Trung quốc dùng Mỹ để dọa Việt Nam
Mấy tháng qua báo chí Trung quốc đã làm trò đóng tuồng diễn kịch với mọi hình thức lúc thì ca ngơị tình hữu nghị Việt Trung hết lời, lúc lại đưa ra những đe dọa, cảnh cáo Việt nam không được quan hệ theo đuôi Mỹ và họ không từ thủ đoạn gương đông kích tây chia rẽ lấy Mỹ mà hù dọa Việt nam hay lấy quan hệ Nga Trung đang tiến triển hiện nay để kích động sự nghi ngờ Nga v.v…
Bài báo sau đây đã chứng minh luận điểm này khiến bạn đọc Việt nam và thế giới cần phải lưu ý. Tôi xin trân trọng đăng tải lại bài báo quan trọng này để bạn đọc quán xét,
Theo báo Đa Chiều ngày 19/6 bình luận, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm Trung Quốc từ 17 đến 19/6 cùng ông Dương Khiết Trì đồng chủ trì hội nghị Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung lần thứ 8. Về nguyên tắc, hội nghị này tổ chức luân lưu mỗi năm một lần ở 2 nước, từ năm 2006 đến nay đã được 8 kỳ và chỉ 2 năm không tổ chức là 2007, 2012.
Đáng chú ý là thời gian diễn ra hội nghị Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung không cố định. Kỳ họp lần thứ 8 năm nay diễn ra ngay sau khi Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ. Biển Đông chắc chắn là nội dung đàm phán chủ yếu của 2 nước Trung Mỹ, nhưng kết quả ra sao nay vẫn kín như bưng. Bắc Kinh chọn thời điểm này để hội đàm với Việt Nam khiến người ta phải suy nghĩ, Đa Chiều nhấn mạnh.
Trước đó hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông làm cho khu vực ngày càng căng thẳng. Tổng thống Philippines hôm 3/6 còn so sánh hành động này của Bắc Kinh ở Biển Đông không khác gì phát xít Đức Hitler, nhưng Việt Nam lại khá “bình tĩnh”. Người Việt bày tỏ thái độ thông qua việc phát triển sức mạnh quân sự.
Ngoài các vũ khí hiện đại Nga cung cấp cho Việt Nam để nâng cao khả năng phòng thủ ở Biển Đông như chiến đấu cơ Su-30MK2, tàu ngầm Kilo 636MV, tàu hộ vệ mang tên lửa thì Việt Nam còn không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ. Theo Đa Chiều, Trung Quốc lo rằng vì chuyện Biển Đông, Việt Nam rất có thể “hoàn toàn ngả theo Mỹ”. Trong khi đó Hoa Kỳ cũng đang ủng hộ nhất định đối với Việt Nam ở Biển Đông, về lâu dài Mỹ mong muốn Việt Nam trở thành đối tác quan trọng trong chiến lược tái cân bằng châu Á, Đa Chiều bình luận.
Hợp tác giữa 2 quốc gia Việt Nam và Hoa Kỳ vốn dĩ hết sức bình thường, nhưng trong thời điểm Biển Đông căng thẳng (vì chính hành vi leo thang, bất chấp luật pháp của Bắc Kinh) hai nước Việt – Mỹ xích lại gần nhau khiến Trung Nam Hải lo lắng. “Ổn định quan hệ Việt – Trung” là mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh, cũng là nhiệm vụ bức thiết của Trung Nam Hải. Tuy nhiên, tư duy thông thường của Trung Quốc không thể “phá giải được chính sách cứng rắn của Việt Nam”, Đa Chiều bình luận.
Một Việt Nam như thế nào thì phù hợp với lợi ích của Trung Quốc? Đa Chiều đặt câu hỏi và trả lời, đương nhiên chí ít là Việt Nam trung lập trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trung Quốc cũng mong làm sao để Việt Nam “không lên tiếng” trước các hành động (phạm pháp) của họ ở Biển Đông để cô lập Philippines. Do đó Bắc Kinh thường truyền đạt thông điệp, chủ trương của họ về Biển Đông thông qua các kỳ họp của Ủy ban Chỉ đạo quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc.
Hội nghị lần thứ 8 tổ chức ngay sau khi Phạm Trường Long đi Mỹ đặt ra dấu hỏi lớn. Chắc chắn Biển Đông là nội dung chủ yếu trên bàn đàm phán Trung – Mỹ, nhưng cho đến nay Trung Quốc vẫn “giấu nhẹm” kết quả đã bàn những gì, thậm chí khiến dư luận phải đặt câu hỏi Bắc Kinh đã đổi chác những gì với người Mỹ trong chuyện Biển Đông?
