WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hillary Clinton hay Barack Obama?

Câu hỏi thời thượng trong mùa bầu cử tổng thống hiện nay là: Hillary Clinton (Dân chủ, New York) hay Barack Obama (Dân chủ, Illinois)?

Sau cuộc bỏ phiếu sơ bộ tại bang Iowa ngày 3/1/08 và cuộc bầu cử tại bang New Hampshire ngày 8/1/08, Thượng nghị sĩ Barack Obama chứng tỏ có một tư thế lớn hơn người ta tưởng. Tuy nhiên trong những ngày đưa đến cuộc bầu cử vòng đầu tại bang New Hampshire người ta ghi nhận một sự bất thường.

Sau khi Thượng nghị sĩ Obama thắng lớn tại bang Iowa, kết quả các cuộc thăm dò tại bang New Hampshire một ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ cho thấy Thượng nghị sĩ Obama dẫn Thượng nghị sĩ Hillary Clinton hơn 10 điểm. Nhưng kết quả tại thùng phiếu cho thấy bà Clinton đã thắng Thượng nghị sĩ Obama 2.6 điểm (bà Clinton 39.1%, ông Obama 36.5%)

Thăm dò dư luận (poll) là một khoa học không chính xác, nhưng thường sai đúng trong giới hạn trên dưới lớn nhất là 5 điểm. Thế nhưng kết quả thăm dò trước cuộc bầu cử sơ bộ New Hampshire cho thấy sai đến 12 điểm. Kết luận: cuộc thăm dò sai. Và nếu sai thì tại sao sai? Sai ở đầu nào? Đầu vào hay đầu ra? Cử tri đã trả lời “láo” hay cơ sở thực hiện thăm dò chọn thành phần hỏi ý kiến theo một kế hoạch riêng?
Giả thuyết cử tri trả lời “láo” khả dĩ khó xẩy ra. Vậy chúng ta có thể tin giới thực hiện thăm dò đã cố ý làm cho kết quả sai. Để làm gì? Và ai có lợi? Trước hết kết quả thăm dò có thể tạo tâm lý khuyến khích cử tri ủng hộ Thượng nghị sĩ Obama đi bỏ phiếu đông đảo, trong khi cử tri ủng hộ Thượng nghị sĩ Clinton sẽ chán nản không muốn đến thùng phiếu.

Nếu cuối cùng Thượng nghị sĩ Obama được đảng Dân chủ chọn làm ứng cử viên thì ai có lợi? Nói xa, nước Mỹ có lợi. Nói gần, đảng Cộng hòa có lợi. Trên thế giới còn ai dám bảo tại Hoa Kỳ người da đen bị kỳ thị. Và nếu Thượng nghị sĩ Obama được đề cử thì đó là cơ hội duy nhất cho đảng Cộng hòa giữ được tòa Bạch cung. Trên thực tế ai có kinh nghiệm đời sống tại Hoa Kỳ đều biết người Mỹ chưa sẵn sàng cho một người da đen làm tổng thống của họ, và dù chán ngấy đảng Cộng hòa họ cũng không có chọn lựa nào khác là bầu cho ứng cử viên Cộng hòa người da trắng.

Những bất thường này không qua mắt được ông Bill Clinton. Không phải không có lý do khi đứng trước kết quả thăm dò trước cuộc bầu cử sơ bộ tại New Hampshire ông cho đó là một câu chuyện thần tiên (1) và ông ta gián tiếp chỉ trích các cơ sơ truyền thông. Trong khi bà Clinton, nước mắt lưng tròng uất ức nói bà ra tranh cử chỉ vì “muốn làm những gì cần phải làm” và “không muốn thấy đất nước đi thụt lùi” (2).

Rồi cũng qua. Cử tri bang New Hampshire (được xem là khối cử tri có nhiều kinh nghiệm chính trị nhất, và là cái thước đo mạch của người dân Mỹ toàn quốc) đã chọn lựa bà Hillary Clinton. Cái cười rộng đến mang tai của bà vào hôm 9/1/08 sau khi có kết quả đã nói lên tất cả.

