WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trung Quốc đã mua đứt châu Phi

Lời người dịch: Trung Quốc ngày càng lấn át trên biển Đông cũng như ở biên giới phía Bắc. Không những thế, họ còn thò tay  vào tận Tây Nguyên qua các dự án khai thác Bauxite. Gần đây, những cánh rừng đầu nguồn của nước ta bị họ chiếm đoạt qua những hợp đồng thuê mướn dài vài chục năm với giá hết sức rẻmạt.

Năm ngoái, một báo cáo của bộ Xây dựng đã cho biết, họ trúng thầu hầu hết các dự án xây dựng lớn ở Việt Nam. Công nhân Trung Quốc sang làm việc chui đã nằm ngoài tầm kiểm soát của bộ Lao động và Thương binh Xã hội, gây ra nhiều tệ nạn thậm chí xung đột ở những vùng mà họ cư trú.

Mạc Việt Hồng

Ở châu Phi, Trung Quốc đã lũng đoạn cả về kinh tế lẫn chính trị. Bài dịch (1) hy vọng cung cấp tới bạn đọc một cái nhìn về hiểm họa Trung Quốc đang ngày một gia tăng với đất nước ta.

—————————————————

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ những năm đáng ghi nhớ của châu Phi, khi 17 quốc gia của lục địa này cùng giành được độc lập. Ngày nay, những người châu Á – mà chủ yếu là Trung Quốc – đã thay thế các cường quốc thực dân cũ để tiếp tục các cuộc chinh phục. Và có thể, nó sẽ tạo ra cơ hội để giải quyết những bế tắc của châu Phi?

Trong các chuyến bay giữa thủ đô các nước châu Phi, thường có các hành khách đi du lịch với hộ chiếu của Trung Quốc. Tới châu Phi là các công nhân Trung Quốc, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, giới ngoại giao, các  thương  gia lớn và cả những người với mơ ước mở một cửa hàng nho nhỏ ở một nơi nào đó tại Uganda. Trong những năm gần đây, hơn 1 triệu người Trung Quốc đã tới châu Phi, ở Algeria khoảng 50.000, Angola lên tới hơn 100.000, còn ở Nigeria số người Trung Quốc sống ở đây nhiều hơn so với người Anh trong thời kỳ thuộc địa. Làn sóng di dân này bắt đầu từ mười mấy năm trước và tăng mạnh trong vài năm gần đây.

Khởi đầu vào tháng Năm 1996, khi Giang Trạch Dân đi thăm châu Phi trong lúc lục địa này đang bị phương Tây quên lãng.

Tại Addis Ababa (thủ đô của Ethiopia – ND), Giang Trạch Dân đã nói với các nhà lãnh đạo của châu lục này trong cuộc họp thượng đỉnh của Tổ chức châu Phi Thống nhất rằng: Các công ty Trung Quốc sẽ làm cho các cửa hàng ở châu Phi đầy ắp hàng hóa, còn châu Phi sẽ cung ứng nguyên liệu để Trung Quốc – nhà máy của thế giới – sản xuất hàng hóa cung cấp cho toàn cầu…

Trung Quốc đã nhận ra một điều hết sức đơn giản: Có thể mua tận gốc tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản từ các nhà khai thác và không phải thông qua các trung gian tại Thị trường Nguyên liệu London (LME), nơi thường áp đặt giá khoáng sản cho cả thế giới- ông Richard Dowden, giám đốc của Hiệp hội Hoàng gia châu Phi, có trụ sở tại London giải thích.

Tiếp cận kiểu Trung Quốc

Tại Addis Ababa và thủ đô của một số nước khác, Giang Trạch Dân đã  đưa ra nhiều nguyên tắc theo kiểu Trung Quốc. Đổi lại việc kinh doanh, nhượng quyền khai thác mỏ, khai thác dầu hỏa, quyền mua đất, Trung Quốc sẽ xóa nợ, viện trợ và  đầu tư lớn, xây dựng các đập nước, trường học, bệnh viện, dinh tổng thống, xây dựng lại đường giao thông bị hư hỏng, cầu cống, đường sắt, hải cảng.

