WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Báo Trung Quốc ‘phát sốt’ vì sự lợi hại của cảng Cam Ranh

Quân cảng Cam Ranh

Quân cảng Cam Ranh

Báo Trung Quốc ‘phát sốt’ vì sự lợi hại của cảng Cam Ranh

“Có lẽ cả châu Á cũng không thể tìm kiếm được quân cảng nào độc đáo và “nguy hiểm” như quân cảng Cam Ranh của Việt Nam”, tạp chí Tuần Tin tức của Trung Quốc viết, đồng thời trích dẫn nhận xét của báo chí Mỹ: “Ai chiếm được vịnh Cam Ranh, người đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường giao thông biển Á-Âu…”.

 

Trong số ra ngày 20/8/2012, tạp chí “Tuần tin tức Trung Quốc” đã có một bài viết rất công phu phân tích sự “hấp dẫn” và lợi thế của quân cảng Cam Ranh của Việt Nam đồng thời phân tích vị thế của quân cảng này đối với tình hình an ninh khu vực trong bối cảnh hiện nay. Infonet xin trích lược bài viết này để giới thiệu với độc giả.

Quân cảng lợi hại hiếm có

Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, biến Cam Ranh trở thành một cảng nước sâu tránh gió rất tuyệt vời. Bên cạnh lối ra vào nhỏ hẹp, Cam Ranh còn được các dãy núi cao khoảng 400m vây quanh nên không những gió bão không thể xâm nhập mà địa thế cao điểm này có thể khống chế cả khu vực xung quanh cảng một cách rất dễ dàng và quân cảng này trở thành một pháo đài vô cùng lợi hại, khó công, dễ thủ. Cửa vào Cam Ranh tuy nhỏ nhưng tổng diện tích mặt nước rộng 98 km2, nước sâu phổ biến ở mức 16-25m, nơi sâu nhất có thể lên đến 32m, cho phép đồng thời khoảng 40 tầu chiến cỡ lớn cùng neo đậu, kể cả tàu sân bay.

Nếu bố trí tên lửa phòng không ở vịnh Cam Ranh và những cao điểm xung quanh thì toàn bộ eo biển Malacca và eo biển Singapore đều nằm trong tầm khống chế của hỏa lực những tên lửa đó. Ngoài ra, vịnh Cam Ranh còn có thể cho phép triển khai hệ thống giám sát điện tử để kiểm soát toàn bộ khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persia, biển Hoa Đông và Nam Hải (Biển Đông).

Vừa có lợi thế tự nhiên rất có lợi cho quân sự, quốc phòng lại cận kề tuyến đường vận tải biển quốc tế trọng yếu nên từ hàng trăm năm nay vịnh Cam Ranh luôn được hải quân các cường quốc coi là “trung tâm dịch vụ hậu cần” quan trọng. Sân bay quốc tế Cam Ranh với đường băng dài hơn 3.000m đủ khả năng đón máy bay chở khách cỡ lớn. Sân bay có thể đảm bảo cho các máy bay vận tải hạng nặng (C-141, C-5 Galaxy, Il-76), máy bay ném bom chiến lược (B52, Tu-95) cất/hạ cánh.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm cảng Cam Ranh, tháng 6/2012

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến thăm cảng Cam Ranh, tháng 6/2012

Bắt đầu từ năm 1905, Nga hoàng, Pháp, Nhật Bản đã đua nhau chiếm Cam Ranh. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ thậm chí đã chi tới hơn 300 triệu USD để mở rộng Cam Ranh. Từ năm 1979, vịnh Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, đồng thời là vị trí tiền đồn để Liên Xô kiềm chế Trung Quốc và cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, do tình hình thế giới có nhiều biến đổi nên từ năm 2002 đến nay, Cam Ranh trở thành một cảng biển “đìu hiu và tĩnh lặng”.

Nhưng kể từ đầu năm 2012 đến nay, Cam Ranh đã bắt đầu “nhộn nhịp” trở lại. Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã ghé qua Cam Ranh và làm dấy lên tin đồn rằng Mỹ sẽ trở lại Cam Ranh trong một tương lai rất gần. Chưa hết, hồi cuối tháng 7/2012, khi chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đi thăm Nga đã đồng ý để Nga thành lập một cơ sở sửa chữa tàu ở Cam Ranh. Đến lúc này, Cam Ranh đã bộc lộ rõ vai trò là một quân cảng mang lại nguồn tài chính lớn đồng thời là con bài chiến lược của Việt Nam khi đối đầu với các nước khác.

Con bài chiến lược về kinh tế

Kể từ lần “xuất hiện” trở lại vào tháng 10/2010, quan điểm của chính phủ Việt Nam về Cam Ranh rất thống nhất: Biến cảng này thành một cảng biển cho phép tàu quân sự nước ngoài sử dụng nhưng có thu phí. Cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, người đã từng đến thăm Cam Ranh hồi năm 2005, bình luận: “Lần này Nga đến Cam Ranh để sử dụng chứ không phải để thuê. Việt Nam sẽ không cung cấp vịnh Cam Ranh cho nước thứ 3 dùng làm căn cứ quân sự và thái độ đó của Việt Nam là không thay đổi”.

Rõ ràng sự thay đổi lần này rất quan trọng, từ sự thuê dùng đến sử dụng khác nhau một trời, một vực. Thuê dùng nghĩa là ai thuê thì người đó sẽ có đặc quyền sử dụng còn sử dụng là có tính chất mở cửa. Trong chuyến thăm Nga, ông Trương Tấn Sang cũng nói rõ, Việt Nam cung cấp cơ sở trên biển cho Nga hoàn toàn không phải là căn cứ quân sự.

