt vào châu thân.

Quê hương đã dành cho tôi, cho nhiều người khác chỗ đứng mới. Tôi muốn xứng đáng, quả thật xứng đáng với chỗ này tù đày rách rưới. Các em biết không?

11* Buổi sáng vẫn còn mùa đông thật cuối, thật sau cùng.

Ngọn gió heo may đã giảm bớt chất nồng vị buốt và mùa xuân khởi lên thật mong manh đâu đó. Các em xuất hiện ở cổng trường, tiếng cười đùa bay lên thật cao thật xa thật trong suốt. Tôi thấy mình đau nhói ở ngực ở tim ở linh hồn xác thịt. Niềm đau nào chợt đến thấm vào tôi như nước đi vào cát khô sa mạc, mà tha thiết mà nồng nàn mà nhức nhối mà ham mê. Tôi yêu các em biết chừng nào.

12* Quê hương chỉ còn có tuổi trẻ. Tuổi trẻ đang vỡ bờ nơi các em và hiện tại tương lai đang đưa các em vào nơi lâm nguy vô phương cứu chữa. Căn bệnh đã tràn lan khắp nơi với hàng trăm thứ vi trùng bên ngoài bên trong chia nhau đục khoét. Chúng tôi đã nỗ lực để tự cứu và thề sẽ đi đến cùng đường dù bằng tù đày xương máu.

Và tôi cũng đã viết một lá thư tỏ tình với nữ giáo sư Anh văn, phu nhân của giáo sư khoa trưởng. Khi ra tù đi học lại, giờ đầu tiên tôi trao cho nữ giáo sư của mình lá thư, trong đó có đoạn:

“Đối với tôi chị thật yếu đuối. Tôi muốn nâng đỡ thân hình mảnh mai trên bước đi xiêu đổ của chị. Tôi muốn gỡ cặp kính để hôn lên đôi mắt thông minh đầy trí tuệ. Tôi muốn uống nuốt trên môi chị những âm thanh ngọt ngào và lảnh lót như tiếng chim rừng buổi sớm. Đối với tôi, chị chỉ là một phụ nữ đáng yêu và đáng ngưỡng mộ. Lẽ nào tôi không được bày tỏ tình cảm của mình chỉ vì chị là giáo sư đứng trên bục giảng và tôi là một sinh viên.

Trong bóng đen tù ngục này, đêm nay hình ảnh chị ngời sáng như một vì sao sau song sắt, rọi vào tâm hồn tôi một chút ánh sáng xanh mờ huyền ảo làm tôi nhẹ lòng.”

Cuối năm học 1966-1967 tôi may mắn cũng được tốt nghiệp ra trường. Tôi chọn nhiệm sở là một tỉnh cao nguyên xa xôi, nơi tôi chỉ biết tên trên bản đồ vì lắng nghe “tiếng gọi nơi hoang dã”. Từ đó tôi ít khi về Huế.

*

Từ trường hợp Ngô Kha, soi rọi bản thân, đối chiếu bạn bè, tôi nghiệm ra thế hệ chúng tôi là một thế hệ dấn thân bi tráng.

Dĩ nhiên là khởi đi từ sự trong sáng và nhiệt tình tuổi trẻ trong một tình huống sục sôi. Tuổi trẻ không vì những lợi ích hẹp hòi gì cho riêng mình ngoài khát vọng thể hiện bản thân. Đây là tuổi trẻ có trí thức, có ý thức chứ không phải là những con thiêu thân mù quáng.

Lòng yêu nước là một tình cảm tự nhiên và được hun đúc qua những bài học lịch sử từ tấm bé, phải làm cái gì chứ không thể ngồi yên khi đất nước mỗi ngày rỉ máu, tan hoang vì bom đạn.

Tinh thần phản kháng, nổi loạn là đặc điểm chung của tuổi trẻ càng dễ được kích động lên trong bối cảnh xã hội có nhiều bất công, áp bức và niềm đau do cuộc chiến gây ra.

