Nhất Linh nhà văn và Nguyễn Tường Tam nhà chính trị [kết]
Tiếp thep phần I
Nhất Linh làm báo VHNN tại miền Nam.
Tháng 10/1956, tạp chí Sáng Tạo ra đời như một luồng gió mới thổi vào văn học miền Nam. Cái luồng gió ấy trước hết là vì nó mới, vì nó đúng lúc bằng một thứ ngôn ngữ cao kỳ, hoa hòe hoa sói và một cách gián tiếp nó ” khai tử” nền văn nghệ tiền chiến. Nó chiếm lĩnh thị trường người đọc, nhất là giới trẻ có học và đẩy lui một cách gián tiếp một số tờ báo cũng như một số tác giả vào hậu trường như Thiên Giang, Thẩm Thệ Hà, Tam Lang, Vi Huyền Đắc, Quách Tấn ..
Đó là cái văn nghệ hôm nay mặc dầu cũng chẳng mấy ai nhận diện ra cái văn nghệ hôm nay hình thù nó như thế nào. Chỉ biết như lời tuyên bố của Mai Thảo “đem ngọn lửa văn hóa vượt vĩ tuyến sáng lên ở đây hôm nay”.
Hôm nay chỉ muốn khẳng định nó không phải là hôm qua, không phải tiền chiến, không phải TLVĐ.
Riêng nhà thơ tự do Thanh Tâm Tuyền không ngần ngại nêu cao khẩu hiệu đậm nét chính trị hơn là Văn Học: Sài Gòn thay thế cho Hà Nội, từ một đô thị miền Nam trở thành thủ đô tinh thần của toàn thể đất nước. Sài Gòn Sáng Tạo và Suy Tưởng.
Văn học đã đổi mầu, đổi sắc diện. Nó không còn là thứ văn chương lãng mạn, khóc sướt mướt mữa.
Văn học trở thành thứ bi kịch có suy nghĩ, có băn khoăn, có đặt vấn đề, có dấn thân, có nhập cuộc. Có ý thức phản kháng và ý thức nổi loạn.
Đó là thứ văn học mà những năm sau này hằng đêm phải nghe tiếng đại bác mất ngủ vọng về thành phố để đến một thời điểm căng thẳng nhất: Nó trở thành thứ văn nghệ đen, văn nghệ truyền tay nhau, văn nghệ chui và phản chiến.
Nhưng ban đầu phải nhin nhận nó sáng thật. Không khí văn nghệ như hội Hoa Đăng, tưng bừng, phấn khởi và tin tưởng trong mọi lãnh vực. Báo chí thì như “được mùa” với nhiều báo ra đời sau này như Văn Hóa Ngày Nay, Báck Khoa, Tân Phong, Văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Thời Nay, Hiện Đại, Thế kỷ 20, Văn Nghệ, Nhân Loại.
Trong cái không khí tưng bừng như thế dĩ nhiên có nhiều tờ báo bị loại trừ ra khỏi sân chơi. Trong đó có tờ Phổ Thông của Nguyễn Vỹ. Theo Trần Tuấn Kiệt, một nhà thơ từng cộng tác lúc đầu với Phổ Thông cho hay có lúc Phổ Thông phát hành đến 25000 số, sau cứ teo dần chỉ còn 1000 số rồi chết yểu.
Sự thành công của Sáng Tạo mặc dù chỉ kéo dài có 31 tháng chắc hẳn ảnh hưởng tới uy tín dĩ vãng văn học của Nhất Linh. Ông quyết định “hạ sơn”. Theo Thế Uyên thì chính anh được trao gửi sứ mệnh lên Đà lạt để mời NL về Sài Gòn và nhờ đó để kéo dài vận mệnh văn học của TLVĐ. Nhưng thật ra giữa văn nghệ mới và cũ, giữa tiền chiến và hôm nay, TLVĐ đã thuộc về dĩ vãng, thuộc một dòng văn học đã cạn dòng.
Cái hay cái dở của nó là đã đánh dấu một thời không kém huy hoàng trong một hoàn cảnh xã hội chính trị nhất định trước 1954.
Nhưng có thể NL đã không nhìn nhận quy luật thời gian như thế nên ông quyết định “xuống núi” và lên đường một lần nữa. Vì thế trong lời mở đầu phi lộ của tờ Văn Hóa Ngày Nay ra ngày 17-6-1958, NL viết:
“Văn Nghệ Việt Nam hơn 10 năm nay vẫn ở trong một tình trạng ngưng đọng, chưa tìm được lối đi.”
Có nghĩa là trước đây, NL đã nói không với với Nam Phong- Phạm Quỳnh và cả các nhà văn tiền chiến. Ngày hôm nay, một lần nữa, ông lên tiếng phủ nhận cái văn nghệ hôm nay. Nói không với Mai Thảo, với nhóm Sáng Tạo.
Tuyên bố như thế, NL một cách nào đó phủ nhân sự có mặt của Sáng tạo từ 1956 đến giờ. Phủ nhận Bách Khoa vào năm 1957-BK chỉ ngưng hoạt động vào năm 1975-. Nói rõ hơn, ông chỉ nhằm vào Sáng Tạo và cho rằng những cái gọi là mới của sáng Tạo chỉ là sự “lập dị” chỉ là hình thức bên ngoài không phải nghệ thuật.
Trong một cuộc leo núi thì phải vất vả lắm mới leo lên được. NL đã thực sự leo được lên đỉnh núi. Nhưng xem ra lúc “hạ sơn” còn khó hơn một bậc, ông đã không lượng được sức mình, đã tượt dốc, đã nếm mùi thất bại.
NL cũng có cái lý chủ quan của ông, vì VHNN lúc ban đầu được độc giả đón tiếp nồng hậu vượt quá ngay cả sự mong đợi của nhà văn Nhất Linh.
Nhưng Nhất Linh tiền chiến là một đội ngũ nhà văn với khí thế đang lên. Ngoài những tên tuổi như Nhất Linh, Khái Hưng, trường hợp Thạch Lam trẻ nhất trong đám thì ngay truyện đầu tay của ông Gió Đầu Mùa, 1937 đã được độc giả đón nhận một cách nồng nhiệt. Thạch Lam ngoài cái tài không thể phủ nhận trong những truyện ngắn của ông, đã hẳn ông thừa hưởng cái ưu thế thuận lợi của văn đoàn của mình.
Nhất Linh 10 năm sau chỉ còn lại một mình cộng thêm một số nhà văn mà tên tuổi chưa được xác định. Linh Bảo, Nguyễn Thị Vinh cộng lại làm sao thay thế được một Khái Hưng.
Thế Uyên viết trong Chân dung Nhất Linh- Người Bác, của anh nhận xét về Nhất Linh như sau:
“Tuy phục, nhưng chính trong thời kỳ này, hai đứa (chỉ Duy Lam và Thế Uyên), về phương diện bài vở, lại chê trách người bác hơn cả. Cả hai đứa đều không chịu nổi những bài khảo luận linh tinh, những bức thư Nhất Linh viết trả lời độc giả. Đọc loạt bài này đôi khi thấy cũ kỹ và lẩm cẩm. Về văn, tuy vẫn phục nghệ thuật phân tích tâm lý, nghệ thuật trình bày nhân vật, nhưng tôi đã cảm thấy Nhất Linh không còn là nhà văn của thế hệ trẻ”.
Yếu tố chính về sự thất bại của VHNN là tính cách vẫn thế “lỗi thời” của một dòng văn học đã cạn nguồn. Khi nhận xét như thế này thì nhận xét ấy nên trả về cho chính NL thì đúng hơn:
“Văn Nghệ Việt Nam hơn 10 năm nay vẫn ở trong một tình trạng ngưng đọng, chưa tìm được lối đi.”
Thêm vào đó muốn hiểu rõ nguyên do thất bại này thì phải kể đến các yếu tố con người, yếu tố địa phương, yếu tố thời tính, yếu tố phái tính vv
Con người miền Nam đã hẳn khác miền Bắc, Hà Nội thì không phải Sài Gòn, nhất là thời điểm tiền chiến thì không phải là thời điểm sau 1954.
Phải nhìn nhận số đông độc giả người miền Nam có “khẩu vị văn chương” mà các nhà văn miền Bắc không cung ứng được. Sau này họ có những tác giả như Ngọc Sơn rồi những Sơn Nam, nhất là Lê Xuyên với Chú Tư Cầu, Vợ Thầy Hương hấp dẫn hơn nhiều lần. Miền “Lục châu học” đã sản sinh ra được thứ văn chương của riêng nó- một thứ đặc sản mà ta dám gọi là thứ văn chương miệt vườn- Nó hay không thể chê được. Nó không cho phép bất cứ cái gì thay thế nó. Nó cũng không giống bất cứ cái gì nhập cảng có nhãn hiệu từ miền Bắc vào.
Nếu hiểu được tính địa phương, tính người thì cái tự hào đỉnh cao văn học của TLVĐ “sẽ xẹp như quả bong bóng”.
Những Dũng, cô Loan, cô Mùi, ông Lý Toét, ông Xã Xệ nghe xa lạ và thế nào ấy, đi chơi chỗ khác. Đó chỉ là thứ “rau muống” không phải rau diếp cá miền Nam.
Những anh chị trên so với anh Tám Xác Ne thì xa lạ và chả có nghĩa lý gì cả!!
