WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đằng sau những lá bài

Tôi biết, và đọc hồi ký Đường Đi Không Đến của nhà văn Xuân Vũ vào khoảng đầu năm 1990, do Trung tá, bác sỹ Đặng Huy Lưu cựu Liên đoàn trưởng quân y vùng 4 quân đội VNCH, cư ngụm tại Houston gửi tặng. Và cũng từ bác sỹ Đặng Huy Lưu, tôi có được số điện thoại của Xuân Vũ, một nhà văn tài năng, có số phận khá đặc biệt, mà tôi ngưỡng mộ. Khi chùm truyện ngắn Phượng Ơi! Đừng nở nữa, Lầm Lỡ và Ngã Ba Cuộc Đời của tôi được đăng trên nguyệt san Hương Quê (Houston), ông đã có lời ngợi khen, khích lệ…

duong_di_khong_den_bia-medium

Tưởng mới đây thôi, thế mà Xuân Vũ đã rời bỏ chúng ta, rời bỏ cõi tạm này tròn một con giáp. Thời gian gần đây, tôi đọc, và ngẫm nghĩ muốn viết về thơ văn cũng như chân dung ông. Nhưng không hiểu sao, những câu chuyện xã hội không đầu, không đuôi trước đây ông đã kể, như những thước phim chợt hiện về. Chuyện xảy ra, khi tôi chưa được sinh ra làm kiếp con người. Có những chuyện là thực và có cả chuyện chỉ là những giai thoại…

Biết là thế, và để tuyệt đối tôn trọng nhà văn đã khuất, kẻ hậu bối xin phép ráp lại những câu chuyện trên một cách trung thực nhất (có thể), với hơi hướng của truyện ngắn. Tuy nhiên, dù công lao, tội lỗi, hay đúng sai thế nào đi chăng nữa, người viết vẫn phải dùng những đại từ nhân xưng đúng với lễ giáo cho các nhân vật trong truyện, bởi họ đều thuộc thế hệ cha ông và đã ra người thiên cổ từ lâu…

********
Chưa đến giờ giới nghiêm, nhưng dường như thành phố đã chìm vào trong giấc ngủ. Chợt có những cơn gió bấc luồn qua ngõ nhỏ, bật ra âm thanh như tiếng hú gọi. Lơ lửng dưới khung cửa lá cờ đỏ ướt sũng, rũ xuống loang như vệt máu tươi hằn lên nền trời. Mưa mỏng dần, bay như những dải khăn trắng vắt qua con phố vắng.

Với không gian, tiết trời này, lẽ nào Hà Nội có thể lập xuân? Vũ phân vân tự hỏi, rồi ngước nhìn những chiếc xe cam nhông phủ bạt kín mít đang lao nhanh về phía cầu Paul Doumer (Long Biên). Có thể, đây là những chuyến hàng cuối được đưa xuống Hải Phòng, rồi chở về miền Nam quê hương. Nơi vài tháng trước đây Vũ đã từ bỏ nó.

Từ khi cầm tờ giấy trưng dụng đi cải cách ruộng đất ở vùng duyên hải Nam Định, Thái Bình, cho mãi đến sau này, ngẫm nghĩ, Vũ càng ngấm và thấm, cũng như mến phục chí khí, tài năng ông bạn văn Trần Dần: “Tôi bước đi/ Không thấy phố/ Không thấy nhà/ Chỉ thấy mưa sa/ Trên màu cờ đỏ“

Dừng bước chân, lòng anh dường như gợn lên một cảm giác thất vọng, cô đơn trong cái không gian nặng nề, và trống vắng này. Đứng giữa thành phố, mà anh cứ nghĩ, đây không phải Hà Nội. Bởi nơi đây, dường như đã rụng mất “hồn người“ và vắng cả tiếng rao đêm của những Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng… Vậy là không chỉ thực tại, mà cả những trang sách của họ đã bị xé bỏ ngay trên mảnh đất đã sinh ra nó. Như một nhát dao cắt đứt cơn mộng du, Vũ đưa tay vuốt lại khuôn mặt nhòe trong mưa, loạng choạng bước tiếp…

Đọc xong báo cáo của Đại sứ Hoàng Văn Hoan từ Peking gửi về, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngước nhìn Tổng bí thư Trường Chinh, và hỏi:

- Ý kiến và kế hoạch của anh như thế nào?

- Như tôi cũng đã trình bày với các đồng chí cố vấn, đây là cuộc cải cách ruộng đất đợt cuối và quyết liệt nhất. Chương trình có thể thực thi, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải sự chống đối của dân chúng, nhất là giới trí thức và báo chí trong và ngoài nước. Theo kế hoạch, chúng tôi chỉ thị cho các cơ quan từ trung ương đến địa phương, chọn lựa người bổ xung cho công tác cải cách đợt này và đã đưa học tập, chỉnh huấn. Chương trình cụ thể, chúng ta sẽ bàn và thống nhất ở cuộc họp tới đây.

Dụi điếu thuốc đang cháy dở, Hồ Chí Minh bảo:

-Cái chính, chúng ta chọn người trong đội cải cách phải là thành phần bần cố, ít học, tuyệt đối trung thành. Đây là cuộc cải tạo đại qui mô, triệt bọn phú nông, tư sản tận gốc. Do vậy, chúng ta chỉ thị cho Bộ ngoại giao không được cấp chiếu khán cho bất kỳ nhà báo, hay tổ chức xã hội nào. Các đoàn ngoại giao trong thời kỳ này cũng ngừng đón tiếp. Một số nhà báo nước ngoài còn ở trong nước, cố gắng tạo ra một lý do nào đấy để trục xuất. Tất cả đều phải bất ngờ, không để bọn địa chủ, tư sản tẩu tán tài sản. Chúng ta phải cho đội cải cách học tập kinh nghiệm khuấy động quần chúng, gây cho họ lòng thù hận, nhất là thành phần vô học. Bởi họ là lực lượng nòng cốt đấu tố. Điều quan trọng nữa, cần ly gián tình cảm cha con, ông cháu địa chủ, tư sản, tạo ra mâu thuẫn gia đình. Nó rất có lợi cho ta khi đối phó với những tên ngoan cố cất giấu tài sản. Đây là ý kiến cũng như áp lực từ phía Trung Quốc.

Thấy Trường Chinh còn băn khoăn về sự phản kháng của dân chúng, truyền thông và nhân sỹ trí thức. Hồ Chí Minh rất tự tin và trấn an:

-Chúng ta cứ yên tâm triển khai công việc. Vấn đề này, thuộc trách nhiệm của chú Văn (Võ Nguyên Giáp) và chú Hoàn (Trần Quốc Hoàn).

Sau tết nguyên đán, dưới sự chủ tọa của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, hội nghị đã hoàn toàn nhất trí về kế hoạch, phương thức cải cách, đấu tố, cũng như nhân sự chỉ đạo. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến đề nghị Hồ Chủ Tịch làm Trưởng ban cho xứng với tầm vóc, mang ý nghĩa lớn lao này. Nhưng ông từ chối một cách khiêm nhường, với những lý do khó có thể nài ép.
Bước ra khỏi phòng họp, Tổng bí thư Trường Chinh quay lại dặn Vũ Tuân: Cuối tuần tới thằng Kỳ (Đặng Xuân Kỳ sau này là viện trưởng Mác- Lê nin) từ đơn vị về. Cậu và nó về quê đón ông cụ nhà mình lên đây nhé. Nếu cần, có thể mang theo đội bảo vệ, đề phòng bất chắc…

Tuy không mưa, nhưng nền trời xám ngoét. Đường đất vẫn nhẽo nhoẹt, bám vào bánh, cuốn chặt chắn bùn xe…nặng nề, ngúc ngắc làm cho Vũ gò lưng đạp. Thỉnh thoảng, anh phải xuống xe, bẻ cành tre bên đường để cạy đất. Gần trưa Vũ cũng tới được Xuân Trường. Đang loay hoay tìm đường vào làng Hành Thiện, anh chợt nghe tiếng động cơ với tiếng còi xe hơi cấp tập phía sau lưng. Vũ nhảy vội xuống xe, đứng nép vào mép đường. Chiếc xe hơi chòng chành, chồm lên thụt xuống những ổ trâu trên mặt đường. Vũ quay mặt, co người lại, nhưng đất bùn từ bánh xe vẫn văng đầy lên đầu và lưng áo. Chưa kịp văng ra một câu chửi tục, chiếc xe đã vọt lên, phả vào mặt anh mùi xăng dầu cháy khét lẹt…

Khi vào tới đầu làng, Vũ gặp lại chiếc xe hơi từ trong làng chạy ngược trở ra. Tìm gặp được người đội trưởng đội cải cách, Vũ thấy mặt hắn xanh như đít nhái, đang bần thần đứng tựa lưng trước cổng nhà. Sau nghe kể, Vũ mới biết đó là nhà của gia đình Tổng bí thư Trường Chinh. Vũ đưa cho cho hắn công văn của Ban cải cách. Hắn cầm, rồi đưa lại cho Vũ:
-Tôi mới qua lớp bình dân học vụ, có đọc cũng không hiểu hết. Ông đọc và giải thích giùm tôi.

Đọc và giải thích xong cho người đội trưởng, thấy cảnh bắt bớ đấu tố một cách dã man, Vũ chán nản, định quay ngay về Nam Định. Lên xe, đạp được mấy vòng, nghe tiếng gọi giật giọng làm Vũ giật mình. Định thần một lúc anh nhận ra Đông quê Phủ Lý, bộ đội thời Nam Tiến, đóng ở Quân khu 9, tập kết cùng ngày. Gặp Vũ, hắn mừng lắm, rỉ tai bảo, rất hối hận đã ra Bắc tập kết, dù đó là quê hương bản quán. Ngán đến tận cổ cái công việc chó chết này.

Vũ hỏi hắn, chiếc xe hơi vừa vào làng của ai, và làm gì? Hắn bảo: Trên xe chở Vũ Tuân và con trai của Tổng bí thư Trường Chinh… chuyện dài dòng lắm…Sáng nay vừa thủ được chai rượu gạo, gặp ông đúng người, đúng rượu, kiếm chỗ ngồi lai rai, tôi kể ông nghe….

Xe lao thẳng …và dừng trước cổng nhà họ Đặng. Ngôi nhà đang bị du kích và bà con bần cố nông vây chiếm. Nhảy xuống xe, Vũ Tuân la lớn:

-Cụ Bốn Đễ đâu? (tên cụ thân sinh ra ông Trường Chinh)

Một người trong đội cải cách lăm lăm tay súng, hất hàm hỏi lại:

-Ông là ai? Đến đây làm gì? Ông ta là địa chủ cường hào đại gian, đại ác đã bị đội và bà con bần cố bắt giam. Sẽ mang ra đấu tố, trừng trị trong nay mai.