Đi cùng với lòng yêu nước là khát vọng hòa bình. Biết bao giấc mơ về một ngày mai quê im tiếng súng đã được vẽ nên trong thi ca, nhạc, họa của những người trẻ tuổi luôn đau đáu niềm đau chung của đất nước. “Mai có hòa bình”, bài thơ cuối cùng của Ngô Kha là một trong những tác phẩm đó của thi sĩ tài hoa, đầy hình tượng ẩn dụ và một tình cảm tha thiết:

Tin em trao về hồng như nụ chín

Mai có hòa bình khác thể yêu thương

Đường dù ngái đi rừng chen lớp lớp

Nhớ nhau thì về cho kịp trời thu

Trời có tơ đan nắng hanh vườn cũ

Áo thô bạc màu hẹn buổi vinh quy

Chim vỗ cánh bay theo đàn tình tự

Xứ mẹ con về góp hội trùng tu

Khát vọng hòa bình là phải chấm dứt chiến tranh. Cuộc chiến này mang tên gọi gì, do ai gây nên, ai đứng đằng sau, thế hệ này đương nhiên phải nghĩ đến. Nghĩ thế nào và nghĩ tới đâu còn tùy cá nhân nhưng vấn đề nổi bật nhất, gần gũi và trực tiếp nhất là sự can thiệp của người Mỹ vào chiến cuộc. Sự có mặt của nửa triệu lính Mỹ và đồng minh, các loại chiến xa, vũ khí, nhất là các loại máy bay chiến đấu trút xuống hàng vạn tấn bom đạn trên ruộng đồng và con người Việt Nam, mà mỗi ngày người dân có thể nhìn thấy và cảm nhận, đã làm dấy lên tinh thần chống Mỹ như một tình tự dân tộc đương nhiên.

Công bằng mà nói tất cả những điều trên có được cũng là nhờ một không gian tự do nhất định của xã hội Miền Nam thời đó, tự do suy tưởng và hành động trong một chừng mực để tuổi trẻ có thể bung phá thể hiện mình, trong những hoạt động mang đầy tính lãng mạn cách mạng. Nhưng không gian tự do này của một chế độ dân chủ sơ khai còn rất nhiều hạn chế và chưa phải là mẫu mực cho tuổi trẻ và dân tộc chấp nhận.

Tuy nhiên, tất cả đều nằm trong “gọng kềm lịch sử”. Không ai, thời kỳ nào thoát khỏi gọng kềm lịch sử. Nhưng thế hệ tuổi trẻ này đúng là gặp vô cùng khó khăn. Các lực lượng chính trị điều hành đất nước đã thành hình từ trước, cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt, các thế lực quốc tế chi phối mạnh mẽ. Những người trẻ tuổi không có gì cả ngoài tuổi trẻ và khát vọng của mình. Về sau này, với độ lùi và thực tiễn lịch sử tiếp diễn, nhiểu người phê phán tuổi trẻ dấn thân thời đó thiếu viễn kiến lịch sử. Nhưng ai có thể có viễn kiến chính xác, ngay cả những người lãnh đạo có quyền lực trong tay, trên phạm vi cả nước hay toàn thế giới?

Một đại học Huế, một thành phố Huế, một phong trào sinh viên học sinh tranh đấu nơi một địa phương, trong một giai đoạn, thật ra cũng rất nhỏ nhoi trong toàn cảnh cuộc chiến kinh hoàng trên khắp đất nước và cuộc tương tranh giữa các thế lực trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên trong tâm tưởng thế hệ dấn thân, đây vẫn là những ngày bão lửa  bi hùng cao cả và ý nghĩa dấn thân của thế hệ này lại có thể vượt thời gian đến tương lai khi đất nước luôn cần đến những trái tim trẻ trung nóng bỏng.

Sau và ngay trong thời kỳ dấn thân, thế hệ trẻ này đi theo nhiều hướng. Trở về học hành và cuộc sống đời thường, thành đạt hay thất bại tùy phận người. Một số gia nhập quân đội hay bộ máy hành chính Việt Nam Cộng Hòa, sau này đứng về phía chiến bại, khốn cùng trong các trại cải tạo hay ra được nước ngoài. Một số tham gia Mặt Trận Giải Phóng hay đảng Cộng Sản, đồng hành với chế độ mới.

