WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đồng Nhân Dân Tệ sẽ phá giá

pobrane (1)

Nhìn vào ðường biểu diễn ðồng Nhân dân tệ, ðồng bạc Trung cộng so với Ðô la trên thị trường tiền tệ, ngưới ta thấy vào ngày 16/4/2012, ðồng nhân dân tệ mất giá 1% so với Ðô la, ngày 15/3/2014, mất gần 2%, ngày 11/8/2015 mất 2%, ngày 29/1/2016 mất gần 10%, mặc dầu trước ðó mấy tháng, ngày 30/11/2015, Quĩ Tiền tệ quốc tế (FMI), ðã tuyên bố chính thức chấp nhận Ðồng tiền Trung cộng vào Giỏ những ðồng tiền ðược dùng trong việc trao ðổi thương mại quốc tế.

Trước sự kiện đó, có người tiên đoán rằng Đồng Nhân dân tệ nhất định phải phá giá, không những đồng tiền, mà còn cả nền kinh tế và ngay cả chế độ.

Đó là Trường phái Bi quan.

Trường phái Bi quan có ông Georges Sorros, nhà tài phiệt, chuyên gia về thị trường chứng khoán. Có người ðã cho rằng ông là tác nhân chính của khủng hoảng kinh tế châu Á vào nãm 1997  ; bắt ðầu bằng sự biến ðộng thị trường chứng khoán ở Thái lan, rồi lây lan sang Mã lai, Nhật bản v.v…, mà hậu quả còn dây dưa cho tới ngày hôm nay. Như kinh tế Nhật cho ðến ngày hôm nay vẫn còn gượng dậy một cách khó khãn.

Tất nhiên trong trường phái này cũng còn nhiều nhà bình luận, kinh tế gia và tài chính khác, ngay cả người Trung cộng, như giáo sư Trương duy Nghênh, của 1 trường ðại học nổi tiếng tại Bắc kinh. Tại Diễn ðàn Kinh tế thế giới Davos, ở Thụy sỹ, ông có ðưa ra một bài tham luận về kinh tế Trung cộng vào nãm 2011.

Theo ông thì: Nền kinh tế Trung cộng ðang chao ðảo. Mô hình kinh tế cũ, hàng thập kỹ trước ðây, dựa trên xuất khẩu hàng hóa rẻ và bắt chước, ðược ðiều khiển bởi những doanh nghiệp nhà nước, mô hình này ðã lỗi thời. Nhưng các ông chủ doanh nghiệp nhà nước này vẫn bình chân như vại. Cũng có những doanh nghiệp nhận thấy rằng họ cần phải cải tổ và sáng tạo ðể bắt kịp ðà tiến triển của thị trường thế giới, nhưng họ chỉ là những hạt cát trong sa mạc quan lại, phẩm trật, tham nhũng và hối lộ.

Mặc dầu cũng có một đề xuất của Trung Ương Đảng và Quốc vụ viện, yêu cầu thay đổi cách sinh hoạt của những doanh nghiệp nhà nước. Nhưng cũng chỉ trên giấy tờ. Thực tế ít được áp dụng.

Theo ông, sự tách rời chính quyền khỏi những doanh nghiệp nhà nước rất khó khăn vì những lý do sau đây :

1) Sự chi phối của chính quyền quá nặng nề vào nền kinh tế: Bề ngoài là kinh tế tư doanh, nhưng bên trong vẫn là kinh tế quốc doanh, ngay một quyết định nhỏ của một hãng bậc trung cũng phải đợi chỉ thị của Trung Ương.

2) Thiếu ðộng lực: Tại những doanh nghiệp nhà nước, không ai có thẩm quyền, phần lớn là thư lại, ðợi lệnh từ cấp trên, không dám tự lấy quyết ðịnh, thiếu sáng kiến. Không có sự thúc ép từ trên xuống dưới, làm việc cho có lệ, ðưa ðến tình trạng «  Cha chung không ai khóc, ruộng chung không ai cày, nhà chung không người chãm sóc «  .

