WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Võ Nguyên Giáp [1]

vo nguyen giapCó hai nhân vật lãnh đạo cộng sản được biết đến nhiều nhất là Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp. Họ là những người đưa ra những quyết định hàng đầu (decision-makers) vốn làm nên lịch sử chiến tranh ở Việt Nam. Ngoài ông Hồ, tướng Giáp là người được người ngoại quốc biết tới nhiều nhất trên thế giới. Tầm vóc ấy chỉ đứng sau Hồ Chí Minh và trên mọi người – ngay cả Lê Duẩn sau này.

Những người Pháp như Jean Sainteny, Paul Mus, Jean Lacouture, ngay cả các tướng lãnh Pháp như Raoul Salan hay Marcel Bigeard và ngay cả tướng Mỹ Westmoreland sau này thì đều có những nhận xét đầy cảm tình và trân trọng đối với Võ Nguyên Giáp.  Bên cạnh đó là vô số các tác giả như  Robert Fox, Tay Mallin, Cecil B. Currey.

Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng cả hai đều đã được huyền thoại đến độ thực hư không kiểm chứng hết được. Huyền thoại về Hồ Chí Minh một phần mở đầu bởi một số nhà báo và trí thức Pháp, một phần thì do chính ông Hồ dựng lên và phần lớn còn lại do nhu cầu tuyên truyền do đám cán bộ dưới quyền dựng lên.

Sự ca tụng ấy hết mực đến độ trở thành lố bịch.

Phần Võ Nguyên Giáp có thể được thế giới bên ngoài biết đến lần đầu do đi duyệt binh chung với tướng Leclerc của Pháp tại Hà Nội. Bức ảnh gây ấn tượng với tôi không ít. Ông Gíap thì nhỏ thó, trịnh trọng quá mức, thụng thịnh trong áo quân so với khổ người và lúc chào thì giơ nắm đấm vào mang tai mình. Đại diện Pháp và Mỹ (ông Patty) thì xòe bàn tay nghiêng nghiêng để chào cờ. Nhưng có thể kể từ giờ phút lịch sử đó, tên tuổi ông cứ thế mà nổi lên như cồn. Nhất là sau chiến thắng Điện Biên thì tên tuổi ông có thể qua mặt cả Hồ Chí Minh..

Những chiến công của ông chỉ xét riêng về mặt quân sự thôi có lẽ cũng cần được đánh giá lại cho công bằng qua các chiến dịch do ông chỉ huy và điều động.

Bởi vì, tôi đọc ông thì hầu như trận nào ông cũng thắng cả- mà thắng lớn –với những con số rất chính xác, nhưng thua thì không thấy nói tới và không bao giờ có con số rõ ràng cả.

Hình như thua thì nhân dân chịu, còn thắng thì mình ông hưởng hết !! Nhận xét như thế có bất công với ông không hay sự thật nó là như thế.

Về các mặt khác như tiểu sử của ông lúc thiếu thời còn lắm điểm tồn nghi. Điều mà chính bản thân ông cũng cương quyết dấu kín nhẹm. Việc diệt trừ một cách tàn bạo các người  của đảng phái đối lập trước chiến tranh để củng cố quyền lực Đảng cộng sản phải được coi là vết nhơ trong cuộc đời hoạt động chính trị của ông .

Có thể nào chỉ viện cớ các đảng phái dựa vào thế lực của quân đội Tưởng Giới Thạch để tiêu diệt họ không? Rồi sự tiêu diệt các nhóm cộng sản đệ tứ một cách có hệ thống thì dựa trên lý do gì ? Và chẳng lẽ họ quên là chính Việt Minh đã thủ tiêu các lãnh đạo tôn giáo hoặc bắt giam tù ở trại Lý Bá Sơ từ một ông Trùm nhà xứ, một ông Chánh Trương. Hàng vạn người đã chết dưới tay họ phải chăng đều là Việt gian ? Và kẻ chủ xướng những cuộc thanh toán ấy do lệnh của Võ Nguyên Giáp ?

Và sau cùng cũng cần xem xét lại ai là người đã khởi động cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất cũng như cần rà xét lại việc sử dụng thanh niên tự vệ trong việc bảo vệ Thủ Đô Hà Nội – một điều ít ai nói tới- nhưng lại chính là điều khiến người viết bài này thấy được tính chất “sát quân” của vị tướng tài của thế kỷ 20 !! Nay đã trên trăm tuổi, ông vẫn tự hãnh diện về những chiến thắng lịch sử ấy và chưa một lần thấy xót xa thương cảm cho số phận những thanh niên trẻ tuổi đã nằm xuống- không phải vài trăm ngàn người mà cả triệu người.

Đứng về mặt con người nhân bản, tôi thấy không thể chấp nhận được !! Không có thứ chiến thắng nào- dù lẫy lừng- có thể cân bằng được những mất mát lớn lao như thế. Chỉ nghĩ tới chiến thắng (theo tinh thần Victory with any cost như tựa đề một cuốn sách) là một điều bất nhẫn.

Không có chiến thắng nào hay lý tưởng nào ở trên giá trị và sự sống con người.

Nhưng hiện nay có một xu hướng muốn giải trừ chẳng những huyền thoại cá nhân mà cả những huyền thoại chiến thắng-(Như huyền thoại cứu nước, giải phóng) nơi một số các nhà nghiên cứu, các nhà sử học. Về nhân vật Hồ Chí Minh thì có nhiều đầu sách đã cào xới quá khứ của ông HCM một cách trung thực để tìm ra những sự thật chung quanh nhân vật này.

Đặc biệt đáng chú ý nhất là ba tác giả ngoại quốc theo thứ tự quan trọng là William J. Duiker, Pierre Brocheux và bà Sophie Quinn-Judge.

Về phía các tác giả Việt Nam thì không thể bỏ qua công trình nhận định tổng hợp của tác giả Minh Võ đã giới thiệu, nhận định tóm lược về các tác giả trong cũng như ngoài nước viết về Hồ Chí Minh. Đây là một trong những tư liệu giúp người đọc hiểu được một phần nào con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã có một ảnh hưởng không chối cãi được đến lịch sử Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20.

Phần ông Bùi Tín- người quyết định can đảm đầy cam go đi ra từ trong nước- nhìn nhận tuổi trẻ của ông đã bị tuyên truyền, nhồi sọ quá nhiều về Hồ Chí Minh và nay tuổi đã xế chiều, ông rắp tâm một lần nữa nhìn và đánh giá lại tất cả!!

Đó là những dấu hiệu đáng mừng cho mọi phía.

Nhưng riêng trường hợp tướng Võ Nguyên Giáp thì ít có một công trình nào viết thực sự đầy đủ về ông. Rải rác thì có nhiều như trong các sách của Jean Sainteny, J. Lacouture, Bernard B. Fall.  Georges Fleury, Lucien Bodard,  Stein Tonnesson, Erwan Bergot, Jean Pierre Bernier, Jules Roy, Philippe Devilliers và nhiều người khác ..