Vũ Tuân hỏi:

-Ai là đội trưởng ở đây?

Một người, từ trong đám đông bước ra, vỗ ngực:

-Tôi, ông cần gì, và từ đâu đến?

Vũ Tuân đưa cho người đội trưởng tờ giấy và bảo:

-Đây là chỉ thị của đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, chúng tôi có nhiệm vụ đưa cụ Bốn Đễ thân sinh ra đồng chí Tổng bí thư về Hà Nội.

Người đội trưởng cầm tờ giấy không thèm đọc:

-Lệnh liếc gì! Ở đây chỉ có lệnh của địa phương lệnh của đội cải cách. Chỉ biết rằng, ông ta là địa chỉ cường hào, có nợ máu với nhân dân, trước sau cũng phải đền tội.

Nóng mặt, không chịu được, Đặng Xuân Kỳ nhảy xuống xe quát:

-Các ông giam ông tôi ở đâu? Các người chống lệnh hả?

Có mấy bần cố nông nhận ra Kỳ, hét to:

-À, nó là cháu đích tôn của địa chủ, bắt nhốt lại.

Đội cải cách ập đến định bắt Kỳ. Thấy không ổn, đội bảo vệ lãnh tụ nhảy xuống xe, rút súng, kéo chốt an toàn, quát lớn:
-Các người bỏ súng xuống!

Rất nhanh chóng, các ông đội, mấy bà dân quân du kích đã bị đội bảo vệ lãnh tụ tước đoạt vũ khí. Một họng súng đen ngòm dí thẳng vào đầu người đội trưởng, bắt dẫn đến nơi giam cụ Bốn Đễ.

Nơi ông bị giam là cái chuồng lợn thấp lè tè, thối hoắc. Ông bị trói chẳng khác nào con lợn chuẩn bị mang ra cân móc hàm, để chọc tiết. Cả đêm ông không hề chợp mắt. Nghĩ uất ức lên tận cổ, người ông xọp hẳn đi. Khi nghe tiếng chân người, tiếng súng đạn lạch cạch, ông sợ mặt cắt không ra giọt máu. Nhận ra Kỳ, ông thở phào, nhưng tay chân vẫn còn run rẩy.

Sau khi đưa cụ Bốn Đễ lên xe, Vũ Tuân còn dặn người đội trưởng:

-Nhà của Tổng bí thư, không ai được phép vào xâm chiếm, và sử dụng. Các anh phải có nhiệm vụ trông coi.

Người đội trưởng run lên bần bật, vâng dạ, chẳng khác gì hình ảnh địa chủ, phú nông, vừa bị hắn mang ra đấu tố, xử bắn …
Cuộc cải cách ruộng đất đến đỉnh điểm khốc liệt, Vũ lăn quay ra ốm. Nằm mãi bệnh tình không thuyên giảm, buộc ban cải cách phải trả Vũ về Hà Nội. Với triệu chứng nóng lạnh bất thường, cũng như khi tỉnh lúc mê, anh được nhiều bác sỹ đầu ngành thăm khám. Điều kỳ lạ, họ không thể tìm ra nguyên nhân chính của căn bệnh để có phương án điều trị. Người của Ủy ban thống nhất nhiều lần đến thăm dò, hỏi han. Có kẻ độc mồm còn cho rằng, Vũ bị bệnh tâm lý, diễn biến tư tưởng. Nhưng có người lại bảo, hắn là nhà văn, nếu như diễn biến thì nó phải thể hiện trên trang viết. Chứ có bằng chứng quái nào đâu!

Chủ nhật, Vũ nằm đọc sách, chợt có bước chân đi lại gần cửa phòng. Định kéo chăn trùm đầu, nhưng Vũ nghe tiếng vọng vào: Ốm đau thế nào, tôi đến thăm ông đây. Nghe như tiếng Nguyễn Tuân, Vũ bật dậy. Cửa mở, Nguyễn Tuân vồn vã, ốm đau nằm mãi cũng nhược người, đi ra ngoài một chút cho thoáng. Bất chợt, Nguyễn Tuân ghé tai Vũ, bảo: Ông “diễn“ giỏi lắm.

Với Vũ, Nguyễn Tuân không chỉ là người thày, người anh lớn mà còn là người bạn tri kỷ, nhất là những năm tháng đầu sống trên đất Bắc.

Thấy Vũ lưỡng lự, Nguyễn Tuân giục, khoác áo ấm vào, ở Nhà Hát Lớn đang mittinh, nghe nói, hôm nay các bố ấy công khai nhận lỗi trong cải cách ruộng đất.

Vũ và Nguyễn Tuân tới nơi, trên sân khấu Đại tướng Võ Nguyên Giáp quần áo một màu trắng toát, vẫn cái khí thế của người đang say chiến thắng Điện Biên năm nào. Tuy thay mặt chủ tịch Hồ Chí Minh nhận lỗi, nhưng ông vẫn cười đùa, cợt nhả trước nỗi oan và cái chết của mấy trăm ngàn người. Thái độ, bộ điệu đó làm cho Vũ cảm thấy khó chịu. Nguyễn Tuân nhịn không nổi, chửi một câu thật tục, rồi kéo Vũ ra về.

Đêm đã về khuya, Nguyễn Tuân và Vũ quay lại khu vực Hồ Bảy Mẫu, chui vào quán rượu nằm lắt léo trong một con ngõ nhỏ, thuộc phố Nguyễn Đình Chiểu. Nơi đây, có khá nhiều đoàn người đến từ các tỉnh. Họ nằm la liệt nơi hè phố, yêu cầu được gặp đích danh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ của ông để kiện cáo, phản đối cải cách ruộng đất. Vũ ngồi lặng im nhìn những người nông dân chất phác hiền lành đã bị đẩy đến đường cùng. Và họ là hình ảnh của những người nông dân quê Vũ sau này chăng? Nếu Việt Nam thống nhất, như lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ý nghĩ liên tưởng bất chợt ấy, làm cho Vũ không khỏi rùng mình, kinh hãi.

Nhìn khuôn mặt bất thần của Vũ, Nguyễn Tuân bảo, sắp tới chắc có nhiều biến động. Tổng tuyển cử không thành. Sẽ có một cuộc chiến. Con đường về Nam sẽ mở ra cho ông. Từ bây giờ ông hãy ngừng “diễn“, viết lách trở lại, để có chân trong hội nhà văn…và chờ thời…

Ngọn đèn hoa kỳ trước mặt phập phù dường như dầu đã cạn. Người đánh cá đêm đã tu cạn cút rượu, vác dậm đi ra phía hồ. Vũ và Nguyễn Tuân cũng đứng dậy với những bước chân loạng choạng trong đêm.

Có chân trong hội nhà văn, là bước đầu Vũ đã lấy lại được lòng tin của Đảng, của Ủy ban thống nhất. Có lẽ, chưa khi nào Vũ theo dõi sát thời sự chính trị, nhất là tình hình miền Nam như lúc này. Tuy nhân sự đại hội Đảng lao động lần thứ 3 đúng như dự đoán của giới vỉa hè, nhưng Lê Duẩn được chọn làm Bí thư thứ nhất vẫn làm Vũ bất ngờ. Bởi hình ảnh, bí thư xứ ủy Ba Duẩn vạch chim đứng đái, rồi vảy phành phành dưới gốc dừa, ngay trước mặt chị em, trong đại hội phụ nữ Nam Bộ, in hằn trong tâm trí non nớt ngày đầu đến với Cộng sản của Vũ. Và với nhân cách, học thức ấy, bây giờ không dừng lại riêng cho một bí thư xứ ủy Lê Duẩn, mà cho toàn Đảng lao động.

Cũng từ đây Vũ hiểu rõ hơn câu tục ngữ: “ Thả con săn sắt, bắt con cá rô“ với ý đồ thâm nho của chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc Trường Chinh không làm Tổng bí thư là sự mất mát lớn cho Hồ Chí Minh và đảng của ông. Bởi Trường Chinh là người có học nhất và cũng là một lý thuyết gia số một của Đảng CS. Và với quyết tâm, dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải thống nhất đất nước, đưa Lê Duẩn lên Bí thư là một sách lược của ông. Bởi tiếng nói của Lê Duẩn với đảng viên và dân chúng miền Nam có giá trị hơn ai hết trong cái Bộ chính trị của đảng ở giai đoạn đó.

Lúc đầu, không riêng Vũ, mà chắc chắn còn có nhiều người vẫn không hiểu, vì sao Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ chối (không) làm Trưởng ban cải cách ruộng đất. Một cuộc cách mạng long trời lở đất, công bình và tốt đẹp đến như vậy. Khi trực tiếp tham gia cải cách, và sau đó gặp phải sự chống đối, dưới mọi hình thức của đủ các tầng lớp trong xã hội, anh mới nhận ra. Cuộc cách mạng ấy chỉ đến khi đạt được mục đích, thì đảng mới dừng lại và nhận ra sai lầm. Điều tất nhiên, lỗi lầm phải có người gánh chịu. Mà sai lầm, hạ bệ đó chắc chắn thuộc về những Trưởng ban Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Hồ Viết Thắng. Chứ trách nhiệm ấy, làm sao lại quàng vào cổ Chủ tịch Hồ Chí Minh được? Tuy nhiên, Cụ Chủ Tịch cũng nhờ Võ Đại Tướng xin lỗi tới con dân của mình, với những giọt nước mắt khó có ai biết, đó là nước mắt cảm thông, ân hận hay những gì trong đó. Vậy mà kỳ lạ, chỉ với động tác ấy, con dân đất Việt lại vẫn yêu Cụ như xưa. Nước mắt đa năng, nhiều dạng, người xưa nói, quả thật chẳng sai tẹo nào. Lưu bị khóc được Khổng Minh, chiếm và giữ được cả đất Kinh Châu. Tào Tháo giả mê đâm chết kẻ hầu rồi khóc. Cụ Hồ khóc không chỉ đảng hóa, nhà nước hóa được đất đai, mà còn làm cho dân chúng quên đi bao cái chết đắng cay, vô tội trong cải cách. Càng ngẫm nghĩ, Vũ càng thấy cụ tài, tài hơn cả Lưu Bị và Tào Tháo cộng lại.

