WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?

ĐCV: Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, báo chí ‘lề phải’ Việt Nam đã có nhiều tin bài điểm lại cuộc chiến. Đa số dành những lời lẽ trân trọng cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống trong cuộc hải chiến không cân sức. Đâu đó còn xuất hiện ý kiến truy tặng danh hiệu tử sĩ cho những người đã hy sinh.

Có thể nói, so với mấy năm trước đây, liên quan tới biển Đông, Việt Nam chỉ dám ấp úng ‘nước ngoài’, ‘tầu lạ’ khi nhắc tới Trung Quốc thì đây là một sự thay đổi đáng ghi nhận. Ở một nước kiểm duyệt chặt chẽ như Việt Nam, sự thay đổi này nhất định phải được bật đèn xanh từ cung đình Hà Nội.

Bài viết dưới đây là một trong số những bài viết được kể tới ở trên.

——————————————————————–

Dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp.

Năm 2014 là thời điểm đánh dấu tròn 40 năm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, một quần đảo có vị trí quan trọng trên biển Đông đang trong tầm kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa đã bị mất vào tay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ đó cho đến nay, biển Đông chưa được yên tĩnh, những sự kiện nối tiếp nhau kéo dài từ biển Đông cho tới biển Hoa Đông đã khiến nhiều người ví von khu vực Đông Á hiện nay như đang nằm trên một thùng thuốc súng.

Vì sao Trung Quốc dùng vũ lực để tấn chiếm Hoàng Sa vào thời điểm năm 1974 vẫn là một câu hỏi có nhiều câu trả lời khác nhau. Và việc tìm hiểu và lý giải quá khứ luôn là một phương cách để dự báo cho tương lai. Bài viết này nhằm đưa ra một cách lý giải về lý do và mục đích mà Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974.

Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa

Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa

Vì sao các quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự trong các tranh chấp lãnh thổ?

Khi phân tích về lý do cũng như thời điểm mà một quốc gia sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nào đó, nhiều học giả cho rằng đó là do vị thế của quốc gia đó trong tranh chấp bị yếu đi. Sự yếu đi về vị thế này làm cho quốc gia cảm thấy mình sẽ không còn lợi thế khi “mặc cả lợi ích” trong việc giải quyết tranh chấp (bargaining power).

Lợi thế trong cuộc “mặc cả lợi ích” được M. Taylor Fravel, Phó giáo sư về Khoa học chính trị, Đại học MIT, định nghĩa bao gồm: i) Diện tích lãnh thổ tranh chấp mà quốc gia thực sự chiếm giữ; ii) Sức mạnh quân sự của quốc gia trong đối sánh với sức mạnh quân sự của đối phương trên vùng tranh chấp.

Khi một quốc gia thấy rằng vị thế của đối phương trong tranh chấp ngày càng tăng lên, đồng nghĩa với việc vị thế của họ ngày càng suy giảm, thì rất có khả năng quốc gia đó sẽ tiến hành biện pháp quân sự để khôi phục vị thế của họ. Thậm chí, để gia tăng vị thế của mình, họ còn có thể sử dụng biện pháp quân sự để có thể kiểm soát toàn bộ khu vực tranh chấp.

Mục đích Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

Khi thành lập 1949, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kiểm soát rất ít trong số 4 quần đảo, bãi ngầm tại biển Đông, cũng như không kiểm soát được khu vực đảo Đài Loan. Trung Quốc lúc này đã phải đối đầu với các thách thức, chẳng hạn từ chính quyền Quốc Dân Đảng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, cũng như trên các đảo ngoài khơi khác tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông.

Năm 1951, Trung Quốc đã chính thức đưa ra yêu sách về chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng bị nhiều quốc gia khác phản đối. Tuy nhiên, sau này, Trung Quốc đã quyết định dùng sức mạnh để chiếm đoạt hoàn toàn Hoàng Sa năm 1974.

Trung Quốc đã thực hiện việc sử dụng vũ lực vào một bối cảnh khiến vị trí của họ trong tranh chấp đã bị suy giảm khi: i) Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tích cực mở rộng sự có mặt trên Hoàng Sa; ii) và các lợi ích ngày càng thấy rõ của biển khơi, đặc biệt là tài nguyên dầu mỏ, khi thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo chính, nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) nằm ở phía Tây Nam quần đảo, nhóm An Vĩnh (Amphitrite) nằm ở phía Đông Bắc. Năm 1956 quân đội Trung Quốc đã chiếm đảo Phú Lâm (Woody) thuộc nhóm An Vĩnh (Amphitrite). Trước đó, quân đội Pháp đã chiếm đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen), rồi đến năm 1956, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã thay chân Pháp kiểm soát đảo này.

Trung Quốc, khi nhìn thấy những lợi ích của các vùng biển này, đã quyết định phải kiểm soát được tất cả các đảo thuộc Hoàng Sa, vì trước đó, khoảng giữa những năm 1950, các đoàn tàu thương mại của Trung Quốc đã buộc phải đi qua vùng biển cạnh khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen). Năm 1959, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đảo này, buộc các ngư dân Trung Quốc phải tránh xa khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen) này.