Nhờ có Cam Ranh, Nga đã đồng ý cho Việt Nam vay 10 tỷ USD, nguồn tài chính quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong nước. Cùng với đó, mối quan hệ hợp tác về năng lượng, đặc biệt là hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí Nga-Việt sẽ có bước tiến đáng kể. Một quan chức ngoại giao giấu tên của Trung Quốc còn cho rằng Việt Nam đã rất khôn khéo trong việc sử dụng con bài Cam Ranh trong cuộc chơi với Nga và Mỹ. “Di chứng từ cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến Việt Nam không thể cởi mở hơn với quân đội Mỹ nhưng họ vẫn có thể dùng Cam Ranh để khiến Mỹ hài lòng đồng thời việc cho phép Nga trở lại có tác dụng cân bằng tâm lý rất tốt”, vị quan chức ngoại giao này nói, “Cam Ranh có thể là trận chiến tương đối ôn hòa trong chiến lược trở lại châu Á mà cả Nga và Mỹ cùng đang thi hành. Có điều trận chiến lần này đã được bày ngửa trên bàn”.

Nâng tầm vị thế của Việt Nam

So với những đồn đoán vội vàng của dư luận về sự trở lại của hải quân Nga, nhiều ý kiến khác cho rằng tác dụng chuyến thăm Cam Ranh của ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng mang đến những tác dụng rất lớn. Trong chuyến thăm này, ông Panetta đã phát biểu rằng Mỹ rất hy vọng hợp tác với Việt Nam trong vấn đề biển và sự kiện tàu hậu cần USNS Richard E.Byrd cập cảng Cam Ranh là một sự thể hiện nguyện vọng này. Chắc hẳn, ông Panetta chưa thể quên chuyến thăm Cam Ranh của cựu Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson hồi năm 1966. Trong chuyến thăm đó, báo chí Mỹ đã ca ngợi Cam Ranh rằng: “Ai chiếm được Cam Ranh, kẻ đó sẽ chiếm được một nửa Trung Quốc, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển huyết mạch Á – Âu, có được địa vị bá quyền thế giới vì thế Mỹ phải chiến thắng Nga, hải quân Mỹ phải được đóng ở Cam Ranh”.

Phải tạo được vị thế cân bằng giữa các cường quốc là quan điểm nhất quán của chính phủ Việt Nam. Với Cam Ranh, Việt Nam không chỉ tìm kiếm lợi ích về kinh tế mà còn tranh thủ sử dụng quân cảng này làm bàn đạp nâng tầm vị thế của họ. Cam Ranh giờ đây không chỉ là sự thèm khát của Nga, Mỹ mà còn có cả Ấn Độ, Nhật Bản…

Quan chức ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc kết luận: “Khi các cường quốc tiến vào Cam Ranh ngày càng nhiều, Việt Nam sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia nói chuyện với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”.

Trung Quốc hiểu rằng, chắc chắn Mỹ sẽ không thể thờ ơ với Cam Ranh được lâu hơn nữa. Tất cả các căn cứ quân sự của họ ở châu Á – Thái Bình Dương như Changi (Singapore), Yokosuka (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc) hay Apra ở đảo Guam đều không thể so sánh vị thế với Cam Ranh trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Đáng chú ý, từ Cam Ranh ra đến Trường Sa chỉ có khoảng 600km.

Minh Tân (Theo infonet.vn)

83 Phản hồi cho “Báo Trung Quốc ‘phát sốt’ vì sự lợi hại của cảng Cam Ranh”

  1. Thu Anh Nguyen says:

    Bài này thục ra viết hơi quá,Quân cảng Cam ranh thục chất chỉ là đẻ các Tàu chiến đên neo đạu và sữa chữa,Nó không có tâm quan trong tới múc Chiên Lược như bài viết,Hơn nữa Việc tập chung quá nhiều Tàu bè trong một Quân cảng kin nhử vậy chỉ là mục tiêu ngon lành cho nhưng trân oanh kich nếu xảy ra Chiến tranh,,Các nước họ thùa biết điều này nên họ cung chăng măn mà với việc Thuê mươn Cam ranh .Có cũng được mà không có cũng chảng sao.. Trung quóc dang tiến hành Xây dựng Dăc khu Tam sa, Nếu hoàn thành thì Cam ranh chỉ con là cai Bể bơi Giải trí , không hơn không kém .

    • Khen Thu một cái says:

      Đợi mãi, đến hôm nay mới có 1 ý kiến có vẻ tỉnh táo một chút.

  2. Cù Lần Lửa says:

    Thưa! Hay hay. Hay hay cho cái thằng Mỹ này.

    Ngay cả tên Cộng phỉ Rợ Hồ Nghệ tĩnh, mà cuối cùng
    cũng phải ôm chân thằng Mỹ nữa là…
    Phải chăng đồng chí con con tép riu…Tiên Zõ ?

    Đàng Cộng Phỉ vinh quang ôm chân đít Mỹ, muốn năm!

  3. DâM TiêN says:

    Nếu hỡi ai ơi, Cam Ranh mà ” lợi hại” như ri như rứa,

    thì thằng Mỹ nó đâu có để cô Cam Ranh lọt và à à ào tay ai?

    Cam Ranh đang êm ái nằm troing vòng tay lông lá của Mỹ zồi.