Sau New Hampshire cuộc tranh cử tiến về phía Tây Hoa Kỳ. Bang Nevada ngày 19/1/08 và bang California ngày 6/2/08. Giữa đó là cuộc bầu cử sơ bộ ngày 26/1/2008 tại bang South Carolina.

Nevada là một tiểu bang nhỏ. Nói đến Nevada người ta liên tưởng đến Las Vegas với các sòng bài tráng lệ với đèn mầu rực rỡ về đêm và trung tâm thí nghiệm vũ khí nguyên tử của quân đội Hoa Kỳ. Nevada chỉ có khoảng 2 triệu rưỡi dân nên trước đây ít ai chú ý đến Nevada trong những cuộc bầu cử tổng thống.

California với dân số gần 36 triệu rưỡi người, quan trọng hơn nhiều, nhưng trong những cuộc bầu cử trước California bầu sơ bộ quá trễ (vào tháng 6) nên vào lúc đó – qua các cuộc bầu cử sơ bộ tại các tiểu bang khác – hai đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã hoàn tất việc chọn lựa ai là ứng cử viên của đảng mình. Cho nên không ứng cử viên nào quan tâm vận động sơ bộ tại California. Hơn nữa, bang California có truyền thống bầu cho ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ nên đến ngày bầu chung cuộc vào tháng 11, đảng Dân chủ không cần vận động nhiều, trong khi đảng Cộng hòa nghĩ vận động cũng vô ích nên không đầu tư nhân vật lực vào California.

Lần này bức tranh khác hẵn. California kéo ngày bầu cử sơ bộ xuống tháng Hai, vào ngày Super Tuesday cùng với hơn 20 bang khác. Với tầm vóc của California, cuộc bầu cử sơ bộ lần này tại California sẽ hết sức quan trọng cho cả hai đảng vì sự chọn lựa của cử tri California sẽ đóng một phần không nhỏ quyết định ai sẽ được đảng chọn. Và Nevada, cửa ngõ dẫn vào miền Tây cũng trở thành quan trọng lây. Ứng cử viên nào thắng tại Nevada sẽ tạo được tác dụng tâm lý nhảy vào California, cũng như mấy tuần lễ trước đây kết quả tại Iowa đã làm không khí tranh cử tại bang New Hampshire sôi động hẵn lên.

Cho nên chúng ta không ngạc nhiên, sau khi màn New Hampshire hạ xuống, hai ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ và bộ tham mưu đã tới tấp bay về miền Tây. Las Vegas bỗng trở thành một trung tâm sinh hoạt chính trị, và rồi đây khi màn Nevada hạ xuống không khí tranh cử tại California sẽ nóng lên.
Miền tây đặc biệt quan trọng đối với cử tri người Mỹ gốc Việt. Tại hai trung tâm Los Angeles/Orange County và San Jose tổng số cử tri lên đến 100.000 người, và phiếu của cử tri gốc Việt sẽ có một tầm quan trọng rất lớn.

Vấn đề đặc ra đối với cử tri người Việt là chúng ta đầu tư vốn liếng chính trị của chúng ta như thế nào?
Một vài nhận định thực tế.

1. Cộng đồng người Việt là một cộng đồng không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản và một chế độ cộng sản tại Việt Nam. Và cộng đồng thường có khuynh hướng cho rằng đảng Cộng hòa chống cộng sản hơn đảng Dân chủ. Quan niệm này có tính “fairy tale” vì không có đảng nào chống Cộng hơn đảng nào. Đảng nào vào Bạch ốc cũng phải lo cho quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ.

2. Tòa Bạch ốc có nhiều thế để ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền Việt Nam nếu ông/bà tổng thống Hoa Kỳ muốn.

