WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Trọng đã khá hơn

TBT Nguyễn Phú Trọng

TBT Nguyễn Phú Trọng

Cái khá thứ nhất: Lần này ông Nguyễn Phú Trọng đã không khoe: “Trong các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, tôi là người đi thăm Trung Quốc chính thức nhiều nhất”.

Hồi mới lên chủ tịch Quốc hội, ông vội vàng sang yết kiến thiên triều ngay và tâng công: “Lên làm chủ tịch Quốc hội, Trung Quốc là nước đầu tiên tôi đi thăm”. (Hồi ấy ông Nguyễn Tấn Dũng thì chọn Nhật Bản, ông Nguyễn Minh Triết thì chọn Lào là các nước đầu tiên để đi thăm. Phải chăng ông Trọng mách rằng hai ông kia thất lễ!), Không biết có phải nhờ câu nịnh khéo ấy mà Nguyễn Phú Trọng đã vượt qua đầu Nguyễn Minh Triêt và Nguyễn Tấn Dũng để đựoc lên làm Tổng Bí thư?

Cái khá thứ hai: Trong bản ký kết với Tập Cận Bình lần này Nguyễn Phú Trọng chỉ cho Trung Quốc vào mấy tỉnh biên giới: “Hai bên tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt – Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới”; “Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt – Trung, thực hiện tốt các văn kiện về biên giới trên đất liền giữa hai nước; sớm ký “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc” và “Hiệp định về quy chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân”; cùng duy trì bảo vệ sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt – Trung; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới hai nước”.

Còn nhớ, ngày 15 tháng 10 năm 2011. Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Hồ Cẩm Đào như sau: “Mở rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc”.

Do ký kết như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã mở đường cho Trung Quốc tràn sang lập làng, mở phố, xây dựng căn cứ địa ở Vũng Áng, Tây Nguyên, Nam Định, Bình Dương …

Nguy hiểm hơn, trong bản ký kết với Hồ Cẩm Đào, Nguyễn Phú Trọng còn chính thức mời Trung Quốc chuẩn bị đưa quân đội, công an sang “giữ gìn ổn định trong nước của mình”:

“Năm là, đi sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh … cùng phòng ngừa và tấn công các hoạt động vi phạm pháp luật, tội phạm xuyên biên giới; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn định trong nước của mình”.
Điểm khá thứ ba là: Lần này ông Nguyễn Phú Trọng đã biết vận dung DOC, COC để khống chế Trung Quốc ở Biển Đông: “Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”

Trong khi lãnh đạo các nước và một số lãnh đạo ta đã biết sử dụng vũ khí DOC, COC và luật pháp quốc tế để kiềm chế Trung Quốc thì văn bản NguyễnPhú Trọng ký kết với Hồ Cẩm Đào, không hề đả động gì đến DOC, chứ đừng nói COC: “Hai bên đánh giá tích cực việc hai nước ký kết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển;” cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với việc xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, sẽ cùng nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh Thỏa thuận này”. Không biết “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.” đã viết thế nào mà chỉ hai ngày sau đó nhà cầm quyền Bắc Kinh, thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân, sung sướng tung hô trước dư luận thế giới: “Tuyên bố chung Trung-Việt“ có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định. Trung Quốc và Việt Nam thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước không liên can gì với bên thứ ba.“

Có hai việc rất chưa được:

Một là: Tuyên bố Nguyễn Phú Trọng – Tập Cận Bình chỉ đề cập vấn đề rất nhỏ là hợp tác khai thác du lịch Thác Bản Giốc mà lẩn tránh vấn đề hết sức đáng quan ngại; Trường Sa. Ở Trường Sa Trung Quốc không chỉ xây sân bay trên đảo Gạc Ma mà đang khẩn trương biến ít nhất 5 bãi đá ngầm nữa: Ga Ven (Gaven), Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Tư Nghĩa (Hughes), và Én Đất (Eldad) thành các đảo. Hoa Kỳ đã nghiêm khắc cảnh báo: Trung Quốc đang xây Vạn Lý Trường Thành trên Biển!