“Ngoài tiền bạc, Trung Quốc cũng cam kết sẽ ủng hộ các chính phủ ở châu Phi”, ông Princeton N. Lyman – chuyên gia của Hội đồng Quan hệ Quốc tế ở Washington, đồng thời là cựu Đại sứ Mỹ tại Nigeria và Nam Phi – nói.

Trung Quốc đã ban tặng cho các nước châu Phi tình hữu nghị vô điều kiện và họ cũng không tiếc lời khen ngợi dành cho kẻ độc tài ở Sudan là Omar al-Baszir, người đang bị tòa án Quốc tế Hague truy nã về tội ác diệt chủng khoảng 250.000 thường dân.

Trung Quốc đã nói với các chính trị gia châu Phi rằng: Chúng tôi là những người anh em của các bạn, chúng tôi không phải là thực dân giống như những người châu Âu hay người Mỹ. Chúng tôi không nói với các bạn rằng, các bạn cần phải làm gì và quản lý đất nước ra sao, cũng không đề cập đến nhân quyền mà chỉ làm sao để 2 bên cùng có lợi. Những lời đường mật này rót vào tai Bashir, người sau đó đã cho Trung Quốc khai thác các giếng dầu Sudan, nơi sẽ cung cấp một phần mười lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc.

Sau hơn chục năm, các chính sách của Giang Trạch Dân đã đạt được kết quả mong đợi. Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại châu Phi và là nhà cung cấp viện trợ phát triển lớn thứ 2 sau Mỹ – Giáo sư Scarlett Cornelissen, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Stellenbosch ở Nam Phi, người đã nhiều năm theo sát hoạt động của Trung Hoa trên lục địa này- phát biểu.

Năm 1996, năm mà Giang Trạch Dân tới châu Phi, kim ngạch thương mại giữa châu Phi và Trung Quốc ước tính mới khoảng 5 tỷ USD.

Trong năm 2008, kim ngạch giữa Trung Quốc với châu lục này đã tăng 20 lần, vào khoảng hơn 100 tỷ Mỹ kim. Một phần tư trong tổng kim ngạch này là từ Angola, nơi cung cấp 16% trong tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc – nhiều hơn Iran, một đối tác truyền thống và đồng minh đắc lực của Bắc Kinh. Ngoài ra, dầu hỏa từ 2 quốc gia châu Phi khác là Libia và Nigeria cũng không ngừng chảy vào Trung Quốc.

Các quốc gia như Nam Phi, Equatorial Guinea, Zambia, Zimbabwe và Congo thì trở thành nguồn cung cấp kim loại quý, kim cương và gỗ cho Hoa lục. Người ta tính, cứ 10 cây bị đốn ở Châu Phi thì có 7 cây được chở tới Trung Quốc. Dòng chảy ngược lại từ phía Trung Quốc  bao gồm máy móc, điện thoại di động, thuốc, xe hơi và quần áo. Chưa có bao giờ, các sản phẩm như Coca-Cola đến được những vùng sâu, vùng xa nhất của châu Phi. Bây giờ, ở những nơi đó, trong những quầy hàng là những lon Coca- Cola và những chiếc bát nhựa màu đỏ, đèn pin và đồ điện tử… Tất cả đều cực kỳ rẻ và được sản xuất tại Trung Quốc.

“Đối với nhiều người dân châu Phi, đây là lần đầu tiên trong đời, họ có đủ tiền để mua một chiếc radio hay một cái đồng hồ” - ông Dowden nói.

Trái ngọt từ châu Phi

Chiếc cầu Vàng (Golden Bridge) được xây dựng ở một nơi nghèo đói và bụi bặm, thuộc Lusaka. Kiến trúc sư Trung Quốc, không phải ngẫu nhiên, đã thiết kế giống như hình dáng của một ngôi chùa với chiếc mái cong cong. Họ muốn rằng, những người Trung Quốc sống ở đây, sẽ cảm nhận được bầu không khí của quê hương.

