WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tan tác một đoá sen

pobrane

Việc nhà cầm quyền cộng sản cưỡng chế chùa Liên Trì hôm 8/9/ 2016 để lấy đất dành cho dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm không thể biện minh bằng bất kỳ lý do nào, dù đó là quy hoạch tổng thể gì gì đi chăng nữa. Vì con người, cho đến thời điểm này, cho dù đang sống trong xã hội cộng sản, một xã hội chủ trương xoá sạch mọi dấu vết của tôn giáo, sau khi đã cố bôi nhọ, vu khống đủ mọi điều xấu xa, cố tình ra tay triệt hạ mọi vết tích và ảnh hưởng của tôn giáo, phải thừa nhận rằng, tôn giáo là một điều tất yếu cho đời sống. Vì vậy mới có chùa Bái Đính và hàng ngàn ngôi chùa “quốc doanh” khác “mọc um tùm” lên trên toàn cõi Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu tâm linh “có thật” cho con người; đó là chưa nói đến việc tôn giáo, xét như một yếu tố quan trọng góp phần quản lý xã hội và hướng dẫn đời sống đạo đức cho con người.

Vậy tôn giáo xét như là “một yếu tố hay một công cụ” quan trọng góp phần quản lý xã hội? Đấy là câu hỏi muôn thuở đặt ra cho các thể chế, cho các nhà cầm quyền, và tuỳ theo ý thức, nhận định, sự đánh giá và chủ trương của họ, mà trong dòng lịch sử đã có khuynh hướng nương nhờ tôn giáo hoặc sử dụng tôn giáo trong việc cai trị và điều hành quốc gia. Và tất nhiên việc đó luôn để lại những hậu quả xấu hay tốt, thuận lợi hoặc vô cùng tai hại.

Đã qua chưa cái thời cuồng tín và cực đoan, đối kháng và triệt tiêu giữa các tôn giáo, giữa tôn giáo và không tôn giáo và giữa những người không tôn giáo với nhau?

Ai trả lời được câu hỏi này là kẻ nói khoác và mị dân; ai cố chứng tỏ cho thấy mình có quyền lực lớn như tôn giáo, chỉ là kẻ hoang tưởng; ai chứng minh được quyền hành mình bao trùm lên cả tôn giáo, chi phối hoặc có thể bóp chết một tôn giáo, thậm chí có thể khai sinh một tôn giáo mới và khác, đó chỉ có thể là cộng sản!

Vậy tôn giáo, xét như là một yếu tố hay một công cụ, hoặc “không là gì cả”, tuỳ thuộc vào người nghiêm túc đặt ra cho mình điểm khởi phát, hành trình và điểm kết thúc cho hành trình làm người của mình, cho vị trí của mình trong xã hội, gia đình và có thể nói, cho cả “hậu vận” của mình.

Nhìn vào trong đời sống xã hội, nếu có người bảo, không tôn giáo tôi vẫn sống tốt, xin hãy chứng minh bằng hành động, những hành động “tốt” hơn tôn giáo!, nếu bảo tôn giáo xấu, cứ để nó chết dần trong sự “ô nhục” của nó, còn nếu ép nó chết trong những hành vi đồi bại của mình, bằng cách dựng lên những tôn giáo “giả”, thì càng minh chứng rằng nó, tôn giáo, thứ tôn giáo phát xuất từ những khát khao, đáp ứng cho những ước mơ chân chính cho cuộc sống của con người, là thật, không thể thiếu cho đời sống con người và nó sẽ bất diệt.

Chỉ vì có những kẻ coi tôn giáo là thuốc phiện, nên họ mới say sưa trong cơn chếch choáng của những hành vi phi đạo đức; chỉ vì có những kẻ coi tôn giáo như thứ “rác rưởi” của cuộc sống, nên đời sống họ, chẳng cẩn bươi, đã bốc mùi tởm lợm của mọi thứ rác rưởi hoà quyện vào; chỉ vì có những kẻ đang tâm triệt tiêu tôn giáo, mà lòng dạ “nửa người, nửa thú” của họ mới phơi bày.

Nếu những người theo thứ tôn giáo giả tạo, thứ tôn giáo ấy huỷ hoại chính đời sống họ; nếu có người theo thứ tôn giáo cực đoan, bất dung thứ, tôn giáo ấy huỷ hoại cộng đồng họ; nhưng nếu có tổ chức, đảng phái, chính thể theo thứ tôn giáo “nửa ma nửa quỷ”, sẽ làm tốn hại đến cả dân tộc. Và điều ấy đang xảy ra cho dân Việt đáng thương này, từ chủ trương, chính sách của đảng cộng sản.

