WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Các tướng công an không muốn quy định “quyền im lặng”

Đại biểu Quốc hội, thiếu tướng Trịnh Xuyên cho rằng nêu ra quyền im lặng là rất vô lý - Ảnh: Việt Dũng

Đại biểu Quốc hội, thiếu tướng Trịnh Xuyên cho rằng nêu ra quyền im lặng là rất vô lý – Ảnh: Việt Dũng

Chiều 27-5, Quốc hội nhóm họp tại các tổ để thảo luận dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). Các ĐBQH là tướng công an đều không muốn quy định “quyền im lặng” trong bộ luật này.

“Luật cần đảm bảo quyền dân chủ cho dân nhưng cũng phải tạo điều kiện cho cơ quan tư pháp làm việc, nếu không sẽ xảy ra tình trạng chúng ta bó tay trong cuộc đấu tranh chống tội phạm” – thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an nêu quan điểm.

Theo ông Hiếu, thời gian qua đã nảy ra cuộc tranh luận về cái gọi là “quyền im lặng”, sau một hồi thảo luận thì mới đi đến quy định trong dự thảo luật là: “Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Thượng tướng Đặng Văn Hiếu đồng tình quy định cho phép bị can, bị cáo, người bị bắt có quyền tự do trình bày, từ đó cán bộ điều tra mới khai thác những mâu thuẫn trong lời khai, đấu tranh với tội phạm.

“Nhưng quy định không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc tự nhận mình có tội thì không chuẩn lắm, làm khó khăn cho hoạt động điều tra. Tôi đề nghị quy định lại là người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, không bị ép buộc phải nhận mình có tội” – ông nói.

Đồng tình với quan điểm trên, thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an Thanh Hóa phân tích: “Tôi cho rằng người bị bắt, bị tạm giữ trước hết phải có quyền và nghĩa vụ trình bày diễn biến, hành vi của mình và có quyền chứng minh mình không phạm tội, đồng thời cũng có trách nhiệm phải nhận hành vi phạm tội của mình trước pháp luật”.

“Giết người, đánh người gây thương tích mà bảo là được quyền im lặng, không phải trình bày gì cả thì không đúng.

Các cơ quan nêu ra quyền im lặng rất vô lý, không thể chấp nhận được. Trong trình độ dân trí và điều kiện của chúng ta như vậy thì hoàn toàn không phù hợp, gây khó khăn cho các cơ quan đấu tranh bảo vệ pháp luật, dẫn đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm sẽ thấp” – ông Xuyên nhấn mạnh.

Tương tự, thiếu tướng Lê Đông Phong, phó giám đốc Công an TP.HCM nói: “Bị can, bị cáo không bị ép nhận tội nhưng đừng quy định một cách bắt chước nước ngoài là anh không cần phải khai báo.

Lời khai vẫn là một chứng cứ. Quy định bị can, bị cáo không cần khai là máy móc. Mình nên quy định bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, không bị ép buộc. Đừng nhìn vào một số vụ oan sai mà đảo lộn tất cả”.

Các ý kiến trên nhận được sự đồng tình của đại biểu Đỗ Văn Đương, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp: “Chúng ta quy định quyền im lặng của người phạm tội là không đúng. Khi im lặng là lúc chưa có luật sư.

Còn im lặng, không khai là bất lợi. Không buộc phải khai, phải nhận tội ngầm hiểu là im lặng, không khai báo gì cả. Giết người cướp của cũng không khai báo là không đúng”.

Không nghĩ như vậy, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết “quyền không khai báo các nước làm hết, còn mình lại hạ thấp, như thế là hạ thấp quyền của người dân Việt Nam xuống. Khi anh áp dụng cái mới, tất nhiên là khó nhưng khó thì phải phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn”.

TS Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cũng “không đồng tình với đại biểu Đương”. Ông Lịch bày tỏ: “Đừng nghĩ rằng vì trình độ thế này chúng ta không nên cải cách. Chúng ta không kém hơn các nước, vấn đề là có tôn trọng quyền của bị can, bị cáo hay không”.

Lê Kiên – Tuổi Trẻ

4 Phản hồi cho “Các tướng công an không muốn quy định “quyền im lặng””

  1. nguenha says:

    Đại đế La Mả hỏi nhà Sử học,nếu ngươi viết về triều đại ta,ngươi sẽ viết như thế nào/ Nhà Sử học trả lời,hạ thần xin viết :”La-Mả mênh mộng và Im lặng”. Chính nhờ câu nói lung danh nầy ,mà cho đến bây giờ mọi người mới biết được dưới thời Đại đế la mả (Trung Cổ), con người Sống không khác nào thú vật !! Vậy thì IM-LẶNG đâu phải là CA^M ! Các Ông Tướng CA xuất than từ “Đâm-chém”,chẳng hiểu thế nào là Q.Im-lặng đả đành, nhưng có một số Dân biểu không hiểu thế nào là Q.im lặng ,cái đó mới là điều đáng nói.! “Quyền-im -lặng” là danh từ Luật học. Cái gì thuộc về Luật pháp thì phải có Luật quy định.
    Chưa đặt ra quy định đả vội kết án “q-im lặng” là diễn-biến-hòa-bình,là chống lại Nhân dân…Thiệt là hết chổ nói. Một nền Dân chủ that sự,mọi công dân đều được Luật pháp bảo vệ. Do đó có những tội,mà chính người vi phạm không hiểu về Luật pháp,nên có quyền Giữ-im lặng cho đến khi có Luật sư bảo vệ. Các Luật Sư thay mặt Bị can trước Tòa án củng không ngoài mục đích trên. Không có “Quyền-im lặng” thì Ép cung-cưởng cung, oan sai sẽ còn tiếp diễn. Không có “Q.im-lặng ” thì Luật Tố tụng chỉ là Luật Rừng.