Ấy là tôi không muốn đi xa nói dông dài về tinh đa dạng, tính phong phú của Văn Học Miền Nam với những trào lưu tư tưởng triết học được giới trẻ say mê thích thú và mảng văn học dịch như Võ Phiến đã nhận xét:
“Thanh niên, sinh viên đọc Nguyễn Văn Trung và Nguyễn Nam Châu nhiều đến nỗi những danh từ như sứ mệnh, thân phận con người, tha hóa, ngụy tín v.v.. lan tràn khắp nơi.(..) Quả là cái ” khối” Nguyễn Văn Trung có một tầm ảnh hưởng lớn. Cái ảnh hưởng ấy bắt đầu từ tờ Đất nước.. ngay từ tờ Đại Học, mặc dù Nguyễn Văn Trung không phải là chủ nhiệm tờ báo này( chủ nhiệm là Cao văn Luận). Tờ Đại Học tiếp tục xuất bản cho tới năm 1964, nhưng nó đã mất sức thu hút từ khi Nguyễn Văn Trung rời Huế vào Sài Gòn nhiều năm trước “(7).
(7)Võ Phiến, Văn Học miền Nam. Tổng quan, trang 243
Điều quan trọng nhất là tính cách đa dạng của báo chí miền Nam phục vụ người đọc.
Nó phục vụ nhu cầu từng giới người đọc, cao có, thấp có, giải trí có nghiên cứu có, tìm cái mới, cái lạ trong các sách dịch cũng như tính cách “Hàn lâm và văn học” trong các tạp chí Đại Học, Bách Khoa, Sáng Tạo, Quê Hương và Tập san Sử Địa.
Bấy nhiêu yếu tố vừa kể trên, VHNN đã không thể lọt vào hay không đáp đứng được nhu cầu người đọc .. Sự đào thải là tự nhiên dù đó là điều đáng buồn mà không ai mong muốn như vậy. Mặc dù sự kính trọng Nhất Linh nơi số đông người đọc vẫn có, vẫn còn đấy.
Như nhận xét không sai của nhà văn Võ Phiến cho rằng:
“Nhưng dần dần rồi độc giả thưa dần. Và Văn Hóa Ngay nay cũng không sống lâu hơn hôm nay. (…). Ra Văn Hóa Ngày Nay, ông liền dành một chỗ cho những tài năng mới. Trong tuổi già, ông viết chúc thư văn hóa đề cử những người trẻ vào TLVĐ. Ấy vậy mà giữa ông với giới cầm bút sau 1954 cứ xa nhau dần. Báo ông, sách ông xuất bản, người ta mua đọc, nhưng đọc lặng lẽ. Trong quần chúng, không nghe có dư luận, trên văn đàn không thấy có phê bình“.(8)
(8) Trích Văn Học miền Nam. Tổng quan, Võ Phiến, trang 234-236
Về việc đình bản tờ VHNN
Tôi cũng đã giải thích rõ về việc đình bản của tờ VHNN này trong số Tân Văn, số 7, tháng 2/2008, ở trang 16. Tôi cũng đã hỏi nhà văn Duy Lam và viết lại từng câu từng chữ của Duy Lam, đã trưng dẫn lời Cáo lỗi độc giả của chính Nhất Linh, nhưng xem ra có người vẫn cố chấp bênh vục NL bất kể lẽ phải.
Trước hết, xin ghi lại câu trả lời của Duy Lam- người đã cùng với Tường Hùng thay thế nhà văn NL ở vài số chót là: Ông Nhất Linh có tâm sự và cho biết là do những khó khăn về tài chánh nên phải đình bản tờ báo. Duy Lam còn đó, tại sao người ta không không hỏi thẳng ông một lần nữa cho rõ trắng đen. Phải chăng người ta sợ thói quen nói thẳng của Duy Lam?
Điều quan trọng hơn nữa là có một độc giả thân hữu, anh Nguyễn Thế Toàn ở Hoa Thịnh Đốn còn giữ được tờ Văn Hóa Ngày Nay, số 9, anh đã gửi cho tôi, trong đó, có kèm theo một lời Cáo Lỗi Độc Giả của Nhất Linh có nội dung như sau:
Cáo Lỗi Độc giả
Những ngày gần đây, tôi bị đau phải đi nằm dưỡng sức ở một nơi xa và bỏ dở nửa chừng công việc, đến khi bình phục trở về thì nhận thấy việc trình bày ấn loát cuốn V.H.N.N số Xuân và cả số Xuân-Lan này có nhiều sự sơ xuất đáng trách như đăng hai bài Lan Hàm Tiếu, ” Xóm cũ”, ” Khó chịu” của Tường Cường mà tôi đã loại bỏ đi rồi, in lầm tên tác giả Ái Trinh với Tôn nữ Huyền-Trinh, bỏ sót giai thoại về bài thơ Mừng Thọ cụ Nguyễn Hải Thần và những lầm lỗi khác.
Tôi xin thành thực cáo lỗi cùng độc giả thân mến và sẽ đăng bài đính chính trong tập V.H.N.N. kỳ tới
Nhất Linh
Lời xin lỗi của nhà văn Nhất Linh cho thấy có lẽ ông hiểu tình hình sinh hoạt báo chí miền Nam đã có những chuyển biến khác .. Và cũng vì thế trong những lần tâm sự với ông Nguyễn Vỹ- một thi sĩ mà khi ở miền Bắc được nhóm TLVĐ chiếu cố, giễu cợt không ít -Nguyễn Vỹ kể lại là:
“Nguyễn Tường Tam là nhà văn mà tôi ít quen biết nhất ở Hà Nội, lại là người mà tôi gặp nhiều nhất ở Sài Gòn Ông Nguyễn Tường Tam than với Nguyễn Vỹ là ” Bọn nhà văn tiền chiến tụi mình ..”Thế hệ trẻ ngày nay, họ không hiểu được tụi mình..”(9)
(9) Trích Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến, trang 162
Và quan trọng hơn cả sau đây là ý kiến của Thế Uyên giải thích lý do đình bản của VHNN như sau:
“Sau khi Văn hoá ngày nay số 8 phát hành, Nhất Linh tuyên bố với người thân: “Thôi, không làm nữa!”. Quyết định này đột ngột, y như trước đó mấy tháng, ông bỏ lan, bỏ Đà Lạt xuống Sài Gòn làm báo. Bạn bè xúm lại can. Nể người thân, ông chịu để Tường Hùng và Lam tiếp tục. Ra tiếp hai số, ông cương quyết kết liễu Văn hoá ngày nay. “Nó đã làm xong nhiệm vụ!”, ông giải thích vậy. Đình chỉ hoạt động văn nghệ, ông vẫn tiếp tục ở Sài Gòn, không lên Đà Lạt “tu tiên” như lũ cháu tưởng, và ông bắt đầu vào một thời kỳ đau ốm (đau dạ dày) và suy nhược thần kinh (10)
Trích Chân dung Nhất Linh- Người Bác, IBID (10)
Qua những ý kiến trên của Thế Uyên cho thấy, ông đã để mặc cho Tường Hùng và Duy Lam tiếp tục tờ báo. Nhưng sau đó, ông thấy tờ báo có những bài vở không đúng với ý của ông nên có thư xin lỗi độc giả ở số 9 như trình bày ở trên. Và cuối cùng tự ý quyết định đình bản vào số 11.
Mặc dù không trưng ra được bằng cớ, ông Trương Bảo Sơn đã trút cả cái trách nhiệm việc đình bản đó lên đầu chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
Trong cuốn sách “Nhất Linh, Người Nghệ Sĩ-Người Chiến Sĩ” do Thế Kỷ 21 xuất bản năm 2004, trang 78, ông Trương Bảo Sơn viết:
“Tờ Văn Hóa Ngày Nay ra được 11 số thì đình bản, mặc dù được độc giả khắp nơi hoan nghênh., chỉ vì nó được hoan nghênh quá xá mà chết non. Nguyên nhân thế này:
“Trước hết tập Văn Hóa Ngày Nay không được chế độ Ngô Ðình Diệm cho phép xuất bản như một tạp chí mà chỉ là một giai phẩm phát hành không có định kỳ. Vì không có định kỳ nên Bộ Thông Tin kiểm duyệt cố tình để lâu mới trả lại bản thảo để in. Ông Hoàng Nguyên, chủ sự phòng kiểm duyệt đã nói với tôi rằng tuy có nhiều cảm tình với chúng tôi, nhưng không thể làm trái lệnh cấp trên là cản trở tờ Văn Hóa Ngày Nay ra đúng kỳ hạn (tỷ dụ như đúng ngày mồng 1 mỗi tháng) để đọc giả nhớ ngày mua báo. Hơn nữa bài vở phải kiểm duyệt kỹ, nhất là bài của Nhất Linh và Bảo Sơn.”