Vậy tôn giáo thuộc về ai? Về số đông hay sức mạnh? về những giá trị thật giả lẫn lộn?

Sự phát sinh, phát triển và tồn tại của tôn giáo được lượng giá bằng lịch sử khách quan. Những gì không thích hợp sẽ tự động đào thải, ngược lại, những gì là chân lý, thì dù có làm mọi cách như phá hoại, huỷ hoại, làm cho biến chất và biến tướng cũng không thể “chạm” đến. Việc cưỡng chế chùa Liên Trì một cách bất minh, vi hiến, ngược với lòng người bằng sức mạnh bạo lực cho thấy sự ấu trĩ trong nhận thức, kém cỏi trong quan điểm và sai trái trong lập trường của nhà nước cộng sản. Và dù chùa Liên trì có như một đoá sen tan tác bởi bạo quyền áp bức, thì không vì thế mà nó không phải là “sen”, nhưng càng lộ rõ phẩm chất “sen” trong “bùn, chứ không như thứ “bùn” tranh đòi làm “sen”!

Hãy cứ để cho mỗi người cảm nhận được chân lý, phát triển nhận thức cách tự nhiên và trải nghiệm bằng chính cuộc sống mình. Vì chân lý không thuộc về bạo lực; sự thật không thể bưng bít, xuyên tạc hay định hướng, và cái đúng sai là do lương tâm phê phán.

Việc cưỡng chế chùa Liên Trì của nhà nước cộng sản không chắc là đầu mối cho bạo động xã hội, dù đó có thể là nguyên nhân chính đáng và biện minh cho những phản kháng xã hội, dù đó đang là mối đe doạ cho nhà cầm quyền vốn đầy lo sợ ngay cả với những “đồng chí” của mình, và bất an, dù đang cầm quyền sinh sát trong tay. Nhưng đó là tiếng nói công khai, rõ ràng về việc tự tố cáo về tính phi nhân, phi luật pháp, phi đạo đức và phi tôn giáo của mình.

Nếu một chính thể thể hiện mình bằng nhiều thứ “phi” như thế, thử hỏi, đó là chính thể gì? Phải chăng đó là một thứ quái thai, lột xác thành một loài quái vật đang hành xử một cách quái đản đến thế?

Jos. Ngô Văn Kha (Dòng Chúa Cứu Thế)

6 Phản hồi cho “Tan tác một đoá sen”

  1. Minh Đức says:

    Các tu sĩ ở chùa Liên Trì không chịu gia nhập Phật Giáo quốc doanh. Nhìn theo khía cạnh văn hóa thì việc còn những tu sĩ Phật giáo không chịu gia nhập giáo hội Phật Giáo của đảng CS mà tiếp tục tu như đã tu như thời trước 75 thì các tu sĩ này là dấu hiệu của văn hóa thời Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại sau khi CS chiếm miền Nam hơn 40 năm.

    CSVN có thể phá các tổ chức Phật Giáo mà đảng CS không nắm được, có thể tạo ra loại Phật giáo “nửa ma nửa quỷ”, nhưng không có nghĩa là Phật Giáo sẽ bị tiêu diệt. Khi nào còn một cuốn sách về Phật Giáo thì còn có người sẽ đọc và người đó tự suy nghĩ để thấy những điều mà Phật nói có đúng hay không, có giải tỏa được những thắc mắc mà họ có hay không thì sẽ còn có người theo Phật Giáo.

  2. Tran Vinh says:

    Tội ác của đại Việt gia Hồ chí Minh: Huỷ diệt tôn giáo để thay bằng chủ nghĩa ngoại bang Cộng sản :

    ( Sau “cách mạng” tháng tám ) ( Trích ) Chuyện Làng Ngày Ấy – Nhà xuất bản Lao Động- Tác giả Võ Văn Trực: “ Thêm được ngày hội Tết độc lập, nhiều ngày hội cổ truyền khác bị phế bỏ: rằm tháng giêng, thanh minh, tết Đoan ngọ, rằm tháng bẩy…Người ta cho đó là cổ hủ, là mê tín dị đoan .Thế là cả làng làm cách mạng triệt để, thay cũ đổi mới hoàn toàn. Gặp nhau ngoài đường, giơ nắm tay phải lên ngang tai “chào đồng chí”. Nhất là trong các cuộc hội nghị, mẹ gọi con bằng “đồng chí”, con gọi bố bằng “đồng chí”, anh gọi em bằng “đồng chí…
    ………

