WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Giáp của Việt Nam được đánh giá lại

Vietnam’s Giap Reappraised

Tác giả: Mark Moyar
Wall Street Journal
09-10-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Hình: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1970).

Hình: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1970).

Ông Võ Nguyên Giáp, từ trần vào tuần vừa qua ở tuổi 102, ðược nhớ tới ở Ðông cũng như Tây như một vị tướng lỗi lạc nhất của chiến tranh Việt Nam. Sơ lược tiểu sử của những người chết trong báo chí Tây phương ðã quảng bá vị tướng nổi tiếng giống như huyền thoại này như một người ðã hoạch ðịnh sự thất bại của Pháp và Hoa Kỳ bằng cách lãnh ðạo “một ðoàn quân du kích ô hợp ðến thắng lợi” trong cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất (1946-54) và chiến tranh Ðông Dương thứ hai (1960-75). Trong khi Ông Giáp quả thực ðã chứng tỏ tài nãng ðáng kể của một vị tướng, những thành tích thực sự của ông ít gây ấn tượng sâu sắc hơn là những kết luận từ những công bố gần ðây.

Ðúng là trong chiến tranh Ðông Dương thứ nhất, Ô. Giáp ðã biến một ðoàn quân nhỏ bé trang bị nhẹ thành một quân lực quy ước kỷ luật. Chiến công này ðáng lẽ chấm dứt những viện dẫn sau này về từ “ô hợp”. Ông xuất chúng về tiếp vận, một công tác bị ðánh giá thấp nhưng thiết yếu của chiến tranh. Tuy nhiên vào những nãm ðầu tiên của Chiến Tranh Ðông Dương thứ nhất, trong ðó quân Cộng Sản Việt Minh của ông ðánh Pháp và ðồng minh Việt Nam của Pháp, quân ðội của Ô. Giáp ðã chịu nhiều thất bại về quân sự do quyết ðịnh kém cỏi của ông.

Lực lượng Việt Minh ðã không ðạt ðược tiến bộ nào ðáng kể cho ðến khi nhận ðược hỗ trợ lớn lao của Trung Quốc sau khi nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào nãm 1949. Vào nãm 1950, Trung Cộng cấp phát cho Việt Minh 14,000 súng trường, 1,700 súng máy và súng trường không giật, và 300 súng phóng tên lửa chống xe tãng bazooka. Trong vòng bốn nãm sau, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh tãng 10 lần, lên tới 4,000 tấn mỗi tháng. Bắc Kinh cũng cung cấp 281 cố vấn quân sự, gồm cả Ô. Trần Cảnh (Chen Geng), một trong những tướng lãnh giỏi nhất của Mao. Vì hồ sơ thành tích của Ông Giáp yếu, Tướng Trần Cảnh nắm vai trò hoạch ðịnh chiến lược cho Việt Minh, một ðiều làm cho Ông Giáp sẽ mất tiếng tãm ðối với những biến cố tiếp theo nếu ðược nhiều người biết ðến.

Trong trận chiến Ðiện Biên Phủ vào 1954, Việt Minh ðược trợ lực bởi nhiều binh sĩ tiếp vận Trung Quốc và xe vận tải. Nếu không có những thứ này, Việt Minh ðã không thắng thế. Như người ta ðã thấy, vào thời ðiểm này quân ðội Việt Minh rất tồi tệ hơn là thế giới bên ngoài tưởng. Ông Giáp sau này tâm sự với nhà ngoại giao Hung Janos Radvanyi rằng Ðiện Biên Phủ “là một nỗ lực liều mạng cuối cùng của quân ðội Việt Minh.” Những nãm chiến ðấu trong rừng “ðã làm cho tinh thần của những ðơn vị chiến ðấu xuống rất thấp,” và quân ðội “sắp rơi vào tình trạng hoàn toàn kiệt lực.”

Hình: Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (1994).Ảnh Tiền Phong

Hình: Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (1994).Ảnh Tiền Phong

May mắn cho Việt Minh, Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không lực tại Ðiện Biên Phủ theo yêu cầu của Pháp, một phần không nhỏ vì ước tính phóng ðại về lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh ðã chịu một sự tổn thất to lớn với 22,900 binh sĩ chết và bị thương tại Ðiện Biên Phủ, gần một nửa tổng số quân lực, trước khi ðè bẹp quân phòng thủ với quân số ít hơn vào thời ðiểm sau cùng.

Vai trò của Ô. Giáp trong Chiến Tranh Ðông Dương thứ hai nhỏ hơn một cách ðáng kể. Khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến trên bộ vào 1965, Ô. Lê Duẩn và những viên chức cao cấp của Ðảng Cộng Sản Việt Nam ðã ðẩy Ô. Giáp ra rìa. Họ tố cáo Ô. Giáp thiên về chủ thuyết Xô Viết hơn là chủ thuyết Mao. Khi Ô. Lê Duẩn và vị tướng ông ưa chuộng Nguyễn Chí Thanh ðòi tãng cường nhanh chóng cuộc chiến ðấu quân sự vào nãm 1965, Ô. Giáp phản ðối nhưng không ai nghe.

Như Ô. Giáp ðã cảnh cáo, Hoa Kỳ ðã phản ứng ðối với sự tãng cường chiến tranh này bằng sự can thiệp lớn lao trên bộ. Sự kiện này ðã cứu Nam Việt Nam và liên tiếp tạo ra nhiều thất bại cho Bắc Việt. Trong hai nãm kế tiếp, mức tổn thương của Bắc Việt gia tãng gấp bội, Ô. Giáp khuyên cáo trở lại chiến tranh du kích. Một lần nữa ðề nghị của ông không ðược ðể ý ðến.