“Sau nữa, ngoài chế độ kiểm duyệt, phản quyền tự do ngôn luận này ra, chế độ Ngô Ðình Diệm còn có một thủ đoạn hiểm độc nữa là nhà nước giữ độc quyền phát hành báo chí, kể cả giai phẩm. Ngô Ðình Diệm đã có sáng kiến đặt ra Nhà Phát Hành Thống Nhất, bắt tất cả các báo chí phải đưa cho công ty này phân phối. Tập Văn Hóa Ngày Nay bán chạy như tôm tươi mấy số đầu, đã bị ế đi. Nhà phát hành độc quyền của chính phủ đã thi hành độc kế không gửi đủ số báo cho các tiệm sách đã đặt mua. Chúng tôi khi buộc báo thành từng bó đã cố ý đánh dấu riêng, khi nhận báo từ nhà phát hành trả về, thấy những dấu ấy vẫn còn y nguyên, tức là nhà phát hành đã không làm đúng nhiệm vụ, đã giữ báo của chúng tôi trong kho, không phân phối đi. Có những tiệm sách đến điều đình mua thẳng báo với chúng tôi để có đủ báo bán, nhưng chúng tôi phải từ chối vì sợ chính quyền gài bẫy. Ðã nghèo lại bị thua lỗ, chúng tôi đành đình bản tờ Văn Hóa Ngày Nay.”(12)
(12) Trích lại một lần nữa bài viết viết của Nguyễn Tường Thiết đăng trên Người Việt
Ông Trương Bảo Sơn viết như thế chỉ quên một điều là chính bà Nguyễn Thị Vinh có ra hai tờ báo, nhưng đều chết yểu. Phải chăng cũng là do kiểm duyệt, cũng do Nhà phát hành Thống Nhất trù yểm? Rồi những Sáng Tạo danh tiếng một thời, Hiện Đại, Thế Kỷ 20 đều bị xử trảm dưới lưỡi kéo của bà kiểm Duyệt và chết yểu chăng? Không thấy những tập san vừa kể trên kêu ca gì cả và lẳng lặng ra đi.
Để minh chứng thêm một lần nữa, xin mời đọc một đoạn trích dẫn của nhà văn Võ Phiến như sau:
“Như thể sau đó là một thời tàn dư, không mấy quan trọng. Sách của nhất Linh sau 1954 xuất bản không có người phê bình, báo của Nhất Linh sau 1954 nhiều người đọc, nhưng ít có tiếng vang trong văn giới. Ông nói gì , viết gì, ít người nhắc nhở. Người ta kính cẩn, nhưng không chú ý mấy”. (13)
(13)Văn Học miền Nam, truyện 2, Võ Phiến, trang 125-1226.
VHNN sau đó đình bản sau số 11 chấm dứt vĩnh viễn sự nghiệp làm báo của Nhất Linh ở miền Nam.
Nhất Linh nhà văn thời tiền chiến
Giai đoạn tiền chiến đã đưa TLVĐ và Nhất Linh lên tuyệt đỉnh danh vọng như một lời tuyên dương của linh mục Thanh Lãng đọc trong đám tang Nhất Linh như sau:
“Tôi nhớ năm 1932 khi Phạm Quỳnh bỏ ” Nam Phong” đi làm quan cho người ta thương tiếc, tưởng như nền văn học Việt Nam sẽ suy sụp, thì ngược lại chính lúc ấy anh xuất hiện với báo” Phong Hóa” rồi ” Ngày Nay”, anh và các bạn anh đã khai sinh ra hẳn một thế hệ văn học mà anh là thủ lãnh, là Tổng thống trong cái nước cộng hòa văn học từ 1932-1945. Anh đã đem lại cho cho thanh thiếu nữ cả một đường hướng suy nghĩ cảm xúc và viết văn mới (… ) Tôi và anh em trong Trung Tâm Văn bút Việt Nam đem anh đến đây để đặt anh vào ngai vàng đó“(14)
(14) Trích Chân dung Nhất Linh, Nhật Thịnh, trang 218
Nhà văn Thế Uyên, cháu của Nhất Linh viết: Riêng hai đứa chúng tôi thán phục Nhất Linh tiền chiến và chấp nhận Nhất Linh hậu chiến. Nhà văn Võ Phiến có nhận xét tinh tế cho rằng chữ thán phục và chấp nhận khác nhau quá. Chấp nhận có giọng khoan hồng cho tác giả NL. Biết rằng không còn sáng giá nữa đành phải chấp nhận.
Nếu mơ ước bình thường của một nhà văn là sách viết ra được có nhiều người đọc , được nổi tiếng thì Nhất Linh là một trong số những nhà văn ấy.
Nhất Linh đã lên đường và mở đường cho một giai đoạn lịch sử Văn học. Nói như Merleau Ponty: “Lịch sử là bầu khí của hiện đại”. Nó bắt đầu từ đây, từ 1932-1933..Nó đã chối bỏ một cái gì đó đi trước nó. Và nó đang vượt lên.
Những cuốn truyện đầu tay của ông như Nho Phong(1926), Người Quay tơ còn phảng phất không khí cổ điển từ ý đến lời không gây được mấy chú ý của dư luận người đọc. Càng viết, NL càng tỏ rõ vóc dáng một nhà văn lớn.
Nhưng kể từ khi viết Đoạn Tuyệt vào năm 1935, tác phẩm này đã gây được tiếng vang dữ dội trong quần chúng và có nhiều người như Trương Chính trong bài Dưới Mắt Tôi không ngần ngại gọi đây là một kiệt tác trong văn chương VN. Phải đặt mình vào bối cảnh xã hội năm 1935 còn nhiều cổ hủ, tập tục hủ lậu như chế độ đa thê, tính cách gả bán cưỡng ép trong hôn nhân đã gây bao nhiêu đau khổ cho thân phận người phụ nữ mới hiểu được sự thành công của Đoạn Tuyệt. Cuốn sách được coi như một cuộc Cách Mạng đả phá xã hội.
Đoạn Tuyệt theo nghĩa phủ nhận hủ tục quá khứ, tiếp tay nhau tìm một cuộc sống mới trong tự do và hạnh phúc. Nó tiêu biểu trong cặp nhân vật Loan và Dũng.
Nhưng nếu nó được những người như Trương chính ca ngợi thì nó cũng gây những phản ứng ngược chiều trong trường hợp Nguyễn Công Hoan. NCH cho rằng đây là khí giới của kẻ chủ tâm phá hoại của những nhà cách mạng cực đoan. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Công Hoan đã viết cuốn Cô Giáo Minh (1936) để công kích lại. Cuốn Cô Giáo Minh bị nhóm TLVĐ tố cáo là ăn cắp, đạo văn của TLVĐ. Câu chuyện đạo văn này đã gây ra những cuộc tranh luận giữa kẻ chống người bênh một thời.
Dù thế nào đi nữa, Đoạn Tuyệt đã đưa Nhất Linh cũng như những tác phẩm Nửa Chừng Xuân, Hồn Bướm mơ tiên của Khái Hưng lên đỉnh cao của hào quang nghệ thuật.
Sau này khi nhìn lại, người ta thấy các tiểu thuyết luận đề (Roman à these) đã “hy sinh” nhiều những tình tiết câu truyện, tính cách không thực giả tạo của câu truyện cũng như sự nghèo nàn của tâm lý nhân vật. Tiểu thuyết luận đề giản lược câu chuyện nhằm phục vụ cho một mục đích, biện hộ cho mục đích ấy nên tự nó có thể giết chết nghệ thuật một cách vô tình.
Phải chăng luận đề tiểu thuyết làm giảm giá trị nghệ thuật? Về điều này, cả hai nhà văn Nhất Linh và Khái Hưng đều công nhận sự thực như vậy. Chính NL nhìn nhận tiểu thuyết luận đề từng hại ông, từng làm cho tiểu thuyết của ông bớt hay. Ông viết :
“Cái lầm thứ tư của tôi là đã để cái ý định dùng tiểu thuyết làm một việc gì ( viết luận đề tiểu thuyết) lên trên cái ý định cái ý định viết một cuốn tiểu thuyết hay” ..(..) Đây là cái lầm lớn nhất trong đời văn của tôi(..) Sự hoan nghênh hai truyện đó, nhất là Đoạn tuyệt, những khen ngợi của các nhà phê bình đã làm tôi sau này khó chịu một cách thành thực“(15)
(15) Trích Văn Học Miền Nam, Truyện 2, Võ Phiến, trang 1239
Và khái Hưng cũng không viết khác:
“Những Roman à thèse chỉ có mục đích cải cách một vài tập tục xã hội Việt Nam hiện nay. Một ngày sau, những tập tục đó không còn nữa trong xã hội tiến bộ hơn thì tiểu thuyết của tôi sẽ mất giá trị của nó” .(16)
(16) Trích trong Chỗ đứng của TLVĐ Ibid, trang 16
Sau này, Nguyễn Sỹ Tế và Thanh Tâm Tuyền trong buổi thảo luận: Nhìn về tiền chiến (in lại đầy đủ trong Web Talawas, Phạm Thị Hoài) đã công kích các tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh và Khái Hưng như sau. Theo Thanh Tâm Tuyền:
“Những tác phẩm mà mà TLVĐ gọi là tiểu thuyết luận đề đã chứng tỏ sự nông cạn và sự hời hợt của những tác giả ấy. Chưa nói tới những luận đề mà nhóm TLVĐ chọn là những vấn đề rất thơ sơ và hẹp hòi ở trong xã hội, tôi muốn công kích ngay cái loại mà người ta gọi là tiểu thuyết luận đề- kể cả những luận đề cao nhất-là một quan niệm ấu trĩ về tiểu thuyết. Bởi tính cách luận đề phản nghệ thuật”.(17)
(17) Trích Chỗ Đứng của TLVĐ, Ibid, trang 16
Phạm Thế Ngũ cũng cũng cùng quan điểm khi phê phán tiểu thuyết luận đề.
Nhưng dư luận người đọc thì lại thích thú với các truyện với đề tài xã hội thời thượng ấy .
Ngoài vấn đề tiểu thuyết luận đề, Nhất Linh với cuốn Bướm Trắng được coi là cuốn sách ông đặc biệt tâm đắc và sáng giá nhất của ông!!
