WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thế trận đối đầu giữa “bảy chị em” và TQ

I.Giới Thiệu Khái Quát:

Sự an toàn phát triển kinh tế, cũng như về quốc phòng và về chính trị cho đảng Cộng Sản đang cầm quyền tại Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tranh giành sự kiểm soát trữ lượng dầu hỏa của thế giới nhằm đảm bảo thỏa mãn mức tăng vọt về nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong xã hội cũng như khả năng gia tăng mức lượng dự trữ xăng dầu của quốc gia phòng khi khốn khó, khi bị cấm vận, hay chiến tranh thiên tai.

Nỗ lực này của Trung Quốc đụng chạm và đe dọa đến quyền kiểm soát dầu hỏa của giới “BẢY CHỊ EM,” mà tiếng Anh còn gọi là “Seven Sisters,” vốn là tiếng lóng để chỉ các tập đoàn tư bản dầu hỏa hàng đầu của thế giới do chính phủ Hoa Kỳ hậu thuẫn đàng sau, hiện đang âm thầm sở hữu tối thiểu 85% lượng dự trữ dầu hỏa của toàn thế giới.

Việt Nam một nước có dầu hỏa nằm trên huyết lộ vận chuyển dầu nên bị lôi cuốn mạnh vào cuộc đối đầu giữa “BẢY CHỊ EM” và Trung Quốc khiến cho mọi hoạch định kế sách chính trị, kinh tế an sinh trong tương lai trở thành là hệ quả của cuộc đối đầu này

II . Năng Lượng Là Tử Huyệt của Trung Quốc

Bản đồ cung-cầu về dầu hỏa của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào sự nhập khẩu dầu hỏa để duy trì mức tăng trưởng kinh tế hiện nay của mình vì khả năng sản xuất (production) dầu hỏa của Trung Quốc chỉ cáng đáng nổi gần phần nửa nhu cầu về dầu hỏa của nền kinh tế tức là khoảng trên 4 triệu thùng/ ngày trong khi nhu cầu (consumption) lên đến gần 12 triệu thùng/ ngày.

bd-1

Dựa trên bản đồ cung cầu trên, Trung Quốc cần phải nhập ít nhất trên 6 triệu thùng một ngày để đảm bảo nhu cầu dầu hỏa của nền kinh tế không bị thiếu hụt (phần chú thích gạch đỏ trên bản đồ). Cho nên, các chiến lược gia từ hai quốc gia Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ, khi nhìn vào bản đồ cung cầu về dầu hỏa này của Trung Quốc đều dễ dàng nhận thấy rõ nếu vì bất cứ lý do gì mà Trung Quốc không thể duy trì khả năng nhập khẩu dầu hỏa thì cả nền kinh tế Trung Quốc đột nhiện tê liệt, sụp đổ xáo trộn dẫn đến những an nguy khó lường về quốc phòng và an toàn chính trị đối với đảng Cộng Sản đang cầm quyền tại Bắc Kinh.

Các lý do khiến Trung Quốc không thể nhập khẩu dầu hỏa có thể là do bị cấm vận, hoặc các nước bán dầu cho Trung Quốc bị thiên tai chiến tranh, hoặc các nước này đơn phương ngưng bán dầu cho Trung Quốc vì bất đồng về chính trị , về thỏa thuận giá cả , hoặc là con đường vận chuyển dầu hỏa tới Trung Quốc bị cắt đứt phong tỏa, vân vân…

Từ đó, để đối phó với những hiểm họa tiềm ẩn có thể dẫn đến thiếu hụt lượng nhập khẩu dầu hỏa cho nền kinh tế dẫn đến những nguy hại khôn lường về quốc phòng và an ninh kinh tế chính trị, một mặt, Trung Quốc phải gia tăng lượng dự trữ dầu của quốc gia để tiếp ứng dự phòng tạm thời nếu có bế tắt về nhập khẩu dầu xảy ra; mặt khác, Trung Quốc cần phải thi hành những đối sách nhằm đảm bảo sự kiểm soát của mình lên các nguồn dầu hỏa từ các quốc gia mà mình nhập khẩu.

Về đối sách dự trữ dầu hỏa phòng khi có biến, hiện tại, Trung Quốc thừa nhận đã có khả năng dự trữ được 101.9 triệu thùng và đang cố nỗ lực gia tăng mức dự trữ lên 475.9 triệu thùng vào năm 2020. Ngoài ra, các công ty dầu hỏa do nhà nước làm chủ của Trung Quốc cũng hứa hẹn với chính phủ sẽ dự trữ thêm khoảng 200 triệu thùng nâng tổng số dự trữ của Trung Quốc lên gần 675 triệu thùng vào năm 2020 .

Giả sử Trung Quốc đạt được mức dự trữ như tính toán, có tổng số dự trữ lên đến 675 triệu thùng khi cấp biến có thể đem ra dùng để duy trì sự ổn định kinh tế, thay thế vào 6 triệu thùng nhập khẩu mỗi ngày bị đứt đoạn không nhập khẩu được thì cũng chỉ duy trì được tình trạng tạm thời trong vòng 112 ngày tức là chỉ quá BA THÁNG mà thôi!

Thực tế này là MỘT ĐE DỌA THUỜNG TRỰC cho nền quốc phòng, sức phát triển kinh tế và an toàn chính trị cho đảng Cộng Sản cầm quyền tại Trung Quốc. Cho nên, Trung Quốc cần phải bung ra có mặt ở mọi quốc gia sản xuất dầu, tìm đủ mọi đối sách từ ngoại giao, quân sự, ảnh huởng chính trị đến đầu tư nhằm đảm bảo lượng dầu hỏa nhập khẩu được ổn định và nguy cơ gián đoạn trong nhập khẩu dầu hỏa của Trung Quốc giảm thiểu tối đa.

Từ đó, cuộc đối đầu tuy ngấm ngầm nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và giới BẢY CHỊ EM bắt đầu xảy ra.

Đơn giản, BẢY CHỊ EM không thể để quyền kiểm soát dầu hỏa trên toàn thế giới mà mình có bấy lâu nay lọt vào tay của Trung Quốc. Và đương nhiên, chính phủ Hoa Kỳ cũng không muốn nhìn thấy sự kiểm soát dầu hỏa trên thế giới của mình phải bị chia sẻ vào tay Trung Quốc.

III. Trung Quốc nhập khẩu dầu hỏa từ những quốc gia nào?

Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng cho giới “BẢY CHỊ EM” vì Trung Quốc mua dầu ở nơi nào thì Trung Quốc sẽ tìm cách lung lạc, gia tăng ảnh huởng hay khả năng khống chế lên quốc gia đó. Cho nên, giới “BẢY CHỊ EM” cần phải thúc giục Hoa Kỳ từng bước xúc tiến làm đồng minh với những quốc gia đó hoặc đẩy những quốc gia đó vào thế bị Liên Hiệp Quốc cấm vận hay chiến tranh rối loạn để khả năng cung cấp dầu hỏa cho Trung Quốc có nguy cơ bị sút giảm.

bd-2

Chỉ cần nhìn vào biểu đồ 2 thì rõ ràng Trung Quốc đã phải nhập khẩu gần 43% tổng số dầu hỏa từ những đồng minh thuờng trực của Hoa Kỳ (blue mark). Dĩ nhiên, những kỹ nghệ khai thác dầu hỏa của những quốc gia đồng minh này có sự hiện diện từ kỹ thuật, vốn liếng đầu tư ban đầu, sở hữu dự trữ khi công khai, khi thầm lặng từ giới “BẢY CHỊ EM.”