Có một vài tác giả như Peter Macdonnald, Georges Boudarel, R. Stetler, R.J. O’Neill và nhất là Cecil B. Currey mà tôi sẽ sử dụng một số tài liệu của họ để viết bài này. Riêng cá nhân tôi  đánh giá cao cuốn sách của Cecil B. Currey: Victory at any cost, The Genius of Viet Nam’s Gen Vo Nguyen Giap.

Phần nhà báo Bùi Tín cũng gửi cho tôi 7 bài viết liên quan đến tướng Giáp mà ông đã biên soạn và chưa đăng báo. Tôi trân trọng những đóng góp của tác giả Bùi Tín vì ông có cái lợi thế là có quan hệ quen biết hàng ngang, hàng dọc với các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Lợi thế mà ít ai có được vì tác giả Bùi Tín đã có nhiều dịp trò chuyện trao đổi riêng với tướng VNG. Tuy nhiên cái lợi thế ấy chỉ xảy ra ở giai đoạn chót của cuộc chiến. Còn một số điều ông Bùi Tín lúc đầu còn trẻ, chưa có cơ hội tiếp xúc quen biết nên có giới hạn.

Ngoài ra, ở Hải ngoại có hai bài biên khảo giá trị của nhà bình luận chính trị Trần Bình Nam và của giáo sư sử học Phạm Cao Dương, bước đầu có những đóng góp gợi ý về một số điểm liên quan đến VNG mà tôi xin được tiếp tục khai triển thêm dựa trên tài liệu.

Phần người viết bài này để công đọc và tìm hiểu qua nhiều nguồn tài liệu và thấy rằng còn nhiều điều về tướng Võ Nguyên Giáp đã bị bỏ quên, bỏ qua hoặc cố tình không được đề cập tới ..

Chẳng hạn, tôi tìm đọc những sách vở do chính ông VNG biên soạn, tôi nhận thấy có nhiều điều ông đã không viết lại- và một trong những nguyên tắc làm việc của tôi là những gì không được nói tới thì quan trọng hơn những gì đã được viết ra .. Và đó là những công việc khó khăn nhất khi muốn tìm hiểu về tướng Giáp.

Tướng Giáp- một tiểu sử cần được làm sáng tỏ

Hiện nay, tiểu sử của tướng Võ Nguyên Giáp thường quá vắn tắt, chưa được giải mật đầy đủ. Càng không đầy đủ thì hẳn có những điều được che dấu, không tiện nói ra?

Tôi mở đầu bài viết bằng cách trưng dẫn một tài liệu mà cho đến nay tôi không biết đích xác là thực hư, hay chỉ là trò đấm đá nhau trong Đảng?

Theo ông Trần Quỳnh- một chức sắc lãnh đạo có thẩm quyền, có uy tín cá nhân- viết lại về việc ông Trường Chinh đến thăm ông Đặng Thái Mai như sau:

“Sau khi kết thúc vụ điều tra chống Đảng và âm mưu lật đổ, Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn đề nghị kỷ luật những người cầm đầu. Khai trừ ra khỏi Đảng, cách chức, quản thúc một số, nhưng cho hưởng nguyên tắc các chế độ đãi ngộ. Trường Chinh bổ xung thêm một chi tiết về Võ Nguyên Giáp.

Thời kỳ trước Cách mạng tháng tám, một lần Trường Chinh đến nhà Đặng Thái Mai có việc. Thấy Mai đang cầm đọc một lá thư, Đăng Thái Mai bị bất ngờ, Trường Chinh lướt qua bức thư mới kịp thấy tiêu đề của thư là chánh mật thám, chữ ký là Mạc-Ti  và câu đầu: “Các con thân ái Mai và Giáp” (Mes chers enfants Mai et Giap). Mai ngước lên nhìn thấy Trường Chinh vội vàng nhét thư vào túi áo .. Bộ chính trị nhất trí với mức độ kỷ luật đề nghị : Riêng về Giáp kỷ luật được đề nghị là khai trừ khỏi Bộ chính trị, Lê Duẩn không đồng ý. Lê Duẩn nói rằng chúng ta đang cần đến sự giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc xây dựng lại miền Bắc và nhất là trong sự nghiệp giải phóng miền Nam. Giáp là người của Liên Xô, nếu kỷ luật Giáp sẽ đụng đến Liên Xô ảnh hưởng không nhỏ đến sự viện trợ của liên Xô. Tôi đề nghị cứ để lại Giáp trong Bộ chính trị. Ta sẽ có cách làm việc với Giáp làm cho sự ở lại và có mặt của Giáp không gây ra những hậu quả có hại.

Chúng ta nhớ rằng vào thời bấy giờ, Bộ chính trị đối với Đảng toàn dân là một tổ chức thiêng liêng được hình thành qua sự sàng lọc của lịch sử bao gồm những con người ưu tú nhất và đáng kính nhất của dân tộc. Kỷ luật đối với một ủy viên Bộ chính trị là một chuyện tầy trời, không phải như ngày nay khai trừ một ủy viên Bộ chính trị như Nguyễn Hà Phan, đối với đảng viên và nhân dân chả là cái gì.

Giáp là con người xảo trá- khi tôi từ miền Nam, khi nói chuyện riêng, Giáp hay nói xấu Bác, nhưng trước mặt Bác, Giáp hay nịnh Bác”.

[1] Hồi ký Trần Quỳnh: Những kỷ niệm về Lê Duẩn, 30-07-1986

Đây là những tiết lộ quan trọng liên quan đến sinh mệnh chính trị của tướng Võ Nguyên Giáp.  Và thái độ của tướng Giáp là giữ im lặng tuyệt đối. Ông thừa cơ hội sau này để chối bỏ những cáo buộc công khai ấy trong đảng. Nhưng ông chọn không hành động.

Lúc ông được 90 tuổi, tác giả C.B Currey cho hay tướng Giáp từ chối một cách cương quyết đến bướng bỉnh không chịu đề cập đến vấn đề này. Và cho rằng tất cả những câu hỏi và những thắc mắc về những năm tháng ấy là thiếu chuyên nghiệp và động cơ thúc đẩy chỉ là những  động cơ chính trị. Cho nên việc giúp đỡ của Louis Marty cho đến nay không thể cắt nghĩa và hiểu được do động lực nào?

Vì thế, theo tôi sự cáo buộc ấy có chứa một phần sự thật. Tôi cũng tìm đọc Hồi Ký Đặng Thái Mai, một người bạn cố tri, một người cha vợ, một người đồng chí, một đàn anh và sau này cùng chịu chung số phận bị tố giác là con nuôi mật thám Pháp.

Tôi thất vọng đến chán nản vì đó là một cuốn Hồi ký vô tích sự, che dấu đến tận cùng chỉ nói về con đường học hành- không một chữ nào liên quan đến những năm hoạt động chính trị-không một chữ nói đến đảng cộng sản- không một chữ nói đến Võ Nguyên Giáp !!