Tuy Việt Nam Cộng hòa không tỏ ra có hành động đe dọa nào đối với Trung Quốc tại nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite), với ý định mỗi bên sẽ kiểm soát các khu vực biển thuộc xung quanh nhóm đảo mà họ đang kiểm soát, nhưng các hành động này của Việt Nam Cộng hòa đã làm suy giảm lợi thế của Trung Quốc. Và, vì thế, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự như một biện pháp để phục hồi lại vị thế lợi ích của mình tại đây.

Vào đầu những năm 1970, các lợi ích từ tài nguyên biển trên biển Đông trở nên rất quan trọng, đặc biệt tại các khu vực mà các bên tranh chấp.

Năm 1970, Philippines hoàn thành việc khảo sát địa chấn tại các vùng nước xung quanh Trường Sa, và năm 1971 bắt đầu tiến hành khoan thăm dò. Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa cũng bắt đầu việc khai thác nguồn dầu khí ngoài khơi, và tháng 7/1973 Sài Gòn đã ký kết 8 hợp đồng khoan thăm dò tại những nơi được cho là có nhiều dầu mỏ trên biển Đông. Tháng 1 và tháng 3/1973, Việt Nam Cộng hòa cũng đã cho tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực xung quanh nhóm đảo Nguyệt Thiềm.

Còn tháng 12/1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng công bố cho thấy triển vọng của các giếng dầu ở ngoài khơi Vịnh bắc Bộ, phía bắc của quần đảo Hoàng Sa.

Với những giá trị kinh tế của các nhóm đảo ngoài khơi ngày càng gia tăng, các quốc gia khác cũng bắt đầu giành lấy những cấu trúc tại Hoàng Sa, Trường Sa, ở những nơi mà Trung Quốc hoàn toàn không có sự hiện diện nào. Để củng cố cho các yêu sách của mình, Philippines đã chiếm 5 đảo và đá tại Trường Sa trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến năm 1971. Đây là lần đầu tiên Philippines có sự hiện diện tại vùng lãnh thổ tranh chấp này.

Tháng 9/1973, Việt Nam Cộng hòa tuyên bố sáp nhập quần đảo Trường Sa vào địa bàn tỉnh Phước Tuy. Các hành động của các quốc gia này chỉ trong chưa đầy 3 năm đã đẩy Trung Quốc vào thế bất lợi trong tranh chấp này.

Để đáp lại những hành động đó, Trung Quốc quyết định mở rộng sự hiện diện của mình trên những hòn đảo ngoài khơi biển Đông, nơi có ít sự trợ giúp của các lực lượng hải quân của các quốc gia khác.

Đặc biệt, sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông với Nixon vào đầu năm 1972, và sự kiện Mỹ rút ra khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, Bắc Kinh đã thấy trước một khả năng mới: Họ có thể loại trừ khả năng can thiệp của Hải quân Mỹ nếu cưỡng chiếm các hòn đảo thuộc do Việt Nam Cộng hòa quản lý.

Trung Quốc đã sử dụng các ngư dân để gia tăng sự hiện diện của họ trên vùng biển nhóm Nguyệt Thiềm (Crescen) từ năm 1973. Ngày 9/1/1974, các ngư dân Trung Quốc từ đảo Hữu Nhật (Robert) áp sát tới gần đảo Hoàng Sa (Pattle) – nơi mà Việt Nam Cộng hòa đang đóng quân trên đó. Ngày 11/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc công khai thách thức Tuyên bố tháng 9/1973 của Việt Nam Cộng hòa.

Giữa tháng 1/1974, các tình huống đối đầu trở nên căng thẳng hơn. Tiếp theo các tuyên bố của Bắc Kinh, Sài Gòn gửi thêm một số tàu chiến tới khu vực nhóm đảo Nguyệt Thiềm (Crescen), trục xuất các ngư dân Trung Quốc ra khỏi khu vực này. Từ đó đã dẫn tới sự kiện ngày 19-20/1/1974, mà sau đó Trung Quốc đã giành được quyền kiểm soát trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng sức mạnh quân sự của mình.

Kết luận

Mục đích làm gia tăng vị thế lợi ích là mô tả rõ nhất lý do vì sao và khi nào Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ của họ với các quốc gia khác. Hoàng Sa là một ví dụ cụ thể, Trung Quốc đã cho thấy sự quyết đoán của họ khi vị thế của họ trong tranh chấp bị sụt giảm, đặc biệt khi gặp một đối thủ không mạnh hoặc khi Trung Quốc kiểm soát rất ít, hoặc gần như chưa kiểm soát phần lãnh thổ đang tranh chấp đó, Trung Quốc sẽ tìm cách ra tay.

Tuy nhiên cho dù đã chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của họ đối với Hoàng Sa. Và như vậy, thực sự Hoàng Sa vẫn đang là một vùng lãnh thổ tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp như vậy cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế về tranh chấp lãnh thổ.

Thế nhưng, những sự kiện đã xảy ra đối với Hoàng Sa năm 1974 luôn là bài học kinh nghiệm xương máu cho không chỉ Việt Nam, mà còn cho tất cả những quốc gia có những tranh chấp lãnh thổ biển với một Trung Quốc hiện tại đầy tham vọng.

