WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân

Ngô Kha

Ngô Kha

Có lẽ nhiều người thích mấy câu thơ sau đây của Ngô Kha:

con đã đi bao năm

mẹ không rời ngưỡng cửa

và nay

gió cũng tang bồng

nhưng thi sĩ vẫn nằm yên trong nhà tù vĩnh cửu

Có cái gì lãng mạn, hào sảng và cũng bi tráng, chứa đựng nhiều ẩn ngữ và dự báo như chính cuộc đời anh: Nhà thơ tài hoa, nhà giáo nồng nhiệt, kẻ dấn thân tranh đấu hào hùng, chiến sĩ cho tự do, người làm cách mạng, bị tù đày, chết vì bị thủ tiêu khi còn trẻ và cuộc chiến đấu còn dở dang.

Tôi không quen Ngô Kha dù anh và tôi có thời gian cùng tham gia tranh đấu ở thành phố Huế trong giai đoạn 1963-1966. Tôi kém anh gần 10 tuổi, thời trung học không học ở Huế nên không là học trò hay đàn em của anh như một số bạn bè cùng lứa. Thời gian tranh đấu tôi chủ yếu hoạt động trong môi trường đại học. Tuy nhiên tính từ 1963-1975, có thể nói những người lứa tuổi 20, 30, là thầy trò, bạn bè, lứa trước lứa sau, đều cùng chung một thế hệ, thế hệ chiến tranh. Trong thế hệ đó, dù mất sớm, Ngô Kha nổi lên và tồn tại như một tượng đài bí ẩn.

Về thơ ca và cuộc đời của Ngô kha đã có nhiều bạn bè, những người gần gũi viết rất hay. Ở đây tôi muốn có một cách tiếp cận khác. Đó là từ cuộc đời Ngô Kha, tôi muốn soi rọi lại chính mình và bạn bè cùng thế hệ, những người đồng dáng, để giải mã một thời dấn thân mà cho đến hôm nay vẫn còn những nhìn nhận và đánh giá khác nhau.

*

Thời sinh viên, ngoài ảnh hưởng của sách vở, các giáo sư và bè bạn, những sự việc sau đây ảnh hưởng mạnh đến suy tưởng của tôi về thời kỳ mình đang sống.

Một hôm, cùng với nhiều người, tôi thấy một xác chết trôi dạt trên dòng sông Hương, tấp vào gần bến Thương Bạc. Đám đông xôn xao bàn tán, người bảo là xác Việt Cộng, kẻ bảo là dân thường và đưa ra những bình luận trái chiều. Tôi chỉ đau đớn thấy đó là một người Việt Nam, nạn nhân của cuộc chiến trên đất nước mình.

Nhóm sinh viên chúng tôi theo dõi và thán phục tinh thần làm việc của mấy anh chàng lính công binh Mỹ cởi trần lái xe ủi san mặt bằng để làm trường Đại Học Sư Phạm mới, nơi năm sau chúng tôi sẽ vào ngồi học. Cũng nhóm sinh viên đó đã vô cùng phẫn nộ khi một đám lính Mỹ đi hành quân về, ngồi trên xe Jeep lái bạt mạng, uống bia, la hét, ném lon vào người đi đường và làm một ông già đạp xích lô té chổng gọng. Riêng tôi, sau đó còn tình cờ chứng kiến một nhóm lính Mỹ tắm trần truồng trên dòng sông bên quốc lộ 1, làm khách đi xe đò phải xấu hổ quay mặt đi và tôi cảm thấy vô cùng nhục nhã.

Các cuộc tranh đấu mà tôi tham gia, đặc biệt cao trào Biến động Miền Trung năm 1966, sinh viên học sinh đã làm một số việc gây chấn động: Chiếm Đài Phát thanh Huế làm đài phát thanh tranh đấu; tham gia bắt cóc trung tướng Phạm Xuân Chiểu; giải tỏa kẽm gai ngăn lối trên đường Duy Tân, nơi có phái bộ MAAG của Mỹ đóng trụ sở; đốt Tòa Lãnh sự Mỹ; ra tuyên cáo không bảo đảm tính mạng cho người Mỹ nếu người Mỹ không đến xin lỗi vì một toán lính Mỹ đã xé khẩu hiệu “Yankee go home” do sinh viên căng trước khuôn viên trường đại học; thành lập các Đoàn Sinh Viên Quyết Tử đi chi viện cho phong trào các tỉnh bạn…

Tôi tham gia vào các biến động này với một nhiệt tình lửa cháy và sự lãng mạn lạ lùng.

Trong lời mở đầu phát cùng với nhạc hiệu bài Mẹ Việt Nam của Phạm Duy trước mỗi buổi phát thanh của Đài Phát thanh tranh đấu do tôi được phân công phụ trách, tôi viết:

Đây là tiếng nói của những người Việt Nam gầy gò rách rưới, sinh ra và lớn lên trong nhọc nhằn, trong chiến tranh, khốn khó, tự nhận lấy trách nhiệm làm chủ vận mệnh của lịch sử.

Đây là tiếng nói của những người sẵn sàng chiến đấu gian khổ, sẵn sàng đổ máu và hiến dâng thân xác gầy trơ xương để làm kẻ BIẾT SỐNG, DÁM CHẾT CHO DÂN TỘC VÀ TỰ DO.

Tiếng nói này phát khởi từ một vùng sôi động nhiệt tình, luôn luôn vang dậy lời gào thét cuồng phẫn đòi quyền sống làm người từ rất lâu trong quá khứ.

Tiếng nói này sẽ đi qua thành phố, làng mạc, qua rừng qua biển, đến tận mọi hang cùng ngõ hẻm để kêu gọi người Việt Nam cùng sống trên một mảnh đất xanh xao khô héo về dựng tương lai cho đất nước này.

Tiếng nói này là lời chung của người Việt Nam trọn lịch sử khát mơ sống thanh bình giữa đồng lúa xanh và câu hò giọng hát nhưng đã phải trả giá bằng tủi hổ nhục nhằn suốt nhiều thế kỷ.”

Có lẽ trên thế giới không có một đài phát thanh nào có lời mở đầu cuồng nộ và lãng mạn như thế.

Khi giải tỏa đường Duy Tân, tôi cầm máy ứng khẩu trên xe phóng thanh dẫn đầu đoàn biểu tình của sinh viên:

Chúng ta đang dẫm những bước đầu tiên trên con đường chúng ta đã khai mở. Người Mỹ đã để lại trên đất nước chúng ta nhiều dấu vết ô nhục. Tại sao chúng ta không có quyền đi trên những con đường xanh thơm của quê hương. Chúng ta làm chủ đất nước hay chỉ là những tên nô lệ. Chúng ta không thể mãi khom lưng cúi đầu trước những tên ngoại quốc tàn bạo giả dối. Chúng ta phải đứng lên chiến đấu giành lấy tự do cho dân tộc. Bây giờ, lần đầu tiên, chúng ta rửa được vết ô nhục. Đã hai năm rồi, chúng ta lạ lẫm sợ hãi con đường này. Chúng ta bắt buộc phải chấp nhận những vùng cấm địa của ngoại quốc trên đất nước chúng ta. Chúng ta đã sống trên một quê hương thuộc địa. Chúng ta đã bị chà đạp. Chúng ta đòi hỏi người Mỹ phải thay đổi thái độ. Người Mỹ đến đây với danh nghĩa đồng minh, người Mỹ phải đến như một người bạn với thiện ý thực lòng, không phải đến như một chủ nhân quỷ quyệt và tham lam. Chúng ta khai thông con đường này để bảo cho người Mỹ biết chúng ta công phẫn trước sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam  sâu xa của họ. Người Mỹ phải dừng lại trong những giới hạn thân hữu và thiện tâm. Với đường lối hiện tại người Mỹ sẽ trở thành kẻ thù của người Việt. Dù đất nước chúng ta nhược tiểu, chậm tiến, chúng ta đòi hỏi tương giao bằng hữu với bất cứ quốc gia nào cũng phải đặt căn bản trên bình đẳng. Bởi chúng ta tự trọng và tôn trọng con người. Bởi chúng ta yêu tự do và mong ước những kết giao nhân loại đẹp đẽ. Bất cứ hình thức thực dân ngụy trang nào chúng ta cũng nhận ra và thù ghét. Vấn đề của người Mỹ đối với chúng ta đã quá rõ ràng. Chúng ta đòi hỏi họ phải thay đổi tức khắc chính sách can thiệp. Chúng ta khai thông con đường này để cảnh cáo người Mỹ và bày tỏ quyết tâm của chúng ta.

