WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lê Bá Vận: Nước ta hăm chín cổ thành

 

“Nước ta hăm chín cổ thành,
Vì ai còn lại một mình Huế tôi.
(Ca dao Cộng Sản)

Thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ.

 

Ông ta chúng ta đã xây đắp rất nhiều thành cổ có qui mô lớn.
Điều này khác biệt với các nước bạn ở chung quanh.
Những thành cổ đó là những công trình phòng thủ rộng lớn, kiên cố.
Một số lớn thành cổ được thiết kế theo kiểu pháo đài chiến đấu Vauban là tên một kỹ sư quân sự của vua Louis XIV ở Pháp vào thế kỷ 17.

Xưa nhất là thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

 

 Trong Thành Hà Nội, cửa Bắc

Trong Thành Hà Nội, cửa Bắc

 

Thành nhà Hồ, Thanh Hóa, xây năm 1397. Một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Thành nhà Hồ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới.

Những tòa thành cổ với tường cao, hào sâu, đình, đài, cung điện là nơi lưu giữ các giá trị quí báu về phong cách kiến trúc, văn hóa, lịch sử của Việt Nam.

Trung Hoa có ba thành cổ nổi tiếng được bảo trì tình trạng tốt: +Tử Cấm Thành (Cổ Cung) ở Bắc Kinh, chu vi 3.426 m. +Thành cổ Bình Dao, tỉnh Sơn Tây miền bắc Trung Quôć, chu vi 6157 m

+Thành cổ Tây An (kinh đô Trường An cũ),Thiểm Tây, chu vi 11,9  km..

Nhà Nguyễn xây tất cả 29 thành cổ,
Khởi công từ đời Gia Long, hoàn chỉnh đời Minh Mạng.

Tường thành xây bằng đất, gạch hộp, chân thành dày hơn đỉnh, xây bằng đá xanh và đá ong.

Ký họa Đại Nội Huế

Ký họa Đại Nội Huế

Chỉ kể một số:
+Kinh thành Huế, hình 4 cạnh, chu vi gần 10 km.Tường cao 6,6 m, dày 21m.
Trong Kinh thành Huế có Đại Nội bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.
+Thành cổ Hà Nội, hình 4 cạnh, chu vi khoảng trên 4 km. Tường thành cao 4,4 m, dày 16 m. Chùa Một Cột nằm ở cạnh tây, trên đường Hùng Vương.
+Thành cổ Bắc Ninh xưa, rất đẹp, hình 6 cạnh, chu vi 2238 m.
+Thành cổ Hải Dương có hình 6 cạnh, chu vi 2.206 m, cao 4,4 m, mở 4 cửa.
+Thành cổ Sơn Tây , hình 4 cạnh, chu vi khoảng 1600 m.

  Thành cổ Vinh

Thành cổ Vinh

+Thành cổ Vinh, hình 6 cạnh, 420.000 m2. Tường thành cao 4,42 m, hào rộng 28 m, sâu 3,20 m.
+Thành cổ Đồng Hới, Quảng Ngãi, hình 4 cạnh. Chu vi trên 2000 m. Tường cao 4 m. Ba cửa.
+Thành cổ Quảng Trị, hình 4 cạnh, chu vi gần 2000 m. Tường cao 3.6 m, dày 10 m.
+Thành cổ Bình Định chu vi hơn 4  km. Tường thành cao hơn 5m, chân tường dày 10m. Bốn cửa.
+Thành cổ Biên Hòa, hình 4 cạnh. Chu vi 1352 m. Tường thành cao 3.4 m, dày 4m.
+Nam bộ trước đây còn có những thành cổ như Gia Định, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Vũng Tàu…

Tất cả các thành cổ đều có hào nước sâu và rộng bao bọc và có từ 3 đến 4 cổng ra vào, dày sâu. Kinh thành Huế thì có 10 cửa chính. Thành Hà nội có 5 cửa. Cửa Bắc nay vẫn còn.

Điển hình mô tả: thành cổ Vinh có 3 cửa ra vào. Cửa tiền: Là cửa chính hướng về phía Nam, cửa để Vua ngự giá, các quan trong lục bộ triều đình và Tổng đốc ra vào. Cửa Tả hướng về phía đông. Cửa hữu hướng về phía Tây. Muốn đi qua các cửa đều phải qua một cái cầu.

