WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hãy Cảnh Giác với “Bắc Triều”

LS Lê Chí Quang

Thứ tư, ngày 5/9/2001, một ngày đầu thu, trời nắng nhẹ, không khí dịu mát như thể ủng hộ học sinh trong ngày khai giảng năm học mới. Từ các cơ quan bảo vệ pháp luật, từng đoàn xe đặc chủng, ô tô, mô tô, nối đuôi nhau tỏa về từng ngóc ngách của thành phố trong một chiến dịch vây bắt những người dân chủ tại Hà Nội, chỉ vì họ ngây thơ dám “xin thành lập Hội Nhân Dân Việt Nam Ủng Hộ Ðảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng” (Hội này do hai ông Phạm Quế Dương và Trần Khuê xin thành lập, ngày 2/9/2001). 6h30′ sáng, tốp công an đầu tiên ập vào nhà ông Ðại tá Phạm Quế Dương, khi ông còn chưa ngủ dậy. Họ áp giải ông đi lên công an. Và họ còn cho ém khoảng mười công an tại nhà để phục tất cả những người đến chơi nhà ông. Hôm đó 8h15′, ông Trần Khuê và bạn ông là bà Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng chung số phận. Sau đó họ bị trục xuất về thành phố Hồ Chí Minh. 9h30,’ Nguyễn Vũ Bình từ nhà tôi đến chơi nhà ông Chính cũng bị triệu tập lên công an. 14h20 chiều cùng ngày đến lượt tôi cũng vinh dự được xe đặc chủng của công an ghé tận cổng đưa lên công an quận Ðống Ða. Tất cả những người trên trong giấy triệu tập của công an đều ghi rõ :”Hỏi việc có hoạt động liên quan đến an ninh quốc gia”.

Cả thảy những người bị triệu tập và được mời lên công an để làm việc trong ngày hôm đó, và những ngày tiếp theo là khoảng 20 người. Những người được mời là người thân trong gia đình hoặc bạn bè đến thăm những người có tên nêu trên. Họ được mời dưới hình thức công an viết giấy ngay tại chỗ, hoặc đến tận nhà, và nếu không đi thì lập tức họ bị áp giải ngay. Cũng trong ngày hôm đó, điện thoại nhà các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Hoàng Tiến, Nguyễn Ðắc Kính, Trần Dũng Tiến và Nguyễn Vũ Bình bị cắt. (Ðiện thoại nhà ông Phạm Quế Dương bị cắt trước hàng tháng, khiếu nại không ai trả lời). Ngày 5/9 được gọi là ngày thứ tư đỏ ! ! !

Tại sao cơ quan công an lại phải huy động một chiến dịch rộng lớn nhất từ trước đến nay để câu lưu những người chủ trương thành lập và tham gia “Hội chống tham nhũng”. Việc làm này, trước tiên xét dưới góc độ pháp lý, thì đây là việc làm trắng trợn vi phạm pháp luật Việt Nam, cụ thể là : Xâm phạm quyền tự do lập hội của công dân, theo điều 69 của Hiến pháp, điều 123 và 129 của bộ Luật Hình Sự (Tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân). Và cũng là việc làm vi phạm Công ước về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết ngày 24/9/1982.

Nếu chống tham nhũng là hợp ý Ðảng, lòng dân, đúng chủ trương của Ðảng và Nhà Nước, thì tại sao cơ quan công an lại cho câu lưu họ ? Hay là vì những người này là những người dân chủ tiến bộ, đã có nhiều bài viết công khai góp ý, phê phán nhiều đường lối sai lầm của Ðảng và Nhà Nước, mà bị công an cho là bọn “diễn biến hòa bình” nên đã liệt kê họ trong sổ đen.. !

Tại sao xin thành lập Hội để “giúp Ðảng và Nhà Nước chống tham nhũng” và “không hoạt động chính trị” mà lại bị công an đàn áp dữ dội như vậy ? Xin hãy nghe ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang trả lời phỏng vấn đài RFI hôm 10/9 ta sẽ thấy rõ :

+ Thứ nhất : Ðây là việc làm của những lực lượng bảo thủ trong nội bộ Ðảng muốn dằn mặt tân Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh, và những gương mặt trẻ trung sáng suốt và tiến bộ trong Bộ Chính trị là chớ có tìm cách thoát ra khỏi ảnh hưởng của họ.