Ô. Giáp chỉ ðóng góp một vài tiếng nói về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông lấy lại một ít ảnh hưởng vào ðầu thập niên 1970, chia sẻ quyền hành với những tướng khác. Vì thế, ông chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc tấn công Lễ Phục Sinh 1972, theo ðó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư ðoàn của quân Bắc Việt. Ô. Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch ðịnh cuộc tấn công sau cùng vào nãm 1975, nhưng việc thi hành dành cho Tướng Vãn Tiến Dũng. Sự thành công của cuộc tấn công lật ðổ chính quyền Saigon này không chủ yếu do kế hoạch của Ô. Giáp, mà là vì Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ miền Nam Việt Nam khiến cho phòng tuyến phía ðông không giữ vững ðược.

Một sự thiếu sót trong những bài tán dương Tướng Giáp gần ðây là sự liên hệ của Ô. Giáp với tội ác chiến tranh. Ðiều này ðặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland, ðối tác Hoa Kỳ của Ô. Giáp, có ðề cập ðến luận ðiệu tội ác chiến tranh.

Những trường hợp rõ rệt nhất về tội ác của Ô. Giáp xẩy ra vào nãm 1946 khi Ô. Giáp ðã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trãm nhà lãnh ðạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Ðảng và những tổ chức quốc gia khác. Ô. Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản ðộng của Việt Nam Quốc Dân Ðảng ðược ban thưởng với sự thành công và chúng ta có thể giải phóng ðược những vùng ðã rơi vào tay chúng.”

Không có gì khó khãn ðể biết tại sao những người Cộng Sản Việt Nam muốn phóng ðại giá trị của Ô. Giáp và giảm thiểu những thất bại của ông. Nhưng những người Mỹ cũng làm như vậy là một ðiều gây ngạc nhiên và phiền hà. Việc lãng mạng hóa kẻ thù của thời chiến tranh xem ra không quan trọng ðối với những người Mỹ chưa bao giờ nghe thấy những tiếng súng bắn ra trong tức giận, nhưng những người ðánh nhau ở tiền tuyến có quyền cảm thấy oán giận ðối với hành vi như vậy. Họ xứng ðáng ðược ðối xử tốt hơn.

© Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)

———————————————–
Chú thích: Ô. Mark Moyar là tác giả của cuốn sách “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1964-1965.”

Tags:

73 Phản hồi cho “Ông Giáp của Việt Nam được đánh giá lại”

  1. Hồ Bác Cụ says:

    Vài cầu vè cho đồng chí Giáp Nguyên… Con.

    Nhờ có đồng chí Võ Nguyên
    Giáp, ta mới được Ba Tàu bợp tai
    Đảo kia nó lấy nó xài,
    Đảng ta lạy lục “Xin mời bác xơi”!!!
    Mất nước Giáp vẫn ngồi chơi
    Mặc cho đảng xạo tan tành nước non!!!
    Tội mày xử hết đời con
    Cháu kia vẫn bị báo hoài không thôi

  2. Thanhhue says:

    Báo đàn chim việt là bài báo ở Đức người việt đặc tẩy chay,văn viết quá thô tục,mang mầu sắc sặc mùi phản quốc ,chả ai thèm nghe họ đâu ,đừng có cố mà ngụy biện,thế nào là (đội quân Ô hợp )Hả? Cả dân tộc đứng lên giành Độc Lập cho nước nhà giải phóng khỏi ách nô lệ ,còn những người chạy theo hết Pháp rồi Mỹ khi họ không còn viện trợ nữa thì cũng tan rã theo?!!! Thôi đừng có to mồm nữa,hãy chấp nhận thua đi và cùng nhau xây dựng Việt Nam ta ngày một thịnh vượng có hơn không,người thắng cuộc họ đâu có lấy đó mà đè ép các người ,đổi ngược lại thì các người không đối xử như những người cộng sản việt Nam đâu,các người còn nhớ máy chém của các người lê đi khắp miền Nam chứ?.thật dã man.còn chiến tranh lính tráng hy sinh cả hai phía là bình thường ,đúng ra thì kẻ ở tận đâu đến nhà người ta gieo chiến tranh tang tóc trên quê hương Việt Nam ta kẻ đó mới đem ra xử tội.

    • otchithieng says:

      otchithieng
      đúng ra thì kẻ ở tận đâu đến nhà người ta gieo chiến tranh tang tóc trên quê hương Việt Nam ta kẻ đó mới đem ra xử tội.Thanhhue says.
      hồ chí minh từ đâu đến và nhận súng đạn từ đâu ngoài võ nguyên giáp,trường chinh,lê duẫn,phạm văn đồng,tôn đức thắng,lê đức thọ và những thằng nằm trong bộ chính trị của đcsVN biết và biết rất rõ ràng gìơ đây toàn dân VN cũng đã biết vậy mà Thanhhue còn cố lên gân cổ cãi chày cải cối chắc là vì bát cơm nên chịu nhục mà nói là cái chắc hichichic

    • UncleFox says:

      Thanhue đầu óc cũng không hơn một con vẹt . Đảng dạy gì thì cứ lặp lại y như cuốn băng cassette .
      Các người mạ lỵ VNCH theo Pháp, theo Mỹ nhưng cố tình lờ tịt Hồ Chí Minh cứ sang Nga, sang Tầu nhận chỉ thị về chém giết dân lành chẳng chút xót thương .
      Nghe cô khoe “giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ” mà muốn đánh rắm quá đi . Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp đuổi được giặc Tây thì lại rước về cái của nợ Cộng Sản còn tàn ác hơn thực dân Pháp bội phần . Cái tội ấy tru di cửu tộc còn chưa đủ, hay ho gì mà tru tréo ?