Bên trong, công trình lớn nhất là hành cung, phía đông Hành cung có dinh Thống Đốc, phía nam có dinh Bố chánh và Án sát, dinh lãnh binh, dinh đốc học, phía bắc có trại lính và nhà ngục. Sau này phía tây có nhà giám binh người Pháp.

Toàn bộ được trang bị 65 khẩu thần công, 47 khẩu đặt  ở các vọng gác, số còn lại tập trung ở hành cung và dinh thống đốc. (Google).
Trong thành cổ còn có nhiều nhà gia đình vợ con công chức, lính tráng. Và cả dân nhưng không nhiều: thầy thợ, cúp tóc, mộc… gánh bún, buôn bán lặt vặt.

Sau ngày Cách mạng tháng 8, 1945 các cơ sở trên trở thành cơ quan của Ủy ban nhân dân tỉnh.

     Một góc Thành Đồng Hới

Một góc Thành Đồng Hới

Đó là chuyện trước kia. Trong chiến tranh chống Pháp tất cả các thành cổ triều Nguyễn đều bị Cọng Sản (CS) san bằng để tiêu thổ kháng chiến, ngoại trừ kinh thành Huế, Pháp đến Cọng Sản không kịp phá. Nực cười cho Pháp “Dầu xây chín đợt phù đồ. Không bằng làm phúc cứu cho một thành.”
Cũng là một thất bại lớn cho CS không kịp phá hủy kinh thành Huế.
Song trong rủi ro lại có sự may mắn?
Chiến tranh bom đạn có góp phần trong vài trường hợp.

Cổng Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: HH

Cổng Đoan Môn – Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: HH

Các thành cổ Thanh Hóa, Vinh, Quảng Ngãi, Bình Định… bị CS huy động quân dân cán dùng cuốc xẻng san bằng rất oan ức trong năm 1947.

Chuyện phá thành Bình Định oan ức: “Cho tới bây giờ, mỗi khi nhắc lại hào khí đánh Pháp những năm đầu của cuộc kháng chiến, người Bình Định, nhất là người An Nhơn, không thể nào không nhắc lại những ngày đêm rầm rập, khẩn trương, cả huyện đi phá thành Bình Định để “tiêu thổ kháng chiến”, ngăn bước tiến quân thù.

Hồi ấy, tâm trạng chung của nhiều người là rất tiếc ngôi thành cổ, một công trình kiến trúc to đẹp không còn nữa, nhưng đành lòng chấp nhận. Vì người ta tin rằng ngày mai mình sẽ được cái rất lớn là nước nhà độc lập, nhân dân ta thoát khỏi đêm trường nô lệ, bước ra đón ánh sáng của cuộc đời tự do mà người ta đã từng trăm năm, ngàn năm mơ ước.” (“Ký ức thành cổ Bình  Định” – Bút ký của Huỳnh Kim Bửu, Tháng Mười 5, 2012 bởi xunauvn).

Chuyện phá thị xã Thanh Hóa. Lệnh tiêu thổ kháng chiến được ban hành như sau:

“Ngày 20/ 02/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vào thăm Thanh Hóa… Trong buổi nói chuyện với nhân dân thành phố Thanh Hóa, Bác kêu gọi mọi người phải thực hiện tiêu thổ kháng chiến.
Người nói: “Đánh thì phải phá hoại, ta không phá thì giặc cũng phá.” Ta phải phá để chặn chúng lại, không cho chúng tiến lên, không cho chúng lợi dụng” .

Cả Thanh Hóa, trong đó có nhân dân thành phố Thanh Hóa, đứng lên tự nguyên(???)tiêu thổ kháng chiến…”Tản cư! tản cư là yêu nước”, “Tản cư là tích cực tham gia kháng chiến”… Người dân tự đập phá nhà mình, rời thành phố về nông thôn.

Trong thị xã, những khu công sở kiên cố như toà nhà sứ, sở đoan, kho bạc, nhà dây thép, khánh sạn Ray No, rạp chiếu chóng Gô Mông cũng như dinh thự của các quan lại bộ máy chính quyền cũ trong thành và cả toà thành cổ kính nối tiếp nhau bị phá bỏ…

Những ngôi nhà còn lại kể cả những bức tường còn độ cao lút đầu người cũng bị san bằng, nhất quyết không để một vật gì làm chướng ngại dù chỉ là làm mộc che chắn cho lũ giặc cướp nước…” (Diễn đàn Lịch sử Việt Nam “Tại sao Hạc Thành (Thành cổ Thanh Hóa) không còn?”)