3) Quản lý thiển cận: Phần lớn giới lãnh ðạo doanh nghiệp nhà nước có một cái nhìn rất thiển cận, thư lại, tinh thần ỷ lại, chờ lệnh, vì họ là những người ðược bổ nhiệm, không dựa trên tài cán kinh tế, kinh doanh, óc sáng tạo trong ngành này, mà dựa trên tiêu chuẩn chính trị, vâng lời.

4) Chi tiêu ngân sách tùy tiện, pha phí quá độ, cái đáng tiêu thì không tiêu, cái không đáng tiêu thì tiêu. Tiền phần lớn tiêu vào lương bổng, chạy chọt cấp trên, tham nhũng, chứ không tiêu vào nghiên cứu, phát minh, nên không theo kịp nền kinh tế hiện đại.

5) Lạm phát lương và lạm phát nhân công: Tiêu chuẩn một hãng xưởng lớn mạnh bị ðánh giá sai, là dựa trên tiêu chuẩn nhiều nhân công, nhân công ðược trả lương cao, chứ không phải là hãng xưởng ðó làm ra những sản phẩm xuất sắc, giá trị trên thị trường, có nhiều phát minh sáng kiến về khoa học và về quản trị hãng xưởng.

Ngoài ra, nãm 2015 vừa qua, những người bi quan còn nêu ra vụ tháo chạy người và tiền bạc ra ngoại quốc và mấy lần thị trường chứng khoán bị tụt dốc. Theo nhiều cuộc thãm dò thì ðến 75% dân giầu có mà phần ðông là quan chức ðều muốn ra ngoại quốc sống, ðến 85% là muốn gửi con và người nhà ra ngoại quốc , rồi có dịp sẽ theo sau. Số tiền dân Trung cộng gửi ra ngoại quốc vào cùng nãm lên ðến 1 ngàn tỷ $. Mấy vụ thị trường chứng khoán tụt dốc như vào tháng 8 tháng 9 nãm 2015, làm cho Trung cộng mất vào khoảng 3600 tỷ $, tương ðương với tổng sản lượng của nước Ðức, cường quốc thứ 4 trên thế giới. Vào tháng Giêng nãm 2016, thị trường chứng khoán Trung cộng mở 2 ngày, ngày thứ hai mồng 4 và ngày thứ nãm mồng 7, mỗi ngày không ðầy 30 phút, rồi phải tự ðộng ðóng cửa, vì chỉ số giao dịch trên thị trường bị tụt giá trên 7%. Theo nhiều cơ quan nghiên cứu, thì 2 lần tụt giá ðầu nãm TC mất tới 2000 tỷ $, mỗi lần 1000 tỷ $.

Riêng vụ mất giá thị trường chứng khoán vào tháng 8 nãm 2015 liên quan ðến gần 200 triệu người Tàu, mà phần lớn là giai tầng trung lưu.

Sự kiện này làm người ta nhớ ðến một giai thoại về tướng Tưởng giới Thạnh. Vào nãm 1923, Tôn dật Tiên có ký Hiệp ước thân thiện với Lénine. Sau ðó ông gửi Tưởng giới Thạch, tay em của ông, sang Liên sô học. Nhưng ông này chỉ ở ðó một tháng rồi về. Người ta hỏi ông: Tại sao Tướng quân không ở bên ðó ðể học. Ông trả lời: Tôi không có gì ðể học. Sau ông nói tiếp: Một con người không có xương sống thì suốt ðời chỉ nằm và bò, không bao giờ ðứng lên ðược. Xương sống của một xã hội là giai tầng trung lưu. Cộng sản chủ trương tiêu diệt giai tầng này, nên tôi không có gì ðể học.

Hai trãm triệu người Trung cộng, phần lớn là trung lưu, vì thị trường chứng khoán mà trắng tay, mất hết tin tưởng vào kinh tế Trung cộng, nay tìm cách khôi phục lòng tin của họ thật quả là khó. Ðấy là chưa nói có thể ðây là mầm mống cuộc nội loạn hay cách mạng tương lai.

