WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng về vụ “Thỉnh Nguyện Thư”

LGT: Một đề tài thời sự đang được sự quan tâm của đồng hương khắp nơi: vụ gửi Thỉnh Nguyện Thư do Ô Trúc Hồ (SBTN) kết hợp với Ts Nguyễn Đình Thắng (BPSOS). Sự việc này khởi đầu từ đầu tháng 2/2012 và đang tiếp tục diễn tiến. Xin mời theo dõi buổi phỏng vấn của Nguyễn Lê Vũ ( Bút Tre Magazine-Arizona) với TS Nguyễn Đình Thắng để sáng tỏ một số điều quanh sự việc này. Bút Tre hoan nghênh mọi sự lên tiếng khác, đặc biệt là phía Nhạc Sĩ Trúc Hồ để đồng hương có thể nghe được cả hai phía.

——————————————

TS Nguyễn Đình Thắng

1- Nhạc sĩ Trúc Hồ là người gửi Thỉnh nguyện thư (TNT) lên trang “We the People” và nhanh chóng có con số vài ngàn ngay những giờ đầu tiên. Xin cho hỏi TS gặp nhạc sĩ Trúc Hồ và cùng cộng tác trong chuyện này từ cơ duyên nào và bao giờ?

TS Nguyễn Đình Thắng: Trước đây tôi không hề quen biết với Trúc Hồ, chỉ một hai lần gặp chào xã giao. Trung tuần tháng Giêng vừa rồi, một người bạn đã giới thiệu Trúc Hồ với tôi.Qua điện thoại, Trúc Hồ cho biết là rất lo lắng cho sinh mạng của Việt Khang.Tôi hứa là sẽ vận động để dân biểu Ed Royce (Cộng Hoà, CA) lên tiếng về Việt Khang tại buổi điều trần ngày 24 tháng 1 vừa qua.Đây là buổi điều trần về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, chuẩn bị cho việc đưa Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vào Hạ Viện. Sau đó tôi có thảo văn thư để SBTN khởi động nỗ lực lấy chữ ký gởi cho Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện để xin họ can thiệp.

Nhạc sĩ Trúc Hồ

Rồi một hôm Trúc Hồ hỏi tôi là có thể làm gì thêm.Tôi hỏi lại, “liệu trong 30 ngày có lấy được 25 ngàn chữ ký không?”, Trúc Hồ cam đoan rằng được.Tôi hướng dẫn Trúc Hồ vào trang “We the People” của Toà Bạch Ốc. Trúc Hồ rất phấn khởi và xông trận. Thấy vậy, tôi cũng xắn tay áo lên để hỗ trợ.

2- Thỉnh nguyện thư gửi ra và được hưởng ứng nồng nhiệt qua hệ thống truyền thông SBTN và sự cộng tác đắc lực của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển. Xin hỏi với những vị cao niên không biết sử dụng computer thì BPSOS đã giúp họ “ký” như thế nào?

TS Nguyễn Đình Thắng: Trúc Hồ với tôi biết trước rằng nhiều bác cao niên sẽ lúng túng trong việc ký thỉnh nguyện thư trực tuyến. Do đó bên SBTN sắp xếp dàn máy điện toán ở ngay cơ sở của họ ở Quận Cam và kêu gọi thiện nguyện viên giúp đỡ các bác cao niên ký tên. Còn chúng tôi thì huy động hệ thống 10 văn phòng của BPSOS ở các nơi khác, vốn đã có sẵn các “trung tâm điện toán cộng đồng” để nhập cuộc. Đồng thời, chúng tôi vận động mạng lưới của trên 700 chuyên gia trẻ và sinh viên tham gia. Trong những ngày đầu của chiến dịch, họ là đội ngũ tiên phong đưa số người ký thỉnh nguyện nhanh chóng vượt qua mốc điểm 25 ngàn. Trong những tuần sau đó một số người trong đội ngũ này đã tự động đặt bàn với máy điện toán ở các nơi công cộng để vận động và giúp đỡ đồng hương ký trực tuyến.

3- Trong bức thư đầu tiên gửi ra vào đầu tháng 2/2012, TS có viết rằng : quý vị có thể vào trang web của “Tuổi Trẻ Yêu Nước” để biết thêm tin tức. Cho hỏi TS đã biết tổ chức này từ bao giờ, sự giao thiệp giữa TS và ông Vũ Trực?

Tôi chỉ biết về nhóm Tuổi Trẻ Yêu Nước qua vụ Việt Khang.Tôi có gặp Vũ Trực một lần cách đây vài năm tại Đại Hội Liên Mạng tổ chức ở Houston.Sau đó không liên lạc gì và cũng không nhớ mặt.Tôi làm quen với Vũ Trực là qua vụ Việt Khang.