Lúc Đoàn Sinh Viên Quyết Tử 3 vào Quảng Tín bị một tiểu đoàn lính Biệt chính bao vây trên đường phố, chúng tôi tay không đi diễn hành trước mũi súng, hát những bài ca yêu nước.Với tư cách Đoàn trưởng, tôi dùng loa nói với họ:

Thưa tất cả các bạn. Thưa toàn thể đồng bào. Chúng ta đều là người Việt Nam. Chúng ta đều là họ hàng anh em. Không có lý do nào và không ai có thể bắt chúng ta trở thành thù nghịch. Trước khi là tín đồ một tôn giáo, đảng viên một đảng phái, chúng ta, bất cứ ai, cũng phải là người Việt Nam trước đã. Bởi chúng ta có cùng một lịch sử, một quê hương, một giòng máu. Bởi chúng ta cùng sướng, cùng khổ, chia ngọt sẻ bùi qua bao nhiêu biến cố trong một thời gian dài lâu bền vững. Chúng ta có với nhau quá nhiều ràng buộc. Nhất là trong lúc này. Đất nước đang bị tàn phá hủy hoại trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Không ai trong chúng ta không lo âu hãi hùng  trước viễn tượng kinh hoàng sắp xẩy đến. Chúng ta phải chung lưng đấu cật để sống còn hay chúng ta chia rẽ nhau để tự sát. Chúng ta giết nhau nghĩa là chúng ta giết anh em bạn bè, bà con mình, nghĩa là chúng ta tự giết. Trong chúng ta đâu có ai nỡ làm như thế. Điều đó chắc chắn. Không ai nỡ lòng và không ai làm thế được.

Dĩ nhiên chúng ta có nhiều tiểu dị về chính kiến, về tôn giáo, về hoàn cảnh cá nhân, nhưng chúng ta có đại đồng. Bởi chúng ta yêu tự do, thù ghét nô lệ và áp bức, khao khát sống yên vui thanh bình nên chúng ta không vì tiểu dị mà xóa bỏ đại đồng. Tiểu dị là sông. Đại đồng là biển. Và sông nào cũng chảy về biển cả. Người Việt nào cũng là người Việt. Có người Việt nào không là người Việt không. Chúng ta phải xóa bỏ hận thù lầm lẫn để nắm tay nhau vui cười trò chuyện.

Lính hai bên đường vẫn im lặng đứng nhìn nhưng nét mặt họ đã dịu. Súng đã buông xuống hay khoác lên vai. Một vài người mệt mỏi ngả mình trên bực cửa. Vài người tựa bên thân cây cúi đầu. Có cái gì xao xuyến, dâng lên khắp nơi. Một tiếng thở e dè nào đó sau cánh cửa. Một cánh tay buông thõng, một bắp thịt căng thẳng duỗi dài. Không gian chùng xuống, loãng ra. Đoàn sinh viên vẫn đều bước. Họ quay lại đi lần thứ hai trên con phố chính. Họ hát bài ca của chính họ đặt ra:

” Tôi đi về Quảng Tín, qua bao ngày chinh chiến, người dân tôi đổ mồ hôi, xương máu rơi…, không hết lời.

Đường về làng tôi hư, đồng ruộng vườn tôi hoang, nói cùng tôi, ai ơi nói cùng tôi, tương lai còn có gì?

Gặp một người thân yêu. Gặp ngàn người thân yêu. Nói cùng tôi, ai ơi nói cùng tôi, ai ơi còn nhớ gì ?

Quảng Tín vùng lên, Quảng Tín vùng lên…”

Đoàn sinh viên mắt ngời sáng, hát say mê, bước đi say mê, trước mũi súng. Và mũi súng đã hạ xuống. Vì súng cầm trên tay, tay trên thân thể, thân thể có một con tim. Và con tim đã rung động bàng hoàng.

Năm 1967, sau khi phong trào tranh đấu bị đàn áp, tôi bị bắt giam hơn nửa năm cuối của đại học. Trong Trại Tạm Giam của Trung Tâm Thẩm Vấn, tôi nhìn qua cửa sổ, ngưỡng mộ một cách tuyệt vọng cô gái trẻ xinh đẹp mặc áo lụa vàng, dép quai nhung, tóc bay bay trong gió, hàng ngày đi làm cho một cơ quan Mỹ gần đó. Một thời gian sau tôi quyết định không dõi nhìn cô nữa vì trong tôi đã bắt đầu cháy lên ngọn lửa thiêu xiềng hủy xích. Tôi kết bạn với một du kích bị tù đã 3 năm, được trả tự do nhưng chưa được về vì địa phương không nhận. Anh nói: “Cần gì ai nhận. Cứ ra khỏi cánh cổng nhà tù là hổ đã về rừng”. Chúng tôi trò chuyện rất nhiều và khi chia tay vì anh bị chuyển đi nơi khác, tôi chỉ có nửa chiếc khăn mặt chia đôi với anh làm kỷ niệm và cảm giác sẽ là một chia ly vĩnh viễn hoặc bi kịch hơn, một lúc nào đó, chúng tôi đối diện nhau nơi một bìa rừng, hai bên đều cầm súng, đạn đã lên nòng.

Tôi viết bài thơ xuôi sau đây sau nhiều ngày nhìn thấy một trường học bên ngoài trại giam  qua khung cửa sổ bé tí có song sắt :

Đoản ca trại giam và trường học.

1* Các em đứng ở ngoài kia, áo xanh áo đỏ áo hồng. Trời cuối đông không mưa, gió heo may thoang thoảng chớm vị mùa xuân trở mình. Tôi đứng ở đây nhìn các em, qua một hàng rào song sắt, qua một tường thành mọc đầy thép gai rét ẩm, qua một ao hoa bèo hoa súng bùn lầy, đến con đường các em đang đứng. Tôi không nghe thấy gì nhưng tôi biết chắc các em nói chuyện vui đùa, chuyện học trò, chuyện tình yêu, chuyện người này kẻ khác.

2* Tôi nhìn thấy và nghĩ về các em một cách thật sôi nổi và lặng thinh. Chắc chắn các em không hay biết gì. Chắc chắn các em không hề nghĩ tưởng rằng tôi có mặt. Khoảng không gian ngăn cách tôi và các em có như một tình cờ vô nghĩa. Chỉ có sự xôn xao từ tôi khởi đi rồi mất hút trong vùng gió hắt hiu. Tôi thấy mình chôn chân và mọc rễ ở đây, sau hàng chấn song, và tầm mắt, tầm nghĩ tưởng vươn đi như một khát vọng. Áo và tóc của các em rung rinh uyển chuyển như áo và tóc cô bé tôi yêu, như áo và tóc bao nhiêu đứa bé gái khác đang đi trên đường phố. Tôi không được nhìn gần mặt nhưng tôi thấy rõ các em mắt sáng môi hồng, các em dáng thanh mai dịu hiền.

3* Sau lưng các em là ngôi trường học xinh xắn, gọn gàng, cửa sổ sơn xanh, bờ tường quét vôi trắng. Tôi không nghĩ đó là trường Đồng Khánh, Quốc Học, Bồ Đề, Nguyễn Du. Tôi chỉ nhận ra ngôi trường thấp thoáng sau hàng phượng vĩ xanh mầu lá thắm, nơi các em đang bình an trong tuổi thơ, nơi tôi đã bình an một tuổi thơ thuộc về quá khứ.

4* Các em đứng đó rồi các em vô tình bỏ đi khuất sau một dãy phố. Tôi chợt thấy ngơ ngác bàng hoàng. Tôi chợt thấy mất đi thật thảng thốt bóng dáng của một thương yêu hạnh phúc vô vàn. Ngôi trường vẫn lặng lẽ, con đường vẫn im trôi không lời không tiếng.

