WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Võ Nguyên Giáp [2]

Tướng Võ Nguyên Giáp [1]

vo-nguyen-giap1Chỉ cần căn cứ vào nội dung bài viết cho thấy tự thân, đây là một tài liệu thiếu trung thực !! Nông dân mà có học thức, lại có thể truyền đạt chữ nghĩa cho con trai thì hẳn có đỗ đạt!! Có ruộng nương, nhưng lại tự cầy cấy lấy cho đúng gốc nông dân !!

Nhưng còn những chi tiết có tính cách gỡ tội cho tướng Giáp, viết nửa kín nửa hở cho tướng Giáp đến ấu trĩ:

“Cuốn sách có những chi tiết rất thú vị về năm sinh của đại tướng, những đoạn viết nói rõ âm mưu hiểm độc của thực dân Pháp nhằm mua chuộc cậu học trò trung học Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên, kết quả ngược lại, ông đã trở thành người học trò suất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh”

[1]Ibid

Viết rõ về năm sinh thì có gì là chi tiết lý thú? Âm mưu thâm độc của Pháp mua chuộc là gì sao không nói rõ ra? Thật ra nội dung cuốn sách được viết như sau:

(Trong một vụ ẩu đả với người Pháp, Võ nguyên Giáp bị bắt, kết án ba năm tù giam tại nhà tù Lao Bảo.

Khi đó quan cai trị Marty cho rằng không nên để Giáp bị giam lâu trong tù, vì ở trong tù chàng thanh niên sôi sục ý chí cách mạng này chắc chắn sẽ trưởng thành hơn do được tiếp xúc với các chính trị phạm khác, sau này có thể trở thành kẻ thù không đội trời chung của chính quyền thực dân, cho nên tốt hơn hết là tạo điều kiện cho anh ta học thành tài và anh ta sẽ khôn ngoan, dễ bảo hơn.

Sau đó, từ thân phận tù khổ sai. (Ở trên viết là ba năm tù giam, nay đổi ra tù khổ sai!!!), Giáp trở thành học sinh trường Trung Học Albert Sarraut, một trường học tốt nhất ở thuộc địa, thực tế là dành riêng cho con em người Pháp, và số ít quan lại hay công chức cao cấp người Việt được ưu đãi đặc biệt.

Marty đã mắc sai lầm lớn nhất trong cuộc đời hành nghề mật thám của mình. Georges Boudarel. “ Giáp”, 1977).

Chia sẻ với người đọc cuốn sách, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho là một cuốn sách: Sự quan sát và phân tích của Boudarel vô cùng sắc sảo và thuyết phục dựa trên nguồn tư liệu phong phú xác thực, thể hiện cái nhìn của một người trong cuộc”.

Và chúng ta còn biết nói gì khi chính con trai vị đại tướng, ông Võ Hồng Nam, Hiện là Giám đốc công ty CP Máy tính truyền thông Hồng Nam) phát biểu trong buổi tọa đàm ra mắt cuốn sách:

“Cha tôi vẫn dạy, đã biết lịch sử thì phải biết cho đúng. Tác giả thể hiện góc nhìn của một người bạn từng chiến đấu cùng nhân dân Việt Nam về cuộc kháng chiến của dân tộc ta”.

[2] Ibid…

Nhưng theo tôi, cuốn sách của Cecil B. Currey, nhan đề: Victory at any cost: The Genius Of Viet Nam’s Gen. Vo Nguyên Giáp ghi lại đầy đủ chi tiết và trung thực hơn cả. Xin được tóm tắt như sau:

“Võ Nguyên Giáp trở thành một học sinh năng động tham dự vào cuộc để tang  Phan Châu Trinh và tham dự vào cuộc bãi khóa tại trường Quốc Học cùng với một người bạn là Nguyen Chi Dieu. Cha ông là Vo Quang Nghiem từng là một quan chức triều đình thuộc loại thấp nhất thường được gọi là cụ Cửu Nghiêm (Cửu là hàng thứ chín, bậc thấp trong hàng quan lại). Cha ông cũng làm thêm nghề Đông y và làm ruộng. Một phần nhỏ đất đai được cho cấy thuê. Dieu đã rủ Giáp vào đảng Tân Việt Cách Mạng đảng. Sau TVCMĐ bị tách làm đôi, VNG tham gia vào phía đảng cộng sản.

Trùm mật thám Louis Marty lúc đó ở Vinh dĩ nhiên có hồ sơ cá nhân về Giáp, biết Giáp thường gặp Phan Bội Châu.

Vào năm 1930, mật thám Pháp đã bắt một số người tình nghi hoạt động chống Pháp cùng với một số người khác trong đó có anh của Võ Nguyên Giáp là Võ Thuần Nho, Đặng Thái Mai, một giáo sư văn chương tại Quốc Học và một nữ sinh 15 tuổi tên Nguyễn Thị Quang Thái, nữ sinh Đồng Khánh. Người mà sau này là vợ của Võ Nguyên Giáp.

Đặng Thái Mai bị kết án 4 năm tù, Nguyễn Thị Quang Thái, hai năm tù. Riêng Võ Nguyên Giáp vì chứng cớ hoạt động không rõ ràng, nhưng quan tòa cũng xin xử phạt 2 năm tù khổ sai.

Sau 13 tháng bị giam tù ở Lao Bảo, một nơi gần với biên giới Lào Việt, chính quyền ra lệnh giảm án cho bất cứ án tù nào dưới 4 năm tù . Và tù nhân phải về quê nơi gốc gác để tiếp tục án tù còn lại. Giáp trở về Huế, nơi ông bị bắt giữ. Nhưng nhà cầm quyền ơ đây đòi trục xuất ông về lại làng An Xa. Giáp phản đối không tuân lệnh và về Vinh, nơi ở của giáo sư Đặng Thái Mai. Vinh cũng là nới bố của bà Thái- Nguyễn Huy Bình- làm ở sở Hỏa xa.  Về ở Vinh với Đặng Thái Mai mà con gái của ông Mai là Đặng Bích Hà, nhỏ hơn Giáp 19 tuổi thường gọi Giáp bằng chú. Và sau này trở thành vợ tướng Giáp và có với ông 4 người con.