Nhưng người đọc lại không nghĩ như vậy.
Nhưng có đọc cuốn này thì không thấy được những đặc sắc của cuốn truyện ngay cả về mặt tư tưởng, triết lý cao siêu của nó ..Thụy Khuê nói tới những đề tài được nói tới trong Bướm Trắng về cái chết, về cái phi lý của cuộc đời, về vấn đề tự tử, về sự ngộ nhận trong tiểu thuyết này . Và TK vội kết luận cho rằng Bướm Trắng đã đi trước cả các triết gia hiện sinh ở Pháp nữa. Từ triết học phải trả về cho hệ thống triết lý hiện sinh của Tây Phương !! Không phải cứ xử dụng những từ ấy mà trở thành triết gia.
Tôi cho rằng NL khi viết những điều đó chỉ muốn mô tả những trạng thái tâm lý của nhân vật Trương đang bị bệnh sắp chết. NL không có một chủ điểm hay một khái niệm triết học về những vấn đề triết lý như sự phi lý hay ngộ nhận ..Đó là những đề tài triết lý trong triết thuyết hiện sinh về phi lý của cuộc đời. Nó hoàn toàn không có liên quan gì đến những trạng thái tinh thần của Trương cả.
Đã thế, Theo Võ Phiến,- một người rất chi li, tỷ mỉ, khi đọc Bướm Trắng-, Võ Phiến đã đếm ra được đến 80 chục lần nhân vật “mỉm cười” trong một cuốn sách dày 266 trang. Có những trang đếm ra được ba lần nhân vật “mỉm cười”. Mỉm cười vì nhân vật phát giác ra được môt trạng thái tâm lý của chính nhân vật truyện. Chẳng hạn: “Trương trả tiền ăn rồi rảo bước, mong cho chóng tới nhà để sửa soạn”, rồi Trương mỉm cười nhận thấy mình nóng ruột về nhà sửa soạn là vô lý- Mình có đồ đạc quái gì đâu mà sửa soạn”.(18)
(18) Trích Văn Học, miền Nam, quyển hai, Võ Phiến, trang 1231
Nhận xét của Võ Phiến càng củng cố hơn quan điểm của người viết bài này. Bướm Trắng chủ yếu là một mô tả các trạng thái tâm lý của một người sắp chết, dù có nói tới phi lý, cái chết hay ngộ nhận.
Có thể nói, khi viết văn, Nhất Linh bị ám ảnh bởi việc mô tả tâm lý nhân vật. Ông phân tích, tìm tòì, giải thích những trạng thái, tại sao nhân vật truyện lại có những hành động này, hành động kia sao cho “phù hợp tâm lý”. Những bận tâm và những tỉ mỉ rạch ròi dễ biến câu chuyện thành nhàm chán, kéo dài.. Sau này, nhà văn Võ Phiến trong những chuyện của ông cũng những phân tích nội tâm chi ly rạch ròi, nhưng xem ra vượt được người đàn anh một khoảng xa, khiến người đọc bị lôi cuốn vào những tình tiết được ông cẩn thận mô tả.
Vì thế không lạ gì, chính Nhất Linh cho rằng truyên hay hay dở ăn thua là ở những chi tiết. Ông viết :
“Vậy cái cần nhất, cái việc nó định đoạt giá trị một cuốn tiểu thuyết là TÌM CHI TIẾT .
Cuốn sách hay là chính ở chỗ tác giả nào tìm được nhiều chi tiết hay để diễn tả. Các nhà văn hơn kém nhau ở chỗ tìm chi tiết.(19)
(19)Viết và đọc tiểu thuyết, Nhất Linh. Trích lại trong Văn học miền Nam, truyện 2, Võ Phiến 1225-1234
Phải chăng chính cái băn khoăn đi tìm chi tiết nó hại cuộc đời viết văn của NL sau này?
Cũng giống như trong truyện Giòng sông Thanh Thủy, Nguyễn Tường Thiết “dại dột” cũng đếm ra được 269 lần mỉm cười trong cuốn truyện này của Nhất Linh. Đấy là chỗ chôn nhà văn ở chi tiết.
Những cái mỉm cười này cho thấy NL rất thích thú trong việc khám phá ra tâm lý nhân vật. Thay vì để tự người đọc tìm hiểu và thưởng thức, ông làm người chỉ đường vạch ra những trạng thái tâm lý ấy.
Sự lặp đi lặp đến hơn 200 lần lại vốn rất kỵ với nghệ thuật.
Nó chẳng khác gì đóng vai trò vừa đá banh vừa thổi còi làm mất đi cái hào hứng của cuốn truyện.
Khen TLVĐ cũng khiong^ thể không nghĩ tới những nhà văn ngoài nhóm.
Bên cạnh một Nhất Linh “sừng sững” với nhiều hào quang, người ta vẫn thấy le lói bên ngoài TLVĐ những nhà văn mà sau này tên tuổi họ lừng danh không kém.
Những nhà văn mà giá trị nghệ thuật đã làm nên các nhà văn ấy được đánh giá đúng mức như Nguyễn Tuân với Vang Bóng Một Thời, Vũ Trọng Phụng với Số Đỏ, Giông Tố (Và một số tài liệu mới tìm kiém được như: Vẽ nhọ bôi hề, Chống nạng lên đường). Nhất là Nam Cao với truyện Chí Phèo thật sự đã vượt trên một bậc các nhà văn trong TLVĐc về nghệ thuật, về tính hiện thực xã hội, về tính tố cáo xã hội và nhất là tính nhân bản..
Nay phải nhìn nhận rằng tính hiện thực xã hội ở mức tố cáo cao nhất, mãnh liệt và dứt khoát nhất và tính nhân bản, tình người thể hiện trong truyện của Vũ Trọng Phụng và Nam Cao .. Chí Phèo không thuần túy là một tên vô lại, chửi thuê chém mướn mà trong nỗi uất hận u uẩn trong con người của Chí Phèo vẫn còn một chỗ cho tình người nở hoa giữa Chí Phèo-Thị Nở.
Đó là hai đặc điểm làm nên cái lớn của hai nhà văn trên- tính tố cáo và tình người như một cặp- bỏ xa NL và TLVĐ còn dừng lại tính lãng mạn tiểu tư sản và tâm lý nhân vật.
Mặc dầu bị lép vế vì không được giảng dạy chính thức trong chương trình trung học như nhóm TLVĐ, Chí Phèo của Nam Cao đã nhảy một bước lên đại học, trở thành đề tài nghiên cứu văn học, xã hội học của trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975.
Nhất Linh nhà văn sau 1954 ở miền Nam
Theo Nhật Thịnh, sau những thất bại về chính trị và một thời gian bị khủng hoảng tinh thần, năm 1945, ông bỏ đất Trung Hoa về Hà Nội và sau đó bỏ vào Sài Gòn. Ở đây, ông mở lại nhà xuất bản Phượng Giang và cho tái bản những tiểu thuyết cũ của TLVĐ. Nhưng tránh cho in lại những tiểu thuyết luận đề như Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng, Gia Đình ..
Cuối cùng thì ông đã quyết định lên Đà lạt, sống quy ẩn với thú chơi lan rừng.. vừa để quên đi dĩ vãng nhiều buồn phiền, vừa để dưỡng bệnh.
Cũng trong thời gian này, ông bắt đầu viết ” Xóm Cầu Mới”. Đây là một truyện dài ông dự tính viết đến 2000-trang.
Và theo nhà văn Tường Hùng, một người cháu của Nhất Linh đã được ông cho coi bản thảo .. Tường Hùng cho đây là một bản thảo chi chít chữ viết nhỏ li ty, tẩy xóa, và viết chồng lên nhau .
Cũng theo Tường Hùng, cuốn truyện đã được viết đi viết lại đến 5,6 lần. Tác phẩm này với những nhân vật như cô Mùi “rất quen thuộc”, đậm cá tính Nhất Linh không ra ngoài khuôn khổ suy nghĩ, hành động trong chuẩn mực đạo đức. Câu truyện cũng không có một tầm suy nghĩ băn khoăc về thời cuộc, về đất nước hay con người trong bối cảnh miền Nam sau 1954.
Nói về khả năng viết truyện của NL, có lẽ cần nêu ra chi tiết sau đây đã được giáo sư Phạm Thế Ngũ nêu ra trong sách Việt Nam Văn Học Giản biên của ông. Theo PTN, thường NL đưa bản thảo cho Khái Hưng đọc và sửa chữa. Nếu sửa chữa nhiều thì truyện ngắn hay sách đề tên chung hai người. Và ngay cả sửa nhiều đôi khi Khái Hưng cũng nhường không đứng tên chung. Điều đó cho thấy Khái Hưng ở trên Nhất Linh một bậc.
Sau 1954, NL mất đi một cánh tay đắc lực ! Ai là người có thể là người giúp ông hoàn chỉnh một tác phẩm?
Sau 1954, giới thanh niên trí thức thành lại có thói quen “suy tư”, “băn khoăn”, đặt những vấn đề triết lý về thân phận con người, về tự do, về hiện sinh .
Có nhiều kiểu băn khoăn lắm. Có thứ băn khoăn siêu hình, đối diện với hư vô. Có thứ băn khoăn về thân phận người, về ý nghĩa cuộc đời, về hoàn cảnh con người trước chiến tranh, có thứ băn khoăn của người trí thức trước thời cuộc, về chọn lựa hay dấn thân nhập cuộc, về thái độ hành động, về giới tuyến, về bên này bên kia.
