WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiếc đũa thần TPP sắp đi đời nhà ma

imagesBinh pháp Tôn Tử có dạy: “Đại phàm cái phép dụng binh, làm cho cả nước địch khuất phục trọn vẹn là thượng sách, đánh nó là kém hơn.” Tổng Thống Obama không biết binh pháp Tôn Tử nên trong ba cuộc họp thượng đỉnh APEC, ASEAN và G20 vừa qua, ông đã thua lớn. Tờ Fiscal Times hôm 17.11.2014 bình luận rằng chuyến đi tham dự hội nghị APEC và G20 của Tổng thống Mỹ Barack Obama đem về nhiều thất bại hơn là chiến thắng.

Tại hội nghị APEC ở Bắc Kinh trong hai ngày 10 và 11.11.2014, Chủ Tịch Tập Cẩm Bình đã dùng tiến trình thành lập “Khu Vực Thương Mại Tự Do Châu Á-Thái Bình Dương” (FTAAP) được 21 quốc gia thuộc APEC đồng thuận để đẩy lui Hiệp Định TPP do Tổng Thống Obama cổ võ.

Tại hội nghị G20 trong hai ngày 14 và 15.11.2014, Tổng Thống Obama đã dựa vào các biến cố đang xảy ra ở Ukraina để yêu cầu các nước Liên Hiệp Âu Châu (EU) tăng cường các biện pháp cô lập Nga. Bên ngoài các nước EU tỏ vẻ ủng hộ ông để khỏi mất lòng Mỹ, nhưng bên trong họ không muốn hành động vì sợ phương hại đến quyền lợi kinh tế của các nước Âu Châu.

Tìm hiểu tiến trình của cuộc chiến giữa TPP và FTAAP sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn việc bao vây Trung Quốc về cả kinh tế lẫn quân sự theo chiến lược quay trục của Hoa Kỳ không phải là chuyện dễ. Đây là một vấn đề khá phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng giản dị hóa.

Con đường của APEC và của Mỹ

Diễn đàn Hợp Tác Kinh Tế Á Châu – Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên sáng lập là Úc, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ. Hiện nay, APEC đã có 21 thành viên, trong đó có cả Trung Quốc và Đài Loan. Ngay từ đầu, các quốc gia trong APEC đã đồng ý phải biến khu vực Á Châu – Thái Bình Dương thành một Khu Tự Do Mậu Dịch (Free Trade Area – FTA) để cùng phát triển.

Các nhà lãnh đạo thuộc 21 nước APEC đã mở nhiều cuộc thảo luận để hình thành “Khu Vực Mậu Dịch Tự Do Châu Á -Thái Bình Dương” (Free Trade Area of the Asia-Pacific – FTAAP). Nhưng sau khi tuyên bố xoay trục về Á Châu, Tổng Thống Obama và một số nước lại muốn hình thành một tổ chức khác lúc đầu gọi là “Hiệp Ướcc Hợp Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement), sau đổi thành “Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership, gọi tắt là TPP) với mục đích được nói là để bao vây kinh tế Trung Quốc.

Dĩ nhiên Trung Quốc không ngồi yên. Trong khi Hoa Kỳ yểm trợ hình thành Hiệp Định TPP, Trung Quốc yễm trợ hành thành Hiệp Ước FTAAP. Vì Hoa Kỳ đặt ra những điều kiện gia nhập TPP rất khó khăn nhằm phá vỡ chế độ bảo hộ mậu dịch của các nước tham gia TPP để hàng Mỹ có thể cạnh tranh dễ dàng hơn, nên gặp nhiều sự bất đồng. FTAAP trái lại đã đưa ra những điều kiện mềm dẻo hơn, nên ít gặp rắc rối hơn. Để chuẩn bị cho việc thành lập FTAAP, các bộ trưởng APEC đã thống nhất triển khai “nghiên cứu chiến lược chung” trong hai năm tới dựa trên đề xuất của Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình các bộ trưởng trước năm 2016.

