WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lạm bàn về các Giải thưởng quốc tế

giaithuong

Trước đây, tôi từng nghe truyền thông đưa tin rất nhiều lần, hết năm này đến năm khác, rằng Hoà Thượng Thích Quảng Độ và bác sĩ Nguyễn Đan Quế được đề cử giải Nobel Hoà Bình. Nhưng giải thưởng quan trọng và danh giá này (tôi không dùng từ “cao quý” vì đã có những người không cao quý được nhận giải này), cho đến nay, vẫn ở ngoài tầm tay các nhà hoạt động Việt Nam.

Tôi tin rằng không phải Hoà Thượng Thích Quảng Độ, đặc biệt là bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chưa có hoạt động dấn thân, lý tưởng, sự quả cảm và thẩm quyền đạo đức như những khôi nguyên giải này. Là người Việt Nam, sống ở Việt Nam và ở trong lòng cuộc đấu tranh cho tự do này, tôi nghĩ mình có thể đưa ra sự so sánh tương đối như thế.

Vậy tại sao Việt Nam lại chưa có một khôi nguyên Nobel Hoà Bình? Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan nào? Và chúng ta cần làm gì? Đây là những câu hỏi không đơn giản. Nhưng trong tầm hiểu biết giới hạn của mình, người viết xin mạo muội nêu ra vài ý kiến đóng góp như sau để nói về hai nguyên nhân chính:

1/ Việt Nam chưa có vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Mặc dù đất nước chúng ta giữ một vị trí địa chính trị quan trọng, nhưng trong bối cảnh các siêu cường đang tập trung sự chú ý và sức mạnh vào những khu vực khác, vị trí chiến lược của chúng ta chưa phát huy được tiềm năng của nó. Thậm chí, có thể vì định mệnh này (vị trí chiến lược quan trọng và béo bở trong khi vai trò và sức mạnh chính trị-quân sự thấp kém) mà chúng ta phải chịu tai hoạ, đất nước ta thành tiền đồn, rồi thành con tốt thí trên bàn cờ quốc tế.

Đối với các siêu cường và đặc biệt là các quốc gia Tây phương, Việt Nam chỉ là một quốc gia nhược tiểu, không ai nhớ tên, vì sự hiện diện ít ỏi của nó trong các hội luận quốc tế, và vai trò bé nhỏ, nếu không muốn nói là con số không trong bàn cờ chính trị và cán cân quyền lực quốc tế.

Một giải thưởng quốc tế, không thể tránh khỏi sự tác động và can thiệp của nhiều phía có uy tín và các nhánh quyền lực quốc tế. Việc trao giải thưởng cho một nhà hoạt động nào đó ngoài mục tiêu vinh danh những nỗ lực dấn thân và thành quả mà họ đạt được, những người có nhiệm vụ xét giải sẽ cân nhắc, hoặc được nhắc nhở phải cân nhắc, một số điều kiện như: Nếu giải thưởng được trao cho nhà hoạt động ở một quốc gia nào đó, điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính quyền, giới trí thức và công luận nước đó, mối quan hệ giữa quốc gia này với thế giới phương Tây có vì thế mà thay đổi tích cực hoặc tiêu cực không? Những nỗ lực trong tương lai của cá nhân này sau khi nhận giải có làm thay đổi xã hội, và từ sự thay đổi xã hội đó, có ảnh hưởng đến quyền lực chính trị quốc gia và một vài phía trong các mối toan tính quyền lực quốc tế không? Việc trao giải có đáp ứng nhu cầu khuếch trương uy tín và tạo hiệu ứng truyền thông cho các bên quyền lực nhằm tạo dựng một cán cân, một trật tự chính trị mới hay không? …Trường hợp Nobel Hoà Bình cho Lê Đức Thọ và Henry Kissinger là một ví dụ điển hình.