Từ ngày ấy, bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, đất nước cũng gập ghềnh quanh co trên chặng đường gian khó đi tới tương lai. Những nhận định và phê phán về một thế hệ dấn thân vẫn còn nhiều khác biệt từ quan điểm của người nhìn nhận. Nhưng dù sao đi nữa, gác qua một bên những định kiến, hận thù và quan điểm chính trị, thế hệ dấn thân này vẫn thể hiện phẩm chất tinh hoa của tuổi trẻ trí thức Việt Nam, mà nếu được phát huy đúng đắn, những phẩm chất này sẽ làm nên đất nước.

Nếu Ngô Kha còn sống đến hôm nay anh sẽ nghĩ gì và làm gì? Anh đã “theo gió tang bồng”.  Hi vọng thế hệ sau và những người còn sót lại trong thế hệ anh sẽ tìm ra câu trả lời giả định cho anh và câu trả lời đích thực cho chính mình.

Đà Lạt, kỷ niệm 40 năm ngày mất của Ngô Kha, tháng 1/2013.

© Tiêu Dao Bảo Cự

© Đàn Chim Việt

74 Phản hồi cho “Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân”

  1. Nguyen Huu Du says:

    Trích: “Sau và ngay trong thời kỳ dấn thân, thế hệ trẻ này đi theo nhiều hướng. Trở về học hành và cuộc sống đời thường, thành đạt hay thất bại tùy phận người. Một số gia nhập quân đội hay bộ máy hành chính Việt Nam Cộng Hòa, sau này đứng về phía chiến bại, khốn cùng trong các trại cải tạo hay ra được nước ngoài. Một số tham gia Mặt Trận Giải Phóng hay đảng Cộng Sản, đồng hành với chế độ mới.” (Hết trích) Vậy ngay từ lúc đó, lẽ ra ông Tiêu Dao Bảo Cự phải nhận ra rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa tự do, nhân bản, tôn trọng mọi người dù người đó đã một thời chống lại chế độ. Giả thiết chuyện biểu tình chống đối xảy ra ở Bắc Việt Nam thì có mà ở tù mọt gông hay đày đoạ suốt đời chứ làm gì có chuyện “gia nhập quân đội hay bộ máy hành chính Việt Nam Cộng Hòa”.
    Phải không bà con.
    ND

  2. Trực Ngôn - Quỳnh Chi - Hội SV VN tại Mỹ - says:

    ĐCV đăng bài viết này nhân ngày kỷ niệm Truyền Thống Đấu Tranh của HS SV VN …là rất đúng !Trong những Người yêu nước của phong trào đấu tranh chống chế độ cũ ấy – Liệt Sỹ Ngô Kha là một tấm gương sáng . Chỉ tiếc rằng , ông đã hy sinh quá sớm . Kẻ thù hèn hạ , đã bí mật sát hại Ngô Kha .
    Cuộc đời đấu tranh của ông và bao người cách mạng khác , được Tổ Quốc và Nhân Dân ghi công , sẽ giúp thế hệ Trẻ VN chúng tôi thêm động lực để quyết học giỏi , tu chí tiếp bước sự nghiệp của Ông Cha – đưa Việt Nam phát triển !
    Cám ơn Tiêu Dao Bảo Cự ! Mong ông hãy cứ có những bài viết như vậy .

    • MẠNH says:

      Cái ngày kỹ niện truyền thống truyền chó gì đó của bọn mệnh danh SV mà mù lòa tri thức này, thì nên để bọn Tàu nó làm. Cái cuộc đấu tranh của nhũng kẻ háo danh, ngu xuẫn bị bọn Cộng Bắc gạt như gạt 1 đứa con nít lên 3 , mấy anh đần độn này hè nhau mà ĐÁNH THUÊ không công cho thằng Tàu. Tàn cuộc chiến, các anh NGU này được cho ngồi chơi xơi nước, chẳng được cái bổng lộc mẹ gì, lẻ ra phải biết xấu hỗ vì cái NGU của mình, lại còn be be cái mồm mà PR cho mình mới phát tội ! TDBC tuổi đã thập cổ lai hy, nên câm cái họng lại để giử 1 ít danh dự còn lại của mình.