  3. Hồ Minh says:

    … Muốn đánh giá “chiến công” của Võ Nguyên Giáp thì hãy đặt “chiến công” đó trong toàn bộ cuộc chiến Việt Nam. Trước hết, hãy nói đến cuộc chiến từ 1946 đến 1954. Cuộc chiến nầy có thể chia thành hai giai đoạn.
    Thứ nhứt từ 1946 đến 1949, Việt Minh thua chạy, tức quân ông Giáp thua chạy dài, rút lên núi
    rừng hay vào bưng biền.
    Thứ hai từ 1950 đến 1954, Việt Minh phản công nhờ sự viện trợ về mọi mặt của Trung Cộng.
    Như mọi người đều biết, năm 1949, đảng Cộng Sản Trung Quốc thành công,chiếm được lục địa Trung Hoa, thành lập nhà nước Trung Cộng ngày 1-10-1949. Bốn tháng sau đó, ngày 30-1-1950, Hồ Chí Minh có mặt ở Bắc Kinh để xin viện trợ. Kể từ tháng 4-1950, Trung Cộng viện trợ toàndiện cho Việt Minh, từ thực phẩm, thuốc men, đạn dưọc, võ khí lớn nhỏ,kể cả tin tức tình báo, và thành lập Bộ Tư lệnh cố vấn quân sự. Chính nhờ đại tướng Trần Canh của Trung Cộng, Việt Minh mới thắng trận Đồng Khê tháng 9-1950, và phục kích bắt được 4,000 tù binh Pháp trong đó có hai trung tá, theo chiến thuật công đồn đả viện của Trần Canh.Chiếm được Đồng Khê, quân cộng sản kiểm soát được vùng biên giới.Điều nầy có lợi cho Việt Cộng vì thông thương với Trung Cộng để dễ liên lạc, chuyên chở hàng viện trợ cho Việt Cộng. Trung Cộng cũng có lợi vì biên giới phía nam Trung Cộng an toàn, không sợ bị Quốc Dân Đảng Trung Hoa kiểm soát.Chiến lược giữa Võ Nguyên Giáp
    và các tướng lãnh cố vấn Trung Cộng có một điểm khác biệt căn bản.
    Võ Nguyên Giáp chú trọng đến việc tấn công các tỉnh đồng bằng để gây tiếng vang, các tướng lãnh Trung Cộng chú trọng đến việc mở rộng ảnh hưởng ở miền núi làm hậu cứ và từ đó chờ cơ hội chiếm đồng bằng.Thưc tế cho thấy chiến lược của Giáp không thành công, nhất là sau những thất bại nặng nề ở Vĩnh Yên, Ninh Bình năm 1951, vì khi đánh đồng bằng, hỏa lực của Pháp quá mạnh, đẩy lui quân VM dễ dàng. Trong trận Vĩnh Yên, tướng Giáp nướng khoảng 5,000 quân VM.
    Từ đó, Giáp theo hẳn chiến lược Trung Cộng, tiến đánh miền núi và cao nguyên phía tây bắc dưới sự cố vấn của các tướng Trung Cộng. Cao điểm của các chiến dịch tây bắc là trận Điện Biên Phủ tháng 5 -1954. Ngay cả trận Điện Biên Phủ cũng được quyết định ở Bắc Kinh, khi được tin Pháp chiếm Điện Biên Phủ cuối năm 1953, tướng Vi QuốcThanh, đứng đầu bộ Tư lệnh cố vấn Trung Cộng liền yêu cầu Võ Nguyên Giáp chuyển quân đến bao vây Điện Biên Phủ, đồng thời xin chỉ thị Bắc Kinh. Bắc Kinh liền gia tăng viện trợ, nhất là trọng pháo cho Việt Minh, thậm chí còn gởi cả những chuyên viên đào giao thông hào để tiến sát gần quân Pháp. Khi trận Điện Biên Phủ bắt đầu vào giữa tháng 3-1954 thì cuối thángđó, cả Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng có mặt ở Bắc Kinh để xin viện trợ và nhận chỉ thị. Kết quả thì ai cũng biết là trận Điện Biên Phủ kết thúc ngày 7-5-1954, Việt Minh thắng lợi, nhưng thực tế là hoàn toàn nhờ vào Trung Cộng, chỉ có xương máu Việt Nam…

    TRẦN GIA PHỤNG.

    • saovang says:

      Sự thật về Võ nguyên Giáp trên mặt tờ báo hàng đầu nước Mỹ :

      Trên mặt tờ báo Wall Street Journal , ngày 9/10/12, chình ình một bài viết quy tội tên đồ tể Võ nguyên Giáp, trong thời kháng Pháp, ra tay giết hại những người Việt quốc gia; trong cuộc chiến Đông Dương 1, Võ nguyên Giáp bị đánh te tua, chỉ khá lên nhờ Mao đã chiếm được nước Tàu và gửi ồ ạt cố vấn và súng đạn sang giúp; và trong cuộc chiến Đông Dương 2, chiếm được Miền nam là do Việt Nam Cộng Hòa bị Mỹ ngưng quân viện .

      (Tóm tắt) Ông Giáp của Việt Nam Được Đánh Giá Lại

      FRIDAY, 18 OCTOBER 2013
      Vietnam’s Giap Reappraised
      Tác giả: Mark Moyar
      Wall Street Journal
      09-10-2013
      Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

      Ông xuất chúng về tiếp vận, một công tác bị đánh giá thấp nhưng thiết yếu của chiến tranh. Tuy nhiên vào những năm đầu tiên của Chiến Tranh Đông Dương thứ nhất, trong đó quân Cộng Sản Việt Minh của ông đánh Pháp và đồng minh Việt Nam của Pháp, quân đội của Ô. Giáp đã chịu nhiều thất bại về quân sự do quyết định kém cỏi của ông.

      Lực lượng Việt Minh đã không đạt được tiến bộ nào đáng kể cho đến khi nhận được hỗ trợ lớn lao của Trung Quốc sau khi nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949. Vào năm 1950, Trung Cộng cấp phát cho Việt Minh 14,000 súng trường, 1,700 súng máy và súng trường không giật, và 300 súng phóng tên lửa chống xe tăng bazooka. Trong vòng bốn năm sau, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh tăng 10 lần, lên tới 4,000 tấn mỗi tháng. Bắc Kinh cũng cung cấp 281 cố vấn quân sự, gồm cả Ô. Trần Canh (Chen Geng), một trong những tướng lãnh giỏi nhất của Ô. Mao. Vì hồ sơ thành tích của Ông Giáp yếu, Tướng Trần Canh nắm vai trò hoạch định chiến lược cho Việt Minh, một điều làm cho Ông Giáp sẽ mất tiếng tăm đối với những biến cố tiếp theo nếu được nhiều người biết đến.
      Trong trận chiến Điện Biên Phủ vào 1954, Việt Minh được trợ lực bởi nhiều binh sĩ tiếp vận Trung Quốc và xe vận tải. Nếu không có những thứ này, Việt Minh đã không thắng thế. Như người ta đã thấy, vào thời điểm này quân đội Việt Minh rất tồi tệ hơn là thế giới bên ngoài tưởng. Ông Giáp sau này tâm sự với nhà ngoại giao Hung Janos Radvanyi rằng Điện Biên Phủ “là một nỗ lực liều mạng cuối cùng của quân đội Việt Minh.” Những năm chiến đấu trong rừng “đã làm cho tinh thần của những đơn vị chiến đấu xuống rất thấp,” và quân đội “sắp rơi vào tình trạng hoàn toàn kiệt lực.”

