WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chuyện gì xảy ra nếu Anh tách khỏi EU?

brexit-800x500
Vào ngày thứ Năm, 23 tháng 6, nước Anh đối mặt với một quyết định quan trọng: có tách khỏi Liên hiệp Châu Âu EU, liên minh chính trị và kinh tế đã kết hợp các nước Châu Âu từ bốn thập niên qua?

Không chỉ dân Anh mà cả thế giới đang theo dõi sự chia tay thường được quen gọi là ‘Brexit’ này, Britain exit.
Chính phủ của Thủ tướng Camereon có thể ra đi sau kết quả trưng cầu dân ý. Giữa Anh và Mỹ có những vụ giao dịch đầu tư và thương mại khoảng 1.000 tỉ đô la. Trung Quốc cũng bồn chồn.

Trong những ngày dẫn đến cuộc trưng cầu dân ý 23 tháng 6, các nhà bình luận thời cuộc người thì nói kết quả sẽ tách, người thì nói không. Các kết quả thăm dò dư luận cũng không dứt khoát. Các lời bàn tán xôn xao đã khiến thị trường chứng khoán thế giới chao đảo, lên xuống bất thường.

Mỹ là nước đầu tư lớn nhất tại Anh. Tính chung, các công ty Mỹ sử dụng hơn một triệu người tại Anh. Nhiều công ty Mỹ xem Anh là cửa ngỏ để buôn bán tự do với 28 nước EU. Brexit sẽ làm các công ty này hạn chế tiếp cận với các thị trường, giảm lợi nhuận, và buộc một số công ty phải chuyển hoạt động tại Châu Âu đi nơi khác.

Chính vì lý do đó mà nhiều công ty Mỹ đi đầu trong chiến dịch “tuyên truyền” để giữ Anh ở lại, kể cả việc tài trợ cho chiến dịch.

Angel Gurría, Tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận xét rằng Brexit là điều “xấu cho Vương quốc Anh, xấu cho Châu Âu, xấu cho thế giới, kể cả Hoa Kỳ. Thế giới ngày nay đang chứng kiến nhiều chuyện bất an rồi, chúng ta không cần có thêm.”

Thứ Sáu tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo bi quan, cho rằng Brexit sẽ mang lại tác động “tiêu cực và đáng kể.” IMF còn cho rằng trong trường hợp tệ hại nhất, tăng trưởng kinh tế của Anh có thể giảm đến 5,6% trong ba năm sau Brexit, nguyên nhân bắt nguồn từ đồng Bảng anh bị mất giá, giao dịch thương mại gặp xáo trộn nghiêm trọng vì Anh phải điều đình lại với từng nước trong EU trong tư thế yếu kém, sẽ phải chấp nhận nhượng bộ, thiệt thòi.

Ngân hàng Anh quốc gọi cuộc trưng cầu dân ý là “rủi ro trước mắt lớn nhất đe dọa các thị trường tài chính nước Anh và có thể đe dọa các thị trường tài chính toàn cầu.”

Cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào lúc kinh tế Châu Âu chưa hồi phục sau các cuộc khủng hoảng tài chính của nhiều nước, như Hy Lạp và Ý. Làn sóng người tị nạn từ Trung Đông đe dọa bất ổn kinh tế, chính trị và văn hóa.

Năm ngoái, Hoa Kỳ xuất khẩu sang Anh 56 tỉ đô la, đầu tư 588 tỉ trong nhiều lĩnh vực, từ ngân hàng, sản xuất thành phẩm cho đến bất động sản. Tương tự, Anh cũng đầu tư khoảng 500 tỉ đô la tại Mỹ.

Đại công ty Caterpillar là ví dụ điển hình về thế khó xử của các công ty Mỹ tại Anh. Caterpillar chuyên sản xuất máy móc cơ khí hạng nặng, trụ sở chính ở thành phố Peoria, tiểu bang Illinois.

Cách nay hơn 55 năm, Caterpillar khai trương cơ sở đầu tiên tại Anh, và bây giờ họ có 16 nhà máy tại đó, sử dụng 9.000 nhân viên, sản xuất nhiều loại máy, trong đó có máy xúc đất và máy cào đất chạy bằng thủy lực.

Các máy của Caterpillar phần lớn xuất khẩu sang các nước Châu Âu, làm ăn thuận lợi nhờ thị trường tự do và các hiệp định thương mại đứng vững. Brexit sẽ đe dọa Caterpillar vì hiện nay, 25% số bán của công ty đến từ EU.