Lắm người không hiểu vì sao ở thế kỷ trước vua quan nhà Nguyễn không nghĩ ra chiến thuật tiêu thổ kháng chiến hay ho tài tình này để chống Pháp. Pháp không kiếm ra thức ăn, nơi ở, lại khó bề di chuyển tất phải lo tháo lui và chúng ta đâu bị mất nước! Thật đáng tiếc!
Giá có Hồ Chí Minh lúc đó để tiêu thổ kháng chiến!
Nhưng lại lo Hồ Chí Minh hù dọa: “Đánh thì phải phá hoại, ta không phá thì giặc cũng phá.” Biết rồi song nghĩ lại có chắc đúng vậy không?
Giặc Pháp hồi chúng đánh chiếm nước ta các nhà cửa, thành cổ chúng không đụng đến.
Năm 1947 Pháp chiếm được Đồng Hới mà cũng không thấy chúng ra lệnh phá phách gì.

Chuyện Thành cổ Đồng Hới lúc đó như sau, rất điển hình:
Khoảng đầu năm 1947 quân Pháp đổ bộ lên Đồng Hới.
Tôi còn nhớ kỹ. Mấy lâu nay từ ngày lệnh toàn quốc kháng chiến được ban hành Đồng Hới khá yên tĩnh. Không có gì là chộn rộn. Mọi sinh hoạt kể như bình thường. Một số gia đình có gốc ở thôn quê thì cẩn thận sắp đặt đôi chút phòng bắt buộc tản cư.

Đột nhiên chiều tối hôm trước có người nói hình như thấy có tàu thủy một chiếc đến đậu ngoài biển không xa cửa sông (sông Nhật lệ). Không ai hiểu mô tê. Không nghe ủy ban cho loa phóng thanh loan tin báo động. Chắc lỗi vì đêm tối và không quan trọng. Nhiều người nói là tàu buôn? hoặc bàn tán trách nhau trông gà ra cuốc. Trong bóng đêm khó phân biệt.

Sáng tinh sương hôm sau, một – hoặc hai, tôi không dám nhìn kỹ – chiếc máy bay bay nhiều vòng vù vù trên thị xã xả súng bắn xuống. Nghe tiếng cành cây gãy đổ xuống ào ào, dễ sợ.

Chừng hơn nửa giờ, hoặc có thể lâu hơn tiếng súng và tiếng máy bay im bặt và im luôn. Tàu bay chắc về lại Huế hoặc Quảng Trị. Nửa giờ sau đã nghe tiếng Tây xì xồ ngoài đường, đúng là Tây từ tàu thủy đêm hôm qua đậu ngoài khơi, sáng nay đổ bộ vào.
Vậy là Pháp đã chiếm Đồng Hới.

Các ông ủy ban nhân dân, công an, du kích, tự vệ … đã rút lui nhanh lẹ lên rừng núi, chiến khu không xa mấy, có thể ngay từ trong đêm, không thông báo gì – đánh trống, gõ phèng la, phóng loa – cho dân chúng hay biết.

Thị xã Đồng Hới nhà cửa còn nguyên vẹn, thành cổ cũng vậy, ủy ban hành chánh và kháng chiến rút lui không kịp ra lệnh tiêu thổ kháng chiến.
Thực tình sự tháo chạy của các ông ủy ban không đáng trách vì tương quan lực lượng hai bên quá chênh lệch, song thiết tưởng mấy ổng cũng nên nghĩ đến các người dân và cho họ hay biết kịp thời.

Pháp đến, nhưng trong thị xã sau đó tôi chỉ thấy bóng dáng vài người Pháp đi lại, mặc đồ nhà binh nhưng làm việc dân chính hành chánh. Tôi còn nhớ ông lớn nhất nghe gọi là Trung úy Crenn. Chẳng biết chính tả viết vậy đúng không.

Pháp không giữ quân trong thị xã, không vào ở trong thành cổ hoặc chiếm cứ tòa khách sạn bungalow, lầu 2 tầng sang trọng kiên cố ở ngoài cửa hữu cổ thành.

Quân đội Pháp xe cộ súng ống kéo nhau đi đóng đồn đâu xa mất tiêu, tại các trục lộ giao thông, xây lô cốt, rào kẽm gai v.v…và từ đó xuất phát hành quân tảo thanh, bình định.