4- Đa số mọi người đoán rằng dù Nhạc Sĩ Trúc Hồ là người đưa ý kiến và tác giả TNT nhưng TS là người thông thạo Hoa Thịnh Đốn nên đã “lobby” khá nhiều. Như vậy tại sao trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch TNT, chúng tôi không thấy đôi bên hợp tác để có một Ban Tổ Chức, một phát ngôn nhân chính thức?

Chiến dịch thỉnh nguyện thư là do Trúc Hồ và SBTN chủ trương và khởi xướng. Tôi có hướng dẫn cho Trúc Hồ về trang “We the People” để làm thỉnh nguyện thư trực tuyến. Thực ra chiến dich thỉnh nguyện thư thuần tuý thì đâu cần ban tổ chức. Bên SBTN thì vận động khán thính giả của mình còn chúng tôi thì huy động tầng lớp sinh viên và chuyên gia trẻ cũng như các văn phòng BPSOS ở nhiều nơi trên nước Mỹ để cùng góp tay cho chiến dịch. Chỉ sau này, khi thấy chiến dịch diễn tiến khả quan, chúng tôi đề nghị thêm với bên Toà Bạch Ốc để có buổi tiếp xúc.Và để chuẩn bị thì tôi có mời SBTN cử người cùng tham gia các buổi làm việc với bộ phận tổ chức của Toà Bạch Ốc. Ngoài ra tôi cũng mời thêm một số người nữa thuộc các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền của người Việt cùng tham gia các buổi làm việc như vậy.

Còn vấn đề tổ chức thì cũng đơn giản thôi. Tổ chức cho ngày 5 tháng 3 là SBTN còn ngày 6 tháng 3 là BPSOS.Tôi đã giới thiệu một số nhân sự của SBTN để làm việc trực tiếp với Ls Tuyết Dương trong việc sắp xếp cho ngày 5 tháng 3. Họ đã chỉ định Ls Đỗ Phủ làm người liên lạc để phối hợp với bên Toà Bạch Ốc.

Và chúng tôi đã đồng ý là chỉ có hai phát ngôn nhân chính thức: Trúc Hồ và tôi. SBTN nhận trách nhiệm sẽ đưa ra bản thông cáo báo chí trước khi phái đoàn vào Toà Bạch Ốc và bản tin ngay sau đó, xem như đấy là quan điểm chính thức củanhóm tổ chức. Nhưng khi thực hiện thì bị trục trặc nênkhông có thông cáo báo chí mà cũng chẳng có bản tin, trong khi đó lại có vài người tự dưng cũng phát ngôn và trả lời báo chí. Riêng tôi thì cùng với phái đoàn cộng đồng Arizona phải họp với Thượng Nghị Sĩ John McCain nên không về kịp để tham dự buổi họp báo.Có lẽ một phần vì vậy nên có sự trục trặc về người phát ngôn và trả lời báo chí.

5- Trong một bài viết mới đây, TS nhấn mạnh chiến dịch này đã được giới trẻ hưởng ứng ngay những ngày đầu khi các vị cao niên còn đang lúng túng và sắp tới đây, cũng sẽ có nhiều “người trẻ” vào Tòa Bạch Ốc. Nếu được, xin TS có thể cho chúng tôi biết về 2 người trẻ đã vào Tòa BO? Và cơ duyên nào TS “biết” những tài năng trẻ này?Phải chăng từ “Đại Hội Leader” của Ts được tổ chức hàng năm?

Ban đầu tôi đề nghị với Toà Bạch Ốc một số người như: cựu DB Cao Quang Ánh, Uỷ Viên Quận Tarrant Nguyễn Xuân Hùng, Chủ Tịch Hội Nhân Quyền Cho Người Montagnard; Ông Rong Nay, Chủ Tịch Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Tại Hoa Kỳ; Ông Nguyễn Ngọc Bích, trưởng nhóm các gia đình Cồn Dầu; anh Trần Thanh Tùng, Chủ Tịch Hội Khmer Krom; Ông Giáp Trần, Hoà Thượng Thích Viên Lý đại diện cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Chủ Tịch Uỷ Ban Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân…Nhạc Sĩ Trúc Hồ thì sẽ trao thỉnh nguyện thư và tôi thì sẽ trao danh sách các tù chính trị, tôn giáo và lương tâm.Cả hai sẽ không phát biểu.

