WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo Trung Quốc ‘phát sốt’ vì sự lợi hại của cảng Cam Ranh

Quân cảng Cam Ranh

Quân cảng Cam Ranh

Báo Trung Quốc ‘phát sốt’ vì sự lợi hại của cảng Cam Ranh

“Có lẽ cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và “nguy hiểm” như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam”, tạp chí Tuần Tin tức của Trung Quốc viết, đồng thời trích dẫn nhận xét của báo chí Mỹ: “Ai chiếm được vịnh Cam Ranh, người đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường giao thông biển Á-Âu…”.

 

Trong số ra ngày 20/8/2012, tạp chí “Tuần tin tức Trung Quốc” đã có một bài viết rất công phu phân tích sự “hấp dẫn” và lợi thế của quân cảng Cam Ranh của Việt Nam đồng thời phân tích vị thế của quân cảng này đối với tình hình an ninh khu vực trong bối cảnh hiện nay. Infonet xin trích lược bài viết này để giới thiệu với độc giả.

Quân cảng lợi hại hiếm có

Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, biến Cam Ranh trở thành một cảng nước sâu tránh gió rất tuyệt vời. Bên cạnh lối ra vào nhỏ hẹp, Cam Ranh còn được các dãy núi cao khoảng 400m vây quanh nên không những gió bão không thể xâm nhập mà địa thế cao điểm này có thể khống chế cả khu vực xung quanh cảng một cách rất dễ dàng và quân cảng này trở thành một pháo đài vô cùng lợi hại, khó công, dễ thủ. Cửa vào Cam Ranh tuy nhỏ nhưng tổng diện tích mặt nước rộng 98 km2, nước sâu phổ biến ở mức 16-25m, nơi sâu nhất có thể lên đến 32m, cho phép đồng thời khoảng 40 tầu chiến cỡ lớn cùng neo đậu, kể cả tàu sân bay.

Nếu bố trí tên lửa phòng không ở vịnh Cam Ranh và những cao điểm xung quanh thì toàn bộ eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm khống chế của hỏa lực những tên lửa đó. Ngoài ra, vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống giám sát điện tử để kiểm soát toàn bộ khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông).

Vừa có lợi thế tự nhiên rất có lợi cho quân sự, quốc phòng lại cận kề tuyến đường vận tải biển quốc tế trọng yếu nên từ hàng trăm năm nay vịnh Cam Ranh luôn được hải quân các cường quốc coi là “trung tâm dịch vụ hậu cần” quan trọng. Sân bay quốc tế Cam Ranh với đường băng dài hơn 3.000m đủ khả năng đón máy bay chở khách cỡ lớn. Sân bay có thể đảm bảo cho các máy bay vận tải hạng nặng (C-141, C-5 Galaxy, Il-76), máy bay ném bom chiến lược (B52, Tu-95) cất/hạ cánh.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm cảng Cam Ranh, tháng 6/2012

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm cảng Cam Ranh, tháng 6/2012

Bắt đầu từ năm 1905, Nga hoàng, Pháp, Nhật Bản đã đua nhau chiếm Cam Ranh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ thậm chí đã chi tới hơn 300 triệu USD để mở rộng Cam Ranh. Từ năm 1979, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, đồng thời là vị trí tiền đồn để Liên Xô kiềm chế Trung Quốc và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, do tình hình thế giới có nhiều biến đổi nên từ năm 2002 đến nay, Cam Ranh trở thành một cảng biển “đìu hiu và tĩnh lặng”.

Nhưng kể từ đầu năm 2012 đến nay, Cam Ranh đã bắt đầu “nhộn nhịp” trở lại. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã ghé qua Cam Ranh và làm dấy lên tin đồn rằng Mỹ sẽ trở lại Cam Ranh trong một tương lai rất gần. Chưa hết, hồi cuối tháng 7/2012, khi chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Nga đã đồng ý để Nga thành lập một cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh. Đến lúc này, Cam Ranh đã bộc lộ rõ vai trò là một quân cảng mang lại nguồn tài chính lớn đồng thời là con bài chiến lược của Việt Nam khi đối đầu với các nước khác.