Riêng về Venezuela, thì sự quốc hữu hóa (cướp bóc tài sản) giới BẢY CHỊ EM của tổng thống Hugo Chavez đã không được suôn sẻ vì giới BẢY CHỊ EM liên tục phá hoại ý đồ của ông.

Việc Tổng Thống Hugo Chavez đi chữa trị bệnh ung thư đột nhiên có biến chứng, càng chữa càng nặng lên rồi qua đời cùng với việc Cuba bỗng nhiên được chính phủ Obama nâng đỡ trìu mến khác thuờng và đột ngột đều có một mối dây liên hệ trước sau nhưng không ai dám bén mảng điều tra hay nghi vấn.

Vì thế cho nên, Venezuela sớm muộn gì cũng sẽ nằm trong quỹ đạo kinh tế đối ngoai mà giới “BẢY CHỊ EM” muốn nhìn thấy, trong đó thừa nhận quyền tư hữu và ảnh huởng của “BẢY CHỊ EM” quyền lợi kinh tế dầu hỏa của Venezuela.

Đối với Angola thì Chevron đã hiện diện tại nước này từ năm 1958 và không hề rút bỏ hay giảm sút đầu tư của mình vào nước này từ đó cho đến nay. Ngay cả ExxonMobil cũng gia tăng hiện diện mạnh 15 năm gần đây.

Lý do Angola không thể đánh dấu như là nằm trong ảnh huởng của “BẢY CHỊ EM” vì BẢY CHỊ EM phải chia sẽ ảnh huởng và quyền lợi của mình ở Angola với các quốc gia Âu Châu trong đó có Bồ Đào Nha, Đức và Pháp đối trong việc khai thác và sở hữu dự trữ dầu hỏa. Tuy nhiên, Âu Châu vẫn là bạn bè đồng minh của Hoa Kỳ và trong chừng mực nào đó, vẫn có thể thúc giục Angola cấm vận dầu hỏa lên Trung Quốc để chiều theo ý Hoa Kỳ nếu cần thiết.

Còn về phần Cộng Hòa Liên Bang Nga thì Trung Quốc không cách gì hạ thấp được sự bất ổn về cung cấp dầu hỏa theo đường dài vì nền chính trị và quận sự của Nga hoàn toàn ngang ngửa và mạnh hơn Trung Quốc.

Hoa Kỳ đang dồn Nga vào thế cấm vận thông qua vụ Ucraine ngày một nghiệt ngã khiến sự giao thiệp buôn bán dầu hỏa giữa hai nước Trung-Nga luôn nằm trong sự chỉ trích và đầy bất ổn. Hơn nữa, Trung Quốc cũng không thể nào phụ thuộc hay dựa dẫm vào nguồn nhập khẩu từ Nga vì Nga vẫn là một quốc gia luôn tìm cách không chế Trung Quốc trực diện từ kinh tế đến quốc phòng và lãnh thỗ bấy lâu nay.

Tuy nhiên, các chiến lược gia ở Bắc Kinh cũng đã cố gắng thuơng thảo những hợp đồng dài lâu với Nga từ đây cho đến năm 2020 nhằm duy trì sự ổn định nhập khẩu xăng dầu cho Trung Quốc dù rằng những hợp đồng này, Trung Quốc phải chịu một tổn phí cao hơn giá cả thị trường. Trung Quốc dù sao cũng cần Nga hậu thuẫn về đối ngoại tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để giãm bớt áp lực ngoại giao lên chính sách vi phạm nhân quyèn của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Iran cũng nằm trong những thuơng thảo thuận lợi cho Trung Quốc dù hai nước vẫn có những thù hằn về tôn giáo do chính sách triệt tiêu Hồi giáo của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Iran sẽ sớm muộn gì cũng lại lọt vào ảnh huởng của “BẢY CHỊ EM” trước những nỗ lực vừa ve vãn, vừa cứng rắn về ngoại giao đang thấy xảy ra giữa hai nước Hoa Kỳ – Iran dạo gần đây do chính phủ Obama đang nỗ lực thi hành.

Giây phút mà sự cấm vận được bãi bỏ là lúc mà giới “BẢY CHỊ EM” quay lại I-ran ồ ạt nhận lại những tài sản của mình vốn bị cướp đi sau Cách Mạng Hồi giáo xảy ra năm 1979.

Trung Quốc thừa hiểu sự nhích lại gần giữa hai nước I-ran va Hoa Kỳ cũng như những ve vãn ngoại giao của chính Phủ Obama về bình thuờng hóa chỉ là một phần trong kế sách khống chế nặng lượng của “BẢY CHỊ EM” lên Trung Quốc.

Riêng về Kazakhstan, tuy không thể đánh dấu là đồng minh thuờng trực của Hoa Kỳ nhưng giới lãnh đạo của Kazakhstan rất khôn ngoan và luôn giúp đỡ Hoa Kỳ khi cần thiết, trong đó có cả việc tình nguyện giúp đỡ Liện hiệp Quốc, cho phép không lực Hoa Kỳ và đồng minh sử dụng các sân bay chiến lược khi cần thiết. Điều này khiến Hoa Kỳ có một mối ân cảm sâu sắc đối với Kazakhstan.

Chevron, một thành viên quan trọng của giới “BẢY CHỊ EM” đã vào đất nước này khai thác, giúp đỡ tân tiến kỹ thuật dầu hỏa cho đất nước này từ năm 1993. Hoa Kỳ hoàn toàn tư tin là người bạn hiền lành này sẽ giúp đỡ Hoa Kỳ một lần nữa nếu cần thiết khi phải trực diện trói buộc Trung Quốc về dầu hỏa.

Đứng trước một nền dân chủ dân trí cao và lãnh đạo khôn ngoan, Trung Quốc không có cơ hội để mưu kế khống chế nỗi Kazakhstan.

Như vậy , sau khi điểm qua từng quốc gia chủ yếu xuất khẩu dầu hỏa sang Trung Quốc, các chiến lược phái Bắc Kinh hoàn toàn nhìn thấy “BẢY CHỊ EM” đang từng bước siết chặt lên sự an toàn về phát triển kinh tế, quốc phòng và chính trị của Trung Quốc.

Nền kinh tế bộc phát lệ thuộc vào sự ổn định nhập khẩu dầu hỏa của Trung Quốc có thể bị bóp chết bất cứ lúc nào không hay khi mà gần như toàn bộ nguồn cùng cấp dầu cho Trung Quốc nhập khẩu đều năm trực tiếp hay gián tiếp trong vòng ảnh huởng của giới BẢY CHỊ EM.

Không có đủ lượng dầu hỏa nhập khẩu, xã hội và kinh tế Trung Quốc sẽ bị đình trệ, đổ vỡ với lượng dự trữ dầu hỏa của Trung Quốc (101.9 triệu thùng hiện nay và 675 triệu thùng năm 2020) không đủ cứu vãn tình thế về lâu về dài.

Cho nên, nỗ lực bung ra, gia tăng ảnh huởng chính trị băng mọi giá lên mọi quốc gia có dầu hỏa của Trung Quốc là một điều Trung Quốc cần phải làm trong thế đối đầu này.