    ( Có ông cuốc trưởng ký cho Mỹ mướn Cô Ranh 99 năm mà,
    thưa phải chăng, ngài cựu Ngoại trưởng Leon Panetta? )

  4. noileo says:

    “Nhưng ngày 14.1.2014 Blog my.opera.com/thanhniendatviet/blog/ ở trong nước đã cho tung ra bài “Bí mật về ‘Hải chiến Hoàng Sa 1974’ và những điều chưa biết” dưới hình thức “link tổng hợp” đã khiến nhiều người té ngửa, bò lăn bò càng. Nhóm Giao Điểm Phật Giáo ở hải ngoại chủ trương “đồng hành với dân tộc”, tức với Đảng CSVN, đã vội chụp lấy và cho phổ biến trên sachhiem.net ngay!

    Bài báo mở đầu bằng tiểu đề “Khi rút quân khỏi VN thì Mỹ đã bán toàn bộ biển Đông cho Trung Quốc” và từ đó đặt ra 12 câu hỏi, chẳng hạn như: Tại sao tầu HQ-5 lại bắn vào tầu quân mình? Tại sao con tầu ngắm bắn điện tử HQ-4 không tham chiến? Vũ khí của Trung Quốc và Ngụy ai hơn ai, hơn mấy lần? Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó… nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ?, v.v. Bài viết dài 20 trang đánh máy.

    Những luận điệu như trên thật là kém hiểu biết, đần độn!

    VNCH năm 1974 không thể, không nên, cũng như thục tế là không có khả năng tiến hành 2 cuộc chiến tranh.

    Thay vì phê phán VNCH bằng những luận điệu ngu xuẩn như trên, thì, điều đúng nhất phải nói, nếu bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ còn biết nói điều đúng đắn, đó là nguyền rủa phê phán bọn cộng sản VNDCCH phản quốc, phê phán nguyền rủa bọn cộng sản Lê Duẩn lính đánh thuê của cộng sản NGa & tàu,

    rằng sao bọn cộng sản VNDCCH, bọn cộng sản Lê Duẩn, lính đánh thuê của Nga tàu cộng lại không cùng với VNCH hiệp lực chống lại tàu cộng lấy lại Hoàng sa,

    hoặc tối thiểu, rằng sao bọn cộng sản VNDCCH & bọn cộng sản Lê Duẩn lính đánh thuê của cs Nga tàu không ngưng lại hành động lính đánh thuê đê tiện của chúng, ngưng lại hành động đâm sau lưng QLVNCH trong khi QLVNCH phải lo chống lại giặc tàu,

    *****

    Tội ác phản quốc, hèn nhát chính là bọn cộng sản VNDCCH & Lê Duẩn đã không dám cùng VNCH chống lại tàu cộng, đã không dám, thậm chí chỉ bằng lời nói, cùng với VNCH lên án tàu cộng xâm luọc

    Tội ác phản quốc, tội hen nhát chính là bọn cộng sản VNDCCGH, bọn cộng sản Lê Duẩn lính đánh thuê cho Nga tàu cộng đã không ngừng đâm sau lưng QLVNCH khi QL VNCH đánh tàu cộng.

    • noileo says:

      Nếu VNCH năm 1974 không phải vướng bận chiến tranh, không phải tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ chống lại cuộc xâm lăng của VNDCCH cộng sản, mà VNCH vẫn đứng im trước hành động xâm luọc của tàu cộng,

      [như cộng sản VN xã nghĩa ngày nay, như bộ đội cộng sản Hồ chí Minh & tướng tá quân đội nhân dân cộng sản ngày nay & như tướng tá hải quân nhân dân cộng sản ngày nay, hèn hạ giả mù, giả điếc, đứng yên, mặc kệ cho hải tặc nhà nước Trung cộng xâm phạm lãnh hải VN, giết hại ngư dân VN],

      thì mới là đáng trách.

      VNCH năm 1974 đang phải, và đã phải trải qua 20 năm, tiến hành cuộc chiến tranh tự vệ chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng của VNDCCH, cuộc chiến tranh xâm lăng rất khốc liệt, rất tàn ác, phi nhân phản dân tộc do nước VNDCCH cộng sản & bon cs Hồ chí Minh & cs lê Duẩn, những tên lính đánh thuê cho cộng sản Nga & cộng sản tàu, đuọc Nga cộng & tàu cộng và toàn thể thế giới cộng sản yểm trợ & cung cấp tiền bạc & vũ khí, tiến hành xâm lăng VNCH nhằm bành trướng chủ thuyết Mác lê tội ác vào VNCH.

      Phương tiện chiến tranh của VNCH do duy nhất một nước Hoa kỳ giúp đỡ, cung cấp. Và viện trợ quân sự của Hoa kỳ cho VNCH chỉ nhằm mục đích chống lại cuộc xâm lăng của VNDCCH cộng sản. Viện trợ quân sự ấy không nhằm chống lại TRung cộng.

      Hoa kỳ là một quốc gia có nền dân chủ pháp trị, có Hiến Pháp tam quyền phân lập. Mọi chủ trương của hành pháp Hoa kỳ nhằm viện trợ quân sự cho VNCH, đều phải đuọc Quốc hội Mỹ chấp thuận qua đạo luật ngân sách.

      [dieu nay hoan toan khac voi cac che do cong san, ở các che do cong san thì “các đồng chí lanh dao” đều co toan quyen đơn phuong quyet dinh moi dieu, chẳng cần coi cái "quốc hội" ra cái gì]

      Cho đến lúc ấy chưa hề có một đạo luật nào của QH hoa kỳ cho phép hành pháp & tổng thống HK viện trợ quân sự cho VNCH nhằm đánh Trung cộng.

