WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Những cuốn sách tại San Jose

Sách mới ra.

Tôi mới nhận được 3 tác phẩm vừa ra đời tại Bắc California.

Tất cả đều “nặng ký” về cả hình thức lẫn nội dung. Cuốn tạp ghi của Trần Củng Sơn với 520 trang kích thước gấp rưỡi khổ sách thường. Tựa đề “Một thoáng 26 năm”

Cuốn thứ hai của tác giả Trần Văn tựa đề “Đặng văn Quang, vinh quang và đau khổ” 600 trang cũng vào loại khổ lớn. Cuốn thứ ba của tác giả Nguyễn công Luận có tựa đề Việt ngữ là “Người quốc gia trong chiến tranh Việt Nam”. Sách khổ lớn gấp rưỡi sách thường và dầy 600 trang.

Với 3 cuốn sách thuộc loại “vĩ đại” như thế làm sao đọc hết trong vài ngày. Vì vậy đây không phải là bài điểm sách. Chỉ là nhận xét sơ lược để giới thiệu với quý bạn đọc.

Một thoáng 26 năm:

Như tên tác phẩm, sách này đã viết dài dài trên 20 năm với những bài tạp ghi rất lâu và những bài mới viết. Mỗi tạp ghi đều liên hệ đến các nhân vật và những chuyện đã xẩy ra tại San Jose. Hoặc gần hoặc xa. Đọc qua lời mở đầu mới biết anh nhạc sĩ Trần Chí Phúc, khi viết văn đã lấy tên Trần Củng Sơn. Đây là địa danh của một thị trấn tại Phú Yên-Tuy Hòa là quê hương của tác giả.

Anh là thuyền nhân định cư tại Canada từ tháng 4-79 rồi di cư qua San Jose 1985 cho tới nay.

Trong 550 trang sách do Hương Quê xuất bản, tác giả viết phần lớn về các sinh hoạt cộng đồng, báo chí truyền thông đã xẩy ra tại đây.

Có điều rất tiếc là sách không có mục lục để tra cứu chuyện gì, người nào, ở đâu và vào lúc nào.

Ai là người được nói đến, nếu phải tra cứu xem bài viết và hình ảnh của mình ở đâu trong số hơn 500 trang sách thì cũng hơi vất vả. Có thể cần in thêm một trang chỉ dẫn để bổ túc cho tác phẩm công phu của một đời người.

Tác giả là nhạc sĩ đã từng soạn nhiều ca khúc thời sự đồng thời cũng là cây bút phóng sự sôi nổi. Một người viết về cả trăm người khác, trải qua gần 30 năm ở San Jose, quả thực đáng cho người San Jose và những người muốn biết về San Jose đọc qua.

Sách dự trù bán $20 và sẽ ra mắt tại trường YB San Jose vào ngày chủ nh ật 18-3-12.

Vinh quang và đau khổ.

Đây là một tác phẩm lạ lùng của Trần Văn viết về cuộc đời tướng Đặng văn Quang do Tiếng Vang-Sacramento xuất bản, tác phẩm in tại nhà in Papyrus San Jose của anh chị Quang, giá bán 25 đồng. Phải nói ngay là không thể có người nào đủ tài liệu và đủ cả can đảm để viết về trung tướng Đặng văn Quang qua một tác phẩm lớn lao như vậy. 600 trang khổ lớn với nhiều hình ảnh. Trần Văn là bút hiệu của thiếu tá Trần văn Ngà. Cả 2 anh chị đều là quân nhân và đồng thời cả 2 người đều là cựu tù chính trị, cùng HO qua Mỹ hiện định cư tại Sacramento. Một gia đình quảng giao và hết sức tử tế với mọi người, chẳng riêng tướng Quang.

Người ta không thể nghĩ rằng làm sao có thể viết về cuộc đời vị trung tướng đã có nhiều tai tiếng trước năm 1975 mà hậu quả còn ảnh hưởng tại Bắc Mỹ trên 30 năm qua. Báo Diều Hâu của ông Nguyễn Đạt Thịnh một thời đã nêu danh 4 tướng sạch và 4 tướng bẩn. Trung tướng Đặng văn Quang có tên là 1 trong 4 tướng bẩn. Sự thực cho đến nay bẩn và sạch quả là một mê hồn trận. Trong danh sách đứng đầu danh sách tướng bẩn có tướng Đỗ cao Trí vẫn được nhiều chiến binh Việt Nam Cộng Hòa thương tiếc.