Con bài chiến lược về kinh tế

Kể từ lần “xuất hiện” trở lại vào tháng 10/2010, quan điểm của chính phủ Việt Nam về Cam Ranh rất thống nhất: Biến cảng này thành một cảng biển cho phép tàu quân sự nước ngoài sử dụng nhưng có thu phí. Cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, người đã từng đến thăm Cam Ranh hồi năm 2005, bình luận: “Lần này Nga đến Cam Ranh để sử dụng chứ không phải để thuê. Việt Nam sẽ không cung cấp vịnh Cam Ranh cho nước thứ 3 dùng làm căn cứ quân sự và thái độ đó của Việt Nam là không thay đổi”.

Rõ ràng sự thay đổi lần này rất quan trọng, từ sự thuê dùng đến sử dụng khác nhau một trời, một vực. Thuê dùng nghĩa là ai thuê thì người đó sẽ có đặc quyền sử dụng còn sử dụng là có tính chất mở cửa. Trong chuyến thăm Nga, ông Trương Tấn Sang cũng nói rõ, Việt Nam cung cấp cơ sở trên biển cho Nga hoàn toàn không phải là căn cứ quân sự.

Nhờ có Cam Ranh, Nga đã đồng ý cho Việt Nam vay 10 tỷ USD, nguồn tài chính quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong nước. Cùng với đó, mối quan hệ hợp tác về năng lượng, đặc biệt là hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí Nga-Việt sẽ có bước tiến đáng kể. Một quan chức ngoại giao giấu tên của Trung Quốc còn cho rằng Việt Nam đã rất khôn khéo trong việc sử dụng con bài Cam Ranh trong cuộc chơi với Nga và Mỹ. “Di chứng từ cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến Việt Nam không thể cởi mở hơn với quân đội Mỹ nhưng họ vẫn có thể dùng Cam Ranh để khiến Mỹ hài lòng đồng thời việc cho phép Nga trở lại có tác dụng cân bằng tâm lý rất tốt”, vị quan chức ngoại giao này nói, “Cam Ranh có thể là trận chiến tương đối ôn hòa trong chiến lược trở lại châu Á mà cả Nga và Mỹ cùng đang thi hành. Có điều trận chiến lần này đã được bày ngửa trên bàn”.

Nâng tầm vị thế của Việt Nam

So với những đồn đoán vội vàng của dư luận về sự trở lại của hải quân Nga, nhiều ý kiến khác cho rằng tác dụng chuyến thăm Cam Ranh của ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng mang đến những tác dụng rất lớn. Trong chuyến thăm này, ông Panetta đã phát biểu rằng Mỹ rất hy vọng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề biển và sự kiện tàu hậu cần USNS Richard E.Byrd cập cảng Cam Ranh là một sự thể hiện nguyện vọng này. Chắc hẳn, ông Panetta chưa thể quên chuyến thăm Cam Ranh của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson hồi năm 1966. Trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng: “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu, có được địa vị bá quyền thế giới vì thế Mỹ phải chiến thắng Nga, hải quân Mỹ phải được đóng ở Cam Ranh”.

Phải tạo được vị thế cân bằng giữa các cường quốc là quan điểm nhất quán của chính phủ Việt Nam. Với Cam Ranh, Việt Nam không chỉ tìm kiếm lợi ích về kinh tế mà còn tranh thủ sử dụng quân cảng này làm bàn đạp nâng tầm vị thế của họ. Cam Ranh giờ đây không chỉ là sự thèm khát của Nga, Mỹ mà còn có cả Ấn Độ, Nhật Bản…

Quan chức ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc kết luận: “Khi các cường quốc tiến vào Cam Ranh ngày càng nhiều, Việt Nam sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia nói chuyện với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”.