Hoàng Việt (Vietnamnet)

52 Phản hồi cho “Vì sao Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974?”

  1. Nguyễn Trọng Dân says:

    Nếu Cộng Phỉ nay thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa có tinh thần bảo vệ quốc biên hải đảo thì việc kết tội Việt Nam Cộng Hòa là tay sai cho sự xâm lược của đế quốc LÀ MỘT TUYÊN TRUYỀN LÁO LẾU BỊP BỢM !

    Đã biết rõ Trung Quốc xâm lược Hải Đảo của Cha Ông mà vẫn còn NHẬN VIỆN TRỢ của Trung Quốc để Tấn Công Việt Nam Cộng Hòa , gây nồi da xáo thịt thì rõ ràng Cộng Phỉ Hà Nội chính là tay sai của Cộng Sản hại dân hại nước

    Ngày nay ai cũng biết Cộng Sản là thãm họa của nhân loại , đi tới đâu thãm sát tới đó , thãm sát ở Ucraine , thãm sát ở Ba Lan , thãm sát ở Trung Quốc , thãm sát ở Cao Miên ( Campuchia ) & thãm sát ở Việt Nam

    Ngày nay ai cũng biết Cộng Sản đã Xụp Đổ ở mọi nơi & kinh tế Mác Lê là một học thuyết kinh tế sai lầm & ngu xuẩn !

    Thống nhất nước nhà trong bạo lực CỘNG SẢN, cai trị nước nhà bằng bạo lực CỘNG SẢN, dù có giả dối dùng miệng lưỡi chính trị uốn éo “thế thời thế cần phải sáng suốt mưu như thế” thì cũng không thoát khỏi cái án TỘI ĐỒ của lịch sữ.

    Và cái án TỘI ĐỒ đang hiện dần ngọn đao Công LÝ…

    Hãy rời bỏ Cộng Sản để trở về làm Dân , cưu mang tranh đấu cho chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa tất thắng

    Đã đảo Cộng Sản , Việt Nam Cộng Hòa muôn năm !

    **********************
    VIỆT NAM CỘNG HÒA (I)

    VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn còn đây!
    Còn người tranh đấu vẫn miệt mài
    Nhân Quyền _ Công LÝ đường đi tới
    Sẽ hiện ra dần ở tương lai

    VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn còn đây!
    Còn quyền Tự Quyết dân tộc này
    Tay sai Hán Cộng lòng run hãi
    Mưu bèo kế dõm cố loay hoay

    VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn còn đây!
    Măng_ tre chung sức phá tù đày
    Chính Nghĩa Quốc Gia _ tình dân tộc
    Nảy nở từng ngày giữa đắng cay

    VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn còn đây!
    Tiếng chuông giác ngộ vọng núi mây
    Bao người lạc bước đang quay lại
    Hãnh diện làm Dân mặc tù đày

    VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn còn đây!
    Đối diện Mác Lê đã bầy hầy
    Toàn Dân Từng Bước đang góp sức
    Tương lai Dân thắng , Đảng banh thây

    VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn còn đây!

  2. DâM TiêN says:

    Ngày 11 tháng Giêng 2014, cuộc hội thảo tại Hanoi “Chuyên đề về hải chiến Hoàng Sa”

    ( Mời xem thêm trong saigonbao,com / trang Website Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng,mục
    Quốc phòng. Nơi đây trình bày một loạt bài viết về Hoàng Sa với sự vinh danh tinh thần
    kháng chiến bảo vệ quốc gia của VNCH. ( Ta muốn hiểu sao cũng đặng).
    Dưới đây là chú thích buổi lễ trao tặng phẩm cho bà quả phụ Ngụy Văn THÀ :

    = =Ông Nguyễn Khắc Mai trao tặng tấm phù điêu và những đóng góp bằng hiện vật cho bà
    Huỳnh Thị Sinh, quả phụ của thiếu tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo của
    Hải quân VNCH, người nằm trong số những binh lính hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa
    năm 1974. ( có hình nhưng không xuât hiện ở đây — no pictured)

    NB. Từ lâu, có lẽ một mình DT ( trên ĐCV.Net ) đã đưa ra nhận định về Hoàng Sa, như một
    vật làm tin ( item of security), cũng như chiếc chìa khòa sẽ mở lại vần đề Việt Nam C.Hòa

    (Các đồng chóe nào thấp thỏm run run,nặng lời chúc dữ VNCH, bây giờ mắt còn ti hí hôn?)

  3. nguyenlan says:

    Mỹ: Dầu Biển Đông Nhiều Kinh Khủng; Mỹ:
    02/09/2013- Việt Báo

    Bản nghiên cứu mới của chính phủ Hoa Kỳ — Sở Thông Tin Năng Lượng Hoa Kỳ EIA — cho biết trữ lượng dưới đáy Biển Đông về dầu và khí tự nhiên trong các vùng tranh chấp nhiều hơn các ước đoán trước giờ. Bản tin trên Taipei Times viết như trên.

    Tính ra có khoảng 11 tỷ thùng barrel dầu và 190 ngàn tỷ khối-feet khí tự nhiên dưới Biển Đông (tức South China Sea), theo bản phúc trình phổ biến hôm Thứ Năm.