Từ những cái nhìn đó, những người bi quan cho rằng, sớm muộn Trung cộng lại phải phá giá chính thức đồng Nhân dân tệ. Và hơn thế nữa nền kinh tế và ngay cả nền chính trị, dựng lên bởi Đặng tiểu Bình, nay đã trở lên lỗi thời. Cần phải cải tổ, sửa đổi.

Sửa đổi có thành công hay không ? Đây là một câu hỏi lớn.

Một nhà tư tưởng chính trị lớn người Pháp, ông Tocqueville ( 1805 – 1859) trong quyển l’Ancien Régime et la Révolution ( Chế ðộ cũ và Cách mạng ) ðược xuất bản nãm 1856, có viết: «  Giai ðoạn nguy hiểm nhất cho một chế ðộ, ðó là lúc nó bắt ðầu cải tổ  ». Ông muốn nói ðến chế ðộ của vua Louis 16 và cuộc cách mang Pháp 1789.

Chính giới Trung cộng cũng ðã ý thức ðiều này, nhất là s ư ự s ụ p ð ô ổ c ủ a chế ðộ Liên sô qua cuộc cải tổ của Gorbatchev vẫn là cái gương trước mắt, nên Ban Tư tưởng và Ý thức hệ của Trung ương ðã bắt cán bộ ðọc quyển sách này.

Học nhưng ý thức ðược là một chuyện, tránh ðược lại là một chuyện khác.

Ngược lại cũng có Trường phái Lạc quan, cho rằng Đồng Nhân dân tệ không phải bị phá giá chính thức, mặc dầu có sự dao động trên thị trường. Và xa hơn nữa, kinh tế Trung cộng sẽ từ từ phục hồi, chế độ sẽ bền vững.

Chúng ta sẽ cùng nhau xem xét vấn đề, không những về Đồng Nhân dân tệ, mà cả nền kinh tế và tương lai chế độ Trung cộng.
Thực ra, nói về sự phá giá ðồng bạc, thì ít nhất có 2 cách phá giá, phá giá chính thức và phá giá không chính thức, và phá giá có nghĩa là so với một cái gì, so với vàng hay so với một ðồng bạc nào khác. Ngày hôm nay người ta thường so với Ðô la Hoa kỳ. Như vào giữa nãm 2015, chính quyền Trung cộng ðã chính thức phá giá ðồng bạc của mình 2 lần, lên tới 4,5% so với Ðô la. Tuy nhiên có sự phá giá bán chính thức trên thị trường tiền tệ, chính phủ tìm cách bán Nhân dân tệ ra, và thu Ðô la vào. Nếu chúng ta lấy thí dụ một thị trường nào ðó, Tổng số tiền Nhân dân tệ là Tn chia cho Tổng số tiến Ðô là là Td, thì chúng ta sẽ có giá trị Ðồng Nhân dân tệ so với Ðô la:

Tn/Td = giá trị Nhân dân tệ so với Đô la.

Nay một người nào ðó hay chính chính phủ Trung cộng tìm cách thẩy Nhân dân tệ ra thị trường và mua Ðô la vào, thì tất nhiên Tổng số Nhân dân tệ sẽ tãng, Tổng số Ðô là sẽ giảm, làm cho Nhân dân tệ mất giá và Ðô la lên giá.

Hay ngược lại ðể làm tãng giá ðồng Nhân dân tệ.

Ðây là chính sách tiền tệ mà Chính quyền Trung cộng ðã thi hành từ ngày mở cửa thị trường vào nãm 1978 cho tới những nãm gần ðây.

Nhưng tại sao vào ngày 28/01/2016 vừa qua, khi trên thị trường tiền tệ, Ðồng Nhân dân tệ bị xuống giá, thì chính Thủ tướng Trung cộng, Lý khắc Cường lại ðiện thoại cho bà Christine de Lagarde, Giám ðốc Quĩ tiền tệ thế giới (FMI), xác ðịnh rằng Trung cộng không có ý ðịnh phá giá Ðồng Nhân dân tệ, dù là bán chính thức hay chính thức.

