WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Forbes tôn vinh bà Mai Kiều Liên

Bà Mai Kiều Liên

Bà Mai Kiều Liên, lãnh đạo công ty sữa Vinamilk, được tạp chí Forbes đưa vào danh sách 50 nữ doanh nhân có quyền lực nhất ở châu Á.

Đây là lần đầu tiên Forbes thực hiện một bảng khảo sát và đánh giá về các nữ lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Á.

Nữ doanh nhân 58 tuổi này hiện là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Vinamilk, doanh nghiệp hiện có doanh số hàng năm gần 1 tỷ đôla.

Bà Mai Kiều Liên là đại diện Việt Nam duy nhất top 50 này và đứng ở vị trí 25.

Thương hiệu Việt

Forbes mô tả bà Liên là người ‘đã xây dựng Vinamilk trở thành không những là một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận nhất mà còn là được kính trọng trên khắp châu Á’ sau khi doanh nghiệp này cổ phần hóa vào năm 2003 và bà trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị.

“Các nhà quảng cáo sữa lâu nay vẫn ca ngợi các đặc tính dinh dưỡng của sữa và nói rằng ai cũng tìm thấy thứ mình cần với sữa. Tuy nhiên ở Việt Nam họ tìm thấy một một con át chủ bài: đó là Mai Kiều Liên,” Forbes viết trong mô tả của mình.

“Vị giám đốc điều hành năng động này đã biến Vinamilk trở thành một trong những doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam,” Forbes ca ngợi.

Sinh trưởng tại Pháp và đi du học ở Nga và lấy bằng kỹ sư chuyên ngành chế biến sữa.

Bà Liên trở lại Việt Nam vào năm 1976 khi 22 tuổi và vào làm việc cho Công ty sữa và cà phê miền Nam, tiền thân của Vinamilk. Bà đã đóng góp trong việc hiện đại hóa hợp tác xã cũ kỹ của nhà nước này.

Các nhân vật từng được Forbes năm 2011 cho là có ảnh hưởng nhất thế giới

Bà bắt đầu công việc từ vị trí kỹ sư và thăng tiến dần lên trưởng ca, phó giám đốc kỹ thuật, phó tổng giám đốc và bây giờ là chủ tịch hội đồng quản trị sau khi doanh nghiệp nhà nước này được cổ phần hóa.

Cách đây hai năm, doanh nghiệp do bà làm chủ, Vinamilk, cũng lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp tốt nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng do Forbes bình chọn trong danh sách 12.000 doanh nghiệp khắp khu vực.

Bà Liên góp mặt trong danh sách cùng với các nữ lãnh đạo của các tập đoàn lớn như HSBC, Singapore Telecom, Temasek, Morgan Stanley, Huyndai, Nomura, JP Morgans, Horizons Ventures – trong đó có người giàu nhất nước Úc là bà Gina Rinehart, trùm khai thác mỏ ở Perth, và bà Hyun Jeong-Eun, chủ tịch tập đoàn Hyundai, một trong hai công dân Hàn Quốc đến viếng tang lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-il.

Vinh danh phụ nữ

Chiếm đa số trong danh sách là các nữ doanh nhân các nước Hoa ngữ như Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Macau và Singapore với 26 người, chiếm hơn phân nửa. Trong khi đó chỉ riêng Ấn Độ cũng có tám đại diện.

Bên cạnh Việt Nam, các quốc gia như Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Úc, Philippines và Thái Lan cũng có đại diện trong danh sách này.

Nữ doanh nhân trẻ nhất có tên trong danh sách là đồng giám đốc điều hành 36 tuổi của Balaji Telefilms, Ekta Kapoor, người đã giúp quảng bá phim ảnh Bollywood và phim tình cảm tâm lý Ấn Độ .

Forbes cho biết những nữ doanh nhân này được bình chọn vì ‘khả năng quản lý trực tiếp của họ ở các công ty đang tìm kiếm lợi nhuận’.