      Do đó mọi tổn thất trong khi tiến hành chiến tranh chống tàu cộng sẽ không đuọc bồi hoàn, có nghĩa là phương tiện chiến tranh như F5, chiến hạm, dàu máy, súng đạn… đuọc dành cho cuộc chiến tranh chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản VNDCCH sẽ bị sút giảm nghiêm trọng

      Chưa kể rằng, sau hiệp định Paris 1973, trong khi quân cộng sản VNDCCH, cs Lê Duẩn, tên lính đánh thuê của cộng sản Nga Tàu, vẫn luôn luôn tràn ngập vũ khí & đạn dược do Nga tàu & thế giới cộng sản cung cấp, thì viện trợ quân sự của Hoa kỳ dành cho VN trong cuộc chiến đấu chống quân cộng sản VNDCCH xâm lăng cũng đã bị sút giảm nghiêm trọng,

      Trong khi đó chấp nhận cuộc chiến tranh với Trung cộng có nghĩa là chấp nhận thêm một cuộc chiến tranh lâu dài, chứ không phải chỉ đánh thêm môt trận hải chiến nữa, như trận hải chiến ngày 19-1-1974, rồi thôi, chứ không phải chỉ phát động một cuộc oanh tạc bằng không quân với những tổn thất nào đó rồi thôi .

      Bởi rõ ràng là, nếu chỉ đánh thêm một trận hải chiến HS nữa rồi thôi, thì rất là sai lầm, thì chẳng thà tạm ngưng chiến tranh quân sự, chuyển qua đấu tranh bằng pháp lý & ngoại giao, như đã diễn ra, đã là giải pháp đúng đắn nhất vào lúc 1974 ấy.

    • noileo says:

      Sau trận hải chiến ngày 19-1-1974 , VNCH có nên tiếp tục cuộc chiến tranh toàn diện,lâu dài, chống lại Trung cộng không?

      Nếu sau cuộc hải chiến HS mà VNCH vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh toàn diện & lâu dài với Trung quốc, có nghĩa là cùng một lúc VNCH phải tiến hành 2 cuộc chiến tranh.

      VNCH 1974 mà tiến hành 2 cuộc chiến tranh cùng một lúc, [vừa cuộc chiến tranh tự vệ chống Việt cộng VNDCCH xâm lăng, vừa cuộc chiến tranh đánh quân tàu cộng], là điều ngoài khả năng, không thực tế. Thất bại trên cả 2 cuộc chiến tranh là điều cầm chắc.

      *****

      Neu khong the tien hanh 2 cuoc chien tranh cung mot luc, thi VNCH có nên buông cuộc chiến tranh chống quân cộng sản VNDCCH xâm lăng để dồn sức đánh TRung cong khong?

      Câu hỏi rõ ràng là thừa thãi, không có nền tảng, bởi vì đã để thua cuộc xâm lăng của VNDCCH, da de cho Viet cong & VNDCCH coojng san chiem dong, thì còn gì mà chống tàu !!

      bởi vì thục tế cho thấy một khi bọn cộng sản VNDCCH “chiến thắng”, chiếm đóng VNCH, thì chỉ có một con đường là cộng sản VNDCCH & cộng sản Hồ chí minh dâng cả VN cho giặc tàu, thì co còn gì nua dau de mà nói đến chuyện “chống tàu”

    • noileo says:

      Sau tran hải chiến ngay 19-1-1974, đánh dắm nhiều chiếm hạm & tướng tá & binh sĩ Tàu cộng xâm lăng, dằn mặt tàu cộng xâm lăng, VNCH năm 1974 vẫn còn cuộc chiến tranh tự vệ, từ 20 năm qua, chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng vô cùng tàn khốc & độc ác của VNDCCH cộng sản có đầy đủ vũ khí, vượt trội, do Nga cộng & tàu cộng & khôiis cộng sản cung cấp .

      Điều ấy có nghĩa là VNCH còn phải dành các phương tiện quân sự hạn chế còn lại để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lăng của VNDCCH mà vào lúc ấy cuộc chién tranh xâm lăng của VNDCCH còn có giá trị & tác dụng là những cú đâm sau lưng VNCH nhằm hỗ trợ cho cuộc xâm lăng của Trung cộng.

      Do đó VNCH năm 1974 sau trận hải chiến ngày 19-1-1975, chứng tỏ với thế giới về chủ quyền hợp pháp của VN trên HS, chỉ có thể chọn lựa xử dụng phương tiện pháp lý & ngoại giao để đấu tranh(*) chống tàu cộng, phai tạm gác cuộc chiến tranh “nóng”, lâu dài toàn diện với tàu cộng, để dồn sức tiép tục cuộc chiến tranh tự vệ, cuộc chiến tranh chống lại cuộc xâm lăng của VNDCCH cộng sản, đâm sau lưng VNCH,

      Đánh xong giặc cộng sản VNDCCH thì còn có cơ củng cố lực lượng đánh giặc tàu lấy lại HS,

      [nên nhớ rằng, theo công pháp quốc tế, một sự chiếm đóng về quân sự không bao giờ có giá trị mang lại chủ quyền hợp pháp . Su chiem dong cua tau cong trn HS nam 1974 chi la su chiem dong ve quan su, bat hop phap, khong he mang lai chu quyen hop phap cho tau cong tren HS . Về mặt pháp lýquoc te, VNCH hoàn toàn có quyền dùng mọi biện pháp, kể cả biện pháp quân sự [ chủ động gây chiến tranh] đánh tàu cộng, lấy lại HS, mà không bị mang tiếng là “gây chiến”]

      chứ để thua bọn cộng sản VNDCCH thì chẳng những mất VNCH mà còn là mất luôn HS vì bọn cộng sản VNDCCH & BHCM & LD trước sau vẫn chỉ là con đẻ của tàu cộng, do tàu cộng tác thành, cho cầm quyền tại VN, không thể vượt ra khỏi vong tay tàu cộng,