Gớm thay cho những lời tố cáo ở trên. Nhưng cũng sợ thay cho sự im lặng của VNG và ĐTM. Phải chăng đấy là hai bộ mặt thật của guồng máy cộng sản !!

Việc Trường Chinh tố giác tướng Võ Nguyên Giáp ở trên cùng với Đặng Thái Mai là con nuôi trùm mật thám Pháp có vẻ úp mở, nửa là thực, nửa là hư. Người đọc có thể bán tin, bán nghi cho là họ “chơi nhau”. Chữ con nuôi có vẻ là chế thêm vào. Đặng Thái Mai vốn đã là một giáo sư, hơn Võ Nguyên Giáp gần 10 tuổi, nhận được sự giúp đỡ gì để trở thành con nuôi Louis Marty?

Nhưng ông Hoàng Văn Chí trong cuốn Từ thực dân đến cộng sản viết đầy đủ và rõ ràng hơn như sau:

“Mai (Đặng Thái Mai) và Giáp đều là “con  nuôi” của Louis Marty, giám đốc phòng chính trị của Phủ Toàn Quyền. Marty kiếm việc cho Mai dạy học ở trường Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và giao Giáp, hãy còn là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những đảng viên Tân Việt khác bị tù đầy hoặc cầm cố thì hai người ung dung sống ở Hà Nội cho đến ngày Giáp được Pháp đưa sang Tàu theo Việt Minh chống Nhật. Giáp có theo học lớp “chiến tranh du kích” do Mỹ mở ở Tỉnh Tây, nhưng không bao giờ lên Diên An. Giáp và Mai coi nhau như “anh em kết nghĩa”, nhưng sau khi vợ Giáp chết trong tù, Giáp lấy cô Hà, con gái Mai kém Giáp gần 20 tuổi mà trước kia Giáp vẫn bế trong tay hồi còn là chú cháu”.

[2]Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân đến Cộng Sản, 1962, chú thích trang 83.

Một chi tiết khác nữa là khi còn sinh viên, Võ Nguyên Giáp có đi dậy tư gia mà người học trò không ai khác là bà Thụy An- nhà văn phụ nữ duy nhất cũng là người bị kết án tù 15 năm về vụ án Nhân Văn Giai phẩm.

Giữa Giáp và Thụy An đã nẩy nở một mối tình thầm lặng. Mối tình ấy thấm đậm tinh thần cách mạng qua mấy câu thơ của bà Thụy An được trích dẫn sau đây:

Tóc anh hừng trí bốn phương

Tay run nắm hồn dân tộc

..Rồi anh bắt đầu dẫn dắt

Dạy em khui lửa bất bình

Oán hận réo sôi lòng đất..

[3]Trích bài thơ Sao lại mùa thu của bà Thụy An, trích lại trong Nhân Văn Giai Phẩm, Thụy Khuê, trang 181

Vậy mà khi bà Thụy An bị nạn trong vụ NVGP với cái án 15 năm tù, người tình cũ đã không một lời lên tiếng!! Im lặng. Im lặng như cái im lặng của Hồ Chí Minh với vụ án Nguyễn Hữu Đang.

Khi Giáp được Pháp cho sang Tàu năm 1933, ông đã có ý định rủ Thụy An đi theo.

Và sau đây là lời giải thích của bà Bùi Thụy Băng, con gái bà Thụy An giải thích:

“Người thày giáo đề cập ở đây là tướng Võ Nguyên Giáp. Khoảng 1930, ông ngoại của tôi đã mướn người thày giáo sử địa Võ Nguyên Giáp về kèm má tôi học. Năm 1933, má tôi theo thầy vô Nam. Ông Võ Nguyên Giáp muốn đưa bà cụ tôi sang Trung Hoa. Nhưng má tôi lại gặp ba tôi ở Sài Gòn và hai người lấy nhau, sanh ra anh cả tôi là Bùi An Dương, năm 1934. Lúc đó ba má tôi đã xuất bản tuần báo Đàn Bà Mới nên má tôi trở về Hà Nội cho anh tôi làm con nuôi ông bà Trần Trọng Kim, để vô Nam tiếp tục lo tờ tuần báo. Năm 1937, ba má tôi trở ra Hà Nội sanh ra tôi là Bùi Thụy Băng”.

[4]Bùi Thụy Băng, điện thư ngày 15/9/2004. Trích lại Thụy Khuê, Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, trang 182.

Theo tài liệu chính thức, ông Võ Nguyên Giáp đỗ cử nhân luật .. Chương trình ba năm. Nhưng theo nhà thơ Nguyễn Vỹ cho hay :

“VNG là Sinh viên Cao đẳng luật khoa, Hà Nội vừa thi đỗ chứng chỉ hai, cấp bằng cử nhân luật, tháng sáu năm 1937. Nhưng năm sau 1938, anh lại thi rớt cấp bằng cử nhân Luật pháp hành chánh. Số đông sinh viên luật Hà Nội thi đậu chứng chỉ cử nhân luật liền học một năm về “Droit administratif” (Hành chánh luật), thi đậu cấp bằng này được bổ ra làm tri huyện, theo Hành chánh Nam triều, hoặc Commis làm tại phủ toàn quyền, hoặc tại các tòa thống sứ, khâm sứ, thống đốc, nếu phục vụ cho chính quyền thuộc địa. Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ có ước vọng làm commis, nhưng thi rớt nên bỏ học luôn và tiếp tục làm giáo sư Sử địa trường trung học Thăng Long”.

[5]Nguyễn Vỹ, Tuấn chàng trai nước Việt, trang 381-382

Tên Võ Nguyên Giáp thật ra là bí danh của Võ Giáp hay bí danh khác là Dương Hoài Nam hoặc người ta còn quen gọi ông là Văn. Ông có học luật, sau làm giáo sư trường Thăng Long dạy môn sử.

Ông cũng là người thuyết giảng cho những người trẻ như Bùi Tín những khái niệm sơ khởi về kỹ thuật chiến tranh. Và theo ông Bùi Tín, ông Giáp là người đã đào tạo nên cả một thế hệ những sĩ quan trẻ tuổi.

Về cuộc đời niên thiếu của tướng Giáp, có một cuốn sách do Georges Boudarel- một người Pháp theo cộng sản viết- nhan đề gọi một cách thân mật vỏn vẹn có một chữ: Giáp. Cuốn sách đã được Hà Nội cho dịch ra tiếng Việt.

