WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Siêu đám cưới và những đứa trẻ miền núi

Mình đọc trên Dân trí (ở đây) bài “Siêu đám cưới một thiếu gia gây rung động phố núi“, thuật lại cái đám cưới của “con trai nữ đại gia buôn bán xuyên quốc gia Nguyễn Thị Liễu” ở Hương Sơn, Hà Tĩnh với con gái của 1 đại gia ở Hà Nội, hiện đang du học tại Singapore… Đọc xong, chịu không nổi, phải mở cửa phòng, ra ngoài sân đứng hút thuốc.

Cái “siêu đám cưới” này được coi là khủng bởi có dàn xe rước dâu hoàng tráng khiến chiều tối qua (29/2/2012), hàng ngàn người dân Hà Tĩnh, sống hai bên Quốc lộ 8A, kéo dài từ ngã tư giao nhau giữa đường mòn Hồ Chí Minh và Quốc lộ 8A (thị trấn Phố Châu) lên thị trấn Tây Sơn, đã đứng chật đường ngó xem,làm Quốc lộ 8A nhiều đoạn bị tắc nghẽn.

Một người thân của chú rể cho biết, tổng trọng lượng số vòng trang sức mà cô dâu, chú rể đeo cổ lên đến 60 cây vàng

Cái “siêu đám cưới” ở Hương Sơn, Hà Tĩnh còn có sự tham gia biểu diễn của “ông hoàng nhạc Việt” Đàm Vĩnh Hưng cùng các ca sĩ hải ngoại tên tuổi như Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê và MC Lê Anh, càng khiến dòng người kéo đến xem đám cưới dài dằng dặc. Hôn trường không thể đáp ứng chỗ ngồi, gia chủ phải đóng cửa, khiến hàng trăm người chen lấn, xô đẩy bên ngoài – Dân trí thuật lại…

Đoàn xe rước dâu

Tự dưng, nhớ lại những gì mình đã thấy, đã gặp, đã chứng kiến trên những nẻo đường miền núi, khi lẽo đẽo làm Chương trình “Cơm có thịt”, “Áo ấm cho trẻ em vùng cao”, “Gánh hàng xén lên miền núi”…

Mình nhớ đến con bé Sùng Thị Súa, 5 tuổi ở Trường Mầm non Dền Thàng (Bát Xát, Lào Cai), rúm ró trong cái áo ướt sũng, giữa trời rét 3 độ C bởi trận mưa ào xuống giữa quãng đường 30 phút trèo đồi từ nhà đến trường. Mắt con bé đờ dại, môi tím ngắt, răng lập cập và cả người nó, cứ ưỡn lên theo nhịp đập thoi thóp từ lồng ngực trái. Chỉ khi được khoác áo, trùm khăn của Khanh, Lana nó mới hé được mắt ra, nhìn tụi mình…

Mình đau đáu với cô giáo Mầm non điểm Trường Trà Phà (Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai) Trần Thị Lập, dắt 2 đứa học sinh 5 tuổi bé như cái nấm, bập bõm hiện ra trong sương mù đặc quánh Nhìu Cồ San, ra nhận áo ấm, ủng cao su, tất chân… thay cho mấy chục bé ở Trà Pha, đang thu lu ngồi đợi, bởi đường ra chỗ nhận quà quá xa, đến xe máy cũng không vào được. Nhận xong phần quà, cô Lập buộc chặt vào lưng, lại tất tả dắt 2 đứa trẻ “đại biểu”, trèo núi gần 1 tiếng đồng hồ, trong rừng, trong sương về với học sinh. Bóng 3 cô trò mờ dần, mờ dần trong sương lạnh, như chìm vào cõi hư vô, không thực…

Mình rưng rưng khi buổi sáng ở điểm chính Trường Mầm non Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Là Cai), bọn trẻ con lếch thếch tay kéo quần, tay quệt mũi nhưng nách vẫn kẹp chặt mấy cây rau cải, chạy ùa vào cái bếp lợp gianh vách nứa, ấm ứ đưa cho cô giáo Phúc cây rau còn nguyên cả đất, để góp với cô giáo nấu cơm canh ăn buổi trưa…

Mình không thể quên cảnh lũ trẻ Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) nuốt nước bọt ừng ực, nhìn các cô tất tả chia cơm trưa; nhận được phần cơm thịt, chúng cắm đầu, ăn hùng hục, không đứa nào nói chuyện, không đứa nào nhìn ngang nhìn ngửa, loáng hết đã sạch bách bát cơm, phưỡn lưng xoa bụng, cất bát và ngoan lành cất bát, trải đệm rúc rích ngủ như chó con say sữa để chiều ngủ dậy, co ro trong trời lạnh đến 1-2 độ, ê a hát: “Em sẽ là mùa Xuân của mẹ…”.