      [như người ta đã thấy bọn cộng sản Hồ chí minh đã dâng HS cho tàu cộng từ 1958, sau đó lại dâng luôn biển Đông của VN cho tàu cộng từ 1990, sau khi Nga cộng sụp đổ, Việt cộng không còn chỗ dựa, lo sợ có thể bị nhân dân VN đứng lên đánh đuổi ra khỏi vị trí quyền lực, bọn cộng sản CHXHCNVN Nguyễn Văn Linh & Võ văn Kiệt đã sang Thành Đô xin tái nô Tàu cộng, đã dâng luôn cả biển Đông của VN cho Tàu cộng để đuọc Tàu cộng thay Nga cộng, chống lưng cho Việt cộng đuọc tiếp tục làm đầu nậu trấn lột nhân dân đất nước VN]

      (*) điều này, [tạm gác qua một bên cuộc chiến tranh toàn diện & lâu dài chống Trung cộng, tập trung vào đấu tranh pháp lý & ngoại giao], không loại trừ khả năng VNCH vẫn có thể thỉnh thoảng phóng ra các cuộc tấn công quấy rối Trung cộng tại HS.
      Tuy nhiên, qua đầu 1975 thì tình hình chiến cuộc trong cuộc chiến tranh chống VNDCCH xâm luọc quá căng thẳng, nên VNCH, dù muốn bao nhiêu, cung không thuận tiện phóng ra các cuộc tấn công quấy rối TC,

      kịp đến khi Việt cộng VNDCCH cộng sản chiếm đóng toàn thể VNCH từ tháng 4-1975 thì Việt cộng đã bỏ lơ cuộc đấu tranh pháp lý & ngoại giao đòi lại HS, không những thế chúng còn bịp bợm một cách rất ngu xuẩn, nhằm che dấu người dân miền nam về sự hèn hạ, về tội ác phản quốc bán nước của cs Hồ chí Minh & cs PVD & cs VNDCCH, rằng “Trung quốc giữ HS dùm ta”,

      gọi là “ngu xuẩn” vì những luận điệu như vậy, nhằm lừa dối người dân, đuọc đăng trên báo nhà nước, có thể đuọc Trung cộng viện dẫn ra như một bằng chứng về việc nhà cầm quyền VN [cộng sản] nhìn nhận HS là của Trung cộng.

  5. Lữ Giang - Bolsa, Hoa Kỳ says:

    Đài RFA xúi Hà Nội đi kiện?

    Lữ Giang

    Sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng cấm đánh cá trên Biển Đông bao trùm cả Hòa Sa và Trường Sa, ngày 14.1.2014, Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho phổ biến bài “Kiện Trung Quốc, Việt Nam được gì?” của phóng viên Mặc Lâm. Bằng cách phỏng vấn hai nhân vật có hiểu biết về Biển Đông, RFA muốn thọc nách xem Đảng CSVN có há mồm ra không.

    Trong “Tam thập lục kế” của Tàu, kế mà RFA đang xử dụng là kế thứ 13, được gọi là “Khích tướng kế.” Đó là kế dùng mưu lược để kích động đối phương làm những việc mà đối phương không muốn làm.

    Tuy nhiên, như chúng tôi đã trình bày trong nhiều bài, trong bài giảng về Biển Đông cho “các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học Cao đẳng Hà Nội” hôm 19.12.2012, Đại Tá Trần Đăng Thanh thuộc Học Viện Chính Trị Bộ Quốc Phòng VN đã nói toẹc ra tất cả những mưu lược mà “các thế lực thù địch” đang xử dụng để “chống phá chúng ta trong tình hình hiện nay”, trong đó có kế khích tướng mà Đài RFA đang xử dụng. Trong bài giảng này, Đại Tá Trần Đăng Thanh nói rất rõ:
    “Thực ra mà nói, Mỹ đang thực hiện chiến lược hai mặt. Một mặt đang dùng Việt Nam như một lực lượng tiên phong để chặn Trung Quốc. Mặt thứ hai đang tìm mọi cách để phá vỡ mối quan hệ đoàn kết lâu đời của Việt Nam, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà người hưởng lợi sẽ là nước Mỹ.”
    Ngày 23.12.2012, Đài RFA đưa lên bài “ĐT Trần Đăng Thanh vô tình tiết lộ bí mật quốc gia” của Mặc Lâm để phản pháo lại.
    Đánh xì phé mà con tẩy bị đối phương phát hiện rồi, rất khó ăn được ai. Mặc dù hai bên đã biết con tẩy của nhau, nhưng cuộc chơi vẫn cứ tiếp tục.

    MỘT VÀI CHIÊU THỨC CỦA HAI BÊN

    Trong nhiều năm qua, Đài RFA đã dùng một số trí thức XHCN bất mãn với chế độ vì không được trọng dụng để khích tướng, đòi các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thực thi tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền, diệt trừ tham nhũng, cải cách kinh tế, chống Trung Quốc, v.v. Để đối phó với chiến dịch này, ngoài việc bắt bớ và truy tố các thành phần hay các tổ chức bị coi là nguy hiểm, Đảng CSVN còn cho mở các chiến dịch chiến tranh tâm lý để chống lại. Vụ Đại Tá Trần Đăng Thanh “nói toạc móng heo” nói trên là một trong những hình thức phản pháo.

    Nhưng đầu năm nay, Đảng CSVN đã xử dụng một chiêu thức mới lạ hơn, đó là thu gom các đòi hỏi chính của các nhà đối kháng lại thành thông điệp đầu năm của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và coi đó là đường lối của “Đảng và Nhà Nước ta”. Nhiều nhà bình luận và cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại đã tỏ ra rất ngạc nhiên và hỏi nhau: “CSVN bắt đầu thay đổi thật sự sao?” Nhưng họ đã lầm. Đó chỉ là một trong các chiêu thức phản pháo.