Và trong danh sách tướng sạch cũng chưa hẳn là những người có công đầu bảo vệ quê hương. Sạch hay bẩn cũng chẳng phải chỉ có 8 người.

Nhưng tôi vẫn thắc mắc là có những chuyện gì để viết đủ 600 trang. Đến khi cầm cuốn sách trên tay mới biết rằng tác giả có công phu sưu tầm không những về cuộc đời tướng Đặng văn Quang mà bao gồm cả toàn bộ chiến sự miền Tây từ sư đoàn 21 đến quân đoàn 4.

Riêng về chuyện tướng Quang của thời kỳ vinh quang và tai tiếng quả thực sẽ còn nhiều tranh luận. Nhưng giai đọan đau khổ sau 1975 thì rõ ràng tác giả đã có đầy đủ tin tức để trình bày trung thực. Trong tác phẩm này, tác giả cũng đã ghi lại một số tướng lãnh Hoa Kỳ làm nhân chứng tốt đẹp cho ông Quang trước tòa án công luận. Điều đáng nói là mặc dù không phải là thuộc cấp thân tín hưởng ân huệ của vị tư lệnh quân đoàn 4 nhưng tác giả tự đặt mình vào trong hoàn cảnh một thời huynh đệ chi binh để hết lòng giúp đỡ vị chỉ huy trong đoạn cuối của cuộc đời bất hạnh. Hơn nữa với tác phẩm này, ông Trần văn Ngà tự đặt mình làm luật sư bào chữa cho vị tướng lãnh đã ra đi.

Giải tỏa được hay không là do phần độc giả thẩm định, và có lẽ cũng sẽ còn rất nhiều người khác biết rõ về tướng Quang trước 1975. Tuy nhiên với tác phẩm đã ra đời, quả nhiên tác giả Trần Văn trở thành một luật sư đã làm hết sức mình. Sẽ không có vị tướng lãnh nào tìm được cho mình một luật sư như thế.

Nationalist  in Việt Nam Wars.

Đây là tên nguyên tác cuốn s ách của tác giả Nguyễn Công Luận viết bằng Anh ngữ. “Người quốc gia trong chiến tranh Việt Nam” được ghi lại th ành hồi ký của một nạn nhân trở thành chiến binh. Ông Nguyễn Công Luận là sĩ quan QLVNCH xuất thân khóa 12 Võ bị Đà lạt. Hiện cư ngụ tại San Jose. Nguyên tác Anh ngữ đã phát hành nhưng chưa có bảnViệt ngữ. Tác phẩm do đại học Indiana xuất bản. Có đặt bán tại các tiệm sách Hoa Kỳ và trên Internet. Giá bán lên xuống từ 30 đến 40 mỹ kim.

Ông Luận viết toàn bộ hồi ký về cuộc đời một thường dân trở thành một sĩ quan trung cấp. Những kinh nghiệm từ thời thơ ấu ngoài Bắc rồi đến thời kỳ trong quân đội tại miền Nam.

Rất nhiều chuyện mà chúng ta chưa từng nghe nói đến. Chuyện xấu, chuyện tốt và toàn chuyện thiên hạ phản ảnh cuộc chiến từ trước 1954 đến hết 1975.

Tác giả gần như là một người vô danh trong diễn đàn chính trị và quân sự từ Việt Nam. Chắc chắn cũng chẳng ai biết đến tên ông trên thị trường sách báo Hoa Kỳ. Hết sức kiên nhẫn và tinh tế, ông đã lần mò tự học và tự viết trực tiếp bằng Anh ngữ suốt 5 năm qua với những suy tư ghi nhận trên 50 năm.