Trong Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 22 tại Bắc Kinh vừa qua, Chủ Tịch Tập Cẩm Binh tuyên bố: “Chúng tôi phải mạnh mẽ thúc đẩy Khu Vực Thương Mại Tự Do Châu Á – Thái Bình Dương, thiết lập các mục tiêu, phương hướng và lộ trình và biến điều mơ ước thành hiện thực càng sớm càng tốt.”

Trước tình trạng này, Tổng Thống Obama phải miễn cưỡng đổi giọng. Nhưng liệu rồi TPP có thể được tiếp tục hình thành và phát triển không?

Những trở ngại TPP đang gặp phải

Ngày 12.11.2009, khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Honolulu, Hawaii, Tổng thống Obama cam kết Hoa Kỳ sẽ tham gia Hiệp Định TPP “với mục tiêu định hình một thỏa thuận khu vực rộng mở với tiêu chuẩn xứng tầm một hiệp định thương mại của thế kỷ 21.” Ông nói rằng hiệp định này với một số quốc gia mà kim ngạch mậu dịch thường niên với Hoa Kỳ hiện đã trên dưới 200 tỉ đô la, sẽ có lợi cho tất cả các nước tham gia, bởi vì hiệp định này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và tạo ra công ăn việc làm.

Lúc đó các nhà lãnh đạo APEC cũng bày tỏ tin tưởng rằng Hiệp Định TPP sẽ giúp tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống, và xóa đói giảm nghèo tại các quốc gia thành viên.

Cho đến nay có 12 nước đã đồng ý tham gia thảo luận TPP, đó Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, United States, Australia, Peru, Vietnam, Malaysia, Mexico, Canada và Japan. Trung Quốc bị loại ra ngoài TPP.

Tuy nhiên, những điều kiện mà Hoa Kỳ đưa ra để gia nhập TPP khá rắc rối, đó là các vấn đề đang được thảo luận sau đây: Cạnh tranh, Hải quan, Hợp tác và Nâng cao năng lực, Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Thương mại điện tử, Môi trường, Dịch vụ tài chính, Mua sắm Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư, Lao động, Các vấn đề pháp lý, Tiếp cận thị trường hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động và thực vật (SPS), Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), Viễn thông, Di chuyển thể nhân, Các biện pháp phòng vệ thương mại.

Chính quyền Obama đã đưa ra mục tiêu kết thúc đàm phán trước ngày 31.12.2013, nhưng sau 4 ngày họp tại Singapore, hôm 10/12/2013, 12 nước liên quan đã ra về tay không. Chính sách trợ giá nông nghiệp gây bất đồng sâu đậm giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Như vậy sau 5 năm và qua 19 cuộc đàm phán, các nước tham gia Hiệp Định TPP vẫn chưa đạt được những sự đồng thuận căn bản. Sự thất bại này phát xuất từ những nguyên nhân chính sau đây:

(1) Các nước trong vùng lớn nhỏ và có mức độ phát triển không đều nhau, nên có những vấn đề khác nhau, rất khó đi tới đồng thuận, chẳng hạn như chế độ quốc doanh, trợ cấp xuất cảng, hải quan, cải thiện điều kiện lao động, khả năng sản xuất, v.v. Nếu các nước nhỏ làm như Hoa Kỳ muốn, giá thành sản phẩm tại nước của họ sẽ bị nâng cao, không còn cạnh tranh được. Một nước có dân số đến 275 triệu là Indonesia vẫn chưa chịu tham gia.

(2) Giữa các nước trong vùng đã có nhiều hiệp ước tự do mậu dịch và đang giao thương với nhau một cách tối đẹp, như hiệp ước mậu dịch giữa các nước ASEAN (AFTA), giữa ASEAN và Trung Quốc (CAFTA), giữa ASEAN, Australia và New Zealand (AAnZFTA), giữa Trung Quốc và Australia, v.v. Các điều kiện về tự do mậu dịch được ấn định trong các hiệp ước này không quá khắt khe như các điều kiện mà Hoa Kỳ muốn áp đặt trong dự thảo Hiệp Định TPP.