Năm 1933, Đặng Thái Mai ra Hà Nội nhận dạy học ở trường Thăng Long, VNG ra Bắc theo.

Cũng theo tác giả, với một án tù chính trị như thế, con đường học của Võ Nguyên Giáp là không thể có được nếu không có sự giúp đỡ của Louis Marty.

Trong việc tiếp xúc giữa Marty và VNG, Marty đã khuyên giáp quay trở lại việc học và chuẩn bị cho việc thi tú tài 1 và 2. Chắc hẳn Marty đã ngầm giúp đỡ để Giáp có thể vào học ở trường Albert Sarraut.

Từ đó Giáp chỉ còn chuyên chú vào việc học và đọc sách. Giáo sư Đặng Thái Mai cho VNG ở nhờ đỡ tốn kém về tiền ăn ở, yên tâm học hành. Không có sự bảo trợ của Louis Marty, VNG không thể vào học được trường Albert Sarraut.

Sau khi đỗ xong hai bằng tú tài, Giáp ghi tên học luật khoa. Năm 1937, ông tốt nghiệp cử nhân luật. Nhưng để ra làm luật sư, ông phải hoàn tất một chứng chỉ hành chánh luật. Ông đã không hoàn tất.

50 năm sau được hỏi tại sao không học nốt luật để trở thành luật sư, VNG đã trả lời, ông đã không bao giờ mong muốn trở thành luật sư.

Và từ sau đó, người ta không còn hay biết gì về bóng dáng của Marty bao phủ trên cuộc đời của VNG nữa. Phải chăng việc giúp đỡ của con người bí mật Louis chỉ thuần túy có tính cách nhân đạo, hoàn toàn trong sáng vô tội hay ngược lại đòi hỏi cung cấp những thông tin như về đảng Tân Việt, về đảng cộng sản mới được thành hình, về những tên tuổi, về những kế hoạch đảng và những hoạt động bí mật vv..

Cho đến hiện nay, không có bằng cớ gì cụ thể về những nghi ngờ trên. Bao lâu chưa có đủ bằng cớ thì vẫn chỉ là những câu hỏi chưa có câu trả lời.

Những dư luận chung quanh tướng Võ Nguyên Giáp

Trước hết, ông Bùi Tín có nhận xét là VNG có thói quen ham đọc sách và tìm hiểu của một người trí thức.

[3] Bùi Tín, Viet Nam, la face cachée du régime , trang 40.

Có một điều ông Bùi Tín không nói tới một cách đầy đủ là kể từ khi được ông Hồ phong làm bộ trưởng bộ nội vụ, ông Giáp đã đặt ra ngoài vòng pháp luật những đảng phái Quốc Gia. Nói chung những ai không phải Việt Minh thì đều bị coi là “việt gian”, tay sai cho Pháp và bị tàn sát thẳng tay.

Tháng 8,1948, ông Hồ phong ông Giáp lên chức đại tướng.

Và đặc biệt Peter Macdonal, có thể là người duy nhất được dành cho phỏng vấn tướng Giáp đã viết như sau trong cuốn sách của ông, The victor in Viet Nam:

“It is difficult to compare him with other generals because his combination of guerrilla and conventional action on such a scale has not been seen before. In the main aspects of war, Giap was oustanding.”

[4] Giap, The victor in Viet Nam, Peter Mc Donald, trang 341

Sự kính nể ấy có phần đúng. Nhưng tất cả các tướng lãnh Mỹ hay Pháp cũng như các tác giả viết về tướng Giáp, không một ai có chút hiểu biết sâu xa, đầy đủ về mối quan hệ Việt – Trung trong trận chiến ấy. Nếu họ được đọc những tài liệu về phía Trung Quốc thì họ có còn giữ được sự kính nể nữa hay không?

Không nói đầy đủ về mối quan hệ Việt-Trung cũng như Việt-Xô trong vai trò nhiệm vụ Quốc tế cộng sản thì đánh giá về hai cuộc chiến ấy hoàn toàn thiếu cơ sở. Thật vậy, không có sự thống nhất nước Tàu năm 1949, không có Mao Trạch Đông thì diện mạo cuộc chiến tranh Đông Dương đã không diễn ra thuận lợi như vậy. Không phải chỉ một mình tướng Võ Nguyên Giáp lần lượt đánh bại 7 tướng lãnh Pháp. Mà còn Trần Canh, Lã Quý Ba và Mao Trạch Đông.

Người ta biết cả đấy, nhưng cứ tảng lờ đi như thể không biết.

Có lẽ Jean Sainteny là người hiểu rõ tướng Giáp hơn ai hết có nhận xét do trực tiếp quen biết về con người tướng Giáp là: Người nhỏ thó, nhưng rắn rỏi. Võ Nguyên Giáp kết hợp óc thông minh hơn người với một ý chí sắt đá và cá tính can trường.

Phải nói rõ thêm là lúc chưa là đại tướng thì lúc nào ông cũng ăn mặc chỉnh tề, quần tây áo vét, cà vạt, mũ phớt như một ông Tây thuộc địa con. Hình ảnh ông đi bên cạnh tướng Leclerc mà tôi nói ở trên và đoàn quân Pháp thật ấn tượng và đầy kịch tính.

Không biết có ai đó tìm được một bức ảnh tài liệu nào cho thấy tướng Giáp đứng bên cạnh những chiến sĩ kéo pháo trên mặt trận Điện Biên Phủ hay giữa những giao thông hào, tại Mặt trận Vĩnh Phúc Yên hay Chiến dịch biên giới? Theo như tác giả Bùi Tín, ông Giáp thường không có thói quen ra thị sát Mặt trận? Đã có lần nào ông đi thị sát chiến trường miền Nam sau 1955?