Mình ghi vào trong dạ, dáng con bé Sao 8 tuổi học lớp 3 ở điểm Trường Hán Nắng (Pa Cheo, Bát Xát, Lào Cai) ngồi ngoan viết bài, trên lưng Sao, em bé 2 tuổi nằm gọn trong địu vải, cũng ngoan ngoãn gục trên đầu chị ngủ vùi. Bữa trưa của 2 chị em, chỉ là muôi cơm trắng, không có đến 1 hạt muối kèm thêm…

Những đứa trẻ miền núi đói khát

Mình vẫn in trong đầu những đứa trẻ con trên ngã ba biên giới A Pa Chải (Mường Nhé, Lai Châu), nghiêm nghị xếp thẳng hàng dưới cột tre treo cờ Tổ quốc, gượng nhẹ nhận từng chiếc áo ấm và thi nhau hít hà, tẩm mẩn ngắm nhìn món quà giá trị, lần đầu tiên có được…

Mình nghẹn lòng trước lũ trẻ con Tả Gia Khâu (Mường Khương, Lào Cai), loay hoay trước cái kẹo, hộp sữa không biết bóc, hút ra sao và à à ôm áo ấm, luýnh quýnh chạy lên dốc như đàn gà con, mang về khoe bố mẹ…

Mình nhớ bọn trẻ con trường bán trú dân nuôi Lũng Cú (Đồng Văn, Hà Giang), ngồi rúm ró trong bếp ăn chật chội, tay khoanh bụng chống rét, tay nắm thìa xúc mèn mén. Mỗi miếng mèn mén cho vào miệng, chúng lại khù khụ ho và hớt hải uống nước để nén thứ bột ngô, đã phải ăn thay cơm mấy tháng nay, vào trong bụng, lấy sức chiều lên lớp học tiếp…

Và mình không quên hình ảnh những em Quỳnh, em Thanh, em Huyền, em Tuyển, em Vân, em Lan cùng hàng trăm gương mặt giáo viên vùng cao khác, mừng đến cuống quýt- sững sờ, cứ loanh quanh chạy đi chạy lại khi thấy những chuyến xe chở hàng hóa, quần áo, thực phẩm lên cho học sinh.

Đàm Vĩnh Hưng và nhiều ca sĩ tới biểu diễn tại đám cưới

Và mình không quên những giọt nước mắt rơi vội vàng trên gò má của những “Cơm thịt viên”,”Hàng xén viên” sau khi lấp ló ngoài cửa, nhìn trộm cho bọn trẻ con ngoan ngoãn, tự nhiên xúc cơm thịt, chan canh nóng, đánh no bụng bữa trưa, mới được thụ hưởng.

Và mình cũng không quên những dòng email, những tin nhắn ngắn, những cú điện thoại gấp gáp, những cái trao tay trân trọng… của bao người từ trong đến ngoài nước, từ cụ già đến em nhỏ, từ 10.000 đồng dành quà sáng của em bé đến khoản lương hưu ki cóp của cụ già… cho “Quỹ Cơm có thịt” và “Gánh hàng xén lên vùng cao”…

Và mình đứt ruột trước thông tin: Chi phí “siêu đám cưới” của nhà “đại gia buôn bán xuyên quốc gia” vùng đất nghèo Hà Tĩnh khoảng hơn 25 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí cho rượu ngoại đã là hơn 2 tỷ; chi phí cho phần âm nhạc, ca sĩ là hơn 60.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng)…

Lẩn mẩn nói cô Kế toán trong cơ quan tính toán. Cô bé cũng lặng người, nhìn ra cửa sổ khi biết phép tính của mình: “Một đứa trẻ con vùng cao, mỗi tháng được thụ hưởng 120.000 đồng/tháng để được ăn cơm có thịt. Vậy số tiền 2 tỷ mua rượu ngoại và 25 tỷ chi phí toàn đám cưới ấy, sẽ nuôi được bao nhiêu đứa trẻ con trong 1 tháng?”.

Kết quả là: 2 tỷ đồng tiền rượu sẽ nuôi được 16.666 đứa trẻ Mầm non trong 1 tháng
Kết quả là: 25 tỷ chi phí đám cưới sẽ nuôi được 208.333 đứa trẻ Mầm non…

Vẫn biết: Có tiền thì làm gì cũng được. Thế nhưng cứ rưng rưng muốn khóc, xót xa tận đáy lòng, khi nghĩ đến những lít nhít vùng cao đang chịu đói, chịu rét trên vùng cao miền núi, biên giới xa xôi…

Bài blog Mai Thanh Hải. Ảnh Dân Trí

Tiêu đề do Đàn Chim Việt đặt 

37 Phản hồi cho “Siêu đám cưới và những đứa trẻ miền núi”

  1. hung vuong says:

    BBT: Phản hồi không được đăng vì lý do không đánh dấu tiếng Việt.