Trung Quốc hiểu rằng, chắc chắn Mỹ sẽ không thể thờ ơ với Cam Ranh được lâu hơn nữa. Tất cả các căn cứ quân sự của họ ở châu Á – Thái Bình Dương như Changi (Singapore), Yokosuka (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc) hay Apra ở đảo Guam đều không thể so sánh vị thế với Cam Ranh trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Đáng chú ý, từ Cam Ranh ra đến Trường Sa chỉ có khoảng 600km.

Minh Tân (Theo infonet.vn)

83 Phản hồi cho “Báo Trung Quốc ‘phát sốt’ vì sự lợi hại của cảng Cam Ranh”

  1. Curious says:

    Kinh tế mỹ đang giẫy chết hu hu! Nhưng cái thằng hu hu lón hơn khi kinh tế mỹ giẫy chết lại là anh
    trung coóc vzĩ đại HU HU!
    Anh trung coóc vzĩ đại phất lên nhờ nhặt bạc cắc bằng cách làm hàng gia công và xuất khẩu đủ mọi thứ mà anh ta có, trừ vợ con anh ta mà thiên hạ không ai thèm mua!
    Khi Kinh tế Mỹ mà giẫy chết thì còn ai tiêu thụ hàng hóa cho các anh, làm sao thu dollars về cắc củm để dành dù có bắt vợ con các anh ăn mám mút giòi?
    Lúc trước cắc củm dành dụm được ít dollars, các anh trung coóc lên mặt đòi thay đổi cách xử dụng tiền tệ thế giới dùng đồng tiền khác thay thế đồng dollar không để cho Mỹ thủ lợi, các anh kêu gào khản tiếng nhưng không một âm vang vọng lại.
    Khủng hoảng kinh tế nổ ra bắt đầu từ mỹ, với tình trạng bong bóng bất động sản! Khủng hoảng lan dần sang đến âu châu, lúc này mới biết giá trị thực của đồng Euro. Euro bên bờ vực thẳm!
    Hơn 10 nước thành viên, mỗi thành viên đều có thể làm suy sụp đồng euro khi họ tuyên bố phá sản! Vừa qua, các thành viên phải xúm lại bỏ tiền ra cứu Greece and Spain nếu không thi đồng euro đã tụt dốc không “phanh” (thắng)!
    Tuy nhiên sẽ có lúc cha chung không ai khóc!
    Mặt khác, Với khối eurozone cái khổ là muốn quyết định một viêc gì liên quan đến euro, các thành
    viên phải họp hành lấy ý kiến chung rất mất thới giờ, trái ngược lại với Mỹ, Mỹ có thể tự quyết định về chính sách tiền tệ của mình, một cách nhahn chóng, tạo cho us dollar chuyển mình rất là linh đông.
    Trung coóc vzĩ đại từ khi thấy cái nguy hiểm của đồng euro, tự nhiên tắt đài không dám hó hé đòi
    thay đổi “sự ưu thế của đồng US dollar”! Than ôi những cái đầu óc..” vzĩ đại”!

  2. DâM TiêN says:

    Thụy điển, Thụy Sị ( trước 1995): Lạy Mỹ, Mỹ ui, lạy ông, và à ào cứu đói thằng
    mất dạy Việt Cộng Bắc Kỳ, không thì nó chết ngắc kia, ông Mỹ u i( Và ông Mỹ
    thương ông Mỹ v à à à ào) cứu đói Cộng Phỉ như con chó).

    Cộng Phỉ giờ này ( đi dây ngầm ) Lạy ngài Kissinger, ngài thương che chở
    cho chúng con; nếu có bề gì, thì nhè nhẹ tay, xin cô Hòa chớ trả thù con,,,,
    và xin che chở cho chúng con khỏi bàn tay Tàu rữ, amen…

    Không có Mỹ, thì Hồ già không về Hà lội năm 1945, nghe eng ui… Không có
    Mỹ, thì có hàng triệu gái Bắc Kỳ cời truồng đi bán dâm, vẫn cả đọi eng ui..