5* Người lính gác ra đứng tiểu ở bờ tường thép gai khi tôi vừa mất các em ở ngoài tầm mắt chới với. Tôi quay mặt vào bên trong, ánh sáng bóng tối nhập nhòa chập choạng. Mười mấy người ốm yếu xanh xao nằm ngồi lố nhố im hơi không cười không nói. Có phải chúng tôi vào đây để các em được vui đùa ca hát. Có phải chúng tôi la liệt ho hen trên sàn nhà ẩm ướt để các em được cắp sách bước chân chim sẻ đến trường.

6* Chung quanh các em, chung quanh chúng tôi , chung quanh chúng ta là biên giới rừng núi bãi cát thép gai sắt máu khói lửa, không như đường dấu cộng các em vẽ trên bản đồ. Quê hương không còn là bình nguyên xanh tươi, thành phố phồn hoa, cao nguyên hiền lành, sông ngòi quanh co trù phú. Quê hương đã mọc đầy loài dây leo mắt gai lởm chởm, quê hương là trận địa tàn sát đồng bào, quê hương là bar- restaurant xanh vàng đỏ tím.

7* Các em là người Việt, chúng tôi là người Việt. Các em ngây thơ vui đùa, chúng tôi tù đày cằn cỗi. Rất ít kẻ tự nguyện làm phân bón một cách khôn ngoan sáng suốt.

Tôi rời chấn song và viết những điều này bên cạnh mấy thùng nước tiểu bốc mùi khai      nồng nặc.

8* Mỗi sáng mỗi chiều tôi vẫn tiếp tục ra đứng ở cửa sổ vịn song sắt và không ngớt nghĩ tưởng về các em. Liên hệ giữa tôi và các em trở nên keo sơn thắm thiết khó lòng dứt bỏ. Tôi vẫn tự coi mình như một người anh dù thực sự tôi hơn các em không bao nhiêu tuổi. Tôi đã mất tuổi thơ, đã trưởng thành, đã trở nên già, nên cằn cỗi trên nhiều phương diện. Chỉ có nhiệt tình là vẫn còn nhưng thật trầm, thật thao thức.

9* Tôi vừa nhìn các em qua hình dây thép gai ô vuông méo mó dựng trên bức tường rêu mốc loang lỗ. Buổi sáng các em đi học về lẻ loi một vài người, mỗi bước chân các em di chuyển qua một ô vuông thép gai chiều ngang trong khi những ô vuông chiều dọc vẫn tiếp tục đan lên  các em thành đường hằn gai nhọn qua đầu qua thân qua ngực. Tôi nhìn các em như người thợ vẽ nhìn bức chân dung có gạch ô vuông để vẽ lại, nhưng ô vuông của tôi thì xô lệch gai nhọn rét rỉ, nhưng chân dung của các em thì hiền hòa, thì tuổi trẻ, thì bình an hiếm hoi của quê hương.

10* Tôi nhìn các em qua phạm trù của tôi, thứ phạm trù thuộc loại ô vuông thép gai và lỗ tròn ổ khóa.

Trước mắt tôi không còn khoảng không trong suốt để nhìn thẳng nhìn rộng nhìn xa nhìn dài. Chỗ đứng của tôi không có cơ hội để nhìn gần nhìn sát nhìn sâu vào môi vào mắt vào châu thân.

Quê hương đã dành cho tôi, cho nhiều người khác chỗ đứng mới. Tôi muốn xứng đáng, quả thật xứng đáng với chỗ này tù đày rách rưới. Các em biết không?

11* Buổi sáng vẫn còn mùa đông thật cuối, thật sau cùng.

Ngọn gió heo may đã giảm bớt chất nồng vị buốt và mùa xuân khởi lên thật mong manh đâu đó. Các em xuất hiện ở cổng trường, tiếng cười đùa bay lên thật cao thật xa thật trong suốt. Tôi thấy mình đau nhói ở ngực ở tim ở linh hồn xác thịt. Niềm đau nào chợt đến thấm vào tôi như nước đi vào cát khô sa mạc, mà tha thiết mà nồng nàn mà nhức nhối mà ham mê. Tôi yêu các em biết chừng nào.

12* Quê hương chỉ còn có tuổi trẻ. Tuổi trẻ đang vỡ bờ nơi các em và hiện tại tương lai đang đưa các em vào nơi lâm nguy vô phương cứu chữa. Căn bệnh đã tràn lan khắp nơi với hàng trăm thứ vi trùng bên ngoài bên trong chia nhau đục khoét. Chúng tôi đã nỗ lực để tự cứu và thề sẽ đi đến cùng đường dù bằng tù đày xương máu.

Và tôi cũng đã viết một lá thư tỏ tình với nữ giáo sư Anh văn, phu nhân của giáo sư khoa trưởng. Khi ra tù đi học lại, giờ đầu tiên tôi trao cho nữ giáo sư của mình lá thư, trong đó có đoạn:

“Đối với tôi chị thật yếu đuối. Tôi muốn nâng đỡ thân hình mảnh mai trên bước đi xiêu đổ của chị. Tôi muốn gỡ cặp kính để hôn lên đôi mắt thông minh đầy trí tuệ. Tôi muốn uống nuốt trên môi chị những âm thanh ngọt ngào và lảnh lót như tiếng chim rừng buổi sớm. Đối với tôi, chị chỉ là một phụ nữ đáng yêu và đáng ngưỡng mộ. Lẽ nào tôi không được bày tỏ tình cảm của mình chỉ vì chị là giáo sư đứng trên bục giảng và tôi là một sinh viên.

Trong bóng đen tù ngục này, đêm nay hình ảnh chị ngời sáng như một vì sao sau song sắt, rọi vào tâm hồn tôi một chút ánh sáng xanh mờ huyền ảo làm tôi nhẹ lòng.”

Cuối năm học 1966-1967 tôi may mắn cũng được tốt nghiệp ra trường. Tôi chọn nhiệm sở là một tỉnh cao nguyên xa xôi, nơi tôi chỉ biết tên trên bản đồ vì lắng nghe “tiếng gọi nơi hoang dã”. Từ đó tôi ít khi về Huế.

*

Từ trường hợp Ngô Kha, soi rọi bản thân, đối chiếu bạn bè, tôi nghiệm ra thế hệ chúng tôi là một thế hệ dấn thân bi tráng.

Dĩ nhiên là khởi đi từ sự trong sáng và nhiệt tình tuổi trẻ trong một tình huống sục sôi. Tuổi trẻ không vì những lợi ích hẹp hòi gì cho riêng mình ngoài khát vọng thể hiện bản thân. Đây là tuổi trẻ có trí thức, có ý thức chứ không phải là những con thiêu thân mù quáng.

Lòng yêu nước là một tình cảm tự nhiên và được hun đúc qua những bài học lịch sử từ tấm bé, phải làm cái gì chứ không thể ngồi yên khi đất nước mỗi ngày rỉ máu, tan hoang vì bom đạn.

Tinh thần phản kháng, nổi loạn là đặc điểm chung của tuổi trẻ càng dễ được kích động lên trong bối cảnh xã hội có nhiều bất công, áp bức và niềm đau do cuộc chiến gây ra.

Đi cùng với lòng yêu nước là khát vọng hòa bình. Biết bao giấc mơ về một ngày mai quê im tiếng súng đã được vẽ nên trong thi ca, nhạc, họa của những người trẻ tuổi luôn đau đáu niềm đau chung của đất nước. “Mai có hòa bình”, bài thơ cuối cùng của Ngô Kha là một trong những tác phẩm đó của thi sĩ tài hoa, đầy hình tượng ẩn dụ và một tình cảm tha thiết:

Tin em trao về hồng như nụ chín

Mai có hòa bình khác thể yêu thương

Đường dù ngái đi rừng chen lớp lớp

Nhớ nhau thì về cho kịp trời thu

Trời có tơ đan nắng hanh vườn cũ

Áo thô bạc màu hẹn buổi vinh quy

Chim vỗ cánh bay theo đàn tình tự

Xứ mẹ con về góp hội trùng tu

Khát vọng hòa bình là phải chấm dứt chiến tranh. Cuộc chiến này mang tên gọi gì, do ai gây nên, ai đứng đằng sau, thế hệ này đương nhiên phải nghĩ đến. Nghĩ thế nào và nghĩ tới đâu còn tùy cá nhân nhưng vấn đề nổi bật nhất, gần gũi và trực tiếp nhất là sự can thiệp của người Mỹ vào chiến cuộc. Sự có mặt của nửa triệu lính Mỹ và đồng minh, các loại chiến xa, vũ khí, nhất là các loại máy bay chiến đấu trút xuống hàng vạn tấn bom đạn trên ruộng đồng và con người Việt Nam, mà mỗi ngày người dân có thể nhìn thấy và cảm nhận, đã làm dấy lên tinh thần chống Mỹ như một tình tự dân tộc đương nhiên.