Ban tổ chức bên Toà Bạch Ốc cắt xuống còn 3 người và yêu cầu có những người trẻ tuổi tham dự. Tôi đề nghị 3 người: cựu DB Cao Quang Ánh, nữ BS Hồ Trâm thuộc Hội Văn Hoá Khoa Học, và Ông Rong Nay. DB Ánh sẽ phát biểu về tình trạng đàn áp tôn giáo, BS Trâm trình bày về sựđàn áp những người bất đồng chính kiến, và Ông Rong Nay lên tiếng vềsựđàn áp nhắm vào các đồng bào thiểu số Montagnard, Hmong và Khmer Krom. Cả DB Ánh và BS Trâm có thể xem là thành phần trung niên, tương đối trẻ.

Bên Toà Bạch Ốc cho biết là DB Cao Quang Ánh, vì là cựu dân biểu nên phải gởi qua bộ phận đặc trách mời các giới chức dân cử chuẩn duyệt và tiến trình chuẩn duyệt này rất lâu, e không kịp.Tôi lại đề nghị Ông Nguyễn Xuân Hùng, nhưng cũng được trả lời như trên.Trong khi ấy thì BS Trâm cho biết vì bận việc riêng nên không thể tham dự và đề cử cô Cindy Đinh thay thế.

Tôi biết Cindy từ lâu.Cô ấy là thành viên của Hội Văn Hoá Khoa Học, rất có lòng và không thuộc đảng phái nào cả. Tôi nhấn mạnh điểm này vì ngay từ đầu tôi quan niệm rằng đây là nỗ lực chung của quần chúng với mong ước tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương và dân tộc. Còn các đảng phái có mục tiêu tối hậu là giành quyền lực và nắm chính quyền, không phù hợp và có thể làm hỏng ý nghĩa của chiến dịch thỉnh nguyện thư.

Bên Ông Rong Nay đề cử một luật sư trẻ là cô Anna Buonya.

Vẫn còn thiếu một người. Tôi bèn hỏi han những sinh viên mà tôi biết. Các em đề nghị một người bạn là Billy Lê, một người mà tôi chỉ gặp thoáng qua một lần ở Hội Nghị của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Bắc Mỹ ở Denver năm ngoái. Khi liên lạc, tôi hỏi ngay Billy là có thuộc đảng phái nào không. Em khẳng định là không, “em hoàn toàn độc lập.” Tôi tin vào sự trong sáng và chân thật của người trẻ ấy.

Phút cuối, ban tổ chức của Toà Bạch Ốc cắt đi phần trình diễn của ASIA , và đổi lại là cho thêm một người nữa phát biểu.Tôi hỏi thăm thì Trúc Hồ đề nghị ca sĩ Quốc Khanh.

Ở đây tôi muốn mở ngoặc là cô Anna đã không kịp vào bên trong để phát biểu vì phái đoàn Montagnard đã bị sót tên vào phút chót, mặc dù trước đó đã có trong danh sách để vào Toà Bạch Ốc. Chờ quá lâu, họ bỏ về. Tôi cảm thấy hết sức áy náy vì họ đã lặn lội từ North Carolina , bỏ công việc để tham dự. Họđã thức thâu đêm để soạn thảo bản thuyết trình để rồi cuối cùng về không.

Trong cả 4 người trẻ được chọn phát biểu thì chỉ có Cindy là tham gia Hội Nghị Những Người Lãnh Đạo Mỹ Gốc Việt lần đầu tổ chức ngày 2 tháng 7 năm ngoái ở Hoa Thịnh Đốn.

6- LS Tuyết Dương giữ nhiệm vụ gì trong Tòa Bạch Ốc và với mối giao tình cũ khi LS Tuyết còn là nhân viên BPSOS, LS Tuyết đã đóng góp gì cho chiến dịch TNT này?

LS Tuyết Dương đã thôi việc với BPSOS từ lâu. Sau đó cô làm việc cho tổ chức Asian American Justice Center, rồi làm cho Bộ Nội An, và được đề cử sang làm việc trong bộ phận đặc trách cộng đồng Á Châu của Toà Bạch Ốc. Dĩ nhiên là người Việt nên LS Tuyết có cảm tình đặc biệt với cộng đồng chúng ta và cô đã hết sức vận động cho cộng đồng Việt có được tiếng nói. Nhưng chính cô lại bị áp lực từ bộ phận khác của Toà Bạch Ốc để cắt lẹm dần đi chương trình đãđược đồng ý từ trước.

Có lẽ có người sẽ thắc mắc tại sao lại có hai bộ phận trong Toà Bạch Ốc trống đánh xuôi kèn thổi ngược.Đó là việc rất bình thường trong hệ thống chính quyền ở các quốc gia dân chủ, mà chúng ta quen gọi là nguyên tắc cân bằng và kiểm soát (check and balance).