“Nước Anh cần phải ở lại.” Đó là tuyên bố không gây ngạc nhiên của Doug Oberhelman, CEO của Caterpillar tại cuộc hội thảo bàn tròn doanh nghiệp Mỹ hồi tuần trước.

Tuy nhiên, những người ủng hộ Brexit nói rằng EU có quá nhiều quy định, luật lệ cản trở sáng tạo và cạnh tranh. Tháng trước, một nhóm 250 lãnh đạo doanh nghiệp ký lá thư ngỏ ủng hộ việc tách ra.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số dân Anh muốn tách ra là những công nhân cổ xanh, lớn tuổi và bảo thủ.
Tại sao nói Trung Quốc bồn chồn theo dõi Anh có tách khỏi EU hay không?

Trong chuyến thăm chính thức Anh tháng 10 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã vượt thông lệ từ trước tới giờ là Bắc Kinh không can thiệp vào công chuyện nội bộ của nước khác, bằng cách đưa ra thông cáo nói rằng “Trung Quốc hy vọng thấy một Châu Âu phồn vinh và một EU đoàn kết.”

Nhà nghiên cứu Ivan Lidarev của trường King’s College ở London cho rằng có ba lý do khiến Trung Quốc muốn Anh ở lại EU.

Thứ nhất, quan trọng nhất, Bắc Kinh muốn có quan hệ gần gũi với Anh để gây ảnh hưởng lên chính sách của EU đối với Trung Quốc. Trong lúc đang bị áp lực kinh tế của Hoa Kỳ và Nhật Bản tại châu Á, Bắc Kinh muốn quay sang Châu Âu để tìm cơ hội kinh tế vào lúc ông Tập Cận Bình muốn xây dựng Con Đường Tơ Lụa trên bộ và trên biển. Trung Quốc đánh giá nước Anh là đối tác chính cho chính sách này, và theo hướng này, các quan chức Trung Quốc đang tìm cách kết thân với Bộ trưởng Tài chính George Osborne, người có thể lên thay Thủ tướng David Cameron. Nước Anh tách khỏi EU là bước lùi nghiêm trọng cho kế hoạch của Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng lên EU thông qua Anh.

Thứ hai, nước Anh giúp Trung Quốc tiếp cận EU, một thị trường có 500 triệu người tiêu dùng rất khó xâm nhập. Nhiều công ty Trung Quốc đã đầu tư vào nền kinh tế tương đối thoáng của Anh với hy vọng dùng đó làm bàn đạp để xâm nhập thị trường EU có nhiều luật lệ. Nhu cầu này càng lớn vì các công ty Trung Quốc gặp các hạn chế tại Mỹ khi muốn đầu tư vào các sản phẩm có liên quan đến an ninh hoặc chuyển giao công nghệ.

Thứ ba, London nằm ở vị trí chiến lược trong chính sách của Trung Quốc muốn quốc tế hóa đồng Nguyên, hay Nhân dân tệ, hay Tệ. Là một trung tâm tài chính lớn của thế giới, London nằm trong lòng EU, có múi giờ thuận tiện cho các thị trường chứng khoán bao phủ Đông Á, Châu Âu và bắc Mỹ, và trở thành bệ phóng cho đồng Nguyên ra bên ngoài châu Á. Một khi đã quốc tế hóa được đồng Nguyên, mọi người trao đổi đồng Nguyên giống như trao đổi đô la Mỹ bây giờ, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những nước có quyền định hướng tình hình tài chính toàn cầu, Trung Quốc trở thành một nước lớn thực sự, tự ái dân tộc được vuốt ve. Giống như Robert Mundell, nhà kinh tế đoạt Nobel từng nói: “Nước lớn có đồng tiền lớn.”

© Đàn Chim Việt

5 Phản hồi cho “Chuyện gì xảy ra nếu Anh tách khỏi EU?”

  1. Tôi ủng hộ Anh dời châu Âu và nay thành sự thực. Nước Anh không thể là con bài của Mỹ mà phải tự chủ. Hoan hô nhân dân Anh. Như thế chúng tôi cũng ủng hộ ông Trump thành tổng thống Mỹ.