    Như thế là trữ lượng này cao hơn trữ lượng dầu đã biết của Mexico, Angola và Azerbajan, một chút xíu kém trữ lượng đã biết 14.8 tỷ thùng barrel dầu tại Trung Quốc và khoảng phân nửa trữ lượng dầu đã biết 20.6 tỷ thùng barrel ở Mỹ, theo bản số liệu World Factbook của CIA.

    Các số liệu mới do EIA đưa ra nhiều hơn rất nhiều so với con số ước tính của Mỹ là 2.5 tỷ thùng barrel dầu.

  4. nguyenlan says:

    Theo cuốn sách Hải Chiến Hoàng Sa – do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa phát hành năm 2010 – , lực lượng đôi bên trong trận hải chiến ngày 19/1/74 như sau :

    ***Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa :

    Tuần dương hạm HQ16: 1 hải pháo 127 lỵ + 3 hải pháo 40 ly + 2 hải pháo 20 ly .

    Tuần dương hạm HQ5: 1 hải pháo 127 ly + 3 hải pháo 40 ly + 2 hải pháo 20 lỵ .

    Khu trục hạm HQ4: 2 hải pháo 76.2 ly + 3 hải pháo 20 ly .

    Hộ tống hạm HQ10: 1 hải pháo 76.2 ly + 2 hải pháo 40 ly .

    *** Lực lượng Trung cộng :

    Hai chiến hạm Kronshtadt 271 và 274 : Mỗi chiến hạm trang bị : 1 hải pháo 100 ly + 2 đại bác 37 ly

    Hai chiến hạm loại T43 : Mỗi chiến hạm trang bị : 1 hải pháo 100 ly + 4 đại bác 37 ly .

    Hai tàu “đánh cá ” : Trang bị đại bác 25 ly .

    Một tuần chuyển vận .

    *** Và tổn thất đôi bên như sau :

    - Việt Nam Cộng Hòa :

    HQ10 bất khiển dụng .

    HQ4 ,HQ5 và HQ16 : Bị hư hại , nhưng tự vận chuyển được về căn cứ .

    71 chiến sĩ hy sinh và 28 bị thương .

    -Trung cộng :

    2 chiến hạm K274 và T396 bị chìm hoặc phải ủi vào bãi san hô .

    2 chiến hạm K271 và T389 bị thiệt hại nặng .

    Nhân viên tử thương hay bị thương : Không rõ .

    ***Theo giáo sư Trần Đại Sỹ – dựa theo các tài liệu Trung cộng -, thì thiệt hại bên phía Trung cộng như sau :

    Tư lệnh mặt trận , bộ tham mưu và 4 hạm trưởng đều tử thương .

    Chiến hạm K274 bị chìm .

    Chiến hạm K271 , T389 và T396 bị hư hại nặng phải ủi bãi, sau đó phải phá hủy .

    *** (Chú thích của NguyenLan : Miền Nam chỉ được Hoa kỳ viện trợ cho các tau xài từ hồi Đệ Nhị Thế Chiến )

  5. nguyenlan says:

    Việt Nam Cộng Hòa luôn thiết tha bảo vệ lãnh thổ của đất nước :

    Trích ” Hải Chiến Hoàng Sa”- Tổng Hôi Hải Quân: Sau trận hải chiến, ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã 3 lần đề nghị gặp bộ trưởng ngoại giao của Bắc Việt nhằm thảo luận về những vấn đề đất nước trong các cuộc họp báo ngày 26/2/74, ngày 16/5/74 và 20/7/74. Cả 3 lần, Hà nội đều làm ngơ.

    Ngày 22/3/74, ngoại trưởng Vương Văn Bắc đã đến New York hội kiến với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurt Waldheim để tái xác định lập trường của VNCH về chủ quyền trên Hoàng Sa.

    Thâng 6, năm 1974, Liên Hiệp Quốc triệu tâp hội nghị quốc tế về Luật Biển tại Carcas (Venezuela), ngoại trưởng Vương Văn Bắc cũng đến tham dự, với chủ đích là xác định trước hội nghị quốc tế này rằng Hoàng Sa- Trường Sa là phần bất khả ly của Việt Nam.

  6. Tuổi trẻ says:

    …Theo lời kể của đại tá Nguyễn Thành Trung, lúc bấy giờ tất cả phi công đều tình nguyện ký vào lá đơn “Thề được chết cho Hoàng Sa”. Tất cả phi công đều tuyên thệ sẵn sàng chết cho Hoàng Sa và ai cũng coi đó là cái chết rất vinh hạnh. “Trận đánh này chúng tôi chuẩn bị rất kỹ và phần thắng là chắc chắn 100%, vì tàu không thể chạy nổi. Mỗi tàu một quả bom là xong và khí thế ấy nó luôn hừng hực trong lòng mỗi người Việt Nam, hừng hực trong mỗi phi công”.
    Kế hoạch không kích, theo lời ông Trung, là tuyệt mật, chỉ có những người tham gia mới biết. Chỉ huy cấp cao trong quân đội, nếu không có nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới việc triển khai chiến dịch, đều không biết được.
    Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là 100%”, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Thiệu không được hành động. Lúc bấy giờ, Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.
    Đối với những người như đại tá Nguyễn Thành Trung, 40 năm đã trôi qua nhưng những kỷ niệm ngày ấy vẫn còn mới nguyên, và trong lòng mỗi một cựu phi công F-5 thuở nào luôn canh cánh một nỗi niềm, rằng đã không được chiến đấu và được chết trong cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa thân yêu.
    “Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề”, ông Trung nói…

    THEO THANH NIÊN.