      May mắn cho Việt Minh, Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không lực tại Điện Biên Phủ theo yêu cầu của Pháp, một phần không nhỏ vì ước tính phóng đại về lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh đã chịu một sự tổn thất to lớn với 22,900 binh sĩ chết và bị thương tại Điện Biên Phủ, gần một nửa tổng số quân lực, trước khi đè bẹp quân phòng thủ với quân số ít hơn vào thời điểm sau cùng.

      Vai trò của Ô. Giáp trong Chiến Tranh Đông Dương thứ hai nhỏ hơn một cách đáng kể. Khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến trên bộ vào 1965, Ô. Lê Duẩn và những viên chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đẩy Ô. Giáp ra rìa. Họ tố cáo Ô. Giáp thiên về chủ thuyết Xô Viết hơn là chủ thuyết Mao. Khi Ô. Lê Duẩn và vị tướng ông ưa chuộng Nguyễn Chí Thanh đòi tăng cường nhanh chóng cuộc chiến đấu quân sự vào năm 1965, Ô. Giáp phản đối nhưng không ai nghe.

      Như Ô. Giáp đã cảnh cáo, Hoa Kỳ đã phản ứng đối với sự tăng cường chiến tranh này bằng sự can thiệp lớn lao trên bộ. Sự kiện này đã cứu Nam Việt Nam và liên tiếp tạo ra nhiều thất bại cho Bắc Việt. Trong hai năm kế tiếp, mức tổn thương của Bắc Việt gia tăng gấp bội, Ô. Giáp khuyên cáo trở lại chiến tranh du kích. Một lần nữa đề nghị của ông không được để ý đến.

      Ô. Giáp chỉ đóng góp một vài tiếng nói về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông lấy lại một ít ảnh hưởng vào đầu thập niên 1970, chia sẻ quyền hành với những tướng khác. Vì thế, ông chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc tấn công Lễ Phục Sinh 1972, theo đó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư đoàn của quân Bắc Việt. Ô. Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch định cuộc tấn công sau cùng vào năm 1975, nhưng việc thi hành dành cho Tướng Văn Tiến Dũng. Sự thành công của cuộc tấn công lật đổ chính quyền Saigon này không chủ yếu do kế hoạch của Ô. Giáp, mà là vì Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ miền Nam Việt Nam khiến cho phòng tuyến phía đông không giữ vững được.

      Một sự thiếu sót trong những bài tán dương Tướng Giáp gần đây là sự liên hệ của Ô. Giáp với tội ác chiến tranh. Điều này đặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland, đối tác Hoa Kỳ của Ô. Giáp, có đề cập đến luận điệu tội ác chiến tranh.

      Những trường hợp rõ rệt nhất về tội ác của Ô. Giáp xẩy ra vào năm 1946 khi Ô. Giáp đã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trăm nhà lãnh đạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Đảng và những tổ chức quốc gia khác. Ô. Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản động của Việt Nam Quốc Dân Đảng được ban thưởng với sự thành công và chúng ta có thể giải phóng được những vùng đã rơi vào tay chúng.”

      Không có gì khó khăn để biết tại sao những người Cộng Sản Việt Nam muốn phóng đại giá trị của Ô. Giáp và giảm thiểu những thất bại của ông. Nhưng những người Mỹ cũng làm như vậy là một điều gây ngạc nhiên và phiền hà. Việc lãng mạng hóa kẻ thù của thời chiến tranh xem ra không quan trọng đối với những người Mỹ chưa bao giờ nghe thấy những tiếng súng bắn ra trong tức giận, nhưng những người đánh nhau ở tiền tuyến có quyền cảm thấy oán giận đối với hành vi như vậy. Họ xứng đáng được đối xử tốt hơn.

      (Chú thích: Ô. Mark Moyar là tác giả của cuốn sách “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1964-1965”)

    • saovang says:

      Khai trừ Việt gian kbchaingoai

      26/ 03/11
      BẢN LÊN TIẾNG CHUNG
      V/V MỘT VÀI CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG VÀ NHÀ BÁO TIẾP TAY TUYÊN TRUYỀN CHO CỘNG SẢN VIỆT NAM TẠI NAM CALIFONIA

      Kính gửi:
      - Quý nhân sỹ, Quý hội đoàn và đồng hương Tỵ Nan CS,
      - Quý Cơ quan Truyền Thông Nam California.

      Kính thưa quý vị,
      Gần đây có nhiều sự kiện tiêu cực đang diễn ra tại Nam Calfornia trên báo chí và truyền hình có lợi cho CS, điển hình như sau:

      1/ Nguyễn Phương Hùng, luôn nhận mình là chiến sĩ VNCH nay lại công khai đứng ra tổ chức và làm MC cho David Dương trong buổi họp báo ra mắt hội VABA, một tổ chức doanh gia thân Cộng đang hợp tác đắc lực với bạo quyền CSVN, đứng ra công khai kêu gọi doanh nhân về cộng tác với CSVN.

      2/ Nguyễn Phương Hùng, qua web site KBC hải ngoại và báo Việt Weekly đã viết rất nhiều bài xuyên tạc, phỉ báng cá nhân và đoàn thể chống Cộng nhằm gây xáo trộn chia rẽ Cộng đồng người Việt Quốc Gia.