Về đến nhà, chưa kịp cới áo khoác, Vũ thấy người của Ban thống nhất tất tưởi đạp xe đến, bảo, các đồng chí lãnh đạo Ban mời anh ra gấp. Vũ hơi chột dạ, bởi Ban này, ngoài công việc chuyên môn, hoặc đón tiếp cán bộ, học sinh miền Nam, còn có nhiều tai mắt trong lãnh vực văn hóa tư tưởng như cơ quan an ninh vậy. Đến nơi, Vũ được biết: Có đoàn cán bộ cao cấp của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam ra Bắc, ngày mốt sẽ được bác Hồ đón tiếp tại phủ chủ tịch. Ban cần một nhà văn, nhà báo người Nam Bộ đi cùng đoàn để viết một bài cho ra tấm ra miếng.

Ủy Ban đã chọn nhà văn Xuân Vũ, đây là một vinh dự lớn, ý anh thế nào? Ông phó bí thư Đảng ủy hỏi Vũ như vậy.
Đây là một tin vui, bởi anh có cơ hội được tiếp xúc cán bộ mặt trận. Biết đâu họ sẽ xin đích danh, thời gian và con đường trở về Nam của anh sẽ được rút ngắn lại.

Quả thực, sau khi cùng đoàn thăm phủ chủ tịch và khu nhà sàn nơi ở của Hồ Chủ Tịch, Vũ đã viết một ký sự gây tiếng vang khá mạnh. Kỹ tính như Nguyễn Tuân phải khen về mặt nghệ thuật sử dụng con chữ. Khó tính như an ninh văn hóa tư tưởng cũng phải hài lòng về nội dung. Và đúng như dự đoán, bài ký này đã góp phần không nhỏ đến quyết định cho Vũ trở về Nam.
Bữa rượu chay hôm tiễn Vũ về Nam, ông bạn nhạc sỹ già véo tai bảo: Ở giữa Thủ đô đất chật người đông, mọc lên một nhà sàn gỗ với những vườn cây ao cá, rộng đến mấy ngàn mét vuông, bao nhiêu người phục vụ chăm sóc, thế mà mày nịnh đầm ca ngợi đơn sơ, giản dị. Mày có biết, đó là thú chơi thâm nho của kẻ làm chính trị hay không? Với tao, bài ký của mày chẳng có giá trị con mẹ gì cả. Vào tới đó rồi tìm cách bẻ bút đi nhé.

Vũ lặng người, nốc cạn ly rượu nóng rát họng:

-Nhưng đó là cách duy nhất để cho em về lại quê hương, về với Quốc Gia Dân Tộc.

Đức quốc ngày 14-6-2016

© Đỗ Trường

© Đàn Chim Việt

16 Phản hồi cho “Đằng sau những lá bài”

  1. chuichacs says:

    Hay quá! Cám ơn nhà văn Đỗ Trường cho tôi đọc ngấu nghiến! Lâu lắm rồi từ khi Duyên Anh qua đời bây giờ tôi mới được đọc truyện chống cộng viết hay tài tình như thế này!
    Xin lỗi những t/g chống cộng khác mà tôi chưa được hân hạnh đọc chăng…
    Cho thấy khi cs dùng bạo lực để chiến thắng người QG vẫn dùng ngòi bút để tranh đấu. Về lâu về dài những tác phẩm có giá trị vẫn tồn tại mãi và đó mới là chiến thắng thực sự.

  2. Tudo.com says:

    Wow! Wow!

    Phải nói đây là “độc chiêu” mới của Đỗ Trường nhe!

    Tôi mượn từ độc chiêu, vì từ trước tới nay đây là lần đầu tiên tôi thưởng thức một cú ghép tuyệt cú mèo.

    Và từng hàng chử tiếp nhau như những lưỡi dao lạng tới tận xương của bác Hồ, Chinh, Giáp, Duẩn. . . lộ ra . . . đen ngòm thay vì trắng hếu.

  3. Nguyễn Kim Nên says:

    1 đoản văn độc đáo của nhà văn Đỗ Trường.

    Tưởng nhớ Xuân Vũ.

    Suy nghĩ để tự hỏi vì sao con người thường mù quáng trong những niềm tin chính trị. Ngày trước 1975 ở miền Nam có rất nhiều thông tin trung thực. Thông tin về cuộc tàn sát Cải cách ruộng đất, cuộc đấu tố, truy diệt Nhân văn – Giai phẩm ở miền Bắc VN, chiến dịch Đại nhảy vọt và cuộc bạo loạn điên rồ có tên là Cách Mạng văn hóa ở bên Tàu, trò thanh trừng của Stalin và đọa đày những người dân chủ trong các Trại tập trung bên Nga xô viết …

    Xuân Vũ, cũng như Solzenitsyn, Boris Pasternark (Dr. Zhivago), Phan Nhật Nam (Mùa hè đỏ lửa, Tù binh và hòa bình), Nhã Ca (Giải khăn sô cho Huế) …và nhiều tác giả nữa, là những tiếng nói trung thực dùng văn chương để tố cáo cái ác sâu độc, thâm hiểm của con quỷ đội lốt người có tên công sản. Các tác phẩm của các nhà văn này được phổ biến rộng rãi ở miền Nam . Tại sao người dân và trí thức miền Nam không đọc và không lo sợ cho đất nước trước khi cs đến ?

    Ngày hôm nay, khi cộng sản tàn phá đất nước, khủng bố dân chúng và trí thức, tiến hành chính sách ngu dân để cai trị thì người ta mới thấy được bọn cs hiên nguyên hình con quỷ. Quá muộn màng . Bọn quỷ đã tước hết vũ khí của người tự do. Lẽ ra thì người ta đã có thể thấy rõ bọn chúng từ lâu qua những trang sách của những nhà văn – nhà tiên tri này.

    Tưởng nhớ Xuân Vũ để tự bảo mình rằng đừng bao giờ làm nô lệ cho những niềm tin mù quáng mà hãy luôn luôn tỉnh táo tiếp nhận thông tin để không bao giờ bị lường gạt.

  4. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa quí đồng hương,

    Tôi cũng thích nhà văn hồi chánh Xuân Vũ, nhưng trước ông nhiều năm tôi tình cờ đọc báo truyện VỀ R của Kim Nhật rất hấp dẫn, nhưng không tin lắm những điều ông viết.
    Vả lại vào đầu thập niên 70 sinh viên như tôi mê đọc tác giả ngoai quốc qua các truyện dịch, nhất là các nhà văn tầm cỡ quốc tế, đoạt giải thưởng văn chương cao quí như Nobel chẳng hạn.
    Thời đó bọn tôi mê đọc truyện dich về xã hội đen mafia như Bồ Già (The Godfather); truyện chống Cộng như của tác giả Alexander Solzhenytsin (Tầng đầu địa ngục / The First Circle; Quần đảo ngục tù / The Gulag Archipelago …), Giờ thứ 25 (La Vingtcinquième heure).

    Sau 75 vài năm tình cờ mượn được sách VỀ R của Kim Nhật, đọc lại mới thấm thía hơn. Sau này mỗi lần đọc lại là một lần chiêm nghiệm ra nhiều điều hay về CSVN nói riêng và CS thế giới nói chung.

    Xin phép Ban Biên Tập Đàn Chim Việt cho “mượn đất” dể trân trọng giới thiệu VỂ R. Rất tiếc đến nay tôi không rõ Kim Nhật là ai.
    Tuy nhiên tôi đã mua tác phẩm này và một số tác phẩm chọn lọc của Xuân Vũ cho tủ sách riêng.

    Trân trọng,

    LMC

    =====

    VỀ R

    Kim Nhật

    Xin ghi nhận nơi đây lời cảm ơn chân thành :

    - Các bạn bên kia chiến tuyến trở về
    - Các bạn bè thân hữu
    - v.v…

    Đã giúp tài liệu, ý kiến để hoàn thành.

    Xin gửi: Thế hệ hôm nay và ngày mai.
    KN

    Quan điểm người viết

    1. Trước tiên, người viết xin ghi nhận nơi đây lời cảm ơn chân thành các Bạn từ bốn phương, ở quốc nội cũng như quốc ngoại, đã điện thoại cũng như thư về góp ý kiến, phê bình, và ngõ ý sốt ruột trông chờ “Về R” tập II, tập III sau khi tập I được in, phát hành từ năm 1967, nhất là đối với các bạn chỉ được nghe đồn nhưng không tìm mua được tập I bất kỳ ở hiệu sách nào, dù gửi thư kèm cước phí đến tác giả hoặc nhà xuất bản. Bởi sách được bán hết trong thời gian rất ngắn sau khi phát hành với số lượng rất khiêm nhường 10.000 cuốn.

    Kế đến người viết xin được tạ lỗi cùng các Bạn, cầu xin một sự thông cảm, tha thứ về những lỗi lầm trong “Về R” tập I do Sống xuất bản. Những lỗi lầm đó gồm : In ấn cẩu thả, dẫy đầy những lỗi chính tả v.v… đặc biệt là có một số chi tiết tài liệu viết sai, đáng trách, cần phải được chữa lại cho đúng.

    2. “Về R” được đến tay các bạn ngày hôm nay, là “Về R toàn tập” vừa tái bản lần thứ nhất tập I, vừa xuất bản tập II và tập III. Nghĩa là tập I, II, III được in chung. Những chi tiết sai trong tài liệu cũng như những lỗi lầm khác được người viết cố gắng chữa lại một cách cẩn trọng.

    3. “Về R” là tác phẩm tài liệu chiến tranh, đã được đăng trên nhật báo Sống trong năm 1967, trước khi gom lại in thành sách. Do đó, về phần kỹ thuật, có thể có nhiều điều làm các bạn không được hài lòng, mong các Bạn không nỡ trách.

    Thiên tài liệu này được viết từ năm 1967, nên những điều ghi chép ở đây, nếu được phép gọi nó là “dữ kiện lịch sử”, xin các bạn hiểu cho rằng giá trị của nó được giới hạn từ 1967 trở về trước. Những gì xẩy ra ở giai đoạn đó, không giống như những điều ta được thấy được biết hôm nay.

    4. Người viết xin được lập lại phần quan điểm đã viết trong lần xuất bản năm 1967 vài đoạn :

    “Trong bất cứ cuộc chiến nào, kẻ chủ động là kẻ biết đánh giá thật đúng thực chất của đối phương. Kẻ chiến thắng là kẻ biết ta, biết địch – biết từ chỗ mạnh đến chỗ yếu, biết từ chỗ tốt đến chỗ xấu. Có như thế ta mới hóa giải được cái mạnh của địch và biết đem cái yếu của địch làm cái mạnh của ta cũng như biến cái xấu của địch thành cái tốt của ta.