Tạp chí Forbes nổi tiếng về các bình chọn triệu phú, tỷ phú và cả các nền kinh tế

“Danh sách này tôn vinh phương cách năng động mà các nữ doanh nhân châu Á đang thúc đẩy những con số tăng trưởng ấn tượng nhất trong khu vực,” Moira Forbes, chủ tịch và nhà xuất bản tạp chí ForbesWoman, phát biểu trong một thông cáo.

“Thông qua những lĩnh vực quyền lực và ảnh hưởng của họ, những nữ doanh nhân được vinh danh này, trải rộng trên nhiều ngành nghề quốc gia và thế hệ, đã giúp thay đổi bộ mặt của doanh nghiệp châu Á trong khi tạo ra cơ hội cho các lãnh đạo tương lai,” Forbes viết.

Tạp chí Forbes nổi tiếng về các bình chọn triệu phú, tỷ phú và cả các nền kinh tế cũng như các nhân vật có thế lực.

Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel cũng từng được Forbes bình chọn là ‘người phụ nữ có quyền lực nhất thế giới’ và là ‘lãnh đạo tối cao không chính thức’ của EU năm 2011.

Nhưng Forbes cũng từng nêu tên ‘Mười nền kinh tế tồi tệ nhất thế giới’ năm qua trong đó có Ukraina, Armenia, Guinea và một số nước khác.

Tại Hoa Kỳ, danh sách 400 nhân vật giàu có và nhiều ảnh hưởng nhất nước của Forbes luôn thu hút sự quan tâm của dư luận.

Nguồn: BBC

 

16 Phản hồi cho “Forbes tôn vinh bà Mai Kiều Liên”

  1. NON NGÀN says:

    MỚI ĐÓ MỚI ĐÂY

    Cô Kiều Liên năm 1976 mới 22 tuổi. Sinh trưởng ở pháp, du học Nga ngành kỷ sư chế biến sữa, rồi quay về nước làm cho Công ty sữa và cà phê Miền Nam, tiền thân của Vinamilk ngày nay. Điều đó có nghĩa cô Liên khi ấy là người có gốc, được tin dùng, đào tạo trong môi trường chính trị xã hội phù hợp, tức Liên xô khi đó. Giờ đây bà Mai Kiều Liên đã là nữ doanh nhân 58 tuổi, sau 36 năm làm việc. Bà đã đi dần lên từ vị trí kỹ sư, lên trưởng ca, phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc, rồi hiện giờ là chủ tịch Hội đồng quản trị sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Hiện tại bà được tạp chí Forbes đưa vào danh sách 50 nữ doanh nhân có quyền lực nhất ở châu Á, bởi doanh nghiệp này hiện có doanh số hàng năm gần 1 tỷ đôla, và bà Mai Kiều Liên còn là đại diện cho Việt Nam duy nhất của top 50, cũng như đứng vào vị trí thứ 25 này. Đó cũng là nhờ đổi mới, nhờ thị trường hóa, hội nhập, toàn cầu hóa. Nhưng nếu chỉ có nhất định tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, thì không biết Vinamilk và cả nữ Giám đốc duy nhất của nó bây giờ ở đâu, hay chắc cũng đã đi theo ông Lê Duẫn cùng với các khẩu hiệu thời thượng lúc đó của ông ta mất rồi. Đó đúng là một cuộc đổi đời thật sự của Công ty sữa, Miền Nam xưa kia cũng như bản thân của bà Kiều Mai Liên ngày nay. Tạp chí Forbes, một tạp chí tài chánh thuần túy của đế quốc Mỹ tư bản chủ nghĩa, một bè lũ từng bị nguyền rủa một thời, ngày nay lại chấm đúng bà Kiều Mai Liên để đưa lên và được nhiều người hồ hỡi, trầm trồ, tự hào ngợi khen, đúng là một cuộc quay vòng thật sự. Đương nhiên cũng phải khen bà Mai Liên chứ làm sao lại không khen được. Bà đã góp phần chứng tỏ kinh tế thị trường hình như quả thật có ưu việt hơn nền kinh tế tập thể XHCN mà các ông Lê Duẩn, Trường Chinh ngày xưa đã gò nó trong một thời gian dài thật dài như một thứ quỹ đạo sắt quốc doanh thật sự nhám nhúa, không một ai dám ho he cả. Cho tới khi ông Nguyễn Văn Linh lên đời, người ta cũng cỏn run sợ, chỉ dám nói trệch đi là “Nói và làm”, do vẫn sợ bị phạm úy và mang họa. Đó chính là điều mà các nhà trí thức XHCN từng một thời huy hoắc công kênh lên, một cách rất trí thức và rất oanh liệt, rỡ ràng, là nền tự do gấp cả triệu lần, kinh tế ưu việt cả triệu lần, để bắt bao thế hệ sinh viên VN phải nhắm mắt nhắm mũi mà học vẹt theo. Nhưng chỉ riêng có bà Kiều Mai Liên, vì đã được đi làm trong thực tế, nên ngày nay mới phất lên được chính địa vị ngoạn mục đáng nễ của mình, cũng nhằm để gỡ gạc lại phần nào cho chính đám trí thức cò mồi rạng danh như đã có.