Vì thế có thứ băn khoăn của một Nguyễn Văn Trung, của Vũ Khắc Khoan, của Nguyễn Mạnh Côn, của Nghiêm Xuân Hồng, của Thảo Trường, của Thế Uyên, của Võ Phiến và nhiều nhà văn trẻ khác.
Truyện của Nhất Linh vẫn như ” bình thản” trước hoàn cảnh, trước cuộc đời. Trong khi định nghĩa rốt ráo nhất về con người , chính là con nguoi- ở đời- trong một hoàn cảnh (être-en-situation). Truyện của Nhất Linh ở ngoài không gian, thời gian của miền Nam trong cuộc chiến ý thức hệ, nhất là kể từ thập niên 1960 trở đi.
Nội dung chuyện trong Xóm Cầu Mới, Giòng sông Thanh Thủy vẫn là những nhắc nhở đã qua, nhớ lại những giai đoạn làm chính trị cách mạng lãng mạn. Thế Uyên có thể nhận xét không sai: Nhất Linh chỉ có thể làm nhà cách mạng mà không phải nhà chính trị.
Trong cuốn Giòng Sông Thanh Thủy có thể nói đây là một bản “lược đồ” tổng quát về con người làm chính trị của NTT. Nó như một đánh giá lại cuộc tranh chấp ý thức hệ Quốc-Cộng. Những nhân vật truyện không còn là những nhân vật lý tưởng kiểu Dũng-Loan mà là những nhân vật hành động ở nhiều môi trường khác nhau, tranh đấu ác liệt hung bạo, có chém giết, có thủ đọan, có tàn bạo.
Tuy nhiên thông suốt cuốn truyện dài hơn 600 trang, tom góp ba câu truyện làm một trường thiên tiểu thuyết là: Ba người bộ hành, Chi bộ hai người và Vọng Quốc-. Làm thế nào để kết nối ba truyện thành một toàn thể hợp lý về kết cấu câu truyện, về sự sắp xếp các nhân vật, về mục đích câu truyện? Đã không một ai đặ rõ ra vấn đề này!!!
Ba cái truyện dài có thể cộng lại thành một cá trường thiên được không mà không làm tổn hại đến ngôn ngữ truyện và kết cấu truyện? Nó có giống như ba đường thẳng ngắn nối lại thành một đường dài mà tính ngắn không làm tổn hại đến tính dài? Ở đây đặt ra vấn đề thế nào là một truyện cực ngắn, truyện ngắn và truyện ngắ cực dài và thế nào là một truyện dài. Ngôn ngữ truyện ngắn là ngôn ngữ đã được nén chặt (condensed) còn ngôn ngữ truyện dài là tính buông lỏng.
Truyện ngắn cực dài, và truyện cực dài khác và đây là chỗ thành công và thất bại của cuốn trường thiên tiểu thuyết Giòng Sông Thanh Thủy. Và đây cũng là tham vọng và nỗi lòng khao khát của một nhà văn muốn để lại một cái gì cho đời sau.
Cái khó nhất của ba truyện hợp thành một là tính thống nhất, lớp lang, các nút thắt gỡ, tình tiết câu truyện sao cho hợp lý từ đầu tới cuối. Thật khó cho người đọc vẫn không nắm bắt được điều gì Nhất Linh muốn nhắn gửi trong đó. Các nhân vật truyện chòng chéo lên nhau, câu truyện nhảy từ chỗ này sang chỗ kia .. Mỗi đoạn , mỗi khúc là những đoạn rời, những mảnh đời được vụng về sắp xếp lại.
Truyện Giòng sông Thanh Thủy chỉ là một tham vọng cuối đời của một nhà văn mà quên đi kỹ thuật của một trường thiên tiểu thuyết.
Chẳng những thế, những chuyện như thế không thích hợp với bối cảnh văn học và chính trị của miền Nam nữa.
Bối cảnh văn học miền Nam nơi giới trẻ thành thị không còn ngây thơ đọc những “bài học vỡ lòng về tình yêu, tình dục” bởi NL nữa. Thứ tình yêu trở thành lẩm cẩm, nhàm chán. Những mô tả tâm lý đọc thấy mệt. Những nhân vật trong GSTT xa lạ.
Và như lời chia xẻ của Võ Phiến ngay trang đầu bài viết “Nhất Linh hậu chiến”. Võ Phiến viết:
“Trong khi kiểm điểm về sự để viết về Nhất Linh của thời kỳ sau 1954, tôi có một cảm tưởng buồn”.
Đây có thể là gói ghém trọn vẹn tâm tư, tình cảm của giới độc giả miền Nam sau 1954, mặc dù kính trọng NL đã phải thốt lên như thế.
Họ có những băn khoăn mới. Đó là những mốt suy từ thời thượng mà sách triết lý bán chạy hơn sách truyện. Trong khi đó những nhân vật truyện trong Xóm Cầu Mới hầu như ở “ngoài cuộc”, không liên quan gì đến thực thể chính trị, đến suy tư thời thượng của trí thức miền Nam sau 1954 ..
Phải chăng vì thế mà những nhà văn tiền chiến nổi tiếng một thời như Nhất Linh bị lu mờ và bị bỏ quên. Khi NL than phiền với Nguyễn Vỹ là độc giả thanh niên bây giờ không hiểu những người như ông thì người ta có quyền hỏi ngược lại là: những nhà văn có tầm cỡ như ông đã hiểu gì về giới trẻ sau 1954?
Đó cũng là nhận xét của Thế Uyên thể hiện đầy đủ tâm trạng giới trẻ khi ông viết về Nhất Linh:
“Trường giang tiểu thuyết ” Xóm Cầu Mới” có những nhân vật đặt trong một không gian thật xa cách .. Đọc như thấy là một dĩ vãng, trong khi những người trẻ đang ở trong một tâm trạng khắc khoải, lo âu, khác với cuộc đời đang ở trước mặt đòi hỏi phải chọn một thái độ thích ứng Nhất Linh với những tác phẩm sau, không mang lại, không đáp lại một chút nào khát vọng của thế hệ chúng tôi- thế hệ nói sự thật bị coi như mạ lỵ, quân tử bị coi như gàn dở, anh hùng bị coi như ngu đần. Về sau, nhóm Sáng Tạo có làm ầm ỹ (ầm ỹ chứ không phải làm phê bình) về Nhất Linh “tiền chiến”, Lam và tôi không đồng ý với họ về cái thái độ bắt đầu xây dựng văn nghiệp bằng cách phủ nhận tất cả quá khứ, nhưng hai đứa đồng ý với họ ở một điểm: Nhà văn Nhất Linh không còn là nhà văn của thế hệ trẻ hiện đại . Và điều đó cũng không quan trọng (Ít nhất cho riêng Nhất Linh và cho văn học sử) vì không phải lúc nào, thời nào cũng phải đáp đúng tâm trạng của thế hệ trẻ mới được là văn hào. Riêng hai đứa chúng tôi thán phục Nhất Linh tiền chiến và chấp nhận Nhất Linh hậu chiến . Có Nhất Linh như một dĩ vãng đẹp, như một căn bản chúng tôi vững tâm hơn đi vào tương lai”.(18)
(18) Trích Chân dung Nhất Linh, Nhật Thịnh, trang 160
Và thêm một lần nữa, nhận xét của nhà văn Thế Uyên trong Chân dung Nhất Linh- Người Bác về cuốn truyện dài Dòng sông Thanh Thủy :
“Sau một thế gian im lặng, Nhất Linh tung ra một bộ tiểu thuyết gồm ba cuốn Bănviết trong thời gian ẩn trốn. Dĩ nhiên là chúng tôi vội vã tìm đọc, và cũng thất vọng nhanh chóng. Bộ Dòng sông Thanh Thuỷ diễn tả cuộc đời làm cách mạng của một người mang vóc dáng Nhất Linh, nhưng không diễn đạt được. Nhân vật Ngọc thật xa cách với nhân vật chúng tôi kỳ vọng phải có. Lam cắt nghĩa: “Bác sẽ không thể viết được nữa. Quá khứ dầy đặc đã đè bẹp tâm hồn bác rồi…”. Tuy không hiểu rõ Lam định nói gì, nhưng nghe câu đó tự dưng tôi có cảm tưởng Nhất Linh sắp đi đến quãng chót của đời mình. Khi ông về căn gác trông xuống chợ An Đông, tôi hay đến thăm hơn xưa. Nhiều khi tôi tới, cúi chào, ông gật đầu rồi im lặng, tôi lục một cuốn sách ngồi đọc cho tới lúc muốn về. Vào thời kỳ này, tương đối ông có vẻ cảm tình với tôi hơn. Có lần gần ngày thi, chưa có tiền nộp lệ phí, ông bỏ tiền vào một cuốn sách, kín đáo đưa cho. Nhưng giữa hai bác cháu bao giờ cũng có một ngăn cách khó xác định. Một buổi sáng, cửa đóng kín che nắng, tiếng ồn ào của chợ họp phía dưới vang lên, tôi nhìn người bác già, thấy như đã thuộc vào dĩ vãng hay một thế giới khác. Cũng trong khoảng thời gian này, bà ngoại tôi mất. Lúc biết tin, bác đang đau, nhờ người vực tới, ngồi bên xác mẹ rồi trở về. Cái chết này, tôi tin đã làm ông chìm sâu hơn trong đau buồn. Từ lúc các con lập gia đình riêng, bà tôi thân và yêu Nhất Linh hơn cả. Và dù người già khó tính ghê gớm, trong các con, không kể mẹ tôi là gái, Nhất Linh cũng là người chịu đựng những trái tính của mẹ già tài hơn cả. Trên bàn thờ chính của họ Nguyễn Tường, còn để một bức minh hoạ bà tôi do Nhất Linh vẽ bằng bút chì, nét thật nhỏ và mờ.“(19)
(17) Chân dung Nhát Linh- Người bác, Ibid
Nhất Linh trong hành trình làm báo để lại danh tiếng cũng như tai tiếng. Nhưng hơn bất cứ nhà văn tiền chiến nào, ông có chỗ đứng danh dự trên chiếu Văn học do những tác phẩm của ông cộng thêm nhóm TLVĐ mà ông là thủ lãnh. TLVĐ sau này như một cột mốc văn học đánh dấu giai đoạn từ 1933 đến 1945- uy tín và sáng chói-. Sau đó, ngôi sao văn học theo quy luật thời gian bị rơi vào im lặng.