(3) Gọi là hiệp ước tự do mậu dịch Xuyên Thái Bình Dương, nhưng một nước lớn nhất ở Thái Bình Dương là Trung Quốc lại bị loại ra, trong khi Trung Quốc là nước đã gia nhập WTO ngày 11.12.2001, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới, và đang có những giao thương với các nước trong vùng, nhất là với Hoa Kỳ. Như vậy làm sao bao vây Trung Quốc được?

Vì những lý do trên, các quốc gia trong vùng, với sự hỗ trợ của Trung Quốc, đã quyết định hình thành một hiệp ước tự do mậu dịch khác có tấm mức rộng lớn hơn Hiệp Ước TPP và phù hợp với tình hình trong khu vực hơn, đó là “Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Châu Á – Thái Bình Dương” (Free Trade Area of the Asia Pacific – FTAAP).

Theo tính toán, FTAAP nếu được thành lập sẽ là khu vực thương mại đối trọng với TPP do Mỹ đang xúc tiến. FTAAP có sự hội tụ của hầu hết các nền kinh tế năng động nhất Á Châu – Thái Bình Dương, và là khu vực đại diện cho khoảng 40% dân số thế giới, đóng góp 55% GDP toàn cầu và 44% thương mại thế giới.

Trong cuộc họp của Hội Đồng Hợp Tác Kinh Tế Thái Bình Dương (Pacific Economic Corporation Council) tại Singapore từ 10 đến 11.2.2014, ông Lim Hng Kiang, Bộ Trưởng Thương Mại và Kỹ Nghệ Singapore đã nói: “Chúng tôi tin rằng một FTAAP phải được theo đuổi như một thỏa ước tự do mậu dịch toàn diện bằng cách phát triển và xây dựng trên những sự quyết tâm đang có trong vùng giữa các tổ chức khác nhau như ASEAN+3, ASEAN+6 và TPP.” Một cuộc họp khác đã được tổ chức vào ngày 8.9.2014 tại Bắc Kinh để quyết định về việc công bố chương trình thực hiện.

Phản ứng của các bên

Tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh vừa qua, Thủ Tướng Lý Hiển Long của Singapore nói rằng Khu Vực Tự Do Mậu Dịch Á Châu Thái Bình Dương (FTAAP) được Bắc Kinh ủng hộ, nó không phải là “một ý kiến của Trung Quốc” và sẽ sinh lợi cho nhiều quốc gia khi nó được thành lập (it is not “a Chinese idea” and would benefit many countries when it is established).

Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc là Vương Thụ Văn tuyên bố với báo chí Trung Quốc hôm 11.11.2014 rằng Bắc Kinh muốn có những biện pháp cụ thể nhân hội nghị APEC trong khuôn khổ thực hiện FTAAP với một lịch trình và một kế hoạch thực hiện. Viên chức Trung Quốc này khẳng định sẽ không có «xung đột hay cản trở».

Trong tuyên bố chung công bố ngày 11.11.2014, các quốc gia APEC tuyên bố phê duyệt lộ trình sáng kiến thành lập FTAAP. Tuyên bố nói: “Chúng tôi nhất trí APEC sẽ có những đóng góp quan trọng và có ý nghĩa hơn với vai trò là nền tảng nhằm đưa FTAAP từ tầm nhìn trở thành hiện thực.”

Bắc Kinh ca ngợi nỗ lực này. Ông Tập Cẩm Bình tuyên bố. “Động thái lịch sử này đánh dấu lần ra mắt chính thức của lộ trình FTAAP”

Nhưng tờ South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông dẫn lời một viên chức Trung Quốc giấu tên, nói rằng đây là một thỏa hiệp của Bắc Kinh. Ông nói: «Mỹ muốn ngăn cản FTAAP, và xúc tiến TPP trong thời gian hội nghị APEC. Điều này thực sự phiền phức cho chúng tôi».