  3. Thaophuong says:

    Ngu một lũ .. Sao mà o chịu mở mắt ra để xem ” con đường anh đi đó .. Đúng hay sai … ? “

  4. Lâm Vũ says:

    Thất bại của anh TDBC là nói chuyện về quá khứ nhiều quá. Không lợi lộc gì nữa cả! Hơn 15 năm trước khi ghe những cuộc phỏng vấn anh trên các đài tiếng Việt bên này, tôi đã cảm thấy rất là thoải mái và tin tưởng nơi anh và những bạn tranh đấu của anh từ cái thời 1963-66 rất nhiều. Sau đó đọc những cuốn như “Hành trình cuối Đông” tôi càng cảm phục, vì các anh là những người có thực sự lý tưởng, nhất là có thể làm gì cho đất nước bây giờ, không nhiều thì ít.

    Nhưng thời gian qua, bưóc sang thế kỷ 21, càng ngày càng cảm thấy các anh như đụng phải bức tường đá và bắt đầu đi thụt lùi. Bắt đầu quay lại với quá khứ, luẩn quẩn trong những vấn đề như “tình yêu nước”, “yêu dân tộc”, “người còn gái da vàng”, “mẹ Việt Nam đau khổ”… Thú thực, tôi cũng thuộc thế hệ chiến tranh VN, chỉ trẻ hơn anh dăm ba tuổi, mà còn cảm thấy nó vô nghĩa, huống chi những thế hệ 20, 30 bây giờ… Thử hỏi nó còn ích lợi gì cho tương lai đất nước? Ngược lại còn có thể làm cho bọn trẻ xùng máu lên, đặt câu hỏi: các anh trực tiếp hay gián tiếp đã tiếp tay với bọn cộng sản chiếm vùng đất miền Nam tương đối tự do, chắc chắn hiền lành, để ngày nay người Việt không có đất sống cho ra con người, vậy là các anh có trách nhiệm ít nhất là phải khấu đầu chịu tội với nhân dân, mà không phải chỉ nhân dân miền Nam mà thôi.

    Không thể viết dài hơn nữa, tôi xin tóm tắt lại. Ngay trong vị trí hiện tại của anh trong nước, tôi biết anh chẳng thể làm gì được nhiều trong lúc này. Nhưng anh vẫn có thể làm được vài điều có ích: đó là nói lên sự thật, rằng mình đã sai lầm, đã làm hại cho dân tộc. Nếu không thể viết lên báo cho cả nước đọc, thì anh cũng có thể nhờ đăng ở các trang web nước ngoài – như đang làm ở đây – và nhất là nói thẳng với những người bạn của anh, những người anh quen biết, chòm xóm láng giềng v.v. Không ai – ngoài đảng CS – vì thế mà hài tội anh, ngược lại sẽ hiểu anh hơn và tất cả sẽ trở thành bạn của nhau.

    Chỉ có xám hối và hành động mới vượt qua được quá khứ. Ngược lại nếu anh chỉ tìm cách giải thích cái “ngày xưa”, và trách cứ những người không hiểu anh thì sẽ chẳng đi tới đâu, ngay cả cho chính anh chứ đừng nói xa xôi tới đất nước.

    Và nhất là chỉ có sự thật trần truồng, sự thật trăm phần trăm, không hào nhoáng, che đậy, vẽ vời, lý tưởng hão mới giải phóng được dân tộc đã bị hỏa mù gần 70 năm.

    LV
    (Người đã nói chuyện với anh mấy năm trước tại một quán nước ở San José, bên ngoài cuộc họp HMDC và trước sau vẫn coi anh là.một người bạn và một người anh).

  5. Lê Anh Dũng says:

    “Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân ” … ngu ngốc.

    “Từ trường hợp Ngô Kha, soi rọi bản thân, đối chiếu bạn bè, tôi nghiệm ra thế hệ chúng tôi là một thế hệ dấn thân bi tráng” … và ngu ngốc.