    “Sau tết Độc lập đầu tiên, đến tết Nguyên Đán, không thấy ông tôi cuộn hương trầm công phu như trước, chỉ mua hương ở chợ. Chiều 29 tết, ông mở hòm gỗ trắc, lau bụi đôi hạc đồng, xếp lại câu đối, rồi khoá hòm. Tôi ngỡ ngàng hỏi: “Sao ông không đem ra cúng tết?”. Ông trả lời giọng ngậm ngùi: “Bây giờ là cách mạng, khác rồi cháu ạ…”. Vĩnh viễn các đồ tế khí linh thiêng ấy nằm trong hòm khoá kín như tấm lòng ông tôi khoá lại niềm tôn kính thờ phụng tiền nhân” .
    ……..
    ”Riêng nhà tôi, cha đã sửa soạn bàn thờ từ chiều hôm trước. Để bà con láng giềng không biết, mãi đến tối mịt cha mới đem trưng tất cả các đồ tế khí khi mà trước đây chỉ ngày tết mới trưng ra: đũa sơn, bát trái hồng, đĩa cây trúc, đĩa con phượng, đôi hạc đồng ngậm hoa sen, mâm đồng… Tôi xúng xắng bên cạnh cha, cũng soạn cái này sửa cái kia để làm vừa lòng cha. Tẩn mẩn tôi hỏi: “Đến mai là tết à, cha?”. Cha lặng lẽ trả lời: “Ông bà tổ tiên chỉ được hưởng những thứ này lần cuối cùng thôi con ạ. Sớm mai ông bà đi tập trung rồi, có về nhà mình nữa đâu” .
    ……..

    “Sau cuộc rước tổ tiên tập trung về một nơi, tất cả các nhà thờ họ trong làng đều bị phá. Có nhà thờ biến thành địa điểm hội họp. Có nhà thờ biến thành kho phân. Tất cả thánh, thần, phật ở rải rác cá thể trong thôn xã đều phải về tập trung tại đền Hàng Khoán, dưới chân núi Hai Vai.”
    …….
    Tập trung xong thần thánh, làng tập trung mồ mả. ”… người ta lại đùng đùng phát động thanh niên mở chiến dịch đào mồ đào mả” . “Đủ mọi dạng mọi kiểu đất táng: tiểu sành, tiểu gỗ, nồi đất, chiếu… Mỗi nắm xương khô là một cuộc đời riêng, một thế giới riêng được giấu kín trong lòng đất, phức tạp và huyền bí . Những cuộc đời riêng là vậy, những nỗi niềm riêng là vậy! Thế mà đến sáng mai này tất cả mọi bộ hài cốt được trộn vào trong một khối cộng đồng bao bọc bởi tấm ni lông! hàng chục cái sọ dừa, hàng chục cái xương tay xương chân, hàng chục bộ răng đổ ào vào một đống”.

  3. Dao Cong Khai says:

    Người ta có ai cũng có những tâm tình riêng, nhưng có 2 thứ duy tâm mang tính chat vừa riêng tư vừa tập thể ; đó là tin vào tổ quốc và niềm tin tôn giáo. Những niềm tin đó rất minh bạch trong tâm khảm thanh niên VN trước năm 1975 và dưới chế độ VNCH. Đối với dân mien Bắc thì có lẽ niềm tin tôn giáo lúc đó đã bị đẩy vào phía sau tâm hồn con người; người ta hoàn toàn không dám phô bày chút gì lien quan tới tôn giáo ra trước công cộng.

    Cái cảnh đó bắt đầu xuất hiện ở miền Nam sau 75, tới lúc đó chế độ cách mạng dùng mọi cách để tẩy xóa niềm tin tôn giáo trong từng người VN để họ dành hết tâm hồn cho tình yêu “đất nước” mà cụ thể hơn là lòng yêu Bác, yêu đảng. Nỗ lực đó tôi thấy đã tạo ra 2 hệ quả trái ngược nhau trong quần chúng VN. Hệ quả 1 là có nhiều người bỏ đạo để theo đảng, chùa chiền từ từ vắng người và có nhiều đền chùa bị nhà nước trưng dụng để VC hội họp, học tập. Nhà thờ thì cũng bị VC lấn đất, cô lập, những cơ sở công giáo và trường học công giáo đều bị tịch thu để làm trường đảng, trường đoàn, trường công lập…