Chỉ có dân vùng quê mới thấy lính Pháp, ở trong đồn hoặc đi bố ráp. Giữa thị xã không thấy bóng dáng chúng, hoặc họa hoằn, lẻ tẻ.

Nghĩ lại nhiều năm sau khi Pháp kéo nhau đến đóng quân tại lòng chảo thung lũng Điện Biên Phủ, khỉ ho cò gáy, xây doanh trại, hầm trú ẩn, công sự chiến đấu, phi đạo v.v…mới toanh.

Biết vậy thì chính phủ cho tiêu thổ ở Điên Biên Phủ trước, Pháp đến chẳng còn dùng được gì ắt phải bỏ đi.

Năm 1954 Hiệp định Genève chia vĩ tuyến. Cọng Sản tiếp quản thị xã Đồng Hới phồn thịnh, lớn thêm và thành cổ nguyên vẹn. Hiện nay thì thành cổ Đồng Hới chỉ còn lại vết tích.

Thế cho biết có đập phá san bằng thành cổ cũng bằng thừa.

Thời Pháp thuộc trong thành cổ mỗi tỉnh lỵ chỉ có trại lính khố xanh (chân quấn xà cạp xanh) trang bị súng trường, có nhiệm vụ giữ an ninh, tuần tra, cai quản nhà lao (thường phạm). Tôi vẫn thấy lính dắt nhà phạt (tù nhân) đi làm cỏ bên vệ đường.

Lính khố đỏ mới là lính tác chiến, đánh dẹp thì luôn đóng trại đâu xa ngoài bìa thị xã hoặc xa hơn, ở cùng đồn theo lính Pháp.

Tôi mà còn biết được vậy thì điều này chắc chắn bác Hồ Chí Minh nắm rõ.

Lê Bá Vận

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Lê Bá Vận: Nước ta hăm chín cổ thành”

  1. Khổng Khuyết says:

    Bài này Khổng Khuyết tôi nhớ mài mại là đọc ở đâu đó rồi, không phải là bài gốc mới đăng từ Đàn Chim Việt….

    Khổng Khuyết

  2. UncleFox says:

    Cái gì thì cũng phải trải qua rồi mới nghiệm ra được . Thời ông Kụ nhà tôi kháng Pháp thì “tiêu thổ”, nghĩa là chính mình đập phá tất cả các công trình kiến trúc nhớn bé cho thằng giặc không còn chỗ che mông đít khi thay quần, khiến chúng xấu hổ chẳng dám tấn công bộ đội ta nữa . Thực là bái phục thiên tài cầm quân của Kụ Hồ và tướng Giáp quá sức !
    Thời “Người đồng chí cũng là người Thầy vĩ đại” sang “dạy cho chúng ta một bài học” thì chúng ta không còn tự phá hoại nữa . “Thầy” muốn thì “Thầy” phải đích thân phá lấy chứ . “Bác” Duẩn bảo thế . Và “Người Thầy vĩ đại” mắc miêu ta . “Thầy” phá nhiều thì “Thầy” mệt nhiều . Vì thế, “Thầy” không có đủ thời giờ để dạy chúng ta đầy đủ “ề nét -xờn” nên chúng ta đỡ phải tốn tiền mua quan tài chôn cất nhiều niệt -xĩ . Và cũng nhờ thế nên ta mới có thừa tiền để hôm nay hàng năm mua hương hoa sang cúng tạ ơn cái bài học mà Thầy đã dạy .
    Kách Mệnh phá huỷ vài mươi toà cổ Thành thì cũng đã cho xây hàng nghìn pho tượng thằng đã ra ra cái lệnh ngu xuẩn ấy để sau này đồng bào có thể dùng thừng treo cổ nó như nhân dân Nga, Ukraine lôi cổ Lenin, Stalin …dân Iraq lôi cổ Sadam Hussein … giả thù cho đỡ “bức xúc” .
    Đảng biết lo cho dân như thế thì thôi, các Cụ phàn nàn chi nữa chứ !