    “Và tôi cũng đã viết một lá thư tỏ tình với nữ giáo sư Anh văn, phu nhân của giáo sư khoa trưởng”, ““Đối với tôi chị thật yếu đuối. Tôi muốn nâng đỡ thân hình mảnh mai trên bước đi xiêu đổ của chị. Tôi muốn gỡ cặp kính để hôn lên đôi mắt thông minh đầy trí tuệ. Tôi muốn uống nuốt trên môi chị những âm thanh ngọt ngào và lảnh lót như tiếng chim rừng buổi sớm”.

    Tôi cũng muốn nâng đỡ thân hình mảnh mai trên bước đi xiêu đổ của chị Tiêu Dao Bảo Cự. Tôi muốn gỡ cặp kính để hôn lên đôi mắt vô cùng đáng yêu, ngây thơ của chị Tiêu Dao Bảo Cự. Tôi muốn uống nuốt trên môi chị Tiêu Dao Bảo Cự những âm thanh ngọt ngào, và làm chị thốt lên những tiếng rên sung sướng (tôi chắc chắn sẽ làm được vậy vì tôi yêu chị chân thành). Tôi muốn được gần chị Tiêu Dao Bảo Cự trong vòng vài ba tháng sau khi được hân hạnh gặp anh chị ở nhà sách Tự Lực, Little Sài Gòn, Mỹ Quốc. Tôi vốn hơi nhát, nhưng nhờ anh tôi mới hiểu là khi mình muốn ước muốn gần gụi, âu yếm chị Tiêu Dao Bảo Cự thì cứ tự nhiên, thành thật bày tỏ.

    Khi nào anh chị có dịp quay trở lại Mỹ, tôi nhất định sẽ tỏ tình với chị, dù truớc mặt anh. Lê Anh Dũng ký tên ở đây.

    Cũng nhờ anh tôi dám sống thành thật và dám bạo dạn chua thêm chữ “ngu ngốc” sau những câu của anh, vì dù rất qúi mến anh, nhưng tôi thành thật nghĩ đó là “ngu ngốc”.

    Yêu chị và kính mến anh

    • Lâm Vũ says:

      Bạn LAD,
      Ý kiến của tôi viết gần như cùng lúc với bạn, và có lẽ cùng muốn nói điều giống nhau, nhưng tôi thích ý kiến của bạn hơn là ý kiến của tôi. Nhất là câu cuối thành thực… đến lạnh người!

      Phải chi mọi người Việt đều đối sử với nhau trong sự thẳng thắn như bạn…

      LV

  6. VIỆT says:

    À, cái đoàn SV quyết tử của ông có tham gia vào cuộc thảm sát Thanh Bồ – Đức Lợi cũng khí thế lắm.Nổi nét nhất là các ông diệt được 1 tên đảng viên đảng Cần Lao chỉ mới 10t. Lại còn mang cái xác của tên giặc Cần Lao này treo lơ lửng trên cành cây để răn đe dân Công giáo. Cả 1 đoàn người mệnh danh là trí thức và lại thấm nhuần tư tưởng Phật giáo sao lại đi làm 1 chuyện hèn và ô nhục như vầy ?
    Năm Mậu thân dân Huế bị CSBV thảm sát đập đầu, chôn sống cả 6.000 người thì ông quên đi cái dã man, mất tính người của họ. Có nghĩa là ông đồng lõa với tội ác đó. Chịu thua ông .