Ở trận chiến Điện Biên Phủ, người ta chỉ thấy vài bức hình chụp ông với Hồ Chí Minh, tại Bộ Chỉ huy chiến dịch- bao giờ cũng trải vài tấm bản đồ, tay thì chỉ chỏ- đóng kịch- như thể đánh nhau chỉ cần chỉ chỏ bằng bản đồ- và ông trú ẩn an toàn tại Bộ chỉ huy ĐBP tại hang Thẩm Púa, thuộc  Mường Phăng. Hang Thẩm Púa cách Điện Biên Phủ bao nhiêu cây số, thưa đại tướng?

Sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ, ông đi thị sát mặt trận, quần áo chỉnh tề, chân đi giầy ủng cao đến đầu gối!

Tôi chưa thấy vị tướng tài giỏi nào nhàn hơn tướng Giáp!!

De Lattre De Tassigny trong trận Vĩnh Phúc Yên dùng phi cơ quan sát trận địa và hạ cánh ngay tại nơi khói lửa mịt mù để trấn an binh sĩ !! De Lattre quả là tướng tồi chăng!!

Nhưng quan trọng hơn cả là tên tuổi ông được gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ. Những tác giả ngoại quốc sau này như Peter Mac Donald đều không thiếu những lời ca tụng và trân trọng. Nhiều tác giả không ngại xếp ông vào thành phần những danh tướng lớn của thế giới.

Ông cũng là tác giả nhiều đầu sách liên quan đến cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất như: Từ Nhân dân mà ra – Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử – Đường tới Điện Biên Phủ. Nhiều tác giả không ngại xếp ông vào thành phần những danh tướng lớn của thế giới. Điều đó nay đã đến lúc cần được nhìn lại một cách công bằng.

Ông cũng là người đứng đầu trong số những tác giả viết về Hồ Chí Minh như: Bác Hồ về Tân Trào – Tư Tưởng Hồ Chí Minh – Quá trình hình thành và phát triển – Hồ Chủ tịch, nhà chiến lược đại tài – Thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi – Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường Cách Mệnh Việt Nam.

Nhưng cuốn được coi là quan trọng là cuốn hồi ức Những năm tháng không thể nào quên.

Có thể không còn lời lẽ nào mà ông không dùng để xưng tụng Hồ Chí Minh trong cuốn sách này. Đây có thể là cuốn sách để lại cho đời như một chúc thư về những năm tháng “không thể nào quên” của một người lính, một vị đại tướng và nhất là người học trò của Hồ Chí Minh như ông.

Ông viết như thể một nhà văn với những phẩm tính đẹp mà ít nội dung, đậm đà tình cảm mà ít dẫn chứng, ít lý luận mà nặng tuyên truyền:

“Bác đã đi giữa những ngày đông ảm đạm, vòm trời Châu Âu, Châu Á bị những đám mây đen chiến tranh của chủ nghĩa đế quốc che phủ”.

“Từ năm mươi năm trước đây, người yêu nước Việt Nam vĩ đại đã tìm ở chủ nghĩa Mác -Lênin cho đồng bào ta và những người cùng hội cùng thuyền-những dân tộc bị đọa đầy vì chủ nghĩa đế quốc một con đường giải phóng duy nhất: Đường Cách Mệnh (…)

Đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:

- Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?

Một triệu con người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:

- Co.o.ó!!

Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hòa làm một !!

[5] Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên trong vnthuquan.net/truyen.

Nói chung cuốn sách có pha chế nhiều phẩm tính xa sự thực. Nó tóm gọn vào bốn chữ : Hận thù và hy sinh. Hận thù chất ngất đế quốc thực dân Pháp và bè lũ tay sai.  Hy sinh vô bờ bến với nhiều mỹ từ ưu ái dành cho Hồ Chí Minh- chỉ riêng Hồ Chí Minh- và chỉ một mình Hồ Chí Minh mà thôi- mà không một ai khác.

Mặc dầu vậy, tôi vẫn có cảm tưởng ông không được sự tin tưởng của HCM đáp lại một cách tương xứng !! Mặc dầu ông được giao phó nhiệm vụ lớn lao trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

Ở đây, chỉ xin thưa với vị đại tướng nay đã 101 tuổi là câu chuyện : Đồng bào nghe rõ không ? chỉ là một câu chuyện giả tưởng đã được nhiều người truyền tụng.

Chẳng dám nói là một câu chuyện có tính  bịa đặt. Nhưng cũng xin để người trong cuộc- Ông Nguyễn Hữu Đang- người tổ chức lễ đài nói lại cho rõ.

Nếu cho rằng câu chuyện chỉ nhằm mục đích tuyên truyền thì không nói làm gì. Nhưng viết sách thì lại là chuyện khác.Theo tiết lộ của ông Nguyễn Hữu Đang với Bùi Tín sau này thì câu chuyện đơn giản chỉ là : Ông Hồ trước khi đọc bản Tuyên Ngôn, theo thói quen gõ vào máy mi-crô và hỏi nhỏ anh thợ điện phụ trách âm thanh: Nghe rõ không ? Nếu anh thợ điện trả lời nghe rõ thì ông Hồ sẽ đọc bản tuyên ngôn.

Câu chuyện chỉ có thế- giữa anh thợ điện và người đọc tuyên ngôn !! Bỗng chốc trở thành câu truyện của hàng triệu người hò vang như sấm dậy, cả biển người đã hòa làm một !

Mà thành phố Hà Nôi, lúc bấy giờ lấy đâu ra một triệu người nhỉ !!

Thành phố Hà Nội vào năm 1921 có khoảng 4000 người Âu Châu và dân chúng địa phương có 100.000 ngàn dân.

Giả dụ vào năm 1946, dân số có thể tăng lên gấp đôi, gấp ba thì cũng chỉ có khoảng 500.000 người là cùng.

Mark Philip Bradley trong cuốn sách Viet Nam at war, không biết lấy số liệu ở đâu cho rằng có  khoảng 400.000 tham dự buổi mít tinh.