      3/Mới đây Nguyễn Phương Hùng cùng Etcetera, Vũ Hoàng Lân của Báo Việt Weekly và Đinh Viết Tứ đã công khai ngồi chụp hình chung và phỏng vấn, tạo diễn đàn cho Lê Quốc Hùng, Tổng Lãnh Sự CSVN tuyên truyền và bôi nhọ tập thể người Việt chống Cộng. Sự kiện này Báo Việt Weekly đăng hình trang bìa và tường thuật trong số báo ngày 23/03/11 và phổ biến trên Phố Bolsa TV.com và trang mạng KBC Hải Ngoại .

      4/ Một vài cơ quan truyền thông vẫn dung dưỡng, quảng cáo và cổ võ cho một thiểu số nghệ sỹ gốc tỵ nạn CS, đã về VN công khai cộng tác với CS như ca sĩ Quang Lê, Mai Thiên Vân, Elvis Phuơng, Hương Lan, Minh Tuyết, Thanh Tuyền, Chí Tài, Hoài Linh… Nguyễn Cao Kỳ Duyên làm MC tiếp đón phái đoàn CSVN và ca sỹ Khánh Ly đến ca hát giúp vui trong bữa tiệc tiếp đón cán bộ thuộc Tòa Tổng Lãnh Sự CS VN..

      5/Một vài đài truyền hình công khai tiếp tay cho CSVN chiếu các sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.. của CSVN có tính cách tuyên truyền cho CSVN tại hải ngoại.
      Qua những nhận định trên, chúng tôi mong mỏi sự tiếp tay của đồng hương và quý cơ quan truyền thông để ngăn chặn những hành động làm lợi cho CS ngõ hầu cuộc đấu tranh đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho VN sớm thành công bằng cách:.

      1/ Không tạo diễn đàn để CS và Tay Sai có cơ hội tuyên truyền gây xúc phạm Cộng đồng người Việt tỵ nạn như Việt Weekly, KBC Hải Ngoại và Phố Bolsa TV.com

      2/ Không chiếu, không đăng những sinh hoạt, những hình ảnh quảng cáo tuyên truyền cho chế độ CSVN.

      3/Tẩy chay những nghệ sỹ, những MC, những đại nhạc hội, những cơ quan truyền thông và những nhà báo tay sai tiếp tay cho tuyên vận CS.

      Làm tại Little Saigon ngày 26/ 03/11
      Đồng đứng tên
      1/ Các Hội Đoàn Quân Đội VNCH
      2/ Các Ban Chấp Hành CĐVN
      3/ Các Đảng Phái và Hội đoàn Đấu Tranh
      4/ Hội đoàn Tôn giáo, Văn hóa, Xã Hội…người Việt QG
      5/ Nhân Sĩ:
      Địa chỉ liên lạc: c/o Phan kỳ Nhơn, Mail Box 9315 Bolsa Ave. # 267- Westminster CA 92683;
      ĐT ( 714) 548 0440 & (951) 360 0909 ; email:phankynhondn@hotmail.com

    • saovang says:

      Ngay cả học sinh trong nước VN cũng đếch biết tên cầm quần chị em Võ nguyên Giáp là tên cha căng chú kiết nào, huống chi những người dân bình thường ở nước ngoài . Chỉ có những tên thiên tả hoặc lúc trước thuộc thành phần phản chiến mới biết đến tên tướng họ Võ mà quảng cáo láo mà thôi .

      ***Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – 21/10/2013 –
      Đại tướng không được nhắc trong SGK

      Tìm hiểu của Thanh Niên Online cho thấy, cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

      Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp.

      “Ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu… Nhưng chưa có bài nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bà Nguyễn Thị Hào, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.HCM) cho biết.

      Bà Nguyễn Ái Hằng – nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng. Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

    • Lý Chính Luận says:

      Xem làm chi những đoạn phim tầm phào, nghe làm gì những cuộc đối thoại bá láp!

      Nên nhớ: nhân dân, báo chí Pháp Mỹ là những nước có truyền thống tự do ngôn luận lâu đời, cho nên ai muốn nói gì thì nói, muốn làm phim yêu ai ghét ai cũng chả thằng tây nào dám đụng tới mình. Những gì do một vài cá nhân, cơ quan truyền thông của Pháp hoặc Mỹ phát biểu KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢN ÁNH TÂM TƯ CỦA TOÀN THỂ NGƯỜI DÂN CỦA CẢ NƯỚC!

      Tôi cũng là người Mỹ nè, nếu ông tôn trọng quyền tự do ngôn luận của tôi, ông hãy trích đăng “tư tưởng lớn” này của tôi lên tạp chí Cộng Sản của đảng CSVN nhé:

      “HỒ CHÍ MINH LÀ MỘT TÊN LƯỜNG GẠT, ĐẢNG CSVN LÀ MỘT BỌN BÁN NƯỚC, CHÍNH PHỦ VN HIỆN NAY LÀ MỘT PHƯỜNG GIÁ ÁO TÚI CƠM, SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN, SONG CHÂN LÝ ẤY KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI”.

    • saovang says:

      Thỏ phụ sinh thỏ tử ! Gia đình “gà nuốt giây thun ” chickenshit Võ nguyên Giáp :

      ***Trong bài “ Ông Võ Nguyên Giáp Như Tôi Từng Biết” – cựu đại tá Cộng sản Bùi Tín viết : Ở Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu, các sỹ quan đều biết rằng suốt trong 30 năm, tướng Giáp rất ít khi ra mặt trận. Ngay ở Điện Biên Phủ ông gần như chỉ ở trong hang đá Mường Phăng, ngoài tầm pháo địch, suốt hơn 4 tháng trời, không ra gần hay sát nơi chiến trận. Sau khi chiến dịch toàn thắng ông mới ra duyệt binh tại chiến trường đã im tiếng súng và tìm hiểu những di tích của các trận đánh. Trước đó, các chiến dịch lớn Trung Du, Hòa Bình, Thượng Lào … ông cũng ở trên Việt Bắc, chỉ huy từ rất xa.

      Từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chiến tranh ở miền Nam… ông không hề đặt chân lên chiến trường miền Nam “.

      ***Trong bài “Tiền Và Máu “, nhà văn Huy Phương kể rằng hai người con trai của Giáp là Võ Điên Biên sinh năm 1954 và Võ Hồng Nam năm 1956 cũng đều không phải ra chiến trường. Võ Ðiện Biên sinh năm 1954, nhưng xong trung học thì Giáp cho sang du học ở Liên xô .

    • saovang says:

      Việt gian Võ nguyên Giáp là con nuôi trùm mật thám Tây Louis Marty:

      ***Học giả Hoàng Văn Chí – đã từng hoạt động với Việt Minh 1949- 1953- trong cuốn sách Từ Thực Dân Đến Cộng Sản ( được dịch ra 15 thứ tiếng ) đã viết như sau:

      Mai và Giáp đều là “con nuôi” của Louis Marty, giám đốc phòng chính trị của phủ Toàn Quyền. Marty kiếm việc cho Mai dạy học ở trường Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và giao Giáp, hãy còn là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những đảng viên Tân Việt khác bị tù đày hoặc cầm cố thì hai người ung dung sống ở Hà Nội cho đến ngày Giáp được Pháp đưa sang Tầu theo Việt Minh chống Nhật. Giáp có theo học lớp “chiến tranh du kích” do Mỹ mở ở Tĩnh Tây, nhưng không bao giờ lên Diên An. Giáp và Mai coi nhau là “anh em kết nghĩa” nhưng sau khi vợ Giáp chết trong tù, Giáp lấy cô Hà, con gái Mai kém Giáp gần 20 tuổi mà trước kia Giáp vẫn bế trong tay hồi còn là “chú cháu” .

      ( Ghi chú của saovang : Mai tức Đặng thái Mại . Gia nhập đảng Cộng sản Đông Dương năm 1946)

      *** Trong cuốn sách “Victory At Any Cost” [Chiến Thắng Bằng Mọi Giá], tác giả Cecil B. Currey viết rằng nhờ là con nuôi, nên Võ Nguyên Giáp được Marty giúp đỡ xin vào học trường Albert Saraut : “… chứng cớ hoạt động không rõ ràng, nhưng quan tòa cũng xin xử phạt 2 năm tù khổ sai. Năm 1933, Đặng Thái Mai ra Hà Nội nhận dạy học ở trường Thăng Long, VNG ra Bắc theo… Với 1 án tù chính trị như thế, con đường học của Võ Nguyên Giáp là không thể có được nếu không có sự giúp đỡ của Louis Marty. Trong việc tiếp xúc giữa Marty và VNG, Marty đã khuyên Giáp quay trở lại việc học và chuẩn bị cho việc thi tú tài 1 và 2. Chắc hẳn Marty đã ngầm giúp đỡ để Giáp có thể vào học ở trường Albert Sarraut.”.

      *** Trong bản cáo trạng 8 điểm buộc tội Giáp của tổng bí thư CS Đỗ Mười và chủ tịch Nhà Nước CS Lê Đức Anh có ghi :

      Giáp từng là con nuôi của Chánh Sở Mật Thám Đông Dương, Louis Marty .

  4. thegioi says:

    Người Pháp nói:

    http://www.youtube.com/watch?v=CQZqVIIB6OI

    Người Mỹ và thế giới nói:

    http://www.youtube.com/watch?v=CQZqVIIB6OI

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên báo Mỹ qua hồi ức của nữ nhà báo

    Chủ nhật, 25/08/2013, 16:31 (GMT+7) 0 phản hồi
    (Thời sự) – Catherine Karnow, nữ nhà báo Mỹ đã có bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đăng tải trên tờ Huffington Post, Mỹ, vào tháng 12 năm ngoái. Năm 1994, Catherine Karnow có cha là một nhà báo nổi tiếng từng phỏng vấn Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, được đích thân Đại tướng mời tháp tùng tới Điện Biên Phủ. Nhờ đó mà cô hiểu hơn về vị Đại tướng người Pháp ví là “núi lửa phủ tuyết”. BBT xin được trích đăng:

    Ngày 25/8 là ngày sinh nhật 101 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có lẽ là vị tướng còn sống vĩ đại nhất ngày nay. Vào thời điểm này, Đại tướng nằm viện đã được gần 2 năm. Đại tướng là “khối óc” của trận đánh Điện Biên Phủ nổi tiếng, trận đánh giúp giành độc lập cho Việt Nam từ người Pháp, vào tháng 5/1954. Ông cũng đóng góp lớn cho chiến thắng của Việt Nam trước quân Mỹ vào tháng 4/1975. Người Pháp gọi ông là “núi lửa phủ tuyết” vì mái tóc bạc trắng và sự mạnh mẽ, quyết đoán của ông.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Catherine Karnow năm 1994.
    Năm 1994, tôi được Đại tướng Giáp mời, với tư cách là nhà báo phương Tây duy nhất tháp tùng riêng ông tới Điện Biên Phủ. Tôi đã ở nhà ông vài ngày trước đó, chụp ảnh ông và ăn tối cùng gia đình ông, khi ông ghé về phía tôi, nói nhỏ lời mời vào tai tôi, nói tôi không được nói cho ai biết.
    Các nhà báo và phóng viên ảnh đã tới Hà Nội vài ngày trước, băn khoăn không biết Tướng Giáp có tới thăm Điện Biên Phủ trong lễ kỷ niệm 40 chiến thắng hay không. Và giờ đây ông đang mời tôi đi riêng cùng ông, ngay tuần trước khi ngày kỷ niệm chính thức, 7/5.

    Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Catherine Karnow chụp.
    Nhưng hãy để tôi giải thích làm sao tôi lại có mối quan hệ đặc biệt với nhân vật lịch sử này. Cha tôi, Stanley Karnow, nhà báo có tiếng và nhà sử học về Chiến tranh Việt Nam, đã phỏng vấn Đại tướng cho tờ New York Times vào năm 1990. Vài tháng sau, tôi tới Việt Nam, gặp Đại tướng, chụp ảnh ông và gia đình ông. Và từ đó, mối quan hệ được hình thành.

    Rồi đến ngày 1/5/1994. Tôi vô cùng háo hức và hồi hộp khi chúng tôi bay từ Hà Nội tới Điện Biên. Đại tướng sẽ không chỉ thăm chiến trường xưa và một nghĩa trang chiến tranh, ông sẽ lần đầu tiên trong 40 năm trở lại Mường Phăng, trại bí mật trong rừng, nơi ông đã ở trong những tháng cuối cùng trước trận chiến Điện Biên Phủ và từ đó ông đã vạch ra chiến lược Điện Biên Phủ nổi tiếng.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ đến Điện Biên Phủ bằng trực thăng, còn tôi đi bằng xe jeep, trên chặng đường quanh co, gập ghềnh kéo dài 6 tiếng đồng hồ.

    Có hàng trăm người đã tới trận địa xưa để đợi Tướng Giáp đến. Do ước tính Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể đến bất kỳ lúc nào, tôi chuẩn bị sẵn phim cho máy ảnh và đứng ở vị trí đẹp để chụp. Nhiều phút trôi qua. Rồi một giờ và một giờ nữa. Trời nóng và mặt trời chói chang. Nếu tôi vào tán cây để tránh nắng, tôi có thể bỏ lỡ mất khoảnh khắc Tướng Giáp tới. Thật ngốc, tôi đã không mang đủ phim để có thể chụp người dân địa phương. Người dân nơi đây thật tuyệt vời. Nhiều người là người Thái Đen, người dân tộc sống ở vùng cao. Có cả những em nhỏ được mặc như những chiến sỹ nhỏ, với khăn quàng đỏ, vẫy cờ hoa.

    Người dân làng ở Mường Phăng chào đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp với niềm vui và kính trọng lớn.
    Cuối cùng, có tiếng động trên bầu trời và chúng tôi thấy một con chim lớn đang tiến về phía chúng tôi. Mọi người chạy tới chỗ chiếc trực thăng hạ cánh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước xuống, vẫy tay chào mọi người. Chúng tôi bắt đầu đoạn đường dài lên núi để tới trại bí mật trong rừng. Chúng tôi bước trên những tấm gỗ nhỏ bắc qua suối, bước qua những cây gỗ bị đổ. Với một người 83 tuổi, Tướng Giáp rất nhanh nhẹn. Khi chúng tôi tiến tới địa điểm Tướng Giáp đã từng sống trong nhiều tháng để lên kế hoạch cho trận chiến cuối cùng, người dân làng đã đón chào ông trong niềm hân hoan và kính trọng lớn. Ông đã không gặp một số người 40 năm qua.

    Cựu chiến binh Điện Biên Phủ ngồi say sưa nghe Tướng Giáp nói chuyện.
    Rồi chúng tôi ở trong căn lều bé xíu, đúng nơi Đại tướng đã vạch ra chiến lược của trận Điện Biên Phủ. Trên tường là một bản sao của chính tấm bản đồ Đại tướng và các đồng chí của mình đã dùng 40 năm về trước. Tướng Giáp nhớ lại kỷ niệm của những ngày đã ở trong lều: “Điều đáng tiếc duy nhất của tôi là những đồng chí đã cùng với tôi ngày đó giờ không còn với chúng ta nữa và không thể ở đây hôm nay”.

    Đối với tôi, ở trong căn lều bé xíu ở giữa rừng miền bắc Việt Nam, là thời khắc quan trọng trong đời, khi được chứng kiến một huyền thoại sống nhớ lại những giây phút cá nhân góp phần tạo nên lịch sử.
    (BDT/Huffington Post)

    • saovang says:

      Thiên hạ đệ nhất sát quân : “ Đại tướng “ Võ nguyên Giáp:

      *** Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSVN năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.

      *** Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà cách mạng cs lão thành, trong bài “Thắp Chung Nén Nhang Cho Tấm Thảm Kịch Quá Khứ” đã viết:“Ai phải chịu trách nhiệm đối với những con số ghê rợn thế này:1.1 triệu liệt sĩ; 559.200 thương bệnh binh; hơn 300,000 người mất tích; ( Báo Tổ Quốc số 29 )

      ***Về con số thương binh VC. Michel Tauriac – nhà văn và nhà báo nổi tiếng của Pháp – trong cuốn Hồ Sơ Đen Việt Cộng , ông dành hẳn chương 11 nói về những thảm họa chung mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng do cuộc chiến gây nên. Không chỉ có 600 ngàn thương phế binh trong hàng ngũ Cộng quân mà có tới 4 triệu người tàn phế theo ghi nhận của tướng Trần Độ, chỉ riêng về phía Cộng Sản…

  5. Hồ Bác Cụ says:

    Một điều rất thú vị về bài viết này là đã nêu lên vấn đề “tội ác chiến tranh” của ông Giáp. Có ai đó đã thu thập tài liệu để sau này chúng ta sẽ đưa những tên tội phạm chiến tranh và tội diệt chủng người VN, như Hồ chí minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, .v.v.. ra trước tòa án nhân dân VN và quốc tế. Quan điểm về Luật Pháp, Lương Tâm, là phải đem bọn chúng ra xử để làm gương cho các thế hệ mai sau. Bọn tội đồ Hồ chí minh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, sẽ bị dân chúng VN nguyền rủa muôn đời, danh xú vạn niên còn thúi hơn cả Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.