Điều hơi trớ trêu là bộ phận kia của Toà Bạch Ốc đã nhập cuộc sau khi một vị dân biểu ở Bắc Cali, vì muốn yểm trợ chúng ta, đã gọi thẳng vào Toà Bạch Ốc để cằn nhằn rằng tại sao Hành Pháp Obama đã không lắng nghe tiếng nói của tập thể người Mỹ gốc Việt từ đầu để đến giờ cả tập thểấy phải lên tiếng rầm rộ qua thỉnh nguyện thư. Chính cú điện thoại trực tiếp này đến giới chức cao cấp của Toà Bạch Ốc đã đánh động bộ phận kia nhập cuộc. Họ cảm thấy phải hết sức cẩn thận để tránh những việc xảy ra ngoài ý muốn và có thể trở thành xì-căng-đan ngay trong Toà Bạch Ốc vào giữa mùa tranh cử.
Điều này tôi hiểu được và thông cảm. Nhưng những người ở ngoài cuộc vì thiếu thông tin nên đã có nhiều suy diễn không chính xác chút nào.

7- Nhóm phóng viên của báo Calitoday cho rằng 2 thuyết trình viên trẻ đã không phát biểu vào ý chính của petition, xin TS giải thích?

Như đã nói trên, một bộ phận rất cao cấp của Toà Bạch Ốc nhập cuộc và muốn giới hạn những rủi ro có thể xẩy ra. Thay vì thuyết trình, họ đổi sang kiểu hỏi đáp. Và những câu hỏi đã được soạn trước, hỏi gì thì trả lời theo đấy. Tuy nhiên tôi thấy đây không phải là vấn đề phải quan tâm gì cả. Trong sự sắp xếp, tôi đã làm việc trước với Quốc Khanh để Quốc Khanh là người nói về thỉnh nguyện thư, về nhạc sĩ Việt Khang. Không ai khác hơn Quốc Khanh có thể nói về điều này và Quốc Khanh đã nói bằng con tim, làm xúc động cả hội trường. Hai người kia thì nói về sự dấn thân của những người sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ cho nhân quyền Việt Nam . Gom lại thì các lời phát biểu bổ trợ cho nhau thay vì trùng lập.

8-Sau khi vào Tòa BO, trong buổi tường trình, Ban Tổ Chức gồm Nhạc Sĩ Trúc Hồ và Việt Dzũng đã có những phát biểu như: nơi tiếp không xứng đáng với con số 130,000 chữ ký, nhân viên cấp thấp, thuyết trình viên trẻ không nói vào chủ đề…, xin TS giải thích?

Tuần ngay trước ngày 5 tháng 3, tôi có tham dự buổi briefing của Tổng Thống Obama, cũng tổ chức ngay tại hội trường tiếp đón phái đoàn người Việt. (Xem thêm tin tức tại đây:http://www.whitehouse.gov/blog/2012/02/21/president-obama-got-done-because-you.) Do đó, nếu nói rằng nơi tiếp không xứng đáng thì không đúng. Có lẽ những ai nghĩ vậy là do không quen với sinh hoạt ở Toà Bạch Ốc.

Có một yếu tố nữa mà chúng ta phải biết để thông cảm.Số người tham dự từ phía chúng ta kháđông và ban tổ chức của Toà Bạch Ốc chỉ có hai tuần để sắp xếp. Họ phải chạy đôn chạy đáo để tìm phòng. Cuối cùng họ tìm được hội trường lớn nhất mà còn lấy được. Đó là South Court Auditorium nằm trong Eisenhower Executive Office Building là phần nối dài của Toà Bạch Ốc, nơi Phó Tổng Thống và nhân viên của Ông làm việc.

Còn thế nào là thấp, thế nào là cao thì đó làý kiến chủ quan của mỗi người.Tham dự có ba vị giám đốc văn phòng của Toà Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao. Không những vậy, còn có vị Phụ Tá Ngoại Trưởng, Giám Đốc Vụ Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động Mike Posner tham gia. Ông ta là người đã mở đường cho Hoa Kỳ vào Miến Điện trong thời gian qua.Nếu có ai đó cho rằng đó là thấp, không tương xứng thì tôi cho rằng quá khắt khe.

Khi làm việc với Toà Bạch Ốc để chuẩn bị cho ngày 5 tháng 3, tôi đề nghị mời các giới chức liên quan đến nội dung của thỉnh nguyện thư: vận dụng cơ hội thương thảo mậu dịch với Việt Nam để đòi hỏi nhân quyền. Ông Mike Posner là giới chức cao cấp nhất của Bộ Ngoại Giao về nhân quyền.Tôi đề nghị mời Phụ Tá Ngoại Trưởng Kurt Campbell, Giám Đốc Vụ Đông Á và Thái Bình Dương — Việt Nam nằm dưới bộ phận này của Bộ Ngoại Giao.Người thứ ba, mà đích thân tôi mời, là Bà Barbara Weisel, người đặc trách khu vực Đông Nam Á của Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ; bà là người chịu trách nhiệm thương thảo mậu dịch với chính quyền Việt Nam. Văn thư trả lời thỉnh nguyện thư của chúng ta có lẽ sẽ do Ông Posner đảm nhận trách nhiệm soạn thảo với sự hội ý với hai người kia.