  2. Hùng says:

    Hãy thông cảm cho Phi Nhung, cô ấy đang nuôi hơn 20 đứa trẻ nghèo khó và cơ nhỡ!

  3. nguyen tan duc says:

    toi nghiep may ca sy chi vi chut tien ban si sy dien.du co bao chua the nao di nua thi hat dam cuoi cung gan voi hat dam ma. may cai nay luc truoc may anh chi thuoc gioi thi 3 dam nhiemn nay bi may danh ca giat tren tay roi… toi nghiep qua

  4. nguoi ha noi says:

    Toàn so sánh khập khễnh đầy ghe tị. Đã bao giờ người nghèo tự hỏi xem mình đã chịu khó bằng người ta chứ, thông minh bằng người ta chưa?

  5. Thằng Mõ Úc Châu says:

    Đây là một điển hình của những con người gọi là “VÔ CẢM” của xã hội Việt Nam hiện nay !!!
    Những ca sĩ, nghệ sĩ chỉ biết đồng tiền này chúng ta miễn bàn tới vì họ đã tự đánh gía con
    người của họ trước quần chúng, đám đông !!!

  6. NON NGÀN says:

    TINH THẦN VÀ Ý THỨC NHÂN VĂN

    Tinh thần và ý thức nhân văn là lòng thương người và nghĩ chung đến xã hội. Thương người thì biết cưu mang người khác, không quay mặt làm ngơ trước những cảnh tình khốn khó của cuộc đời. Biết lo chung xã hội thì không có lòng ích kỷ, không thụ động vì lợi ích bản thân, mà biết sống, biết đấu tranh cho hạnh phúc chung, cho công lý, cho sự bình đẳng và công bằng chung. Tinh thần và ý thức nhân văn chính là tinh thần của chủ nghĩa xã hội, của lý tưởng xã hội chân chính thật sự. Nói như thế cũng có nghĩa cái gọi là đấu tranh giai cấp thực chất không phải là chủ nghĩa xã hội chân chính thật sự mà chỉ là chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ trá hình, sự đố kỵ, thù hằn, ganh ghét, tị hiềm mà không phải tình thần, ý nghĩa, hay đức tính nhân văn hồn nhiên, khách quan thật sự. Cho nên Mác đã bào chữa, đấu tranh giai cấp không phải là tình cảm, xúc cảm, mà là quy luật khách quan tất yếu của lịch sử. Tức Mác đã tin chắc, mù quáng, mụ mẩm theo thuyết biện chứng của Hegel để chủ trương đấu tranh giai cấp như một quy luật lịch sử khách quan và tất yếu. Từ ý nghĩ đó, Mác cũng chủ trương chuyên chính để xây dựng xã hội cộng sản lý tưởng mà thật ra chỉ là ảo tưởng. Bởi Mác quên rằng tâm lý tự nhiên của con người là tâm lý sinh vật hay sinh học, tức sự phát triển và lợi ích cá nhân vô hạn, không cần nghĩ đến đồng bào, đồng loại. Đó tại sao có hiện tượng siêu đám cưới lẫn hiện tượng siêu ma chay, trong lúc đó có hình ảnh những trẻ em miền núi cơ khổ đáng thương mà nếu so sánh người ta không khỏi bất mãn hoặc mũi lòng. Thế nên con người khác nhau là nhờ văn hóa, nhờ giáo dục, không phải nhờ vật chất hay sự giàu có. Người giàu có tiền bạc, vật chất mà kém giáo dục để thành kém ý thức nhân văn thì cũng chỉ là sinh vật kiểu cóc vàng thuần túy. Ngoài các siêu đám cưới từ lâu vẫn nhan nhãn trong xã hội thật sự nghèo khó, người ta còn nhận thấy nhiều siêu ma chay cũng thế. Người ta sẳn sàng bỏ tiền tỉ để xây mồ cho người chết trong khi bao nhiêu người sống trong đói khổ, đọa đày. Sự kém ý thức, kém tinh thần nhân văn như thế mà bao người vẫn tưởng đó là ý nghĩa văn hóa, là giá trị văn hóa. Có nghĩa văn hóa không phải cái lố bịch, kịch cỡm, phi nhân văn ở bên ngoài, mà chính là cái nhân cách, cái tính nhân văn, hiểu biết sâu sắc bên trong tâm hồn hay ý thức. Có người cứ tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội nệ thức bề ngoài, tức hình thức thuần túy đó là chủ nghĩa xã hội và được mệnh danh là xã hội chủ nghĩa theo cách công thức thế nào đó. Cái bề ngoài, cái hình thức giả tạo không bao giờ là cái thực chất, cái giá trị đúng nghĩa bên trong. Có nghĩa chủ nghĩa xã hội thực chất chỉ đi liền với giáo dục, với ý thức nhân văn thật sự, với sự hiểu biết và tri thức đúng nghĩa thật sự. Không bao giờ chủ nghĩa xã hội chân chính lại chỉ là mô hình thuần túy máy móc nào đó, chỉ mang tính cách trình diễn bề ngoài nào đó mà hoàn toàn không có ý nghĩa, không có thực chất. Đó chỉ là kiểu bon sai về chính trị mà không phải kiểu chính trị nhân văn đúng nghĩa thực chất. Nhân văn không bao giờ đi với tổ chức thuần túy hình thức bề ngoài, nhưng nhân văn bao giờ cũng chỉ đi theo với ý thức, với nhận thức bên trong. Tức nhân văn là thực chất mà không hề giả tạo hay máy móc. Mọi công thức chủ nghĩa xã hội theo kiểu giáo điều, xơ cứng, máy móc, công thức giả tạo hay tiền chế nào đó thực chất chỉ là phản nhân văn và phi nhân văn. Một xã hội hình thức qua thời gian dài vẫn lộ rõ những cái phản thực chất điều đó cho thấy cái phi lý, cái phi hiệu quả, phản hiệu quả của nó qua giáo dục, qua vận động xã hội, qua ý thức và qua nhận thức con người như là mọi yếu tố cấu thành hay mọi thành phần lạc lỏng và phi hiệu năng, hiệu quả của chính nó.