    NGÀN KHƠI
    (05/3/12)

  2. Mau Luu says:

    CS NAM VUNG 100/100.

  3. Ô-sinRâm says:

    Đáng khen thì phải nên khen
    Đừng nên ghen, ghét thấy hèn kwá đi!

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Khen ĐÚNG mới thiệt là khen
      Khen LÁO mang tội GIẾT NGƯỜI không gươm

      Thời CS ư
      bằng khen dán đầy nhà
      ra ngõ gặp anh hùng đủ cỡ
      huân chương mang xệ ngực
      khẩu hiệu nhiệt liệt hoan hô tùm lum
      diễn văn đồng chí … choé thấy mà gớm

      Chả khác nào Bùi Minh Quốc,
      tôi không quen dối trá như … VẸM !

      Lão Ngoan

      • CườngMạnhLại says:

        Khen đúng, khen sai, tùy ”ngài”, tùy việc!
        Anhhùng lắm lúc rất đáng tiếc, tệ hơn khùng!
        Như ”lãongoanĐồng” mô phải là em bé thiệt?!,
        Thế mà nói miết, cũng thành ra con nít ChuBáKhùng!!!

  4. Phan BA says:

    Bà này thuộc loại danh nhân thế giới! Vinamilk lợi nhuận kỷ lục, giá sữa ở xứ Đảng cao nhất thế giới, phẩm chất sữa thuộc loại kém. Trẻ em VN không mua nổi sữa uống, còi cụt.

    Bà Thật là tài GIỎI!

    Nhưng nếu so sánh sự giàu có của của các ông kẹ, lãnh đạo của Đảng ta. Thì phải được chép vào sách Guiness, không có Tà quyền nào giàu bằng mấy ông lãnh đạo việt cộng./

  5. nguyễn duy ân says:

    Mới hôm nào Đoàn Văn Vươn cũng được “đảng và nhà nước vinh danh đấy! “Bị” Forbes “tôn vinh” thì hãy coi chừng!

  6. CỰU CÁN BỘ says:

    Cũng giống như các dân biễu hay nghị sĩ Hoa kỳ khen thuởng các cộng đồng thiễu số trì trệ để khuyến khích tiến lên… Một đất nuớc vưà lạc hậu mọi mặt lại vưà khoác lác lại thích hơn thua và đuợc khen như Việt nam sẽ ăn mừng để ru ngủ nguời dân khờ dại.
    Cã một đất nuớc sống bằng lưằ đảo trong một chế độ lấy lưà đão để tồn tại thì xin hỏi Forbes dưạ vào tư liệu nào đáng tin cậy để mà khen hay chê vậy ? Cái đánh giá cuả Forbes chĩ có tính chinh tri nhằm gãi đúng chỗ ngưá để xoa dịu về mặt tâm lý..