Một quốc gia độc tài hạng bét như Việt Nam, lại đang chịu thần phục một quốc gia đàn anh khác. Mọi toan tính và chuyển biến từ thượng tầng phải nhận lệnh từ Bắc Kinh, thì việc trao một giải thưởng quốc tế danh giá như Nobel Hoà Bình cho một nhà hoạt động ở đó mang lại rất ít tác dụng và lợi ích cho phương Tây. Vì những ai khôn ngoan sẽ nhận ra rằng giải quyết vấn đề Việt Nam sẽ chỉ là cắt tỉa phần ngọn vấn đề, trong khi gốc rễ nằm ở Trung Nam Hải kia.

Bởi nếu quốc tế vinh danh một nhà hoạt động Việt Nam bằng giải Nobel Hoà Bình, Xã hội Dân sự Việt Nam có thể phát triển mạnh, các phong trào đòi dân chủ sẽ nổi lên, dần dần nhà cầm quyền Việt Nam có thể bị đẩy vào thế bị động… Nhưng nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn còn đó thì người đàn em Việt cộng có sắp chết cũng ráng bò dậy đỡ khẩu súng từ tay người đàn anh mà bắn vào người dân của mình. Tôi luôn tin tưởng việc xây dựng Xã hội Dân sự là cần thiết và là vấn đề sống còn đối với công nghiệp trang bị và tạo sức mạnh cho người dân nhằm xây dựng nền dân chủ hậu cộng sản; nhưng sự giải thể chế độ độc tài này gắn liền với vận mạng của Trung Cộng và cán cân quyền lực quốc tế ở Thái Bình Dương nhiều hơn.

2/ Trở lại vấn đề giải Nobel Hoà Bình, nguyên nhân thứ hai là: Các nhóm vận động quốc tế của Việt Nam chưa đủ mạnh và chưa có đủ khả năng đi vào dòng chính của hoạt động xã hội dân sự cũng như chính trường quốc tế để vận động có lợi cho đất nước mình.

Chỉ có các tay mơ mới nghĩ rằng, việc trao các giải thưởng danh giá là do quốc tế hiểu rất cặn kẽ, theo dõi rất sát sao về tình hình một đất nước và biết rất rõ về cá nhân người được đề cử. Mọi khôi nguyên của các giải thưởng quốc tế lớn đều có những cá nhân hoặc tổ chức có uy tín quốc tế, có năng lực vận động và có đội ngũ làm việc trực tiếp, thường xuyên với quốc tế, đề cử và vận động hành lang và trưng đủ bằng chứng để thuyết phục Uỷ ban xét giải. Nghĩa là sự trao giải này cũng đáp ứng được những tính toán của các bên: những phía có thẩm quyền tác động và can thiệp, những nhóm có quyền lợi liên quan… Xin lưu ý là, không có một định chế nào trên thế giới được tạo ra hoàn toàn chỉ vì những mục tiêu lý lưởng. Thế giới này không là thiên đàng, nên có một khoảng cách rất lớn giữa lý tưởng và các thiết chế tương ứng của nó.

Trước khi một giải thưởng được cấp hằng năm, hồ sơ đề cử đã được thảo luận và hoàn tất trước đó ít nhất là một năm. Một nhóm vận động sẽ đề cử các cá nhân dưới trướng mình, hoặc làm việc cho mình. Họ thu thập mọi tài liệu và thông tin cần thiết và không tránh được tình trạng thổi phồng thành tích của cá nhân mình đề cử, rồi trình lên Uỷ ban xét giải. Tổ chức vận động càng có ảnh hưởng quốc tế thì người được họ đề cử sẽ có nhiều khả năng nhận giải. Bởi vậy, giải thưởng có khi không trao cho người xứng đáng, nhưng tổ chức vận động đề cử thì hoàn toàn xứng đáng vì tổ chức đó đã thành công trong việc chứng tỏ họ có khả năng vận động và can thiệp. Trường hợp giải Nobel Hoà Bình được trao cho Obama cũng vậy, Obama không xứng đáng nhưng thế lực vận động cho ông đủ sức mạnh, và họ xứng đáng vì họ có uy lực quốc tế.