    Điều đáng quan tâm là biết lợi dụng, khai thác cái tốt của địch làm cho cái xấu của ta biến trở thành tốt hơn địch.

    Viết thiên tài liệu này, chúng tôi cố gắng đạt đến mức chính xác tồi đa và cố gắng thật vô tư trong cách trình bày sự kiện. Lớn tiếng, hò hét, đặt điều thêm bớt, gán cho kẻ địch những điều do mình tưởng tượng, chúng tôi nghĩ rằng điều đó không nên làm vì tự nó làm giảm giá trị của ta và nhất là có thể gây nên phản tuyên truyền, mà hậu quả cái hại không sao lường được”.

    Dựa vào quan điểm trên đây, chúng tối xin được giới thiệu đến các bạn thiên tài liệu này, để hiểu phần nào về cuộc sống, về tổ chức và những gì đã xẩy ra trong những ngày đầu của cái gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam” ở vùng đất gọi là R – vùng căn cứ của Trung Tâm Chỉ Huy điều khiển chiến tranh của Cộng Sản Hànội tại miền Nam – mong được góp phần nhỏ công sức trong công cuộc bảo vệ chung cho mảnh đất tự do đầy khói lửa này.

    KN

    Đồng Chí Bớc Sét

    Năm 1962, có một ký giả người Úc tên Burchette từ Melbourne đến Sàigòn đề săn tin và tìm hiểu về cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt nam. Burchette đến Sàigòn với giấy thông hành, chiếu khán của Úc.

    Sau khi đến Sàigòn, Burchette cũng xin yết kiến, phỏng vấn “ngài Tổng thống” Ngô Đình Diệm, “ngài Cố vấn” Ngô Đình Nhu, tiếp xúc vời nhiều giới khác nữa. Burchette nhờ “trụ sở liên lạc báo chí thế giới” ở đường Pasteur thuê hộ một chiếc xe du lịch để đi đó, đi đây trong những ngày ở Sàigòn.

    Đứng về phương diện an ninh quốc gia, các cơ quan tình báo biết rõ Burchette hơn ai hết do những nguồn tin từ toà đại sứ Việt nam tại Úc, do những cơ quan chuyên môn… cho nên khi đến Sàigòn, mọi cuộc xê dịch di chuyển của Burchette đều được cơ quan an ninh Việt Nam theo dõi, giám sát. Burchette cũng biết thế nên tìm mọi cách để đánh lạc hướng nhân viên tình báo Việt nam, bằng những cuộc đi chơi bạt mạng bất kể giờ giấc ở ngoại ô Sàigòn, ở Đàlạt, Vũng tàu, Mỹ tho v.v… Cuối cùng Burchette mất tích. Tin đó chỉ có Bộ Ngoại giao biết, các cơ quan an ninh liên hệ, và một ít người khác biết mà thôi. Vì biết quá rõ lý lịch của Burchette nên không một ai nghĩ là Burchette bị VC bắt cóc bao giờ, dù thừa hiểu rằng lúc ấy Burchette đang có mặt tại chiến khu vùng biên giới Tâyninh.

    Đối với một ký gỉả săn tin quốc tế, chuyện xẩy ra là một chuyện thông thường nên chẳng ai quan tâm đến cho lắm. Nhưng vài tháng sau “đài phát thanh Giải phóng” loan tin Burchette đến thăm chiến khu và ca ngợi Burchette không tiếc lời. Burchette được phong là đại ký giả nổi danh thế giới, hàng ngũ báo chí thế giới xem Burchette như một đàn anh, uy tín trùm cả hai phe xã hội chủ nghĩa và đế quốc. Lúc đó Burchette đang có mặt tại Hànội.

    Thực sự Burchette chỉ là một ký giả như bao ký giả ngoại quốc khác đến Việt nam. Nhưng tại sao Burchette được thổi phồng, được “người ta” hoan nghênh, đề cao lên tột đỉnh ? Chỉ vì Burchette là một đảng viên Cộng sản, và là người ký giả đầu tiên “lăng xê” Mặt Trận Giải phóng Miền Nam, cổ võ hết mình trên một tờ báo thiên Cộng ở Melbourne và tờ báo của Cộng sản Ý xuất bản ở Milan. Vì “công trận” đó Burchette đáng được ca ngợi, phong lên hàng “đại ký giả” của thế giới.

    Từ năm 60, 61, nhất là sau vụ đảo chánh hụt Ngô Đình Diệm tháng 10, chiến cuộc Việt Nam bắt đầu lan rộng. Nhiều ký giả quốc tế đến Sàigòn muốn tìm hiểu về MTGPMN, tổ chức, sinh hoạt, đời sống của họ ra sao.

    Những ký giả gan lì thường dùng cách lái xe chạy phất phơ vào rừng được gọi là bất an ninh để du kích bắt đi, nhưng chẳng thấy ai chặn xe, đón đường cả. Họ đành thất vọng, trở về Sàigòn. Một vài tay ký giả trong số đó, bèn dùng cách đi sâu vào những làng nằm cặp theo quốc lộ số 1 hay quốc lộ số 4, nơi mà nhiều người điềm chỉ ở đó có nhiều VC. Nhưng cũng chẳng may cho họ là khi gặp du kích, bắt họ bịt mắt dẫn đi, xem họ là Mỹ, định làm thịt. Họ rụng rời tay chân. Vì ngôn ngữ bất đồng, ra dấu, ọ ẹ mãi chẳng ai hiểu ra sao, đến chừng mang máng hiểu được “không phải lính Mỹ” mà là ký giả thì du kích lại bịt mắt dẫn ra, nhờ đồng bào đưa lên lộ để đón xe về Sàigòn. Nghĩa là xuýt tí nữa thì mất đầu vì người ta không chấp nhận bất cứ người lạ nào, dù mũi cao hay mũi thấp vào vùng của họ, để ý dòm ngó việc họ làm. Rút cục chẳng đi đến đâu.

    Trường hợp đó là trường hợp nổi hứng bất ngờ của mấy ký giả muốn săn tin chiến tranh.

    Với những ký giả quốc tế khác, biết chuyện hơn, muốn đi vào vùng chiến khu, muốn tiếp xúc trực tiếp với Nguyễn hữu Thọ, với “Mặt Trận”, họ đều suy tính kỹ càng : gõ vào cánh cửa ngoại giao. Những ký giả đó nhờ những toà đại sứ ở Hànội, nhờ Ủy hội quốc tế vận động thẳng với Bộ Ngoại giao Hànội cho phép họ vào vùng “giải phóng” ở miền Nam. Dĩ nhiên Bộ Ngoại giao Hànội lắc đầu nguầy nguậy, chối phăng :

    - Việc đó chúng tôi không có thẩm quyền. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đâu có dính dáng gì đến chúng tôi. Chúng tôi không biết, không thể làm vừa ý các ông được.

    Nếu là “bồ bịch” thuộc phe xã hội chủ nghĩa thì Bộ Ngoại Giao trả lời theo kiểu khác :

    - Việc đó để chúng tôi thảo luận lại với Mặt trận. Chúng tôi sẽ chuyển đến Mặt trận lời yêu cầu của các đồng chí. Nhưmg được hay không chúng tôi xin không hứa gì cả. Các đồng chí thông cảm cho.

    Thấy vận động thẳng với Hànội không kết quả, họ mới “sực nhớ” ra họ đã vô tình “chơi xấu”, đưa Hànội vào một thế khó xử bởi cái khuôn khổ của Hiệp định Genève và công pháp quốc tế. Số ký giả đó, bay thẳng sang Nam vang. Chả là Nam vang gần biên giới Tây ninh, vùng được xem là căn cứ của Mặt trận của Nguyễn hữu Thọ và tại Nam vang có trụ sở của Phái đoàn Đại diện Thương mãi của Hànội do Ca văn Thỉnh là trưởng đoàn. Trụ sở của Phái đoàn Đại diện Thương mãi là cơ sở liên lạc thường trực giữa Mặt trận, Trung ương Cục Miền Nam và Trung ương Đảng Miền Bắc.

    Ký giả phe Xã hội chủ nghĩa thì hy vọng ở Phái đoàn Đại diện Thương mãi sẽ vận động xin “nhập cảnh” chiến khu giúp. Ký giả phe “đế quốc” thì đến Nam vang o bế Sihanouk, hy vọng ở sự giúp đỡ của Sihanouk, vì tuy không nói ra nhưng các ký giả đều rõ rằng nếu không có sự làm lơ của Sihanouk, hoặc ủng hộ ngầm thì Sihanouk đã la làng chói lói khi “thiên hạ” lấy biên giới mình làm căn cứ. Nhiều lúc còn kéo sâu vào nội địa mình mà xây căn cứ nữa. Sihanouk vốn đã bẻm mồm bẻm mép, to tiếng có danh, chuyện gì một chút cũng có thể suýt ra to, tại sao “Mặt trận” chiếm vùng biên giới, xử dụng đất Miên như đất nhà, Sihanouk biết quá rõ vẫn làm thinh ? Không chỉ làm thinh, còn bênh vực một cách rõ ràng khi Việt Nam Cộng Hoà phản đối, phàn nàn việc trên, Sihanouk làm bộ mời ký giả ngoại quốc, quan sát viên ngoại quốc và Ủy hội Quốc tế đi xem xét.

    Nhưng xem xét điều tra cái nỗi gì khi toàn rừng rậm, đường xe không có, cả cái đường mòn đặt chân được đôi giầy không bị gai mây ngăn cản cũng không thì điều tra, quan sát chỗ nào ? Đi xe đã không có đường, đi bộ mặc veston, thắt “cà la oách” lội sình, càn rừng à ? Vô lý ! Vậy chỉ có bay trên trời. Bay trên trời còn có thể thấy gì trong rừng rậm âm u ? Hoà cả làng.

    Biết rõ như vậy, nếu được Sihanouk hứa giúp đỡ, hưá vận động dùm thì một lời nói của Sihanouk đáng giá 1.000 ký lô. Đến Namvang, dù chả được ai giúp đõ, chả được ai cho “nhập cảnh” đi nữa, việc săn tin, đánh hơi tin tức vẫn dễ dàng hơn bất cứ nơi nào khác. Ngoài việc tìm tòi nghe ngóng đánh hơi riêng, ký giả còn được các tình báo viên quốc tế cung cấp nữa chi.