Câu hỏi ðến với chúng ta là tại sao? Vì như vừa nói, từ xưa ðến giờ, Trung cộng luôn tìm cách phá giá bán chính thức ðồng bạc của mình so với Ðô la nhằm mục ðích khuyến khích xuất cảng, giúp ðỡ những nhà xuất cảng, vì sự buôn bán hiện nay phần lớn là bằng Ðô la. Nay Ðô la lên giá, thì sự trao ðổi có lợi hơn cho những nhà xuất cảng Trung cộng.

Ðể trả lời câu hỏi trên, có một số nguyên do:

Vì ðồng Nhân dân tệ mới ðược chấp nhận ngày 30/11/2015, vào giỏ những ðồng bạc ðể trao ðổi trên thị trường. Trung cộng mới ãn mừng, không muốn mất uy tín.

Dù sao hiện nay cũng có một số nước chung quanh buôn bán với Trung cộng, như Nhật bản, Nam Hàn, Ðài loan, Việt Nam, Úc v.v…, và có dự trữ một số ðồng Nhân dân tệ; Trung cộng muốn giữ chữ tín ðể tiếp tục buôn bán trong tương lai.

Trung cộng sắp tổ chức Hội nghị Thượng ðỉnh G20 vào tháng 9 sắp tới, Trung cộng không muốn bị chỉ mặt là cường quốc phá vỡ sự ổn ðịnh tiền tệ thế giới, tìm cách cạnh tranh bất chính, qua chính sách tiền tệ, như Trung cộng ðã làm từ trước.

Mặc dầu xa cách, nhưng kinh tế Trung cộng cũng rất bị ảnh hưởng bởi kinh tế Hoa ký, và hiện nay là mùa tranh cử tổng thống, Trung cộng không muốn các ứng cử viên dùng Trung cộng, tố cáo như một nguyên do ðưa ðến sự bất ổn kinh tế thế giới và những khó khãn của kinh tế Hoa kỳ.

Cũng từ ðó mà có Trường phái Lạc quan cho rằng mặc dù dao ðộng, nhưng ðồng Nhân dân tệ sẽ ổn ðịnh, như nền kinh tế Trung cộng và ngay cả hệ thống chính trị Trung cộng.

Những người theo Trường Phái lạc quan này phải kể ðầu tiên là Tập cận Bình, sau ðó là Lý khắc Cường và người tin cẩn của họ Tập, lo về kinh tế, ðó là Lưu Hạc ( Liu He ), nãm nay 63 tuổi, có học ở Hoa kỳ, ðứng ðầu Tổ kinh tế Trung Ương Ðảng. Tất nhiên ngoài những người ðó ra, còn thêm một số nhà kinh tế, bình luận gia thế giới.

Nhưng một câu hỏi nữa lại đến với chúng ta là liệu chính quyền Trung cộng có đủ phương tiện để làm việc này hay không.
Cũng theo Trường phái Lạc quan thì là có. Họ nêu ra một số lý do sau ðây:

Kinh tế Trung cộng, mới bắt ðầu phát triển mấy chục nãm, mà nay ðã leo lên hàng kinh tế thứ nhì trên thế giới, nếu tính theo Tổng sản lượng ( 10  000 tỷ $ ), chỉ sau Hoa kỳ ( 17  000 tỷ $), ðã tãng trưởng một thời gian dài với 2 con số, nay chậm lại, với 1 con số, như nãm 2015 là vào khoảng 6,8 %. Ðây là một hiện tượng bình thường. Không có chi ðáng hốt hoảng, lo ngại.
Số dự trữ ngoại tệ, với con số khổng lồ trước ðây là vào khoảng 4  850 tỷ $, cho tới cuối nãm 2015 ðã mất ði vào khoảng hơn 1  500 tỷ, còn lại 3  300 tỷ $. Con số này cũng còn lớn ðể giúp chính phủ tung ra thị trường ðể cứu ðồng Nhân dân tệ.