  7. LAN says:

    Người ta nói ” cọp chết để da, người chết để tiếng. ô. TDBC đây không phải là con cọp được, mà ông chỉ là còn ểnh ương đang phùng man, trương bụng như cái trống để rền rĩ : ” ểnh ương, ểnh ương” .
    Dân miền Nam thời 1966 mà ” gầy gò rách rưới, thân xác gầy trơ xương”. Qụa,Bây giờ tôi mới biết miền Nam có 1 thời khốn khổ như vậy dân rách rưới, trơ xương, kẻ có quần, người có áo ! Vậy khi biểu tình ông ở truồng ? 1 tấm hình của tên HPNT đi biểu tình , tôi thấy ai nấy bảnh chọe áo sơ mi, thắt Cra vat”, đâu là cái rách rưới, xương xẩu mà ông đang phẹc ở trên ? Như ô. TDBC viết thì từ 1966 mà dân đã rách, đói như thế thì đến năm 1975, dân miền Nam chỉ còn xương với da, kẻ đắp lá chuối che … hạ bộ, kẻ ở truồng, kẻ có quần, thì không áo, kẻ có áo thì không quần …. ! zậy mà khi giải phóng, tự nhiên sao xe hơi,honda chạy đầy đường, nhà nhà đều ti vi, tủ lạnh, mấy lạnh, máy giặt là sao ? Thôi rồi, cái bọn Mỹ Ngụy nó ra miền Bắc cướp những thứ đó về cho dân miền Nam sài ?phải không ô. TDBC ?
    Ông chống VNCH vì họ độc tài,kềm kẹp, vậy mà sao các ông được tự do trương biểu ngữ biểu tình khắp nơi, thậm chí các ông còn bắt Mỹ phải ” xin lỗi” , đe dọa sinh mạng người Mỹ,và chiếm cả đài phát thanh, ? Nếu họ ác, thì họ mang xe tăng ra chà các ông như ở Thiên An Môn, thì nay làm gì ông còn sống mà bốc phéc, dạy đời ?
    Người Mỹ ” đã để lại trên quê hương ta nhiều điều ô nhục” gì thưa ông ? nó cướp tấc đất nào chưa ? nó có ăn cướp đất đai của nông dân như CCRĐ,hay là ăn cướp đất của dân oan hiện nay ? Hay là cái chính thể VNCH đã mang Miền Nam thành Hòn ngọc viễn đông ? Dân nghèo và đói mà thời đó Hàn quốc, Sin, Mã, Thái v.v… đều thua ?
    Các ông thời 1966 là SV, tức trí thức mà chưa hiểu 1 cái gì là CS, vậy mà cũng nhận là trí thức sao ? Trong bài này ông viết với khí thế bừng bừng, đọc xong người ta liên tưởng đến các ông đang ra trận đánh giặc Tàu. Hởi ôi, các ông ngu muội lại làm tay sai cho bọn ĐÁNH THUÊ CSBV, làm tay sai cho thằng Tàu phù là sao ? Nói ra ông sẽ chỏ miệng : tôi không làm tay sai cho Tàu chứ gì ? vậy thì ông hãy nhìn cái huyện TAM SA, nó là cái tấm gương chiếu yêu để mọi người nhìn rõ cái bản chất của cuộc đấu tranh của các ông là gì !
    Sao lạ, có những đồng chí của ông như Trần Vàng Sao, Trương Như Tảng thì nhận thức được CSBV là bất lương,chỉ hại tiền đồ dân tộc, nên họ phản kháng, Trương Như Tảng bỏ sự nghiệp mà chạy lấy người, còn ông tới 2013 thì vẫn chưa mở mắt, vẫn giả đò chột, chưa biết xấu hỗ vì cái ngu của mình đã đưa đẩy VN vào vòng nô lệ.
    Bài viết nào của ông cũng bị chúng chửi là ông biết họ coi ông như 1 thứ phá hoại đất nước, vậy mà thỉnh thoảng trong bóng tối u mê ông lại ré lên dạy mọi người …yêu nước ? Một kẻ phản quốc lại đi dạy yêu nước ? Hiện nay dân QN đang khí thế diệt Tàu, dành lại những gì đã mất từ cái đảng CS thối tha, khác với cuộc đấu tranh của các ông thời đó là bằng mọi giá phải áp cái gông Bắc thuộc vào cổ nhân dân. Nó khác xa là vậy.