  6. tonydo says:

    Cám ơn bác Quang Phan về Comment,23/10/2013 at 10:38.
    Bác quả là người học rộng hiểu sâu, lại nhũn nhặn khiêm tốn. Thật đáng phục.
    Đọc lại bài này thêm một lần nữa mới thấy cái đúng của tác giả Mark Moyar.
    Qủa thật, với khả năng quân sự của tướng Giáp, nếu Mao không đuổi được Tưởng ra Đài Loan và mở thông biên giới để giúp Việt Nam, thì Việt Minh sẽ chỉ là giặc cỏ. Hơn nữa Pháp lại đã trao trả độc lập cho VN nên người ta bỏ về thành theo Quốc gia rất nhiều. Đúng là con người ta có số, làm chính tri, ngoài tài giỏi, mưu lược, lì lợm còn phải có cái may mới thành công được.
    Tướng Giáp chưa bao giờ đưa ra một chiến lược, chiến thuật có tính cách cá nhân của một vị Tướng. Tất cả những chiến thắng được mang tên ông ta thực tế chỉ là sự chịu đựng gian khổ, hy sinh vì lòng căm thù thực dân xâm lược, mà Hồ Chí Minh đã một thời khéo lợi dụng.
    Và nói cho cùng, ngay cả trận Điện Biên Phủ, xin hỏi qúi trưởng thượng tại sao người Mỹ lại muốn chấm dứt trận chiến giữa Pháp và Việt để ký hiệp định Geneva chia cắt nước nhà.(ngừng trợ giúp oanh tạc ĐBP).
    Tướng Giáp lại chưa bao giờ bị tù tội như những đồng chí khác.
    Kính.

  7. Huy says:

    Bọn VNCH tay sai bán nước, bại trận chưa bao giờ chúng công nhận là bại trận. Chúng luôn luôn tìm mọi cách để ngụy biện sự bại trận của chúng. Chúng đỗ lỗi bại trận là do chủ của chúng là Pháp, Mỹ bỏ rơi, phản bội chúng chứ chúng không đầu hàng, không bại trận. Đồng thời chúng cố tìm mọi cách để hạ thấp giá trị của chiến thắng của quân và và dân VN, cũng như cố tình bại đặt, vu khống để hạ thấp tài thao lược và uy tín của các vị lãnh đạo của phe chiến thắng, trong đó có đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đó không có gì lạ. Chúng nói chỉ có chúng nó nghe với nhau, còn người Việt Nam chân chính cũng như những người có hiểu biết trên thế giới chẳng ai tin vào lời bọn chúng nó.

    • saovang says:

      Võ nguyên Giáp thú nhân Hà nội suýt hai lần bại trận :

      Võ nguyên Giáp phát biểu – trong cuôc phỏng vấn của Walter Cronkite thuộc đài truyền hình Hoa kỳ CBS :“ Cho tới nay tôi vẫn không hiểu nổi tại sao người Mỹ các anh lại chấm dứt thả bom Hà Nội (1972). Các anh đã tròng cổ được chúng tôi rồi. Nếu các anh nhấn thêm một chút nữa, chỉ một hoặc hai ngày nữa, chúng tôi đã sẵn sàng đầu hàng. Cũng giống như trận tết Mậu Thân, các anh đã đánh bại chúng tôi rồi”. Nguyên văn : “What we still don’t understand why you Americans stopped the bombing of Hanoi. You had us on the rops. If you had pressed us a little harder, just another day or two, we were ready to surrender. It was the same at the battles of Tet. You defeated us”.

      ( Cuộc phỏng vấn tại Hà Nội . Nguyên văn do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn sưu tầm và đăng trong tác phẩm “Chiến Tranh Việt Nam, Một Nước Cờ Độc” )

  8. tonydo says:

    Kính hai đàn anh Quang Phan và Trọng Dân!
    Em xin được không tranh cãi về chính sách Chiêu Hồi của hai chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH, một chính sách tuyệt vời.
    Em chỉ xin chia sẻ về cái tên của nó mà thôi. Hồi đó chúng em được gọi là những Người Tìm Tự Do.
    Còn nếu qúi đàn anh cứ gọi là Hồi Chánh, tức là đã đi sai đường rồi quay lại, thì phải kể cả các vị Trưởng Thượng mới đúng!
    Ví như ngài Nguyễn Tường Tam, Phan Anh, Phạm Ngọc Thảo, Phạm Duy, Bảo Đại, Nguyễn Cao Kỳ.v.v. mới là những con cá Hồi Lớn đầu tiên trở về sông nước đẻ trứng, và họ đã ra đi.
    Kính cám ơn nhị vị Đại Ca.

    • quang phan says:

      Có nhiều lý do khiến người ta theo Việt cộng như:

      Vì bị tuyên truyền, dụ dỗ hay bị ép buộc, khống chế.
      Vì muốn trốn luật vua phép nước.
      Vì mong được một chức vị với bọn chúng.
      Vì thất nghiệp, muốn kiếm miếng cơm manh áo.
      Vì cô thế, cô thân, trốn kẻ thù nghịch.

      v…v…

      Vì lòng nhân đạo, chính phủ Việt Nam Công Hoà mở ra chương trình Chiêu Hồi. Chiêu có nghĩa như welcome ( chào đón, như chiêu đãi viên). Hồi có nghĩa như return ( trở về nhà, về với chính nghĩa…). Người Mỹ còn gọi là Open Arms – Mở Rộng Vòng Tay Chào Đón .

      Hiệu quả của chương trình này là đã giúp 200000 người không còn bị tiếp tục làm công cụ cho chính sách “căm thù và “nuôi dưỡng căm thù” của bọn Việt cộng đồ tể , loại khỏi vòng chiến 200000 tay súng mà không cần phải có những trận đánh đẫm máu, và tránh được những hao tổn tài lực quốc gia.

      The Chiêu Hồi Program ([tɕiə̯w˧ hoj˧˩], loosely translated as “Open Arms”) was an initiative by the South Vietnamese to encourage defection by the Viet Cong and their supporters to the side of the Government during the Vietnam War.

      The US Army plan Historical Perspective of Psychological Operations states one of the largest and best known PSYOP campaigns of the VN War was the Chieu Hoi or Open Arms program with promises of economic aid, jobs, and relocation of family members to safe areas this program caused approximately 250,000 Viet Cong and North Vietnamese Army defections from 1963- 1975.

Leave a Reply to thegioi