    Do đó, không ai lấy làm lạ khi cái nước “Cam bô đia” bé tí xíu chả có việc gì đáng cho thế giới quan tâm, mà ký giả quốc tế lại hàng đàn, hàng đống ở chật cả mấy hotel, ăn chực nằm chờ năm này đến tháng nọ, suốt mấy năm liền. Cho đến 1966 Sihanouk “làm eo, làm xách” lấy cớ một số ký giả quốc tế lợi dụng Cambodia để mưu tính những chuyện ngoài ý muốn của Cambốt. Đã vậy còn “xuyên tạc” nói xấu Cambốt và Thái tử Quốc trưởng nên Cambốt chỉ cho phép một số ký giả “trong sạch”, một số ký giả biết điều nhập cảnh vào Namvang thôi. Để chứng tỏ ta đây là vô tư, Sihanouk ra thông cáo công bố cho thế giới biết sự hạn chế đó, chọn lọc đó nhằm vào cả hai phe, ba phe, không chỉ riêng phe “đế quốc tư bản” mà thôi.

    Kết quả của các cuộc chạy đua đến Namvang thế nào ? Hoàn toàn là con số không ! Kể cũng buồn !

    Trường hợp của Burchette đặc biệt hơn. Burchette vận động bằng một kiểu cách khác – kiểu cách Đảng. Nghĩa là Burchette báo cáo với Đảng Cộng sản Úc về chương trình công tác của mình. Đảng Cộng sản Úc liền viết thư giới thiệu đến Trung ương Đảng Lao Động ờ Hànội, xin chấp thuận cho phép Burchette vào thăm và tham quan cuộc “kháng chiến chống Mỹ Diệm” tại chiến khu ở miền Nam. Trung ương Đảng, Bộ chính trị Đảng Hànội cứu xét, chấp thuận lời yêu cầu trên, liền thông báo và ra lệnh cho Trung ương Cục miền Nam , chuẩn bị cuộc tiếp đón. Mặt khác viết thư trả lời cho Đảng Cộng sản Úc, hướng dẫn cách đến miền Nam, cũng như kế hoạch tiếp xúc mà Hànội đã trù tính.

    Burchette không đến Hànội, cũng không cần đến Namvang trước khi vào chiến khu. Vì như vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại trong chuyến đi. Thủ tục “nhập cảnh” vào giang sơn của R, đối với Burchette là thủ tục thông thường của hệ thống Đảng.

    Điều cần nên nói thêm, không phải bất cứ ký giả nào thuộc “12 nước phe Xã Hội Chủ Nghĩa” được Ban Chấp hành Trung ương Đảng của nước mình giới thiệu đến Trung ương Đảng Hànội là đều được chấp nhận. Trước cũng như sau Burchette, có hàng chục trường hợp tương tự của những ký giả báo IZ VESTIA, PRAVDA (Nga), rồi của các ký giả Cộng sàn Ý, Hung, Tiệp, Ba lan v.v… Những ký giả trên không được chấp nhận, Lý do được viện dẫn trả lời là “an ninh không được bảo đảm” hoặc “tình hình chưa cho phép”. Thực sự chỉ vì khuynh hướng của các Đảng Cộng sản Châu Âu không tán thành mấy đường lồi đấu tranh vũ trang trong cuộc cách mạng Miền Nam, khi Việt nam đang ở trong tình trạng phân đôi Nam Bắc, có sự ràng buộc pháp lý bởi hiệp định Genève, nhất là đường lối đấu tranh bằng vũ lực trong tình hình thế giới hiện tại, có thể đưa đến chiến tranh cục bộ như chiến tranh Triều Tiên. Hậu quả có thể vược quá phạm vi cục bộ trở thành chiến tranh thế giới thứ ba ! Và riêng những cá nhân ký giả được giới thiệu, tư tưởng, lập trường qua những bài báo đã viết không phù hợp với tư tưởng, lập trường của Hànội.

    Đối với Đảng Cộng sản Úc, là một Đảng Cộng Sản nhỏ đang trong giai đoạn phát triển và đấu tranh với các đảng phái khác đang cầm quyền tại Úc, dầu sao khi chưa cầm quyền được cũng phải đấu tranh tích cực hơn. Và Burchette, qua những bài báo đã viết, hoàn toàn ủng hộ, tán thành lập trường của Hànội. Hànội rất cần những ký giả như Burchette đề lên tiếng thay cho mình trên thế giới, tạo ảnh hưởng rất lớn trong việc trình diện tổ chức “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam”, tuyên truyền cho nó, gây tiếng vang cho nó, mục đích làm cho thế giới chấp nhận sự hiện hữu ít ra là trên phương diện ngoại giao quốc tế.

    Theo kế hoạch đã định, Burchette đến thẳng Sàigòn bằng con đường công khai, hợp pháp như các ký giả quốc tế khác. Tại đây sẽ có người đến liên lạc tiếp xúc với Burchette, và đón Burchette vào chiến khu.

    Có lẽ các cơ quan an ninh Sàigòn dạo đó chưa có đủ nguồn tin để xác nhận mục đích của Burchette đến Sàigòn, chỉ biết đó là một ký giả cộng sản đến Việt nam nên chưa theo dõi đúng mức, lạc mất dấu Burchette ở ngoại ô Sàigòn vào một buổi sáng. Sau đó Burchette được một thiếu phụ đóng vai bồ bịch cùng ngồi xe đưa đi trên con đường Tâyninh, đổ bộ xuống một đồn điền cao su nhỏ ở Trảng Bàng. Một tiểu đội cảnh vệ đặc biệt của I.4 nằm chờ sẵn, đưa về Hố Bò ngay trong đêm. Chỉ huy tiểu đội cảnh vệ là một đại đội trưởng, cán bộ mùa thu, nói tiếng Pháp rất thạo. Ngoài viên đại đội trưởng còn có khu ủy viên dự khuyết của khu ủy I.4 Ba Nghị. Ba Nghị giỏi tiếng Pháp, còn thông thạo cả Anh và tiếng Trung hoa.

    Hành lý của Burchette gồm có một vali nhỏ, một máy đánh chữ xách tay, và một máy chụp ảnh Minolta. Xuống xe, Ba Nghị bắt tay chào hỏi và giới thiệu các đống chí của mình với Burchette xong, liền đưa cho Burchette một đôi dép râu để thay cho đôi giầy da bóng. Tiểu đội cảnh vệ chia nhau mang hành lý cho Burchette. Sau đó cả đoàn đưa nhau lên xe đạp chạy một mạch.

    Mười hai giờ đêm, Burchette về đến xóm chùa thuộc khu vực Hố Bò. Burchette nhìn thấy các đồng chí Cộng sàn Việt nam của mình mặc đồ bà ba đen, giống như những nông dân địa phương mà Burchette gặp trên đường đi nên đề nghị với Ba Nghị xin một bộ đồ bà ba đen. Như đã cho may sẵn từ trước, Burchette thỏa mản yêu cầu ngay với một bộ đồ bà ba đen ngoại khổ, hợp với tầm vóc của Burchette bằng vải popeline đen.

    Ba Nghị đưa Burchette đi tắm sau giếng, thay đồ bà ba, vào nhà thì bữa ăn tối đã được dọn xong. Đèn Hoa kỳ đốt sáng choang. Người ta thấy trên bàn nào là gà rôti, bò bít tết, cải xà lách Đàlạt, cà chua, bánh mì v.v… Nói chung là một bữa ăn Tây hoàn toàn, rất ngon, có cả rượu Mạc ten, nước đá. Sửa lại cặp kính gọng vàng trên sóng mũi, Burchette cười toét miệng đến mang tai, ngạc nhiên hết sức về cái bữa ăn đầu tiên ở “vủng giải phóng” này. Burchette không ngớt lời cảm ơn. Qua câu chuyện trao đổi với Ba Nghị, Burchette phát biểu ý kiến rằng khi còn ở Úc, cũng như lúc đến Sàigòn, Burchette quan niệm chiến tranh du kích ở đây, phải trốn chui, trốn nhủi, trong rừng sâu, trong bụi rậm, thiếu thốn đói khát, gian khổ, làm gì có được một bữa cơm ngon. Bây giờ thực không ngờ ! Burchette phục lắm.

    Căn nhà được khu ủy I4 mượn để đón Burchette là một căn nhà ngói kiểu xưa, nền gạch, vách ván bỏ kho, mái thấp. Trước sân có trồng mấy chậu kiểng. Giữa nhà để một cái tủ thờ, lư huơng chân đèn bằng đồng chùi bóng. Trên có treo liễng, hoành phi, làm Burchette thấy lạ mắt, cứ nhìn mãi. Nhà đó là nhà của một cán bộ xã. Burchette nói với Ba Nghị muốn được chào chủ nhà và cảm ơn. Lúc đó vợ chồng chủ nhà đã thức, và mấy cô con gái đang nép sau cửa buồng ngơ ngác nhìn “ông Tây” ký giả không chớp mắt, thỉnh thoảng bình phẩm vài câu thích thú, buồn cười cái bộ bà ba đen mặc trên người ông ta.

    Gia đình bà chủ nhà chưa hề được biết trước về nhân vật mũi cao này. Mãi cho đến khi chiều, thấy các “đồng chí” đóng ở nhà mình, đi mua chở về nào gà, nào thịt bò, rau cải, bánh mì, đồ nấu, rượu v.v… rồi ai nấy lăng xăng, không khí coi bộ nhộn lên giống nhà có giỗ, thì “đồng chí anh nuôi” mới từ đâu đưa lại :

    - Nè chú ! Chiều nay mầy chú làm gì coi bộ lăng xăng quá vậy ? Bộ tổ chức liên hoan hả ?

    - Không phải bác ! Mình sửa soạn đón một nhà báo ngoại quốc !

    - Người nước nào vậy ?

    - Tôi cũng không rõ, chắc Tây U gì đây ! Tôi chỉ được cấp trên phổ biến là chuẩn bị một bữa ăn Tây để phục vụ cho một nhà báo ngoại quốc. Ngoài ra chưa biết gì thêm.

    Bây giờ khi Ba Nghị đưa Burchette về đến thì ông chủ nhà đi họp ở xã cũng vừa về, vào buồng thay đồ đánh thức vợ dậy để coi ông Tây, hỏi vợ xem thằng ngoại quốc nào, ở đâu đến, vì suốt ngày ông ta không có mặt ở nhà nên không biết. Mấy cô con gái lớn đang ngủ nghe ồn ào biết nhà báo ngoại quốc đã đến cũng lóp ngóp bò dậy nhìn xem mặt mũi ra sao.