[6]  Georges Boudare – Biographhie, Wikipedia. Ông theo Việt Minh từ năm 1950, làm cho đài phát thanh bí mật đặt ở tỉnh Sông Bé. Đó là đài La voix de Saigon-cho lon libre. Sau đó, ông được điều động ra Bắc vào năm 1952. Ông phải đi bộ suốt 9 tháng để đi từ Nam ra Bắc. Cộng sản Hà nội đã chỉ định ông làm ủy viên chính trị trại tù 113 . Sau này, do nhiều tù binh Pháp ra làm chứng và tố giác ông trách nhiệm tra tấn các tù binh Pháp. Chính G. Boudarel củng phải nhìn nhận là tỉ lệ tù binh Pháp chết trong trại giam là rất cao, 50%. Ngay những tù binh Pháp còn sống sót cũng cho biết trong số 320 tù binh Pháp bị giam tại trại tù 113 thì có 278 tù binh đã bị chết trên tổng số 320 tù binh bị giam giữ . Cuốn sách của Boudarel vì thế cần phải dè dặt lắm khi đọc ông.

Trong cuốn  sách của Boudarel  khi đề cập đến người bố của tướng Giáp đã viết như sau:

“Sinh ở An Xá tỉnh Quảng Bình năm 1910, (Chỗ khác ghi năm sinh là 25 tháng 8, năm 1911) Giáp lúc nhỏ sống ở một vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển miền Trung phía Bắc vĩ tuyến 17. Cụ bà thân sinh những hôm không bận việc đồng áng thì cặm cụi bên khung cửi. Còn cụ ông là một nông dân có học thức tự cầy cấy ruộng nhà.

[7] Tài liệu từ Wikipedia ghi: Bố là Võ Quang Nghiêm, (Võ Nguyên Thân), Võ Quang Nghiêm là một nhà nho, thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù, truyền đạt lại cho cậu bé Giáp chữ nghĩa thánh hiền và vốn trí thức truyền thống theo Khổng giáo cùng với lòng yêu tha thiết quê hương đất nước.

(Cuốn sách được chú thích thêm là: Học giả người Pháp Georges Bouidarel đã viết như vậy về vị đại tướng đầu tiên của Quân Đội nhân dân trong tập sách “Võ Nguyên Giáp”, nguyên bản tiếng Pháp là “Giáp”).

[8] Trích bài Học giả Pháp viết gì về tướng Giáp, trong Viet Nam. Net, 22-12-2012

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt



 Trần Quỳnh

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]  Georges Boudarel, theo Viêt Minh từ năm 1950, làm cho dài phát thanh bí mật đặt ở tỉnh Sông Bé. Đó là đài La voix de Saigon-cho lon libre. Sau đó, ông được điều động ra Bắc vào năm 1952 . Ông phải đi bộ suốt 9 tháng để đi từ Nam ra Bắc . Cộng sản Hà nội đã chỉ đinh ông làm ủy viên chính trị trại tù 113 . Sau này, do nhiều tù binh Pháp ra làm chứng và tố giác ông trách nhiệm tra tấn các tù binh Pháp. Chính G. Boudarel củng phải nhìn nhận là tỉ lệ tù binh Pháp chết trong trại giam là rất cao, 50% .. Ngay những tù binh Pháp còn sống sót cũng cho biết trong số 320 tù bình Pháp bị giam tại trại tù 113 thì có 278 tù binh đã bị chết trên tổng số 320 tù binh bị giam giữ . Cuốn sách của Boudarel vì thế cần phải dè dặt lám khi đọc ông.

[7]

[8]

 

26 Phản hồi cho “Tướng Võ Nguyên Giáp [1]”

  1. Nguyễn Phan says:

    Hung thần Võ nguyên Giáp
    Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội . Ngày 5/9/1945, hung thần Võ nguyên Giáp trong chức vụ bộ trưởng Bộ Nội Vụ ký sắc lệnh chỉ thị cho bộ Nội Vụ, Quốc Phòng và Tư Pháp ra tay triệt hạ các đảng phái quốc gia trên toàn quốc . Công an Việt minh đã sát hại chính vị hiệu trưởng trường Thăng Long là giáo sư Tôn Thất Bình và bắt cha vợ của ông Bình là Thượng thư Phạm Quỳnh đem đi thủ tiêu.
    Sử gia Vũ Ngự Chiêu, trong tác phẩm Các Vua Cuối Nhà Nguyễn đã gọi là “Thời của những đồ tể”. Ông viết như sau: “Khí thế Việt Minh tỏa rộng nhanh khắp ba kỳ, đánh dấu “thời của những đồ tể”. Cảnh cắt tiết, mổ bụng, khoét mắt, buộc đá ném xuống sông các nạn nhân (mò tôm) lan tràn, gây hoảng sợ và căm phẫn trong nhiều giai tầng xã hội “.
    Tác giả Phạm Văn Liễu (Việt Nam Quốc Dân Đảng) trong quyển Trả Ta Sông Núi đã tường thuật về tình hình ở miền Bắc như sau:“… những vụ ám sát, thủ tiêu, cắt cổ, mổ bụng, buộc đá thả sông (mò tôm) xảy ra như cơm bữa, từ thành thị tới thôn quê “.
    Tác giả Vũ Trọng Kỳ trong quyển Bốn đời Chạy Giặc : “Bồng bềnh trên mặt nước, tâm thần tôi luôn luôn hồi hộp vì thấy mạng con người buổi loạn ly như treo trên sợi tóc. Hàng ngày thấy những tử thi, đàn ông, đàn bà, con trẻ, nhiều cái không toàn thân, lõa lồ, mất đầu, hay cụt cẳng, có cái chân tay bị trói, hết thẩy chương, sình, nổi lều bều, theo giòng nước cuốn, hoặc bị mắc vào đám bèo đám rong, quang cảnh thật hãi hùng”.
    Tác giả Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong quyển Những Ngày Qua đã viết như sau: “Cộng sản sau đó đã khủng bố dữ dội các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo vùng Long Xuyên, Châu Đốc, Trà Vinh, Sa Đéc… Hơn 10 ngàn người đã bị giết và chôn tập thể ở các cánh đồng xa xôi trong Đồng Tháp Mười “.
    Tác giả Nguyễn Văn Thiệt thuật lại trong bài Tôi Thấy Tạ Thu Thâu Chết, đăng trong tuần báo Hồn Nước số 7 ngày 30-7 và số 8 ngày 7-8-1949 :“Ai đi ngang Quảng Ngãi vào khoảng tháng 9-1945, cũng biết đến không khí hãi hùng của cái thành phố tự cho mình có tinh thần cách mạng cao ấy. Các tín đồ Cao Đài, các nhà trí thức, các nhà phú hộ, các nhà cách mạng quốc gia, tất cả những hạng người ấy cùng với vợ, con, anh em họ được Việt Minh cẩn thận chém giết, chôn sống, thiêu cháy, mổ bụng v.v… mỗi ngày theo chính sách tru di tam tộc để trừ hậu họa. Người chết nhiều đến nỗi độ ấy ở Hà Nội, tờ báo Gió Mới của Tổng hội Sinh viên, một tờ báo rất thiên Việt Minh đã phải lên tiếng rằng: “Ở Quảng Ngãi, ngày ngày đầu người rụng như sung”.