Báo Đa Chiều đặt vấn đề, nếu như không có sự ủng hộ của Mỹ, Việt Nam sẽ bảo vệ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông như thế nào? Tờ báo này cho rằng, do đó trong bối cảnh nghi vấn bao trùm này nếu Bắc Kinh tổ chức hội đàm với Việt Nam dễ “nắm chắc phần thắng”? Theo tờ báo của người Hoa hải ngoại này, thủ đoạn ngoại giao tương tự đã được Bắc Kinh sử dụng rất thành công không chỉ 1 lần trong lịch sử. Năm 1958, Mao Trạch Đông đã hạ lệnh pháo kích Kim Môn, Mã Tổ do chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan kiểm soát chỉ 3 tuần sau khi Tổng bí thư Liên Xô Khrushchev thăm Bắc Kinh.
Động thái này khiến dư luận quốc tế, đặc biệt là “bên thứ 3″ tức Hoa Kỳ phải nghĩ rằng hành động phiêu lưu trên của Mao đã được Moscow đồng tình ủng hộ nên “không dám manh động”. Trong khi thực tế Khrushchev chẳng biết gì về kế hoạch này của Mao. Đặng Tiểu Bình cũng lặp lại thủ đoạn này trong cuộc chiến tranh xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979. Trước khi xua quân xâm lược Việt Nam, Đặng thăm Mỹ và thông báo cho Washington về cái gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”, nhưng người Mỹ đã không thể hiện sự ủng hộ một cách rõ ràng.
Tác dụng của Hoa Kỳ trong quyết định này chỉ là chia sẻ tình báo và hợp tác ngoại giao nhưng lại làm cho Liên Xô phải do dự, không biết Đặng có thỏa thuận gì với Mỹ làm tổn hại lợi ích của Liên Xô hay không. Cả 2 lần Mao và Đặng đều không yêu cầu đối tác giúp mình tiến hành hoạt động quân sự (xâm lược), nhưng đã rất thành công trong việc “lèo lái” dư luận hiểu rằng Bắc Kinh được 1 siêu cường hậu thuẫn, dọa “siêu cường kia” không dám can thiệp, dù là đồng minh của mình đang bị Bắc Kinh đe dọa, bắt nạt. Do đó theo Đa Chiều, việc bố trí kỳ họp thứ 8 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt-Trung ngay sau khi Phạm Trường Long đi Mỹ trên thực tế là vì Bắc Kinh muốn dùng Mỹ để hù dọa Việt Nam.
Việt nam phải làm gì để ngăn ngừa thảm họa Trung quốc từng bước nuốt đảo biển của Việt nam.
Như báo chí Phương Tây và báo chí trong nước Việt nam đã nhiều lần khẳng định rõ Trung quốc không để Mỹ trong mắt mình mà lợi dụng triệt để sự căng thẳng trong quan hệ Mỹ Nga qua cuộc chiến Ucraina để có thời gian xây dựng bồi đắp các đảo biển đã chiếm được của Việt nam để biến chúng thành căn cứ quân sự, các công sự kiên cố, những pháo đâì để thôn tính từng bước các đảo biển của Việt nam và thống trị biển Đông, biến đường lưỡi bò không phải là ý tưởng mà biến nó trở thành hiện thực, đặt quốc tế và Việt nam vào một sự đã rồi. Có thể nói Trung quốc tranh thủ ngày đêm 24/24 giờ hút cát bồi đảo và tập trung các tầu lớn chuyển sắt thép, xi măng khi hút cát đến đâu đổ bê-tong kè đắp kiên cố đến đó. Chỉ tính trong 1 năm qua diện tích các đảo đã mở rộng 200 lần, có nhiều nơi có cả sân bay và hầm kiến cố bố trí luôn pháo chống tầu hạng nặng tầm xa, các hỏa lực hiện đại diệt tầu, thậm chí có tin họ đã bố trí cả hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung để ngăn tầu chiến Mỹ và Việt nam nếu một khi cần đến. Các ảnh chụp từ vệ tinh không phát hiện được bởi họ đặt chìm trong các tòa nhà bê tông và khi cần phát hỏa thì mái nhà tự động mở ra là họ có thể tấn công đối thủ ngay lập tức nhưng bình thường thì che mắt báo chí và các phương tiện ghi chụp của máy bay Mỹ hay các phương tiện trên không cũng như vệ tinh.