[6] Mark Philip Bradley Viet Nam at war, trang 09

Nhưng cuộc đi biểu tình ngày hôm đó phần đông là giới công chức và dân thị thành. Con số hẳn là không nhiều.

Cho là 10.000 đến 30.000 người cũng là đông lắm rồi. Đại tướng lấy con số tròn một triệu người là quá đáng !!

[7] Xem thêm Indochina của Pierre Brocheux và Daniel Héméry, phần nói về Geographic distribution of the French in Indochina, 1913-1940, trang 183.

Vì thế, thử hỏi chúng ta đọc được bao nhiêu là sự thật về các trận đánh trong các hồi ký của ông Võ Nguyên Giáp? Biết được sự thật gì về việc thanh trừng, ám sát các cán bộ của các đảng phái Quốc Gia mà ông vốn căm thù?

Chúng ta biết được gì về những lãnh tụ hàng đầu của cộng sản thời kỳ sơ khởi như Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai.

Đối với ông chỉ có một lãnh tụ- một con người, đó là chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong bài trả lời cuộc phỏng vấn của Neil Sheehan,  ký giả Mỹ đã hỏi ông: có phải sự thật là ông đã không qua một trường huấn luyện quân sự nào? Ông Võ Nguyên Giáp đã nói quanh co là ông đã vào thư viện Hà Nội, tìm Bách Khoa tự điển để học hỏi những tài liệu quân sự ở trong đó. Một lần khác, tướng Jacques Philippe Leclerc- người đã giải phóng nước Pháp khỏi quân Phát xít Đức- cũng đã hỏi một câu tương tự – tướng Giáp chỉ cười và đã trả lời: Ông chỉ học quân sự trong rừng rậm.

Câu trả lời nửa sự thật này làm tăng giá trị cho cá nhân tướng Giáp.

[8] Neil Sheehan, After the war, Ha Noi and Saigon, trang 13

Ông Giáp vốn ít nói, ngược hẳn với ông Hồ mềm dẻo, khéo léo. Cứ tin vào sách vở ông viết thì ông là học trò số một của ông Hồ? Nhưng khi ông Hồ chọn Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất thì rõ ràng trong mắt ông Hồ không có ông Giáp!!

Nhưng câu hỏi quan trọng nhất khi viết về tướng Giáp là hiện nay với rất nhiều tài liệu của Trung Quốc được tiết lộ và những tranh chấp giữa ông Giáp một bên, Lê Duẩn-Trưởng Chinh, Lê Đức Thọ một bên thì liệu những chiến công hiển hách có còn giữ được không?

Có thể nói tướng Giáp sống còn sau những tranh chấp trên chỉ nhờ một chữ mà thôi: Chữ Nhẫn.

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt

25 Phản hồi cho “Tướng Võ Nguyên Giáp [2]”

  1. Haingoai says:

    Ông Võ nguyên Giáp chắc cũng giỏi võ như Lý Tiếu Long , Thành Long Jackie Chan…nên đưa nắm đấm ra khoe
    NHN

  2. Lâm Vũ says:

    Cả đời tôi chưa thấy ai chụp hình để in lên bìa sách mà giơ quả đấm ra cả cả… may ra có… Lý Tiểu Long!

    • bu`i Lễ says:

      :-)))))))))))) Đó là Lý tiểu long VN :-)) .

      Luôn tiện xin hỏi các vị trên này có ai biết xin làm ơn:

      Tôi thấy tấm hình chụp 3 người là Hồ, Đồng, Giáp .

      xin hỏi có vị nào biết là cụ Giáp, cụ Đồng biết Hồ hồi còn nhỏ hay là họ
      chỉ biết Hồ sau này (thời kỳ từ Nga về Tàu32/34) ?

      • quang phan says:

        Trong lúc còn là học sinh, Giáp và Phạm Văn Đồng có viết trên tờ báo Pháp ngữ “Le Peuple’. Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Giáp cùng Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Tàu, và tại đây đã gặp Hồ chí Minh và gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương .

  3. quang phan says:

    Những đứa con vong bản :

    *** Năm 1946 khi tướng Giáp về An Xá thăm cha, ông Võ Quang Nghiêm không cho phép ông gặp mặt. Có phải lý do là vì tướng Giáp đã điều động cuộc tàn sát các chiến sĩ quốc gia không theo đảng cộng sản trong năm 1945, 1946 không? Ông Võ Quang Nghiêm là một người không ưa thích chủ nghĩa cộng sản. (Trích – Tác giả: Trần Bình Nam )
    ***Khi gia nhập đảng Cộng Sản, Hồ chí Minh từ bỏ luân lý truyền thống dân tộc, chuyển lòng trung hiếu thành lý tưởng phục vụ đảng và chủ nghĩa cộng sản, đến nổi chính phụ thân của Hồ chí Minh là ông Nguyễn Sinh Sắc rất bực mình “không muốn nghe nói đến người con hư của mình… mà các chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn uy quyền của người gia trưởng”. (Trích – Sử gia Trần Gia Phụng )

  4. quang phan says:

    Tướng Westmoreland có lần trả lời phóng viên của tạp chí George như sau: “Tôi cũng xin nói rằng, tướng Giáp đã được đào tạo đánh trận bằng đơn vị nhỏ, với chiến thuật du kích, nhưng ông khăng khăng tiến hành cuộc chiến ở mức đại đơn vị và gây thiệt hại khủng khiếp cho binh lính của ông ấy. Chính ông ấy xác nhận, vào đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông hy sinh một nửa triệu binh sĩ. Chính ông ta báo cáo như vậy. Sự không đếm xỉa đến mạng sống con người có thể đã làm cho ông ta là một kẻ thù ghê gớm, nhưng điều đó không làm nên một thiên tài quân sự. Sĩ quan chỉ huy Mỹ thí quân như thế e rằng sẽ khó tại chức hơn một vài tuần.”