Con số trí thức và các nhà hoạt động Việt Nam có khả năng can thiệp vào các thảo luận quốc tế rất ít; các tổ chức vận động của người Việt có tầm ảnh hưởng quốc tế lại hầu như không có. Các cá nhận người Việt có uy tín quốc tế không phải không có, nhưng uy tín đó là uy tín cá nhân và trong công tác can thiệp, cá nhân không bao giờ làm việc hiệu quả như một tổ chức.

Qua những phân tích về nguyên nhân Việt Nam chưa có khôi nguyên Hoà Bình, chúng ta có thể áp dụng để giải thích một cách hợp lý về các giải thưởng quốc tế danh giá khác, dù tầm mức nghiêm trọng có thể hơn kém nhau rất nhiều.

Chúng ta cũng cần tỉnh táo để không hy vọng quá nhiều rằng quốc tế đến hôm nay mới thực sự chú ý đến hồ sơ nhân quyền Việt Nam và họ sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề của chính chúng ta. Không phải vậy! Họ đã chú ý từ rất lâu, chỉ là chúng ta chưa có những tổ chức đủ mạnh để thuyết phục họ về uy tín và tiềm lực của mình thôi. Và dù chúng ta có nhiều tổ chức mạnh thì công việc cần thiết nhất không phải là vận động các giải thưởng mà là tạo nội lực cho khối quần chúng đang sợ hãi và yếu đuối.

Từ lâu nay, có nhiều cá nhân hải ngoại lẫn quốc nội đã nỗ lực không mệt mỏi vận động nhân quyền cho Việt Nam, đưa hồ sơ nhân quyền Việt Nam lên Liên Hợp quốc và các CSOs bảo vệ nhân quyền quốc tế, mang lại phúc lợi thực sự cho các nạn nhân Nhân quyền. Nhưng xin lưu ý là, cá nhân thì không có sức mạnh ảnh hưởng như tổ chức. Tôi tin rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có nhiều khối, nhiều nhóm hoạt động hơn nữa, để đáp ứng nhu cầu đa nguyên của một khối dân số khá lớn (chín chục triệu người) và ngăn chặn khả năng chính trường Việt Nam tương lai bị thao túng bởi một hoặc một vài nhóm mạnh nhất, dù họ thuộc đảng phái nào, đảng ABC hay khối chống ABC…

Chúng ta cần nỗ lực để ngày càng có nhiều tổ chức hoạt động quy cũ, đưa thông tin về Việt Nam ra bên ngoài, mở rộng uy tín của các tổ chức người Việt ra tầm quốc tế, có khả năng vận động và ảnh hưởng quốc tế, có nhiệt tâm tổ chức và tạo sức mạnh cho người dân trong nước… Như vậy, không những các nhà hoạt động nhân quyền của chúng ta đều được ủng hộ, bảo vệ và vinh danh, chúng ta có nhiều diễn đàn quốc tế để nói lên tiếng nói của người Việt, mà còn trang bị để Việt Nam có đủ khả năng ngăn chặn một chế độ độc tài hậu cộng sản (vì thật nguy hiểm nếu chỉ có một hoặc một vài phe nhóm mạnh thao túng tất cả). Xin minh định rằng, sự đoàn kết không nằm ở chỗ chỉ có một khối thống nhất mà chính là ở chỗ các cá nhân và tổ chức tranh đấu cùng làm việc vì một giá trị chung tốt đẹp.

Tôi không chú trọng đến sự xứng đáng hay không của một cá nhân, nhưng tôi trăn trở đằng sau cá nhân ấy là một tổ chức mạnh đến mức độ nào và họ có thực sự tranh đấu vì phúc lợi của người dân Việt Nam hay không? Vài dòng đóng góp ý để quý độc giả không choáng váng hoặc thất vọng vì các lần “chiếu cố khó hiểu” của một tổ chức quốc tế dành cho các nhà hoạt động Việt Nam; công việc của chúng ta là tiếp tục làm việc phục vụ cho mục tiêu tối hậu là tự do, an sinh và nhân phẩm cho hơn chín chục triệu người dân đang nằm dưới ách độc tài, chứ không phải cho bất cứ một phe nhóm nào.