Công bằng mà nói tất cả những điều trên có được cũng là nhờ một không gian tự do nhất định của xã hội Miền Nam thời đó, tự do suy tưởng và hành động trong một chừng mực để tuổi trẻ có thể bung phá thể hiện mình, trong những hoạt động mang đầy tính lãng mạn cách mạng. Nhưng không gian tự do này của một chế độ dân chủ sơ khai còn rất nhiều hạn chế và chưa phải là mẫu mực cho tuổi trẻ và dân tộc chấp nhận.

Tuy nhiên, tất cả đều nằm trong “gọng kềm lịch sử”. Không ai, thời kỳ nào thoát khỏi gọng kềm lịch sử. Nhưng thế hệ tuổi trẻ này đúng là gặp vô cùng khó khăn. Các lực lượng chính trị điều hành đất nước đã thành hình từ trước, cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt, các thế lực quốc tế chi phối mạnh mẽ. Những người trẻ tuổi không có gì cả ngoài tuổi trẻ và khát vọng của mình. Về sau này, với độ lùi và thực tiễn lịch sử tiếp diễn, nhiểu người phê phán tuổi trẻ dấn thân thời đó thiếu viễn kiến lịch sử. Nhưng ai có thể có viễn kiến chính xác, ngay cả những người lãnh đạo có quyền lực trong tay, trên phạm vi cả nước hay toàn thế giới?

Một đại học Huế, một thành phố Huế, một phong trào sinh viên học sinh tranh đấu nơi một địa phương, trong một giai đoạn, thật ra cũng rất nhỏ nhoi trong toàn cảnh cuộc chiến kinh hoàng trên khắp đất nước và cuộc tương tranh giữa các thế lực trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên trong tâm tưởng thế hệ dấn thân, đây vẫn là những ngày bão lửa  bi hùng cao cả và ý nghĩa dấn thân của thế hệ này lại có thể vượt thời gian đến tương lai khi đất nước luôn cần đến những trái tim trẻ trung nóng bỏng.

Sau và ngay trong thời kỳ dấn thân, thế hệ trẻ này đi theo nhiều hướng. Trở về học hành và cuộc sống đời thường, thành đạt hay thất bại tùy phận người. Một số gia nhập quân đội hay bộ máy hành chính Việt Nam Cộng Hòa, sau này đứng về phía chiến bại, khốn cùng trong các trại cải tạo hay ra được nước ngoài. Một số tham gia Mặt Trận Giải Phóng hay đảng Cộng Sản, đồng hành với chế độ mới.

Từ ngày ấy, bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, đất nước cũng gập ghềnh quanh co trên chặng đường gian khó đi tới tương lai. Những nhận định và phê phán về một thế hệ dấn thân vẫn còn nhiều khác biệt từ quan điểm của người nhìn nhận. Nhưng dù sao đi nữa, gác qua một bên những định kiến, hận thù và quan điểm chính trị, thế hệ dấn thân này vẫn thể hiện phẩm chất tinh hoa của tuổi trẻ trí thức Việt Nam, mà nếu được phát huy đúng đắn, những phẩm chất này sẽ làm nên đất nước.

Nếu Ngô Kha còn sống đến hôm nay anh sẽ nghĩ gì và làm gì? Anh đã “theo gió tang bồng”.  Hi vọng thế hệ sau và những người còn sót lại trong thế hệ anh sẽ tìm ra câu trả lời giả định cho anh và câu trả lời đích thực cho chính mình.

Đà Lạt, kỷ niệm 40 năm ngày mất của Ngô Kha, tháng 1/2013.

© Tiêu Dao Bảo Cự

© Đàn Chim Việt

74 Phản hồi cho “Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân”

  1. BUILAN says:

    Tôi bắt gặp baì cuả TDBC từ lúc chưa có comment nào !
    Chừ quay lại thì đã có đến 23 phản hồi !!!

    Tôi cũng muốn lờ đi _ THA cho THẰNG ĐIÊN TDBC keỏ tội nghiệp ! 23 caí coms là 23 lời nguyền ruã, siã xoí ! viết thêm nữa thì ích gì ! Nhưng

    Lê Anh Dũng says:
    22/02/2013 at 05:29

    “Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân ” … ngu ngốc.

    “Từ trường hợp Ngô Kha, soi rọi bản thân, đối chiếu bạn bè, tôi nghiệm ra thế hệ chúng tôi là một thế hệ dấn thân bi tráng” … và ngu ngốc.
    “..TDBC…………..”

    _” Tôi cũng muốn nâng đỡ thân hình mảnh mai trên bước đi xiêu đổ của chị Tiêu Dao Bảo Cự. Tôi muốn gỡ cặp kính để hôn lên đôi mắt vô cùng đáng yêu, ngây thơ của chị Tiêu Dao Bảo Cự. Tôi muốn uống nuốt trên môi chị Tiêu Dao Bảo Cự những âm thanh ngọt ngào, và làm chị thốt lên những tiếng rên sung sướng (tôi chắc chắn sẽ làm được vậy vì tôi yêu chị chân thành). Tôi muốn được gần chị Tiêu Dao Bảo Cự trong vòng vài ba tháng sau khi được hân hạnh gặp anh chị ở nhà sách Tự Lực, Little Sài Gòn, Mỹ Quốc. Tôi vốn hơi nhát, nhưng nhờ anh tôi mới hiểu là khi mình muốn ước muốn gần gụi, âu yếm chị Tiêu Dao Bảo Cự thì cứ tự nhiên, thành thật bày tỏ.

    Khi nào anh chị có dịp quay trở lại Mỹ, tôi nhất định sẽ tỏ tình với chị, dù truớc mặt anh. Lê Anh Dũng ký tên ở đây.

    Cũng nhờ anh tôi dám sống thành thật và dám bạo dạn chua thêm chữ “ngu ngốc” sau những câu của anh, vì dù rất qúi mến anh, nhưng tôi thành thật nghĩ đó là “ngu ngốc”.

    Yêu chị và kính mến anh ”

    Ông LAD nầy thật là quỷ quái !
    Tôi từng có mặt trong bưả cơm THÂN MẬT tiễn đưa TDBC “hôì quy” sau chuyến MỸ DU _ cùng với đồng hương HUẾ- vài đồng nghiệp cuả TDBC như quý anh TKĐ, HNH………… Tôi không hề biết có CHỊ TDBC !
    _Ông LAD nghĩ sao nếu tôi cũng liều lĩnh bày tỏ như ông ???

    Tôi xin lỗi goị là “thằng điên TDBC” vì đọc bài viết nầy cuả anh, tôi thấy anh ta điên thật rôì
    “Tàn cuộc săn thì giết chó” Có thể đây là tiếng suã sau cùng cuả con chó săn trước khi hoá thân vào mẻ, riếng mơ, RỰA, MẬN, DỒI… Tôị nghiệp cho mi quá TDBC ơi !