Nơi đây không thiếu người Trung Quốc: trong khu vực Lusaka, có vài ngàn người Trung Quốc đang sống và liên tục xuất hiện những người mới tới. Đây là vùng có trữ lượng đồng rất lớn thuộc Zambia mà Trung Quốc luôn quan tâm. Thực ra, họ nhòm ngó đến bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế, với mục đích đoạt quyền sở hữu các mỏ.

Trong tháng Ba vừa rồi, Trung Quốc đã mở lại các mỏ nickel ở Munali, mà một công ty khai thác mỏ của Úc đã bỏ vì lợi nhuận không đáng kể. Năm ngoái, đầu tư của Trung Quốc tại Zambia đạt 1,2 tỉ đô la (gần bằng một nửa tổng đầu tư nước ngoài vào đất nước này). Người ta tính rằng, cứ bỏ ra 11 triệu để đầu tư thì có thể mang lại 25.000 việc làm mới. Bất chấp những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu trong năm qua, đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi tăng 40% so với năm 2008 và đó chưa phải là kết quả cuối cùng, họ đang chuẩn bị các dự án tiếp theo, với tổng trị giá là 5,5 tỷ USD.

“Các công ty Trung Quốc hoạt động không chỉ ở những nơi yên ổn như Zambia. Họ xâm nhập cả vào những khu vực mà không người da trắng nào dám ló mặt tới” - Richard Dowden nói. Chẳng hạn, tại mỏ dầu hỏa ở Ogaden, nơi vẫn đang tranh chấp giữa Somalia và Ethiopia. Trong năm 2005, mấy kỹ sư Trung Quốc đã bỏ mạng ở đó. Nếu như các công nhân của hãng dầu khí Shell hay BP bị thiệt mạng thì những công ty này sẽ ngay lập tức quyết định dừng khai thác. Các công ty phương Tây không thể vì lợi nhuận mà bất chấp tính mạng của các kỹ sư của công ty mình. Trong khi đó, những nhà khai thác dầu mỏ Trung Quốc không mấy xúc động và vài ngày sau đó họ tìm ngay những kỹ sư khác thay thế.

Không còn bất kỳ chỗ nào ở châu Phi mà không có sự hiện diện của người Trung Quốc. Trong 53 quốc gia của châu lục này, Trung Quốc đã có đại diện ngoại giao tại 49 nước, bao gồm 37 đại sứ quán, nhiều hơn cả Hoa Kỳ. Ví dụ như nước Gabon. Liệu có mấy ai trong chúng ta biết tới đất nước này không? Đó là một nước nhỏ ở châu Phi, nơi có sản phẩm chủ yếu là lạc (đậu phộng). Vậy mà giữa Trung Quốc và Gabon (dân số 1,5 triệu người, diện tích bằng 2/3 của Việt Nam- ND) đã có sự hợp tác khai thác dầu mỏ, mangan và gỗ. Lợi nhuận của Trung Quốc đã được chính chủ tịch Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đảm bảo trong chuyến thăm Gabon năm 2004. Đón ông chủ tịch ngay tại sân bay là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Libreville (thủ đô của Gabon). Trong cùng năm đó, lãnh đạo độc tài của Gabon, Omar Bongo cũng tới thăm Bắc Kinh. Gabon hiện là nhà cung cấp gỗ lớn nhất của châu Phi cho Trung Quốc và là một đối tác quan trọng về dầu khí.

Mục đích sâu xa

- Ngược lại với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, Trung Quốc đã mở một cuộc tấn công trên quy mô lớn trong lĩnh vực ngoại giao với cố gắng mua chuộc Châu Phi – Justin Szczudlik Tatar, một nhà phân tích thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan lưu ý như vậy.