  2. saovang says:

    Sự thật trần truồng về Võ nguyên Giáp trên mặt tờ báo hàng đầu nước Mỹ :

    Trên mặt tờ báo Wall Street Journal , ngày 9/10/12, chình ình một bài viết quy tội tên đồ tể Võ nguyên Giáp, trong thời kháng Pháp, ra tay giết hại những người Việt quốc gia; trong cuộc chiến Đông Dương 1, Võ nguyên Giáp bị đánh te tua, chỉ khá lên nhờ Mao đã chiếm được nước Tàu và gửi ồ ạt cố vấn và súng đạn sang giúp; và trong cuộc chiến Đông Dương 2, chiếm được Miền nam là do Việt Nam Cộng Hòa bị Mỹ ngưng quân viện .

    (Tóm tắt) Ông Giáp của Việt Nam Được Đánh Giá Lại
    FRIDAY, 18 OCTOBER 2013

    Vietnam’s Giap Reappraised
    Tác giả: Mark Moyar
    Wall Street Journal
    09-10-2013
    Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

    Ông xuất chúng về tiếp vận, một công tác bị đánh giá thấp nhưng thiết yếu của chiến tranh. Tuy nhiên vào những năm đầu tiên của Chiến Tranh Đông Dương thứ nhất, trong đó quân Cộng Sản Việt Minh của ông đánh Pháp và đồng minh Việt Nam của Pháp, quân đội của Ô. Giáp đã chịu nhiều thất bại về quân sự do quyết định kém cỏi của ông.

    Lực lượng Việt Minh đã không đạt được tiến bộ nào đáng kể cho đến khi nhận được hỗ trợ lớn lao của Trung Quốc sau khi nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949. Vào năm 1950, Trung Cộng cấp phát cho Việt Minh 14,000 súng trường, 1,700 súng máy và súng trường không giật, và 300 súng phóng tên lửa chống xe tăng bazooka. Trong vòng bốn năm sau, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh tăng 10 lần, lên tới 4,000 tấn mỗi tháng. Bắc Kinh cũng cung cấp 281 cố vấn quân sự, gồm cả Ô. Trần Canh (Chen Geng), một trong những tướng lãnh giỏi nhất của Ô. Mao. Vì hồ sơ thành tích của Ông Giáp yếu, Tướng Trần Canh nắm vai trò hoạch định chiến lược cho Việt Minh, một điều làm cho Ông Giáp sẽ mất tiếng tăm đối với những biến cố tiếp theo nếu được nhiều người biết đến.

    Trong trận chiến Điện Biên Phủ vào 1954, Việt Minh được trợ lực bởi nhiều binh sĩ tiếp vận Trung Quốc và xe vận tải. Nếu không có những thứ này, Việt Minh đã không thắng thế. Như người ta đã thấy, vào thời điểm này quân đội Việt Minh rất tồi tệ hơn là thế giới bên ngoài tưởng. Ông Giáp sau này tâm sự với nhà ngoại giao Hung Janos Radvanyi rằng Điện Biên Phủ “là một nỗ lực liều mạng cuối cùng của quân đội Việt Minh.” Những năm chiến đấu trong rừng “đã làm cho tinh thần của những đơn vị chiến đấu xuống rất thấp,” và quân đội “sắp rơi vào tình trạng hoàn toàn kiệt lực.”

    May mắn cho Việt Minh, Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không lực tại Điện Biên Phủ theo yêu cầu của Pháp, một phần không nhỏ vì ước tính phóng đại về lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh đã chịu một sự tổn thất to lớn với 22,900 binh sĩ chết và bị thương tại Điện Biên Phủ, gần một nửa tổng số quân lực, trước khi đè bẹp quân phòng thủ với quân số ít hơn vào thời điểm sau cùng.

    Vai trò của Ô. Giáp trong Chiến Tranh Đông Dương thứ hai nhỏ hơn một cách đáng kể. Khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến trên bộ vào 1965, Ô. Lê Duẩn và những viên chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đẩy Ô. Giáp ra rìa. Họ tố cáo Ô. Giáp thiên về chủ thuyết Xô Viết hơn là chủ thuyết Mao. Khi Ô. Lê Duẩn và vị tướng ông ưa chuộng Nguyễn Chí Thanh đòi tăng cường nhanh chóng cuộc chiến đấu quân sự vào năm 1965, Ô. Giáp phản đối nhưng không ai nghe.

    Như Ô. Giáp đã cảnh cáo, Hoa Kỳ đã phản ứng đối với sự tăng cường chiến tranh này bằng sự can thiệp lớn lao trên bộ. Sự kiện này đã cứu Nam Việt Nam và liên tiếp tạo ra nhiều thất bại cho Bắc Việt. Trong hai năm kế tiếp, mức tổn thương của Bắc Việt gia tăng gấp bội, Ô. Giáp khuyên cáo trở lại chiến tranh du kích. Một lần nữa đề nghị của ông không được để ý đến.

    Ô. Giáp chỉ đóng góp một vài tiếng nói về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông lấy lại một ít ảnh hưởng vào đầu thập niên 1970, chia sẻ quyền hành với những tướng khác. Vì thế, ông chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc tấn công Lễ Phục Sinh 1972, theo đó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư đoàn của quân Bắc Việt. Ô. Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch định cuộc tấn công sau cùng vào năm 1975, nhưng việc thi hành dành cho Tướng Văn Tiến Dũng. Sự thành công của cuộc tấn công lật đổ chính quyền Saigon này không chủ yếu do kế hoạch của Ô. Giáp, mà là vì Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ miền Nam Việt Nam khiến cho phòng tuyến phía đông không giữ vững được.

    Một sự thiếu sót trong những bài tán dương Tướng Giáp gần đây là sự liên hệ của Ô. Giáp với tội ác chiến tranh. Điều này đặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland, đối tác Hoa Kỳ của Ô. Giáp, có đề cập đến luận điệu tội ác chiến tranh.

    Những trường hợp rõ rệt nhất về tội ác của Ô. Giáp xẩy ra vào năm 1946 khi Ô. Giáp đã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trăm nhà lãnh đạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Đảng và những tổ chức quốc gia khác. Ô. Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản động của Việt Nam Quốc Dân Đảng được ban thưởng với sự thành công và chúng ta có thể giải phóng được những vùng đã rơi vào tay chúng.”

    Không có gì khó khăn để biết tại sao những người Cộng Sản Việt Nam muốn phóng đại giá trị của Ô. Giáp và giảm thiểu những thất bại của ông. Nhưng những người Mỹ cũng làm như vậy là một điều gây ngạc nhiên và phiền hà. Việc lãng mạng hóa kẻ thù của thời chiến tranh xem ra không quan trọng đối với những người Mỹ chưa bao giờ nghe thấy những tiếng súng bắn ra trong tức giận, nhưng những người đánh nhau ở tiền tuyến có quyền cảm thấy oán giận đối với hành vi như vậy. Họ xứng đáng được đối xử tốt hơn.