Trong bài diễn văn đọc tại Hội nghị APEC 22, Tổng Thống Obama đã đổi giọng. Ông nói:

“Chúng ta thấy chuyến đi này là một cơ hội quan trọng để xác định một lịch trình hướng đến tương lai đối với mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc trong hai năm tới, và bảo đảm là mối quan hệ Mỹ-Trung được xác định chủ yếu bằng sự hợp tác ngày càng nhiều và có chất lượng cao hơn về những thách thức trong vùng và toàn cầu, trong khi cũng thận trọng xử lý những bất đồng giữa hai nước.”

Tổng thống nhấn mạnh: “Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc thịnh vượng, hòa bình và ổn định. Nếu Trung Quốc và Mỹ có thể làm việc với nhau, điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả thế giới.”

Việt Nam xem ra vẫn thích TPP vì tin rằng nếu gia nhập vào TPP Việt Nam sẽ bán được nhiều hàng hóa cho Mỹ hơn, trong khi số hàng nhập cảng của Mỹ vào Việt Nam sẽ không nhiều vì giá hàng Mỹ vẫn cao và sức mua của Việt Nam rất giới hạn. Cán cân thương mại thặng dư của Việt Nam sẽ tăng lên.

Các cơ quan truyền thông của người Việt đấu tranh ở hải ngoại gần như không nói gì đến cuộc chiến giữa TPP và FTAAP, chỉ có ông Nguyễn Xuân Nghĩa đề cập vấn đề này trên đài RFA ngày 12.11.2014. Điều này rất dễ hiểu: Các cơ quan truyền thông chống cộng chỉ được loan các tin “ta thắng địch thua”, nếu loan các tin ngược lại sẽ bị coi là tay sai cộng sản hay đặc công cộng sản nằm vùng. Đa số người Việt đấu tranh trong cũng như ngoài nước vẫn tin rằng Hoa Kỳ sẽ dùng chiếc đũa thần TPP để bao vây kinh tế Trung Quốc và dọa Hà Nội rằng phải “thực thi dân chủ và nhân quyền” mới được cho vào TPP!

Ngày 21.11.2014

© Lữ Giang

© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Chiếc đũa thần TPP sắp đi đời nhà ma”

  1. Trúc Bạch says:

    Lữ Giang viết bài này chỉ với một mục đích làm “xệ bi” của Mỹ, đồng thời “nâng bi” cho…Tàu .

    Lữ Bố đọc được bài này ắt phải rung đùi, vuốt râu khoái trá …khà khà khà khà….”Hậu sinh khả úy”..lùng tùng xòe .

  2. HN says:

    Chẳng hiểu các cụ có biết t/g nói gì không? Nhiều cụ đọc chẳng hiểu t/g nói cái gì cũng phản hồi loạn cả lên
    Một bài ruồi bu

  3. vb says:

    Để viết bài này, Lữ Giang đã lập lại giọng điệu và quảng bá không công cho bài báo của Petrotimes (Việt Nam):

    “Trung Quốc ‘vỗ mặt’ Mỹ tại APEC”, Petrotimes:
    (petrotimes.vn/news/vn/quocte-trungquoc-vo-mat-my-tai-apec.html)

    Mỹ có loại trừ Trung quốc( không cho vào TPP) không?
    Xin mời độc giả tham khảo bài viết sau, và đây cũng là câu trả lời cho Lữ Giang:

    “Đàm Phán TPP: Mỹ Đã Bật Đèn Xanh Cho TQ?”
    (www.trungtamwto.vn/tpp/dam-phan-tpp-my-da-bat-den-xanh-cho-trung-quoc)

    • T. says:

      Theo tôi biết thì nhiều người gọi ông cựu thẩm phám Nguyễn Cần là Lữ Gian và nhóm của ông ta là Lũ Gian gồm Nguyễn Đìngh Đầu và các lm đảng viên Việt Cộng Huỳng Công Minh, Phan Khắc Từ, Trần Bá Cường ( đọc lái lại là Trương bá Cần, Trần bá Cường đã chết nhưng Cường có em ruột là bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng sau tháng 4 năm 1975, Cường cũng có một người cháu ruột ( tên Trần Bá H. hiện sống tại Saigon) là đại gia, một trong những người xây cất khu Phú Mỹ Hưng ở Sàigon .)
      Lữ Gian thường viết chửi Việt Cộng tất cả những điều mà mọi người đều biết qúa rõ, nhưng luôn luôn bênh vực cho đường lối của bọn độc tài Việt Cộng!