Hai là: Khi nói chuyện với đông đảo thanh niên Việt Nam và Trung Quốc,Tập Cận Bình chỉ nói: “Trung Quốc đang đoàn kết, phấn đấu xây dựng xã hội khá giả toàn diện, thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện”.

Trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng vẫn ra rả kêu goi “Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội”.

Rõ ràng, ông này bảo hoàng hơn vua.

Chẳng những thế ông ta còn tỏ ra không bén nhậy với thời cuộc, quá trì trệ, quá lạc hậu, quá u mê. Ông là Tổng Bí thư quá non yếu, non yếu hơn cả những người tiền nhiệm ít học.

Hẳn là ông đã lẳng lặng tiếp thu ý kiến phản biện thẳng thắn, quyết liệt của chúng tôi nên mới khá lên được chút ít. Nghĩ rằng, ông nên mời các trí thức thực sự có tâm, có tầm (chứ không phải những nịnh thần, những quân sư quạt mo) đến, thành khẩn nghe họ nói để giác ngộ thêm chút nữa, may chăng mới đạt được kết quả khả dĩ tốt đẹp trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới.

Hà Nội 10 tháng 4 năm 2015

© Nguyễn Thanh Giang

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Ông Trọng đã khá hơn”

  1. NON NGÀN says:

    CẦN NÓI VỀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

    Thật ra hai ý niệm này chỉ là một nội dung. Chẳng qua chỉ là sự nói xuôi nói ngược các ngôn từ mà thôi.
    Có điều trong hai từ ngữ này, có thể nhiều người bị hấp dẫn bởi ý niệm xã hội, mà lại không chú ý điều quan trọng nhất trong đó lại chính là ý niệm chủ nghĩa.

    Chủ nghĩa nói cho cùng là một quan điểm sống, một quan điểm thể hiện hay hành động. Nhưng nói theo nghĩa hẹp, nó là một quan điểm lý thuyết nào đó được noi theo, như chủ nghĩa Mác Lênin chẳng hạn. Tức ý niệm chủ nghĩa ở đây mang ý nghĩa tổ chức, định chế xã hội theo một chủ trương lý thuyết nào đó.

    Có nghĩa thông thường nhiều người có thể sống bình thường, tự nhiên mà không cần một thứ chủ nghĩa nào hết. Nhưng ngược lại một số người nào đó, vì các lý do nào đó, lại lấy chủ nghĩa như một lý tưởng hay một đích sống, tức luôn luôn phải sống theo một kịch bản, một kế hoạch, mục đích, định hướng, ý hướng nào đó.

    Trong mọi nước trên thế giới ngày nay, duy nhất chỉ có Việt Nam là gắn liền với khái niệm chủ nghĩa trong tên nước như trên đã nói. Đó là điều đặc biệt mà không nơi nào đó, kể cả Trung Quốc cũng vậy. Trung Quốc chỉ gọi là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, còn trước kia các nước trong khối CS Liên Xô cũ cũng không có ngoại lệ.

    Xuất xứ của cụm từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa này bắt đầu có từ chính quyền Lê Duẩn. Đây có lẽ là sự say mê, hâm mộ, sự cuốn hút bởi mục tiêu chủ nghĩa của những người cầm quyền cả nước trong giai đoạn thời kỳ đó. Nó là sự khởi đầu của giai đoạn chính trị kinh tế xã hội bao cấp, cho mãi tới khi thời kỳ đó chấm dứt mà khái niệm chủ nghĩa như kiểu đó thì vẫn cứ còn mãi cho tới ngày nay.

    Hiện tại thì mọi hoàn cảnh trên thế giới thời cách mạng Xô viết và thời chiến tranh lạnh ý hệ trước đây đều đã thay đổi. Khối CS Đông Âu đã hoàn toàn sụp đổ và tan rã. Trung Quốc thì đã chuyển sang thuyết mèo đen mèo trắng và đi lên thời kỳ kinh tế tư bản khách quan, cả Việt Nam cũng xông lại vào kinh tế thị trường sau sự chuyển biến đổi mới.