    (Chú thích: Ô. Mark Moyar là tác giả của cuốn sách “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1964-1965”)

  3. Vũ duy Giang says:

    Nếu lịch sử phán xét về CÔNG và TỘI của VNG, thì phải CÔNG nhận rằng VNG đã chỉ huy mấy chục vệ quốc quân kháng cự với quân đội Pháp tại Hà nội trong suốt 2 tháng năm 1945,trước khi rút lên chiến khu Việt Minh ở Việt Bắc,và sau đó đã thành lập và chỉ huy quân đội nhân dân VN,dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

    Những năm sau đó,VNG(cũng như HCM) đã dần dần bị bè đảng Lê Duẩn&Lê đức Thọ lấn quyền, ngay trong vụ”Tổng nổi dậy”Tết Mậu Thân 1968,VNG đã bị đi”chữa bệnh”ở Hung gia lợi(HCM đi Tầu!) ,vì ông có ý kiến là”nếu bộ đội CSVN tấn công để chiếm đất thì sẽ bị nghiền nát”bởi quân đội VNCH và Mỹ.

    Rồi sau đấy,bè đảng LD&LĐT còn hạ nhục VNG bằng cách cho chức”cầm quần chị em”.Nhưng vẫn chưa đủ,mà còn vu khống VNG trong các vụ án chống”Xét lại”, “Năm Châu,Sáu sứ”,v…v…mà VNG đều thoát nạn,có lẽ vì đã biết”dựa”vào HCM(mà VNG tự nhận là”học trò xuất sắt của Bác!),và uy danh cá nhân”dựa” vào chiến dịch Điện Biên Phủ.

    Vì vậy mà dân VN có câu”Nhẫn NHỤC,sống lâu,là Võ Nguyên Giáp”

    Nhưng cái NHỤC của VNG cũng là cái TỘI “ngậm miệng,bỏ rơi(trong tù)”những”đồng chí” trong vụ án”Xét lại” như tướng Đặng kim Giang(sau làm thứ trưởng bộ Nông trường),đại tá Đỗ đức Kiên,Cục trưởng Cục tá chiến(sau làm Thứ trưởng bộ Công nghiệp)v..v…Hai ông này được phong chức thứ trưởng,sau khi”ra tù”,và được”sửa sai”.Vào dịp VNG chết,có báo”lề phải”đăng hình VNG chụp tại ĐBP cùng mấy sĩ quan tham mưu,trong đó có đại tá ĐT.Kiên bị cắt hình(nhưng lại đăng nguyên hình trên báo khác!),vì sau này,ông Kiên lại theo Tướng Trần Độ,nên chẳng may,một năm sau khi Trần Độ mất,thì ông Kiên cũng bị xe máy Honda đâm chết Hà nội,khi chạy bộ,tập thể thao buổi sáng sớm ở Hà nội !?

    Gần cuối đời,hình như VNG còn bị liên minh MA(đỗ Mười&lê đức Anh) buộc 8 TỘI,trong đó có tội
    “hủ hóa”(hay quan hệ”bất chính”!) với bà giáo dậy VNG đánh đàn… piano,vì bà này có chồng,cũng chỉ vì VNG cần học”Thiền”,và đánh piano,để nhẫn NHỤC,nhưng lại sinh ra NHỤC dục!!

    Ngoài ra,sau khi thủ tướng”3 Dê” đến thăm,và”tiếp thu ý kiến”của VNG về Bô Xít Tây Nguyên(mà kết quả thì ai cũng biết là”chủ trương lớn của Đảng”!),và nói về công trạng của VNG với đất nước,thì “3 Dê”phán rằng”Nhiều người có công nằm ở nghĩa trang Mai Dịch!”(dành chôn các”chóp bu”của XHCN!),khiến VNG quyết được chôn ở vùng quê của ông,vì không muốn nằm cùng bọn Mắc Dịch như Lê Duẩn chăng?!

  4. viet says:

    Tin Mới nhất! Người Mỹ nói gì về Tướng Giáp?

    Tướng Giáp vĩ đại hơn Napoleon và tất cả tướng Mỹ
    Số Lượt Xem : 1356
    00:10 – 07/10/2013
    (Soha.vn) – Đài phát thanh Mỹ NPR đã tổ chức cuộc thảo luận đặc biệt về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay sau khi ông qua đời

    “Ông ấy sánh ngang với các nhà chỉ huy quân sự vĩ đại nhất trong hơn 2.000 năm qua. Ông ngang tầm với Alexander đại đế, vĩ đại hơn Napoleon, vượt trội hơn tất cả các tướng của chúng ta. Ông ấy là một con người vĩ đại của mọi thời đại”,đài phát thanh uy tín Mỹ NPR dẫn lời giáo sư lịch sử quân sự Cecil Currey (Mỹ), tác giả của cuốn sách Victory at any cost (Chiến thắng bằng mọi giá) nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc phỏng vấn hôm 5/10.
    Renee Montagne, nhà báo Mỹ kiêm người dẫn chương trình của NPR nhận định trận Điện Biên Phủ mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã chấm dứt 100 năm cai trị của thực dân Pháp ở Đông Nam Á. Đối với nhiều người Mỹ, tướng Giáp được biết tới là kiến trúc sư của chiến dịch quân sự quan trọng, tạo bước ngoặt cho chiến tranh Việt Nam.
    Về phần mình, nhà báo Mỹ Michael Sullivan thì khẳng định,”chiến thắng quan trọng nhất của tướng Giáp chống lại Pháp chính là trận Điện Biên Phủ. Tướng Pháp Henri Navar Navarre đã tự tin rằng tướng Giáp sẽ không bao giờ có thể kéo pháo lên những ngọn núi dốc đứng bao quanh căn cứ quân sự biệt lập của Pháp gần biên giới Lào. Nhưng ông ấy đã nhầm”.
    Thêm vào quan điểm này, học giả Ted Morgan, tác giả của cuốn sách Valley of Death: The Story of Dien Bien Phu (tạm dịch: Thung lũng chết: Câu chuyện ở Điện Biên Phủ) cho rằng:”Ông ấy đã lên kế hoạch thật tỉ mỉ, lợi dụng sự chậm trễ của tình báo Pháp, vì thế mà tới khi Navarre nhận ra rằng Điện Biên Phủ đã bị bao vây và rằng quân đội của tướng Giáp có pháo thì đã quá muộn. Những khẩu pháo đã ở đó… Ông ấy đã áp dụng nguyên lí đơn giản của nhà quân sự Clausewitz. Lực lượng vượt trội, vũ trang tốt hơn và ý chí giành chiến thắng”.

    • Nhất Diện says:

      “Người Mỹ” phát biểu trong bài này chỉ là nói lên Ý KIẾN CỦA MỘT CÁ NHÂN, chứ KHÔNG PHẢI LÀ TÂM TƯ CỦA TOÀN DÂN MỸ! Mà đã ở Mỹ thì ai muốn nói gì thi nói, dù nghe trái tai đến đâu cũng không ai bị cấm nói!