+ Thứ hai : Việc làm này nhằm phá hoại Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, phá hoại quan hệ Việt-Mỹ và làm xấu mặt Việt Nam trên trường quốc tế để thế giới tẩy chay Việt Nam hòng làm Việt Nam chui vào ống tay áo của Trung Quốc.

+ Thứ ba : Họ (tức những người chủ trương thành lập Hội chống tham nhũng) hơi ngây thơ khi xin thành lập Hội. Vì chống tham nhũng là chống ai ? Là chống lại những kẻ lợi dụng Ðảng để tham nhũng và vơ vét. Là chống lại họ, làm quyền lực của họ có thể bị lung lay nên họ phải ra tay một cách hoảng hốt. Ðảng kêu gọi chống tham nhũng là để mỵ dân thôi, một khi, có một tổ chức thực sự muốn chống tham nhũng, thì họ sẽ đàn áp ngay.

Những nhận xét, phân tích trên của Tiến sĩ Thanh Giang là hoàn toàn chính xác. Riêng đối với luận thuyết thứ hai theo suy đoán của tôi là có một thế lực đen tối đứng đằng sau chỉ đạo và giật giây, đó là chính quyền Bắc Kinh. Họ đang chỉ huy các thế lực tay sai được cài sâu trong nội bộ Ðảng, nhằm không chỉ phá hoại quan hệ Việt-Mỹ mà còn là cản trở sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, làm chúng ta khủng hoảng trầm trọng, phá sản về kinh tế, từ đấy Trung Quốc dễ bề nô dịch rồi thôn tính Việt Nam.

Những mưu mô của Trung Quốc

"Nam Quốc Sơn Hà", Lý Thường Kiệt

Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam chủ yếu gắn liền với công cuộc chống xâm lăng và mưu đồ đồng hóa của Bắc Triều.

Từ hàng nghìn đời nay, không một thế kỷ nào, không một triều đại nào mà Trung Quốc không tìm cách đô hộ Việt Nam. Ngay cả khi mà tình đoàn kết tưởng như keo sơn nhất, Trung Quốc vẫn tìm mọi cách thức để làm suy yếu nhằm mục đích thôn tính Việt Nam. Như chúng ta đều đã biết. Hiệp đinh Giơnevơ làm chia cắt hai miền Nam – Bắc, 1954, là do Chu Ân Lai và Dalles thông đồng với nhau cùng xúi Việt Nam và Pháp ký. Sau đó Trung Quốc lại xúi ta mang quân đội vào Nam, gây nên cuộc nội chiến Nam – Bắc. Họ viện trợ từng viên đạn, gói lương khô, từng bộ quần áo cho ta để anh em một nhà đánh lẫn nhau, trong khi đó họ thu hồi Hồng Kông, Ma Cao họ lại không tốn một viên đạn. Nhân lúc anh em một nhà đánh nhau, lợi dụng lúc miền Nam sơ hở họ chiếm quần đảo Hoàng Sa, tháng 1/1973. Năm 1975, khi quân đội miền Bắc đánh gần đến Sài Gòn thì tại Anh quố,c một vị Ðại sứ Trung Quốc có đến gặp Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa là Vương Văn Bắc hỏi rằng : “Có cần chúng tôi đưa Chí nguyện quân sang đánh Hà Nội để giúp Việt Nam Cộng Hòa không ?” (Hồi ký của Vương Văn Bắc (Từ toà Bạch Ôc đến dinh Ðộc Lập). Tại Cămbốt sau năm 1975 họ xúi Khơme đỏ tàn sát đồng bào mình để một ngày nào đó họ đưa người Trung Quốc sang chiếm Cămbốt. Năm 1978, một quan chức ngoại giao Trung Quốc đã có lời ngỏ ý muốn mở con đường từ Trung Quốc qua Việt Nam sang Cămbốt chính là ý đồ đó. Việc này không thực hiện được khi ngày 15/1/1979, quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Pnômpênh. Trong cơn tức tối, ngày 17/2/1979, Trung Quốc mang quân xâm lược nước ta tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Rất may cho ta lúc đó ta được dư luận thế giới ủng hộ, và nhất là Liên Xô. Ông Brêgiơnhép tuyên bố “Nhà cầm quyền Trung Quốc hãy dừng tay lại nếu còn chưa muộn”. Không thực hiện được ý đồ trên bộ, năm 1983, lợi dụng lúc ta suy yếu Trung Quốc cho Hải quân chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Cũng từ đó quan hệ Việt Nam và Trung Quốc xấu đi. Ðến năm 1991, khi hai nước bình thường hóa quan hệ thì cũng là lúc Trung Quốc chuyển sang ý đồ thôn tính Việt Nam bằng kinh tế.