3. Nếu cộng đồng người Việt có sự tiếp cận với ông/bà tổng thống Hoa Kỳ (qua việc đầu tư phiếu của chúng ta) cộng đồng người Việt có khả năng chuyển đổi thái độ của nhà cầm quyền Hà Nội qua chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ một cách có hiệu quả.

Gác ra ngoài mọi xúc động thường tình để làm một tính toán chính trị thì bức tranh của cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ trước mắt chúng ta có thể được miêu tả như sau:

Nếu đảng Cộng hòa đề cử Thượng nghị sĩ John McCain, một nhân vật có uy tín và kinh nghiệm nhất, ông McCain cũng không hy vọng thắng cử vì gần hai phần ba dân chúng Hoa Kỳ cho rằng dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng hòa trong 8 năm qua đảng Cộng hòa đã tạo ra nhiều vấn nạn quốc gia hơn là đã giải quyết. Nhân dân Hoa Kỳ đang chờ đợi một sự thay đổi.

Barack Obama là một Thượng nghị sĩ trẻ tuổi có tài và có nhiều sáng kiến. Nhưng có thể Hoa Kỳ chưa sẵn sàng chấp nhận một tổng thống da đen. Cuộc tranh của ông đến lúc này có thể đánh giá là một thành công. Và dù ông không được đảng Dân chủ đề cử ông cũng đã đưa lên dàn phóng một cuộc cách mạng mới cho người da đen lớn hơn cả cuộc cách mạng dân quyền của mục sư Martin Luther King vào thập niên 1960. Và nếu sáu bảy chục năm nữa Hoa Kỳ có một tổng thống người da đen thì Thượng nghị sĩ Obama sẽ được ghi nhận là người đã đóng góp lớn vào tiến trình lịch sử này.

Còn lại bà Hillary Clinton. Nếu bà được đảng Dân chủ chọn đại diện đảng ra tranh cử tổng thống, bà có nhiều triển vọng thắng cử và trở thành người phụ nữ đầu tiên làm tổng thống Hoa Kỳ. Điều này không có nghĩa bà Hillary Clinton là một người xuất chúng. Bà gặp may thì đúng hơn.

Bà may ở chỗ:

1. Nhân dân Hoa Kỳ đang thất vọng với tổng thống Cộng hòa George W. Bush.

2. Người sáng giá nhất trong đảng bà là một người da đen.

3. Sau lưng bà có kinh nghiệm 8 năm tổng thống của ông Clinton, một tổng thống đào hoa tạo ra nhiều sóng gió khi đang còn làm tổng thống, nhưng lại là một tổng thống rất được lòng dân và giúp vực dậy nền kinh tế thâm thủng của thời ông Bush lớn.

Tất cả những cái may đó hội tụ lại có thể giúp bà vượt qua cái trở ngại tâm lý không nhỏ mà nhiều người còn đặt thành câu hỏi là: Hoa Kỳ đã chấp nhận một người phụ nữ làm tổng thống chưa?

Các ứng cử viên đang dồn sức về Nevada trong tháng này để làm bàn đạp trước hết tiến về California và 21 tiểu bang khác trong tháng tới.

Đây là lúc cộng đồng người Việt cần làm một chọn lựa. Nếu chọn lựa khôn ngoan có tầm nhìn, chúng ta sẽ có một thế tiếp cận tại tòa Bạch ốc làm bàn đạp cho mọi cuộc vận động cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam sau này.

Jan. 14, 2008

Bài do tác giả gởi.

Ghi chú:

(1) Trước kết quả thăm dò Thượng nghị sĩ Obama dẫn bà Clinton hơn 10 điểm trước ngày bầu cử sơ bộ tại New Hampshire ông Clinton nói đây là “the biggest fairy tale I have ever seen”
(2) Cũng trong hoàn cảnh đó bà Clinton nói: “It’s not easy” … “I could not do it if I just didn’t passionately believe it was the right thing to do” … “I just don’t want to see fall backwards.”

Phản hồi