    Sau cùng hình như TDBC bơm NK thay cho tự bơm mình !
    Có phaỉ là anh muốn trang điễm lại bằng “nước vỏ lưụ máu mào gà” caí bộ mặt già nua cuả con đĩ thập thành ! Tôi mĩm cười mượn câu CA DAO thuộc loại hè phố, gởi tăng ! ỨNG với bài viết
    -“Từ Ngô Kha, soi rọi và giải mã một thế hệ dấn thân”!!!! Mọng rằng đây là bài viết sau cùng cuả anh – Đừng có làm bận lòng bạn bè thêm nữa nhé TDBC

    ” Trước kia Hà Nội có thơ “Gia công gai quy, lộn cổ sơ mi, bơm ruột bút bi, vá ni lon rách”, bây giờ (Đa Lat) Sài Gòn cũng nổi tiếng không kém với “Nuôi lợn trên gác, phục hồi bu gi, gia công cán mì, tái chế dép xốp! ”Tự nâng bi” hi hihihi

    • Lâm Vũ says:

      Không mang vợ của anh TDBC vào đây thì hay hơn.

    • Lê Anh Dũng says:

      “_Ông LAD nghĩ sao nếu tôi cũng liều lĩnh bày tỏ như ông ???”

      Kính ông,
      Có 2 trường hợp: chung và riêng.

      1/ Chung: Tôi không nghĩ bày tỏ như tôi đã bày tỏ là thích hợp và tốt. Cứ thử tưởng tượng mình bày tỏ như vậy với cô giáo mình là vợ thầy mình, vợ bạn mình, vợ anh mình, vợ em mình … thì sẽ ra sao? (dù trong lòng mình có nghĩ như vậy). Chuyện “gỡ cặp kính để hôn lên đôi mắt…” cũng sẽ không dừng tại đó, sẽ còn hôn nhiều cái khác … còn nhiều gay cấn khác… Và thế giới này sẽ là một nồi cháo thịt khổng lồ. Ý thức tội lỗi, và sự kiêng tránh nói ra như những cái thắng đầu tiên làm cho cuộc sống ta an toàn hơn, và nói chung là làm cuộc đời này có thể sống được.

      2/Riêng: Có những người khác nguời. Lẽ công bằng là luật chơi thì không có double-standard. Ông Tiêu Dao Bảo Cự thuộc vào loại này. Cho nên dù kính mến ông nhưng khi yêu vợ ông thì tôi cứ bày tỏ thành thật, tự nhiên, không có gì e ngại. Điều tôi e ngại chỉ là làm cho chị BY, vợ ông TDBC cảm thấy tôi không tôn trọng chị. Tôi sẽ trình bày cho ông thấy tôi không đùa. Tình yêu của tôi cho BY là tổng hợp của con tim và lý trí, được bật đèn xanh bởi ông TDBC qua bài của ông.

      1/ Vào http://www.diendantheky.net/2011/02/tieu-dao-bao-cu-ky-41-mot-cuoc-gap-go.html: Trong link này, ông sẽ thấy cái poster có tựa “Chiến tranh và định mệnh”, là do chị BY thực hiện. Chị còn làm nhiều poster khác nữa. Chị là dân amateur, nhưng phẩm chất của các poster không thể nói là tệ, có thể nói chị yêu thích nghệ thuật.

      2/ Vào http://www.diendantheky.net/2011/02/gap-go-tren-at-my-xxxx.html: xem hình “Nhà ông Ngô Đình Chương (thứ hai từ phải qua) với vườn rộng có cây ăn trái” , chị BY rất xinh đẹp, yêu kiều có phải không? Chịu khó tìm thêm hình trên mạng, sẽ thấy BY dễ thương như thế nào. Gặp ở ngoài thì còn thấy cả một trời thơ mộng nữa…

      3/ Chị BY còn thuộc một gia đình tôi rất qúi mến. Chị là em của anh Phạm Ngọc Lân, một nguời đa tài, nghệ sĩ, có tâm hồn, có lý tưởng.. Anh Lân là trung uý dược sĩ quân y VNCH, giảng viên tại Dược Khoa Sài Gòn, trước 1975. Qua Pháp, anh học lại kỹ sư tin học, đang chuẩn bị tiến sĩ sử học rồi tạm bỏ dở để qua Mỹ sống chơi trên 10 năm. Anh yêu tiếng Việt là là cựu chủ nhiệm, chủ bút một tờ báo chính trị đứng đắn. Anh rất cẩn trọng trong khi viết tiếng Việt, luôn tra tự điển khi nghi ngờ (dù là ngươì Bắc tiếng Việ rất chuẩn). Anh chơi đủ nhạc cụ, guitar, piano, bầu, tranh, trống, nhạc trưởng. Anh không ôm đồm, loại “collectionneur des diplômes”, anh học nhiều thứ khác nhau vì đam mê học hỏi, và methodique.

      Tóm lại tôi không yêu sảng, nói tiều, mà tôi biết rõ gia thế, phong cách gia đình của chị BY. Có thể tìm vô số tube chơi guitar, hát …. của Phạm Ngọc Lân trên youtube, như:

      https://www.youtube.com/watch?v=geZpsLbQjlc
      https://www.youtube.com/watch?v=YqOdhIc9yJI.

      Ông có muốn “liều lĩnh bày tỏ” thì cứ tự nhiên, xin kính mời. Nhưng nếu ông xúc phạm chị BY, thì nhân danh tình yêu, tôi có thể xin ông tí huyết (“có thể” thôi, nhưng tôi cũng qúi mến ông. “Qúi mến” và “xin tí huyết” là 2 phạm trù độc lập, cũng như tôi yêu chị BY và vẫn kính mến anh TDBC vậy) .

      • Lê Anh Dũng says:

        Có thể so sánh 2 lời Việt bài Sérénade (Schubert) của Phạm Ngọc Lân và Phạm Duy dưới đây:

        Phạm Ngọc Lân https://www.youtube.com/watch?v=v9aOntepVTQ : PNL dịch cực sát (có thể nói là từng chữ) lời tiếng Pháp một cách tài hoa.

        Phạm Duy https://www.youtube.com/watch?v=n4iMTL8Deto

      • Lâm Vũ says:

        Tôi cũng thích lời (dịch lời Pháp) của anh PNL, anh LAD à. Nhưng tôi cũng đã mê lời (có lẽ cũng dịch nhưng “thoát”) của PD từ lâu lắm rồi: Chiều buông dần xuống đời… người tình tìm đến… người thấy run run trong chiều phai…

        Cho đến bây giờ mỗi lần nghe TT hát tôi vẫn thấy… run rẩy…

        TB. Đây là một bài thơ phổ nhạc, tiếng Đức là Ständchen (cũng có nghĩa là Serenata) Nghe tiếng không hiểu vẫn hay nhưng nghe tiếng Việt vẫn thích hơn, với điều kiện lời Việt hay :-o)

      • Builan says:

        DÙ gì thì cũng phaỉ viết đáp :
        “CHÂN THÀNH CẢM ƠM bạn Lê Anh Dũng ” _ Thế mơí thoả lòng !

        Tôi cũng phaỉ “tự khen” mình một phát cho thêm phần thú vị !
        Nếu mà tiếp tục LỜ caí anh TDBC như ý nghĩ ban đầu, thì làm gì thưởng thức thêm được những SAÚ caí LINK -
        _ Co thêm ngón ĐỜN vô củng điệu nghệ- tài hoa cuả “ông anh hụt” PHAM NGỌC LÂN !
        _ Thưỡng thức – Trình độ- tay nghề làm PPS cuả chị BY !
        _ Làm gì được nghe cái chuyện “thương trôm nhớ thầm” Thơ mông – hấp dẫn- đầy lãng mạn – từ một thuở một thời vàng son cuả cuả anh chàng “Thứa nước đục thả câu” – Khôn ngoan khéo léo !

        Dù có bị ông <Lâm Vũ thưởng cho mợt lời “mắng” rất ngọt ngào ,tôi vẫn thấy vui vẻ , thành tâm đón nhận – Tự hoá giaĩ cười thầm -bán cái .._ “mắng LAD chứ đâu phaỉ mắng mình” !!! khakhakha

        Caí tôi là tại tôi lười một cách tế nhị kín đáo _ không dẫn mấy câu chữ “bố láo” cuả ông chuyên gia “Ăn mày dĩ vãng” (hình như là chữ cuả NH !)