  7. Nguyễn Phú Trọng says:

    Các bác đừng có lo, nay mai sẽ có báo khen cái Phương Nga là cán bộ ngoại giao. lãnh đạo cái giỏi nhất Hà nội, cái Thanh Phượng là lãnh đạo tài chính cái giỏi nhất làng Ba đình. Tớ đang tìm cách đề bạt cái Thanh Phượng làm CEO của Vinasink, nhưng thiên hạ đang phê bình quá, phát biểu linh tinh cả lên: cha là vô sản, con làm cho tư bản, rể là nguỵ, thì cháu thì chắc là thuộc giai cấp “nguỵ – vô – tư sản”.

  8. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa bà con,

    Ở chế độ CS
    rất ư là kinh hãi.

    Tại sao ư ?

    - Chả có gì
    là BẢO ĐẢM
    là CHẮC CHẮN
    là BỀN VỮNG!

    Vụ Đoàn Văn Vươn.
    Ban đầu khen tùm lum,
    Khi cần .. chặt đẹp kô nương tay !

    Thời Cải cách Ruộng đất cũng thế thôi.
    Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm là thí dụ điển hình.

    Bên Tàu cách nay hơn chục năm cũng thế
    Đổi Mới nên có người làm giầu thành triệu phú
    được khen tặng và báo đài lề phải thổi phồng
    Chỉ ít lâu sau biến thành kẻ phản quốc vì bla bla bla

    BBC chủ nhật, 4 tháng 3, 2012 có bài:
    Bồi thường gần 1 tỷ đồng cho ‘dân oan’

    Đọc rồi mới thấy thương tâm vô cùng tận
    Kinh khủng không thua cưởng chế đầm Cống Rộc
    Tan cửa nát nghiệp và hạnh phúc gia đình người ta
    Xin lỗi khơi khơi rồi bồi thường những một tỉ đồng là song

    Đúng là:
    SAI rồi SỬA
    SỬA lại SAI
    cứ thế mà SỬA SAI
    vừa học vừa làm …

    Người ta hay nói:

    CỘNG SẢN THÍCH ĂN THỊT
    NHỮNG ĐỨA CON … CỦA MÌNH !

    Thôi thôi nên bỏ của chạy lấy người
    khỏi cái THIÊN ĐƯỜNG MÙ cùng các
    VĨ NHÂN TỈNH LẺ CỘNG SẢN cho mau !

    Lão Ngoan Đồng

    —–

    Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm

    Đến nay thông tin về điền chủ Nguyễn Thị Năm còn hết sức giới hạn. Chỉ biết trong thời gian đấu giảm tô để tiến đến CCRĐ, sáu xã huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, đã được chọn làm thí điểm. Người đầu tiên bị mang ra xử bắn là bà Nguyễn Thị Năm. Bà là một đại điền chủ có tới 2,789 mẫu đất thuộc hai xã Đồng Bẩm và Dân Chủ. Bà còn được gọi là bà Cát Hanh Long hay Cát Thanh Long. Khi ĐCS còn hoạt động bí mật, bà che giấu và nuôi dưỡng nhiều lãnh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản… Trong “Tuần lễ vàng” bà đã đóng góp cho Việt Minh 100 lạng vàng.

    Theo tin của nhà báo Bùi Tín: “Một số nông dân chất phác ngây thơ, kể rằng bà Năm rất tốt, nhân từ, hay đi chùa, làm việc thiện, có nhiều cán bộ chiến sĩ là con nuôi của bà, bà có công với kháng chiến, nên xếp là địa chủ kháng chiến“. Nói cách khác bà Năm không phải là địa chủ phản động cường hào ác bá như trong bài “Địa chủ ác ghê” đã viết.