  3. Hoàng says:

    Tựa bài viết là thói quen kiêu căng của người csvn.Vịnh Cam ranh là vật bấc đông,nó có giá trị hay không là người chủ cũng như người xử dụng nó.Người csvn chỉ thường dùng đao to búa lớn để làm người xung quanh sợ mình.Nhưng thật sự thì không ai sợ hoặc kính trọng người csvn…cũng như đất nước đó.Người ta ve vảng nó là để lợi dụng nó.Chính cái vịnh Cam ranh không thể nào cứu được đất nước cũng như dân tộc VN nếu như nó có một guồng máy điều hành dốt nát,gian trá,hèn hạ,thối nát,bẩn thỉu của những người mắn vận mạng đất nước VN trong tay.Đừng nên mang Vịnh Cam ranh ra mà khoe khoan,nổ cho to,rồi sẻ hối hân một mai chiến tranh xẩy ra,chỉ cần nhìn lại ngư dân VN đã bị thằng tàu cọng nó đánh giết,cướp của,có thằng chính quyền nào ra đó bảo vệ cho họ không.?Chẳn có thằng chó đẻ csvn nào có lá gan mà làm cử chỉ liêm sỉ đó.
    Người VN chỉ biết “nổ” cho to…chỉ biết khoe khoan mình là người có của…là nhà giàu…nhưng thật tồi bại điểu cán.

    • Hoàng Giang says:

      Nhận xét quá đúng ! Ngày xưa nhờ 2 anh cả TQ và Liên sô đỡ đầu nên ” khó khăn nào cũng vượt qua , kẻ thù nào cũng đánh thắng…” nay thì co đầu rút cổ trước sự hung hãn của TQ , không còn ai viện trợ không hoàn lại , con tốt thí hết cần nên chỉ biết quỳ lụy để giữ ngôi vị ăn trên ngồi trước ,bán rẻ tài nguyên đất nước ,tham nhũng ….chỉ lo vét cho đầy túi tham nay đem Cam Ranh ra dụ khị chắc không còn ăn khách .

  4. DÂN VIỆT says:

    Tới giờ phút này mà thiên hạ chưa kịp nhìn ra, chưa hiểu ý nghĩa biểu tượng ( icon ) tượng Nữ thần Tự Do của Mỹ, tay cầm bó đuốc xoi đường cho thiên hạ tìm đến : mà cái độc đáo soi đường này không chỉ dành cho cái ” TỐT ” ( người tốt vật tôt…) mà lại soi đường luôn cho cả cái ” XẤU ” ( người xấu, vật xấu ), nên xã hội của Mỹ mới hầm bà lằng xáng cấu ” tốt xấu, vàng thau ” lẫn lộn ( thấy vậy đừng vội chê, mà Mỹ nó cho là thiển cận, thấy một mà không biết mười, biết trăm ! ? ). Mỹ nó nói, tao không cần, ” I don ‘ t care ! “, cho cả vạn cả triệu người vào Mỹ, tao chỉ cần lọc ra trong số này có một hai ” vĩ nhân ( tài giỏi ) ” là đủ ăn chơi ” với thiên hạ là được rồi, lời chán, quả nhiên chỉ chưa đầy triệu, chắc chỉ vài ba trăm ngàn thôi (?), Việt Kiều ở Mỹ mà nó đã lọc ra được 2 ” vĩ nhân “, mà lại là phía nữ nghe, thế mới vinh hạnh, đó là các nhân tài ” Dương nguyệt Ánh ” và vừa mới đây lại thêm cô ( vì tuổi đời chưa quá 30 )Elizabeth Phạm Nữ Thiếu Tá phi công lái F.18 ( tối tân, khó điều khiển bay lên đáp xuống hàng không mẫu hạm, phải tuyển chọn mãi, mới được 5 phi công trong đó có cô, hỏa lực khủng khiếp gấp trăm ( hơi phét chút ) Mig 25 ! ) đã thế những lằn đạn xạ kích mục tiêu của cô lại vô cùng chính sác : ( thật không hổ danh con cháu Hai Bà Trưng- Triệu ). Rồi từ những vĩ nhân, nhân tài này Mỹ nó mới học hỏi thêm được nhiều điều hay, đất nước càng thêm giầu mạnh. Thế nhưng cho cả cái ” XẤU ” vào Mỹ để làm gì ? Nó lý luận : ” muốn giết con vi trùng, người ta phải nuôi vi trùng để xem cách ” sinh sống sinh hoạt ” của nó ra sao mới diệt, mới trừ được nó . Sự thể này cho thấy tại sao Mỹ cũng có lắm nhà tù ( ổ nuôi vi trùng ). Vì thế chưa nhận thức được mà đã vội quyết đoán là thiển cận !