    NGÀN KHƠI
    (04/3/12)

  7. KTV says:

    Những chương trình từ thiện ở VN nên vận động từ giới đại gia ở VN, vừa giúp người nghèo, vừa làm xã hội cân bằng hơn.

  8. npt says:

    Các ông bà đại gia này cấu kết với CQ CS phá tài nguyên QG ,buôn lậu xong rữa TIỀN thành đại gia giàu nhanh nhờ buôn nước bọt hoặc “vốn tự có ” kiểu hai lúa lên đời nên ở vùng quê đa số dân nghèo nhưng vẫn cứ chơi ngông lấy tiếng ko chịu ” thua chị kém em ” cùng các quan tham thời nay như cướp đất , phá rừng ,buôn ma túy ,buôn lậu ,chạy chức v v …hIỆN NAY giàu có tiếng như bầu Đức mà còn bị thâm nợ cả lãi vay gần 3000 tỷ chưa có tiền trả NH …Tình hình VN hiện nay dân nghèo không ít ,nhưng đám quan tham và nhóm lợi ích + đại gia + nhà đầu cơ .chơi ngông khoe mẽ ở tầm vĩ mô cũng không ít ,bất kể dư luận vẫn để ngoài tai chết ai nấy chịu ,như cháy hàng trăm các loại xe máy – ô tô từ trước đến nay nhưng chính phủ vẫn vô cảm ,do xăng dầu có pha phụ gia ethanol -methanol là tác nhân gây cháy nỗ , nhưng các nhà máy sx ra các phụ gia này là do của các ông quan lớn có cổ phần trong đó nên không ai dám nói , chỉ biết đễ cho nhân dân lãnh đủ

  9. thuongdan says:

    CÁC NGÔI SAO VIỆT SAO VÔ VĂN HÓA ĐẾN MỨC VẬY. CỨ CÓ TIỀN LÀ HÁT HAY SAO? ĐÀM VĨNH HƯNG LÀ THĂNG NÀO MÀ HÁM TIỀN ĐÉN VẬY. MỘT CON MẸ ĐI BUÔN LẬU PHỎNG CÓ ÍCH GÌ CHO ĐẤT NƯỚC.

  10. Tuấn says:

    Nhình hình ảnh những em bé thật đáng yêu và tội nghiệp. Đáng yêu vì các em hồn nhiên như những bầy chim non vắng bóng mẹ phải chịu nhọc nhằn đói khát và thiếu thốn. Tội nghiệp vì các em đáng lẽ ở lứa tuổi cần phải được chăm lo tối thiểu nhất mà không có được. Các em này là cột trụ tương lai của đất nước. Tôi bảo đảm với các bạn: bây chính quyền không ai thèm để ý tới các em này vì trước mắt không mang lợi gì cho họ, nhưng khi tới tuổi trưởng thành và có chiến tranh với Tàu Cộng, các em sẽ là những người chính quyền tìm cho bằng được để ra chiến trường thay thế con cháu bê tha của họ bảo vệ tổ quốc tận nơi nguy hiểm nhất của cuộc chiến.

    Note: Nhờ các anh chị đàn chim việt xin địa chỉ của những anh chị làm từ thiện để mỗi người của ít lòng nhiều có thể giúp các em lâu lâu có bữa ăn ngon hơn. Xin chân thành cám ơn.

Leave a Reply to Tuấn