WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ôi! Dân chủ đến thế là cùng!

Ông Nguyễn Phú Trọng (NPT) đã trở thành tổng bí thư một nhiệm kỳ nữa. Phiên họp bế mạc vừa kết thúc, không khí hội hè còn đang tràn ngập trong hội trường. Trên khán đài, Bác và hai nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản, Marx và Lenin như mỉm cười với 1.510 đại biểu, chia sẻ niềm vui trước thành công quá tốt đẹp của đại hội Đảng lần thứ 12 vừa.

Đảng ta thật là vĩ đại! Đại hội lần này là đại hội của cuộc đấu tranh giành quyền lực, căng thẳng, một mất một còn giữa hai phe phái. Để đạt được mục tiêu chiến lược về công tác tổ chức và nhân sự, đại hội đã phải gác lại nhiều vấn đề như phát triển kinh tế, tệ nạn tham nhũng. Đại hội cũng không có thời gian để thảo luận nguyên nhân tụt hậu về moị mặt của đất nước và nguy cơ xâm lược của người hàng xóm phương bắc. Đại hội đã dành gần như hết thời gian vào công việc bầu bán các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Đại hội đã thuyết phục được đồng chí Nguyễn Phú Trọng nhà lý luận thiên tài của Đảng, tuy tuổi đã già sức đã yếu, đầu óc không còn minh mẫn lắm ở lại, tiếp tục dẫn dắt Đảng giữ vững đường lối Macxit Leninit. Đại hội đã bầu được một bộ chính trị không phải 16 như cũ mà là 19 người, để các đồng chí có thêm sức mạnh lãnh đạo theo phương pháp dân chủ tập trung ”cùng bơi cùng chìm”. Đây là một phát minh rất giá trị của nền „dân chủ gấp vạn lần” của các nhà lý luận Marxit , nhưng các nhà dân chủ tư sản không hiểu gì về dân chủ tập trung, có kẻ còn độc miệng gọi đó là „quái thai” của dân chủ. Đại hội đã lọai bỏ được đồng chí X, một hiểm họa tự diễn biến, có thể làm tiêu vong Đảng trong ngày một ngày hai tới đây. Đây là một thắng lợi vĩ đại mang tính đột phá, liên quan đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Bước ra khỏi hội trường họp đại hội với những niềm vui tràn ngập trong lòng, ông NPT đi thẳng đến trung tâm báo chí của đại hội, các phóng viên trong nước và nước ngoài đang nóng lòng chờ ông.Với bộ mặt đắc thắng, ông bước vào cuộc họp báo khác hẳn với thần sắc khi ông nghẹn ngào, đau đớn bật khóc trong lúc đọc diễn văn bế mạc hội nghị trung ương 6, ngày 15-01-2012. Hôm ấy, khuôn mặt ông nhăn lại, đau khổ, tuyệt vọng, trông ông già đi hàng chục tuổi. Hôm nay khuôn mặt ông dãn ra, nụ cười mở rộng, trông ông trẻ ra hàng chục tuổi, kiêu hãnh và tự tin.

Mở đầu cuộc họp báo ông hồ hởi nói :”Tôi không ngờ mình được Đại hội tín nhiệm giới thiệu vào ban chấp hành trung ương, ban chấp hành trung ương đã bầu tôi vào vị trí tổng bí thư với số phiếu gần như tuyệt đối. Bất ngờ vì tuổi đã cao, sức khỏe có hạn.Tôi cũng đã xin nghỉ rồi nhưng với trách nhiệm của Đảng đã giao thì tôi là đảng viên phải thực hiện trách nhiệm của mình”.

Ôi!Thật tội nghiệp cho ông! Đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho Đảng, nay tuổi già sức yếu, tưởng được về hưu vui thú tuổi già, lại bất ngờ bị đảng giữ lại, còn tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm ông gần như tuyệt đối. Ông đã suy nghĩ và cân nhắc nhiều lắm, từ năm 1967, khi còn là sinh viên khoa văn của trường Đại học tổng hợp Hà Nội, dưới lá cờ búa liềm, ông đã đọc lời thề phục vụ Đảng đến hơi thở cuối cùng. Ông đâu có ham quyền và lợi, nay Đảng cần một người lãnh đạo có lý luận, là người Tràng An để dẫn dắt Đảng không đi chệch hướng XHCN, ông không còn lựa chọn nào khác là thực hiện trách nhiệm đảng viên của mình. Không khí phòng họp báo lặng hẳn đi, các phóng viên cảm kích trước một con người hy sinh trọn đời để giữ lời hứa thiêng liêng với Đảng của mình.