    Ông Nguyễn Minh Cần thì cho rằng “Thế mà bà đã bị quy là địa chủ cường hào ác bá, bị đoàn CCRĐ xử án tử hình, Ủy ban Cải cách Ruộng đất Trung ương duyệt y và Bộ Chính trị Đảng Lao độngt Việt Nam cũng chuẩn y! Những người lãnh đạo cộng sản trong BCT và đứng đầu chính phủ đã từng được bà che giấu, nuôi ăn, tặng vàng, nay đang làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, uỷ viên BCT, Thủ tướng, phó Thủ tướng đã lạnh lùng chuẩn y một cái án tử hình như vậy! Phát súng đầu tiên của CCRĐ nổ vào đầu một người phụ nữ yêu nước đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản! Phát súng đó tự nó đã nói lên nhiều điều về các lãnh tụ cộng sản! Nó báo hiệu trước những tai hoạ khôn lường cho toàn dân tộc!”

    Qua điện thơ, một bạn đọc từ Việt Nam cho biết: “Bà Nguyễn Thị Năm, có cửa hàng bán đồ cơ khí (sắt) tại đường Cầu Đất, một phố trung tâm của Hải Phòng. Cửa hàng của bà gọi tên là Cát Thanh Long, bây giờ là số nhà 87 Cầu Đất (cạnh Hiệu sách “NHÂN DÂN”, nay là hiệu sách quốc doanh). Cửa hàng của bà có mặt ngoài làm bằng đá granito màu huyết dụ đầu tiên ở thành phố Hải Phòng. Con trai cả của bà, tên là Nguyễn Đức Phú, cũng có một cửa hàng nhỏ hơn (tên ĐỨC PHÚ), nằm ở phố Nguyễn Đức Cảnh, đầu ngõ Hàng Gà, đối diện với cầu Caron (nay cầu này không còn nữa) vừa là nhà ở, vừa là nơi sản xuất đồ cơ khí của ông.”

    Hai người con trai kế của bà là ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Công đang làm chính uỷ trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin. Bạn đọc nói trên cho biết bà Năm còn có hai người con gái nhỏ.

    Cuối tháng 10-1953 được thả và về đến Sài Gòn, ông Đoàn Duy Thành đã được một người tên Nam kể lại rằng bà Năm đã bị xử bắn. Như vậy có thể bà đã bị xử bắn trong khoảng thời gian bài “Của Bác” đăng trên báo Nhân Dân ngày 21-7-1953 đến giữa tháng 10-1953.

    Còn việc ông Bùi Tín đề cập đến: “Ông Hoàng Quốc Việt kể lại rằng hồi ấy ông chạy về Hà Nội, báo cáo việc hệ trọng này (xử tử bà Năm) với ông Hồ Chí Minh…” là thiếu chính xác vì mãi đến cuối năm 1954 Hồ Chí Minh mới về lại Hà Nội.

  9. DâM Tiên says:

    Đang có bài khen thơ Cù Huy Cận.

    Nay có bài khen sữa bà Mai Kiều liên.

  10. KHA DANG says:

    Chắc là con ông cháu cha?

    • gián điệp says:

      Bà này họ Mai, sinh ở Pháp và du học ở Nga, đúng là con ông cháu cha rồi, ngoài ra đây là trường hợp hiếm có về lý lịch như vậy, chắc chắn bà ta là con của ông Mai văn Bộ, đại biện lâm thời của bắc Việt ở Pháp trong suốt thời gian chiến tranh với Mỹ.

      • anonymous says:

        Bà Mai Kiều Liên là trưởng nữ của ông Mai văn Thông và bà Nguyễn Thị Kim Tòng, sinh năm 1953 tại Paris, tốt nghiệp Đại học Chế biến Sữa tại Moscow

Leave a Reply to Lão Ngoan Đồng