  4. COTODA says:

    Trong bài viết này, tác giả Lữ Giang để lộ 2 điều : thiên vị giặc Tầu và “đá giò lái” những người chống bọn VC bán nước hại dân : “Các cơ quan truyền thông chống cộng chỉ được loan các tin “ta thắng địch thua”, nếu loan các tin ngược lại sẽ bị coi là tay sai cộng sản hay đặc công cộng sản nằm vùng.” Cú đá giò lái lạc quẻ này không liên quan gì đến chủ đề của bài viết. Điều này khiến tác giả LG cố lý luận mà vẫn không phù hợp với thực tế và độc giả cảm thấy bài viết đầy cảm tính và chứa đựng sự “thù ghét” không đáng có.

    Thật vậy, một Hiệp định như TPP đang trong vòng đàm phán, dù gay go nhưng chưa có nước nào bỏ hay phản đối, không thể nói nó “sắp đi đời nhà ma”. Cùng lắm thì có thể nói “đàm phán về hiệp định đó còn nhiều khó khăn.

    Nếu Hiệp định TPP gặp khó khăn vì các điều kiện chặt chẽ vì các nước muốn bảo vệ mậu dịch thì Hiệp định FTAAP gọi là Thương mại Tự do Á Châu Thái Bình Dương -do Tầu chủ xướng, cũng không thể thoát khỏi khó khăn đó. Không có lý do gì các nước đàm phán khó khăn với Mỹ mà lại không đàm phán khó khăn với Tầu để bảo vệ quyền lợi nước họ. Tác giả LG đã không chứng minh được tại sao TPP “sẽ đi đời nhà ma”.

    Cùng đề tài, bài “Á Châu trước hai viễn kiến Đông Tây” (*) của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho thấy ông có kiến thức chuyên môn và tầm nhìn sâu rộng cả về kinh tế lẫn an ninh, khách quan hơn. Cả Mỹ lẫn Tầu đều dùng kinh tế để đạt mục tiêu chính trị. Mỹ muốn dùng TPP để liên kết các nước bao vây kinh tế Tầu, bảo đảm đường hàng hải Biển Đông và giữ mối giao hảo với các đồng minh trong vùng. Tầu muốn dùng FTAAP để giải tỏa bao vây hầu tìm cơ hội thực hiện dã tâm chiếm Biển Đông. Cụ thể là Tầu đã hòa hoãn với Úc, giao hảo với Nam Hàn để phá thế liên kết đáng gờm Nhật-Hàn. Úc có nhiều tài nguyên thiên nhiên, còn Nam Hàn có nhiều chất xám.

    Các nước đều có thể thấy sự lợi hại của Mỹ và Tầu:

    -“Hoa Kỳ tôn trọng quy tắc tự do kinh tế và coi trọng quy luật thị trường, với hệ thống luật lệ rõ ràng và là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ là siêu cường ở xa, chẳng có tham vọng thôn tính mấy xứ Đông Nam hay Đông Bắc Á, nhưng có khả năng bảo vệ quân sự trên vùng biển và trong vài chục năm tới vẫn là lực đối trọng trước đà bành trướng của Trung Quốc tại Đông Á…”

    -”Trung Quốc đông dân nhất, là xứ đói ăn, khát dầu và nguyên liệu, đang cần tiếp nhận hoặc thậm chí ăn cắp công nghệ cao của thế giới. Họ ít tôn trọng cam kết và luật lệ. Kinh tế và xã hội Trung Quốc dễ bị khủng hoảng. Họ cũng chẳng che giấu mục tiêu chiến lược về quân sự trên vùng biển từ Thái Bình Dương qua tới Ấn Độ dương. “Giấc mơ Trung Hoa” là cơn ác mộng cho những nước trong vùng mà ngư dân VN đã là những nạn nhân đầu tiên.