    • DâM TiêN says:

      Xin phép thêm tí, ấy a…
      DâM tui mới đi nắn chữa cái gân đầu gối, bởi quỳ gối chống hai
      tay hàng…giờ, mỏi quá đi, ai biểu tham sân si v à à ào !

      Thì nơi ông thầy lang, gặp một cô bé liễu yếu đào tơ, dưới LA
      tới … Tò mò hõi thăm ông thầy bạn, biết cháu từng năm năm
      không thủ đạo, mà Dâm chỉ mới sơ sơ cái judo đai đen thôi à…

      Chưa hết! chính cháu, mới ba mươi, chính cháu Việt Nam ta
      đã sáng chế ra một đàn con chim tí ti, y như chim quyên thứ
      thiệt , thả chim ra trong vòng 50 miles ngon ơ, cho chim chụp
      hình ghi âm hết mọi sự dưới này… Du kích Củ Chi lò mò trong
      hầm bí mật, cũng không thoát khỏi mắt thần của chim quyên.

      Hói tò mò thêm, cháu chỉ nói được một chút vậy thôi..( Vỗ tay !)

  5. Hồ Minh says:

    …Tuy nhiên, mặc dù phía Việt Nam luôn tìm cách che dấu nhưng Trung Quốc thì đã công khai chuyện này từ lâu. Ngày 16.5.1989, lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận đã gửi 320.000 lính chiến đến Việt Nam để chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam (nguồn:Reuters). Và 52 “liệt sỹ” đã giúp Việt Nam làm đường nói trên nằm trong số 320.000 “quân tình nguyện” này.
    Mới đây, tác giả Hoa Bảy có bài “Trung Quốc, Việt Nam, ai nợ ai?” được đăng trên một loạt trang mạng. Bài viết này đã giúp giải đáp phần nào câu hỏi mà nhiều độc giả còn “thắc mắc” ở trên:
    …Nếu kể cho rạch ròi thì nhiều thứ TQ “giúp” đã gây hại, trước mắt và về lâu về dài. Chẳng hạn, đưa quân sang giúp làm đường (do TQ đòi đưa quân sang đánh “giúp”, VN phải lảng tránh bằng cách nhờ giúp làm đường) thì tàn phá môi trường, cảnh quan (trong đó có việc đặt mìn tiêu huỷ “hòn đá Liễu Thăng” [Xin dẫn thêm một vài ví dụ trong trăm ngàn ví dụ: ở Côn Sơn, nơi ẩn cư của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi, họ đã đào xuyên ngang dọc quả núi thành đường hầm, hiện cửa vào bị bít, không ai biết họ làm gì trong đó. Nhiều di tích như di tích An Sinh, nơi gần đây mới xây đền thờ các vị vua Trần, hết thảy tượng đá thời Trần đều bị phạt cụt đầu hoặc bắn vào bụng. Ở Ngọa Vân am, không những tháp Phật Hoàng đựng xá lị hoàng đế Trần Nhân Tông và tháp Đoan Nghiêm cổ kính cao lừng lững bị đào rỗng ruột, toàn bộ bài vị trong tháp bị đập cho tan nát, tấm bia Trịnh Căn cho lập để kỉ niệm một lần ông đưa con trai và con gái trèo núi lên chiêm bái vị anh hùng cũng bị đập thành ba bảy mảnh, mà 13 ngọn tháp đứng theo một hàng thẳng tắp chạy thoai thoải xuống phía Tây Nam cách nhau chừng 50 mét một đều bị phạt ngang, phía dưới có một đường hầm lộ thiên đào thông tháp nọ với tháp kia. Họ định phá long mạch của nhà Trần lừng lẫy chiến công chống giặc Bắc, cũng tức là phá long mạch của Việt Nam chăng?]), khai thác trộm của cải, thăm dò ngầm tài nguyên, địa thế…
    Chừng đó thôi cũng đủ cho thấy là liệu nhân dân Việt Nam có nên “đời đời nhớ ơn” các “liệt sỹ” Trung Quốc hay không. (Việc Trung Quốc lợi dụng “giúp” Việt Nam “làm đường” để lấn chiếm lãnh thổ bằng cách di dời cột mốc biên giới cũng đã được nhiều người nhắc đến.)