Bước phát triển trong mối quan hệ Trung-Phi là năm 2006, năm được Trung Quốc công bố là “Năm châu Phi”. Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Phi được tổ chức tại Bắc Kinh. Trong những ngày đó, trên nhiều đường phố Bắc Kinh, giao thông bị cấm, các nhà máy gây ô nhiễm bị tạm đóng cửa. Thành phố treo đầy áp phích chào mừng các vị vua, vị tướng, tổng thống và thủ tướng của các nước châu Phi.

Mặc dù có những hạn sạn nhỏ, như trên một số áp phích, không phải là hình ảnh những người châu Phi mà là hình những người Papuasi với những mẩu xương đeo trên cánh mũi, Hội nghị thượng đỉnh vẫn là một thành công lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo châu Phi, xếp hàng từng người một, nhích dần trên tấm thảm đỏ dài để tới bắt tay hai người đàn ông thấp lùn trong bộ comple, đó là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo – đang đứng trong hành lang tại Đại lễ đường Nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn. Không còn nghi ngờ gì nữa, người ta biết, quốc gia nào mạnh nhất ở Châu Phi.

Đây là miếng bánh ngọt (2) dành cho châu Phi, mà trước đó, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu hay Liên Xô thời còn tồn tại cũng chưa bao giờ nghĩ ra. Tại Bắc Kinh, các thỏa thuận cụ thể được đưa ra, Trung Quốc sẽ gia tăng trợ giúp, đề xuất các khoản tín dụng và xóa nợ.

Tháng mười một năm ngoái,  Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Châu Phi lại được tổ chức. Lần này tại Sharm el-Sheikh, trong khu nghỉ mát Ai Cập, quy mô nhỏ hơn, nhưng hứa hẹn nhiều hơn: 10 tỷ USD tín dụng ưu đãi dành cho các chính phủ, cộng với một tỷ cho các khoản vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, 3 tỷ để hỗ trợ các công ty tư nhân Trung Quốc hoạt động tại châu Phi. Trung Quốc cũng hứa hỗ trợ cho những khu vực kém phát triển, miễn giảm thuế, xây dựng từ 3 tới 5 trung tâm hậu cần để đào tạo khoảng 1.500. giáo viên, cấp 5.500 xuất học  bổng cho học sinh, tăng số lượng các trung tâm tư vấn nông nghiệp lên 20 và xây dựng 50 trường học Hữu nghị Trung Quốc-Châu Phi.

Sự hào phóng của Trung Quốc khác xa với hoạt động từ thiện, nó bắt nguồn từ một nguyên nhân còn quan trọng hơn chuyện dầu khí hay quặng đồng. Cộng sản Bắc Kinh muốn tranh thủ sự ủng hộ của các nước châu Phi với cuộc chiến của họ trong việc thực hiện chính sách “Một Nước Trung Quốc“, theo đó Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc đang bị phiến quân chiếm giữ.

Trong những năm gần đây, mối quan hệ tế nhị này đã dẫn tới việc mười mấy nước châu Phi cắt đứt quan hệ với Đài Loan… Bắc Kinh đã bỏ ra hàng tỷ đô để đổi  lấy các lá phiếu của các nước châu Phi tại Liên Hợp Quốc, ở Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), hoặc – gần đây nhất – tại hội nghị Thượng đỉnh bàn về khí hậu ở Copenhagen.

© Mạc Việt Hồng

© Đàn Chim Việt Online

————————————————–

Chú thích của người dịch:

(1): Trích và lược dịch từ tuần báo “Polityka” Ba Lan, tháng 3/2010. Bài viết mang tên “Azja kupuje Afrykę: Nowe kolory czarnej Afryki”. Tác giả Jędrzej Winiecki viết từ Lusaka.
(2) Nguyên văn là “feta”, một loại pho-mát cực ngon làm từ sữa dê.