    Như vậy, cả Mỹ lẫn Tầu đều chiêu dụ các nước trong vùng vào vòng ảnh hưởng của mình. Các nước trong vùng Thái Bình Dương sẽ phải cân nhắc, tính toán lợi hại, an ninh trước mắt và lâu dài cho đất nước họ mới quyết định được. Chỉ những bọn bán nước, buôn dân mới cúi đầu làm càn chỉ vì cái lợi trước mắt mà quên an ninh lâu dài.

    (*) Nguồn: “Á Châu trước hai viễn kiến Đông Tây.”
    http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/conflicting-visions-for-asians-nxn-11122014140243.html

  5. Minh Đức says:

    Trích: “Các điều kiện về tự do mậu dịch được ấn định trong các hiệp ước này không quá khắt khe như các điều kiện mà Hoa Kỳ muốn áp đặt trong dự thảo Hiệp Định TPP.”

    Vì sao điều kiện của Mỹ khắt khe mà vẫn có nước muốn thương thuyết? Vì họ thấy họ có lợi. Nguyên tắc của buôn bán vẫn luôn luôn là tôi cho anh cái này thì tôi được cái gì. Vì thế không thể nhìn từ bên ngoài mà nói điều kiện dễ dãi là tốt, điều kiện khắt khe là xấu.

    Có khi là trong một nước điều kiện đó thì tốt cho ai và xấu cho ai. Vào TPP bán được hàng nhiều qua Mỹ thì tốt cho những người sản xuất hàng hóa đó và cho nền kinh tế, nhưng nếu phải tôn trọng nhân quyền thì lại là xấu cho một số người, nhưng đối với nhiều người khác lại cho là tốt.

    Trung Quốc có thể dễ dãi cho vay tiền hơn Ngân Hàng Phát Triển Á Châu nhưng đổi lại, Trung Quốc cũng đòi các điều kiện khác. Ngân Hàng Phát Triển Á Châu có thể đòi hỏi tiền vay phải dùng vào việc nào có lợi cho kinh tế để sau này nước đó có khả năng trả nợ. Trung Quốc có thể không khe khắt về việc này nhưng có thể đòi hỏi phải có nhượng bộ về kinh tế, đất đai, tài nguyên. Cũng giống như sự khác nhau giữa vay tiền của ngân hàng và vay tiền của Mafia. Ngân hàng cho vay tiền muốn người vay tiền phải có khả năng trả nợ. Mafia có thể cho vay với điều kiện dễ dãi hơn nhưng không trả được nợ thì nó đón đường nó đâm.

  6. triết lý gia 0001 says:

    ……Mở đầu bài viết tác-giả đưa binh pháp Tôn-tử ra là tui thấy nghi rồi…..Giờ này mà còn Tôn-tử vói tam-quốc-chí hù ai….Tây phương có thuộc mấy cái này đâu mà hùng bá thiên hạ.Bởi vậy người Việt qua tây lâu rồi mà vẩn còn ảnh hưởng ngàn năm nô lệ giặc tàu là vậy.Buôn bán với thằng tàu dơ là việc cực chẳng đã toàn là hàng nhái,hàng giả hàng dơ….ví-dụ ở VN hiện nay,tụi Tàu dơ thu mua,rể tiêu….lá khoai lang….đĩa….làm bà con dân đen Việt bị lừa hoài.Tàu-cộng đưa ra kế hoạch FTAAP…chẳng qua là lấy le,với đàn em là CSVN…chứ lấy le với ai,thằng anh tàu-cộng thì hàng giả,thằng em CSVN thì xuất khẩu tôm qua Nhật trộn bù lon đinh ốc..rồi trộn cả phân người vô luôn….NGay cả giờ đây buôn bán với tổ chức WTO mà tối ngày tàu-công va việt-cộng cứ năn nỉ trợ giúp,vì quốc gia còn…nghèo….cho phép duy trì thuế khóa rồi đồng tiền…Nghe ai không nghe đi nghe thằng tàu-dơ chỉ tổ nóc dóc,y như việt-cộng.Tui chỉ hỏi Lử-giang thôi điện thoại đi động Iphone của Mỹ và Oppo cũa tàu….cái nào người Việt thèm hơn??!!!! cái nào thế giới thèm hơn,thôi đi liệng ba cái Tôn-tử,khổng-tử…tam quốc vô thùng rác là vừa.Thế hệ con cháu người Việt hải ngoại sau này có cần biết đâu,giờ này đem binh pháp Tôn-tử ra chỉ là lòe mấy anh già gần xuống lổ mà thôi,tui một bụng triết-lý đây rành ba cái trò quảng-cáo tụi tàu dơ này quá rồi…..Nào là 16 chữa vàng rồi 4 tốt,cuối cùng đem giàn khoan cấm biển đông làm CSVN thiếu điều đội..quần luôn,không biết ăn nói sao với dân chúng,nghe ai không nghe,nghe tụi Tàu…..đọc triết lý tàu khổng-tử,lão-tử….chi bằng đọc triết-phật không hay hơn sao?…..nay kính.

  7. Thanh Hằng says:

    Nếu nói các cơ quan truyền thông Người Việt Hải ngoại “ko dám đưa” bản tin này vì sợ…. là tác giả đã lầm tưởng theo kiểu báo chí đảng trị của VN. Họ không đưa chẳng qua không muốn làm rối loạn nhận thức người dân VN và không muốn ca ngợi sách lược thâm độc do kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt đang triển khai để chặn bước phát triển của TPP, niềm hy vọng của nhân dân VN mà thôi.
    Ai cũng biết, cái gì dính vào TQ chỉ đem lại hậu quả tồi tệ cho VN thôi. Có thể với các nước khác, xa hơn thì sẽ khác, nhưng VN thì không.
    Bởi “Tự do mậu dịch” với TQ bao nhiêu năm, rồi tham gia khắp các tổ chức thương mại thế giới, VN được gì? Khi cứ vay nợ ODA, FDI…. nhưng rút cuộc trôi vào túi TQ gần hết với những “dự án” khủng vì giá thành ngất ngưởng, thời gian kéo dài và chất lượng kém, lại còn ko sử dụng nhân công VN? Trong khi đó hậu quả “hợp tác” với Trung là khó lường, vì đích của Trung Quốc luôn là thần phục VN. Trong khi tham gia TPP với Mỹ, dân sẽ được hưởng ít nhất là Tự do, Nhân quyền và giảm được mối lo sợ mất nước hoàn toàn vào tay Trung, vì Mỹ chưa chiếm đất của bất cứ đối tác nào, thêm nữa, các nước thân Mỹ kinh tế đều phát triển vượt bực mà vẫn giữ được tiếng nói, quyết định độc lập.
    Bằng chứng là đồng ý tham gia tiến trình FTAAP có cả các nước đang tham gia đàm phán TPP với Mỹ. Gây nhiễu cho mục đích của tờ báo cũng đánh mất độc giả, nên người ta không đưa tin chứ thế giới tự do có ai cấm như ở VN đâu?

    • UncleFox says:

      Thằng cha Tú Gàn Lữ Gian viết bài bao giờ cũng nhắm vào CĐNVHN mà thọt hết sức vô duyên và mất dạy . Các cụ hãy để ý, bất cứ bài nào cũng thấy khứa lão miệt thị người chống Cộng là đếch biết gì cả, chỉ có mỗi mình hắn là thông hiểu mọi chuyện … từ Tầu đến Mỹ, từ Âu sang Á, sang đến Trung Đông, Taliban -al Qaiada-ISIS … cứ như hắn là con giun sán trong ruột già của các lãnh tụ thế giái vậy .
      Có rỗi các cụ hãy tìm lại các bài cũ của hắn đăng trên tờ Sàigòn Nhỏ của mù Đào Nương về loạt bài về Ải Nam Quan hắn đã nhục mạ giới trí thức và nhân dân Việt Nam thậm tệ thế nào thì đủ biết .Thằng khốn nạn này thâm độc hơn bọn CAM chí choé trên các diễn đàn tiếng Việt rất nhiều !