Tác giả tự nhận mình là người quốc gia trong cuộc chiến. Với hoàn cảnh như thế làm sao thuyết phục được một đại học Hoa Kỳ phát hành vào lúc mà chuyện chiến tranh Việt Nam chỉ còn là dĩ vãng xa xôi. Nhưng đã có vài tướng lãnh Hoa kỳ đọc và rung động.

Rung động đã trở thành sự quan tâm ảnh hưởng đến người duyệt sách của đại học Indiana. Hai tác giả Mỹ được dành ra 6 tháng để duyệt lại sách của ông Nguyễn Công Luận. Biết bao nhiêu là công của. Sau cùng Người quốc gia trong chiến tranh Việt Nam ra đời. Nếu bạn nào muốn đọc bản Việt văn xin chờ qua năm 2013. Muốn đọc bản Anh ngữ thì xin mua trên Internet.

Chúng tôi đã phát họa sơ lược về 3 tác phẩm khá đặc biệt của miền San Jose.

Bây giờ xin quý vị cùng tôi, tìm đọc và sẽ ghi nhận được rất nhiều điều mới lạ từ San Jose, qua tạp ghi của người nhạc sĩ giang hồ, ghé chơi rồi ở lại 26 năm. Vị sĩ quan HO cả vợ lẫn chồng mà lại viết sách bào chữa cho vị tướng mang tiếng tham nhũng. Tiếp theo là cuộc chiến tranh Việt Nam 36 năm sau được trình bầy bởi một tác giả vô danh đã làm cho giới khoa bảng và đại học Hoa Kỳ phải lắng nghe.

© Giao Chỉ

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Những cuốn sách tại San Jose”

  1. DâM Tiên says:

    Bản tin muộn động trời trong lúc chiên tranh:
    Hòa hợp, liên minh Quốc Cộng !

    Nguồn tin: hai cựu lính SĐ 22
    Giá trị : A/2
    Ngày giơ : năm 2010 tại quán cà phê X, SJ.

    Có viên tướng kia cho đoàn xe chở gạo vô
    bưng biền cho các đồng chí. Xe để lại.

    Các đồng chí giải phóng gạo, lại chất đầy
    quế thơm lên đoàn xe kia, nộp cho…Quế
    tướng công.

    Đoàn xe quế ra bờ biển, xuống hàng quế
    sang…hạm đội…ta, chở ra biển giao hàng
    cho…quốc tế.Làm ăn lớn, bạc tỉ USD /năm.

    Chẳng hay Quang tướng quân trụ trì bên
    tong tong, có…điều hành vụ này chăng là?

  2. DâM Tiên says:

    Cả ba tác giả này đều ” thân quen” với DâM tui, mới là hay.

    Trần Củng Sơn tức Trần chí Phúc, ca sĩ, nhạc sĩ, ký giả rất
    năng động, và biệu lộ một tình yêu quê hương …nồng nàn.
    Sách của anh chính là tâm hồn anh. Le style, c’est l’homme.

    Nguyễn Công Luận, Khóa 12 Đà Lạt, rất giói Anh văn, từng
    tham gia sinh hoạt Ngoại giao và Tình báo VNCH. Tài liệu
    anh cung cấp rất đáng tin tưởng. Anh Luận đã viết thời sự
    trong một thời gian dài trên các nhật báo tại SJ; búthiệu của
    anh gần trùng với Hà Nhân Văn. DâM sẽ hỏi lại và bổ túc.

    Còn anh Ngà…, sao anh khơi lại về Tướng Quang làm chi.
    Tướng Quang cũng như Tướng Toàn, đều mang tiếng không
    hay về…”phạm trù” tiền bạc. Tướng NCK, thủ tướng, mấy
    phen bắt hụt hai Tướng có tiếng bê bối là Toàn và Quang,
    đều bị Tướng Thiệu, tổng thống , che chở cho hai trự này.

  3. Dao Cong Khai says:

    Là người từng lớn lên trong chiến tranh VN, và qua những sách vở tiêu biểu về chiến tranh VN trong vài thư viện Mỹ; tôi nhận xét đa số các tác giả ngoại quốc viết về chiến tranh VN họ không hiểu chính xác cuộc chiến và những sự kiện xẩy ra trong cuộc chiến đó. Tôi có thể nói nếu tôi có thì giờ viết về chiến tranh đó, chắc chắn tôi sẽ trình bày chính xác hơn về cuộc chiến đó hơn là bọn phóng viên, nhà văn ngoại quốc đó.