6 Phản hồi cho “Trung Quốc đã mua đứt châu Phi”

  1. Tran_Hung says:

    Tôi đã đọc những bài tuơng tự như thế này trên các báo Mỹ trong thời gian vừa qua . Nội dung cũng như vậy nhưng mức độ thì nguy hiểm hơn nhiều .
    Không phải chỉ đơn thuần là vấn đề đầu tư và sở hữu các hầm mỏ, đất rừng mà TQ đã làm đuợc hai việc mà hai trăm năm nguời da trắng không làm đuợc :
    1. Họ đã chiếm đuợc cảm tình của nguời dân các nuớc họ xâm thực . Tôi còn nhớ một trong những thủ lĩnh bộ lạc Phi Châu nói với phóng viên báo chí rằng “Hai trăm năm nguời da trắng tới đây chỉ để lại một Phi châu nghèo đói . Hai chục năm nguời Trung hoa tới đây đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của châu Phi ” . Sự thật thì như thế nào ? Thời kỳ đầu, với tư tuởng thực dân, các cuờng quốc châu Âu tràn vào châu Phi, chia địa lục này thành những quốc gia thuộc Anh, thuộc Pháp, thuộc Đức, thuộc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ …… Họ đối xử với nguời châu Phi như những kẻ nô lệ . Nguời dân Phi châu không có quyền hành gì trên đất nuớc của mình . Thực dân da trắng phè phỡn trên đống tài nguyên giàu có mà để lại cho nguời dân bản xứ những chiếc áo rách và miếng cơm ăn bốc . Nguời dân da trắng di cư đến đất Phi châu với những kiến thức và cách tổ chức khoa học sẵn có, nhanh chóng trở thành những chủ nhân của các hãng xuởng, hầm mỏ, cơ sở thuơng mại, nhà băng . Nguời dân Phi châu đuợc gì, có còn gì ngoài sự xỉ mắng va khinh bỉ của gai cấp bóc lột .
    Thế rồi trào lưu giải phóng dân tộc thế giới lên cao, các đế quốc phải trả độc lập cho các quốc gia châu Phi nhưng thuờng gắn họ vào cái gọi là “khối liên hiệp Anh”, “khối nói tiếng Pháp”, “khối thuộc Đức”, khối thuộc Tây ban Nha … Nói chung thì các nuớc này đã đuợc độc lập nhưng cuộc sống của nguời dân Phi châu cũng chẳng đuợc cải thiện là bao . Cái khác là thực dân kiểu mới tạo ra một hàng ngũ lãnh đạo nguời bản xứ, tham lam, độc tài, đôi khi còn tàn bạo đối với nguời dân của họ hơn cả thực dân, lãnh đạo nhưng phụng sự cho lợi ích của nguời da trắng .
    Để làm giảm những căng thẳng và tranh đấu của nguời da đen, thực dân mới thành lập những đội hoà bình, những hội thiện nguyện, những cơ quan cứu trợ để mang luơng thực, thực phẩm, thuốc men ban phát cho những nơi bị cội chiến tàn phá, bị thiên tai hoặc nhân tai . Đôi khi họ còn gởi quân để can thiệp vào những cuộc chiến đẫm máu của các quốc gia hay các bộ lạc với nhau với danh nghĩa là gìn giũ hoà bình ….
    Cái chủ ý của nguời da trắng là giữ cho một châu Phi luôn luôn ở tình trang hoang sơ, là khu vuờn thiên nhiên vĩ đại, là nguồn dự trữ nguyên nhiên vật liệu cho các nền công nghiệp của họ thế hệ sau .
    Nhưng điều mà nguời Phi châu muốn là dạy cho họ cách làm ăn, tạo những hạ tầng cơ sở cho xã hội, xoá đuợc nạn đói, nâng cao trình độ dân trí . Những điều này không nằm trong kế sách của nguời da trắng .