IV. Vị trí của Việt Nam trong cuộc đối đầu cam go giữa Trung Quốc và “BẢY CHỊ EM”

Nếu Trung Quốc cần nhập khẩu dầu hỏa cho sự phát triển và an toàn kinh tế quốc phòng của mình thì hai câu hỏi sau đây VÔ CÙNG QUAN TRỌNG được các chiến lược gia của các bên đối đầu nêu ra:

1. Tuyến đường nào là đường Trung Quốc vận chuyển dầu nhập khẩu về xứ?

2. Việt Nam tại sao không nằm trong biểu đồ các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa cho Trung Quốc?

Lý do có câu hỏi thứ nhất là vì giả sử rằng nếu Trung Quốc thật sự bằng cách này hay cách khác mà kiểm soát và gia tăng ảnh huởng thành công lên mọi quốc gia bán dầu hỏa cho Trung Quốc khiến lượng dầu nhập của Trung Quốc được ổn định, nếu đường vận chuyển dầu hỏa về Trung Quốc bị chính phủ Hoa Kỳ làm cho gián đoạn, bế tắt thì mọi nỗ lực bung ra tranh giành ảnh huởng của Trung Quốc cũng xôi hỏng bỏng không- tức là có dầu mà không đem về được.

bd-3

Lý do của câu hỏi thứ hai là dữ liệu data đã cho thấy rõ trữ lượng dầu hỏa của Việt Nam chiếm gần một phần ba tổng số dự trữ dầu ở Đông Nam Á(tức là khoảng 3 tỷ thùng), sát ngay bên Trung Quốc. Vậy thì việc Việt Nam không có tên như là những quốc gia hàng đầu xuất khẩu dầu hỏa sang Trung Quốc trong biểu đồ 2 là một điều khó hiểu đến ngạc nhiên.

bd-4

Nếu thực sự khối lượng dầu hỏa dự trữ của Việt Nam hoàn toàn do Trung Quốc chi phối thì Trung Quốc thắng chắc trong cuộc đối đầu để thoát khỏi sự không chế của “BẢY CHỊ EM” về mặt năng lượng dầu hỏa vì không phải mệt mỏi nhọc công bung toàn lực để tranh dành ảnh huởng của mình lên mọi quốc gia dầu hỏa khắp nơi trên thế giới.

Việt Nam lại nằm sát cạnh Trung Quốc nên ngăn cản con dường máu vận chuyển dầu hỏa từ Việt Nam sang Trung Quốc trong điều kiện Việt Nam hoàn toàn nằm dưới sự chi phối về chính trị của Trung Quốc thì lại càng không thể làm được.

Do đó, việc cả “BẢY CHỊ EM” lẫn Trung Quồc dồn toàn lực tìm cách chi phối nền chính trị Việt Nam bằng mọi giá là một điều hoàn toàn cần phải có, phải xảy ra, đang xảy ra và chỉ chấm đứt khi cuộc đối đầu này chấm dứt.

V. Những hành động giải cứu Việt Nam của giới BẢY CHỊ EM

Trung Quốc cần phải khống chế Việt Nam để đảm bảo con đường vận chuyển dầu hỏa ngang qua hải phận Việt Nam và khối lượng dầu dự trữ của Việt Nam không bị hoàn toàn nằm vào sự kiểm soát của “BẢY CHỊ EM.”

Mặc dù Cộng Sản Hà Nội đã cố gắng trấn an nỗi lo lắng của Trung Quốc bằng cách đưa tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng ra tuyên bố chính sách BA KHÔNG trong đó có đoạn là “Việt Nam sẽ không dùng nước này, liên kết với nước này để chống nước kia” nhưng Trung Quốc không thể mạo hiểm lơ là, nên vẫn tiếp tục gia tăng áp lực từ kinh tế, chính trị đến quân sự lên Việt Nam.

Về kinh tế, Trung Quốc tung vốn thiệt mạnh đầu tư để THÂU TÓM tất cả các công trình xây dựng quan trọng của Việt Nam nhằm đẩy mạnh nợ nần của Cộng Sản Hà Nội vào Trung Quốc. Đó là chưa kể Trung Quốc đang từng bước gia tăng đầu tư để thâu tóm luôn cả những công ty Việt Nam. Trung Quốc hy vọng thông qua nỗ lực này, Hà Nội sẽ hết đường cựa quậy vì bị trói chặt tay chân trong nợ nần và đã để mất kiểm soát các dự án kinh tế quốc gia vào tay Trung Quốc.

Tính đến ngày 5 tháng 12 năm 2014 thì 15 công trình nhiệt điện trong hai mươi công trình trọng yếu đã hoàn toàn do Trung Quốc đấu thầu thi công. Điều này cho thấy nếu giới BẢY CHỊ EM không hành động gấp rút, thì toàn bộ ngành điện của Việt Nam chẳng mấy chốc hoàn toàn do Trung Quốc khống chế. Nếu Trung Quốc khống chế về ngành điện thì coi như nền quốc phòng lẫn kinh tế của Việt Nam sẽ bị Trung Quốc thao túng kiểm soát và làm tê liệt dễ dàng nếu Hà Nội trái ý với Bắc Kinh.

ExxonMobil được cho là đã có phản ứng đáp trả để quân bình sự khống chế của Trung Quốc lên ngành điện Việt Nam bằng một số vốn đầu tư lên đến 20 tỷ Mỹ kim cho nhà máy nhiệt điện kỹ thuật hiện đại ở Quãng Ngãi. Chevron cũng theo bước ExxonMobil với gần 7 tỷ Mỹ kim cho dự án nhiệt điện của công ty mình tại Việt Nam
Inline image
Như vậy , hai công ty Chevron và ExonMobil , thành viên quan trọng của giới “BẢY CHỊ EM” đã có gần 27 tỷ Mỹ kim đầu về nhiệt điện tại Việt Nam. Điều này đã làm cho Trung Quốc bị đuối hơi hoàn toàn với tổng số vốn đầu tư chỉ lên đến …2,3 tỷ Mỹ kim vào năm 2013. Chính Hà Nội cũng choáng váng trước sức mạnh tài chánh của giới “BẢY CHỊ EM.”

Việc Hoa Kỳ liên tục khẳng định mình sẽ là quốc gia đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam trong 20 năm tới, thậm chí gia tăng quỹ viện trợ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cho Việt Nam thông qua World Bank, đã cứu Hà Nội ra khỏi sự khống chế về kinh tế của Trung Quốc. Lần hồi, sức mạnh tư bản của Hoa Kỳ và nhất là của giới “BẢY CHỊ EM” sẽ đánh gục sức ép kinh tế của Trung Quốc lên Việt Nam.

Không những vậy, Hoa Kỳ đang gia tăng sự bảo vệ kinh tế cho Việt Nam trước ảnh huởng kinh tế của Tung Quốc bằng cách thúc đẩy những cuộc đối thoại tiến đến việc Việt Nam có cơ hội tham gia hiệp ước Đối Tác Thuong Mại Châu Á Thái Bình Dương Trans- Pacific- Partnership ( TPP)

Đi bằng ngả kinh tế không xong, về mặt chính trị, Trung Quốc thuờng xuyên gia tăng thuyết phục Cộng Sản Hà Nội về tính an toàn chính trị vì rõ ràng dân tộc Hoa Kỳ áp đặt những giá trị căn bản về nhân quyền lên giới “BẢY CHỊ EM” rất mạnh. Sự thuyết phục này có tác dụng vô cùng hữu hiệu khiến Cộng Sản Hà Nội đã lưỡng lự rất lâu tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc cũng cố sức mạnh quân sự của mình tại biển Đông tại biển Đông cũng như có khả năng tìm thêm đồng minh để chống chọi lại áp lực của “BẢY CHỊ EM.”