Mặc dầu phát triển chậm lại, nhưng cán cân ngoại thương vẫn thặng dư, năm 2  015 vừa qua là thặng dư 3,2%, tức 320 tỷ $, trung bình mỗi ngày gần 1 tỷ. Với con số này Trung cộng cũng đã có thể xoay sở trên thị trường.

Mặc dù chính quyền Trung cộng áp dụng mọi biện pháp ðể ổn ðịnh ðồng nhân dân tệ, với tất cả nỗ lực ðể cứu nền kinh tế ðang xuống dốc, nhưng có vẻ sự khó khãn càng ngày càng nhiều hơn dự ðoán và khả nãng của họ. Theo dự tính thì chính quyền sẽ chi ra khoảng 300 T ỉ $ cho nãm 2016 ðể ngãn ðồng nhân dân tệ không bị phá giá. Nhưng chỉ trong tháng 01/2016 Trung cộng ðã 3 lần bơm tiền vào thị trường tổng cộng gần 180 tỉ ( ngày 20.01 là 60 tỉ $, ngày 26.01 là 67 tỉ $ và ngày 28.01 l à 52 t ỉ ). Song song nhiều hãng xưởng ngoại quốc cũng ðã quay lưng lại với Trung c ộng, theo thống kê thì trong nãm rồi số tiền ðầu tư rút khỏi Trung cộng ðã lên ðến cả 1 ngàn tỉ; mới ðây 2000 công ty Ðài loan cũng ðã rút khỏi ðất nước này. Ðó là chưa kể các thành phần có tiền cũng tìm ðủ mọi cách chuyển tiền ra nước ngoài. Ngay cả tỉ phú giầu nhất châu Á, ông Lý Gia Thành ðã rút vốn khỏi Trung cộng từ nãm 2011.

Từ những sự kiện trên, người ta cũng có thể nói trường phái bi quan có lý hơn, tương lai nước Trung cộng không mấy sáng sủa như trước đây, nếu không muốn nói là đen tối.

Paris ngày 06/02/2016

Chu Chỉ Nam và Vũ vãn Lâm

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Đồng Nhân Dân Tệ sẽ phá giá”

  1. Hùng says:

    Không cần phải dài dòng lôi thôi gì cả, bản chất của Cộng Sản là láo lừa thì đương nhiên tiền tệ do Cộng láo in ra sẽ phải bị mất giá, bất ổn rồi trở thành vô giá trị!

  2. Nguyễn Thi says:

    Bè lũ đế quốc Tàu cộng chúng nó ăn cắp, ăn cướp không từ một thứ gì cả, từ Hoàng sa, Trường sa, biển Đông, các sản phẩm trí tuệ, ngay cả….bắp ngô :

    Tàu cộng ăn trộm bắp ở Iowa
    28/01/2016
    Một người Trung Quốc lấy trộm hạt giống bắp của Mỹ gởi về quê nhà

    Vào ngày 27 tháng giêng, Mạc Hải Long (Mo Hailong) – người Mỹ gốc Trung Quốc – đã thỏa thuận nhận tội với các công tố viên liên bang, thừa nhận tham gia vào âm mưu ăn trộm hạt giống bắp của các công ty Mỹ.

    Người này là thường trú nhân hợp pháp, sinh sống tại Miami, tiểu bang Florida và bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2013.

    Anh ta bị cáo buộc đã bay sang miền Tây Trung nước Mỹ cùng với nhân viên của hãng Kings Nower Seed, một công ty con của tập đoàn Đại Bắc – DBN Group – có trụ sở chính tại Bắc Kinh, để lấy trộm hạt giống bắp trên những cánh đồng ở Iowa, và Illinois rồi gởi về Trung Quốc để các nhà khoa học ở đó tìm cách lai tạo giống.