    Như vậy khái niệm chủ nghĩa như nói trên thực chất nó chỉ còn là một hoài niệm, sự vang bóng một thời. Giờ thì nó chẳng có ý nghĩa gì thực tế cả, mặc dầu nhà nước và các cán bộ tuyên giáo vẫn còn cố gượng gạo ôm cứng hay vớt vát lại ý niệm định hướng. Định hướng tức thụt lùi lại và mơ hồ hơn khái niệm chủ nghĩa quyết chắc nhất lúc ban đầu.

    Thật ra, như trên đã nói, ý chính ở đây không phải khái niệm xã hội mà lại chính là ý niệm chủ nghĩa. Hay chủ nghĩa thực chất chỉ là một ý thức hệ đặc thù do Các Mác nghĩ ra và xướng xuất lên. Và tất cả ai có kinh qua nghiên cứu chủ nghĩa Mác đều hiểu Mác phân biệt hai thời kỳ phát triển xã hội cuối cùng theo ông ta quan niệm là giai đoạn xã hội chủ nghĩa và giai đoạn cộng sản chủ nghĩa. Nói nôm na giai đoạn xã hội chủ nghĩa là làm theo lao động hượng theo năng suất, đó là thời kỳ bao cấp từng ké dài và thấ

  2. Trần Thị Hải Ý says:

    Tổng Trọng đại diện Nam phương xã nghĩa hầu quốc đi sứ thiên triều kỳ (chót) này, được Tập đại hán thiên vương đạo diễn cho hội kiến đồng chí Ngộ Không bằng xương bằng thịt. Nhìn cảnh Nam hầu vương họ Nguyễn hí ha hí hửng bên Lục Ngộ Không mà, thêm một lần nữa, ngao ngán cho sự bí lú của Nam hầu vương và đoàn tùy tùng thượng thư khanh tướng trước đòn đểu của đại hán thiên triều: Nhổ lông gì đó của mình, thổi phù một phát, ‘biện chứng’ ra nhiều bản sao “vô tính” là một trong 72 phép thần thông của Tề Thiên, nôm na là Đại Thánh phù phép được vô số trò…khỉ, duy một điều Tề Thiên Đại Thánh bó tay chấm com, đó là lão ta không thể cắt cái đuôi…khỉ của chính lão ta! Hầu cũng là Khỉ! Hầu vương = Vua khỉ. Lục hầu vương đón Nguyễn hầu vương, ái dà dà, khỉ ngộ khỉ, hợp quá đi chứ, Nah!

    Tập đại hán vương ngụ ý “hầu chúng mày sẽ tưng tưng quy mã hầu mong cầu đại tiện tiểu tiện thế nào bất luận thì cũng chỉ là con khỉ đội cái kim cô 16.4 cara mát in Thành Đô trong tay Phật tổ là tao đây”! Thật thâm như nho Tàu! Nah.

    Hình Lục hầu vương & Nguyễn hầu vương:
    http://2.bp.blogspot.com/-BaVdw1YWRls/VSfShbJKZaI/AAAAAAAAyS0/rc8TGBH24Wk/s1600/tnk1.jpg

  3. Chiêu Dương says:

    Xin cóp lại đây một số ý kiến của 2 tác giả Hòa Vân và Vũ Quang Việt đăng trên trang diễn đàn; làm phiền BBT cho hiển thị để rộng đường dư luận.

    Tóm tắt bài của Hòa Vân : ( trích )

    Thông cáo chung ( VN-TQ) đề cập tới phần hợp tác kinh tế như sau :
    …… _ Phía Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư phát triển và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đến Trung Quốc khai thác mở rộng thị trường. Phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

    _ Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện.