Giới “BẢY CHỊ EM” đã phải đối phó sự thuyết phục này từ Trung Quốc bằng hàng loạt các chuyến ngoại giao con thoi mềm dẻo của các vị chức sắc trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và đặc biệt, là mời ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ để nghe Hoa Kỳ lý giải về những hậu quả dành cho Đảng Cộng Sản Hà Nội nếu làm Hoa Kỳ thất vọng trong tiến trình ngoại giao song phương.

Về quân sự, TQ liên tục gia tăng kiến tạo các tiền tồn không hải sát xuống quần đảo Trường Sa nhằm cũng cố sự hiện diên quân sự của mình để hộ tống sự vận chuyển dầu hỏa cũng như đe dọa trực tiếp lên giới “BẢY CHỊ EM” đang khai thác ngoài khơi Việt Nam, với hy vọng giới “BẢY CHỊ EM” thấy quá tốn kém khó khăn trở ngại trước mắt mà bỏ cuộc.

Inline image

Giới “BẢY CHỊ EM” đương nhiên là hiểu thấu mưu tính sâu xa của Trung Quốc, hơn nữa, đối thủ đang ra sức tướt quyền kiểm soát hay cố chia sẻ quyền kiểm soát dầu hỏa của giới “BẢY CHỊ EM” chính là Trung Quốc. Nếu để Trung Quốc cứ lấn từng chút một thì về lâu về dài, cuộc đối đầu sẽ càng cam go bất lợi cho giới “BẢY CHỊ EM” hơn là nếu hôm nay, giới “BẢY CHỊ EM” cương quyết siết chặt Trung Quốc ngay từ đầu khi mà khả năng dự trữ dầu hỏa của Trung Quốc chưa vượt quá 200 triệu thùng như hiện nay.

Vì vậy, Hoa Kỳ tiếp tục nỗ lực lôi kéo Hà Nội vào hợp tác chiến lược quân sự mà trong đó, có những chuyến bay bí mật của giới sĩ quan tướng lãnh của Cộng Sản Hà Nội ra ngoài khơi để thăm viếng Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ, đàm đạo về những chiến lược quân sự hợp tác giữa hai nước trong tương lai. Đó là chưa kể những lần viếng thăm Đà Nẳng Cam Ranh của Hải quân Hoa Kỳ nhằm khẳng định trước Trung Quốc quyết tâm cứng rắn của giới “BẢY CHỊ EM” trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về tranh giành ảnh huởng và kiểm soát dầu hỏa.

VI. KẾT:

Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hoàn toản lệ thuộc vào sự ổn định nhập khẩu dầu hỏa. Vì vậy, dầu hỏa trở thành yếu huyệt của Trung Quốc nên Trung Quốc cần phải cố gắng có ảnh huởng đến các nước bán dầu cho Trung Quốc nhằm đảm bảo sự nhập khẩu dầu của Trung Quốc không bị gián đoạn.

Tuy nhiên, giới “BẢY CHỊ EM” coi hành động này của Trung Quốc nguy hại đến quyền kiểm soát dầu hỏa độc tôn của mình bấy lâu nay nên gia tăng các hoạt động chính trị quân sự siết chặt yếu huyệt về năng lượng dầu hỏa của Trung Quốc.

Quyết tâm siết chặt và đánh bại tham vọng chia sẻ quyền kiểm soát dầu hỏa thế giới của Trung Quốc là một mục tiêu chiến lược HÀNG ĐẦU của giới “BẢY CHỊ EM.” Mục tiêu này không hề thay đổi hay hủy bỏ cho đến khi Trung Quốc phải thúc thủ về chính trị, quân sự và đầu hàng tuyệt đối giới “BẢY CHỊ EM.”

Việt Nam trở thành tiền đồn ngăn cản trực diện Trung Quốc cho giới BẢY CHỊ EM vì nằm trên yếu lộ vận chuyển dầu hỏa và có trữ lượng dầu gần một phần ba của toàn vùng. Trung Quốc cũng vì thế cố tình gia tăng khống chế Cộng Sản Hà Nội về mọi mặt.

Sự giằng co giữa BẢY CHỊ EM và Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam khiến tương lai chính trị và kinh tế của Việt Nam là hệ lụy của những ảnh huởng sâu rộng từ giới “BẢY CHỊ EM” nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi sự kềm hãm thôn tính của Trung Quốc .

19 Phản hồi cho “Thế trận đối đầu giữa “bảy chị em” và TQ”

  1. Minh Đức says:

    Qua thời gian, từ thập niên 1950 đến nay, Bảy Chị Em đã qua nhiều sang nhượng, kết hợp và chỉ còn có bốn là:

    BP (British Petroleum, Anh), Chevron (Mỹ), Exxonmobil (Mỹ) và Royal Dutch Shell (Hòa Lan). Bốn công ty này nằm trong sáu công ty dầu mạnh trên thế giới bao gồm thêm Total SA (Pháp), ConocoPhillips (Mỹ).

    Nhưng hãng dầu lớn nhất trên thế giới là của Nga, Rosneft. Exxonmobil của Mỹ là thứ nhì. Trong các năm qua, Putin đã dồn tiền cho Rosneft và hãng này đi mua các hãng dầu nhỏ khác để biến Rosneft thành một thế lực dầu hỏa trên thế giới.

  2. Minh Đức says:

    Trích: “Điều này cho thấy nếu giới BẢY CHỊ EM không hành động gấp rút, thì toàn bộ ngành điện của Việt Nam chẳng mấy chốc hoàn toàn do Trung Quốc khống chế”

    Chứ không phải là chính là người Việt Nam mới là người không để cho Trung Quốc khống chế ngành điện của mình? Mình không lo cho mình mà lo đi đợi Bảy Chị Em đến cứu?

    • Tien Ngu says:

      Thìm ba hỏi nghe….thấy thương quá…

      Thế thím không biết rằng thì là Việt Cộng là con của Tàu Cộng à?

      Cha nó áp dặt thì con sao né? phải có người ngoài ý kiến ý cò, thằng cha nó mới….giật mình mà bớt ăn hiếp con chớ?

  3. Chiêu Dương says:

    Xin cảm ơn anh/chị Tú Hoa đã bỏ thì giờ và công sức viết lên những bài viết rất đáng cổ vũ. Với tinh thần chia xẻ những hậu ý rất hay của tác giả như : Trung quốc chả có gì mà phải sợ bởi sinh mệnh của họ cũng như chỉ mành treo chuông, người Mỹ đã và đang nổ lực tiếp cận Đông Nam Á vừa để họ làm giàu vừa để contain Trung quốc ( các nhà chiến lược Mỹ rất thích dùng chử contain; có lẻ vì nó là ngăn, chặn, kìm lại mà cũng còn có nghĩa là bao gồm !!!, hàm chứa !!! ) . Tớ xin đóng góp một vài ý mà có thể tác giả bài viết không hài lòng, mong thông cảm.