  6. BÀN LUẬN CÀO CÀO says:

    nhưng chân lý này bao giờ cũng đúng : ” Nhà báo nói láo ăn tiền ” ! ? . Sao vậy, vì rằng bể học mênh mông, dù học vị cao cử nhân tiến sĩ ? . Cái sở học tri thức mới chỉ là phiến diện, hạt muối bỏ biển. Tri thức mặt này khiếm diện mặt kia, làm sao mà toàn diện, thành thử đúng mặt này nhưng sai mặt khác mà cứ đi ninh cho là đúng cả, thế mới là sai là quấy là …là quyết đoán ! . Hãy tạm lấy thí dụ ” nhà báo ” Elon Musk ” làm điển hình : ông chuyên nghành kinh tế, nhưng thiếu chuyên nghành ” Địa lý ” (?), có thể nào một cửa tiệm chui tụt mãi vào trong hang cùng ngõ hẻm mà lại làm ăn buôn bán phát đạt bằng một cửa tiệm ngay ngoài mặt đường người qua lại sầm uất, kinh tế mà thiếu địa lý nó như thế đấy (?), ông chuyên ngành vật lý nhưng thiếu chuyên nghành ” sinh vật học ” ( biology ), thì cái việc ông làm ra bao nhiêu máy móc ( để vật lý trị liệu ) trang bị cho y học, nếu không có Bác sĩ ( nghành biology ), thì kể như công cốc ( như vậy mọi chuyện ở đời thẩy đều có liên quan ) . Ngay cả các Tôn Giáo cao siêu quan niệm Thần Học, về Eschatology ( ngày tận thế) vi` thiếu ” chuyên ngành ” (vật lý ?) nên ” lúng túng ” không sao thỏa mãn, thuyết phục được sự nhận thức của tín đồ . Sơ sơ như vậy để thấy sở học dù uyên thâm cách mấy cũng đừng nên vội quyết đoán một sự thể gì . Quyết đoán phiến diện mà lại đưa lên mặt báo tránh sao khỏi thành kiến ” nhà báo … ? ”
    Trở lại vấn đề nhà báo khuyên : ” SUY NGẪM ” cho một giấc mơ …! Hãy cứ tạm cho Nga-Mỹ-Trung là 3 cường quốc hàng đầu . Nơi nào nên để cho chúng ta ” Suy Ngẫm ” mà mơ tưởng hay nơi nào ta nên kết thúc giấc mơ ! Elon Musk băn khoăn chuyên tâm vào 3 vấn đề quan trọng nhất sẽ gây ảnh hưởng lớn nhất tới tương lai của nhân loại : 1) – Internet 2) -năng lượng sạch, 3) -và không gian ? “. Internet : đồng ý nó quan trọng cho nhân loại, ít ra chỉ trong giai đoạn này, nhưng vài thập niên nữa thì chưa biết nó có còn có thể nào làm mưa làm gió, làm phiền cho nhân loại được nữa không khi nó ( Internet ) vẫn phải nương tựa vào chuyên ngành vật lý cổ điển ( classical physics ), khi mà ngành Sinh-vật-lý ( bio-physics ) ra đời, 2) – rồi ” năng lượng sạch ” , Elon Musk chỉ biết có những sinh vật cần năng lượng sạch mà không biết có những sinh vật không “ke” (care) năng lượng sạch, ( Anaerobia), khi nhân loại cũng biến thành như vậy thì sao ?. 3 )- Rồi không gian : đúng, đây mới thật là vấn đề quan trọng không những chỉ mình Elon Musk mà cả nhân loại đều thấy vậy, vì dù sinh vật cần năng lượng sạch (Aerobia ) hay sinh vật không cần năng lượng sạch cũng đều cần phải có ” không gian, đất ” để sống để tung hoành … Trở lại vấn đề ” không gian ” ( Địa hình, địa lý ) của 3 cường quốc : Nga (?) Trung (?) Mỹ (?) nơi nào ” không gian ” đáng để cho chúng ta mơ tưởng . Tưởng cũng là một đề tài đáng ” SUY NGẪM ” , ? .