    Có vài điểm có thể nêu ra trong đoạn văn trên:

    - “phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam”. Khá trịch thượng ! Các anh không làm được hàng có chất lượng với giá rẻ thì đừng hòng tôi nhập khẩu. Trịch thượng vì hiển nhiên không cần thiết phải đưa vào văn bản một câu nói như vậy. Nhưng ngược lại, nếu các nhà hữu trách Việt Nam biết ngượng mà cố gắng đưa ra những chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sức người, sức của làm ra những mặt hàng tốt (khi đó, cũng không cần anh bạn “mở rộng nhập khẩu” đâu, thiên hạ thiếu gì người sẵn sàng mua hàng tốt và rẻ !). Những người làm trong công nghiệp VN, cả quan chức và doanh nghiệp chắc nên cảm ơn lời nhắc nhở vô tình này.

    - “chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng”. Câu này khá mơ hồ, nếu người ta không đọc tiếp những thông tin được báo chí VN đăng tải về cuộc hội đàm giữa hai ông tổng. Trong bài Hội đàm cấp cao hai Tổng Bí thư Việt Nam – Trung Quốc trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, có đoạn viết :

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và mong muốn Trung Quốc tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhất là có những dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại tiên tiến, tiêu biểu cho trình độ phát triển và công nghệ của Trung Quốc, ưu tiên trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đồng thời đề nghị Trung Quốc quan tâm chỉ đạo lựa chọn nhà thầu có năng lực và khả năng tài chính để các dự án đầu tư tại Việt Nam được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình.

    Lạ, việc chọn nhà thầu tốt là trách nhiệm của chủ công trình (đây là những công trình xây dựng ở VN, cho VN) thì sao lại có yêu cầu chính phủ TQ chọn nhà thầu ? Nếu nó chọn mà mình không chịu thì sao? Tại sao nhà lãnh đạo cao nhất của một nước lại hạ mình đặt ra lời xin xỏ đó, và khi đối tác « thương tình » bảo không nên đưa ra như thế trong bản Tuyên bố chung thì vẫn chỉ đạo các báo trong nước nói thẳng ra là mình đã đưa ra « yêu cầu » như thế (chắc là để « lấy điểm » với dân sau khi có rất nhiều bài báo than là nhà thầu Trung Quốc làm ăn bê bối1). Có phải vì thế mà Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng” được thành lập ?

    -« Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ ». Có phải đây là âm mưu nối lại dự án « đề nghị thanh toán bằng nhân dân tệ tại Việt Nam » mà quả bóng thăm dò đưa ra hồi đầu năm nay đã mau chóng bị dẹp vì phản ứng của người Việt ?

    - đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển. Tại sao phải phối hợp hoạt động của hai nhóm kinh tế (cơ sở hạ tầng và hợp tác tiền tệ) với nhóm hợp tác trên biển ? Hạ tầng là giàn khoan ? Tiền tệ tiêu trên Biển Đông sẽ là nhân dân tệ ? Người ta càng có thể nghi ngờ là “Thông cáo chung” không nói hết, khi đọc thông tin được các nhà báo Nhật của tờ Nikkei Asian Review đưa ra, theo đó, ông Trọng đã đồng ý “đưa cảng Hải Phòng vào chương trình xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển do Trung Quốc khởi xướng.” (hết trích ).

    Dưới đây là lời bàn của Vũ Quang Việt : ( trích )

    Không thể bỏ qua sự liên quan giữa nhóm công tác về cơ sở hạ tầng, nhóm về hợp tác tiền tệ và sự thúc đẩy của phía TQ được ghi trong thông cáo là “Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng.”