    1) Bản đồ của EIA trong bài, vẻ về tuyến vận chuyển dầu hỏa không dành cho TQ mà dành cho các đồng minh của Hoa Kỳ như Hàn, Nhật, Đài loan và đặc khu Hồng Kông. Tuyến đường này đi ngang qua Trường sa nên người Mỹ không thể nào để TQ làm mưa làm gió áp đặt cái lưỡi bò tham lam của TQ lên biển Đông. Cho nên nói rằng Trung Quốc cần phải khống chế Việt Nam để đảm bảo con đường vận chuyển dầu hỏa ngang qua hải phận Việt Nam thì theo tớ , nó không phải như vậy. Ở đây có sự khác biệt khá căn bản, đó là ; người Mỹ chủ động bảo vệ tuyến hàng hải quốc tế theo các thoả ước hàng hải quốc tế chứ không nhằm bảo vệ riêng đất nước nào, ý tác giả là TQ khống chế VN để khống chế tuyến đường phục vụ cho TQ.

    2) Trung Quốc cần phải khống chế Việt Nam để đảm bảo khối lượng dầu dự trữ của Việt Nam không bị hoàn toàn nằm vào sự kiểm soát của “BẢY CHỊ EM” . Những gì đang xảy ra đã cho chúng ta thấy TQ đang độc chiếm biển Đông bằng những lát xúc xích ngon ơ. Chúng trực tiếp chiếm trọn biển Đông của chúng ta chứ không cần khống chế VN để dầu khỏi rơi vào tay 7 chị em như tác giả trình bày. Mới xem qua, các bạn thấy hành động nào cũng giống nhau với một hậu quả là VN mất biển Đông, tranh luận có ích gì ! Xin thưa, không. Lập luận ăn cướp của TQ luôn la to biển Đông là vùng biển lịch sử của TQ, nó tất nhiên là của TQ; nếu ai nói TQ chiếm biển Đông là vì dầu lửa thì chỉ có thua đậm bọn đại hán tham lam. Không một tòa án quốc tế nào hay dư luận quốc tế nào ũng hộ cho lối nói “đổ tội TQ ăn cướp dầu” của chúng ta, nếu cứ nêu như thế.

    3) Tuyến đường nào là đường Trung Quốc vận chuyển dầu nhập khẩu về xứ? Thưa, ở Miến Điện tuyến đường ống dẫn dầu từ bờ biển Miến xuyên suốt đi qua biên giới TQ xem như đã hoàn thành. Thein Sein quay ngoắt 180 độ với TQ có lẻ cũng bắt nguồn từ hậu trường con đường này; nó nằm trong ý của Tú Hoa rằng người Mỹ phải theo sát vấn đề dầu lửa của TQ. Một xâu chuỗi ngọc trai gồm các căn cứ quân sự TQ thuê dọc từ Trung đông đến Ấn độ đương và ống dẫn ở Miến Điện là đủ để TQ chở dầu từ các nơi mua, khai thác ở châu Phi và Trung đông về xứ. Tuyến dầu của TQ sau này không đi qua hải phận VN. Nếu chúng ta lầm lẫn ở đây thì TQ lại càng có lý do để chiếm đảo ở Trường sa, với lập luận bảo vệ con đường chở dầu sống còn của chúng.

    4) Việt Nam tại sao không nằm trong biểu đồ các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa cho Trung Quốc? Thưa, dầu VN có là ở tại biển Đông, với lý lẻ của TQ thì chúng ta đang ăn trộm của chúng đấy; với nhản quan của TQ, VN chúng ta làm gì có dầu để cho chúng “mua” !

    Thưa anh/chị Tú Hoa, thành thật tớ rất không vui khi viết còm này. Nhưng, có thể từ bài viết mà người ta có quan niệm “Mỹ quá cần VN” thì là điều rất không chính xác. Sở dĩ tớ phải viết vì ngày xưa bọn tớ cũng đã “lầm to” nhiều rồi. Hiệp định Paris không đá động gì đến hơn trăm ngàn lính CSBV ở miền Nam, bọn tớ thấy rằng người Mỹ đang đánh bài chuồn. Nhưng cũng bọn tớ, tự an ủi rằng, Mỹ không thể bỏ miền Nam VN được, lý do, DẦU LỬA NGOÀI KHƠI VŨNG TÀU KÌA…

    Người VN hôm nay phải chấp nhận rằng “không chịu chung thuyền với Mỹ” thì phải “nô lệ Tàu”; đừng huyễn hoặc với những từ ngữ rỗng tuếch “đảng ta sáng tạo”, “độc lập”, “đu dây”, v…v…Vấn đề còn quan trọng hơn nhận thức vừa nêu, đó là, muốn làm bạn với Mỹ mà không bị bạn Mỹ đá giò lái thì ít nhất người VN cần phải “biết người biết ta” để sống còn, chớ nên tự huyễn hoặc “mình quan trọng” mà phải đi mò ngọc trai cho Tàu như ngàn năm trước.

    • Phạm Chính Thiên says:

      Thưa anh Dương ,

      1. Chẳng lẽ nào Trung Quốc nhập dầu từ Trung Đông , Angola , Trung Mỹ , lại chở qua ngã xuyên lục địa Miến Điện?

      2. Năm triệu tư thùng dầu vào cảng Hồng Kông , dân Hồng Kông chẳng lẻ tiêu thụ xăng nhiều hơn cả Nhật hay Đại Hàn hay sao?

      Cho nên tiểu đệ nghĩ , âm thầm lẫn công khai , tuyến dường dầu hỏa quốc tế qua biển Đông, Trung Quốc vẫn là nước vận chuyển nhiều nhất. .

      Thế Chiến Quốc thời Liên Xô, Đông Âu, Nam-Bắc Việt Nam, Do Thái, Vùng Vịnh, Trung+ , …v v khác với thời nay. Bây giờ nước nào cũng đua đòi phát triển kinh tế , cho nên nước nào cũng uống dầu .

      Việt Nam vừa nằm trong tuyến đường dầu vận chuyển dầu hỏa quốc tế, vừa là nước có dự trử dầu cao thì đương nhiên nếu BẢY CHỊ EM để cho Trung Quốc nắm thì đúng là quá dại dột.

      Khi CS Bắc Việt đánh chiếm VNCH thì mãi cho đến năm 1994 , theo như bài “Ảnh Huởng của BảY Chị EM lên Việt Nam ” của cùng một tác giả , lượng dầu sản xuất mới được gia tăng. Nay nếu Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam như xưa vào tay Trung Cộng thì lượng dầu sẽ được khai thác ngay.

      Ngày xưa, khi Hoa Kỳ bỏ VNCH , họ đã có tính toán chớ không có bỏ bừa đâu , và nay, họ vớt lại Việt Nam cũng là có tính toán , chớ không phải vì ứng phó tình thế trước mắt đâu.

      Chút dòng ngu luận , anh Dương nghĩ như thế nào?

      Kính anh Chiêu Dương .

      Phạm Chính Thiên

      • Chiêu Dương says:

        Chào anh Phạm Chính Thiên

        Vấn đề tuyến vận chuyển dầu lửa của TQ ở Miến Điện, anh có thể xem sơ lược Ở đây.

        Vấn đề thứ 2 anh nêu, tớ đã xin đính chính bên trên.

        Dầu lửa khống chế mọi động thái của các quốc gia đã khá lâu, Nhật chơi ngông trận Trân Châu Cảng hồi WW II cũng bắt nguồn từ việc Mỹ cấm vận tuyến chở dầu của Nhật. Thế Chiến Quốc thời Liên Xô, Đông Âu, Nam-Bắc Việt Nam, Do Thái, Vùng Vịnh, Trung+ cũng không thoát được vấn đề dầu lửa là một mắt xích quan trọng trong các chính sách của các quốc gia anh vừa nêu.