Huỳnh Thục Vy

Buôn Hô, 17/4/2015

© Đàn Chim Việt 

7 Phản hồi cho “Lạm bàn về các Giải thưởng quốc tế”

  1. Nguyen Kim Nen says:

    Có gì mà phải chất vấn HTV vì sao Obama không xứng đáng với giải Nobel hòa bình !

    Không xứng đáng không có nghĩa Obama là 1 kẻ háo chiến, gây chiến, chủ chiến. Không xứng đáng chỉ bởi vì ông ta chưa có thành tích gì lớn lao trong sự nghiệp giải quyết xung đột, tím kiếm hòa bình, hay là 1 thành tựu lớn nào trong việc giải phóng con người, tôn vinh dân chủ. Khi được chọn Khôi Nguyên Hòa Bình vào năm 2009, ông Obama mới làm tổng thống Mỹ được 9 tháng. Ngay cả ông ta cũng nói “Tôi thấy mình chưa xứng đáng…” Cả thế giới lúc đó thấy ngượng cho Obama và ngựong cho hoàng gia Na Uy !

    Chánh văn phòng Nhà Trắng lúc đó, Rahm Emanuel, còn nỗi giận quát tháo đại sứ Na Uy ở Mỹ là Na Uy có thái độ bợ đỡ. Emanuel tánh tình rất thẳng, còn nói: “Thật là 1 lũ xu nịnh” Hehe!

    Riêng về suy tư của HTV, tôi nghĩ HTV không cần phải lo ngại. Các giải thưởng này chỉ mang tính chất khuyến khích, vinh danh và cũng mang tính bảo vệ khi nhân vật đó còn đang bị tù đày. Tôi nghĩ VN chưa có khôi nguyên hòa bình là vì VN chưa có 1 phong trào dân chủ có tổ chức, có tiếng nói quốc tế lớn mạnh.

    (Source: http://www.nbcchicago.com/blogs/ward-room/Rahm-Emanuel-Barack-Obama-Nobel-Peace-Prize-259425531.html#ixzz3Xs19yKSa )