Nhà báo và Nhất Linh nhà văn sau 1954 đáng nhẽ không nên có mặt nữa .. Đã một thời đã qua- thời của vinh danh và hào quang dành cho một nhà văn đại diện cho TLVD.
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt
Chương trình Việt văn của VNCH ở trung học ngày xưa đề cao Tự Lực Văn Đoàn, cổ văn thì có Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Bà Huyện Thanh Quan và Tú Xương…
Tôi thích tất cả phần kim văn bao gồm TLVĐ và mọi nhà văn nhà thơ thuộc mọi khuynh hướng xã hội, chính trị và nghệ thuật khác; loại trừ thơ của Tố Hữu và Hồ Chủ Tịch. Thơ HCM thì không ra thơ mới, không ra thơ đường, trọ trẹ nửa Hán nửa Việt, chứng tỏ một kẻ vẫn còn bảo thủ. Thơ lại bố cục và diễn tả khô khan, giống như bài thơ CON CÓC của người VN hồi mới tập tẹ viết chữ quốc ngữ.
Cổ văn thì giá trị nhất là thi sĩ Tú Xương. Một tác giả bình dân, một mạc nhưng không kém văn chương, lại bộc trực, thành thật không trưởng giả như những nhà thơ phong kiến kia.
Tuy nhiên tôi biết thời VNCH đề cao Tự Lực Văn Đoàn, bên cổ văn thì đề cao Nguyễn Đình Chiểu, lý do đơn giản vì ông ta chống Pháp. Tôi trái lại, chán tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu vô cùng,… tán gái mà xài Lục Vân Tiên thì đĩ nó cũng phải bỏ chạy. Trái lại Tú Xương rất dễ thương, không giả dối như những thi sĩ phong kiến kia. Không ham công danh như Nguyễn Công Trứ “đã mang tiếng đứng trong trời đất, không công danh thà nát với cỏ cây…”
Nhưng Tú Xương chỉ thành thực thú nhận:
“Vị Xuyên có Tú Xương,
Dở dở lại ương ương.
Cao lâu thường ăn quịt,
Thổ đĩ lại chơi lường.”
Bàn về văn học thì trong phương diện này Nhất Linh không có dở. Tiểu thuyết của Nhất Linh rất tiêu biểu cho những luận đề xã hội đương thời và vẫn còn thích hợp với xã hội ngày nay. Có thể nói ở quê VN hôm nay vẫn còn nhiều cô gái quê còn kém xa ý thức nhân bản và bình đẳng của Loan trong cuốn Đoạn Tuyệt của NL. Càng nhắc lại điều đó thì người ta lại liên tưởng đến một nhân vật chính trị của VNCH, bà Ngô Đình Nhu.
Không bàn tới chính trị nữa, mà chỉ bàn về văn học thì VNCH đã lựa chọn đúng đắn 1 văn hào để tiêu biểu cho chương trình Việt Văn của những lớp cuối chương trình trung học. Không riêng gì Nhất Linh, nguyên cả nhóm TLVĐ đều ảnh hưởng rất nhiều đến văn hoá xã hội miền Nam. Tôi còn nhớ khẩu hiệu của Tự Lực Văn Đoàn, “theo mới, theo mới hoàn toàn, không một chút do dự”.
Chủ đích văn chương của nhóm Tự Lực Văn Đoàn là tiêu diệt phong kiến, đổi mới xã hội theo tư tưởng Tây Phương, củng cố lý tưởng thanh niên và lòng yêu nước theo khuynh hướng tự do dân chủ đang theo đuổi của những đảng phái QG chống Pháp lúc đó. Do đó, VC loại bỏ Tự Lực Văn Đoàn và phê phán đó là luồng tư tưởng phản động số 1 của chúng trong thời kỳ chúng tiến hành chiến tranh VN. Không riêng gì TLVĐ, tất cả các nhà văn và tác phẩm tiền chiến không CS nghĩa là không đấu tranh cho giai cấp giống tư tưởng Maxist (giống như Tắt Đèn, Chí Phèo…) đều bị CS Hà Nội cấm tuyệt đối, trong thời gian chiến tranh và bao cấp CS. Cho nên nền tảng văn hoá VC rỗng tuyếch ngoại trừ văn hoá bình dân ngô nghê thuần tuý để tuyên truyền và Maxist lai căng.
Một Bácsỉ miền Nam,trong một tờ báo xuân năm nào, đả thử định bệnh cho vua Quang Trung,căn cứ vào sự đột tử của vị vua trẻ. Chỉ là một bài viết có tính giả thiết,giả thử…chưa hẳn là đúng.Bênh nhân trước mắt chưa hẳn Bác sỉ đả định bệnh đúng chớ đừng nói đả chết rồi. Trường hợp Nhấtlinh (và cả 3 ông kia củng vậy),chỉ là bới bèo ra bọ, đem giả thiết làm như thật để với mục đích hạ uy tín của người có chút danh tiếng,để đạt mục đích.Mục đích gì? Lịch sử vẩn là lịch sử…nhửng chuyện “bên lề” kiểu thầy bói rờ mu rùa mà coi là lịch sử quan yếu thì thiếu gì chuyện thị phi để viết. Lịch sử viết chân phương,có thì có ,không thì vẩn không .Không có giả định,không có giả thiết,không có đoán mò ,không thêm bớt. Nhất Linh
theo sự giải phẩu tử thi khám nghiệm thới đó,chỉ bị vết chai gan vì có lẻ do rươụ gây ra.vậy là hết. Còn bệnh thần kinh bệnh này bệnh nọ ai chứng minh ,ai biết? Là nhà văn nếu ông ôm Lan vào giường ngủ,suýt chết thì củng như Lý Bạch ôm Trăng mà chết hay Tản Đà đào nền nhà trồng rau sắng….Đó là cái ngông,cái”tật” của kẻ văn chương…Còn nói NL có lần đứng trước cửa nhà đem giấy tờ ra cho mọi người là chỉ che mắt chính quyền hiện tại .Cháu Ông có lần viết vui là “sao bác khôn thế không thấy bác phân phát tiền mà chỉ là giấy vun thôi !” Không thể vì đó mà nói ông Nhất Linh bi trục trặc giây thần kinh được.
Có người nói NL là nhà văn ,thuần túy là nhà văn cách mạng ,nghỉa là ông chỉ muốn xả hội này hoàn hảo,tốt đẹp đổi mới ,luôn luôn đổi mới. Làm cách mạng củng chỉ là một hoạt đông đầy tính cáchmơ mọng như nhân vật Dủng của Ông . Ông là người “đa bất mản hoài” không có gì làm cho ông hài lòng ,ngay chính ban thân ông. Cuốn “ĐoạnTuyệt” hay văn phẩm của Ông củng đả có lần ông sổ toet.Nếu Ông viết lại,ông sẻ viết HAY hơn…
Còn nói tại sao miềnnam đưa TLVĐ vào chương trình học,mà thật ra chỉ có Nhấlinh,Kháihưng, với 2 tác phẩm đả phá phong tục hủ lâu,nêu cao tự do cá nhân giải phóng phụ nử với lối viết văn trong sáng,gọn gàng mà nhửng nhà văn trong TLVĐ đả đạt được và phát huy trong tiếng Viết mà ngày nay chúng ta vẩn tiếp tục. Không lẻ học “làm đỉ ” ,”lục sì”….của vủtrongphụng,cô giáoMinh (NCHoan) hoà hợp hoà giải với phong kiến, hay “tắtđèn” dể đấu tranh giai cấp ? Tuy nhiên nhửng nhà văn trên ,ngay cả Ntuân ,vẩn đưọc in bán tạimiền nam.Ntuân cảm động khi vào nhà sách Khaitri thấy cuốn VBMT in trên giấytốt bìadày và trang trọng trong tủ kính. Miền Nam không CS,nhưng không độc tái độc đoán cấm in lại xuất bản nhửng sách thời tiền chiến. Hơn nửa hoàn cảnh VN bấy giờ với nhà văn bên này bên kia sông BH củng khá tế nhị. Đây củng là một điểm đáng ghi .
Còn nói nhửng nhà văn đó văn tài hơn Nhất Linh thì xin lổi,nên coi lại.
tác giả nhắc mainguyệt (tchya)trên báo Tựdo và nói ông ta là nhà văn rất sâu sắc trong mục “nói hay đừng” trên báo này,nhưng như vậy chứng minh được gì ? Mainguyệt chỉ phụ trách thới gian ngắn rồi tới Nguyểnhoạt,chứng minh lời Lê ta không sai ?… Vả lại sao lại phê bình về nhửng cái lặt vặt thuôc về quảng cáo mà không hiều là tờ báo có nhiều bài hay ,giá trị,tiều thuyết truyện ngắn hơn nhửng tờ báo khác ?