        Cái đáng bàn ở đây là tác giả nhìn chiến lược xoay trục của Mỹ qua lăng kính “7 chị em”. Nếu 7 chị em này khuynh loát được sách lược của Mỹ thì Mỹ đã không đi khỏi miền Nam VN. Anh PCT dựa vào việc khai thác dầu ở VN chỉ bắt đầu từ năm 1994, vâng, đúng như thế; nhưng, tại sao lại không bắt đầu từ 1974 sau khi đã thăm dò và đã có kết quả mà một thời làm nức lòng người dân miền Nam VN. Phải chăng chúng ta sẽ có 2 câu trả lời cho câu hỏi này:

        1) Hoặc 7 chị em không đủ sức khuynh loát chính giới Hoa Kỳ. Đành mất ăn ở Vũng Tàu để chính giới Mỹ toan tính chuyện lớn hơn.
        Nếu như thế thì hiện nay ( 40 năm sau ) họ lại càng không “định hướng” được chính phủ HK; => những nhận định của tác giả sẽ không đúng.

        2) Hoặc trử lượng dầu ở biển Đông của VN không hấp dẫn được 7 chị em vào thập niên 70 thế kỷ trước.
        Nếu như thế thì hôm nay với sự phát triển của khí hóa lỏng từ đá phiến sét lại càng làm cho 7 chị em chả mặn mà gì với trử lượng dầu ở biển Đông. Anh PCT thử làm một phép tính đơn giản thế này : (trử lượng ) 3 tỷ ( thùng ) x ( lãi suất sau khai thác ) 15 %/ 1 thùng ( con số này không chính xác nhưng theo tớ biết nó sẽ khó cao hơn ) = 0,45 tỷ x ( giá bán 1 thùng dầu). Giả sử giá dầu 100 $/ 1 thùng, thì bảy chị em này thu ở biển đông VN được 45 tỷ $. Nguồn lợi 45 tỷ $ kéo dài trong nhiều năm chưa tính đến các rủi ro trong khai thác, chưa tính chi phí khoan thăm dò, liệu nó có đủ để “định hướng” được chính sách của Mỹ hay không ? Anh PCT tự thấy nhé. ( so với việc điều động quân đội thôi là đã thấy oải, cái bóng dầu lửa của 7 chị em hiện nay không còn đủ quan trọng với các tập đoàn khác ở HK) . Một điều quan trọng chớ nên quên, đó là, ở Mỹ không chỉ có mỗi một tập đoàn dầu lửa; ở đó còn nhiều tập đoàn khủng khác. Việc làm ăn của tập đoàn dầu lửa HK ở VN nhắm vào mối lợi “tiêu thụ” dầu nhiều hơn là mối lợi từ “khai thác” dầu.

        Trước khi Mỹ tuyên bố “xoay trục”, thành viên của 7 chị em đã từng bị TQ dọa nạt và họ cũng đã từng bỏ chạy khỏi VN do sợ mất làm ăn với TQ . Điều này cho thấy nhận định của tác giả về vai trò của 7 chị em ở VN không đúng với thực tế.

        Việc HK bỏ VN rồi quay trở lại, người ta nói nhiều rồi. Tớ chỉ nói rằng “xoay trục” của Mỹ đến Châu Á không hoàn toàn do “7 chị em” định hướng như tác giả hàm ý . Việc 7 chị em cạnh tranh với các công ty dầu lửa của TQ là chuyện tất yếu trong làm ăn, thế nhưng cường điệu sự cạnh tranh này như được lồng ghép trong chính sách của Mỹ thì chỉ là sự “tưởng tượng cũng như tưởng dzoi”. Tớ xin nhắc lại, ở Mỹ tập đoàn dầu lửa không phải là ông chủ duy nhất và cũng chẵng phải là chủ nhân ông số một.

        VN đang cần kết nối với Mỹ để bảo vệ Hoàng – Trường sa, để thúc đẩy tiến trinh dân chủ hóa, đem lại tự do cho người dân Việt. Nếu cứ như bài chủ, ngươi ta sẽ đánh giá Mỹ trở lại VN chỉ vì dầu lửa và vì muốn khống chế TQ, quan điểm này dẫn đến ý tưởng VN chỉ là nạn nhân của Mỹ. Một kết nối Việt-Mỹ bắt nguồn từ như thế thì sẽ không thể tồn tại; không thể tồn tại sự kết nối với Mỹ thì VN chỉ còn nước “ăn mày Tàu”.

        Bận việc quá, trả lời anh hơi muộn. I’m sorry.

    • Chiêu Dương says:

      Xin đính chính sự thiếu sót ở còm trên của tớ. Ở đó tớ viết :

      1) Bản đồ của EIA trong bài vẻ về tuyến vận chuyển dầu hỏa không dành cho TQ mà dành cho các đồng minh của Hoa Kỳ như….

      Xin được đính chính đầy đủ hơn :

      1) Bản đồ của EIA trong bài vẻ về tuyến vận chuyển dầu hỏa không dành riêng cho TQ mà còn dành cho các đồng minh của Hoa Kỳ như….Bản đồ đó ở link bên dưới :

      http://www.eia.gov/todayinenergy/images/2013.04.04/mapcrudebig.png

      Nó được EIA đưa vào trong bài có đề tựa : “The South China Sea is an important world energy trade route”.
      (http://www.eia.gov/todayinenergy/detail.cfm?id=10671)

      Thành thật cáo lỗi.

  4. Nguyễn Văn says:

    Cái thế đối đầu giữa Mỹ và Tàu là hiển nhiên khi Tàu ngày càng lớn mạnh đe dọa quyền lợi của Mỹ không chỉ ở Á Châu mà còn là trên toàn thế giới. Tuy nhiên, Mỹ không chủ trương đối đầu bằng quân sự mà bằng những chiến lược khác như kinh tế, năng lượng, khoa học, kỹ thuật…v.v… vì là những điểm yếu của Tàu. Nhưng cái khó là làm sao bảo vệ được địa vị độc tôn và quyền lợi của mình mà không dồn kẻ địch vào thế phải gây chiến tranh để dẫn đến nhân loại bị tiêu diệt.
    Có thể nói; về mặt nổi, Mỹ đã dùng quân sự và tài chánh; về mặt chìm, Mỹ dùng Seven Sisters làm chiến lược cứng và mềm để bảo vệ tất cả quyền lợi của mình khắp nơi trên thế giới trong thế kỷ qua, và đã khuynh đảo giá năng lượng dầu hỏa thế giới và luôn chiếm ưu thế. Nhưng bước tiếp qua thế kỷ 21, ảnh hưởng chiến lược của Bảy Chị Em bị suy giảm mạnh khi kỹ thuật tin học và khoa học tân tiến phát triển và nhu cầu về dầu hỏa cũng suy giảm theo vì đã và đang có những thứ khác đang dần thay thế như năng lượng sạch hay kim loại quý như đất hiếm, đã tạo nên những công ty có lợi nhuận lớn như Apple, Google… hay những hãng kỹ thuật số khác như Samsung…

    Tóm lại, Mỹ không lại nhảy vào VN vì quyền lợi dầu hỏa mà đầu tư nhiều về dầu hỏa mà sẽ đầu tư trên nhiều lãnh vực khác quan trọng hơn như khoa học và kỹ thuật (khởi đầu là cho sinh viên VN qua Mỹ du học và cho VN vào TPP) để phát triển kinh tế VN, đưa VN thoát bớt ảnh hưởng của Tàu là vì: địa vị độc tôn của Mỹ đang bị thách thức và đe dọa nếu để mất con bài VN, dùng VN kìm hãm bớt sức mạnh của Tàu mà không trực tiếp đối đầu gây chiến tranh.

    nv

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thưa,

      Nền kinh tế của Trung Quốc NẾU không có dầu hỏa THÌ là coi như tiêu tán đường. Biểu đồ I (một) của bài chủ cho thấy nhu cầu về dầu hỏa của Trung Quốc chỉ có tăng chứ không có giảm.