    Nếu là người công giáo thì sẽ không tiến than được dưới chế độ VC, nhiều ngành và trường học trong chế độ VC không nhận người công giáo vào. Cho nên có những người công giáo đã bỏ đạo, phật giáo thì cũng không đi chùa nữa để tỏ long tin yêu với Bác và đảng. Nhưng có một hệ quả thứ 2 phát sinh do chế độ CS sau 75 là vì nhiều người ở thành thị bị đuổi nhà, cướp nhà phải đi kinh tế mới và các mien quê, rung núi khăp nơi trong mien Nam; từ đó phat sinh nhiều thôn xã mới; và vì những thôn xã đó phần đông là những người bị chế độ VC đẩy họ ra đi và họ phải đến đó; nên dĩ nhiên là cái duy tâm vào tổ quốc hay Bác và Đảng chỉ là sô âm(-) để nhường chỗ cho cái duy tâm tôn giáo vào thay thế. Chính sau giải phóng, có them vô số nhà thờ công giáo mọc lên ở khắp miền quê, đặc biệt là những vùng đất mới mà CS không thể nào cản trở nổi.

    Sau khi có những người bỏ đạo theo đảng thì cuộc song và xã hội đã tạo nên một con số nhiều hơn những người bỏ đảng để theo đạo. Và cho đến nay thì đảng viên VC không còn là cái mốc muốn nhắm tới của nhiều người ở VN nữa. Thời thế, thế thời thời phải thế. Xã hội nó đã tạo nên như vậy và VC là kẻ hiểu rõ tôn giáo là kẻ thù của họ nên họ đã tận diet tôn giáo ngay từ đầu. Họ biết rang nếu 1 người có niềm tin tôn giáo càng nhiều thì niềm tin vào đảng CS của họ càng ít, nhưng họ không thể kiểm soát được niềm tin của ngưòi dân.

    Và sau cùng thì VC họ đã phải giả vờ thỏa hiệp với tôn giáo để diet tôn giáo, và cụ thể hơn họ thỏa hiệp với tôn giáo để dễ dàng nhuộm đỏ tôn giáo, cộng sản hóa, duy vật hóa các tôn giáo , biến chúng thành công cụ phục vụ cho đảng, bảo vệ đảng và mang nguồn lợi đến cho đảng. Chiến lược mới này họ đã và đang thành công chút xíu vì họ có thể gây phân hóa ngay trong nội bộ giáo hội cộng giáo VN. Còn phật giáo trong nước thì hầu như đã bị tê liệt bởi chế độ CS.

  4. nguyen ha says:

    nhà thờ chính thống giáo của Nga tọa lạc ở Quảng trường Đỏ bị đập phá toàn bộ sau khi Lenine nắm quyền,lật đổ Nga Hoàng. Mảnh đất đó xây Cung -Sô-Viết.! Thế nhưng biết bao lần xây, nhưng không thành,vì xẩy ra nhiều sự cố Kỷ thuật ,thậm chí sụp đổ và qua nhiều đợt điều chỉnh ,sửa đổi thiết kế,,, cho đến khi Cộng Đảng Nga sụp đổ, vẩn chưa hoàn thành. Khi Boris Yelsin lên làm TT ,trao trả mảnh đất củ cho Giáo Hội chính Thống và Giáo hội đả xây lại Nhà thờ going như xưa .Tin hay không tin là quyền của mọi người . Nhưng ở đây có “cái gì”,mà Quyền Lực chưa Thắng được Tâm Linh !.Liệu mai đây bà con có dám bỏ tiền ra để mua nhà ngay trên đất của Chùa không ??

    • Hồng Gấm says:

      Cứ bán rẻ một tí thôi, người ta sẽ giành nhau mua và tôi sẽ là người đầu tiên đăng ký. Đất nghĩa địa cải mả người ta còn xây nhà ở khắp SG có ai sợ gì đâu. Nghĩa địa Tây ở Ngã Tư Bảy Hiền, nghĩa địa Tàu ở Phú Thọ Hòa, Thủ Đức, và nghĩa địa Đô thành, Mạc Đĩnh Chi, Gò Vấp, hàng tram hang ngàn nghĩa địa ở SG và ngoại ô bây giờ người ta xây nhà ở trên đó cả rồi, có ai sợ đâu? Đất chùa thì nhằm nhò gì, mà đất chùa ở Thủ Thiêm thì không có giá rẻ đâu.

  5. nguyễn duy ân says:

    phật dáo trong rọ Đảng thì được xây chùa to, đúc tượng lớn có cả tượng Bò Tót hồ chóe minh. Ai không chịu vào rọ Đảng thì bị lùa vô nhà thuơng trước khi phá chùa, để đem sư quốc danh đến tụng niệm :”khai thị phá chùa”!!! Năm 1963, chỉ có chuyện treo cờ treo quạt mà thầy bà cả Miền Nam làm rùm beng. Nay Việt cộng phá chùa thì phật dáo cả nước đồng lõa, nín khe!

Phản hồi