    1.- Một trận giao đấu ngoạn mục

    Đặc biệt, trong vụ kỷ niệm 40 năm cuộc chiến Hoàng Sa, hai bên đã giao đấu khá ngoạn mục. Ngày 6.1.2014 Đài RFA tung ra bài “Vinh danh tử sĩ Hoàng Sa: một cơ hội hòa giải” để đẩy Hà Nội vào ngõ bí. Ký giả Nam Nguyên đã phỏng vấn cò mồi một số nhà bất đồng chính kiến trong nước để gây chiến. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, một nhà nghiên cứu Biển Đông nói: “Khi mà đã công nhận chính quyền VNCH đã đề kháng chống cự lại sự xâm lược của Trung Quốc, thì dĩ nhiên vinh danh bất cứ ai đã hy sinh trong vấn đề Hoàng Sa.” Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng rập khuôn như thế: “Những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa là những anh hùng của dân tộc Việt Nam này. Tôi nghĩ là bất luận chính thể nào cũng phải trân trọng và tôn vinh những người như thế.”

    Hà Nội phản ứng khá lẹ làng, bằng cách chẳng thèm đưa ra tuyên bố gì ráo trọi mà bật đền xanh cho các báo trong nước đăng trong nhiều tuần lễ gần như toàn bộ các tài liệu liên quan đến cuộc chiến Hoàng Sa 1974 do Mỹ, VNCH và Trung Quốc công bố. Viện Minh triết Việt tổ chức một cuộc hội thảo về Hoàng Sa, còn UBND huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng phối hợp với Đại học Đà Nẵng tổ chức trưng bày hiện vật về Hoàng sa, Trường sa và thông báo sẽ tổ chức đêm thắp nến tri ân, tưởng niệm các liệt sỹ hải quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1/1974 tại công viên Biển Đông trên đường Hoàng Sa. Ngày 17.1.2014 website vnexpress.net cho đăng bài “30 phút đấu pháo trong trận hải chiến Hoàng Sa” do Nguyễn Hùng Cường tổng kết khá khách quan và chính xác. Nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại đã vui mừng hớn hở: CSVN đã phải công nhận VNCH rồi!

    2.- Một cú “đá giò lái” phủ phàng

    Nhưng ngày 14.1.2014 Blog my.opera.com/thanhniendatviet/blog/ ở trong nước đã cho tung ra bài “Bí mật về ‘Hải chiến Hoàng Sa 1974’ và những điều chưa biết” dưới hình thức “link tổng hợp” đã khiến nhiều người té ngửa, bò lăn bò càng. Nhóm Giao Điểm Phật Giáo ở hải ngoại chủ trương “đồng hành với dân tộc”, tức với Đảng CSVN, đã vội chụp lấy và cho phổ biến trên sachhiem.net ngay!

    Bài báo mở đầu bằng tiểu đề “Khi rút quân khỏi VN thì Mỹ đã bán toàn bộ biển Đông cho Trung Quốc” và từ đó đặt ra 12 câu hỏi, chẳng hạn như: Tại sao tầu HQ-5 lại bắn vào tầu quân mình? Tại sao con tầu ngắm bắn điện tử HQ-4 không tham chiến? Vũ khí của Trung Quốc và Ngụy ai hơn ai, hơn mấy lần? Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó… nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ?, v.v. Bài viết dài 20 trang đánh máy.

    Chúng tôi chưa bàn đến những điểm đúng và những điểm sai trong bài nói trên, nhưng phải coi đây là một cú “đá giò lái” phủ phàng. Chúng tôi không tìm thấy ngón “đá giò lái” này trong Tam Thập Lục Kế của Tàu mà tìm thấy trong Taekwondo của Đại Hàn, được gọi là “Bandae yop chagi”. Đặc biệt là ngón “Đá giò lái vòng cầu” (Bande dollyo chagi), đó là thế đấm nghịch tay rồi móc tay kia vào hạ bộ của đối phương. Ngày 16.1.2014, Đài BBC dọng thêm bài “Cựu binh: ‘Hoàng Sa đáng ra không mất’” nữa, thế là ngày 18.1.2014, Ủy Ban Nhân Dân huyện Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng tuyên bố hủy bỏ lễ thắp nến tri ân, tưởng niệm liệt sĩ hải quân VNCH hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa tháng 1/1974, với lý do «chuẩn bị chưa được chu đáo». Với cú “đá giò lái” này, RFA coi như thua đậm.

    THUA KEO NÀY BẤY KEO KHÁC

    Thua ván bài “tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa”, đài RFA đẩy chiêu khích tướng Hà Nội đi kiện Trung Quốc trước Tòa Án Quốc Tế La Haye.

    Trước hết, RFA nhắc lại Công Hàm 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và cho rằng Hà Nội phải đưa công hàm này ra trước Tòa Án Quốc Tế để xin phán xử theo học thuyết Estoppel, công hàm đó có giá trị hay không.

    Xin lưu ý, trong bài “Trở lại chuyện bán đất” phổ biến ngày 13.7.2011, chúng tôi đã nói rõ nếu áp dụng học thuyết “Promissory Estoppel” trong Common Law hay nguyên tắc “Promesse de vente vaut vente” trong Roman Law, Công Hàm 1958 của Phạm Văn Đồng có giá trị hay không? Khi nào hứa bán có giá trị như bán?