    Nguời Trung hoa đã đặt chân lên mảnh đất này từ những năm 60 nhưng chính sách của nguời Trung hoa lúc đó rất vụng về và bất khả dụng. Nền kinh tế của TQ lúc đó là con số không qua hai cuộc cách mạng với 50 triệu nguời chết đói . Nền chính trị TQ lúc đó nát bấy như tuơng với những mưu mô thanh toán lẫn nhau của các phe nhóm trong guồng máy cầm quyền của đảng cộng sản TQ . Các nhà lãnh đạo Trung quốc lúc đó đã sớm lộ diện muốn lãnh đạo thế giới thứ ba, bao gồm cả các nuớc nghèo đói Phi châu .
    Thời gian đó học sinh , sinh viên của các nuớc Phi châu đổ đến TQ chuyên tu rất đông duới các chuơng trình học bổng hữu nghị của chính phủ TQ . Các chuơng trình viện trợ cho các nuớc châu Phi cũng đã nảy nở một chút duyên tình giữ đại lục và Phi lục . Tuy nhiên đuờng dài mới tỏ ngựa hay, qua một hồi trống ròn rã ra quân, sức lực của anh khổng lồ chân đất sét không buớc thêm đuợc buớc nào nữa, để lại cho Phi châu những giấc mơ hụt hẫng, những lời hứa … hão huyền . Nguời châu Phi lại trở về với thực tại hỗN độn, với nghèo túng và dốt nát, và vẫn phải bám lấy thực dân da trắng để tồn tại .
    Cho đến những năm 90, sau cuộc cải cách kinh tế rộng khắp của Đặng Tiểu Bình, TQ lại bắt đầu nhòm ngó tới lục địa đen nhưng lần này họ tới với những túi bạc đầy ắp và những kế hoạch đuợc soạn thảo tỉ mỉ . Họ ban đầu tới với tư cách là những kẻ đi buôn, tiền trao cháo múc, mang sản phẩm rẻ tiền của TQ qua trao đổi với nguyên liệu sống của Phi châu .
    (will continue)

  2. Le Thien y says:

    Ke-hoach gay anh-huong va khai thac tiem-nang tu luc-dia Chau-Phi chinh la` “DIEN-TIEN-HOA`-
    BINH”, la` “THUC-DAN-KIEU-MOI” ma` BK tan-dung ca o C/Phi lan VN va` Dong-Duong. HaNoi
    van tung-hoa-mu, gan cho “My va` Tay-sai” la` Thuc-dan-K/M hay DTHB; khi truoc mat, BK dang
    thi-hanh voi nhan-dan ta ! csvn co’ thay ? Tau Cong tham-hiem lam nguoi oi !

  3. thế kỷ says:

    Ỏ đầu thế kỷ trước,người da trắng đã nói “cái họa da vàng”.

  4. Huỳnh ngọc Tuấn says:

    Cám ơn dịch giả Mạc việt Hồng và danchimviet.Chugns ta hãy viết,hãy dịch thật nhiều bài để báo động về hiểm họa TC.Có thể ai đó sẽ cười nhạo chúng ta là “cầm đèn chạy trước ô tô”.
    Nhưng chúng ta sẽ thanh thản hơn khi đã nói lên những điều hửu ích

  5. Trung Hoàng says:

    Ðoàn kỳ binh trá hình cuả Trung Quốc được BK cài đặt được đưa đến các nước Châu Phi, dưới danh nghiã là công nhân hay chuyên viên kỹ thuật để che mắt mọi người trên thế giới. Kế sách “Tầm ăn Dâu” chẳng khác chi hình thức “Thực Dân Kiểu Mới” trong thời đại ngày nay, bởi vì khi hợp đồng thì việc xử dụng nhân công Trung Quốc cũng là một trong những điều kiện được kèm theo.

    Kế sách đó đang được tận sức áp dụng đối với Việt Nam trong thời gian vưà qua, khi mà trong tương lai TQ rất cần đến ÐKB trá hình nầy hiện diện trên đất nước VN, vưà giải quyết cho sách lược đồng hoá với thời gian, vưà làm áp lực vô hình đè nặng tinh thần đề kháng cuả dân Việt nói chung, cũng như đe doạ trấn áp ý tưởng đối kháng cuả ÐCSVN nói riêng.