    • Haile says:

      Không lực VNCH lúc bấy giờ F-5 là máy bay phản lực của Mỹ dùng để huấn-luyện phi công. (Không phải chiến-đấu cơ thực-dụng). Cải-tiến thành F-5 E trang-bi cho Không quân VNCH. Khả-năng tham-chiến giới hạn về hỏa-lực , tầm , cùng thời gian bay. Lúc đó F-5E từ Sài-gòn đã ra Đà-Nẵng. Nhưng không xuất-kích được. Vì Từ Đà-Nẵng đến Hoàng-Sa F-5E có trang bi bình nhiên-liệu phụ . F-5E nầy cũng không đủ nhiên-liệu để tham chiến tại Hoàng-Sa ! Tôi không nhầm Nguyễn-thành-Trung và … Cử lúc bấy giờ là Trung-úy (hai bông mai vàng)

      • TL says:

        Sai rồi ông ơi!
        Máy bay T-38 là phản lực cơ dùng để huấn luyện.
        F5 là oanh tạc cơ, biến thể từ T38 nhưng mạnh hơn nhiều.
        F-5 E là khu trục cơ,cải tiến từ F-5, chế tạo cho mục đích không chiến.

  7. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa bà con,

    Lời dẫn nhập (introduction) bài viết rất hay, bởi chính tôi đã thắc mắc rất nhiều từ vài tuần qua, về việc Hà Nội rõ ràng làm ngơ cho một vài báo mạng lề phải đăng tin hải chiến Hoàng Sa đầu năm 1974, với những lời lẽ và hình ảnh tôn vinh phía Việt Nam Cộng hòa, mà họ từng mạ lỵ là đám Ngụy (quân Ngụy quyền).

    Tôi đã thăm dò dư luận trong thân hữu của mình, nhưng vẫn chưa thấy ai hồi âm hết.

    Riêng cá nhân tôi có đặt ra một số giai thuyết, xin trình làng xem sao nhé:

    1/
    Sắp đến ngày 40 năm sau Hải chiến Hoàng Sa, dù muốn hay kô CSVN phải ít nhiều bày tỏ thái độ, nhất là áp lực quần chúng ngày một gia tăng qua những bài báo nảy lửa trên các blog lề trái với các cuộc biểu tình chống “Tàu lạ” đang ngày một hung hăng hiếu chiến ở Biển Đông.

    Ai cũng rõ, CS Ta tấn thối lưỡng nan. Ra hẳn mặt chống Tàu cộng không song, bởi các liên hệ hữu cơ chằng chịt, nhất là càng về sau càng lún sâu vào những nợ nần, cùng các món đầu tư béo bở với Tàu, khiến cho lãnh đạo CS Ta bó tay cứng ngắt trước bọn CS Tàu.
    Thôi thì cũng có lúc cần làm mầu mè, rằng ta cũng chống, nên bật đèn xanh thả lỏng cho lũ văn nô bồi bút vẽ vời cho ra vẻ cũng chống Tàu như ai.
    Nói rõ hơn, tìm cách xả xú băp, trước phong trào chống Tàu lạ ngày một lan rộng, nhằm diễn trò hề vỗ an bá tính rằng, đảng và nhà nước ta cũng có bụng chống Tàu đấy chứ.

    Tuy nhiên cái đểu ở chỗ là, chống Tàu theo kiểu CS ! Nghĩa là chỉ trong vụ này thôi đấy nhé, còn chuyện đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào lại là chuyện khác.
    Bởi thế đám “ăn cơm quốc gia thờ ma CS” như Huỳnh Đình Đầu, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm … hợp lực cùng vài ông gốc Cộng ngoài Bắc, tổ chức tưởng niệm anh hùng liệt sĩ VNCH hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa dưới màu cờ sắc áo của CS, là có cắm cờ đỏ sao vàng và bàn thờ với tượng Hồ tặc to tổ bố ngự trị trên sân khấu. Còn Dương Danh Dy lại cố tình mị dân qua cuộc phỏng vấn với báo lề phải, nhằm lươn lẹo chạy tội bán đảo cho Tàu, như sau đây

    [trích]
    Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy – người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.
    -Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng phản đối?
    Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban Lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn (…) đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia.
    Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt – Trung. Tất nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên gặp ông.
    Ông Thạch, vốn rất quí tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:”Dy ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đất nước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?
    Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ…
    Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn hơn.”
    Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông. Đến tháng 4.1975, khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta đã đồng thời giải phóng luôn những hòn đảo ở Trường Sa, tôi mới ngã ngửa người ra rằng Ban lãnh đạo Đảng ta quả thật là tài tình, và quá hiểu Trung Quốc.
    Vì sao? Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa.
    Tôi có đọc được một tài liệu của Trung Quốc nói rằng họ lại tiếc rằng tại sao trong đầu năm 1979, khi tấn công Việt Nam, lại không chiếm luôn những hòn đảo mà Việt Nam chiếm giữ thuộc Trường Sa đi.
    [hết trích]

    2/
    Sau một thời gian nhẫn nhịn, giờ đây CS ta đã có trong tay một số lượng tương đối vũ khí tân tiến, để miễn cưỡng có thể bảo vệ biển đảo. Chẳng hạn mua từ Nga dã có Sukhoi, có tàu chiến nổi (hai chiếc), lẫn tàu ngầm kilo (hiện nay mới nhận hai chiếc) … Rồi những thắt chặt bang giao hơn nữa với Nga qua thăm viếng mới đây của Putin … với các hợp đồng mua vũ khí và có thể dành cho Nga khai thác hay xử dụng Cam Ranh
    Chưa kể đặt mua của Hòa Lan hai chiến hạm thứ dữ, cũng như máy bay tuần duyên của Canada.