        Lần nầy thì xin dẫn để bào chưả _ Cho rõ đây là nguyên nhân cuả mọi nguyên nhân

        “Tờ Phụ Nữ Cali mấy năm trước có đăng một số trích đoạn trong tác phẩm “Mảnh trời xanh…” và một hồi ký của tôi về thời sinh viên. Hồi ký này tôi gởi cho Kỷ yếu Đại Học Sư Phạm Huế nhưng không được chọn đăng, có lẽ do không hợp với tính chất “mô phạm” của ấn phẩm này, dù tôi đã từng là chủ tịch Ban Đại Diện Sinh Viên ĐHSP. Trong hồi ký, tôi có nhắc đến việc tôi tỏ tình với một nữ giáo sư Anh văn ở Đại Học Văn Khoa lúc tôi học thêm các chứng chỉ bên Văn Khoa. Nữ giáo sư của tôi là một phụ nữ trí thức xinh đẹp, mảnh mai, thanh lịch, tốt nghiệp ở nước ngoài và nói tiếng Anh lảnh lót như tiếng chim rừng. Năm đó là năm cuối ở đại học và tôi bị tù hơn nửa niên khóa. Khi ra tù đi học lại, ngay trong giờ học đầu tiên, tôi “trình” lên giáo sư một bức thư tình. Tôi viết lá thư này khi nằm trên sàn nhà ẩm ướt lạnh cắt thịt của trại giam mùa đông xứ Huế, tôi không ngủ được và mơ về những giấc mơ hư ảo với những ước muốn điên rồ để thoát ra khỏi thực tại khốn cùng. Bà chăm chú đọc xong thư, không nói gì, chỉ nhìn tôi một lúc lâu sau cặp kính cận thị màu xanh nhạt với vẻ dò hỏi và một chút xúc động rồi lặng lẽ cất lá thư vào trong cuốn sách. May mà tôi không rớt chứng chỉ này, lại còn đỗ thứ hạng khá cao. Nữ giáo sư Anh văn của tôi là phu nhân của giáo sư khoa trưởng. Ôi, một thời tuổi trẻ ngang tàng và lãng mạn.” TDBC

        KHOE thế mà cũng dám KHOE !!
        Đúng là BỐ LÁO ! Thiên hạ mắng cho là đáng đời !

        “Tiếc thay cây quế giữã rừng
        Để cho VC nằm vùng nó leo “

    • Lê Anh Dũng says:

      Anh Builan thân mến,

      Tặng chúng ta bài Tình hoài hương của Phạm Duy, PNL hát
      https://www.youtube.com/watch?v=qEEcmDKj1mY

      Nhiều lúc ngẫm nghĩ, chỉ có cách “thương nhau chín bỏ làm mười” thì mới giải oan dân tộc, dắt nhau ra khỏi cái mối bòng bong, cái nồi canh hẹ này được; như vua Trần ngày xưa, lôi các tài liệu về người đã cộng tác với giặc đốt sạch, để yên lòng người. Cái đích tới là “yêu quê hương”, nên xì-nẹc thì la lên “giải tức”, (cũng như “giải thuỷ”, chữ của Kiệt Tấn chỉ động từ “pi-pi”), bày tỏ, chứ không bám vào nỗi tức giận.

      Cuộc đời này vốn tịch tà kiếm phổ, cà chớn, jazzy, blue như tiếng hát Bích Chiêu, không nghiêm túc như ý tác gỉa soạn ban đầu.
      https://www.youtube.com/watch?v=WZuywvgVtBs&NR=1&feature=endscreen

      Ông Phạm Duy tới nay như thế nào thì đã hiển lộ, khi ông về VN, tuyên bố nhố nhăng. Mời anh đọc lại một bài cũ của tôi về Phạm Duy. Tôi có xì-nẹc nhưng vẫn ghi ơn và trân trọng ông
      http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=4665&rb=0206

      Tôi có dịp làm việc với người Do Thái, họ cãi nhau ra trò, nhưng tôi chưa thấy họ thù, giận nhau. Tôi muốn bắt chước họ, cãi nhau cẩn thận, nhưng luôn tự nhắc “đây là anh em ta”.

      • Builan says:

        Chân thành CẢM ƠN – Những người có lòng với nhau !
        Có chung một tần số rung đông !

        _ Mời quý bà con bắn vào LINK , bạn LAD đã có lòng “Tặng chúng ta”

        _ Tôi đạc biệt CHÀO CẢM PHỤC TÀI HOA anh em nhà NẪU !

        @ Xin mượn lời ” Bốn phương tám hướng ”
        - Cuí chào anh Lân & em gái cuả anh- BY

        • loc nguyen phuoc
        • Saigon, 01-02-2012
        Cam on Anh Lan da hat cho em nghe bai nhac rat hay. Hang ngay em van cau nguyen va chuc phuoc cho Anh.

        @Phạm Ngọc Lân Cám ơn bạn israelnploc nhiều.

        _ Dao trandzung
        Sao ma anh Lan co dong rom dep the ,o VN bay gio kho co dong rom lam do

        @Phạm Ngọc Lân
        Ồ, đống rơm đúng là đẹp thật, và có lẽ chỉ còn “trong tranh” thôi ! Đống rơm này ở đâu ra, phải hỏi tác giả của slideshow là Bạch Yến mới có câu trả lời được !

        _ jechsust
        Bác Lân đàn và hát tài hoa thì khỏi nói rồi. Cả bác “BY” chọn và trình bày hình ảnh cũng “quá đã” luôn! Cám ơn các bác! Xem clip này trong bầu khí những ngày đón Tết, nhớ sao là nhớ, quê hương xa vạn dặm…
        Có bạn trong nước trêu em: “Buồn nhớ quê hương cũng là một cái thú thôi phải không? Thú đau thương!”.
        Nói làm sao nhỉ? Có lẽ chỉ ở thân phận tha hương mới thấm thía hết cái câu “Nước mắt xuôi về miền quê lai láng… Xa quê hương! Yêu quê hương!”…

        @Phạm Ngọc Lân
        Phải rồi, có tha hương mới thấm thía, như cháu nói.
        Cám ơn cháu đã khen hai anh em (Bạch Yến là cô em gái của bác).
        ________________________________________
        _ Dao trandzung
        Anh lân ơi ,cõ lẽ anh phải giới thiệu Dvới cô để hỏi đống rơm chứ ,.Không biết BẠCH YẾN có sẵn lòng không nhỉ ?
        Cám ơn bienhet66 nói lên nỗi niềm yêu quê hương khi nghe bài hát bất hủ này.

        _ bienhat66
        Cảm ơn nhé con người tài hoa Phạm Ngoc Lân!

        _ bienhat66
        Quê hương tôi có con sông xinh xắn…có con đê dài ngây ngất…có lửa bếp nồng ấm khói lam chiều…có vòm tre non thấp thoáng bóng đàn trâu già…và còn có cả cô hàng xóm mộc mạc với nụ cười dễ mến…Nhưng trong sâu thẳm, quê hương luôn là bóng Mẹ già rất đỗi yêu thương luôn dõi theo bóng ta đi! Giọng ca của anh đưa người nghe đi từ day dứt, khắc khoải của những năm tháng tuổi thơ…và bây giờ, khi con đường thời gian đang dần ngắn lại, sự nuối tiếc để ta cảm thấy yêu quê hương biết bao!!!

        More ..

    • Lâm Vũ says:

      @Lê Anh Dũng
      Kể ra bác LAD cũng là một người… lạ (khác thường)! Thâm thúy mà bộc trực. Khéo léo nhưng vẫn thẳng thắn, Dễ nổi giận nhưng lại luôn luôn tha thứ. Đó là tính mà tôi thích. Có mâu thuẫn mới chính là con người… toàn hảo!

      @Bác Builan
      Tôi tôi nào dám mắng bác! Sở dĩ tôi nói trống không “Không nên mang vợ của anh TDBC vào đây…” chỉ là để ngăn ngừa người khác bắt chước (bác LAD) làm chuyện đó. Tôi cũng không hề ám chỉ bác LAD, quả tình tôi đả khen cách phản biện của bác ấy trong ý kiến đầu rồi.