    ( Trích)

  5. Dao Cong Khai says:

    Cảm ơn! Đây là tài liệu hết sức giá trị mà tôi vẫn thắc mắc và tìm kiếm về VỤ ÁN ÔN NHƯ HẦU. Có rất nhiều người lớn tuổi ở Hà Nội biết vụ này, nhưng không hiẻu nội dung vụ án ra sao.

    • quang phan says:

      Tên đại đội trưởng Việt Minh tên Lễ về sau bị bắt trong năm 1947 đã khai chính y là người được Giáp giao cho việc làm mờ ám này .

      Về sau khi cụ Huỳnh Thúc Kháng về ở Quảng Ngãi, thỉnh thoảng cũng có đôi người thuật lại sự thật về vụ Ôn Như Hầu với cụ . Cụ trố mắt kinh ngạc , nhưng rồi cũng chỉ còn biết chép miệng thở dài .

      ( Theo lời thuật lại của ông Hoàng Văn Đào – VNQDD)

  6. quang phan says:

    Trong quyển “Điên Biên Phủ – Điểm Hẹn Lịch Sử”, Võ Nguyên Giáp viết rằng: Chiến thuật đánh “giao thông hào” là do sự bàn thảo kế hoạch chung với các cố vấn quân sự Trung Quốc. Giáp viết: “Ngày đầu xuân Giáp Ngọ – 1954 – tôi sang lán của đồng chí Vi Quốc Thanh chúc Tết đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc vì sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam phải tiếp tục ăn một cái Tết ỏ ngay mặt trận. Đồng chí Vi Quốc Thanh vui vẽ chúc mừng. Đồng chí Vi cho biết: Sau khi phân tích rõ về chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và ta, các cố vấn đều nhất trí với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch. Đồng chí Vi đã đề nghị quân uỷ Trung Ương và bộ tổng tham mưu Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc gửi sang gấp những tài liệu tổng kết kinh nghiệm chiến đấu mới nhất ở Triều Tiên, nhất là kinh nghiệm xây dựng trận địa và chiến đấu đường hầm, kể cả cuốn sách “Thượng Cam Lĩnh”, để bộ đội Việt Nam tham khảo”.

    Qua lời kể đó, Giáp đã nhìn nhận rằng chính các cố vấn quân sự Trung Quốc, trong trường hợp này là Vi Quốc Thanh, đã đồng ý với chủ trương thay đổi phương châm chiến dịch trong trận Điện Biên Phủ . Một trong những sự thay đổi đó là đánh bằng giao thông hào sau khi phân tích rõ về chỗ mạnh, chỗ yếu của địch và ta. Có nghĩa là tất tần tật những kế hoạch hành quân của Giáp đều phải có sự tham khảo với cố vấn quân sự Trung Quốc hay nói cách khác chiến thắng Điện Biên Phủ không phải là chiến thắng riêng của Giáp mà là có cả công của các cố vấn Trung quốc.

    ( Trích)

  7. Lê Dân Việt says:

    Cám ơn t/g Nguyễn Văn Lục đã viết ra loạt bài về VNG, tuy chưa đưa ra được hết những tội trạng của VNG, nhưng phần nào cũng làm sáng tỏ vế nhân vật, đã một thời vang danh một cách mập mờ. NVG không có chút công trạng gì với dân tộc Việt nam, mà chỉ là một tay võ biền, tay sai cho đế quốc CSQT Nga Tầu. Một kẻ hèn tham sống sợ chết, chấp nhận mọi sự sỉ nhực để bảo toàn tấm thân tôị lỗi. VNG đã chết từ khi chấp nhận làm cai đẻ: Bộ trưởng sinh đẻ có kế hoạch. Bởi vậy ở VN thời đo có câu ca dao:

    “Ngày xưa đại tướng cầm quân,
    Ngày nay đại tướng cầm quần chị em”

    (ca dao dưới thời CS)

    Tôi có một người bạn đã ra một vế câu đối nói về VNG như sau, mời các bạn đối đáp cho vui:

    Sống trọn kiếp hèn, giữ cho Nguyên giáp. ( Nguyên giáp= không bị võ vỏ, bể xác như cua sò ốc hến)

    Tôi sẽ chờ khi nào cái xác không hồn VNG (đang là người thực vật) rời khỏi trần thế sẽ đối câu đối này để phúng điếu, vì nghĩa tử là nghĩa tận.

    • MINH ĐỨC sYDNEY says:

      theo tôi nhận xét thì :tướng Võ chỉ có 1 biệt tài là lùa quân ra phía tước(đánh biển người) cho nên địch chết 3/ ta chết 7 còn ổng thì “nguyên giáp” ! !

      Sống trọn kiếp hèn; giữ cho Nguyên Giáp
      Thác vinh đời tướng ;lưu thế Khoa Nam ./.

      (tôi cố gắng đối cho được ý còn đối chữ dành lại cho những bậc cao minh hơn. .!)

      • Lê Dân Việt says:

        Chào bạn Minh Đức,

        Đồng ý với bạn, VNG chỉ dùng chiến thuật biển người do quan thày Tầu cộng chỉ huy, chứ không phải là chiến thuật của hắn đưa ra.

        Câu đối bạn đối rất hay, nhưng tiếc rằng sẽ làm mất uy danh của tướng Nguyễn Khoa Nam khi đối lại với Võ Nguyên Giáp. VNG chỉ xứng đáng so sánh với những tay tổ tội đồ CS nhhư Mao, Hồ, Stalin, lenin mà thôi.