    Trong thỏa thuận nhận tội, Long thừa nhận anh ta âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ hai hãng DuPont Pioneer và Monsanto.

    Anh ta là người duy nhất bị truy tố, trong khi 5 người đồng phạm quốc tịch Trung Quốc đã trốn chạy khỏi Hoa Kỳ. Liên quan đến vụ này còn có bà Mạc Vân, chị gái của Long, phu nhân nhà tỉ phú và chủ tịch tập đoàn DBN. Và Vân bị bắt giữ tại Los Angeles vào năm 2014 nhưng năm ngoái cáo buộc chống lại người phụ nữ này được bãi bỏ, và bà ta được phép quay về nước.

    Mạc Hải Long – 46 tuổi – còn được gọi là Robert Mo – sẽ bị kết án ở Des Moines, tiểu bang Iowa. Trước kia, anh ta phải đối diện với án 10 năm tù, nhưng theo thỏa thuận nhận tội, chính phủ liên bang chấp nhận mức án không quá 5 năm.

    Mạc Hải Long sinh sống ở Hoa Kỳ gần 20 năm, vợ và con cái ông ta đều là công dân Mỹ. Trước khi bị bắt, ông ta là Giám đốc Kinh doanh Quốc tế của tập đoàn DBN.

    Theo thỏa thuận nhận tội, âm mưu ăn cắp hạt giống diễn ra tại các cánh đồng ở Monee, tiểu bang Illinois, và Redfield, tiểu bang Iowa. Thỏa thuận cũng cho biết, anh ta ý thức được việc có thể sẽ bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ ngay sau khi thụ án.

    Vụ điều tra bắt đầu cách đây hai năm khi nhân viên an ninh hãng DuPont Pioneer ở Iowa phát hiện hành vi đáng ngờ của một số người đàn ông Trung Quốc, những người đang quỳ gối bên bìa các cánh đồng bắp. Thực ra là bọn họ đang đào bới lấy hạt giống bắp vừa mới được ươm.

    Ngay lập tức FBI vào cuộc, dẫn đến cuộc điều tra sâu rộng, bao gồm cả bí mật gắn máy định vị vào các chiếc xe thuê, cũng như nghe lén một số người này.

  3. ĐẠI NGÀN says:

    NƠI VỀ KIỂU NỀN KINH TẾ NỬA NẠC NỬA MỠ

    Một nền kinh tế không thuần nhất có thể gọi được là nền kinh tế nửa nạc nửa mỡ. Kiểu như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay nền kinh tế nửa tư bản nửa cộng sản như kiểu Trung Quốc. Có nghĩa đã có kinh tế tự do một phần nào nhưng phần khác vẫn phải theo sự lãnh đạo theo mô hình cầm quyền của đảng cộng sản mác xít. Đây là sự mâu thuẫn hay sự nghịch lý về mặt nguyên tắc thực tế hay phát triển nhưng ở những nước đó người ta không muốn bỏ nó. Bởi vì bỏ là buông đi tất cả, còn như không theo nó thì hoàn toàn bế tắt, giống như thời kỳ bao cấp đã qua của những nước cộng sản cũ.

    Đây chính là cái kẹt của học thuyết Mác cho mãi tới nay. Nó chẳng khác gì Tào Tháo nhai gân gà, nhả ra hết thì tiếc, còn muốn nuốt chửng thì không thể nào nuốt được. Học thuyết Mác ngày nay cũng giống như thế. Nếu bỏ nó đi thì có còn gì đâu là cộng sản, nhưng giữ nó lại thì lại hoàn toàn nghịch lý với thị trường tự do. Bởi ý nghĩa phải có theo Mác chính là nền kinh tế chỉ huy toàn diện, nền kinh tế triệt để bao cấp toàn diện, ông ta quan niệm đó là nền kinh tế của giai cấp công nhân vô sản, tức nền kinh tế trao đổi và phân phối trực tiếp không dùng thị trường, loại bỏ thị trường, nhưng trong thực tế nó thực chất là đi ngược lại lịch sử tiến hóa phát triển và bất khả thi vì nó luôn trở thành nền kinh tế hành chánh hóa, nền kinh tế thư lại hóa hoàn toàn tai hại và phi lý.