    Nghe Burchette muốn chào chủ nhà, Ba Nghị mỉm cười gật đầu, đảo mắt nhìn quanh và gọi :

    - Chú Tư ơi ! Mời chú Tư ra chơi, chú Tư.

    Ông chủ nhà ngỡ ngàng, cài nút áo cổ, bước ra. Burchette đưa tay bắt, cười và nói một hơi. Ba Nghị dịch lại, cho biết Burchette có lời chào cảm ơn sự tiếp đón của gia đình. Ba Nghị cũng nói thêm :

    - Đây là đồng chí “Bớc sét” của ta, một đảng viên của Đảng Cộng Sản Úc đại lợi, là một ký giả ngoại quốc nổi tiếng đến thăm và tham quan cuộc “kháng chiến chống Mỹ Diệm” của chúng ta để viết bài giới thiệu và cổ võ cho chúng ta trên báo chí thế giới.

    Bỗng nhiên có tiếng vỗ tay hàng loạt của mọi người đứng chung quanh. “Bớc Sét” cười toét miệng, cũng vỗ tay theo.

    Bảy giờ sáng hôm sau, R nhận được điện của I.4 báo là đồng chí Bớc Sét đã đến và xin chỉ thị của Trung Ương Cục. I.4 cho biết là Bớc Sét yêu cầu được ở lại các xã vùng đồng bằng quanh Sàigòn đề theo các du kích quay một cuốn phim, quan sát sinh hoạt, đời sống của “nhân dân vùng giải phóng”. R lập tức trả lời là không chấp thuận, phải đưa Burchette về R ngay. Hạn chế sự tiếp xúc với nhân dân, với các tổ chức khác, hạn chế đến tối đa tầm mắt cũng như việc đi lại của Burchette. Khi R tiếp xúc trực tiếp với Burchette, điều nghiên kỹ càng mới quyết định sau. Vậy là Burchette được nghe trả lời “Vì là lệnh của Cấp trên nên chúng tôi không dám tự chuyên. Xin mời đồng chí hãy đến gặp Trung ương Cục và Mặt trận. Trung ương Cục sẽ giúp đồng chí toại nguyện”.

    Điều đó có nghĩa tuy Burchette là đảng viên Cộng Sản, quan điểm cá nhân xuyên qua báo chí có phù hợp đường lối Hànội phần nào, nhưng toàn bộ tư tưởng của Burchette, Trung Ương Cục miền Nam chưa được rõ. Mặt khác, về phương châm làm việc, nguyên tắc của Đảng, bao giờ cũng là “chuẩn bị tốt” ! Chưa điều nghiên, chưa chuẩn bị chu đáo, chưa có kế hoạch, chưa làm ! Những hình ảnh Burchette thu vào ống kính là những hình ảnh tuyên truyền. Những lời nói, những con người, những sự kiện trong thiên phóng sự của Burchette sau này là những yếu tố hết sức quan trọng, nó có tính cách “điển hình cho khí thế cách mạng”, vậy tất cả những thứ đó cần được chuẩn bị trước, “dàn cảnh” cho chu đáo. Phải tập tành, phải học tập cho thuần thục. Rồi còn vấn đề bảo vệ an ninh, vấn đề phòng gian bảo mật v.v… Đủ thứ chuyện.

    Từ Hố Bò, Burchette được một tiểu đội hộ tống lên Lộc Thuận, qua Cầu Xe, xuyên rừng Bời Lời đến suối Ông Hùng, vượt sông Bà Hão về thẳng căn cứ Trung Ương Cục ở biên giới Tây ninh – Cam bốt. Burchette đang còn trên con đường đi về Trung Ương Cục, thì suốt mấy ngày liền Thường vụ Trung Ương Cục bận tíu tít lo chuyện tiếp đón. Nào là họp Thường vụ bàn kế hoạch, chương trình, phân công người phụ trách theo dõi, nào cho dọn dẹp nhà cửa, trang trí, nào là thảo kế hoạch chi tiết để chỉ thị cho nhũng nơi mà Burchette sẽ được Trung Ương Cục cho phép đến.

    Theo chương trình được hoạch định đó, Burchette sẽ đến thăm các nơi như Bộ Chỉ huy R, Văn phòng Mặt trận của Nguyễn hữu Thọ, thăm đài phát thanh Giải phóng, gặp các giới, các thành phần của Mặt trận, đi thăm các cơ sở Hậu cần R, khu B, đi thăm Q.761 và du kích I.4. Thời dụng biểu cho cuộc tiếp xúc của Burchette được Trung Ương Cục tính chi ly từng ngày. Ngày nào Burchette đến Bộ Chỉ huy R, ngày nào gặp Nguyễn hữu Thọ, ngày nào đến đơn vị Hậu cần khu B, ngày nào đến Công trường của B.1, ngày nào đến bệnh viện 320, ngày nào đến Q.761, ngày nào trở lại I4 v.v… tất cả đều sắp xếp trước, chỉ thị về mục đích yêu cầu, cách tiếp đón ra sao, ăn uống sinh hoạt thế nào v.v… đủ cả. Bộ phận điện đàm của B1 cứ tít tít ta ta suốt ngày cho các đơn vị xa. Các đơn vị gần thì giao liên, cần vụ mang thư, mang chỉ thị chạy vắt giò lên cổ.

    Khổ nhất có lẽ là mấy anh em tiếp phẩm, bộ phận quản lý của các nơi mà Burchette sẽ đến. Khổ vì phải chạy chọt, khiêng vác những thứ thực phẩm đặc biệt mua tận đồng bằng hoặc thị xã Tây ninh hay tận Sàigòn. Thịt cá, gà vịt, rượu trà, rau cải, đồ nấu v.v… Phải chi chỉ có một mình Burchette ăn cũng không đến nỗi gì lắm. Một mình Burchette ăn nhậu có là bao, và dù có cực khổ để chiều khách cũng thấy vui. Đàng này, không phải chỉ có mỗi Burchette mà còn có “tiếp tân”, các cán bộ cao cấp đi theo, còn có Ban chỉ huy đơn vị “tham gia hưởng thụ” nữa. Cái đám cán bộ tẹp nhẹp và chiến sĩ quèn thì đừng hòng. Ngay những anh chị tiếp phẩm là những người nai lưng ra công vác, khiêng lội bộ rã giò hàng mấy ngày đường những thứ thực phẩm đó còn chẳng được chấm mút miếng nào thì nói chi ai.

    Nếu Burchette biết trước rằng cái chuyện mình đi làm phóng sự, quảng cáo cho cái gọi là “cuộc cách mạng thần thánh chống Mỹ Diệm” gây nên không biết bao nhiêu điều vất vả cho các “đồng chí công nông” của mình, chắc Burchette đã từ bỏ ý định này. Giá trị thực sự những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi đều là những màn dàn cảnh được tập dượt chu đáo nhiều ngày của một vở kịch lớn có nhiều đạo diễn thiện nghệ , chứ không phải những hình ảnh bất chợt, những sinh hoạt bình thường hoặc một hiện trạng được phơi bầy rõ nét. Biết thêm điều nầy nữa Burchette còn buồn biết bao nhiêu.

    Nhưng tại sao Trung Ương Cục quan trọng hóa chuyến đi thăm của một ký giả quèn như Burchette đến như vậy ? Điều đó quá rõ ràng, không ai không hiểu. Quan trọng vì những điều Burchette nghe thấy ở đây, Burchette sẽ ghi lại bằng lời, bằng hình ảnh đăng trên báo chí ngoại quốc để giới thiệu Mặt Trận. Về mặt tâm lý, việc tiếp đón Burchette có chu đáo, có biểu hiện sự “nồng hậu”, thân thiết nhất” nó mới gây hứng thú, mới thuyết phục được tình cảm và lập trường, tư tưởng Burchette đi theo chiều hướng vận động của cộng sản Việt nam. Dù cùng phe, dù là “đảng anh em”, Burchette vẫn là con người thích người khác đề cao, kính trọng, quan trọng hóa mình.

    Để tạo nên những sự kiện, “những hình ảnh nổi bật”, đúng theo ý muốn của mình, Trung Ương Cục miền Nam cần phải dựng vở, phải tập dượt, đạo diễn kỹ càng các màn được thực hiện. Đảng bảo rằng “Tuyên truyền là phân nữa lực lượng kháng chiến”, có Burchette đóng góp vào một tay, điều đó quả thật hết sức cần. Cho đến nay, Tổng thư ký LHQ, U. Thant, còn bảo rằng Mặt trận là một tổ chức quần chúng không dính dáng đến Cộng sản miền Bắc, rồi nếu còn có một số lớn các nhân vật tên tuổi trên thế giới cũng hiểu như U. Thant, nếu còn có nhiều quốc gia mù tịt chưa hiểu rõ về cuộc chiến tranh này thì cái “phân nửa lực lượng kháng chiến” đó biết đâu chẳng là có sự đóng góp một phần của Burchette.

    Đi sâu vào cụ thể, ta thấy việc chuẩn bị được nghiên cứu rất chi li. Burchette không biết tiếng Việt, đó là một lợi điểm về mặt lý luận. Nghĩa là khi phỏng vấn bất thần một cán bộ chiến sĩ nào đó, Burchette không có thông dịch viên do Đảng cung cấp thì đành cua tay, không sao thực hiện được. Ngôn ngữ bất đồng, cứ bi bô ra dấu thì có cũng thành không, làm sai diễn tả được lý luận ? Còn qua tay thông dịch viên là tay có lý luận thao thao bất tuyệt, đã được học tập trước, phổ biến trước hướng căn bản cần phải trả lời thì người bị phỏng vấn có nói bậy, thông dịch viên lại dịch đúng, Burchette “Tết” mới khám phá được.

    Với những người biết tiếng Pháp hay tiếng Anh, Trung Ương Cục chỉ thu xếp cho gặp những người của họ, được Trung Ương Cục tin cậy hoàn toàn về lập trường, về lý luận Mác Lê. Mặt khác hướng trả lời đã được “đả thông” trước, không được tùy tiện trả lời theo ý nghĩ cá nhân mình.

    Cho nên khi Burchette chưa về tới R, T.Ư.C đã cho mời Trần bửu Kiếm, Huỳnh tấn Phát, Trần bạch Đằng và Nguyễn văn Hiếu bên Mặt Trận (những nhân vật đó đều là đảng viên kỳ cựu, toàn là Ủy viên Trung Ương Cục) về Trung Ương Cục để họp thảo luận về cách tiếp đón, vấn đề tham quan, về sự chọn lựa người tiếp xúc và nhất là “mớm” trước cho Nguyễn hữu Thọ những câu trả lời, trình bày quan điểm phù hợp với đường lối của Đảng.