    • Thương binh says:

      Có một nguyên tắc chung. Những nhân vật trong thế giới CS nhất là hàng lãnh đạo đều được thổi phồng, họ chỉ có một tài đặc biệt là sắt máu, sách vở trong các xã hội này đều mang tính chất tuyên truyền nhằm mục đích lôi kéo những thành phần theo họ và mê hoặc dân chúng. Nếu phải chọn tiêu chuẩn tài giỏi thì tất cả trong bọn họ chẳng có ai xứng đáng để được thiên hạ tôn vinh bởi một lẽ đơn giản.
      Một người lãnh đạo tài giỏi phải là người đưa đất nước và dân tộc đến phú cường, hướng về những gía trị chung mà nhân loại đề cao. Chiến thắng mà không đem lại lợi ích cho dân tộc, đất nước thoát ra khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu, độc tài, độc đảng thì chiến thắng để làm gì ? có một câu nói rất chí lý:
      ” Bạo lực cách mạng nhiều khi không trút được gánh nặng chuyên chế mà chỉ đổi vai thôi ”
      Xin thử tiếp một vế cho câu đối của bạn LDV.

      SỐNG TRỌN KIẾP HÈN, GIỮ CHO NGUYÊN GIÁP
      CHẾT CÒN MANG NHỤC, HẾT TIẾNG VỎ VĂN

      • Lê Dân Việt says:

        Chào bạn Thương binh,

        Đồng ý hoàn toàn với ý kiến của bạn về những lãnh tụ CS và riêng cho VNG.

        Câu đối của bạn rất hay và rất chuẩn, rất hợp với ý của tôi. Cám ơn bạn rất nhiều. Nguyên Giáp là tên của VNG, và Võ Văn cũng là tên của VNG nữa, vì trong đám CS chúng vẫn thường gọi VNG là ” anh Văn”. Và phần cuối “hết tiếng võ văn, còn có nghĩa là tiêu tan danh tiếng hão huyền văn võ của VNG.

        Xin phép bạn được dùng câu đối của bạn để phúng điếu VNG khi cái “người thực vật” VNG chính thức theo ông Hồ xuống thăm K. Mark, Lenin.

        Bái phục!

    • Builan says:

      “Sống trọn kiếp hèn, giữ cho Nguyên giáp”

      _ CHẾT TỰA VÕ NGUYÊN, THỌ ĐÒI THỰC VẬT

      _ CÂM NHƯ MIỆNG HẾN, TRỌN KIẾP NGHÊU SÒ

      _ THỌ ĐỜI THỰC VẬT, NHỤC KIẾP NGHÊU SÒ

  8. Thắc-Mắc says:

    Cảm ơn NVL đã cho một loạt 2 bài về VNG, với những phân-tích hợp-lý – tuy nhiều câu hỏi đặt ra hơn là những giải-đáp có viện-dẫn những chứng-cứ thuyết-phục được. Tôi cũng đã tìm đọc những nguồn tin, thì hầu hết chủ-quan ; những tài-liệu do các tác-giả ngoại-quốc hình như phần nhiều cũng lấy tin – bằng hình-thức nào đó – từ những người phía CSVN.
    Những mẩu chuyện vụn-vặt, ấu-trỉ của người kể chuyện về việc Trường Chinh bắt gặp ĐTM đang đọc thư của Marty gởi cho ông và VNG không phải là nguyên-nhân chính của Chính-Trị-Bộ CSVN muốn đặt vấn-đề lên VNG. Đó chỉ là lý-cớ vu-vơ cho những tranh giành quyền-lực nội-bộ CSVN. Marty, chắc-chắn với những kinh-nghiệm của một người làm chính-trị + mật-vụ, không non-nớt trong việc o-bế, giúp-đở VNG – dĩ nhiên những người cầm đầu CSVN bấy giờ không phải là không biết mối quan-hệ đó. Đây là chuyện ván bài lật ngửa.
    Tôi nhớ đã đọc nhiều lần ‘ Việt Nam máu lửa ‘ của Nghiêm Kế Tổ cách nay 60 năm. NKT lấy những tài-liệu này từ nội-bộ Việt-Minh, khi ông hình như giữ một chức-vụ lớn của VM ( 1945-1953 ), tôi không nhớ rõ lắm. NKT viết tặng cho chú họ tôi là Trần Thanh Đạt, bấy giờ đang là Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo-Dục thời vua Bảo Đại. Hai người này vốn là bạn thân của nhau.Tôi không thấy NVL trích-dẫn chút nào về những trận đánh của VM ( bấy giờ còn gọi là Việt Minh ) với Pháp từ tập sách nói trên – mà tôi nhận thấy là khá khách-quan – và từ đó, biết thêm vai-trò của VNG.
    Trận Điện Biên Phủ, về sau này qua một số tài-liệu về phía Trung Cộng, cho thấy hình như họ trực-tiếp xen vào tư-cách chỉ-huy, ngoài nhiệm-vụ cố-vấn. Điều này muốn nói lên chiến-thắng này của VM ( mà VNG là Tổng Tư Lệnh ) phụ-thuộc Trung Cộng rất nhiều. Ông NVL có thể tìm và trích-dẫn để có thể chứng-minh rằng chiến-thắng đó chỉ là một huyền-thoại, và không thể xảy ra nếu không có sự nhúng tay của TC ( điều này NVL có đề-cập một ít ).
    Lần nữa cảm ơn NVL cho những bài viết hữu-ích và có giá-trị nhiều đối với tôi.

    • Lữ Út says:

      Ông NVL cũng nên tìm trong archives của BBC vào những năm 1980′s về việc Trung Cộng bỗng nhiên trao tặng 200 ngàn huy chương chiến dịch Điện Biên Phủ cho các cựu chiến binh TC có tham gia.Quân Viễn chinh Pháp đánh gía đúng về tương quan lực lượng Pháp/Việt nhưng không tính đến chuyện tham gia của Hồng Quân TC. Mỹ từ chối dùng B29 như đã hứa vì sợ lại mở ra mọt cuộc chiến như kiểu Triều Tiên nữa.