  8. Sở dĩ miền nam đã mất nhưng toàn thể dân tộc còn nhớ, còn thương vì miền nam có tự do hơn miền bắc, miền nam chấp nhận người VC đội lốt yếu nước để phơi bày cái xấu của Mỹ, Thiệu. Trái lại người tự nhận là yêu nước giành độc lập tự do cơm áo cho người dân, xấu xa gấp ngàn lần Mỹ Thiệu, nhưng không dám nhận cái xấu của mình, che dấu tội lỗi tày trời và cuối cùng đánh luôn người đồng chí của mình, từng nằm gai nếm mật, bỏ tù quy kết người đồng chí của mình là kẻ thù của dân tộc như trung tá Trần Anh Kim.

    Không thích Mỹ mà chạy theo đuôi đồng chí X ,rất đáng sỉ nhục. Ngô Kha lớn lên ở miền nam thân yêu, quê hương miền nam đã nuôi dưỡng Ngô Kha thành nhà giáo dạy công dân, Ngô Kha đâu biết miền bắc là gì, chỉ nhìn bằng con mắt viễn kiến, tưởng rằng chủ nghĩa xã hội là thiên đường, nên dấn thân vào con đường vô định. Thật ra con người Ngô Kha còn thơ dại, đem nhiệt huyết tuổi trẻ của mình tranh đấu cho một cái gì không có thật.

    Ngô Kha tranh đấu chống lại chính quyền Sài Gòn, nhưng chính quyền vẫn để Ngô Kha dạy học tuyên truyền chống chế độ, như thế chính quyền miền nam vẫn còn nhân đạo, vẫn vui tươi nhìn nhận cái sai, cái đúng của mình, không như chế độ hiện tại, nhờ vậy dù miền nam đã mất nhưng đâu có mất đâu, vẫn còn ăn sâu trong 90 triệu trái tim người Việt.

    Nhưng có một điều tôi tiếc là Liên Thành không để Ngô Kha sống sót sau ngày 30 tháng tư, để cho Ngô Kha thấy rằng miềm nam dù anh đã lên án, tiếp tay làm sụp đổ miền nam, vẫn là một mãnh đất thiêng liêng đáng sống. Giết con Người như Ngô Kha không cứu được miền nam, phải để Ngô Kha sống với chế độ VC để VC đày Ngô Kha như Trung Tá Trần Kim Anh, lúc đó người theo VC mới học một bài học đắt giá, hiểu thế nào là VC, ăn năn hối cải những tội lỗi của mình đã giết chết miền nam thân yêu của tổ quốc.

  9. Yen Pham says:

    Ông TDB Cự Viết về Ngô Kha hay về ông ta vậy?
    Các ông ấy đã dấn thân CHO CÁI GÌ THẾ?

  10. Vân Nam says:

    Ngô Kha có sống lại thì bất quá cũng bi bô như Tiêu Dao Bảo Cự là cùng chứ gì!

    Nói về tuổi trẻ “dấn thân” cuả mình và cuả một số “đồng chí”, TDBC biện bạch đủ kiểu nào là bất kể cuộc chiến thực chất là gì, do Ai gây nên, Ai đứng đằng sau.., anh ta chỉ nhìn thấy…Mỹ, nào là đất nước luôn cần đến những trái tim trẻ trung, nóng bỏng như mấy chả…!!!

    Sau khi bị “thực tiễn lịch sử” cho một bài học nên thân mà vẫn… chữa thẹn được thì cũng tài :”…nhiều người phê phán tuổi trẻ dấn thân thời đó thiếu viễn kiến lịch sử, nhưng ai có thể có viễn kiến chính xác..?”

    Sáng với “giặc ngoài” là Mỹ, nhưng mù với “thù trong” là CS thì đúng là tuổi trẻ tinh hoa, là trí thức với viễn kiến chính xác đấy !!!

    Bao nhiêu người tuổi trẻ “dấn thân” kiểu TDBC, họ đã đem lại lợi ích gì ?
    Và bao nhiêu người cầm súng bảo vệ miền Nam? (thật ra là bảo vệ chính họ và gia đình họ chứ chả cần phải lý tưởng này nọ, hay mục tiêu cao xa gì)

    Hãy tự hỏi giữa hai thành phần đó thì, đúng ra, những ai mới có quyền… cao giọng?

Leave a Reply to Lâm Vũ