    Hậu cần R, Hậu cần khu B cũng đã nhận được chỉ thị về việc “Bớt sét” đến để tham quan “tinh thần cách mạng qua sự gian khổ, chịu đựng, thiếu thốn để hoàn thành những công tác khó khăn” v.v…

    Những đơn vị được chỉ định tiếp Burchette, hết cấp ủy họp, thì chính quyền họp, đoàn thanh niên lao động họp. Ban ngày lo việc sửa sang doanh trại, sửa hố, sửa hầm, quét dọn đường đi, bầy biện, thực hiện trật tự nội vụ. Ban đêm tập họp toàn đơn vị để học tập cách đi đứng, ăn nói, cách làm việc và động viên chính trị.

    Ở Hậu cần khu B, như trong một màn quan sát việc chuyển gạo qua sông, và thồ thực phẩm đường rừng, họ đã giả vờ thả lỏng cho Burchette đạp xe đi một mình, không cho thông dịch theo nên Burchette tha hồ chụp hình, tha hồ nhìn thấy sự chịu đựng gian khổ quá độ, nhưng Burchette muốn nói chuyện, muốn biết ý kiến, tâm tình của chiến sĩ, Burchette thực lúng túng không biết phải làm sao. Burchette cứ khoa chân, múa tay, miệng thì ư ê, cố gắng làm cho người đối thoại hiểu mình muốn nói gì, mấy anh lính hậu cần cứ trơ mắt ếch rồi cười rũ ra. “Gian khổ mà vẫn vui cười” đó là yêu cầu đã được trình diễn dưới mắt của Burchette trong cuộc tiếp xúc một mình này.

    Nói chung tất cả các nơi mà Burchette đến, công thức chuẩn bị đều y nhau.

    Đến với I4, Trung Ương Cục cho rằng sinh hoạt của “nhân dân chống Mỹ Diệm” mới là hình ảnh sống động nhất, giới thiệu cho Burchette những nét đôc đáo về du kích chiến tranh. Vì vậy, để việc chuẩn bị cho thật chu đáo, không có sơ hở, lỗi lầm về mặt kỹ thuật, lúc mới đến Hố Bò, R điện cho I4 gởi gấp Burchette về R, hạn chế tiếp xúc, hạn chế tầm mắt của Burchette lại.

    Khi Burchette về R rồi, chừng đó R mới chỉ thị cho I4 chọn thí điểm, chọn điển hình, chuẩn bị sẵn một khung cảnh thích hợp để cho Burchette trở lại I4 lần sau trước khi rời khỏi Hố Bò đến chiến khu. I4 tập trung nhân lực, đưa nhiều đoàn cán bộ đi nghiên cứu các địa phương. Sau cùng, vùng được chọn là Củ chi, lấy xã Trung lập làm tiêu điểm và điển hình là đội nữ du kích.

    Nhưng đội nữ du kích chưa có thì làm thế nào ? Chưa có thì tạo cho nó có. I4 chỉ thị các địa phương, mỗi địa phương chọn một số thanh nữ đoàn viên dạn dỉ, gan lì nếu sẵn là nữ du kích hiện đang hoạt động càng tốt. Những thanh nữ đó được gởi ngay đến Hố Bò, để chọn lấy một tiểu đội cho học gấp rút về cơ bản quân sự và động tác cơ bản thao diễn như nghỉ, nghiêm, đi đều, quay trái, quay phải, đứng bắn, nằm bắn, yếu lĩnh xạ kích, lăn, bò, chạy v.v…

    Cô em Nguyễn thị Gừng, hơ hớ 18 xuân xanh ở Trung lập được chọn làm tiểu đội trưởng. Trong khi các cô em đi học quân sự, ở nhà, du kích các nơi được tập trung đưa đến xây dựng lại hệ thống phòng thủ, làng chiến đấu và hệ thống địa đạo. Thực là một vở kịch lớn, quá đông đảo diễn viên.

    Hơn tháng sau, mọi công việc chuẩn bị đã xong. Tiểu đội nữ du kích cũng đã khá thành thạo, liền trang bị mỗi chư vị một súng Carbine và 5 gấp đạn, nón vải xanh đội đầu, thắt lưng Mỹ cài đầy lựu đạn, bình ton, dép râu, bồng bị v.v… đủ cả. Cô em nào đuôi tóc cũng dài, quất qua quất lại sau lưng, Mặc đồ bà ba đen quần cột ống, thắt lưng ngoài áo, trông cũng “co” ra phết. Các cô em được đưa về Trung lập dượt lại vài hôm thì Burchette xuống đến Hố Bò. Tiểu đội nữ du kích được đưa đến trình diện, “người ta” giới thiệu rằng đó là tiểu đội nữ du kích của một xã đã từng tác chiến cừ ra phết, lập được nhiều chiến công cho nên tiểu đội này được chỉ định làm tiểu đội chiến đấu, theo bảo vệ cho Burchette trog thời gian ở I4. Tiểu đội này cũng sẽ đưa Burchette về xã mình chơi, xem các cô đánh giặc, vì xã của mấy cô đó là một “vùng yếu”, có đồn bót địch và trục lộ giao thông. Không riêng gì xã mấy cô này, những xã khác xã nào cũng đều có đội nữ du kích, vì phụ nữ Việt nam ngày nay tiến bộ vô cùng, nhất định không chịu thua nam giới bất cứ phương diện nào, giác ngộ cách mạng lại cao. Được giới thiệu, các cô cũng tập hợp một hàng dọc, so hàng điểm số, cũng quay phải, quay trái, báo cáo, chào súng. Tiểu đội trưởng Nguyễn thị Gừng cũng mang súng lục, đưa tay ngang mày chào như ai.

    Burchette nghe trình bày, tường thuật đứng đờ nguời ra. Hình ảnh trước mắt đã rõ ràng quá, không tin sao được. Burchette đưa máy ảnh lên bấm lia lịa. Dĩ nhiên là Burchette phục sát đất, phục lăn ra, tưởng chừng như mình đứng trước đội nữ binh Do Thái.

    Sau đó Burchette tháp tùng theo đội nữ du kích này về Trung lập phục kích đánh giặc, sống với họ hai ngày dưới chiến hào và luồn qua những địa đạo. Cũng may, hai ngày sống với đội nữ du kích này, không gặp trận đụng độ nào. Nếu có, chẳng biết tình hình lúc đó sẽ ra sao ? Và Burchette có còn sống được để mà viết phóng sự không ? Nhờ không đụng trận nào nên Burchette được người ta giải thích rằng vì uy danh và thành tích anh dũng ngoan cường, tài thiện chiến của đội nữ anh hùng du kích, giặc sợ hãi, chôn chân ở đồn bót không dám đi đâu cả. Du kích giữ làng hữu hiệu như vậy đó. Rồi quan sát hệ thống phòng ngự với những hệ thống mìn, đạp lôi, lựu đạn gài, hầm chông chằng chịt, Burchette lại càng tin hơn nữa.

    Quả là nột vỡ kịch diễn khéo, đạt yêu cầu hết sức. Có lẽ, cho đến ngày nay, Burchette ngủ vẫn còn nằm mơ hình ảnh đội nữ du kích Cộng Sản Việt nam. Sau lần đó, Burchette lại được đội nữ du kích hộ tống trả trở về R, sang Namvang rồi ra Hànội. Để tuyên truyền, quảng cáo, làm hậu thuẩn cho Burchette, đài Phát thanh Hànội, đài Giải phóng, báo chí mở ra một chiến dịch nói về Burchette và chuyến đi của ông ta.

    Làm như vậy để Burchette càng hài lòng, viết bài ca tụng mạnh hơn, ủng hộ mạnh hơn cái gọi là chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích ở miền Nam Việt nam nhất định thắng đế quốc Mỹ.

    Hai năm sau, 1964, quen mùi, thấy làm ăn khá, Burchette trở lại khu B bằng ngõ Namvang một lần nữa. Cùng đi với Burchette có một nữ đồng chí Cộng Sản Pháp – vợ của Nguyễn đình Thi – Tổng thư ký Hội Nhà Văn Miền Bắc, làm được vài câu thơ nên người ta cũng lại quảng cáo ầm lên rằng nữ thi sĩ nổi danh đất Pháp, Madeleine Riphot, dến tham quan cuộc chiến tranh du kích miền Nam. Người ta bảo rằng Madeleine là một thi sĩ tài ba và cũng là một nhà báo đáng nể. Riêng Burchette có một giá trị lớn lao, ông ta viết mỗi chữ về cuộc chiến tranh miền Nam, báo chí thế giới phải trả đến ba bốn đôla. “Đồng chí Bớc sét” lẫy lừng như thế đấy !

    ======

    Lý Chánh Trung “cũng kể lại cái kỳ sau giải phóng, ông cùng một phái đoàn miền Nam gồm cả trăm người được đưa ra tham quan miền Bắc. Trong đó Nguyễn Ngọc Lan đã dại dột viết bài: Hà Nội tôi thế đấy. Sau bài viết này, tờ báo Đứng Dậy bị đóng cửa, Nguyễn Ngoc Lan bị thất sủng, sau trở thành người đối lập qua những bài viết Những lá thư nhà.

    Ông kể rằng lúc đi chùa Hương có chị lái đò hỏi ông: Có phải ông là giáo sư Lý Chánh Trung không? Cháu có đọc bài của chú trước 75. Cháu thích và phục chú lắm. Lần khác, có một thanh niên hô to: Trong phái đoàn có ông Lý Chánh Trung hay không? Có, có tôi đây. À bác, trước đây trong thời kỳ chống Mỹ, cháu có đọc bài chú viết. Cháu kính nể chú lắm. Ông nói thêm, không ngờ mình viết bài ở trong Nam mà một chị lái đò cũng đọc bài viết của mình. Chỉ một điều này thôi thấy dân trí miền Bắc cao hơn biết chừng nào. Ngay cả những tài liệu mật trong miền Nam cũng được phổ biến cho dân chúng đọc.

    Người hiểu chuyện thì thấy đây là một màn kịch diễu quá dở. Vậy mà ông không biết, tin là thật. Trong Nam, người ta gọi cái này là thầy chạy.”

    (Nguyễn Văn Lục)

    Đồng chí Tốp

    Tháng 3 năm 1964, tại R và khu B tiếp thêm một ký giả ngoại quốc nữa. Đó là đặc phái viên của nhật báo Pravda, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Liên Xô. Vì tên ngoại quốc khó đọc, khó nói, nên đến bây giờ người ta chỉ còn nhớ cái tên tắt, cái chữ sau cùng được R phổ biến là đồng chí “Tốp”.