      Đại huynh nay lại nhận định rằng, xin trích : ” …Nhưng bước tiếp qua thế kỷ 21, ảnh hưởng chiến lược của Bảy Chị Em BỊ SUY GIẢM MẠNH khi kỹ thuật tin học và khoa học tân tiến phát triển và NHU CẦU VỀ DẦU HỎA cũng suy giảm theo… ” , thế thì có vẻ “conflict” với dữ liệu từ biểu đồ I mà bài chủ trình bày.

      Nếu thực sự như cầu dầu hỏa của Trung Quốc cứ mãi tăng, thì chiến lược của giới “BẢY CHỊ EM ” khống chế dầu hỏa chắc chắn chỉ ngày mỗi nguy hiểm hơn cho Trung Quốc mà thôi, nhất là cho sự an toàn chính trị của Đảng Cộng Sản đang cầm quyền.

      Xin đợi cao kiến của huynh.- Nay Kính .

      • Nguyễn Văn says:

        Dạ thưa không dám nhận 2 chữ đại huynh, ông Nguyễn Trọng Dân cứ gọi tên hoặc là bạn (nếu ông muốn) hoặc là ông là đủ tương kính và quý mến rồi.

        Trích lời ông Dân viết: “Nền kinh tế của Trung Quốc NẾU không có dầu hỏa THÌ là coi như tiêu tán đường.”Nếu thực sự nhu cầu dầu hỏa của Trung Quốc cứ mãi tăng, thì chiến lược của giới “BẢY CHỊ EM ” khống chế dầu hỏa chắc chắn chỉ ngày mỗi nguy hiểm hơn cho Trung Quốc mà thôi, nhất là cho sự an toàn chính trị của Đảng Cộng Sản đang cầm quyền.”

        Hoàn toàn đúng vậy nhưng tôi không biết biểu đồ trên đã vẽ từ năm nào trong khi nền kinh tế Tàu đã có dấu hiệu chậm lại và nhu cầu dầu hỏa cũng đã giảm bớt, tuy vẫn cao so với thời mới đổi mới những năm cuối thế kỷ trước nhưng hiện kinh tế không thấy có dấu hiệu sáng sủa khi đầu tư nước ngoài đang rút dần nên không đủ yếu tố để dự đoán nhu cầu dầu hỏa sẽ gia tăng. Chỉ có gia tăng ngắn hạn vì Tàu lợi dụng giá thấp mua nhiều vào để dự trữ. Tuy dầu hỏa là năng lượng sinh tử (và là yếu huyệt) cho sự phát triển kinh tế và sức mạnh quốc phòng, nếu không có đủ cung ứng, Tàu sẽ hết ngo ngoe. Nhưng sẽ không có vấn đề nếu Tàu là đồng minh hoặc ít nhất không hung hăng bành trướng đe dọa địa vị độc tôn chiếm đoạt quyền lợi của Mỹ.

        Thật ra không riêng Tàu mà nhiều cường quốc khác như Nam Hàn, Nhật, hay Đức, Pháp… là những nước cũng không có dầu hỏa hoặc có không đủ nhưng họ đều là đồng minh của Mỹ, khác với Tàu, không là đồng minh lại còn đe dọa và thách thức sự độc tôn của Mỹ. Nhưng chúng ta phải hiểu chủ trương của Mỹ là hợp tác làm ăn cùng phát triển nhưng.., lại nhưng, nhưng dưới quỹ đạo hay sự chi phối ngấm ngầm của Mỹ và đại tư bản Mỹ. Mỹ dùng dầu hỏa và kiểm soát con đường vận chuyển như một chiến lược để khuất phục những nước không đi vào quỹ đạo.
        Như tôi đã nói cái khó là khuất phục đối thủ mà không dồn đối thủ vào đường cùng để dẫn đến chiến tranh, ngoại trừ đe dọa đến sự độc tôn của Mỹ. Đó chính là ảnh hưởng bị giới hạn của Seven Sisters đối với Tàu. Hiện nay như chúng ta thấy, nếu nhu cầu dầu hỏa tăng thì giá dầu đã không xuống thật thấp như hiện nay làm các công ty dầu đang thua lỗ, và đó cũng là dấu hiệu ảnh hưởng đang suy giảm. Chiến lược này sẽ thay đổi và giá dầu sẽ tăng trở lại khi các đối thủ khác bị khuất phục. Nhưng Tàu có những thứ “vũ khí” chiến lược khác mà đồng minh Mỹ phải lệ thuộc và Mỹ khó bắt nạt là nguồn đất hiếm để phát triển kỹ thuật cao và nguồn tài chánh dự trữ dồi dào mà Tàu đang tung ra “mua” các đồng minh của Mỹ để áp đảo lại.

        Kính,
        nv

  5. Cu tèo cà phê says:

    Cả hai bài “Ảnh huởng của 7 Chị Em lên Việt Nam ” và bài này kết nối nhau rất hay! Cộng thêm hai bài “Sức ép quân sự của Trung Quốc lên nền quốc phòng Việt Nam” và bài “Yếu tố Trung Quốc trong mối bang giao Việt -MỸ” cũng của cùng tác giả phụ họa thêm cho cùng một cùng vấn đề , đó là chưa kể bài “Vai trò World Bank trong tái kiến thiết cơ sở hạ tầng cho Việt Nam ” cũng bàn đến tình hình Việt Nam có liên quan đến Hoa Kỳ.

    Tôi có linh tính tác giả đang từ từ trình bày cục diện Tam Quốc Chí hiện đại VIỆT- MỸ- HOA đang khởi sự.

    Tôi chỉ có thắc mắc là nếu như Hoa Kỳ biết rõ về sự quan trọng của tuyến vận tai dầu hỏa mà tác giả nêu ra từ lâu thì tại sao , Hoa Kỳ lại đi nhương Hoàng Sa cho Trung+ vào năm 1974? Rõ ràng , Hạm đội 7 đã không can thiệp khi VNCH bị Trung+ tấn công nhưng lại gởi Kosh làm giám sát viên mà thôi? Xin tác giả và Đàn Chim Việt trình bày thêm.

    Xin cám ơn tác giả T.H. và Đàn Chim Việt rất nhiều . Nay kính

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Chà , cu tèo cà phê là ai đây mà theo dõi sát các bài viết của Tú Hoa dữ nghen !