Kếtluận là không thể hạ nhửng nhà văn đả thành danh bàng nhửng bài báo vu khống ,bằng nhửng chứng cớ không thực (mang tính giả thiết). Nhất là nhửng bài bào định bệnh cho các nhà văn của các ông Đốc tờ dở hơi. Đọc cho biết vậy thôi…không nên lấy đó làm cột móc để phê bình người khác,khi không có chứng minh cụ thể. Một vài caí mụt trên người không thể kết luân là bệnh hoa liểu,sida.Một vài triêu chứng khác lạ không thể bảo người ta điên…
“Có nói có,không nói không “…ông Lục đừng lục tung rác rưởi rồi “quăng “cho nhửng người ông muốn hạ bệ theo chỉ thi …
VĂN NGHỆ VÀ CHÍNH TRỊ
Nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Nhóm Nam Phong Tạp Chí, Nhóm Nguyễn Văn Vĩnh v.v… đều là những nhóm văn học nghệ thuật, nhóm văn hóa học thuật của Việt Nam thời tiền chiến, tức trước giai đoạn Cách mạng tháng 8 mùa thu năm 1945, trước cuộc chiến tranh toàn diện kéo dài suốt 40 năm sau này. Nói cụ thể, thời đó là thời còn nền đô hộ Pháp, còn nền quân chủ Nam triều. Nói khác đi, sau các cuộc vận động chống thực dân Pháp cuối cùng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi xướng, sau cuộc nổi dậy lần chót của Nguyễn Thái Học thất bại, tình hình chế độ thực dân ngự trị từ Nam ra Bắc tức thời kỳ của các hoạt động văn học nghệ thuật nói trên. Tính chất chung của thời kỳ này cơ bản là không nói tới, ít nói tới chính trị, có tính phi chính trị hay không mang tính chất thời sự chính trị. Nó chỉ thuần túy về văn hóa xã hội cùng văn học nghệ thuật như trên kia đã thấy. Tính chất của nhà văn Nhất Linh nói chung trong giai đoạn đầu chính là ý nghĩa như thế. Cái lổ trống về chính trị của xã hội khi đó được lấp đầy hay được thế bằng các hoạt động thuần túy hay chủ yếu là văn chương, văn nghệ, là văn học nghệ thuật hay học thuật là như thế. Sau Cách mạng tháng 8, vùng được gọi là chiến khu, là Việt Minh, là Kháng chiến, ý nghĩa chính trị lại gần như bao trùm và phổ biến, cái cốt lõi của chính trị đó là chính trị cách mạng xã hội hoặc công khai hoặc tiềm ẩn theo hướng mác xít. Ngược lại với vùng Kháng chiến hay vùng “Cụ Hồ” chính là vùng Bảo Đại, vùng Pháp chiếm, hay vùng không phải Việt Minh. Văn hóa, văn nghệ, học thuật, văn học ở đây đại để vẫn tiếp tục theo hướng cũ, tức văn học nghệ thuật thời tiền chiến như trên vừa nói và ai cũng biết. Thế nhưng sau hiệp định 1954, khi trận chiến Điện Biên Phủ kết thúc, miền Bắc hăng hái tiến lên xã hội chủ nghĩa và chiếu cố thống nhất miền Nam, còn miền Nam xây dựng chế độ Cộng hòa, chính thế Quốc gia thuần túy, mà miền Bắc vẫn tuyên truyền là Mỹ Ngụy. Nói như vậy là nói về chính trị theo hướng lịch sử cụ thể, khach quan. Còn nói về chính trị theo hướng văn văn học nghệ thuật, thì miền Bắc hoàn toàn thống nhất trong ý hệ mác xít, ý hệ vô sản. Trái lại miền Nam theo ý hệ tự do, không mác xít, tư sản mà miền Bắc gọi là văn học nghệ thuật tư sản hay nói theo cách tuyên truyền xuyên tạc là văn học nghệ thuật Mỹ ngụy. Nhất Linh khi ấy thuộc về miền Nam, là chế độ chính trị không cộng sản của ông Ngô Đình Diệm, Nhất Linh vừa kế tục khuynh hướng văn nghệ tiền chiến, kiểu văn học nghệ thuật theo hướng Tự lực văn đoàn, và đồng thời hoạt động chống ông Diệm nổi bật nhất là tham gia đảo chánh ông Diệm. Song điều mới nhất chính là hoạt động văn học nghệ thuât của nhóm văn nghệ sĩ từ miền Bắc di cư vào Nam sau 54, như nhóm tạp chí Sáng Tạo, nhóm tạp chí Thế kỷ hai mươi v.v… đặc biệt nhất nhóm học thuật và khoa học của các trí thức đào tạo nước ngoài quay về miền Nam mà nổi bật nhất là Tạp chí Đại học ở Huế, tạp chí Quê hương … thiên về chính trị học thuật và khuynh hướng tư tưởng tự do không mác xít, phi cộng sản. Tất nhiên về sau tại miền Nam còn xuất hiện các tờ báo, các nhóm khuynh tả hay thân cộng thật sự như tờ Lập trường ở Huế, một vài tạp chí hay tờ báo nhỏ khác, một vài cá nhân hay đoàn thể hoặc nhóm lẻ tẻ khác v.v… kể từ sau đảo chánh thành công ông Diêm 1963. Nhưng nói chung lại, văn nghệ chính trị tại Việt Nam sau khi đất nước chia cắt có hai khuynh hướng hay hai định hướng cốt yếu. Văn nghệ học thuật miền Bắc hoàn toàn là văn nghệ học thuật mác xít, của khối Xã hội chủ nghĩa. Còn văn học nghệ thuật là hoàn toàn tư tưởng tự do, phi mác xít, hướng ra thế giới, hướng theo học thuật khách quan mà miền Bắc gọi là ý hệ tư sản. Sau năm 1975, tất nhiên chỉ có khuynh hướng chính trị chính thức là khuynh hướng chính trị nhà nước, ban đầu hay giai đoạn đầu là tập trung “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH” do ông Lê Duẩn chủ đạo, xướng xuất. Đến khi khối Liên xô và Đông Âu sụp đổ, Việt Nam cũng bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ hội nhập, thời kỳ kinh tế nhiều thành phần, và bây giờ văn học nghệ thuật cũng tương đối có tự theo khuynh hướng tự nhiên trong xã hội. Nhưng theo định hướng chính thức của các trường nhà nước từ trung học đến đại học, đến các Viện nghiên cứu chính thức, các báo chí chính thức thì vẫn là kinh tế thị trường, hội nhập thế giới, nhưng lại “theo định hướng XHCN”, mà thực chất vẫn chỉ là ý thức hệ Mác Lênin hay tư tưởng mác xít. Nhà văn Nhất Linh là nhà văn học nghệ thuật, nhà văn hóa theo khuynh hướng tự do, phi mác xít, nhưng ông đã tham gia đảo chính chế độ không cộng sản của ông Diệm, thất bại, ông đã chọn sự tự tử. Đây có lẽ theo ông là thái độ tích cực. Song nhìn vào đó phần lớn những người khác đều cho là thái độ không thích đáng và tiêu cực. Ví thử ông Nhất Linh đã không tự tử, có nghĩa giả định ông vẫn sống mãi tới giờ, thì tại thời điểm này, cũng khó biết được phản ứng của ông trước xã hội ra sao và hành động của ông sẽ theo hướng ra sao.
Non Ngàn Võ Hưng Thanh
(05/3/12)
Văn học , trí thức..v.v… ở đó tranh luận với nhau nhé . Tao : HCM,LD,ĐM và đàng em cầm.. AK hay hơn cầm viết,sống phẻ hơn ( khỏe ) nhiều,thấy không ? nhửng Người được nuôi trồng vẩn sung sướng hơn bọn : công nông.. đúng không ?. Lao động thì lang thang !!!,làm Quan thì an nhàn khỏe ơi là phẻ.. .
NÓI VỀ Ý NGHĨA CỦA TỜ ĐÀN CHIM VIỆT
Báo trong nước không có chỗ đa chiều, không có sự tự do muốn nói gì thì nói một cách nghiêm túc, hữu ích, nên ĐCV chính là tờ báo mạng làm chỗ xả hoi. Đây là ý nghĩa, giá trị chính đáng, cần thiết của ĐCV. Những người viết trên ĐCV phần lớn là những người có ý thức xã hội nghiêm túc, những người có thiện chí và ý thức xây dựng đất nước VN trong tương lại tốt đẹp thật sự, cho dầu bài chính diện, tức bài chủ, hay bài bàng diện, tức bài phản diện hoặc các bài bình luận (comments) hết sức phong phú, đa dạng, nhưng cũng thiết yếu không kém. Đấy tính cách chung đáng quý là như thế. Do vậy ĐCV cần được hỗ trợ, ủng hộ về tài chánh từ khắp nơi, như lời kêu gọi rất tha thiết và chính đáng của họ. Thế nhưng trên ĐCV cũng không tránh được nhiều kẻ ngồi không, chỉ comment để comment mà không chút ý thức đúng đắn gì hết, giống như để thỏa mãn thị hiếu cá nhân, tầm thường, thấp kém mà không vươn tới được chỗ của tính tích cực, tính nghiêm túc. Đó là những khuynh hướng chỉ trích, đả kích cá nhân vô tội vạ, không thấy như thế là vô nghĩa và phi mục đích chính đáng hay cần thiết. Đây có thể do động cơ quá khích, vị kỷ vì cái tôi nhỏ hẹp, không nhìn ra yêu cầu lớn lao của mục tiêu xã hội, tính cách đại nghĩa hoặc ít nhất cũng là yêu cầu xây dựng, khách quan, hay thiện chí. Đó là tất cả những gì một lần nữa tôi muốn xở ra để mọi người có thể nhận xét hay so sánh. Đó cũng còn là lý do tại sao đôi khi người ta chọn cách thường xuyên viết comment hơn là bài chủ. Lý do viết bài chủ nhiều khi mất thì giờ, nhọc công hơn, lại không được đăng lên, thành ra uổng phí. Trái lại những người có tài viết nhanh trước bàn phiếm, chỉ như thò tay lấy đồ trong túi một cách đơn giản, mau lẹ, mà hiệu quả cũng không kém, thì đó lại là cách lựa chọn tối ưu, hay nói đúng là giản dị, cũng như tiết kiệm nhất.