    (…)

    • Nguyễn Kim Nên says:

      Chính là vì “nhưng không tin lắm những điều ông viết” cho nên người ta mới bị cs lường gạt cho tan nát. Phải không bác LMC ?

      Cả nước bị lừa . Bây giờ thì chỉ 1 mất 1 còn với cs thì mới mong giữ được cái quốc gia đã bị bọn đảng cộng quyết tâm dâng cúng cho thằng Tàu .

    • phamminh says:

      Kim Nhật có một tác phẩm khác là Bóng Tối Đi Qua. Tôi đọc đã lâu (trước 75 ?). Nếu tôi nhớ không lầm thì trang bìa sau tác phẩm này có giới thiệu tác giả là học sinh/sinh viên Saigon bị móc nối vô bưng (chiến khu D/cục R). Thời gian sau “ngộ” ra mình đi nhầm đường nên đã về hồi chánh. Nếu bác Cường muốn biết KM là ai, tìm mua tác phẩm này chắc sẽ rõ.

      P/s: Nếu tôi nhớ lầm thì xin thứ lỗi.

      PM

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear phamminh,

        Căm ơn những thông tin quí giá vể Kim Nhật. Tôi tìm được trong internet những video fragments đọc truyện BÓNG TỐI ĐI QUA khá hay.
        Ngay phần đầu tác giả KN viết ông ghi lại hồi ký của VŨ HÙNG, một sinh viên Luật bỏ vào bưng theo Việt Cộng là nhân vật trung tâm. Có lẽ vì thế mà bạn hiểu nhầm tác giả KN là Vũ Hùng chăng ?
        KN là một cây viết lão luyện, có kinh nghiện sống với CS … hay nói khác đi KN về mặt tài nghệ cùng cỡ Xuân Vũ. Tôi độ chừng có thể Xuân Vũ là KN hay ít ra KN có đóng góp phần nào trong đó.
        (Tôi nghi thế bởi một số lý cớ : chọn cùng một chủ đề; lối viết có phần giống nhau/ Cũng như ngày xưa nhà học giả Hoàng Văn Chí viết From Colonialism to communism / Từ thực dân đến cộng sản, đã lấy bút danh thay cho tên thật khi dựa vào tài liệu của chính quyền thu thập được từ tù binh CS và trên chiến trường để viết về vụ ăn văn học lớn nhất dưới tên Nhân văn Giai phẩm vào giữa thập niên 50 ở ngoài Bắc)

        Bóng Tối Đi Qua #1 – Truyện Dài Hay | Trò Chuyện Đêm Khuya
        https://www.youtube.com/watch?v=P4lDVecA1KE

        PS: Xuân Vũ viết Buồng cau trổ ngược rất hay.

        Dear Nguyễn Kim Nên,

        Chính Kim Nhật thú nhận trong phần giới thiệu tác phẩm trên đại khái: Trong cuộc nội chiến kéo dài ở nước ta hơn 20 năm, nẳm trong tình trạng nghịch thường, nên có những cái ta chưa biết, có những cái ta hoài nghi …. Nhưng vì tương lai và mạng sống của chính ta và gia đình ta, của đất nước và dân tộc ta, nên ta tò mò tức tối, kiên nhẫn cố tìm cho ra sự thật ….

        Thú thật không riêng gì tôi mà nhiều người từng sống chung với CS qua hai cuộc chiến tranh Đông Dương lần một và hai cũng thấy rõ, còn có nhiều điều rất mù mờ về cuộc chiến giữa hai phe quốc gia vs cộng sản, CS vs tư bản trong thời Chiến tranh Lạnh.

        Cuối thập niên 60 tôi vẫn còn là một học sinh rồi thành sinh viên, nhưng mặt búng ra sữa và ăn chưa no lo chưa tới, nhất là bận lo học hành thi cử để được mỗi năm chính quyền cho hoãn dịch học tiếp cho song đại học.
        Tôi tò mò nhưng chưa đến nỗi tức tối và có dủ kiên nhẫn để tìm cho ra sự thật bị che dấu (la vérité cachée) bởi mọi phía. Nói khác đi tôi chưa đủ khôn ngoan trưởng thành như Kim Nhật, thu thập những dữ kiên để viết thành truyện (dạng hồi ký chiến tranh) thật hay. Đó chính là một trong những bản cáo trạng hùng hồn nhất về tội ác cộng sản đối với nhân loại trên hành tinh này.

        Thân ái,
        LMC

  5. phamminh says:

    Mãi mê hồi tưởng đến Đường Đi Không Đến và Xương Trắng Trường Sơn của nhà văn Xuân Vũ mà tôi đã đọc được từ rất nhiều năm trước nhưng lại quên một điều rất quan trọng, không thể thiếu là lời khen, phục (thật tình chứ không xã giao, khích lệ) đối với tác giả Đỗ Trường. Người đã có công ráp những mẫu chuyện kể ngày xưa thành dạng một truyện ngắn thật linh động, tài tình. Không cần phải dùng những từ ngữ đao to búa lớn để lên án, miệt thị nhân vật hay chế độ; cứ như chụp một tấm ảnh sống thực cho mọi người xem. Thế Giang với Thằng Người Có Đuôi chỉ cần một tác phẩm nhỏ cũng đã thành công. Mong tác giả tiếp tục ráp nối những mẫu chuyện còn lại để cống hiến độc giả. Cám ơn.

    PM

  6. phamminh says:

    Tác phẩm Đường Đi Không Đến này của nhà văn Xuân Vũ đã được giải thưởng văn học do chính quyền miền Nam tổ chức năm 1973 sau khi ông về hồi chánh được vài năm. Dường như một trong những vị giám khảo chọn giải này là nhà văn-thi-họa sĩ Tạ Tỵ (?) Đọc Đường Đi Không Đến – Xương Trắng Trường Sơn của ông mới thấm thía nỗi nhọc nhằn, bi đát, thảm hại của kiếp người/mạng người trong đoàn quân/dân vượt Trường Sơn đi “giải phóng miền Nam”. Đọc mà nghe đắng cả họng, nhất là tâm trạng, hoàn cảnh của tác giả.

    Chắc là ông rời VN ngay sau tháng 4/75 (?) để còn được sống thêm 29 năm nữa trên xứ sở tự do, dù không phải là quê hương miến Nam thân yêu của ông. Nếu chậm chân chắc ông không “được” đi “cải tạo” hoặc nếu có đi cũng không có ngày về.

    PM

    • Austin Pham says:

      Chào anh Phạm Minh,
      Tất cả những người đã từ bỏ hàng ngũ của cộng sản để trở về với chính quyền quốc gia ngày đó đều hiểu rằng họ sẽ không còn đường sống nếu cộng sản kiếm ra họ. Xuân Vũ, cũng như một số hối chánh viên có sự cộng tác với chính quyền VNCH và Mỹ (CIA ) thường được bốc đi vài tuần trước lúc đứt phim. Danh sách đã có sẳn trước cả tháng, ra đi theo thứ tự ngày giờ mà thôi. Tô lão…già vọt lên tàu vào giờ thứ hai lăm, có thể vì đã về làm dân nên không có…vé. Rất may là thành công nên chưa….dùng cơm với “bác”. Tôi có đọc một đoạn hồi ký từ ai đó rang Tám Hà cười buồn và dẫn quân kiếm đường chạy sang Cam bốt lúc tàn cuộc. Không biết đoạn kết ra sao.
      Khi cộng sản vào Sài gòn thì truy lùng Xuân Vũ ngay, theo lời của sếp anh ta ( cộng sản hỏi cung ông này về những nơi mà Xuân Vũ có thể trú ngụ, nếu còn kẹt lại ).
      Tuy nói vậy, vẫn có những cá nhân từ chối việc ra đi dù đã được khuyến cáo trước. Họ là cộng tác viên của CIA sau khi hồi chánh. Có nhiều lý do. Nhưng điều quan trọng nhất là họ phải rất tự tin về hành tung của mình không có sơ hở. Và thật vậy.
      Vài hàng góp…gió.

      • tonydo says:

        Thưa quan bác Austin Phạm!
        Làm gì còn có cơ hội dùng cơm với “bác”?
        Đàn em em thoát qua được Mỹ theo diện HO vì có 4 năm nhà đá.
        Nó bảo, anh ở lại thì…..họ bụp liền!
        Kính!

      • Austin Pham says:

        Ai mà biết đâu nè. Hồi trước nghe bác kể cảnh xuống tàu tuột cả quần lúc đứt phin mà em rớt nước mắt. Hóa ra bác cũng chơi bột luộc chấm…nước mưa hết 4 năm à? Sao hay vậy?

    • tonydo says:

      Còm này của quan bác thấy có vẻ vừa phải. Còm bên trên, đại ca bơm họ Đỗ nhà em (Đỗ Trường) lên quá trời?
      Quan bác tính qua Đức du ngoạn chăng.

      (Đã gọi là nhà văn, nhà báo
      Phải có chút láo mới ăn tiền.
      Tuy nhiên, Xuân Vũ đã bách niên
      Cuộc sống triền miên
      Nơi miền Cực Lạc
      Loài người như Hạc
      Rồi cũng cất cánh bay xa
      Chim Đa Đa
      Người ở phương xa
      Xin nhớ!)
      Kính đại huynh!

      • Tien Ngu says:

        Nghe Đù…nhìn họ hàng,
        Anh Ngu hơi…hoang mang

        Bà con của Đù láo,
        Cũng có em…đàng hoàng?

        Thấy chi thì nói thế?
        Không…lòn lách như…Đù?

        Lạ he…

  7. Vũ Thiện Tâm says:

    Nhà văn Xuân Vũ viết rất thật, hay, chính xác những gì đã xảy ra cho VN trong cuốn hồi ký ‘Đường đi không đến’ của ông nhưng thời đó có bao nhiêu người tin. Bây giờ mọi người hiểu ra thì quá muộn rồi.
    Hồn thiêng sông núi hãy giúp cho dân tộc tôi thức tỉnh.

  8. hoanghac says:

    Tôi là 1 người mến ông Xuân Vũ mặc dù chưa có hạnh ngộ được diện kiến. Tác giả viết bài này hay quá . Chắc nhà văn Xuân Vũ củng ngậm cười vì còn nhiều người nhớ đến. Cám ơn tác giả nhiều,
    HH

Leave a Reply to Austin Pham