Mặt nữa, ngoài việc tăng cường đầu tư đóng tầu chiến lớn hiện đại, họ cho gọi lại các sỹ quan và lính hải quân đã về hưu có kinh nghiệm để trang bị xử dụng các tầu chiến này vì sự phát triển quá nhanh của các tầu thuyền mà không kịp đào tạo, để thu hút được lực lượng này họ trả lương bổng cho họ cao gấp 2 đến 3 lần lương chính nên dễ dàng lực lượng này tham gia vào chiến lược chiếm đảo biển của mình.
Bên cạnh đó, họ thực thi kế hoạch Mao Trạch Đông là chiến tranh toàn dân, họ bắt buộc các xưởng đóng tầu đánh cá tư nhân phải đống tầu có cả ụ pháo, biến tầu đánh cá thành tầu chiến đầu khi cần thiết. Tính từ năm 2012 đến nay, cả Trung quốc đã có 300.000 tầu có vũ trang kiểu này và khi cần chúng tập hợp lại thành các Hải đoàn dưới sự chỉ huy của các hạm đội và tầu chiến đấu mạnh của quân đội Trung quốc. Đây là sự nguy hiểm lớn nhất hiện nay.
Để tránh lộ ý đồ này, các tầu thuyền này tìm diệt, phá tầu đánh các của ngư dân Việt nam, tạo ra mối lo sợ cho các tầu thuyền đánh cá của ngư phủ Việt nam. Chỉ tính trong từ đầu năm nay đã có hơn 10 tầu thuyền của ngư phủ Việt nam bị họ bắt thu tầu, thu cá và phương tiện đánh bắt, còn ngư phủ bị đánh đập và đe dọa nguy hại đến tính mạng. Phản ứng về hành động này thì nhiều lần chỉ có hội đánh cá Việt nam đã lên án mà thôi, còn trên thực tế thì Bộ ngoại giao Việt nam phản đối rất ít ỏi và yếu ớt nên càng làm cho phía Trung quốc lộng hành mạnh hơn. Bởi vậy, trên diễn đàn Quốc hội Việt nam, nhiều đại biểu quốc hội Việt nam đã cóp phản ứng tích cực mạnh liệt chất vấn bộ ngoại giao và chính phủ Việt nam về vấn đề này.
Vấn đề hiện nay là Việt nam phải thành lập các hải đoàn ngư dân và cần có sự trang bị về vũ khí để bảo vệ chính mình, có tầu quân sự đi theo bảo vệ không để cho Trung quốc lộng hành muốn gì thì làm, đe dọa đến tính mạng của ngư dân Việt nam.
Trung quốc sợ điều gì?
Thực tế tình hình hiện nay Trung quốc không hề sợ Mỹ vì sức mạnh quân sự. Tại sao vậy? Vì họ biết Mỹ và phương Tây đang sa lầy vào ván đề Ucraina và Trung động. Lại nữa, vì tuy họ chưa sản xuất được tầu chiến và phương tiện chiến tranh hiện đại như Hoa kỳ nhưng vì có quá nhiều tiền, họ lợi dụng mâu thuận Nga Mỹ nên ve vãn tung tiền mua các máy bay, hỏa tiễn hiện đại nhất của Nga như máy bay Su 30 , Su 35 và thậm chí đang đặt mua cả Su 40 với giá cao của Nga. Họ cũng đặt mua các dàn hỏa tiễn tầm xa , tầm trung và tầm ngắn chống hạm của Nga để đối phó với Mỹ không khoan nhượng. Họ ngạo mạn nói rõ không ngán đối đầu với Mỹ một khi Hoa kỳ đưa máy bay tầu chiến vào gần các đảo mà họ đã chiếm của Việt nam và đã xây dựng thành pháo đài bất khả xâm phạm. Điều mà Trung quốc sợ lại chính là một khi Hoa kỳ và thế giới ra lệnh cấm vận kinh tế của họ. Vì họ biết rằng, kính tế Trung quốc dựa phần lớn vào xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Ngày nay họ đã trở thành công xưởng của thế giới này, nên một khi bị cấm vận là kinh tế Trung quốc sụp đổ và tan vỡ ngay. Chỉ tính riêng trog quan hệ buôn bán với Việt nam, Việt nam đã nhập siêu đến 24 tỷ đô-la so với hàng xuất khẩu của Việt nam vào Trung quốc rồi. Trung quốc cũng rất sợ Việt nam tầy chay hàng hóa của mình để dùng hàng trong nước và hàng hóa từ Ấn độ và các quốc gia khác để thay thế. Có thể nói các tỉnh tiếp giáp với Việt nam của Trung quốc đánh phát triển mạnh mẽ nhờ vào việc xuất khẩu ồ ạt vào Việt nam thống qua kênh chính thức và cả kênh lậu mà kênh lậu lại nhiều hơn kênh chính thức gấp nhiều lần. Kể cả chân gà, lòng thối, ra quả có tẩm hóa chất bảo quản, hàng may mặc kém phẩm chất, có độc hại v.v…tạp phế lù đều có thể bán vào Việt nam. Đổi lại việt nam lại là thị trường cung cấp gạo, thực phẩm và hoa quả ngon cho nước này thậm chí nhiều doanh nghiệp Trung quốc đã đến Việt nam mua tần gốc hàng hóa của các nhà sản xuất Việt nam. Họ còn phù phép dán mác Trung quốc để bán vào các nước.