NON NGÀN
(07/3/12)
TrươngPhi khá lắm, đáng khen
Khui ra Lục ”trạng”, một con chiên tồi!
Tuynhiên, cũng khá muộn rồi
Trên đàn nầy vốn đã biết ”chồn” từ xưa!!!
Con nhà ”chuá” lừa…
Qua những gì mà ông Lục đã viết, tôi thấy ông ấy cố gắng chứng minh số ý sau:
- Về lịch sử: chế độ Ngô đình Diệm là được lòng dân nhất. Nguyễn tường Tam chống lại chế độ là sai.
- Về cá nhân Nguyễn tường Tam: tự tử chết là bị trầm cảm nặng.
- Về văn học: Trong TLVD Khái Hưng ở trên Nhất Linh, ngoài TLVD thì Vũ trọng Phụng, Nam Cao…tất cả đều ở trên Nhất Linh.
Tóm lại những gì mà bao nhiêu thế hệ học sinh miền nam được dạy trong nhà trường PT theo ông Lục đều SAI !! Đó là tất cả nhựng gì ông Lục muốn nói (ông gọi là khoảng tối của Nhất Linh Nguyễn tường Tam). Viết xong bài này chắc là ông cảm thấy mình cao thêm, cao hơn cả Nhất Linh một bậc đấy! Cảm phục.
Một bài viết hay của tác giả Nguyễn Văn Lục với những chi tiết đặc sắc và những dẫn chứng rạch ròi, đáng tin cậy về nhà văn Nhất Linh.
Có thể nói Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là một nhà văn lớn nhưng sinh nhầm thế kỷ. Chuyện ông Trương bảo Sơn kể về việc ngăn chặn phát hành tờ VHNN không phải là không có lý do. Ông Diệm và ông Nhu không dám đụng dến ông NL tuy nhiên không muốn ông NL gây ảnh hưởng lớn. Trước năm 1960 tôi tình cờ sống chung nhà với một ông công an tại ty CA Dalat. Nhiều hôm tôi thấy ông ta đi rất sớm từ 3, 4 giờ sáng, tôi hỏi thì ông ta nói đi theo rõi “thằng Tam”. Vì ông ta rất ít học cho nên tôi biết ông ta không biết đó là ông NL. Thế đủ biết ông NL bị theo rõi rất chặt chẽ và rất cô đơn.
Tôi đồng ý với you rằng TT Diệm rất sợ uy tín của Nhất Linh. Cho nên người ta biết Nhất Linh bị đưa ra toà thì cũng chưa đến nỗi quá lo sợ để phải tự tử, nhưng Nhất Linh tự tử là vì lý do khác.
You nói chuyện đó chẳng khác nào tố cáo Nhất Linh có những ý đồ ích kỷ trong việc tự tử. Bởi vì dù sao ai cũng biết Nhất Linh có dính líu đến cuộc đảo chánh năm 1960 và các nhân vật dính líu đến chuyện đó đều bị bắt và điều tra. Như vậy, thế kẹt của TT Diệm là dù nể sợ uy tín của NL thì cũng vẫn phải mời ông ta ra toà như thường, nếu không thì không công bằng, thứ 2 là những người khác sẽ tin vào NL hơn chế độ TT Diệm.
Ngược lại, Nhất Linh cũng biết ông ta nếu chịu ra toà thì sẽ bí không trả lời được trước toà án, vì đồng loã với đám đảo chánh chứng cớ rõ ràng rồi. Cho nên việc tự tử của Nhất Linh nó tố cáo cái thế bí của ông ta, khi ông ta biết rằng ra toà thì sẽ phải trả lời công khai nhiều chuyện mà ông ta không muốn nói ra, sợ mất uy tín của mình. Sau khi đám Nguyễn Chánh Thi thất bại thì Nhất Linh biết mình trót dại rồi, nhưng Nhất Linh lại muốn tính nước cao, thí mạng để phá hoại chế độ và đồng thời bảo vệ uy tín của mình nữa. Nếu chịu ra toà thì sẽ bị hỏi bí! Bí quá nên phải tự tử. Hành động như thế là không tốt với dân, vì chỉ muốn giữ uy tín của mình và những bí ẩn liên quan đến an ninh đất nước (của những kẻ phá tham quyền và phá rối trật tự công cộng) thì cố tình che giấu.
Nhóm Caraven đảo chánh Ô.Diệm,nếu không “dzot” qua Campuchea theo NCThi và VVĐông,thì hầu như bị bắt gần hết ,kể cả cụ Hương với câu thơ chân chất,bất hủ “ngồi tu gải háng dái lăn tăn ” Vây tại sao NTTam không bị bắt vào ở với các đồng chí tham gia dảo chánh của Ông ? Có người nói vì QĐĐDài loan can thiệp nên ông Diệm để tại ngoại,nhưng thật ra Ông Tam có vào sứ quán ĐàiLoan xin tỵ nạn nhưng không được (vì TT LTV rất hâm mộ cụ Diệm ,hơn nửa Đài Loan đang có ngoại giao với VNCH,do đó không thể can thiệp cho Ông Tam vì v/đ tế nhị ngoại giao).Có người nói Ông Diệm sợ NTT,nhưng đó là chỉ đoán mò không có căn cứ.Hơn nửa quốc gia có kỷ cương ,phép nước. Đươc là vua ,thua là giặc,không lý gì bắt nhửng người khác (họ là nhân sỉ trí thức như Ông PhanQuangĐáng.TrầnvănHương,Hoàngcơthụy..Vủ HòngKhanh ? ..và hình như có cả giới chức co cấp đảng Đại Việt nửa thì phải…mà phải “chừa ‘ông Tam ra. Đây chỉ là sự khoan hồng độ lương của chính phủ NĐDiệm và sự suy xét ,cân nhắc lợi hai khi đưa NL vào giam giử…vì Ông là nhà văn được biết dên nhiều và lóp trẻ vì đó rất úy phục ông. Ngày ra toà nghe tin NL tự tử,chính phủ hối tiếc ,các đồng chi ở toà ngẩn nhờ,xin toà cho một phút mặc niệm người đồng chí của họ.,người đồng chí đả chạy xin ỵ nạn không được lại được ưu đải ở ngoài vòng tù tội so với họ. Caí chết của Ông củng là bình thưong của kẻ thua trận vá củng có thể là nêu cao cái khí tiết đối với anh em đồng chí củamình.Cao Bá Qúat hiên ngang lên máy chém,Nguyển Thái Học “không thành công thì thành nhân”.PhạmHồngThái không hoàn tất nhiệm vụ củng tự tử để tiếng anh hùng về sau….Tóm lại,NTTam chết là đả hoàn tất một lịch sử đới mình và còn lưu danh đòi sau,dù khen dù chê,củng là một anh hào đứng giửa trần ai,làm hết mình cho diều minh tin là đúng.
Sau 63,Đảng QĐD,Đại Việt <nhân sỉ ,có kẻ từng chống đố NĐDiệm,cùng đả năm vận mạng quốc gia dân tộc nhưng rồi họ củng chang làm gì đươc ,mà để đdất nước rốrăq1m thêm,đưa tới cái chết của một VN sau NĐDiêm vào năm 75 và nay,hàng triệu người lưu vong ,có cả họ..
Nói về tự tử thì năm 75,nhiều sỉ quan ,củng từng chống chính phủ NVT qua tham nhủng này nọ và có được chút uy tín củng tự tử. Có người nói tại sao chết mà không rán sống rán tranh đấu cho một VN không CS ? Sống và chịu đựng để rèn luyên ý chí quật cường. Thua keo này bày keo khác,như Hàn Tín "nằm gai nếm mật"…và họ còn nói thua và được là lẻ thuờng,có y chi ,lòng tiến thủ vì dân vì nước,cokiên nhẩn thì co ngày vinh quang.Sao lại chết ?
Một con người chống đốimình,thử hỏi chính quyền đó để mặc ,không làm gì hết sao ? Vây còn chi là kỷ cương là phép nước,là uy tín của người đứng đầu quốc gia ?
Ở diển đàn này khi nói về cụ Ngô thì hết lời mạt sát và đem chuyện công giáo ra để chúng minh mạt sát luôn.Kh6ng khác gì bọn CS cuồng tín. Như vậy chứng minh được gì hay gây chia rẻ thêm ? Và ngấm ngầm hoan nghênh HCM và CSVN ?