    Sự hiểu biết của một số tướng lãnh Mỹ trực tiếp chỉ huy các trận chiến của Mỹ ở VN thì cho chúng ta những tin tức chính xác hơn về cuộc chiến đó. Nhưng ngay cả chính họ cũng không hiểu đúng về tâm tư, nguyện vọng, và mục đích của người VN trong cuộc chiến đó bằng chính những người VN, nhất là những người dân, người lính lớn lên trong khói lửa chiến tranh đó. Còn những tin tức, ý kiến, tuyên truyền của những tờ báo lớn của Mỹ, Pháp, … như báo Times, … những bình luận của các đài phát thanh, truyền hình của Âu Mỹ về những sự kiện xẩy ra thời đó, đối với dân ngoại quốc không hiểu hoặc từng trải trong cuộc chiến đó thì họ cho là giá trị; nhưng đối với những người từng sống và chiến đấu trong cuộc chiến đó thì những tờ báo lớn của thế giới đó chỉ đáng liệng vào sọt rác. Chính những tờ báo lớn đó đã vô tình góp phần tiếp tay cho VC đánh bại ý chí của chính phủ Mỹ trong chiến tranh VN.

    Ngay chính những người trong cuộc, bộ đội VC thì khỏi cần bàn, còn những chiến sĩ VNCH cũng có nhiều người cho đến nay vẫn chưa hiểu hết lý do của nhiều sự kiện xẩy ra trong chiến tranh VN đó. Tại sao miền Nam thua thì vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt và nhiều người chưa xác định được câu trả lời về nó. Tại vì câu trả lời nào cũng có thể đúng, nhưng nó chỉ đúng một phần nhỏ, một tiểu tiết trong nhiều lý do của cuộc chiến phức tạp đó. Do đó cần phải đọc nhiều, nhất là đọc qua những tài liệu của chính những người đã từng trải trong cuộc chiến đó, những hồi ký (cá nhân) của bộ đội VC, các sĩ quan, chiến sĩ và người dân VNCH trong cuộc chiến đó; nhất là những hình ảnh tết Mậu Thân (biến cố vô cùng quan trọng trong chiến tranh VN nhưng sách báo ngoại quốc chẳng đề cập tới nhiều, trái lại chúng chú ý tới vài tiểu tiết rất nhỏ như tấm hình thiếu tướng CSQG VNCH bắn tên khủng bố VC và đưa ra cái nhìn đối nghịch với tâm tư người dân miền Nam chúng tôi lúc đó). Đó là những hình ảnh chân thật nhất (nhiều khi bị người ngoài cuộc chiến nhìn bằng cặp mắt lệch lạc), mặc dù nó không nói lên được cái tổng thể của cuộc chiến, vì chưa có tài liệu (ngoại quốc) nào nói đúng và đầy đủ cái tổng thể của cuộc chiến đó. Tài liệu VN thì cũng chưa hoàn toàn đồng nhất về cái tổng thể đó; trái lại rất xung khắc giữa tài liệu của VNCH và CS Bắc Việt.

  4. xoathantuong says:

    Sách viết về cuộc chiến VN đã quá nhiều. Theo nhận định của tôi, nhiều tác giả ngoại quốc viết về cuộc chiến này thường từ góc nhìn của họ, mà vô tình hay cố ý quên đi những cách nhìn của những phía khác, do đó người đọc khó có cái nhìn toàn diện về cuộc chiến này.

    Quyển “Nationalist in the Việt Nam Wars” của ông Nguyễn Công Luận chắc phải có gì đặc biệt hấp dẫn nên đại học Indiana mới cho xuất bản. Ngày phát hành 17/1/2012.

    Website của đại học Indiana có giới thiệu về quyển sách này:
    http://www.iupress.indiana.edu/product_info.php?products_id=778163

Phản hồi