    Tiếp theo, RFA đã phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Ông Trục cho rằng sự lên tiếng “có giá trị nhóm lên ngọn lửa chống xâm lăng trong nước nhưng không có kết quả cụ thể gì đối với quốc tế.” Theo ông, bà Giáo sư Monique Chemillier Gendreau của Pháp nói rằng Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý cũng như lịch sử về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, tuy nhiên nếu Hà Nội không nhanh chóng có hành động công khai chống lại việc Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa thì sẽ bị Tòa Quốc tế buộc có thái độ thụ động trong một thời gian dài và do đó quy định acquiescement, tức sự đồng thuận, có thể được thành lập.

    Khi nói như vậy, ông Trục hơi “cường điệu” để hù dọa. Không phải trong mọi trường hợp thinh lặng đều bị luật pháp coi là đồng thuận. [Xem các án lệ Groslière, 10 décembre 1981, D. 1983, I. R. 78 hay Guinchard, 23 novembre 1983, Gaz. Pal. 1984, Pan. 151 thì sẽ rõ.] Nó không đơn giản như ông Trụ dọa.

    Nhưng ông cũng đưa ra một trở ngại mà chúng tôi đã nói nhiều lần, đó là khi có phán quyết của Tòa Án Quốc Tế mà Trung Quốc không thi hành thì phải đưa ra Hội Đồng Bảo An LHQ. Nhưng tại đây Trung Quốc có quyền phủ quyết, nên cũng không thi hành được.

    Người thứ hai được RFA phỏng vấn là Thạc sĩ Hoàng Việt hiện đang giảng dạy tại Đại học luật Sài Gòn. Ông cũng nêu lên khó khăn mà chúng tôi đã nêu ra nhiều lần là Tòa Án Quốc Tế đòi hỏi phải có sự đồng thuận thi hành án tòa mới xét xử. Trung Quốc không thuận thì kể như bó tay. Do đó Philippines phải đưa ra Tòa Trọng Tài Quốc Tế, vì Tòa này có thể xử khuyết tịch khi một bên không đồng ý tranh tụng. Nhưng theo ông, các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế trước sau gì cũng chỉ mang ý nghĩa chính trị và không có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, nếu không tôn trọng phán quyết của tòa, Trung Quốc sẽ bị thế giới nhìn dưới ánh mắt phủ định trong tất cả mọi giao dịch và việc Trung Quốc cấm tàu cá Việt Nam ra hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa sẽ bị thế giới lên án.

    RỒI SẼ ĐI TỚI ĐÂU?

    Lý luận của hai ông Trần Công Trục và Hoàng Việt quá yếu, không đủ sức thuyết phục chính phủ Việt Nam cũng như công luận để thấy rằng đi kiện Trung Quốc là hay nhất. Nếu phán quyết của Tòa Án Quốc Tế mà có hiệu lực cưỡng hành như vụ kiện đền Preah Vihear giữa Cambodia và Thái Lan thì nên đi kiện, còn kiện chỉ để tạo áp lực quốc tế thì chẳng kiện làm gì. Khi ban hành lệnh thiết lập vùng nhận diện phòng không và vùng cấm đánh cá, Trung Quốc có coi dư luận quốc tế ra gì đâu? “Anh Hai chống cộng” của người Việt chống cộng là người có quyền lực nhất, nhưng Anh chỉ phản đối lấy lệ rồi để Trung Quốc làm gì thì làm, vì quyền lợi của Mỹ ở Trung Quốc còn quá nhiều, Ảnh chạy theo mấy nước bé xí làm gì?

    Ông Trần Công Trục có nói đến bà Monique Chemillier-Gendreau, nhưng chúng tôi tin bà không bao giờ xúi Việt Nam đi kiện, vì bà nắm rất vững tình trạng pháp lý về chủ quyền các đảo trên Biển Đông. Với tư cách là giáo sư Trường Đại học Reims ở Pháp, dạy về môn quốc tế công pháp và khoa học chính trị, bà đã sưu tìm tài liệu trong văn khố Pháp và viết cuốn “La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” (Chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) cho xuất bản năm 1996. Từ đó bà trở thành chuyên viên về Biển Đông, được mời làm Tư vấn cho Văn phòng các Tiêu chuẩn Quốc tế và các Vấn đề Pháp lý. Bà còn là cộng tác viên thường xuyên của báo Le Monde diplomatique.

    Nhờ quyển sách của bà, Ủy ban Biên Giới của Việt Nam đã tìm ra được nhiều tài liệu chính xác về Biển Đông và chính phủ Cộng sản Việt Nam đã mời bà cộng tác. Phải đọc cuốn sách này mới thấy được vấn đề xác định chủ quyền của các đảo trên Biển Đông phức tạp như thế nào. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một bài khác.

    Trong bài Chuyện Mỹ – Việt Nam “đối tác chiến lược” phổ biến ngày 18.7.2013, chúng tôi đã nói: Giữa Trung Quốc và Mỹ, Hà Nội sẽ chọn Trung Quốc vì ba lý do chính:

    - Lý do thứ nhất là ơn nghĩa giữa Đảng CSTQ và Đảng CSVN quá nhiều. Qua hai cuộc chiến, nếu không có Trung Quốc, Đảng CSVN sẽ không có cơ ngươi như ngày nay.
    - Lý do thứ hai, Trung Quốc là nước “núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển” và là một nước lớn. Bất cứ sự phong tỏa nào của Trung Quốc cũng sẽ gây tổn hại lớn cho Việt Nam. Ngày xưa các vua Lê Lợi và Quang Trung sau khi đánh thắng quân Tàu rồi đều tìm cách làm hòa với Trung Quốc. Đọc sớ cầu hòa của hai vua này, chúng ta thấy quá thê thảm, nhưng đó là cách xử thế của nước nhỏ để tồn tại. Chiêm Thành vì không biết món “võ lòn” này nên bị xóa tên trong lịch sử.
    - Lý do thứ ba là Mỹ không đáng tin cậy. Đại Tá Trần Đăng Thanh đã nhận định: “Họ đang thực hiện ‘thả con săn sắt, bắt con cá rô’. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha. VNCH mà còn bị Mỹ bán cho Trung Quốc [qua sự kiện quần đảo Hoàng Sa và Biển Đông], thì CHXHCNVN mà nghĩa lý gì đối với Mỹ?”.