  3. nguenha says:

    Năm 1947 HCM nói :” Đánh là phải phá hoại. Ta không phá thì địch phá”. 40 năm sau (1987) Lê-Lựu ,nhà văn -Đại tá CS, đi dự Đại hôi nhà văn cựu chiến binh Hoa Kỳ ở Boston ,khi báo chí hỏi về việc Kiến thiết VN ,đả nói :
    “Bao nhiêu năm chúng tôi chuyên đi PHÁ ,bây giờ bắt chúng tôi XÂY làm sao được “. Như vậy quá rỏ rang : CS =Phá hoại ! Năm 1954 CS vào Miền Bắc,1975 CS vào Miền Nam, có chùa đinh,miếu vủ nào mà còn nguyên vẹn,không bị đập phá thì củng xử dung làm kho HTX !! Đến bây giờ “nghe -có-ăn”chúng nó phục hồi ,xin Thế giới công nhận nào là di tích-di sản để xin kinh phí !! CS là thế đó ! Tất cả là vì miếng ăn. Bởi thế mới có Việt Gian trở thành Việt Kiều (yêu nước). Cám ơn tác giả đả cho biết Sự that Lịch sử.. Nhân đây, xin được phep hỏi : Tác giả bài viết ,có phải là Bác sĩ Lê bá Vận,người Đồng Hới ,nguyên Khoa trưởng y-khoa Đại học Huế ? Nếu đúng ,cho tôi kính gởi lời chào Trân-trọng , cùng lời Vấn -an.

  4. NON NGÀN says:

    TIÊU THỔ KHÁNG CHIẾN

    Hồi còn nhỏ tôi đã từng nghe đến từ ngữ “tiêu thổ kháng chiến”. Cố nhiên hồi ấy thì chỉ mang mang, chưa hiểu biết gì. Nhưng nay nhìn lại, vấn đề không phải danh từ mà là cách làm, mục đích làm, và thực chất làm.

    Ai cũng biết thời cổ xưa ở nước ta, hay nhiều nước châu Âu cũng thế, khi có chiến tranh với bên ngoài, đều có lệnh hay người dân tự hủy bỏ nhà cửa, của cải không mang theo được, lương thực, để chạy núp vào rừng. Đánh nhau với xâm lăng phương Bắc, nhiều lần trong nước ta cũng áp dung như vậy.

    Tuy nhiên ý nghĩa ở đây là chỉ khi nào thật sự cần thiết, không phải bao giờ hay nhất loạt đều phải làm như vậy. Nhất là đối với những di tích cổ, dù của nhà nước, của địa phương, hay của dân cũng thế. Bởi phá bỏ thì dễ còn dựng nên thì khó. Và ý nghĩa cũng như giá trị lịch sử thì luôn luôn thật sự vô giá.

    Mặt khác, khi giặc đến, có khi chưa chắc giặc ở nơi đó, mà có ở cũng chỉ tạm thời, người lãnh đạo luôn phải cân nhắc cái gì cần phải giữ lại bắng mọi giá kể cả cứ cho giặc tạm thời tạm chiếm ở đó, và cái gì không cần thiết lâu dài cho lịch sử thì mới phá đi. Đánh giặc là đánh lực lượng giặc, không phải tự ta phá hết của ta thì giặc mới hoàn toàn điêu đứng và thất bại. Tức đánh giặc phải nghĩ đến thành công sau cùng, đến tương lai địch rút và giành lại được đất đai, không phải chỉ hoàn toàn tiêu cực, xả láng hay thí cô hồn mọi cái.

    Cho đến đợt tiêu thổ kháng chiến chống Pháp từ mấy năm đầu, cả ba miền Nam Trung Bắc của đất nước đã chịu thiệt hại nặng nề nhiều mặt cho chính ta phá hủy nhiều cái của chính ta. Những cái đó là di sản đất nước mọi mặt và không bao giờ còn thấy lại được. Nhưng ý nghĩa phá hủy này thực chat không phải chỉ thuần túy vì lý do quân sự mà còn cả lý do chính trị hay lý do thủ tiêu giai cấp. Đây chính là lý tưởng cách mạng mác xít, triệt phá hết cái cũ để xây dựng lại cái mới sau chiến tranh.

    Có nghĩa tiêu thổ kháng chiến cũng là nhân danh chiến tranh để theo đó làm cách mạng lại tất cả. Cách tính toán được ăn cả ngã về không này thật hoàn toàn nguy hại nếu nhìn đất nước, dân tộc trên phương diện xã hội, lịch sử nói chung, tức nhìn trên góc độ chiến tranh cổ điển mà không phải nhìn trên góc độ của chiến tranh đấu tranh giai cấp theo kiểu mác xít mà mọi người đều biết.

    BIỂN NGÀN
    (17/5/15)

Phản hồi