  2. Lâm Hoàng Mạnh says:

    Ngày mai 23-6 chúng tô sẽ đi bỏ phiếu để quyết định vận mệnh của chính mình.
    Anh quốc tham gia khối EU nay đã trên 40 năm có lẻ, chuyện ấy bây giờ trở thành lạc hậu, cần phải chỉnh trang, cải cách. Hiện nay, mỗi ngày Anh quốc phải “cúng 50 triệu bảng Anh cho EU để nuôi báo cô các nước “hay ăn mà chẳng chịu làm”. Không những thế bọn dân Ba Lan, Tiệp Khác, Hung… (khối cộng sản Đông Ấu cũ) ào ào sang Anh kiếm sống. Con gái tôi là bác sĩ nó nói, bọn Đông Ấu sang Anh chữa bệnh miễn phí, tiền đó do người dân Anh quốc đóng. Thật bất công quá trời ơi!
    Ngày mai (23-6) hy vọng nhưóc Anh sẽ chia tay EU và Anh quốc tự mình xây dựng cuộc sống đàng hoàng và tươi đep hơn.

    • khách says:

      Người dân Anh đã chọn lựa. Lựa chọn ấy đúng hay sai thì thời gian sẽ trả lời (không phải đợi lâu đâu bạn ạ). Số tiền mỗi nước đóng cho EU để khối vận hành không phải là tiền “cúng” không đâu bạn ạ. Những trợ cấp của Âu Châu cho những con bò, những nông trại của xứ Anh nó đến từ nguồn đóng góp ấy, những lợi thế của Anh khi làm “ngả xâm nhập vào EU” không phải là nhỏ. Rồi đây bạn sẽ chứng kiến những hãng xưởng rời bỏ xứ sương mù để lại những khoảng trống khó lấp . Bạn nhận xét những sắc dân Đông Âu “hay ăn chẳng hay làm”. Xin hỏi nhỏ: người Việt bên Anh liệu có tốt hơn họ không ?

      • Người Việt Tị Nạn says:

        Sắc dân nào cũng có kẻ xấu người tốt nhưng người Việt tị nạn cs bị mang tiếng thậm tệ kể từ khi có đám người Việt Cộng trốn qua sinh sống ở Anh.

  3. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa đây là một NAN ĐỀ đáng chú ý trong khối Liên Âu nói riêng và thế giới nói chung.
    Nhiều nơi, chẳng hạn như ở Đông Nam Á, Nam Mỹ, người ta nhìn ngắm mà thèm thuồng mô hình Liên Âu lâu nay, đến nay chắc chắn phải chùn bước.

    Nối kết thành Cộng đồng Kinh tế chung Âu châu ngày nào là một trong những bước đầu dẫn đến thành lập Liên Âu với tham vọng sẽ biến thế giới thành đa cực ngay từ hồi còn Chiến tranh Lạnh, trong đó Liên Âu tương lai là một cưcj quan trọng.

    Rất tiếc từ khi dùng chung đồng tiền Euro, rồi chung nhiều thứ khác, đã nảy sinh ra nhiều mâu thuẫn, xem ra khó giải quyết cấp thời. Trong khi đó đám chính trị gia và đảng phái cữu hữu nhân cơ hội gặp các khủng hoảng về kinh tế, chính trị như nan đề tị nạn hiện nay ở Âu châu, đã tìm mọi cách quây thối, khích động sự chia tay bắt buộc của một vài thành viên chủ chốt trong Liên Âu.

    Riêng ở Hoà Lan đám cực hữu là đảng PVV (Partij van de Vrijheid : đảng dân chủ) của Wilders từ nhiều năm qua đã vận động rút lui khỏi Liên Âu, nhưng thất bại bởi dân tình không bị chúng làm cho mụ mị qua các luận điệu sặc mùi quốc gia cực đoan. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi số người ùng hộ đảng này gia tăng hơn trước, biến chúng thành một đối trọng quan trọng với chính quyền trong quốc hội.
    Thực ra cũng do lỗi của các chính trị gia các đảng lớn quen thao túng chính trường, thường tìm cách mị dân, nhất là về các xung đột sắc tộc trong cộng đồng xã hội, về giải quyết khủng hoảng tị nạn, nên tạo cơ hội cho đám cực hữu mạnh lên. Đây là lúc chính giới phải thực sự săn tay áo lên làm việc thật sự

Leave a Reply to Phạm Minh Thái Hoa