  2. Adam Nguyễn says:

    “Trường hợp giải Nobel Hoà Bình được trao cho Obama cũng vậy, Obama không xứng đáng nhưng thế lực vận động cho ông đủ sức mạnh, và họ xứng đáng vì họ có uy lực quốc tế.”(trích)
    Obama xứng đáng hay không xứng đáng lãnh giãi Nobel HB thì Ai đáng hơn ? Và Ai v/đ cho Ông ta? Chắc là không hoặc có là kẻ thù của nước MỸ .Giãi Nobel HB đã trói tay chân nước Mỹ. Nhưng nếu Mỹ khởi chiến thì thế giới sẻ có chiến tranh thứ III. Chưa chắc Ai thắng AI nhưng nước nào cũng khốn đốn. Và nếu nước Mỹ đem quân ra nước ngoài tác chiên thì dân chúng Mỹ sẻ la ó.bọn phản chiến sẻ làm lớn lên.Ở sao cho vừa lòng người?
    Ong Obama hay nói chung nước Mỹ ,dù là CH hay dân chủ,cũng không muốn chiến tranh hao tốn sức người sức của ,nhất là chiến tranh vì các nước như vncs luôn luôn theo Nga theo Tàu ,ôm hôn các dồng hí thắm thiết nhưng mắt lại liếc xéo anh Mỹ. Và Mỹ không phải toàn là đồ ngu ,thua vn anh hùng của cs mà không nhìn thấy cái điếm đàng tráo trở của vn.
    Không phải giãi HB trao cho Obama là không xứng đáng .
    Vì có thể vì đó mà Mỹ đã không động đao binh vói kẻ thù như Nga ở Ukraine, Tàu ở Biễn Đông ,Bắc Hàn và tụi Arập quá khích và tránh một cuộc chiến tranh thứ 3 thật “trời long đất lở”.Mý o bế vn vì biết vn đã theo Tàu ,và nếu vậy thì Tàu sẻ khống chế toàn bộ Biển Đông và vn hoàn toàn là thưộc địa mói của Tàu.,và như vậy Mỹ và thế giới phải lệ thuộc Tàu vì đương hàng hai ở Biễn Đông.Muốn thát tàu thì phải đồng lòng quay lại vói HK dù quá muộn .(tàu không cế BCT/TU ddacng csvn khi nhìn hình ảnh NPT và TCB ôm nhau ,nghe lồ dạy bão của TCB trước khi gặp Obama . Khong lẻ Mỹ không biết gì hết ?
    Do đó giãi thưỡng HB chi là trao cho người nào tương đối ôn hòa đẻ không gây chiến tranh ,không gây rối cho người dân ở bất cứ đâu.Giãi HB cho Lê Dức Tho chĩ là sự ký kết hòa bình cho vn 2 miền Nam Bắc sẻ sông theo 2 hoác 3 thể chế trong HB không chiến tranh .Nhưng LĐT không dám nhận vì chính hắn miền Bắc gây chiến và ý đồ ký hiệp định chĩ là mưu mô của quan thầy TC. Vẫn xua quân tấn chiếm miền nam như mọ người thấy thì GT HB cho L ĐT là không xứng đáng .nhưng có lẻ trao giãi vì cuộc thương thuyết Pa-ri hòa binh đã được ký kết …họ đâu ngờ bọn cs việt trơ mặt,phản bôi lại chính mình !
    HTV đi quá xa khi cho giãi Nobel Ong Obama không xứng . Ông ta làm gì mà không xứng . ? Hay Khai Chiên với Tàu? Nga ? bán vũ khĩ và viện trợ đo la cho vn (đẻ các ĐC làm hòa bình vói TC) cho xứng vói giãi thưỡng ?.(HTV cho biest tai sao không xứng ? Vì Obama hiếu chiến ?)

  3. camca says:

    Các giãi thương QT có gì phải lạm bàn ? Các giãi thưỡng này chĩ là khuyên khich ,vinh danh ,ca ngợi những người đã đóng góp phần nào cho nhũng giá trị tinh thần mà LHQ và thế giói loài người tiến bộ đeo đuổi. Nhũng giãi thương này có giá trị của nó,vật chất nhiều hay ít không thành v/đ mà cái tinh thần của giãi thưỡng mới là điều đáng nói.
    Có tên ,ninh TV không biết ăn cái “giãi ” gì đặt câu hỏi là ai cho cái quyền đi phe phán người khác tốt hay xấu ,hay hay dở và cái quyền đứng trên trao giãi cho người này người nọ mà không trao cho mọi người .Nhất là ở vn ,trao giãi cho hết mọi người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ,tự do không thì thôi .
    Nếu tôi nhớ không lầm gd HTV đã được vinh danh qua giãi thưỡng “PV khôngbiên giới” và một giãi thưỡng của một tổ chức của người TNCS và do đó ,bởi đó ,vì đó HTV và gđ cầng nổi tiếng ,càng có nhiều người biết đến .Và Em trai HTV lến ra ngoại quốc đẻ trốn thoát cs vói danh nghĩa là đi lãnh giãi thay cho cha ,cho chị và sau này ,vì không đúng thũ tục di trú cũng làm rùm beeng trên báo (ĐCV) mà bao nhiêu người cùng hoàn cảnh không ai biết tới hay họ làm theo qui định không ồn ào ,show off.Đành răng sông trong chế độ bạo tàn đó thì môt là chịu đựng ,luồn lách đẻ sống (hơn 90 triệu người họ không có gì đau khổ .về phươngng diện này ,phương diện khác,hơn nhũng người đang phản kháng ,đáu tranh sao và giãi thưỡng là khẳng đinh nhuwxxng “nhà phản kháng” đã làm đúng ,làm rất can đãm có chí khi ,có tinh người ,có lòng yêu tha nhân ,muốn một xã hội tốt đẹp hơn ,tự do dân chủ nhân quyên và hơn nữa họ cưng tỏ lòng yêu nước,thương dân và muốn mang lại lợi ích cho bao người khác cũng như cho chính mình và gia đình. Và họ đã làm được .có tiếng vang cũng một phần nào nhờ bạn bè đồng hương và các tổ chức , người TNCS đã hổ trợ họ ,đưa tên tuổi họ ra nước ngoài và nhờ đó cả hế giới đêu biết tới và các giãi thưỡng tinh thần ,vật chất mới đên vói họ đẻ khuyến khsch an ủi và đẻ cho họ biết sau lưng họ còn có nhũng người đồng hương và cả quốc tế đồng ý ,ũng hộ và hâm mộ họ. Còn họ có quyền gì mà trao giãicho người này mà không cho người kía trong cùng một hành động ,cùng đói kháng vơi cs trong nước thì đó là v/đ khác :nó tùy mức độ quan sát ,cảm nhận và tùy người bị nhà cầm quyền vc bạo ngược vói họ nhiều hay ít,như không ai đi so đo vói một Tạ phong Tần ,một TCG (Vc ghét nhát) một Đai úy CA ,ngành được coi là “con đẻ của chính quyền ,bão vệ cho chế cs.,khi mà cô ta dã thức tĩnh ,bỏ đãng ,phản kháng và chống lại dãng vì đãng bán rẻ tổ quốc,vì đãng phản quốc “hèn vói giặc ác vói dân ,và hiện nay cô dang bị tù tôi …(và hình như cô ta cũng có 01 giãi thưỡng nhân quyền LHQ nên hiện nay người Việt đang v/đ chính gói Mỹ thã TPT cũng như các tù nhân lương tâm khác)
    hay một Bùiminhhằng xông xáo,một lêthịcôngnhân ,trí thức và nhiều người nữa (CHHV và ĐC,TKTT cũng được vntn và QT biết đến ,trao giãi thưỡng và v/đ ,nay họ đang ở Mỹ!)
    Họ tranh đấu không vì giãi thưỡng ,không vì tiền ,không vì lời ong tiếng ve mà trước hết và trên hết họ tranh đấu vì họ , và vì đất nước dân tộc . Cho nên giãi thưỡng đối vơi họ chĩ là một khích lệ ,an ũi,thương cảm của người cùng cảnh ngộ nay lưu vong nước ngoài, của người có tinh thần dân chủ tự do công băng bác ái theo tinh thần TCG và các đạo giáo khác…Và đó là khuyến khích lơn nhất sau ngục tù ,sau đàn áp. Nó như bát che xanh quê nhà của người mẹ hiền ,của ngươi em của chị của người yêu âu yếm dâng lên làm dịu đi nổi khát kháo cô đơn đày gian lao thử thách trên con đường tranh đấu cam go ,đầy cạm bẩy và cái chết …
    Cho nên ,mổi người tự nhận cho mình một việc có ích cho đời hơn là lạm bàn về những chuyện không đâu. Nếu người ta cho cây kẹo đẻ vinh danh, khuyến khich mình làm tốt công việc gì đó mà mình thấy bất kham thì đừng nhận ,thế thôi !
    Và đôi khi vì thế mà “nổi tiếng” hơn như lê đức thọ không nhận 1/2 giãi Nobel hòa bình vì biết không thể có “hòa binh ” khi quan thầy TC thúc đích làm cuộc chiến tranh cho chúng vừa qua !
    (cam ca.)
    ()

  4. bên lể says:

    VN có KHÔI NGUYÊṆ(chữ quá bự) tham lam.
    HTV,em , Your love that hurts you!!
    Anything else , good luck girl!!!!