    Không nói rõ nhưng thật ra nó nằm trong ý đồ xây dựng con đường tơ lụa trên biển mà biên giới, đường sá miền bắc, cảng Hải Phòng là địa danh nối liền các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây với Biển Đông nhằm phục vụ cho xuất nhập hàng hoá của họ. Điều này đã được báo Nhật nhắc đến (như đã nói trong bài [1]) và một nhà nghiên cứu từ TQ đang làm việc tại Viện Đông Nam Á của Singapore cũng phân tích (trong một bài vừa xuất bản.[2]). Lời hứa trên của Nguyễn Phú Trọng được cụ thể hoá bằng các nhóm công tác có thể đưa đến tình hình tệ hơn những gì xảy ra ở dự án Bô Xít ở Tây Nguyên mà Nông Đức Mạnh đã ký và nhiều đời Tổng bí thư ĐCS TQ thúc giục đòi phía VN giữ lời hứa. Hợp tác nhằm giúp TQ thực hiện con đường tơ lụa trên biển có lợi gì cho VN? Có thể cho rằng đấy là dịch vụ thông thường mà VN nên cung cấp, qua đó thu phí và tạo công ăn việc làm. Chuyện rất có thể không đơn giản như vậy, nhất là TQ là nước luôn luôn muốn dùng sức mạnh với VN. Thử lý giải về khả năng kiểm soát của VN cuộc làm ăn chung này như thế nào:

    1. Rõ ràng VN không phải là nước độc quyền cung ứng dịch vụ chuyển vận này. Nếu TQ không hài lòng và muốn tạo áp lực gây rối loạn kinh tế như trước kia họ kêu gọi thợ đào mỏ than trở về TQ để làm ngừng trệ sản xuất than thì họ có thể chuyển hàng sang các ngả khác như qua Myamar và Thái để sang châu Âu, châu Phi hay Trung Đông. Các con đường đó có lẽ tiết kiệm hơn nhiều cho TQ. Đoạn về tàu thủy thì chắc chắn là ngắn hơn nhiều rồi. Cảng Hải Phòng lại không phải là cảng nước sâu nên chi phí sẽ cao hơn, và chủ yếu cũng chỉ có thể phục vụ hàng TQ đi tới các nước phía Bắc và Úc và cùng lắm là Đông Nam Á.

    2. Cũng rõ ràng là hạ tầng miền bắc và Hải Phòng nếu được phát triển dư thừa so với nhu cầu nội địa cũng chỉ có thể phục vụ TQ. Và để xây dựng hạ tầng này VN phải dựa vào vốn TQ và do đó phải dùng nhà thầu TQ và mua hàng hoá máy móc của TQ. Như thế, TQ là nước độc quyền cầu, có nghĩa là nước duy nhất dùng dịch vụ, VN lại là con nợ, vậy thì cũng nên nghiên cứu xem xét lợi hại điều mà ông Trọng hứa hẹn với TQ để đừng bị đưa vào thế kẹt. Đây là một vấn đề lớn, chưa nghiên cứu, chưa có tiếng nói của Chính phủ, chưa bàn ở Quốc hội, thế mà tại sao một ông Tổng Bí thư lại dành cho mình quyền hứa trên? ( hết trích )

    http://www.diendan.org/viet-nam/ve-chuyen-di-tham-trung-quoc-cua-ong-nguyen-phu-trong

    Với tớ, câu văn dưới đây trong tuyên bố chung là rất quan trọng trong ý đồ của TQ.

    “Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện.

    Công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng có thể được xử dụng để thiết lập dàn khoan và dàn khai thác dầu, trước tiên là ở Vịnh Bắc Bộ, sau đó “tằm ăn dâu” lan khắp biển Đông của VN, trong tinh thần “gác tranh chấp qua một bên, cùng nhau khai thác và chủ quyền thuộc Trung quốc“. Tinh thần ăn cướp này đã được họ Đặng phát minh và truyền thừa cho Tàu cọng.
    Công tác về hợp tác tiền tệ trong thăm dò khai thác dầu ở biển Đông có thể là mọi vấn đề tài chính liên quan đến dịch vụ này đều được thanh toán bằng nhân dân tệ. Với kiểu thanh toán này, VN xem như mất đứt chủ quyền ở biển Đông.

    Trọng Lú đang giẩm lên vết xe củ của Bô-xít Lông đứt Mạch mà vẫn được khen !!! ?