Tình hình hiện nay là Việt nam như đang vẫn ngủ mê mệt chỉ mới thấy người dân và trí thức Việt nam tỉnh táo nhìn nhận thấy nguy cơ này mà thôi, còn nhà nước Việt nam thì vẫn như con kỳ nhông tiến lên một thì lại lùi mấy bước. Hễ dân nói đến thì câu cửa miệng vẫn là: đây là vấn đề “nhạy cảm” cần phải tránh né.
Hơn bao giờ hết biển Đông đang dậy sóng lớn và là thử thách lớn với đất nước này cũng như với cả khu vực Asian này. Hoa kỳ cũng đang thấy nguy cơ bị đánh mất ảnh hưởng và vai trò cường quốc của mình trước một cường quốc đanh vươn lên đánh mất vai trò thứ nhất của mình. Muốn chống lại một cường quốc bành trướng và ngạo mạn như thế, Việt nam và Mỹ cần phải tìm đến nhau, xóa bỏ đi mọi ngờ vực để trở thành bạn bè đối phó với tên phù thủy nguy hiểm này. Thời gian không chờ đợi ai, đừng để Trung quốc đặt ra việc đã rồi để Hoa kỳ và cả Việt nam và quốc tế đứng nhìn rồi chép miệng mà hối tiếc.
Ngày 23 tháng 6 năm 2015
Nguyễn Công Bằng.
Bản thăm dò của Pew Research Center dưới đây cũng hay hay.
http://www.pewglobal.org/2015/06/23/2-views-of-china-and-the-global-balance-of-power/
Ở Âu Châu, trung bình 50% tới 60% dân số các nước nghĩ rằng Trung Cộng đã hay sẽ là siêu cường quốc của thế giới (global superpower) thay thế Mỹ. Trong khi chỉ có 20% dân Nhật và 18% dân Việt Nam nghĩ như thế. Ở lứa tuổi 50 trở lên, chỉ có 11% người Việt nghĩ rằng Trung Cộng sẽ là siêu cường quốc thế giới. Té ra không có người già ở nước nào mà lại khinh bỉ Trung Cộng nhiều như ở VN hi hi hi. Tội nghiệp bác Hù đã uổng công rước cụ Mao và Trung Cuốc về lạy lục; ai dè mấy cụ ở tuổi lão tướng lại không nể nang gì Trung Cuốc của Bác.
Trong những quốc gia ghét Mỹ nhất, Trung Cuốc hạng 7, Nga ghét Mỹ thứ nhì.
Trong số 10 quốc gia thích nước Mỹ nhất, Việt Nam hạng 10. 65% người VN thích nước Mỹ. Hơi lạ. Phần trăm người Việt thích nước Mỹ nhiều hơn người Canada, Anh, hay Úc thích nước Mỹ
http://www.businessinsider.com/the-countries-that-love-and-hate-america-the-most-2015-6
(10 nước thích Mỹ nhất (đa số là các nước Phi Châu nghèo), theo thứ tự, là Philippines, Ghana, Ethiopia, Kenya, Burkina Faso, Senegal, Nam Hàn, Italy, Tanzania, và Việt Nam).
Một lần trong buổi gặp gỡ tổng thống Bush về vấn đề viện trợ cho nước nghèo, ca sĩ Bono của ban nhạc rock đệ nhất thế giới là U2 của Ái Nhĩ Lan đã nói rằng trong mấy năm qua, Mỹ đã xóa nợ khoảng 20 tỷ đô la cho nhiều quốc gia Phi Châu mà không khoe khoang chuyện này nên Bono thay mặt dân nghèo Phi Châu cám ơn nước Mỹ.
Tới đời Clinton, Bono còn thân thiết với Clinton hơn nữa, dẫn tới việc Clinton đã đề nghị và quốc hội Mỹ chấp thuận chương trình xóa nợ nước nghèo ở tầm vóc lớn hơn nữa (nhưng chưa tới mức $370 tỉ các nước nghèo đang nợ Mỹ). Kụ Cường vẫn khăng khăng là Mỹ chỉ biết … realpolitik?