  8. Phúc Thắng says:

    Ông Lữ Giang này rất chịu khó quang bá cho Trung quốc.
    Hơn nửa địa cầu này đều biết rõ Trung quốc là một quốc gia thù địch, luôn có ý đồ làm tổn hại nhân loại: Thực phẩm thì tẩm chất độc, quần áo lót phụ nử, ngay cả đồ chơi trẻ em cũng tẩm thuốc độc hại, luôn ăn cắp bản quyền, làm hàng gian, hàng nhái….Họ muốn độc chiếm biển Đông; Họ đang vắt kiệt tài nguyên Châu Phi.
    Với VN thì Trung quốc rõ ràng là kẻ thù, luôn luôn có ý đồ xâm chiếm VN, chỉ trừ những chóp bu đảng CS VN mới cho TQ là bạn 4 tốt và 16 chữ vàng.
    Thế giới này phải luôn luôn cảnh giác với TQ,
    Vào FTAAP là vào tròng của TQ.

  9. Minh Đức says:

    Mậu Dịch Tự Do Châu Á của Trung Quốc đem lại cái lợi gì cho Việt Nam? Nếu là bỏ rào cản quan thuế thì giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bỏ rào cản quan thuế rồi thì Việt Nam đâu có lợi gì thêm khi Mậu Dịch Tự Do Châu Á được ra đời?

    Việt Nam đã có mậu dịch tự do với Trung Quốc rồi mà sau khi thương thuyết về TPP với Mỹ, Việt Nam vẫn phải thả Đỗ Thị Minh Hạnh, người hoạt động xây dựng công đoàn tư, phải bỏ lệnh cấm hơn 50 ngành tư nhân không được làm, phải giảm bớt sự chi phối của chính phủ vào kinh tế quốc doanh cho thấy là vào TPP có lợi nên Việt Nam mới phải làm như vậy, dù là đã có tự do mậu dịch với Trung Quốc.

    Sự thương thuyết rất rắc rối trong TPP cho thấy là các nước đều muốn bảo vệ kinh tế của mình trong khi muốn có lợi khi gia nhập TPP. Nếu khối Mậu Dịch Tự Do Á Châu có thể đem lại cái lợi cho mọi nước gia nhập thì cũng phải thương thuyết rắc rối như vậy. Nếu không chỉ thuần túy là bỏ thuế nhập cảng thì chắc gì đem lại lợi cho tất cả mọi nước mà Trung Quốc là nước có thể có lợi hơn vì có thể tuôn hàng rẻ ồ ạt vào các nước khác mà các nước khác chẳng bán được bao nhiêu cho Trung Quốc. Đây là Trung Quốc mới chỉ đưa ra ý kiến, còn khi đem thực hiện thì các nước khác họ đâu có ngu mà để cho hàng Trung Quốc tràn ngập trong nước họ, giết chết doanh nghiệp của họ. Rốt cuộc các nước cũng phải thương thuyết cho kỹ lưỡng. Ý kiến về Mậu Dịch Tự Do Châu Á chắc gì đã thực hiện được. Hàng Trung Quốc thường là hàng dỏm, trong bề ngoài coi có vẻ hấp dẫn nhưng dùng không được. Ý kiến Mậu Dịch Tự Do của Trung Quốc nghe thì hấp dẫn nhưng có khi cũng chỉ là thứ dỏm.

  10. quandannambo says:

    bánh đa cùi dừa
    đánh chết
    cũng không bõ cái tật
    cùi dừa bánh đa*

Leave a Reply to UncleFox