      Tôi cũng là “người MỸ” nè! Có giấy tờ chứng nhận quốc tịch thứ thiệt, chứ không như những cái bằng “TIẾN SĨ CHẠY ĐẦY ĐƯỜNG” Ở VN đâu nghen! Tôi hy vọng điều mà tôi hay phát biểu giữa chợ Bolsa cũng được ông “viet” tường thuật là “NGƯỜI MỸ NÓI” :

      “HỒ CHÍ MINH LÀ MỘT TÊN LƯU MANH, ĐẢNG CSVN LÀ MỘT PHƯỜNG BÁN NƯỚC, SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN, SONG CHÂN LÝ ẤY KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI!”

      Đó, “NGƯỜI MỸ” nói thế đó! Ông đem đăng thử lên báo “nhăn răng” của ông, xem bàn dân thiên hạ nó nói sao cho biết!

    • saovang says:

      VOA Tiếng Việt

      13 tháng 3 2010

      KHEN QUÁ LỐ, KHÔNG NÊN!
      Bùi Tín viết riêng cho VOA

      Ðầu năm nay, báo Quân đội Nhân Dân ở trong nước đăng một số bài báo ca ngợi Ðại tướng Võ Nguyên Giáp “nhân dịp đại tướng bước vào tuổi 100″, trong đó nổi bật nhất là bài của tiến sỹ Hồ Ngọc Sơn, nhan đề Thiên Tài Quân Sự Võ Nguyên Giáp.

      Để giới thiệu bài viết này, ban biên tập báo Quân đội Nhân dân đưa lại tin: “Năm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có 2 vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống”.

      Tin trên đây đã được báo Quân đội Nhân Dân đưa ra từ năm 1993, không nói rõ nguồn tin ấy lấy từ đâu, sau đó không được một cơ quan truyền thông quốc tế nào xác nhận, nhưng thỉnh thoảng lại được nhắc lại ở trong nước, nghiễm nhiên được một bộ phận độc giả trong nước coi là sự thật. Đến nay, tin ấy lại xuất hiện và tác giả Hồ Ngọc Sơn cũng truyền bá tin này và dựa vào đó để ca ngợi tướng Giáp bằng những thậm từ tuyệt đối.

      Năm 1994 và 1996 tôi sang London theo lời mời của nhà xuất bản HURST. Bà Judie Stowe trưởng ban Việt ngữ hãng BBC đưa tôi đến thăm Viện nghiên cứu Viễn Đông và Thư viện Hoàng gia. Tôi cố tìm xem có một tin nào về Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh “bàn và bầu ra 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại” hay không, thì đều được trả lời là không! Tôi mở máy computer tại chỗ, tra cứu, đều không thấy gì.Vậy thì đó chỉ là chuyện tưởng tượng, phao tin, bịa đặt, kẻ tung người hứng trên đất ta.

      Tôi sang Mỹ nhiều lần, thường ghé qua Thư viện Quốc hội Mỹ – Library of Congress – kho lưu trữ sách báo đồ sộ nhất thế giới, tại đó có thể tìm đọc những báo Nam Phong, Thanh Nghị, Cứu quốc, Nhân dân… từng trang được lưu cẩn thận trên phim, muốn có phiên bản trang nào là có thể có ngay. Tại đó tôi thử tìm tin về 10 hay 100 nhận vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại đều không thấy.

      Bởi vì năm 1993, báo Quân đội Nhân Dân cùng báo Lao động và Thanh Niên còn đưa tin là tháng 2- 1984 cũng Hội đồng Hoàng gia Anh đã chọn trong một danh sách 98 viên danh tướng từ cổ chí kim, bỏ phiếu bầu ra 10 vị kiệt xuất nhất để đúc tượng vàng(!) sẽ được đặt tại Viện bảo tàng London (!). Để cho đáng tin, người bịa tin này kể ra tên 3 viên tướng thời Cổ đại là Alexandre Đại đế, Hannibal và César, thời Trung đại là Hưng Đạo Đại Vương, thời dân chủ tư sản là Cromwell và Fredéric Đại đế (nước Phổ), thời Cận đại là Napoléon đệ Nhất và Kutuzov (Nga), thời cận đại là Zukov và Võ Nguyên Giáp.

      Để thêm dấm ớt cho tin bịa đặt giật gân trên đây,bản tin còn ghi thêm là Frédéric Đại đế chỉ được 71 % số phiếu bầu, Kutuzov được 72 % số phiếu trong khi Napoléon, Zukov và Võ Nguyên Giáp đều được 100 % số phiếu.

      Tôi đã hỏi nhà báo Đỗ Văn, nguyên quyền trưởng ban Việt ngữ của hãng BBC, London, anh trả lời: “Tôi xác định không hề có việc vinh danh như vậy; đó là một tin hoàn toàn vô căn cứ”.

      Thế là mọi sự đều rõ. Tôi để công tra cứu trên mạng Google và mạng Wikipedia – bách khoa toàn thư mở cho toàn thế giới – cũng không có chuyện bình chọn quốc tế này.

      Tôi muốn nhắn Ban biên tập báo Quân đội Nhân Dân kiểm tra kỹ những bài đăng trên báo, tôn trọng người đọc, bảo đảm tính chân thật, tin quan trọng cần có bằng chứng cụ thể. Tôi cũng nhắn tác giả Hồ ngọc Sơn có dũng khí cải chính trên báo, xin lỗi bạn đọc và xin lỗi tướng Võ Nguyên Giáp. Vì nói sai về người khác, dù cho bôi xấu hay khen quá lố đều là không nên. Con người có nhân cách tự trọng không bao giờ muốn người khác khen quá lời về bản thân mình…

    • saovang says:

      Học sinh Việt trong nước đếch cần biết tên tuổi , mặt mũi ngang dọc của tên Võ nguyên Giáp cầm quần chị em ra sao cả ?!

      Thứ hai, 21 tháng 10, 2013

      Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được nhắc đến trong sách giáo khoa (SGK) dành cho học sinh ở Việt Nam, theo truyền thông Việt Nam.

      Báo Thanh Niên cho biết ở SGK Lịch sử lớp 9, có nêu diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ nhưng “không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

      SGK Lịch sử lớp 12, cũng trong phần nói về Điện Biên Phủ, “không một lần” nhắc tên vị tướng.

      Bà Nguyễn Ái Hằng – nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM) – nói: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng.”

      “Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp,” bà nói.

      Cùng ngày 21/10, tờ PetroTimes cũng nói vị tướng lừng danh “không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) phổ thông”.

      Trong khi đó, một học sinh nói trên báo Thanh Niên: “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông.”

      Học sinh nói gì?

      “Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông.” (Nguyễn Quang Mẫn, học sinh lớp 12A1, Trường THCS, THPT Phạm Ngũ Lão, TP.HCM) .