      Kính

  2. Võ Đình Tuyết says:

    Không ít thì nhiều,chính tuổi trẻ Miền Nam trước năm 1975 lợi dụng một phần tự do và nhân bản của thế giới trong chiến tranh thời VNCH.Đã xóa đi một phần hồi sinh của dân tộc.Đã rước một chủ nghĩa ảo tưởng và cực kì đen tối cộng sản vào quê hương và…tưởng như mình đã làm cách mạng trong ngây thơ lãng mạn.Thật ra: chính họ là kẻ ngu dốt,và …chính họ là những kẻ phá nát nền cơ bản tự do phôi thai thành hình tại miền nam Việt Nam. Nhóm Hoàng phủ Ngọc Tường tại Huế.Nhóm Huỳnh Tấm Mẫm Sài Gòn và mặt trận giải phóng miền nam.Chính họ là kẻ rước voi về dậm mả Cha Ông.Không ai không biết những hợm hỉnh đôi khi thái quá của lính Mỹ,những người lính viễn chinh xa quê nhà của họ.Người Mỹ họ có tiền họ có thể mua tất cả từ Tổng Thống cho đền Tướng Tá,nhưng họ cũng biết sợ lòng dân nếu chúng ta yêu nước thật sự.Tất cả những người yêu nước sẽ giữ được dân tộc của họ,ngoại trừ những người cộng sản quốc tế. Những sinh viên xuống đường,những người lợi dụng tôn giáo xuống đường,những chính trị gia và trí thức nửa mùa xuống đường. Họ dược quyền xuống đường để quấy phá miền Nam trước năm 1975 và họ được gì khi cộng sản thôn tính miền Nam tự do? Vâng! họ được ngồi chơi xơi nước và …ngậm ngùi cho một thời đã qua và đang nhìn cho một tương lai
    được chính quyền hiện tại đạp lên mọi qui ước làm người,đạp lên mọi ước nguyện toàn dân,cày xéo lên niềm đau thương mất biển mất đảo do bọn tiếm quyền phương bắc.Họ ngồi yên và vo ve những nỗi buồn tàn phai nuối tiếc của một thời đã qua.Chính những người Miền Nam phía trên là những: tội đồ dân tộc.
    Thời tuổi trẻ, thời chiến tranh, ( Đại bác đêm đêm dội về thành phố…Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe) tôi cũng đã từng lang thang trong thành phố Huế,lang thang ở Sài Gòn và lang thang quê tôi,Đà Nẵng.Tôi đã đọc Nguyên Sa,Mường Mán,Đinh Tuyến Luyện, Võ Phiến,Mai Thảo,Thanh Tâm Tuyền,Duyên Anh Trời ơi! sao tôi nhìn thấy biết bao là thơ mộng của một thời tôi đã đi qua.Tôi đã hưởng những lựu đạn cay,đã chạy…và cũng đã làm.. lính.Tôi yêu biết bao thời của tôi trong tư do…trừ những người quây phá phía trên.
    Bây giờ…cũng chẳng còn gì để nói.

  3. Ông T.D B.C
    Tôi sẽ vinh danh ông “nếu” bây giờ ông dám viết lời ca ngợi nhưng người như Việt Khang ,gia đình họ Hùynh Điếu Cầy…..Đem tinh thần “Ngô Kha”ra lãnh đạo những người trẻ chống độc tài ,tham nhũng…Những gì các ông đã làm thời “Mỹ Ngụy” lúc đó có tự do thì có gì đáng nói….Còn không tôi khuyên ông hãy im lặng nói nhiều chỉ bị chửi mà thôi…Đừng để “Nông Dân”này coi ông là “Trí thức không bằng cục cứt”.Miền Bắc họ còn bón rau muống ,chứ tôi không dám bón cho vườn của tôi !

  4. Hùng Vương - Đất Việt says:

    Nếu con cháu Ngô Quyền đã ghê tởm anh em độc tài Diệm Nhu bao nhiêu , thì lại càng thương tiếc và tự hào bấy nhiêu về thế hệ Ngô Kha , Trịnh Công Sơn , Nguyễn Thái Bình và những trí thức trẻ đã hy sinh cho Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam !

    Chỉ những kẻ việt gian lạc loài , luôn ” trí ngủ ” và hận thù , CCCĐ …mới không nhận ra được điều đó mà thôi !

    • VIỆT says:

      Thương tiếc tên Ngô Kha, TCS v.v… thì thằng Tàu Cộng là người thương tiếc nhất. Nếu không có các vị yêu … Hán tộc đây thì làm rì có cái huyện Tam Sa phải không ô. Hùng Vương – Đất Hán ? E rằng khi ổn định Tam Sa, thì bọn Tàu nó sẽ làm tượng Ngô Kha, TCS, HPNT trên huyện Tam Sa để tưởng nhớ và tôn vinh .

    • Lê Mai - Hoàng Quân - Hội SV VN tại Hoa Kỳ - says:

      Bạn HÙNG VƯƠNG – ĐẤT VIỆT nói chí phải ! Cùng mang họ Ngô , nhưng Diệm Nhu là kẻ độc tài tàn ác bị lên án đã phải chết thảm . Còn Liệt Sỹ trí thức NGÔ KHA luôn được Vinh Danh !

      • HẢI says:

        Ai vinh danh ? nếu không có cái bài của ô. TDBC bốc nỗ , thì tôi chả biết ô. Lê Kha là ai mà vinh danh. Nếu Lê Kha còn sống, thì cũng bị CS vứt vào sọt rác, chả có giá trị gì. Tựa như ô. TDBC vậy. Nếu ô. Ngô Kha còn lương tâm như ô. Trần Vàng Sao, thì sẽ bị chúng vùi dập cả đời. Thà khôn như ô.Trương Như Tảng biết rằng vì ngu mà bị CS gạt, bỏ tất cả để thoát thân,xem là hay nhất.
        Mang 1 tên vô danh bị CS giựt dây làm con rối chính trị ra so sánh với 1 con người như TT. NĐD ? đúng là phường vô lễ !

      • TovanLai says:

        Phải đổi lại là Hội Sinh Viên Việt cộng, chứ không thể dùng là Hội Sinh Viên Việt Nam được. Người Sinh Viên Việt Nam không thể ngu và ác như Việt cộng. Người Việt Nam tự do không có dùng chữ liệt sĩ đồng chí nhớ đấy. Bố láo.

  5. Quan Nguyen says:

    Sự hiêủ biêt́ về Cong San cuả mâý anh không băng̀ môṭ thăng̀ bé trăn trâu. Xin đổi chữ “Lang̃ mạn” thành chữ “Ngây thơ” thi` đunǵ hơn. Ăn cơm Quôć Gia mà thờ ma Cong Sản

  6. NGUYEN AN says:

    Nhân có bài Cậu Bảy phản biện Tiêu dao Bảo Cự:

    http://www.facebook.com/Caubay/posts/258414974293596

    Qua đây, cho biết 1 vài tin về “Đoàn Sinh Viên quyết tử Huế” do Hoàng văn Giàu lập (tin tức thâu lượm từ Link của anh NVH(tạm viết tắt).
    Anh NVH là người lo kỹ thuật cho trang Giao Điểm trước đây(1 phật tử thuần thành, có về thăm Thích trí Quang cách đây 6,7 năm).
    Nhưng khi rõ, những người chủ trương Giao Điểm (Hoàng văn Giàu, Trần chung Ngọc, … ) là cánh tay nối dài của tình báo VC hải ngoại, thì anh tách ra không còn hợp tác …
    Hoàng văn Giàu là cán bộ chìm, nguy hiểm nhất (hiện đang sống đời “thực vật” tại Úc).
    HVGiàu là đàn anh, đại ca của Hoàng phủ ngọc Tường, Nguyễn đắc Xuân, Tiêu dao bảo Cự, …
    Và mới đây LS “còi hụ” Nguyễn hữu Liêm phải lạy như tế HVGiàu vì SỢ Giàu!
    GIÀU thành lập 3 đoàn quyết tử (các người mà TDBCự kễ tên, thì chỉ là bình phong).
    Trong 3 đoàn đó, 1 đoàn thì toàn là VC nằm vùng do Nguyễn Đắc Xuân lãnh đạo.
    2 đoàn còn lại thì ít VC hơn (vì không đủ người!). Nhưng lãnh đạo vẫn là VC nằm vùng hay thân cộng.
    (1 đoàn không nhớ rõ ai là lãnh đạo. Đoàn còn lại là TDB
    Cự cầm đầu (dùng bình phong sinh viên để hoạt động cho VC) )
    @ HVGiàu không dám vào Mỹ (dù tướng Haig, cố vấn an ninh TT Mỹ cuối cùng cho phép vào), sang Úc.
    *GIÀU làm việc theo lệnh của Tướng tình báo Lê hữu Thúy
    (nằm vùng trong cơ quan an ninh Đỗ Mậu), xây dựng lại hệ thống tình báo Hải Ngoại, sau khi Đinh bá Thi bị tác giả
    ” Ngàn giọt lệ rơi” đánh sập tan nát hê thống với vụ “Trương đình Hùng”.
    * GIÀU móc nối với ĐỖ MẬU khai pháo ” VN MÁU LỮA QUÊ HƯƠNG TÔI”.
    Móc nối 1 số sư, cao tăng trước 1975 đang ở Hải Ngoại để hoạt động trở lại.
    Dùng bình phong Phật Giáo để ra đời GIAO ĐIỂM (phun nọc) với Trần chung Ngọc giữ vai trò tiền phương. …
    Và 1 số hoạt động đánh phá khác …
    @ Cho nên TDBCự dù là loại cắc ké nhưng cũng phải cảnh giác!
    TDBCự thường “NỖ” rất lớn! Xưng là kẽ “CHỊU CHƠI” nhưng luôn là “KẼ CHƠI CHỊU” ! …

  7. Ban Mai says:

    Ông Ngô Kha đã chết, hãy để cho ông ấy nằm yên trong đất. Lôi NK ra “tưởng niệm” hóa ra lại nhắc để người ta xỉa xói, vì hậu quả bất nhân của CSVN! Liệu NK còn sống có khác hơn anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan/Tường hay “Huế học” Nguyễn Đắc Xuân trong vụ Tết Mậu Thân?

    “Ôn cố” là để “tri tân”, thử hỏi ông TDBC đang “tri” cái gì? Mấy chữ ông tô đậm “biết sống, dám chết cho dân tộc và tự do” sao bây giờ ông không thực hiện?

    Những ai đã bị con virus CS chui vô máu bỗng chốc họ trở thành bất nhân! Thử so sánh bè bạn CS của ông với số người tị nạn CS: Ai đã ban cho ông bà một chuyến du lịch khắp nước Mỹ mà một người tị nạn dù có ước mơ cũng hiếm khi thực hiện được?

    Bản chất CS là lỳ lợm, bất chấp cho nên ông cứ lải nhải “ôn cố” mà chẳng làm gì “tri tân”! Hãy hành động cụ thể như thời ông “quyết tử” trước kia! Được như thế mới chứng tỏ ông có tâm huyết với quê hương! Còn không, thì nên yên phận, chứ lải nhải kiểu nầy chỉ gây phản cảm và bị ném đá, rồi lại oai oái kêu “hòa giải, hòa hợp”!

  8. Khang Bui says:

    Đến giờ này mà ông Bảo Cự còn bào chửa mơ mộng thời xa xưa ngu xuẩn của mình. Cũng may cho ông là VNCH quá nhân đạo cho ông tốt nghiệp ra trường.

    • Diễn Đàn - says:

      Nhưng vẫn còn hơn ông Tín họ Bùi nhà Khang kia , đang phải vất vưởng nơi xó người đấy thôi !

      • Khang Bui says:

        Xin cám ơn ông DIễn đàn đã chiếu cố trả lời cho ý kiến của tôi. Thì ra mình là hàng xóm láng giềng do ông biết rõ tôi đang ở đâu. Bữa nào đem mấy lon bia qua anh em mình nhậu nơi xó người cho vui

  9. Kẻ lang thang says:

    Thời thế đã thay đổi , một Thiên đường mù loà CS tuột dốc , không có nghĩa VN đang đối diện với cái giãy chết của CS , để tóm lấy xã hội tự do và dân chủ . Nhiều người đang đặt hy vọng vào một cuộc cách mạng Hoa lài , một thế hệ tuổi trẻ mới dấn thân !

    Nếu nói CNXH là hoang tưởng , thì hy vọng có một cuộc cách mạng nổi lên tại VN hiện nay để lật đổ chế độ CSVN cũng là một hoang tưởng khác .

    Ngô Kha , TDBC dấn thân chống Mỹ vì hoang tưởng mình được làm cách mạng dân tộc , hoang tưởng vì không nhận thức được cái khả năng của bản thân , chỉ biết chạy theo cái tự hào cá nhân . Nó hoang tưởng chẳng khác chi người Thanh niên miền Bắc uống phải viên thuốc ngủ bọc đường CS , kiêu ngạo bản thân đi Giải phóng MN .

    Cả hai thành phần trên khi bị vắt cạn sức lực , mới ngộ ra mình sống trong mộng . Nó chẳng khác chi người VNCH hôm nay trách cứ người Mỹ đã bỏ rơi với lời Hứa đồng Minh .

    Người VN chúng ta đã uống những viên thuốc ngủ bọc đường , chúng ta bị ảo giác tạo nên hoang tưởng về chiến tranh bảo vệ tổ Quốc , chiến tranh giải phóng dân tộc , ngưng bắn , Hoà Bình , thống nhất , XHCN …..vv …..

    Trong hoang tưởng chúng ta đã tương tàn , trong ngưng chiến chúng ta vẫn tiếp tục cào cấu . Để cuối cùng trong Hoà Bình thông nhất một dân tộc trở thành nô lệ cho một chủ nghĩa xã hội hoang tưởng , nô lệ cho một giai cấp lãnh đạo Đảng CS VN hoang tưởng với đầu óc đầy ảo giác .

    Người VN đứng trước cuộc chiến 54-75 giờ đây nên biết hổ thẹn , có hổ thẹn mới nhận ra được cái bạc nhược về thân phân của mình trong cuộc chiến tương tàn này . Biết hổ thẹn may ra mới đoàn kết , mới nhả ra viên thuốc CS bọc đường còn sót lại . Nếu không cả một dân tộc sẽ bị đột tử trong ảo giác Anh hùng .

  10. peterpham says:

    Các ông, thế hệ đàn anh của thế hệ tôi, dù sao cũng đã được một thời tương đối để tự do biểu tình, tụ họp, nói lên chính kiến của mình, ngay cả là trốn lính, chống Mỹ…Rõ ràng các ông bị cộng sản giựt giây cách tinh vi qua sự nhiệt thành yêu nước. Các ông hãy làm như thế, hoặc ít ra, nếu tuổi già đã hết sức xuống đường, thì cũng nên lên tiếng nói cho những sự bất công, bị đày đọa, bị đàn áp, bị bắt bớ bạo hành… trong thời này đi. Thời mà những sinh viên như các ông không có quyền tụ tập, biểu tình chống Tàu xâm lấn biển đảo quê hương, thời mà chính quyền đầy dối trá bất công, thời mà nông dân bị mất đất, thời mà dân ta đi cày như nô lệ ở các nước lân bang…
    Tôi nghĩ, nếu Ngô Kha có còn sống, nếu còn chính khí, thì sẽ ôm mặt khóc ròng mà tạ tội với non sông. Hoặc nếu, cho Ngô Kha đi lại từ đầu, thì chắc chắn Ngô Kha và những sinh viên miền Nam như ông đã làm khác xưa rất nhiều. Các ông đã giúp đạp đổ một chế độ cho là bất toàn, để thay vào đó một chế độ bạo tàn, gian manh với dân nhưng khiếp nhược với quân xâm lược Tàu!

    Dấn thân là điều tốt của thanh niên, nhưng giải mã một thế hệ dấn thân của các ông, theo kiểu của các ông, đã đưa đất nước này đối diện với tăm tối của ngày hôm nay đây! Điều bậy đã rõ ràng như 2+2 = 4. Than ôi!

Leave a Reply to BUILAN