  2. Bùi Lễ says:

    “Quyền im lặng” là quyền gì vậy ? :-)) hình như im lặng trước khi luật sư (nếu có) đến .
    Giết người cướp của/ hiếp dâm mà im lặng mãi mãi thì nàm sao được .
    Tớ thấy những kẻ giết người / cướp của / hiếp dâm tử hình là đúng . Tớ rất là tán thành
    việt cộng về vấn đề này .

    Tớ thấy có một việc quan trọng không ai đề cập đó là “tra khảo để ép cung” . Vì tra khảo để ép cung nên khiến “đi vào đồn công an thì khỏe mạnh nhưng đi ra là xác chết” . Việc này rất là không thể chấp nhận được .

    It is to bad khi Ông thiếu tướng Trịnh Xuyên, Giám đốc Công an Thanh Hóa nói, “… trình độ dân
    trí và điều kiện của chúng ta như vậy thì hoàn toàn không phù hợp …” Nói như thế thì công an
    cứ việc vịn vào “dân trí VN thấp” các thầy công an muốn đánh / giết /dân thế nào cũng là đúng
    hay sao ? Luật pháp đâu có cần xác định người phạm tôi NGU hay KHÔN !
    Hình như theo quan sát của tớ, “dân trí ” người dân Việt cao hơn “dân tri’ ” của cán bộ việt cộng
    thì phải . Tớ nghĩ các quan việtt cộng nên ngưng việc lợi dung 02 chữ “dân trí” để biện hộ việc làm
    của đảng .

  3. GIÓ NGÀN says:

    CON NGƯỜI VÀ QUYỀN IM LẶNG

    Không chi quý sánh con người
    Nên quyền im lặng là điều tự nhiên
    Bởi vì lời nói dễ phiền
    Vậy thì im lặng trước tiên vẫn cần !

    Chờ cho mọi sự rõ ràng
    Minh lên tiếng nói lại càng hay hơn
    Bởi điều độc lập tự do
    Sao đành cạy miệng để cho ra lời !

    Nên chi trước hết con người
    Phải nên tôn trọng thì đời mới hay
    Coi người như chỉ gỗ cây
    Tha hồ uốn bẻ thì đời quý chi !

    Vậy thì hình sự đôi khi
    Hoặc như chính trị nhiều khi cũng cần
    Lựa lời mà nói cân phân
    Không thì im lặng phải cần tỏ ra !

    Nếu không dễ kiểu tà ma
    Ép người lếu láo có ra nỗi gì
    Bởi người đâu phải cu li
    Bảo sao nói vậy còn gì nhân văn !

    MÂY NGÀN
    (01/6/15)

  4. Minh Đức says:

    Vì sao công an không muốn cho bị can quyền im lặng?

    Bà Lê Thị Phương Anh kể lại như sau:

    “Họ thẩm vấn tôi suốt hai tháng liên tục từ 7 giờ sáng đến 8 giờ tối, buổi trưa họ cho nghỉ một chút. Thời gian bị giam trong trại giam B5 đối với Phương Anh rất kinh khủng, bị khủng hoảng tinh thần, nó ép cung mình, nó ép mình ký, đánh đập mình, tra hỏi mình.”

    Trong khi lấy lời khai, Phương Anh mà không chịu khai thì có một người đàn ông tên là Nam mặc thường phục xông vào đánh Phương Anh, ông ta dùng tay đánh, cầm đầu mình dụi xuống bàn làm việc liên tục, lấy tay tát vào mặt mình liên tục, còn chửi bới, lăng mạ Phương Anh là kẻ phản động. Trong quá trình lấy cung, họ thường xưng mày tao với mình, mày là con phản động, con đĩ… nhục mạ mình ghê gớm lắm.

    Phương Anh có ghi bản tự khai nhưng họ không đồng ý, mà họ ép Phương Anh phải ký vào các lời khai cũng như các biên bản do họ bịa đặt.

    Bịa đặt rồi bắt bị can phải ký vào biên bản thì tất nhiên phải đánh đập, tra tấn thì bị can mới phải ký. Chẳng những không cho bị can quyền im lặng mà còn cho công an quyền được tra tấn. Nhưng ngoài mặt thì vẫn làm luật cấm tra tấn để làm ra vẻ văn minh.

Phản hồi