      Mười năm học phổ thông, thật tình em chỉ nghe tên Đại tướng chứ chưa hề xem, học, hay được kể.. (Nguyễn Thị Tú, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM) .

  5. viet says:

    Tướng Giáp vĩ đại hơn Napoleon và tất cả tướng Mỹ
    Số Lượt Xem : 1356
    00:10 – 07/10/2013
    (Soha.vn) – Đài phát thanh Mỹ NPR đã tổ chức cuộc thảo luận đặc biệt về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngay sau khi ông qua đời

    “Ông ấy sánh ngang với các nhà chỉ huy quân sự vĩ đại nhất trong hơn 2.000 năm qua. Ông ngang tầm với Alexander đại đế, vĩ đại hơn Napoleon, vượt trội hơn tất cả các tướng của chúng ta. Ông ấy là một con người vĩ đại của mọi thời đại”,đài phát thanh uy tín Mỹ NPR dẫn lời giáo sư lịch sử quân sự Cecil Currey (Mỹ), tác giả của cuốn sách Victory at any cost (Chiến thắng bằng mọi giá) nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc phỏng vấn hôm 5/10.
    Renee Montagne, nhà báo Mỹ kiêm người dẫn chương trình của NPR nhận định trận Điện Biên Phủ mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã chấm dứt 100 năm cai trị của thực dân Pháp ở Đông Nam Á. Đối với nhiều người Mỹ, tướng Giáp được biết tới là kiến trúc sư của chiến dịch quân sự quan trọng, tạo bước ngoặt cho chiến tranh Việt Nam.
    Về phần mình, nhà báo Mỹ Michael Sullivan thì khẳng định,”chiến thắng quan trọng nhất của tướng Giáp chống lại Pháp chính là trận Điện Biên Phủ. Tướng Pháp Henri Navar Navarre đã tự tin rằng tướng Giáp sẽ không bao giờ có thể kéo pháo lên những ngọn núi dốc đứng bao quanh căn cứ quân sự biệt lập của Pháp gần biên giới Lào. Nhưng ông ấy đã nhầm”.
    Thêm vào quan điểm này, học giả Ted Morgan, tác giả của cuốn sách Valley of Death: The Story of Dien Bien Phu (tạm dịch: Thung lũng chết: Câu chuyện ở Điện Biên Phủ) cho rằng:”Ông ấy đã lên kế hoạch thật tỉ mỉ, lợi dụng sự chậm trễ của tình báo Pháp, vì thế mà tới khi Navarre nhận ra rằng Điện Biên Phủ đã bị bao vây và rằng quân đội của tướng Giáp có pháo thì đã quá muộn. Những khẩu pháo đã ở đó… Ông ấy đã áp dụng nguyên lí đơn giản của nhà quân sự Clausewitz. Lực lượng vượt trội, vũ trang tốt hơn và ý chí giành chiến thắng”.

    • Nhất Diện says:

      “NGƯỜI MỸ” phát biểu trong bài này là của MỘT CÁ NHÂN, MỘT ĐÀI PHÁT THANH chứ KHÔNG PHẢI LÀ của TOÀN DÂN MỸ, MÀ CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ TIẾNG NÓI CỦA CHÍNH PHỦ MỸ! Mà đã ở Mỹ thì CÁ NHÂN NÀO, đài nào, báo nào muốn nói gì thi nói, dù nghe trái tai đến đâu cũng không ai bị cấm nói!

      Tôi cũng là “người MỸ” nè! Có giấy tờ chứng nhận quốc tịch thứ thiệt, chứ không như những cái bằng “TIẾN SĨ CHẠY ĐẦY ĐƯỜNG” Ở VN đâu nghen! Tôi hy vọng điều mà tôi hay phát biểu giữa chợ Bolsa cũng được ông “viet” tường thuật là “NGƯỜI MỸ NÓI” :

      “HỒ CHÍ MINH LÀ MỘT TÊN LƯU MANH, ĐẢNG CSVN LÀ MỘT PHƯỜNG BÁN NƯỚC, SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN, SONG CHÂN LÝ ẤY KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI!”

      Đó, “NGƯỜI MỸ” TÔI nói thế đó! Ông đem đăng thử lên báo “nhăn răng” của ông, xem bàn dân thiên hạ nó nói sao cho biết!

  6. Curious says:

    Trưóc đây trong một bài viết ông Bùi Tín kể rằng, khi có nhà báo hỏi tướng Westmoreland của Mỹ rằng võ nguyên giáp có phải là tướng giỏi không? thì đươc ông này trả lời:
    - Ở nước tôi, nếu cầm quân mà để chết nhiều lính thì vào ngồi tù từ lâu rồi đâu có cơ hội mà lên tướng đươc nữa!

  7. Nguyễn Tha Hương says:

    Tôi hay đọc những bài viết của ông Bùi Tín vì nghĩ rằng ông BT là người có nhiều “kinh nghiệm sống” với cộng sản VN , như lời ông NVL viết :
    ” Tôi trân trọng những đóng góp của tác giả Bùi Tín vì ông có cái lợi thế là có quan hệ quen biết hàng ngang, hàng dọc với các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Lợi thế mà ít ai có được vì tác giả Bùi Tín đã có nhiều dịp trò chuyện trao đổi riêng với tướng VNG. Tuy nhiên cái lợi thế ấy chỉ xảy ra ở giai đoạn chót của cuộc chiến. Còn một số điều ông Bùi Tín lúc đầu còn trẻ, chưa có cơ hội tiếp xúc quen biết nên có giới hạn.”
    Tôi tin tưởng rằng hai ông NVL và Bùi Tín khi viết về lịch sử cận đại, hai ông đều viết với tấm lòng chân thật dựa vào sự khảo cứu qua sách vở (NVL) và kinh nghiệm của riêng mình (BT) để luận chứng. Thế thì chắc chắn hai ông cũng phải biết về chuyện trung quốc có đưa ra cái tin : VNG không phải là người hùng của trận Điện Biên Phủ ? Thắng được quân Pháp ở trận ĐBP là nhờ vào bọn trung quốc đưa 79 người cố vấn và lính trung quốc sang VN để giúp ?
    Vì vậy trận đánh nào cũng dùng biển người thí mạng, ngay cả những trận chiến tại miền Nam VN . Nếu không có người của trung quốc thì người ở đâu chết như rạ dưới súng đạn và bom của Mỹ thả xuống mà vẫn còn người tiếp tục để hi sinh ?
    Có lẽ ông Bùi Tín biết rõ hơn vì vào thời điểm đó ông BT cũng có mặt ở chiến trường ĐBP để lấy tin tức .
    Thân kính,
    NTH

  8. Huệ Lan says:

    Trực Ngôn – Quỳnh Chi – Hội SV VN tại Mỹ , ông Lục đó là giáo sư triết học tại một trường danh giá ở Đồng Nai, học sinh thời đó ai cũng ngưỡng mộ thầy. Đám trẻ con sinh sau đẻ muộn biết gì mà nói.

Leave a Reply to viet