  5. Kevin To says:

    OBAMA VÀ GIẢI NOBEL HÒA BÌNH

    Trích:

    “Trường hợp giải Nobel Hoà Bình được trao cho Obama cũng vậy, Obama không xứng đáng nhưng thế lực vận động cho ông đủ sức mạnh, và họ xứng đáng vì họ có uy lực quốc tế.”

    Kevin To, USA.

  6. NGÀN MÂY says:

    NGÔI VƯỜN VÀ HOA TRÁI

    Ở ngôi vườn bị rào
    Dễ nào có cây lớn
    Bởi ai được phép trồng
    Cây lớn nào mọc được !

    Trong khoảnh đất bị rào
    Dễ gì có hoa đẹp
    Bởi chẳng ai ham hoa
    Hoa nào lại nở rộ !

    Nên ngôi vườn bị rào
    Thấy mọc toàn cỏ dại
    Hay toàn loại so đũa
    Mới càng thấy ái ngại !

    Vậy đừng nói cỏ hoa
    Ngôi vườn hay hoa trái
    Kiểu vườn hoang bị rào
    Chỉ thảy toàn tai hại !

    MÂY NGÀN
    (18/4/15)

  7. Thức tỉnh says:

    Với tinh thần chán ghét và chống cộng như một gia đình của tác giả , đôi lúc cũng phải lâm vào hoàn cảnh tự vấn về các hoạt động đấu tranh của các tổ chức chống cộng , về những sự yểm trợ tinh thần , xem ra cũng khá đắng lòng và chua chát .

    Chống cộng như một cục đường ở hải ngoại , ruồi bu đến thì đông , ăn sao cũng được , ỉa sao cũng được , đã đành . Nhưng bản thân của những người Việt hôm nay trong nước , phải đương đầu trực tiếp với chế độ cộng sản , lại ” bị ” những tổ chức chống cộng đánh giá để phân loại cao thấp , treo phần thưởng , thì thật là chua chát . Có được thì cũng chẳng to tát gì , phải e ngại , vì cảm thấy còn nhiều người khác , vì chống cộng quật cường mà khổ đau hơn gấp vạn lần mình . Nhất là cs vẫn còn đó với tính chất côn đồ và sắt máu trong cai trị , còn các lưc lượng đấu tranh chỉ là những đóm lửa dễ tàn .

    Những giải thưởng hàng năm về nhân quyền , tự do báo chí do đó vô tình có hai măt . Một mặt khích động tinh thần đấu tranh , mặt khác hình như chỉ là tục lệ cho ra vẻ mang tính chất tuyên truyền . Đôi lúc tạo nên mâu thuẩn trong giới chống cộng tại VN khi có liên hệ tới phẩm vật khen thưởng .

    Mình không hiểu các tổ chức ấy lấy quyền gì để khen thưởng hay bình chọn . Tốt nhất họ nên trực tiếp với csvn , vạch trần tội ác csvn , là điều nên làm hơn là tổ chức chọn người trao giải thưởng .

    Những người VN trực tiếp đương đầu với chế độ cs vn , trước toà khảng khái vạch tội cs , chấp nhận tù đày , đều là những người đáng khâm phục , đáng khen thưởng như nhau khi csvn tàn rụi .

    Còn ba cái đề nghị của các hội đoàn bá vơ , vinh danh tào lao , cả cái giải Nobel ba trợn mong tất cả chúng ta đừng bận tâm đến . Đấy chỉ là những tổ chức trước tiên chỉ nhằm đánh bóng cho họ , sau đó mới đến chuyện đúng sai , tốt xấu , như vụ Lê đức Thọ VN là một bằng chứng cho sự im lặng vô sĩ của Nobel .

Leave a Reply to camca