Ông Posner đã hiện diện. Ông Campbell cử vị phụ tá là Eric Barboriak, Quyền Giám Đốc Văn Phòng đặc trách khu vực Đông Nam Á có Việt Nam, tham dự. Bà Weisel trả lời là phải đi công tác xa nhưng có theo dõi chiến dịch thỉnh nguyện thư và sẽ hội ý với các giới chức hiện diện.

Còn các bạn trẻ không nói vào chủ đề thì như đã giải thích ở trên, họ được đặt cho câu hỏi để trả lời. Và họ đã thay phiên nhau nói về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do, và chiến dịch thỉnh nguyện thưcũng như vai trò của người trẻ và giới nghệ sĩ trong cuộc vận động cho nhân quyền ở Việt Nam, tất cả trong phạm vi thời gian rất hạn chế.

9- Chúng tôi có nghe và được biết TS chủ trương đưa người trẻ vào phát biểu tại Tòa BO. TS nhắc đi nhắc lại rằng đây là những người trẻ, sinh ra hay lớn lên ở hải ngoại, không dính líu đến quá khứ.Ý của TS là gì khi muốn giới thiệu như vậy?

Như đã giải thích, trước hết là Toà Bạch Ốc yêu cầu những người trẻ vì quan tâm của Hành Pháp Obama là nhắm vào thế hệ tương lai. Nương vào đấy tôi thấy rằng có thể gởi đến Toà Bạch Ốcmột thông điệp mà họ cảm nhận được: nhân quyền là vấn đềchung, thể hiện những giá trị của dân tộc Hoa Kỳ. Những người trẻ Việt sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ là người Mỹ và cũng theo đuổi các giá trị này, nhưng vì họ mang dòng máu Việt nên quan tâm của họáp dụng vào tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Đó là một thông điệp mạnh mẽ: Mọi thành phần người Mỹ gốc Việt đều quan tâm như nhau, chứ không phải chỉ có những ai lớn lên ở Việt Nam , kinh qua cuộc chiến Việt Nam mới quan tâm.

10- Vấn đề nhân quyền đã được nói tới nhiều lần. Lần này cũng sẽ như những lần trước hay có gì khác, thưa TS?

Đúng vậy. Trong suốt 37 năm qua cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳđã nhiều lần lên tiếng về nhân quyền.Nhưng lần này có hai điểm khác.

Thứ nhất là lần này có sự phối hợp hài hoà giữa vận động hậu trường và vận động quần chúng. Vận động hậu trường là hình thức vận động có tính cách chuyên môn, xảy ra trong hậu trường để trao đổi thông tin và thương lượng về chính sách.Theo bản chất, vận động hậu trường cần kín đáo, không trưng hình chụp, không công bố báo chí.

Vận động quần chúng thì ngược lại, mang tính cách biểu dương thanh thế nhằm tạo áp lực, cần phô trương càng nhiều càng tốt.Tuy nhiên vận động quần chúng tự nó không dẫn đến việc thay đổi chính sách vì môi trường công cộng hay diễn đàn công chúng không phải là nơi để trao đổi về vấn đề chính sách. Biết phối hợp nhịp nhàng hai hình thức hành động sẽ giúp tăng hiệu quả của nỗ lực vận động.

Đặc điểm thứ hai là sự tham gia của lớp trẻ, rất trẻ, mà trước đây nhiều người trong chúng ta bi quan về mức độ quan tâm của họ đối với cộng đồng và dân tộc. Trong cả chiến dịch thỉnh nguyện thư vừa qua thì các em ấy đã đóng vai trò tiên phong, có khi còn là chủ lực. Nhiều nhóm trẻđã tự phát đặt bàn ở những nơi công cộng để vận động và giúp bà con ký thỉnh nguyện thư. Chuyển qua cuộc vận động ở Quốc Hội, nhiều em đã sẵn sàng hướng dẫn và thông dịch cho các cô, chú, bác. Các em rất phấn khởi và nhiều em đã liên lạc với tôi trong mấy ngày qua, ngỏý muốn học hỏi thêm về kinh nghiệm vận động hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ. Thấy các em hoà mình với cộng đồng trong 30 ngày của chiến dịch, tôi có thêm niềm tin cho tương lai của cộng đồng và tiền đồ của dân tộc.