      • Bùi Lễ says:

        Đọc Hiệp định Geneve của Tàu viết . Nếu để ý
        sẽ thấy là Tổng tư lệnh là Mao vì có một câu viết,
        “Mao đỉnh đỉnh trên cao quan sát và chỉ đạo “. Và tướng Tàu tên Bành gì đó (?)
        tớ quên trực tiếp chỉ huy trận đánh điện biên phủ .
        Lý do thắng được trận này thì Tàu mới có vốn để bàn chuyện Đông Dương
        trong chia cắt đôi VN . Đây là cái nhìn của tớ .

        (Ở đây tớ xin mở ngoặc nói tí . ViệtNam bị chia đôi là do Mao quyết định .
        Nếu Hồ là kẻ yêu nước thật/và nếu VNG quyết định trong trận đánh DBPhu?
        thì hà cớ gì phải vân lời Mao mà chia đôi Việtnam ? Một kẻ yêu nước sẽ
        không bao giờ chịu chia đôi đất nước trong khi thắng tụi đô hộ ?)

  9. td says:

    Tất cả cá chế độ cs trên thế giới này đều có nhào nặn ,pha trộn , thêu dệt và dối trá . Ví dụ : Chuyện hư cấu , thêu dệt anh hùng *( Lê Văn Tám ) đễ dùng tuyên truyền lớp thanh thiếu niên …nhằm phục vụ cho một chủ thuyets là đi làm “cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ” chống xâm lược , áp bức của giặc thực dân , đế quốc ngoại xâm và tẩy trừ bọn Việt gian bán nước làm gián điệp , theo giặc , có lúc dùng từ giết lầm hơn bỏ sót như CCRĐ ở Miền Bắc , bà Nguyễn thị Năm đã xung công quỷ kháng chiến cho Việt Minh hàng trăm lạng vàng …nuôi giấu cán bộ ,nghe đâu có cả ông Gi áp , ông Đồng , ông Chinh, các tướng VM vv , có con đi bộ đội cấp sĩ quan nhưng vẫn bị xét là có tội bị cán bộ cs nã đạn vào đầu chết thảm , phát động phong trào đấu tố giết trung nông địa chủ = ra chỉ tiêu bao nhiêu % mỗi xã phải đạt . Thật man rợ …Trong trường hợp này tôi tin chắc ông Gi áp cũng có phần trách nhiệm và phải có ra tay đễ lập công . Tại sao ? thời gian Lê Duẩn – Lê Đức Thọ đì ông Gi áp cho đến thời Đỗ Mười – Phiêu – Mạnh – Dũng x – Khải – Chí Vịnh – Trọng và BCT hiện nay xem Gi áp không ra gì ?,nhưng ông tướng giáp không có một sự phản đối , phản biện đễ đối chứng sự hạ nhực của đàn em sau thời Thọ – Duẩn ? Một vị tướng tài không thể hèn đén như vậy khi đã lừng danh xông trận trong thời chiến ? Thật đáng khả nghi , sự thật trong thế giới này khi một tay quân sự giỏi nhà binh không thể im lặng , nhẩn nhục của những nhà chính trị đàn em ít học , bài xích , nhũng nhiễu , xem thường có khi qua mặt tất . Biết đâu , ông Gi áp có một nhược điểm gì đây ? nên sợ đám đàn em cs lật tẫy bắt bài , sẽ bị lộ diện, thời quá khứ của một vị từng được gọi là tướng tài của thời đại thế kỹ 20 ?
    Thà im lặng , nhẫn nhục đễ giữ được vinh dự mờ ám …hơn khỏi phải bị bươi móc và nhạo báng lòi ra sự thật được dàn dựng đễ giấu nhẹm những nhược điểm làm xấu đến thanh danh của toàn đcs . Chắc có lẽ đến hồi kết là quyets không khai ” sống đẽ bụng , chết mang theo làm bửu bối …

    • Lý Chính Luận says:

      @td : Chưa hết những trò bịp bợm mà ĐCSVN đã dùng để sách động nhân dân miền nam!

      Ai còn nhớ “danh ngôn” của người thợ điện Nguyễn Văn Trỗi: “Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi”.

      Tên thợ điện ngu xuẩn NVT đã bị bọn lưu manh CSVN gạt gẫm và khai thác triệt để. Lúc y bị lâm nguy thì chả có thằng “đồng chí” nào mở miệng binh vực. Lúc y bị bắn bỏ như một con chó thì vợ y bị các “đồng chí” đem vào mật khu làm vợ bé cho bọn chính ủy VC. Đã thế, chúng còn dùng “danh ngôn” của y để xúi dục không biết bao nhiêu là thanh niên Miền Nam tham gia “mặt trận” để đưa ngực ra đỡ đạn cho chúng.

      Hồi đó, chính phủ VNCH giết tên này quả là tốn đạn, phí thì giờ, làm một chuyện thật quá vô ích!

      Hãy để y sống tới ngày nay, để y chứng kiến các “đồng chí” của y đang trải thảm đỏ để mời “thằng Mỹ” quay lại VN, xem y sẽ nói gì. Không chừng có đứa dám hét vào mặt y rằng: “KHÔNG CÓ THẰNG MỸ THÌ KHÔNG AI CÓ HẠNH PHÚC NỔI”.

      Bảo đảm y sẽ tức vì thua lận bọn ăn cướp, đến nỗi phải hộc máu mà chết tốt!

      • Kẻ Giác Ngộ says:

        Hãy để cho Nguyễn Văn Trỗi chết một cách nhanh chóng và hạnh phúc bằng một phát đạn, sau khi đã nghe lời xúi dại của bác và đảng.
        .
        Nêu Nguyễn Văn Trỗi mà sống đến hôm nay, hắn sẽ ức đến thổ huyết, chịu đau đớn, dằn vặt cho đến chết, vì phát hiện mình đã bị VC lạm dụng.