  7. vu trung says:

    Có lẽ đến hết thế kỷ nầy nước Mỹ vẫn chưa hoàn thiện đc tư bản chủ nghĩa :)

  8. DâM TiêN says:

    Lọa lắm ,Thế Dân ui à…

    Mỹ nó học hành dốt quá, dốt quá… mà bao nhiêu khoa học gia An Nam Tị Nạn
    đều bị Mỹ nó mua ráo trọi…, nó mua ráo cả quốc tế mần việc cho nó .

    DâM tui mới có vài bài Essays năm xưa nào, mà vài trường Học đại đã nhăm
    mời…học đó..mả Dâm hổng thèm, vô ĐCV khoe văng hay chứ tác đó….

    Còn như Thuế DâM viêt lách rau muống xà bần, thì vất đi cho chó nó cũng hổng
    có thèm nhai, hi hi…

  9. Cù Lần Lửa says:

    Suỵt! suỵt ! cái lày thì nạ nắm cơ, Toubib ui…Ngang Cua Bò ui…
    Số là, dưới ngầm trong hốc đá Cam Ranh có chứa vô số là con cá hồi
    bằng kim loại vui chơi, ngoài giăng đóng lưới có khóa hẳn hoi.

    mà chỉ có Mọi Da đỏ là nắm giữ cái khóa ” Open, Sesame” mà thôi…

  10. Nguyễn Văn says:

    Những vấn đề trên thuộc về xã hội học, và vấn đề này thì nước nào cũng có, và chính quyền sẽ có biện pháp thay đổi làm tốt lại. Nên so sánh nước Mỹ mới lập quốc, cũng đủ tệ nạn xã hội và kẻ mạnh hiếp kẻ yếu ra sao và bây giờ ra sao…
    Nước Mỹ mạnh một phần lớn là nhờ di dân nhưng cũng có nhiều vấn đề xã hội cũng vì di dân. Hiện tại nước Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế, quân sự, kỹ thuật, khoa học, y khoa … Khi nào sinh viên thế giới chê nước Mỹ kém không đến du học, và khi nào ngân sách quốc phòng Mỹ giảm thua các nước khác thì hãy bàn chuyện. Điều này liệu chừng nào mới xảy ra; 5 năm, 10 năm, 50 năm hay một thế kỷ nữa? Và ai tốt hơn, có khả năng thay thế Mỹ?

Leave a Reply to BÀN LUẬN CÀO CÀO