11- Theo kinh nghiệm của TS, để những nguyện vọng của chúng ta có kết quả, chúng ta phải đi những bước gì sau khi đệ nạp cho cơ quan cứu xét? Cụ thể, sau khi trình thỉnh nguyện thư về “nhân quyền cho Việt Nam ”, giai đoạn tiếp theo là gì?

Các bước kế tiếp gồm có:

Cung cấp ngay cho Bộ Ngoại Giao các thông tin cập nhật và danh sách 600 tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm vì tuần tới đây một nhân viên cao cấp của Vụ Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động sẽ đi Việt Nam để nêu vấn đề nhân quyền.

Liên lạc tất cả các văn phòng Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ đã tiếp xúc để cảm ơn và nhắc nhở họ về những đề nghị của mình.Một ngày họ gặp vài chục nhóm và phải lắng nghe vài chục vấn đề khác nhau.Nếu không nhắc nhở thì họ sẽ quên vấn đề của chúng ta rất sớm.

Tiếp tục hướng dẫn cho đồng hương liên lạc trực tiếp với các vị dân cử qua văn phòng địa phương.Đây là bước để giúp họ chuyển từ vận động quần chúng sang vận động hậu trường. Như đã giải thích, phải vận động hậu trường thì mới mong đạt được sự thay đổi về chính sách.

Nhân đây, xin cảm ơn Báo Bút Tre hỏi câu này. “Những bước tiếp theo” rất quan trọng. Nó thể hiện thái độ của những ai có cách nhìn chiến lược.Và công cuộc mở vận hội để giải thoát dân tộc là công cuộc dài lâu, đòi hỏi cách nhìn chiến lược.Trong cách nhìn chiến lược, mỗi nỗ lực chỉ là một bước trong một hành trình dài. Chiến dịch thỉnh nguyện thư vừa rồi cũng vậy. Nhìn vậy thì không có chuyện thắng hay thua, thành hay bại ở từng bước. Câu hỏi đúng đắn phải là, “ở bước này có những thành quả nào chúng ta gặt hái được để làm nền móng cho những bước tiếp theo?” Do đó chỉ có thành quả nhiều hay ít, chứ không có thắng hay thua. Luận bàn thắng, thua thể hiện cách nhìn không phù hợp với tình hình của đất nước hiện nay.

12-Còn về sự vận động tại địa phương thì sẽ làm như thế nào?

Tôi đã trả lời phần nào câu hỏi này rồi. Các phái đoàn đến từ từng địa phương sẽ phải gởi thư để cảm ơn và nhắc nhở các văn phòng dân cử đãtiếp xúc về các đề nghị của chúng ta. Và sau đó sẽ cần tổ chức thành lập phái đoàn ở từng địa phương để tiếp xúc với chính vị dân cử hay nhân viên của họ tại địa phương nơi mình cư ngụ. Cứ mỗi lần diễn tập như vậy, cộng đồng chúng ta càng thêm kinh nghiệm để rồi khi đồng bào trong nước cần sự yểm trợ quốc tế vận thì tất cả chúng ta đã sẵn sàngđể phối hợp nhịp nhàng cả hai hình thức vận động quần chúng và vận động hậu trường.

13- Dư luận quần chúng có vẻ chờ đợi một lời hứa hẹn là “can thiệp với nhà cầm quyền vc để trả tự do cho Việt Khang”, nay không được như vậy nên họ cho rằng “thất bại”, xin TS giải thích?

Mục tiêu của chiến dịch rất rõ ràng ngay từ đầu: vận động 25 ngàn người ký thỉnh nguyện thư trong 30 ngày để Toà Bạch Ốc có câu trả lời chính thức. Và ngay tại buổi tiếp xúc ở Toà Bạch Ốc, chính Ông Posner đã cho biết là sẽ cử vị phụ tá sang Việt Nam để nêu vấn đề nhân quyền, trong đó có Việt Khang. Có thể những ai thất vọng là người ở ngoài Toà Bạch Ốc hay vào bên trong mà nghe sót điểm này.

Ở đây cần nhắc lại là ngôn ngữ của thỉnh nguyện thư đâu có chỉ đòi hỏi tự do cho riêng Việt Khang, mà là tự do cho mọi tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm.Có người cũng đã quên điều này.

14- Có người nói rằng lẽ ra TS nên để những người thế hệ gạch nối làm thuyết trình viên thì hay hơn là 2 người quá trẻ của TS? Vì những người trẻ này hoàn toàn không dính líu gì đến cuộc chiến vừa qua, thì sự hiểu biết cũng như mức quan tâm của họ chắc chắn không “sâu sắc”. Chỉ những ai từng trải qua mới có kinh nghiệm bản thân, xin TS giải thích?