  4. triết lý gia 0001 says:

    ….Ông Nguyễn-Thanh-Giang nhìn sao mà thấy ông Trọng-lú khá hơn??……THeo ý Ông Giang khá ở đây là ít bán nước hơn??!!!___Với tui Trọng-lú chỉ có..thúi hơn chứ không khá hơn,thật vậy,Trọng-lú được tàu-cộng triệu hồi qua tàu không phải là mời đi dự..tiệc mà là về chầu thiên-tử để phụng lệnh thiên-tử tàu.Trọng lú ký bất cứ cái gì cũng điều..thối cả,vì ký tức là trả nợ hay…bán thêm đất nước,hể ký là thúi..hẻo,hiểu theo kiểu kêu gọi đầu tư cho ra vẽ chứ sự thật là nhượng địa cho..tàu-cộng.Khi tàu-cộng cắm giàn khoan ở biển đông! trọng-lú ở đâu? Xin thưa Trọng-lú ở trong váy đụp của vợ,không dám ho dù một tiếng khẻ,khi giàn khoan tàu-công dời đi,Trọng-lú mới ló đầu ra khỏi vấy đụp vợ vậy đầu trọng-lú không thối mới là lạ.Trọng lú có gì trong đầu ngoài kiên quyết tiến lên XHCN mà bạn bè cùng đãng với trọng-lú,đã ị một đống vì họ đã đi theo hướng tư-bản-đỏ rồi. Khi đi thăm Cu-ba,trọng-lú thuyết giảng XHCN mà nước bạn Cu-ba nghe muốn…mửa luôn vì họ biết cái đãng CSVN của trọng-lú đang nợ như chúa chổm sắp sập tiệm…Giờ Cu-ba đang bắt tay với Mỹ với Obama,thì không khác nào họ ị vô cái thuyết giảng của trọng-lú. Tên Trọng-lú ai đặt cho Trọng nếu không phải là từ những cái miệng của bè bạn đãng viên như Trọng,vì họ biết rỏ Trọng rất lú.Bá-Thanh chống tham nhũng bị cho ăn phóng-xạ,thì xếp của Bá-Thanh là Trọng-lú lại nói chống tham nhũng sợ vở bình chế độ,thì không khác nào Trọng-lú bợ đít tham nhũng,chính vì thế mà Bá-Thanh chết thảm còn Trọng-lú giữ được cái mạng….chỉ để ký kết,với Tàu-cộng ký cái gì nếu không phải là nhượng địa bán nước??!!!. Nếu Ông Nguyễn-thanh-Giang nói ký với Mỹ là khôn hơn thì tui đồng ý liền,vì với Mỹ nếu Trọng-lú ký cái gì cũng thơm,dù Mỹ cho trọng-lú cái giẻ rách cũng vẩn thơm hơn cái đầu thối ơi là thối của trọng-lú.Nhưng Mỹ có ký điều gì không hay bắt Trọng-lú phải tôn trọng nhân-quyền____tôn trọng nhân quyền phải hiểu là cái đãng ăn cướp CSVN của Trọng-lú đồng lòng theo tàu-cộng,còn toàn dân thì lại muốn theo tây phương vì cái cột đèn có chân cũng đi vượt biên,nhưng đãng CSVN của Trọng-lú cai trị dân dùng súng đe dọa nhân quyền không cho dân theo tây phương….và biến dân thành Osin cho toàn đãng CSVN ăn bám bốc lột than nhũng,và biến nước VN thành thuộc địa của tàu.Trọng-lú khá hơn hay hèn hạ hơn,vì nếu khá hơn dám hổn láo với tàu-cộng thì trọng-lú đã bị cho ăn phóng xạ rồi.Trọng-lú chết thì ai ký với kết bán nước VN cho tàu-cộng? Tui thì nhìn thấy Trọng-lú Việt-gian hơn thì có,xin đừng bợ đở mấy thằng bán nước cầu vinh nữa…nay kính.