    • Minh Đức says:

      Mỹ đã rút lui khỏi miền Nam vì ở đó Mỹ phải tốn kém để giữ. Mỹ đã bỏ miền Nam chẳng lẽ lại đi đánh nhau với Trung Quốc để giữ Hoàng Sa? Hoàng Sa đâu có phải của Mỹ. Trung Quốc lấy Hoàng Sa nhưng không cản đường lưu thông của Mỹ. Ngày nay, khi Trung Quốc lên tiếng cho là cả vùng biển Đông là của Trung Quốc thì Mỹ thấy quyền lưu thông ngoài biển của mình bị đụng chạm. Thời xưa, Liên Xô là mối lo lớn của Mỹ. Ngày nay, Nga không còn là mối lo lớn nữa, Mỹ xoay qua đối phó với Trung Quốc.

  6. Huệ Dung says:

    Bài viết này rất hay!

    Tôi nhận được bài “Ảnh Hưởng Của Bảy Chị Em lên Việt Nam ” của cùng tác giả qua email bạn tôi gởi tới, tôi quá hết sức bất ngờ và kiểm chứng lại các sự kiện lịch mà mình vốn biết nhưng không nghĩ đến lý do đằng sau như tác giả. Tôi đã có linh tính tác giả đang từ từ trình bày nhiều bí mật mới về thái độ của Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với Việt Nam

    Tôi đọc được bài viết khác của tác giả trên Web site của anh Châu Xuân Nguyễn về “Sức ép quân sự của Trung Quốc lên Việt Nam “ cũng của tác giả rồi nay thì bài này …Tôi thấy các bài của tác giả như những cái mắc xích nối liền nhau .

    Ở Vũng Tàu , khoảng năm 1991 , đã thấy rất nhiều chuyên viên người Mỹ bận thuờng phục nhưng tác phong rất giống quân nhân, hỏi thì bảo là cố vấn kỹ thuật cho ngành dầu khí, được Võ Văn Kiệt mời qua. Tôi còn được biết bộ luật đầu tư về dầu hỏa được ban hành 1993 đồng ý cho các công ty Mỹ vào đầu tư dầu hỏa thì tới năm 1994 , Mỹ bãi bỏ câm vận.

    Tôi nghe đồn rằng có người một người sống ở Sài Gòn yêu cầu ông Kiệt kêu gọi Hoa Kỳ tiếp nối các hợp đồng khai thác ở mỏ Bạch Hổ do tổng thống Nguyên Văn Thiệu đã ký với hãng Mobil năm 1974 để làm niềm tin thể hiện quyết tâm của Việt Nam làm liên minh với Hoa Kỳ .

    Lúc ấy , tôi không hiểu hết sự quan trọng về việc các công ty dầu hỏa của Hoa Kỳ hiện diện trở lại Việt Nam trong lãnh vực quốc phòng khi đối phó với Trung Quốc cho đến gần đây khi đọc các bài viết này của tác giả Tú Hoa

    Cám ơn tác giả và Đàn Chim Việt rất nhiều .

    Huệ Dung – giaosudhth@yahoo.com

    • Tú Hoa says:

      Thưa ,

      Cũng chỉ là một chút kiến thức mọn đã mai một qua thời gian …Cám ơn chị Huệ Dung quá khen! Bài viết trên có gọn gàng sạch sẽ sáng sủa để được chi Dung khen thì cũng là nhờ chị Mạc Việt Hồng xắn tay áo ra mà hiệu đính. Nay được chị Dung khen thì thôi xin cám ơn Chị Hồng vậy. Kính chị – T.H.

      • Trình Bội Ngọc says:

        Đại Hiệp Tú Hoa khách sáo khiêm tốn quá đáng!

        Tiện nữ có đọc bài gốc do Khổng Khuyết đưa, với văn phong và nội dung bài viết thì dù đại hiệp Tú Hoa có ngàn lỗi đánh máy cũng chẳng ai trách cứ đâu. Bài viết của đại hiệp quá lạ, quá sâu, có cái nhìn “totally supprised everyone”, đọc tới đâu chóng mặt tới đó, ai mà chê đại hiệp mà đại hiệp lo. Đại hiệp chỉ tìm đủ mọi cách kiếm cớ mà nịnh đầm cho hả hê bụng dạ riêng tư. Đàn bà mà nghe lời khen của đại hiệp thì cứ gọi thao thức thâu canh.

        Cám ơn mấy câu thơ đại hiệp gởi riêng cho tiên nữ, khen tiện nữ đẹp. Tiện nữ lại muốn đại hiệp khen tiện nữa trước mặt mọi người cơ, rồi gởi đăng Đàn Chim Việt cho nhan sắc của tiện nữ được vào thi ca , hihihi …..

      • Tú Hoa says:

        Thưa,

        Mạt Dân từ tư cách , bằng cấp , thành đạt không bằng một góc Trình Phu-nhân, có cuối xuống lao giầy cho Trình Phu-nhân còn chưa xứng thì làm gì mà dám nhận hai chữ “đại hiệp” của Phu nhân. Phu nhân có mĩa mai mạt Dân thì nên mĩa mai nhè nhẹ vậy để cho mạt Dân đở tủi phận hèn thua sút.

        Mạt Dân lu bu nhiều thứ nên quên trước quên sau, viết bài , đầu nghĩ một đằng , tay đánh máy một nẽo , cho nên có sự giúp đở của BBT DCV và chị Hồng là điều hân hạnh của mạt Dân, không phải là khách sáo. Mong Trình phu nhân rộng tình mà nghiệm nghĩa.

        Còn về sắc lẹp (đẹp) của Phu-nhân, chỉ nội phong thái của Phu-nhân thôi, “mĩm cười hơi thở nhẹ nhàng; mặt hồ chao đảo, ánh vàng rung rinh “, cho nên thi tài của mạt Dân e còn ….chưa đủ…chăng? Nay Kính.

        Merci DCV

  7. Trình Bội Ngọc says:

    Bài này hay quá nhưng tiện nữ vốn là đàn bà, không thích chủ đề đấu trí dầu hỏa tuy quan trọng nhưng chán phèo này của quí ông. Thi nhân Tú Hoa viết vài bài kêu gọi đấu tranh cho quyền phụ nữ Việt Nam hay làm thơ khen tiện nữ đẹp rồi gởi đăng Đàn Chim Việt thì tiện nữ thích hơn , hihihi…

  8. Phạm Chính Thiên says:

    Trích : “Sự giằng co giữa BẢY CHỊ EM và Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam khiến tương lai chính trị và kinh tế của Việt Nam là hệ lụy của những ảnh huởng sâu rộng từ giới “BẢY CHỊ EM” nhằm giúp Việt Nam thoát khỏi sự kềm hãm thôn tính của Trung Quốc .” (hết trích)

    HY VỌNG là được như thế ! Thà là lọt vào tay “BẢY CHỊ EM” của Mỹ còn hơn lọt vào tay Trung Quốc!Đàn anh cùng Đàn Chim Việt tung ra liên tục nhiều bài quá lạ và hay. Cám ơn và Chúc sức khỏe đàn anh cùng Đàn Chim Việt!

    Thắc Mắc :

    1. Đàn anh viết đúng , Trung Quốc không có một đấu thầu khai thác dầu nào đối với CS Hà Nội dù hiện diện đẻu ở mọi ngành khai thác khác tại Việt Nam Chẳng lẽ quyền khai thác dầu ở Việt Nam hoàn toàn do BẢY CHỊ EM nắm Và nắm khi nào vậy?

    2. Xin đàn anh cho biết rõ hơn kế hoạch của BẢY CHỊ EM tại Việt Nam ra sao ?

Leave a Reply to Minh Đức

Loading...