Như đã trình bày, tôi đã đề nghị nhiều người phát biểu. Còn chấp nhận là do bên Toà Bạch Ốc. Hơn nữa, những ai hiểu biết về kỹ thuật nghị trường thì ý thức được rằng phải khởi đầu bằng “công tâm” rồi mới “công thành”. Khi Toà Bạch Ốc chọn những người trẻ này, tôi đã nhắc nhở họ là hãy nói bằng con tim chứ đừng lý luận nhiều, hãy đánh động lương tâm của người nghe, nhất là đối với người Mỹ khó cảm nhận được mối quan tâm của chúng tavề Việt Nam vì không cùng chia sẻ kinh nghiệm sống. Tôi nhắc các bạn trẻ hãy nêu lên những gì mà những người Mỹ ấy liên hệ đến được qua chính kinh nghiệm bản thân của họ.Truyền thông chỉ bắt đầu khi có người nghe chứ không phải khi có người nói. Nói cho nhiều mà đối tượng không lắng nghe và tiếp thu thì đâu đã có sự truyền thông? Do đó, truyền thông hiệu quả phải nhắm vào kinh nghiệm của người nghe chứ không thể chỉ nói theo kinh nghiệm của người nói.

Các nhân viên và giới chức Toà Bạch Ốc không chuyên về các lãnh vực nhân quyền, vốn không phải là phần vụ trách nhiệm của họ, nhưng họ có thể đôn đốc các bộ phận hữu trách. Chúng ta cần họ cảm thông bằng con tim và yểm trợ cho chúng ta. Khi nói chuyện với các bộ phận hữu trách, như bên Bộ Ngoại Giao chẳng hạn,thì chúng ta dùng lý, trình bày dữ kiện, và đưa ra giải pháp.Những việc này thuộc vào những “bước kế tiếp” mà chúng ta đã trao đổi ở trên. Muốn có hiệu quả, trong bất kỳ lãnh vực nào cũng vậy, không những phải làm đúng việc mà còn phải làm việc đúng cách, dùng đúng phương tiện.

15- Về những vận động hôm sau ở Quốc Hội, xin chia sẻ?

Hôm sau, có khoảng trên 500 đồng hương (theo danh sách mà chúng tôi có trong tay), đã chia nhau thành gần 50 toán. Họ chia nhau tiếp xúc với trên một trăm văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ. Có nơi thì chính các vị dân cử đã tiếp xúc với phái đoàn, có chỗ thì là nhân viên lập pháp của họ. Điểm mà tôi muốn nhắc nhở là cuộc vận động Quốc Hội quan trọng không kém, có khi còn hơn, cuộc tiếp xúc với Toà Bạch Ốc vì Quốc Hội làm luật và có chức năng theo dõi việc thi hành luật. Vì sự đánh động dư luận của chiến dịch thỉnh nguyện thư, đồng hương chú tâm nhiều đến việc phái đoàn dưới 200 người vào Toà Bạch Ốc mà ít để ý đến việc vận động Quốc Hội với trên 500 người tham dự.

Mục đích của cuộc vận động Quốc Hội là yểm trợ cho hai đạo luật về nhân quyền cho Việt Nam, kêu gọi các vị dân cử yểm trợ tiếng nói của chúng ta với Toà Bạch Ốc, ngăn cản việc cắt giảm trầm trọng chương trình Việt ngữ của đài Voice of America và tài trợ cho các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.

Cuộc vận động Quốc Hội rơi vào đúng thời điểm quan trọng: ngay ngày hôm sau Uỷ Ban Đối Ngoại của Hạ Viện đã thảo luận và thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam .

16-Sau ngày 5/3, với bài của ký giả Phạm Trần, dư luận quần chúng “hồ nghi” về một “thế lực đen tối” đã làm xáo trộn mọi thời khóa biểu của buổi gặp gỡ. TS có thể cho biết sự thật? Có đảng phái nào tham dự vào việc này không?

Làm gì có đảng phái người Việt nào có khả năng ấy.Có chăng thì chỉ chạy vòng ngoài thôi.Và cũng chẳng có thế lực đen tối nào cả. Như giải thích ở trên, sau khi một vị dân biểu Liên Bang, vì muốn ủng hộ mình, gọi điện thoại thẳng vào Toà Bạch Ốc làm toáng lên nên đã “bứt mây động rừng” và một bộ phận cao cấp hơn của Toà Bạch Ốc (đó là bộ phận An Ninh Quốc Gia với tư cách cố vấn cho Tổng Thống), đã nhập cuộc. Họ thu hẹp dần chương trình lúc ban đầu, kể cả cắt luôn phần phát biểu của người Việt, cắt phần trình diễn văn nghệ và cấm báo chí, cho ăn chắc. Văn Phòng Tiếp Cận Quần Chúng (Office of Public Engagement) phải tranh đấu mãi mới giữ lại được phần phát biểu, nhưng bị thu ngắn lại và dưới hình thức hỏi đáp.