Phóng viên báo Dân Trí đặt câu hỏi: „Thưa tổng bí thư! Kết quả bầu Ban bí thư, Bộ chính trị có đúng phương án không?”

Giờ đây cảm xúc phấn kích của người vừa chiến thắng đã dịu xuống, ông bình tĩnh và tự tin khẳng định :”Kết quả bầu cử vừa rồi đảm bảo 100% là hoàn toàn đúng với công tác nhân sự. Phương hướng rộng lắm, tiêu chí cơ cấu … đều đảm bảo.”

Để đảm bảo được tiêu chí cơ cấu, cũng là để tránh cách hành xử thô bạo „Đảng là tao” như thời cố đồng chí Lê Đức Thọ giữ chức trưởng ban tổ chức, từ tháng 06-2014 ông và các quân sư của ông đã cho sản xuất ra Quyết định số 224 để trói tay các phần tử suy thoái, các phần tử tự diễn biến, các phần tử không biết gọi dạ bảo vâng, không để chúng lọt vào các cấp lãnh đạo của Đảng. Trong điểm 2 của điều 13 quy định rõ ràng :”Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử, không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy”. Nhiều đồng chí tiền bối cách mạng phản đối, các đồng chí đó cho rằng Quyết định 224 đã vi phạm điều lệ Đảng, lấy đi chút tự do dân chủ còm cõi cuối cùng của đảng viên, . Nhưng thử hỏi, nếu cử để các thành phần độc hại đã nói ở trên lọt vào các cấp lãnh đạo của Đảng, cách mạng mầu, cách mạng hoa sẽ xẩy ra thì liệu các đồng chí tiền bối có còn sổ hưu hay không? Có còn ngày ngày được đi đánh tenit , bơi lội, nghe báo cáo thời sự… ở câu lạc bộ Ba Đình nữa không?

Tổng bí thư trình bầy tiếp những biện pháp mà ông đã dầy công nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ các đại hội, các hội nghị trung ương trước đây. Này nhé, chọn ai nhân sự nào thì ban chấp hành trung ương giới thiệu rồi đại hội giới thiệu thêm, rồi người đề cử cũng xin rút đều có báo cáo cả…Lần này đại hội cho bỏ phiếu xin rút, chứ không biểu quyết kiểu giơ tay ào ào….Như vậy là vừa lấy ý kiến từ giới thiệu của ban chấp hành trung ương khóa trước, rồi lấy ý kiến của đại hội….Dân chủ đến thế là cùng. Ông lên giọng và nhấn mạnh như đinh đóng cột „Dân chủ đến thế là cùng”, ông nở nụ cười sảng khoái của người thắng cuộc.

Bề ngoài nói là ban chấp hành cũ giới thiệu, nhưng thực ra ông và bộ máy tổ chức đã dành công sức để chấm ai ở lại, ai ra đi, thêm ai bớt ai. Các cán bộ tổ chức đã di chuyển như con thoi từ bắc vào nam, từ nam ra bắc. Họ phải gặp gỡ các đồng chí sẽ được ban chấp hành trung ương giới thiệu để thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ, gặp gỡ các trưởng đoàn đại biểu để đảm bảo các đoàn bầu đúng danh sách dự kiến. Các đại hội trước đây thường bị mang tiếng bầu cử trong Đảng không có cạnh tranh, lần này Đảng đưa ra số dư 30%, trong số dư này Đảng đưa vào những cán bộ ít nổi tiếng hoặc có nhiều tai tiếng trong lãnh đạo như bộ trưởng bộ y tế, bộ trưởng bộ giáo dục….Những người này tất nhiên sẽ không trúng cử, còn Đảng được tiếng là có cạnh tranh dân chủ trong bầu cử, đây quả là thượng sách.

Để đạt được mục tiêu „Dân chủ đến thế là cùng”, đại hội lần này đã thực hiện bỏ phiếu kín chứ không phải giơ tay ào ào đối với những người xin rút. Đây có lẽ là một hình thức ” siêu dân chủ” mà không một đảng chính trị nào trên thế giới có được.

Sau câu hỏi của báo Dân Trí, phóng viên hãng thông tấn AFP hỏi:”Dưới sự lãnh đạo của ông, ông có nghĩ Việt Nam sẽ trở thành nước dân chủ giầu mạnh hơn?”

Người phóng viên này khá tế nhị, anh ta đã không nói thẳng ra , hiện nay Việt Nam đã qua 5 năm lãnh đạo của ông, vẫn đang là một nước nghèo, không có dân chủ, vậy 5 năm tới, ông có đưa Việt Nam trở thành nước dân chủ và giầu mạnh hơn không.