    Trong khi đó nền kinh tế tự do phát triển, tiến hóa nhất thiết phải là nền kinh tế tư nhân toàn diện. Có nghĩa Nhà nước chỉ có thể điều hòa, hỗ trợ, nhưng nhất thiết không thể làm kinh tế, không thể chỉ huy kinh tế theo ý mình, mà thực tế chỉ tạo nên một tầng lớp lũng đoạn kinh tế, làm trì trệ kinh tế để thủ lợi riêng mà không ích lợi gì cho kinh tế. Bởi nền kinh tế khách quan luôn như dòng nước chảy, nó nhất thiết sinh động và không bị giới hạn, vì chỉ theo nguyên lý tự nhiên khách quan của trọng lực trái đất. Trái lại mọi nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp hay chỉ huy, thực tế chẳng khác gì dòng nước bị ngăn chặn bằng mọi thứ đê đập khác nhau, bằng mọi thứ mương ao, chỗ trũng khác nhau, nó luôn bị khựng lại dễ dàng mà không tự điều hóa khách quan theo các yêu cẩu tự nhiên của chúng.

    Cái vớ vẩn của học thuyết Mác về kinh tế chính là ở đó, cái tai hại của quan điểm duy giai cấp của Mác chính là ở đó. Bởi vì thật sự nền kinh tế đúng đắn chỉ đặt trên cơ sở cá nhân một bên và toàn xã hội một bên mà không phải chỉ trụ vào riêng giai cấp nào nhất định cả. Giai cấp tư bản, tư sản dĩ nhiên chỉ là những giai cấp chọn lọc trung gian căn bản nào đó của nền kinh tế, nhưng nó không nhất thiết chỉ nhằm làm mọi cái cho nó mà bất chấp mọi giai cấp khác. Nguyên tắc kinh tế luôn đi liền với xã hội là thế, chính Mác hiểu lầm về giai cấp nên cũng hiểu lầm luôn về kinh tế và cũng không hiểu chung về toàn xã hội, sự hiểu hoàn toàn sai mà tự tưởng mình hoàn toàn hiểu đúng, đó không những là chỗ yếu mà còn cũng chính là sự sai lầm nghiêm trọng trong tư duy kinh tế xã hội của Mác.

    Cũng chính từ đó Mác cũng hiểu sai cả nhiệm vụ và vai trò của Nhà nước trong mọi thời đại và hoàn cảnh khác nhau. Chủ yếu Mác cho Nhà nước bao giờ cũng chỉ là nhà nước của giai cấp thống trị, bóc lột trong mọi nền kinh tế thị trường tự do. Bởi vậy Mác chủ trương dùng kiểu nhà nước chuyên chính trong nền kinh tế chỉ huy để nhằm hóa giải và giải quyết những cái mà Mác cho là tiêu cực trong các nhà nước tư sản. Bởi vậy kiểu nhà nước chỉ huy của Mác thực chất trở nên kiều nhà nước làm tiêu tùng nền kinh tế khách quan, và cho dù kiểu nửa nạc nửa mở thì cũng không đi ra ngoài ý nghĩa đó cho dầu chỉ một phần lớn nào đó. Nên chính mọi cái sai, cái ngớ ngẩn, cái xuyên tạc và cái ảo tưởng mà lại tự cho là chính đáng và tốt đẹp trong tư duy của Mác đã phản bội lại toàn bộ xã hội và lịch sử mà không là gì khác. Đó chỉ là sự thật khách quan dầu người ta có thừa nhận hay không thừa nhận, hay có suy tôn và theo đuổi nó bao nhiều thì cuối cùng kết quả vẫn chỉ có như thế đó.

    ĐỈNH NGÀN
    (09/02/16)

Leave a Reply to Hùng