Lịch sử từ xa xưa hễ cứ lúc nào các triều đại phong kiến Việt Nam yếu là lúc Phương Bắc nhân cơ hội đó xâm chiếm nước ta. Nhưng những lúc đó bao giờ dân tộc ta cũng xuất hiện những anh hùng dân tộc, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa, cùng toàn thể dân tộc đánh đuổi ngoại xâm thu hồi non sông về một cõi. Tên tuổi của họ sáng mãi ngọn lửa tranh đấu giải phóng dân tộc. Các triều đại phong kiến của ta chưa bao giờ ta phải mất một tấc đất nào cho Trung Quốc. Ngay cả những kẻ hèn nhát như Mạc Ðăng Dung quỳ gối xin hàng, hay Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà cũng chưa dám dâng đất cho Trung Quốc. Thế mà giờ đây, khi cộng đồng nhân loại đã văn minh hơn “cá lớn không thể nuốt cá bé” dễ dàng như xưa thì ai đó lại cam tâm cúi đầu xin dâng phần lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc để mong bán đất cầu vinh, mong sự bảo trợ cho quyền lãnh đạo độc tôn của minh. (Tháng 12/1999 Việt Nam và Trung Quốc thông qua Hiệp định biên giới trên bộ và tháng 12/2000 thông qua Hiệp định Vịnh Bắc Bộ, làm thiệt hại cho nước ta khoảng 720 km2 trên bộ và 10% diện tích Vịnh Bắc Bộ. Những diện tích ta bị mất tại Vịnh Bắc Bộ, đều là những khu vực giầu tài nguyên hải sản, khí đốt và dầu mỏ). Xưa kia họ Mạc, họ Lê đã bị lịch sử lên án thì giờ đây những kẻ đang bán nước, cầu vinh lại đang được tung hô như những anh hùng dân tộc.

Sự tăng cường của Nga trước đây để trở thành cực kia của thế giới và sẵn sàng đối đầu trực tiếp với Mỹ.

Về ngoại giao : Gây sức ép với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới để buộc họ phải công nhận Ðài Loan là một tỉnh của Trung Quốc. Liên minh và viện trợ cho các nước thế giới thứ 3 để gây ảnh hưởng với các nước này. Ðầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển nhất là những nước không có quan hệ thân thiện với Mỹ. Liên minh với các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô cũ, bằng Hiệp ước Mậu dịch tự do Thượng Hải. Ðầu tư hơn 200 triệu USD vào Cămbốt ; Nam Á và Tây Á như Lào, Cămbốt, Nê Pan, Miến Ðiện. Riêng trong một năm trở lại đây, tất cả các nhân vật hàng đầu của Trung Quốc như : Giang Trạch Dân, Trì Hạo Ðiền, Thạch Quảng Sinh, Lý Bằng đều đã đến thăm Cămbốt.