    Mua chuộc các viên chức có thẩm quyền bằng mọi cách, miễn sao họ đạt được mục đích ở những khu vực cũng như các lảnh vực, hổ trợ đúng mức cho ÐKB xâm thực cuả họ. Những khu rừng biên cảnh, nhất là việc khai thác Bô Xít Tây Nguyên đã cho người dân Việt trong và ngoài nước thấy rõ được kế sách vô cùng thâm hiểm cuả TQ. Cuộc đồng hoá tiệm tiến cuả họ đối với Việt Nam, một mục tiêu mà không bao giờ họ chịu chấp nhận dừng lại bao giờ.

    Bốn tàu Ngư Chính cuả TQ đã hoạt động rộng khắp trên toàn bộ Biển Ðông cuả Việt Nam, trải dài từ Hoàng Sa cho đến Trường Sa, được TQ gọi là khu Lưỡi Bò cuả họ. Trong khi ở Vịnh Bắc Bộ, BLV là một cục thịt nạt mà con cáo BQBT lúc nào cũng muốn nuốt lấy, vưà thông đường ra biển cuả họ, mà cũng vưà chận nghẹt cổ họng cuả HN, đúng theo ý đồ gian xảo cuả họ.

    Với BLV, họ sẽ tìm đủ cách khiêu khích VN, để tìm một cái cớ cần thiết để chiếm đoạt trong chớp nhoáng, xây dựng cứ điểm trước khi mà VN có đủ tiềm năng và tiềm lực có thể bảo vệ được. Ðó chính là những kẻ hở mà khã dỉ họ có thể hành sự rất bất ngờ nhanh gọn, trước khi vấn đề BÐ được đưa ra QTCP phân định.

    Trong khi Hoàng Sa dù có đưa ra trước CPQT thì bất lợi vẫn nghiêng về VN, bởi vì nhà CQCSVN hiện nay không phải là chủ nhân thực sự lúc TQ chiếm HS. Chủ nhân thực sự HS lúc đó lại là VNCH cuả MN, nhưng lại là kẻ bị bức tử bởi chính CSMB lúc bấy giờ. Ðó chính là nổi khó khăn cay đắng cho toàn dân Việt trong ngoài, khi nhìn thấy người Ngư Dân Việt bị truy lùng săn đuổi trên chính lảnh hải cuả mình, nơi mà ông cha bao đời đánh bắt cho đến nay.

    Qua thời gian 35 năm thống nhất, người Việt Yêu nước trong ngoài cũng đã nhận rõ mặt những thành phần nào chỉ vì quyền lợi tư riêng, cố giành lấy quyền thống trị đất nước, đặt quyền lợi đất nước và dân tộc Việt dưới quyền lợi tư riêng đó. Sự phân hoá và chia rẽ ý thức và tình tự dân tộc Việt Nam, chính do hai thành phần bảo thủ quyền lợi thống trị nầy, khiến cho sự HHDT VN mãi mãi luôn bị bế tắc.

    Thành phần CCCÐ và thành phần CQ cực kỳ BT trong ÐCS. Lằn ranh QC luôn bị hai thành phần nầy khoét sâu mãi với thời gian, mà sau lưng họ đều có những Bàn Tay Ðen xô đẩy. Nguy hiểm nhất vẫn là kẻ Ném Ðá Dấu Tay, kẻ đó chính là bọn BQBTBK đứng sau lưng cả hai để đung đẩy dân Việt ta chém giết nhau mãi mãi để có lợi cho họ.

    Chính miếng mồi danh lợi đã đẩy dân Việt vào con đường thù hận, tranh chấp quyền thống trị triền miên không dứt. Những kẻ tranh chấp và cố giử ngôi vị nầy, sẽ đưa đất nước và dân tộc tới hoạ diệt vong, nếu cả hai không biết DỪNG LẠI ÐÚNG LÚC.

    Xin trân trọng.

    • Hà Phi says:

      Đồng ý hết mình với bác Trung Hoành,chỉ xin bác đừng viết tắt nhiều chữ quá vì nó làm khó người đọc ít nhiều.Cám ơn bác.

Leave a Reply to Tran_Hung