    3/
    Chỉ là hoả mù, để những ai chống Tàu cộng lộ diện hoàn toàn và vớt luôn mẻ lưới chót.
    Kinh nghiệm cái gọi là Phong trào Phục Quốc do CS dàn dựng một vài năm sau 1975, để đập tan mọi chống đối còn sót lại của hàng ngũ những người trong chế độ cũ, cũng như những ai trong miền Nam còn thương tưởng đến chế độ cũ.

    CS xưa nay xảo trá khôn lường, không thể tin tưởng vào chúng được

    LMC

    • Bút Thép VN says:

      Đồng ý với ông LMC ở điểm này:

      Tất cả: 3) “Chỉ là hoả mù, để những ai chống Tàu cộng lộ diện hoàn toàn và vớt luôn mẻ lưới chót. Kinh nghiệm cái gọi là Phong trào Phục Quốc do CS dàn dựng một vài năm sau 1975, để đập tan mọi chống đối còn sót lại của hàng ngũ những người trong chế độ cũ, cũng như những ai trong miền Nam còn thương tưởng đến chế độ cũ.
      CS xưa nay xảo trá khôn lường, không thể tin tưởng vào chúng được

    • DâM TiêN says:

      Vừng ơi, mở ra ! Quần ( đảo) ơi, mở ra… Open, Sesame…Alibaba…

      Hà hà, thưa Toubib nhá, Hoàng Sa phải có mất khẩu, mới mở được.
      Cũng như Toubib đêm khuya ,đi nhảy…đào dìa, lính gác hỏi mật khẩu,
      lại vì du dương dữ, quên béng đi…,
      nên phải có Trung sĩ Dâm TiêN ra…quát tháo, rồi cho dìa phòng mạch.

      Vậy, Cái Hoàng Sa phải có Password hẳn hoi, mà nằm trong tay MỸ!
      (Toubib ghét Mỹ, nên quên không biết cái superpower của Mỹ đó thôi).
      In sum, nếu MỸ không …cho phép, bố bảo TC cũng không dám chiềm
      Hoàng Sa của Đốc Cường và của Dâm! ý quên của TiêN KhôN nữa!

      Nếu Mỹ không cho TC chiếm, thì Nga sô chiếm mất, lôi thôi khó gỡ ra.
      Mà với Trung cộng, thì dễ gỡ qua cái Thông Cáo Thượng Hải, ý mà…Chú
      mà chần chừa quên lời hứa, ta0 cho Đài loan là Statehood cho mà coi…
      đó chỉ là một khí dụ về Đài Loan; còn nhiều cái bẫy của Mỹ giăng ra nữa…

      Nói chung cái gì cũng Mỹ tuốt, hay chưa, thưa Toubib Cường Từ Mẫu?

    • noileo says:

      “Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông. Đến tháng 4.1975, khi chúng ta giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta đã đồng thời giải phóng luôn những hòn đảo ở Trường Sa, tôi mới ngã ngửa người ra rằng Ban lãnh đạo Đảng ta quả thật là tài tình, và quá hiểu Trung Quốc.
      Vì sao? Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa”
      ( nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy)

      Dương Danh Dy, nhân viên ngoại giao của ngành ngoại giao cộng sản, thuộc hàng cũng khá cao cấp, nghĩa là, ít nhiều thì cũng phải biết về luật pháp, biết về luật lệ về công nhận chủ quyền & khước từ chủ quyền chứ, phải không?

      mà sao Dương Danh Dy lại có thể bênh vực cho tội phản quốc của bọn cộng sản VNDCCH & Hồ chí MInh & Võ NGUyên Giáp & Phạm văn Đồng & NGuyễn Cơ Thạch bằng cái luận điệu (Việt cộng giả vờ không biết) rất ư trẻ con ngu ngốc như vậy nhỉa?