Với sự nhậy bén của một nhà lý luận xuất sắc, ông đã gián tiếp phản bác lại luân điểm cho rằng Việt Nam không có dân chủ. Ông giảng giải về dân chủ :”Tôi cho rằng nguyên tắc tập thể lãnh đạo nhưng phải nêu cao trách nhiệm cá nhân, để tránh làm tốt thì vơ vào còn làm dở thì không ai chịu trách nhiệm cả”.

Có lẽ người đặt câu hỏi và các phóng viên phương Tây không hiểu được sự giải thích của ông. Ở đất nước họ không có các nhà chính trị, làm tốt thì vơ vào còn làm dở thì không ai chịu trách nhiệm cả. Các Đảng phái chính trị của mỗi quốc gia phải tranh cử để được nhân dân bầu vào vị trí cầm quyền, nhiệm vụ của từng người trong bộ máy lãnh đạo nhà nước đều được quy định rõ ràng, không thể nhận vơ thành tích hay đổ vấy sai phạm cho người khác được. Thể chế dân chủ „gấp vạn lần” của chúng ta ưu việt đấy, nhưng họ không có chủ nghĩa Mac-Lenin dẫn đường, làm sao họ hiểu được khái niệm dân chủ tập trung để mà áp dụng.

Tổng bí thư của chúng ta tấn công tiếp :”Tôi chẳng tiện nói một số nước nhưng cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất cả thì dân chủ sao được. Khẩu hiệu của Việt Nam là xây dựng nước Việt Nam dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”

Có lẽ tổng bí thư do tập trung trí tuệ vào đại hội, tâm trí căng thẳng, xáo trộn nên đã nhầm lẫn trong nhận xét trên. Các xã hội dân chủ phương Tây, người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia, được nhân dân lựa trọn và giao phó trách nhiệm qua lá phiếu, họ có đủ tài năng để quyết định mọi vấn đề mà nhân dân đã giao phó cho họ theo đúng quy định của hiến pháp. Một tổng thống được nhân dân bầu, ông ta không có bộ chính trị 19 người như Đảng ta, ông chỉ có một vài cố vấn giỏi để tham khảo ý kiến, nhưng mọi quyết định cuối cùng là của ông. Nếu ông có những quyết định sai trái, làm hại tới lợi ích quốc gia, ông ta sẽ bị phế truất qua một cuộc trưng cầu dân ý. Còn ở nước ta Đảng cầm quyền không phải do nhân dân bầu chọn, mọi vấn đề của đất nước đều do 19 ủy viên bộ chính trị quyết định, nhân dân thường gọi đó là 19 ông vua tập thể. Tóm lại, ở các nước mà tổng bí thư „không tiện nói” chỉ có „một ông vua”, còn ở nước ta có 19 „ông vua tập thể”. E rằng một nước có đến 19 ông vua như nước ta, tổng bí thư đòi hỏi phải có kỷ cương thì hơi khó.

The Economist, một tạp chí có uy tín của Anh năm 2014 đã xếp Việt Nam vào trong số các nước có chính thể độc tài, đạt 3,41 điểm trong thang điểm 10, xếp thứ 130 trên 167 quốc gia về dân chủ.

Trong năm 2016 này, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đưa Việt Nam chúng ta vào vị trí hàng đầu. Với phương châm „Dân chủ đến thế là cùng” – dân chủ hết cỡ – Việt Nam sẽ đứng trong nhóm có chính thể dân chủ đầy đủ, sẽ cạnh tranh với vị trí đầu bảng của Na Uy ( 9,93 điểm xếp 1/167 ). Những người đấu tranh cho tự do dân chủ của Việt Nam hãy chuẩn bị rượu sampan và pháo hoa để ăn mừng.

Warszawa tháng 02-2016

© Đinh Minh Đạo

© Đàn Chim Việt

 

3 Phản hồi cho “Ôi! Dân chủ đến thế là cùng!”

  1. TRĂNG NGÀN says:

    CHÍNH TRỊ VÀ TÀI CHÁNH

    Kinh tế mà không có tài chánh, kinh tế cũng chỉ queo râu, bởi lấy gì mà đầu tư sản xuất để đưa ra thị trương để thu lại lợi nhuận và quay vòng tiếp.

    Nhưng chính trị mà không có tài chánh thật sự cũng méo mồm, vì lấy gì nuôi quân đi theo mình, chúng sẽ bỏ mà tản xa hết. Nhưng tài chánh của kinh tế là của tư nhân, của các nhà đầu tư. Còn tài chánh của chính trị đó là của toàn xã hội, là tiền thuế đóng của dân.