Về quân sự : Tăng cường khả năng quốc phòng, bằng việc hiện đại hóa lực lượng tên lửa hạt nhân. Phóng vệ tinh nhân tạo phục vụ mục đích do thám. Tự đóng tàu sân bay, tăng số lượng tầu ngầm hạt nhân, hiện đại hóa Hải quân, Không quân, và các hệ thống thông tin liên lạc phục vụ quân đội. Cấm bay tại eo biển Ðài Loan. Củng cố và xây dựng các căn cứ tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã chiếm của Việt Nam, và thường xuyên cho tập trận tại khu vực này. Trong năm 2001, Trung Quốc liên tục xâm phạm vào khu vực lãnh hải của Philipin và Nhật Bản. Và gần đây nhất Trung Quốc đã cho hạ thủy tại Biển Ðông 20 tầu tuần tiểu, nhằm bảo vệ những khu vực mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam.

Về kinh tế : Ðến nay sau 15 năm đấu tranh, tháng 11/2001, Trung Quốc sẽ là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới, nó sẽ gây tác động to lớn đối với các nước Ðông Nam A’ trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, cũng gần giống với Trung Quốc. Với trình độ công nghệ còn thấp, hàm lượng công nghệ chưa cao, chủ yếu là các mặt hàng tập trung nhiều lao động, như nông sản, giầy dép, dệt may đang là những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt và mang tính chiến lược của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ những mặt hàng này là Nhật Bản, EU và một số nước trong khu vực. Tuy nhiên đây là một trong những mảng mạnh của hàng xuất khẩu Trung Quốc. Sau khi gia nhập tổ chức WTO, với những lợi thế được ưu đãi về thuế quan, được bình đẳng trong giải quyết tranh chấp thương mại chắc chắn hàng hoá Trung Quốc với giá rẻ hơn nhiều lần sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh, dễ đánh bật sản phẩm cùng chủng loại của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Dự tính kim ngạch trao đổi thưong mại của Trung Quốc sẽ tăng mạnh từ 324 tỷ USD năm 1998 lên 600 tỷ USD năm 2005. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phải mở cửa thị trường với các thành viên của WTO. Hàng rào thuế quan được nới lỏng, hàng nông sản của các nước phát triển với giá thành hạ, chất lượng cao sẽ tràn vào Trung Quốc, tạo ra sức ép cạnh tranh rất lớn đối với hàng nông sản của Việt Nam.

Về vốn đầu tư nước ngoài : Trung Quốc sẽ cải tổ cơ cấu và cải tiến các thể chế tài chính cho phù hợp với quy định của WTO. Phải nới lỏng các quy chế đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, ngày càng hấp dẫn và có tính cạnh tranh hơn. Như vậy các dòng vốn quốc tế sẽ chuyển mạnh sang Trung Quốc, thay vì Việt Nam và các nước khác. Dự tính vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ tăng từ 45 tỷ USD năm 1998 lên 100 tỷ USD năm 2005. Các thống kê về đầu tư quốc tế cho thấy, riêng lượng vốn FDI do các nước phát triển đầu tư vào nhau đã nhiều hơn có nghĩa là cơ hội cho Việt Nam ta sẽ ít đi. Ðầu tư vào Việt Nam giảm liên tục trong năm nay cũng vì lý do đó. Khủng hoảng kinh tế tại Ðài Loan và Singapo, Mã Lai, Hàn Quốc hiện nay là bởi các nguồn vốn ồ ạt chảy vào Trung Quốc và hàng hóa của Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh với hàng hóa của hai nước trên.

Pages: 1 2 3 4

1 Phản hồi cho “Hãy Cảnh Giác với “Bắc Triều””

  1. Hà Huy says:

    Ai tham nhũng ? Đó là những người có chức , có quyền . Vậy không là đảng viên CS thì làm sao có chức , có quyền được . Vậy chống tham nhũng ở VN đồng nghĩa với chống đảng . Mà chống đảng thì tội cao nhất rồi còn gì . Vậy ta nên lập thành hội ủng hộ tham nhũng có lẽ thành công hơn . Bây giờ ban phòng chống tham nhũng được chuyển về bộ chính trị chỉ đạo rồi thì tham nhũng lại có nhiều cơ hội phát triển nhanh hơn . VN nên thành lập thêm hai bộ mới là : Bộ mại Dâm và Bộ Tham nhũng sẽ quản lý tốt hơn vì không bao giờ không có mại dâm và tham nhũng . Đặc biệt là trong chế độ độc quyền

Leave a Reply to Hà Huy