      Cho dù cái điều mà DDD nói là Việt cộng đã “giả vờ” [không thèm để ý đến HS trong khi TRung cộng đánh chiếm HS" để "đánh lừa Trung cộng", để lừờng gạt viện trợ của Trung cộng, để có súng đạn Tàu cộng xâm lăng VNCH], là điều có thật, hay chỉ là sự ngu ngốc của các anh, hay thật sự các anh đã bán nước, đã ngầm dâng HS cho TC, nên các anh đã im lăng, để mặc Trung cộng xâm chiếm HS, không phản đối, cho dù các anh đã “thành công & chiến thắng”, chiếm đoạt đuọc VNCH “tài tình” hay ngu dốt thế nào,

      thì về mặt pháp lý quốc tế, về luật lệ về chủ quyền, về công nhiên công nhận chủ quyền, về mặc nhiên công nhận chủ quyên…, cái sự “không phản đối” của các anh, bọn cộng sản VNDCCH phản quốc bán nước, vẫn chỉ có nghĩa là các anh, bọn VNDCCH cộng sản vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu đã mặc nhiên công nhận hành động của Trung cộng đánh chiếm HS là “đúng”, mặc nhiên công nhận chủ quyền HS thuộc về TRung cộng

      Nay Dương danh Dy lại toan đem cái luận điệu “giả vờ” nói trên để bào chữa & chạy tội phản quốc bán nước cho Hồ chí Minhb & Võ NGuyên Giáp & Phạm văn Đồng & Nguyễn Cơ Thạch và bọn cộng sản VNDCCH đuọc sao!

      Cái luận điệu gọi là “giả vờ” [Việt cộng giả vờ không thèm để ý đến việc TC xâm lấn HS] của trí thức cộng sản DDD, nhà ngoại giao VNDCCH cộng sản, hoặc may có thể lừa gạt đuọc bọn con người mới xã hội chủ nghĩa do Hồ chí Minh tạo nên, hòng chạy tội phản quốc bán nước cho Hồ chí Minh & Võ NGuyên Giáp & Phạm văn Đồng & NGuyễn Cơ Thạch, dã “có giá trị” không khác gì cái luận điệu “tại vì..” của Việt cộng Phạm Văn Đồng [phân bua về việc y đã ký bản văn tự bán nước 1958], chỉ có giá trị xác nhận, làm rõ thêm, nhấn mạnh thêm điều mà Trung cộng vẫn rêu rao: VNDCCH đã công nhận chủ quyền Trung cộng trên HS & TS.

      • Trực Ngôn says:

        Nói tóm lại, tất cả những người lãnh đạo CSVN đều là những kẻ “khôn nhà dại chợ”, ôm đít Tầu, bán rẻ quê hương đồng bào!

  8. NgườiViệtYêuNước says:

    Biển Đông nói chung, Hoàng Sa nói riêng vẫn là điểm nóng làm cho nhà cầm quyền CSVN phải nhức nhối?

    Báo chí Việt Nam ngày 03/01/2014 nói lời Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh của CSVN về “kết qủa hoạt động đối ngoại năm 2013 cùng với những kỳ vọng cho ngành ngoại giao trong năm mới” như sau:

    Về vấn đề Biển Đông, trong năm 2013, chúng ta tiếp tục duy trì được môi trường ổn định ở Biển Đông. Trong năm 2013, một mặt chúng ta đấu tranh bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời đấu tranh chống lại các biện pháp ngăn cản ngư dân của chúng ta trên các vùng biển của Việt Nam.”

    Nhưng cũng vào ngày 03/01/2014 trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, một tầu đánh cá của ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi đã bị lính Trung Cộng tấn công dã man và cướp của không nương tay!

    Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh nói dối cho ai ???

  9. nguyenlan says:

    “Há miệng mắc quai”. Vấn đề Biển Đông nếu đem ra kiện trước Tòa Án Quốc Tế, Việt nam có thể bị thua kiện hay không ?

    http://dcvonline.net/2014/01/09/gop-y-voi-rfa-ve-bai-viet-hoa-giai-cong-ham-pham-van-dong/

    • Trung Kiên says:

      Tôi không tin là VN “há miệng sẽ mắc quai, hay thua kiện trước Tòa Án Quốc Tế” về vấn đề Hoàng Sa!

      Điều quan trọng là CSVN “có thật sự muốn” bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải VN, cũng như muốn kiện TQ ra toà án quốc tế hay không mà thôi!

      Nếu thật sự họ muốn đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của Đảng, thì họ cần phải quyết tâm hoá giải hận thù bằng mọi giá với những người thuộc VNCH, tạo sự đoàn kết dân tộc và xây dựng một một chế độ DÂN CHỦ qua một cuộc bầu cử tự do.

      Khi đã có được chính quyền dân sự do nhân dân bầu ra, chúng ta sẽ có được nội lực mạnh mẽ, các học giả VN (nói chung) sẽ hợp lực cùng nhau để đương đầu với TQ.

      Được như vậy thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công!

      • nguyenlan says:

        Luật pháp là cả một rừng luật lệ. Những luật lệ tuy được viết trên giấy trắng mực đen, tuy nhiên mỗi người lại hiểu một ý. Chỉ nhìn riêng ở xứ Hoa kỳ không thôi, ta đã thấy luật pháp nó phức tạp đến như thế nào nói chi đến Tòa Án Quốc Tế. Giải thích luật lệ của tòa sơ thẩm tiểu bang có thể bị bác bởi tòa thượng thẩm tiểu bang. Giải thích của tòa thượng thẩm tiểu bang lại có thể bị bác bởi tòa liên bang . Giải thích của tòa liên bang có thể bị bác bởi Tối Cao Pháp Viện. Những quyết định của tổng thống hay các Bộ cũng có thể bị Tối Cao Pháp Viện cho là vi hiến.

        Ngoài ra, việc giải thích luật lệ còn phải dựa trên nhiều án lệ trong quá khứ hay kinh nghiệm riêng của ông Tòa.