    Bởi vậy thuế dân đóng trong chế độ dân chủ tự do đúng nghĩa cũng hoàn toàn đúng nghĩa. Bởi vì dân tự do chọn để bầu ra người lãnh đạo theo ý mình, tức nguyện vọng của mình, rồi đóng thuế cho nhà nước quản lý để những người được bầu chọn tự do đó có phương tiện vận hành đất nước, vận hành xã hội theo lợi ích, theo nguyện vọng của toàn dân.

    Trái lại, ở những nước độc tài, người cầm quyền không phải do dân bầu mà dân vẫn phải đóng thuế. Đó không phải nghĩa vụ và lợi ích đóng thuế của dân, đó chỉ là điều họ bị cướng bách, không đóng không được vì sẽ bị chế tài. Nhưng cái éo le là kết quả thuế họ đóng sẽ trở thành phương tiện để những người cầm quyền bó buộc, cưỡng chế lại họ. Chế độ độc tài cứ tiếp tục, đó là vòng quay bất tất, người dân hay người đóng thuê không có lối ra, bởi ra liền kẹt mà ở lại cũng luôn luôn kẹt. Đây điều trớ trêu của ý nghĩa độc tài đối với toàn dân là vậy.

    Tất nhiên người cầm quyền độc tài không bao giờ dại gì nói ra sự thực như trên. Ngược lại họ vẫn luôn tô vẽ sự mỹ miều hay ho của mình, bởi như vậy mới câu khách, mới thành chính đáng cho sự độc tài, người dân luôn ăn bánh vẽ cầm bằng như bánh thật. Nên ngôn ngữ đều không đáng tin, con người đều không đáng tin, chỉ có việc làm và mục đích thực chất của họ mới đáng tin hay không.

    Như vậy giữa chính trị và tài chánh luôn luôn có cái trung gian là ngôn ngữ. Thật ra chính trị không bao giờ làm ra tài chánh mà chỉ kinh tế mới làm ra tài chánh, tức làm ra tiền. Chính trị chỉ tiêu tiền còn chính kinh tế mới làm ra tiền. Nhưng chính trị luôn tiêu tiền của kinh tế làm ra lại luôn dùng ngôn ngữ để tuyên bố rằng nhờ mình lãnh đạo mà kinh tế mới làm ra tiền. Điều này không phải chỉ Trời biết mà toàn dân đều biết. Chỉ có những người làm chính trị độc tài là không biết hay giả đò không biết.

    Bởi nếu họ biết thì với lương tâm và trách nhiệm họ luôn tự động trở thành những nhà chính trị dân chủ tự do thật sự. Nhưng họ biết mà không làm được như thế thì dân là nạn nhân của họ mà không thể nào khác vì họ là vua còn dân chỉ thần dân. Bởi vậy họ luôn giả đò không biết hay giả đò không tự biết mà vẫn cho là chính đáng để dân tin nhờ dựa vào trung gian của mọi ngôn ngữ tuyên truyền tuy giả dối nhưng ngoạn mục nhất.

    Như vậy cái tài năng của chính trị phải là cái tài năng thực sự nhất trong những xã hội dân chủ tự do đúng nghĩa. Cái gọi là tài năng trong xã hội độc tài không bao giờ là tài năng thật mà chỉ là kiểu tài năng dựa vào kết cấu đám đông. Giống chuyện đội sáo của vua Sở ngày xưa. Để chung vô thì như có vẻ xôm tụ, song thực chất bắt từng anh thổi riêng thì chỉ ngao ngán vì không anh nào thổi được. Cái kết quả giữa độc tài và tự do trong xã hội quả chỉ khác nhau là như thế.

    MÂY NGÀN
    (17/02/16)

    • Hùng says:

      Đấy…cái tâm nó sáng thì văn chương viết lách nó cũng sáng theo. Trăng Ngàn chú mày đúng là người hiếm thấy!

  2. Thanh Pham says:

    Ôi! Ta Ngu Đến Thế Là Cùng!

    Sau cùng, đất nước là của nó!
    Lú là ông chủ của nước ta?
    Lú là hiện thân Lê Đức Thọ?
    Lú quyết ̣đinh số phận toàn dân?

    Như vậy thì nó đâu có lú
    Mà chính chúng ta mợ́i ngu quá
    Cúi đầu đi theo một thằng mù
    Dù rằng ta biết nó chó má!

    Ôi! Ta Ngu Đến Thế Là Cùng!

    Nông Dân Nam Bộ

    https://sangcongpha1.wordpress.com/

Phản hồi