  5. NON NGÀN says:

    CẦN NÓI VỀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

    Thật ra hai ý niệm này chỉ là một nội dung. Chẳng qua chỉ là sự nói xuôi nói ngược các ngôn từ mà thôi.
    Có điều trong hai từ ngữ này, có thể nhiều người bị hấp dẫn bởi ý niệm xã hội, mà lại không chú ý điều quan trọng nhất trong đó lại chính là ý niệm chủ nghĩa.

    Chủ nghĩa nói cho cùng là một quan điểm sống, một quan điểm thể hiện hay hành động. Nhưng nói theo nghĩa hẹp, nó là một quan điểm lý thuyết nào đó được noi theo, như chủ nghĩa Mác Lênin chẳng hạn. Tức ý niệm chủ nghĩa ở đây mang ý nghĩa tổ chức, định chế xã hội theo một chủ trương lý thuyết nào đó.

    Có nghĩa thông thường nhiều người có thể sống bình thường, tự nhiên mà không cần một thứ chủ nghĩa nào hết. Nhưng ngược lại một số người nào đó, vì các lý do nào đó, lại lấy chủ nghĩa như một lý tưởng hay một đích sống, tức luôn luôn phải sống theo một kịch bản, một kế hoạch, mục đích, định hướng, ý hướng nào đó.

    Trong mọi nước trên thế giới ngày nay, duy nhất chỉ có Việt Nam là gắn liền với khái niệm chủ nghĩa trong tên nước như trên đã nói. Đó là điều đặc biệt mà không nơi nào đó, kể cả Trung Quốc cũng vậy. Trung Quốc chỉ gọi là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, còn trước kia các nước trong khối CS Liên Xô cũ cũng không có ngoại lệ.

    Xuất xứ của cụm từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa này bắt đầu có từ chính quyền Lê Duẩn. Đây có lẽ là sự say mê, hâm mộ, sự cuốn hút bởi mục tiêu chủ nghĩa của những người cầm quyền cả nước trong giai đoạn thời kỳ đó. Nó là sự khởi đầu của giai đoạn chính trị kinh tế xã hội bao cấp, cho mãi tới khi thời kỳ đó chấm dứt mà khái niệm chủ nghĩa như kiểu đó thì vẫn cứ còn mãi cho tới ngày nay.

    Hiện tại thì mọi hoàn cảnh trên thế giới thời cách mạng Xô viết và thời chiến tranh lạnh ý hệ trước đây đều đã thay đổi. Khối CS Đông Âu đã hoàn toàn sụp đổ và tan rã. Trung Quốc thì đã chuyển sang thuyết mèo đen mèo trắng và đi lên thời kỳ kinh tế tư bản khách quan, cả Việt Nam cũng xông lại vào kinh tế thị trường sau sự chuyển biến đổi mới.

    Như vậy khái niệm chủ nghĩa như nói trên thực chất nó chỉ còn là một hoài niệm, sự vang bóng một thời. Giờ thì nó chẳng có ý nghĩa gì thực tế cả, mặc dầu nhà nước và các cán bộ tuyên giáo vẫn còn cố gượng gạo ôm cứng hay vớt vát lại ý niệm định hướng. Định hướng tức thụt lùi lại và mơ hồ hơn khái niệm chủ nghĩa quyết chắc nhất lúc ban đầu.

    Thật ra, như trên đã nói, ý chính ở đây không phải khái niệm xã hội mà lại chính là ý niệm chủ nghĩa. Hay chủ nghĩa thực chất chỉ là một ý thức hệ đặc thù do Các Mác nghĩ ra và xướng xuất lên. Và tất cả ai có kinh qua nghiên cứu chủ nghĩa Mác đều hiểu Mác phân biệt hai thời kỳ phát triển xã hội cuối cùng theo ông ta quan niệm là giai đoạn xã hội chủ nghĩa và giai đoạn cộng sản chủ nghĩa. Nói nôm na giai đoạn xã hội chủ nghĩa là làm theo lao động hượng theo năng suất, đó là thời kỳ bao cấp từng ké dài và thất b

Phản hồi