    Rốt cuộc, rất khó dùng kế khích tướng để xúi Việt Nam đi kiện Trung Quốc. Việt Nam vẫn chưa tìm được lối thoát nào cho Biển Đông, đành ngồi chịu trận.

    Ngày 24.1.2014

    Lữ Giang

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa ông Lữ Giang,

      Trọng tâm bài viết của ông nằm ở phần chót.
      Tôi có một sô điểm KHÔNG đồng ý với ông.

      1/
      “Kiện chỉ để tao áp lực quốc tề thì chẳng nên kiên làm gì” (nguyên văn)
      Lý luận của ông sẽ dẫn đến sự thái độ khoanh tay, không động thủ chi cả.
      Chả khàc nào ngân khách quốc phòng của Tàu cộng nhiều hơn ta, lực lượng quân sự mạnh hơn, Tàu hiếu chiến hơn bla bla bla, vậy ta chẳng nên hiện đại hóa quân đội, tăng cường quốc phòng … để bảo vệ đất nước.

      2/
      Nói tóm gọn như ông nêu ra trong ba điểm chính sau cùng: ơn sâu nghĩa nặng; Tau la lân bang to và mạnh hơn; Mỹ chẳng giúp gì được, chỉ tìm cách lợi dụng … Để rồi CSVN nên bó tay qui hàng. Ông nói trắng ra, nhưng phải hiểu là thế.

      Từ đó tôi không biết phải liệt ông vào hạng người nào !
      Trí thức “KHÔN LIỀN” ! hay KHÔN QUÁ HÓA … HÈN !

      Thú thật tôi nghỉ, ông chưa biết tường tận về CSVN, những nhà bất đồng chính kiến trong nước, cũng như khối người Việt hải ngoại, nhưng thích lên mặt thày đời. Chán ông qúa.

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư y trị :-) !

  6. Bùi lễ says:

    Thấy thằng Tàu ca ngợi vie6.c này tự nhiên tớ thấy nghi quá!
    Bởi gì ai cũng biết thời buổi này địa thế không còn là vấn đề trọng yếu và mấu
    chốt trong cuộc chiến qui mô .

    Cứ mổi lần nó khen VN là mổi lần nó nhận được sự hứa hẹn gì đó của đám
    việt cộng . Tin thì tốt nhưng nghi ngờ tốt hơn

  7. VIỆT NAM BÓI QUẺ ĐẦU NĂM says:

    GIÁP NGỌ NIÊN, CHÍNH NGUYỆT, SƠ NHẤT : : sẽ bắt đầu ứng với SÂM TRUYỀN :
    ” Mã đề, dương cước, anh hùng tận
    Thân – Dậu niên lai kiến Thái Bình ”

    Diễn Nghĩa : NĂM GIÁP NGỌ, THÁNG GIÊNG, NGÀY MỒNG MỘT sẽ là ngày bắt đầu ứng với SẤM TRUYỀN : ” Vó ngựa, chân dê ” anh-hùng ” ( Nga Hoa ? ) sẽ bị tận diệt một cách nhanh nhanh chóng như vó ngựa phi, chân dê chạy …rồi năm Thân ( 2016), năm Dậu ( 2017 ) Thế giới mới thấy Hòa Bình : – WAIT AND SEE – ! Lời bình : dĩ nhiên, 2 tên Trouble Makers NGA-HOA mà bị tiêu diệt thì Thế Giới mới có Hòa-Bình là điều dĩ nhiên ?

  8. Hoàng says:

    Phong tục của người Việt là thích nổ…Nổ càng to càng tốt..nhất là cái thời chó chết csvn.Vịnh Cam ranh là vật vô tri,vô giác,chính con người cũng như chủ nó có biết quý trọng và biết phương-pháp tốt nhất để xử dụng nó là điều quan trọng.Bọn vc bán nước thì không có đầu óc nên cứ đem ra khoe để kiếm chút tiền còm tư bọn ma cô…cũng như con đĩ…lấy trôn nuôi miệng vậy.Bọn người csvn chỉ là ma cô điếm đàn.

  9. I was extremely pleased to find this site. I want to to thank you for ones time
    just for this wonderful read!! I definitely appreciated every part of it and i also have you saved as a favorite to see new
    stuff in your blog.

  10. Mắt Thần says:

    Trung quốc ” phát sốt ” vì sự lợi hại của cảng Cam Ranh : ” Phát sốt “, sai ! ” phát rét ( run ) ” lên thì có : vì rằng cảng Cam Ranh là cửa ngõ cuối cùng để gấu Panda lấy đường đi chọc phá thiên hạ, để kiếm ăn (hỗn như gấu mà ) thì đang bị ” thế lực thù địch ” vây hãm nên chỉ còn nước là đợi chết, bảo sao mà không rét run ? . Không phải ngày nay, mà ngay từ 1954 ” các thế lực thù địch ” nó đã xác quyết Việt Nam là ” Tiền đồn chống cộng “, nên nó mới phải nhẩy vào hất cẳng thằng thực dân ” ăn bẩn” , vì còn nhiều chuyện phải làm ( dứt điểm thằng ” đầu têu L/Xô xong ) giờ mới tới thằng đàn em ! Chờ xem .

Leave a Reply to noileo

Loading...