        Bàn sang lãnh vực công pháp quốc tế, chắc chắn nó còn nhiêu khê gấp bội. Có thể có những luật lệ, án lệ- hay ngay cả tiền lệ- mà chúng ta ở địa vị là người Việt nam không biết .

      • nguyenlan says:

        Chuyện quốc tế có những bất ngờ ta không lường trước được. Không ít người Việt đã nghĩ rằng Quỷ Đỏ Việt cộng đã tự làm trò cười khi nó nạp đơn xin gia nhập Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Làm sao nó vào được khi mà các đại cường Mỹ, Pháp, Đức, các tổ chức nhân quyền quốc tế đều lên tiếng về các vi phạm nhân quyền của con Ác Quỷ. Thế nhưng ,chúng ta sau đó đã kinh hãi khi thấy nó được chấp nhận làm hội viên của Hội Đồng Nhân Quyền. Lý do chỉ là vì trong vùng châu Á Thái Bình Dương, chỉ có 4 ứng viên cho 4 ghế, và Quỷ Đỏ có trong số đó .

      • Trực Ngôn says:

        Người ta “để” cho CSVN làm “Hội viên của Hội Đồng Nhân Quyền” là có lý do của nó. Thay vì để cho một kẻ du côn vô học đứng ở ngoài lớp học nhìn vào quấy phá, họ “mời” nó vào lớp học để hắn có cơ hội học hỏi làm người tử tế!
        Hi vọng hắn sẽ cố gắng học hỏi và tiếp thu được điều tốt.

    • Bần-Nông says:

      Đồng thuận với TK. Đồng ý là luật nó có kẻ hở, nhưng nó cũng viết trên giấy trắng mực đen rõ ràng. Điều quan trọng là ta có dám làm hay ko? Hay là bên trong có v/đ, như công hàm PVĐ hoặc hội nghị Thành Đô đã có sự cam kết nào đó, để giờ đây CSVN ko dám đưa họ ra tòa án LHQ?

  10. diemdand says:

    Vì quyền lợi , Mao Trạch Đông sẽ phải thôn tính biẻn Đông ”
    (trích Bên giòng Lịch sử 1940-1965) (lời đối thoại giữa Nguyện-khăc-Viện và Ô Cao-v-Luận): “Các anh cũng đã thấy rõ những kinh nghiệm lịch sử. Với Mỹ, chế độ thực dân kiểu cũ đã cáo chung. Mỹ đã thắng Nhật, rồi lại giúp Nhất phục hưng kinh tế mạnh mẽ. Mỹ đã vào Âu Châu, rồi cũng lại giúp Âu Châu. Áp lực của Mỹ, nếu có theo chân ông Diệm dồn vào Việt Nam, cũng chỉ là một thứ áp lực kinh tế. Còn bên các anh, con đường nguy hiểm hơn nhiều vì sau lưng các anh là Trung cộng. Vì quyền lợi , Mao Trạch Đông sẽ phải thôn tính biẻn Đông ”
    (trích Bên giòng Lịch sử 1940-1965)

    • Minh Đức says:

      Ai là chính trị gia đáng gọi là chí minh tại Việt Nam, có thể nhìn thấy hiểm họa cho quốc gia từ xa?

      Cai trị tức là tiên liệu. Tiên liệu sai là nhà chính trị kém.

      • Trần Trung Dung says:

        Trong “CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM” ông Ngô Đình Nhu đã viết:

        Trong khi đó thiểu số lãnh đạo khối Quốc Gia không nỗ lực đào đến đá, không quan niệm trước sẽ xây ngôi nhà ra sao, lại bất cứ trên bùn trên cát cũng hấp tấp xây nhà, cái nhỏ, cái lớn. Nhưng nền móng không vững, các biến cố xảy đến gây sụp đổ lần lượt cái này đến cái khác. Nếu khối Quốc Gia đánh lại được khối Cộng Sản, làm cho chọ không xây được ngôi nhà mà họ quan niệm, thì sự nghiệp đã đào đến đá mà họ thừa hưởng của Cộng Sản Quốc Tế vẫn còn đó, và quan niệm của họ về ngôi nhà vẫn còn đó.

        Vấn đề của thiểu số lãnh đạo Quốc Gia là phải đào cho đến đá, trên đó đặt nền móng cho một ngôi nhà được quan niệm rõ rệt cho thích hợp với cộng đồng. Chỉ có cách đó khối Quốc Gia mới thay thế được và loại hẳn ra được ngôi nhà của chủ trương Cộng Sản.

        Sở dĩ khối Quốc Gia lâm vào tình trạng sa lầy như trên chỉ vì thiểu số lãnh đạo không thấu triệt vấn đề.

        Các biến cố chính trị ở Việt Nam trong mấy chục năm nay là một ví dụ rất cụ thể và minh xác cho sự kiện thiểu số lãnh đạo phải thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.

        Như vậy, theo viễn kiến của ông Ngô Đình Nhu thì, muốn có một thể chế chính trị vững chắc thì phải quyết tâm xây dựng một nền tảng kiên cố. Nếu không, thì dù có đánh bại CSVN thì các chính quyền (QG) kế tiếp vẫn không thể tạo sự an cư lạc nghiệp và một xã hội công bằng và văn minh cho nhân dân.

Phản hồi