  10. quang phan says:

    Hung thần Việt Minh Cộng sản (VMCS) Võ nguyên Giáp ra tay đàn áp, tiêu diệt các đảng phái quốc gia chống Pháp :

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    Số: 8
    VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    —– o0o —–
    Hà Nội , Ngày 05 tháng 09 năm 1945

    SẮC LỆNH
    CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
    SỐ 8 NGÀY 5 THÁNG 9 NĂM 1945

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

    Xét vì trước tình thế nghiêm trọng hiện thời, toàn thể quốc dân phải đoàn kết để bảo vệ nền độc lập quốc gia,
    Xét vì theo các cuộc điều tra của Ty Liêm phóng Bắc bộ, “Đại Việt quốc gia xã hội Đảng” đã tư thông với ngoại quốc để mưu những việc có hại cho sự độc lập Việt Nam và Đại Việt Quốc dân Đảng đã âm mưu những việc hại cho sự độc lập quốc gia và nền kinh tế Việt Nam,
    Sau khi Hội đồng Các Bộ trưởng đã thoả hiệp,
    SẮC LỆNH:
    Khoản thứ nhất : Nay giải tán “Đại Việt Quốc gia xã hội Đảng” và “Đại Việt Quốc dân Đảng”.
    Khoản thứ hai : Nếu hai Đảng ấy còn tụ họp và hoạt động thì những người can phạm sẽ phải đem ra Toà án chiểu luật nghiêm trị.
    Khoản thứ ba : Các ông Bộ trưởng Nội vụ, Quốc phòng và Tư pháp chịu uỷ nhiệm thi hành sắc lệnh này./.

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    BỘ TRƯỞNG
    (Đã ký)
    Võ Nguyên Giáp

    ***Theo Ông Philippe Devillers, một sử gia nổi tiếng Pháp, tác giả quyển Histore Contemporaine de l’Indochine và ông Hoàng Văn Đào, tác giả quyển Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDD) cho biết, khi Hồ Chí Minh qua Pháp, đã giao cho cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc đó đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ được tạm quyền thay thế chủ tịch Nước. Giáp lợi dụng lúc cụ Kháng đi kinh lý tỉnh Quảng Nam, họ Võ tuy đang giữ Bộ Quốc Phòng, trong mưu đồ có phương tiện và cơ hội ra tay triệt hạ các chiến sĩ quốc gia, Giáp lại đề nghị kiêm luôn chức vụ bộ trưởng Bộ Nội Vụ để tiện hành sử.

    Được biết, sau khi Tạm Ước 6-3- 1946 ký kết giữa Marius Moutet và Hồ Chí Minh một cách ám muội và nhục nhả, thì dư luận trong toàn quốc đã dấy lên một phong trào chống lại sự phản bội của Hồ Chí Minh và bọn VMCS (Việt Minh Cộng sản). Họ xách động quần chúng và đặc biệt là các chiến sĩ VNQDĐ phản kháng rất sôi nổi. Vì thế VM tìm cách ngụy tạo ra một vụ án để làm một công đôi việc; vừa áp đảo quần chúng, luôn tiện đàn áp chiến sĩ VNQDĐ.

    Ngoài ra, tổng Bộ cộng sản VM có dịp để lấy cớ lập giới nghiêm lùng bắt hết các chiến sĩ quốc gia còn lại trong nước chưa kịp chạy thoát qua Tàu; ngoài ra, còn tìm cách đánh lạc hướng quần chúng nhân dân, không cho họ chú tâm vào Tạm Ước vừa ký kết.

    Giáp phịa ra tin, ngày14-7, VNQDĐ sẽ đưa quân cảm tử đến hành thích các nhân viên chính phủ tham dự lể duyệt binh của Pháp, thế là Giáp vịn cớ đó nhắm vào số 9 đường Ôn Như Hầu để tấn công. Biết rằng, Ôn Như Hầu là Trụ sở Ban Tuyên Huấn Đệ Thất Khu Đảng Bộ VNQDĐ từ Quảng Ngãi mới thuyên chuyển ra đóng lầu trên, còn lầu dưới dùng làm nơi huấn luyện cho các cán bộ từ cán nơi đưa về.

    Ngày 12-7-46, sở Quân Vụ Thành phố Hà Nội phối hợp với Tư Lệnh Bộ lệnh giới nghiêm toàn thành, rồi lợi dụng giờ giới nghiêm vắng người qua lại ,Sở Công An Bắc Bộ xuống các bệnh viện Bạch Mai và Phủ Doãn chở một số xác chết vô thừa nhận đem vứt trong trụ sở VNQDĐ Ôn Như Hầu đồng thời cho mai phục vũ khí quanh rồi bắt đầu mở cuộc đột kích vào trụ sở bắt tất cả những người có trách nhiệm tại đó và bí mật đưa đi giam, trong số có Phan Kích Nam, , một đảng viên VNQDD lỗi lạc, cùng với tài liệu quan trọng liên quan đến kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh.

    Sáng ngày 13-7 VMCS cho khai quật các hầm chôn xác chết mà bọn chúng vừa vứt vào tối hôm trước, rồi mời báo chí, quần chúng và một số người ngoại quốc tới xem, chụp hình quay phim; tuyên truyền và tố cáo trước dư luận, trụ sở VNQDĐ, là một ổ hắc điếm, chuyên cướp của giết người, và bắt cóc thủ tiêu thường dân vô tội, mà đã có “bằng chứng” rõ ràng. Trước bằng cớ ngụy tạo đó, cụ Huỳnh Thúc Kháng – mắc bẫy Giáp – chỉ biết dậm chân than:”Không ngờ bên VQ lại có những hành động tàn ác dã man như vậy”.

    Chỉ cần đợi lệnh Bộ Nội Vụ “cương quyết trị tội” những kẻ làm việc phi pháp thì đến ngày 13-7, Võ Nguyên Giáp lệnh cho bộ đội và công an các địa phương được phép tấn công triệt hạ các chiến khu VNQDĐ, trừ trụ sở Trung Ương Hà Nội. Và chỉ trong vòng một tháng thì bàn tay đẫm máu của Giáp đã triệt hạ và tận diệt hết lực lượng quốc gia và chiến sĩ yêu nước liên hệ.

    ( Trích)

Leave a Reply to Lữ Út