Người viết lẽ ra đã phải truy cứu và phối kiểm nguồn tin trước khi viết bài theo tính cách “conspiracy theorist”, tức là giả thuyết có âm mưu nào đó ở đằng sau. Chỉ cần dăm cú điện thoại đến vài ba người trong cuộc thì, chỉ trong nửa giờ đồng hồ chuyện trò, vấn đề sáng tỏ ngay thôi. Đó là cung cách chuyên môn của một ký giả.

Vì Bút Tre dùng chữ “hồ nghi”, tôi muốn nhắc nhở đến nguyên tắc “lợi ích của sự hồ nghi” (benefit of the doubt), nghĩa là khi mình còn hồ nghi về một con người, một hành động thì phải nghĩ rằng người ấy tốt, hành động ấy có ý tốt cho đến khi có chứng cớ ngược lại không thể chối cãi, chứ không phải chỉ dựa vào suy diễn hay cáo buộc. Áp dụng vào luật pháp thì là “vô tội cho đến khi chứng minh là có tội”. Các xã hội thiếu nhân bản thì ngược lại: “có tội cho đến khi chứng minh là vô tội”. Chúng ta ở Hoa Kỳ đã lâu thì cũng nên thấm nhuần đạo đức nhân bản này của Hoa Kỳ, vốn rất cần thiết để hoà mình vào nền dân chủ ở xứ này và rồi truyền đạt tinh thần ấy cho đồng bào ở trong nước.

Một số nguyên tắc về đạo đức và hành xử, và ngay cả một số nhận định về sự thiếu đạo đức của một đảng chính trị, tôi đã trình bày nhiều lần trước đây rồi. Có một số bài viết đã được gom lại trong quyển sách Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm mà giờ đây đã có ấn bản điện tử:http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2337

17-Ông Trúc Hồ đã lên ngay SBTN để phản đối về việc dòng chữ trong ngày 5/3. Ông cho rằng đây là buổi nói chuyện về thỉnh nguyện thư, không phải là buổi gặp gỡ của các “leader” người Mỹ gốc Việt. Xin TS giải thích?

Đây là một vấn đề rất đơn giản nhưng đã đẻ ra nhiều suy diễn đi rất xa với thực tế, cũng do cái bệnh chủ quan của một số người. Hạt đậu chẳng mấy chốc đã ra thành trái núi. Chẳng qua là, ngay từ đầu, nhóm tổ chức của Toà Bạch Ốc rất phấn khởi và đã chạy đôn chạy đáo để tìm một thính đường có thể chứa được nhiều người nhất. Họ tìm được South Court Auditorium và chỉ có chỗ trống vào ngày 5 tháng 3. Đầu tiên tôi đề nghị tổ chức sau ngày 8 tháng 3, sau khi đóng lại chiến dịch, nhưng đành chịu thôi.Thính đường này có 150 chỗ ngồi. Họ dự định xếp thêm 20 ghế nữa, thành ra được 175 chỗ.

Khi tôi báo cho Trúc Hồ, thì Trúc Hồ mừng lắm và cho biết sẽ rút thăm 50 người từ 50 tiểu bang để về dự trong tư cách cá nhân. Trúc Hồ lại muốn thêm 50 chỗ dành cho phái đoàn SBTN, ASIA cũng như một số cơ quan truyền thông đã yểm trợ cho chiến dịch. Do đó SBTN lúc nào cũng nói đến con số 100 mà thôi, làm nhiều người tưởng là sẽ chỉ có 100 người được mời vào Toà Bạch Ốc. Vậy là còn 75 chỗ, tôi bàn với Trúc Hồ là sẽ dành cho những người với kiến thức về nhân quyền, đại diện các tổ chức cộng đồng và nhân quyền, và một số vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo.

Nhưng rồi đến cận ngày thì bên Toà Bạch Ốc cho biết là tối đa chỉ có 165 ghế và có một số người đã được gởi gắm bởi các vị dân biểu và do đó cả bên SBTN và chúng tôi đã phải cắt người xuống. Bên SBTN chỉ còn 15 chỗ để rút thăm người đi với tư cách cá nhân, trong đó lại có vị là nghị viên thành phố và vị kia là cựu tướng lãnh VNCH. Thành ra danh sách cuối cùng nộp cho Toà Bạch Ốc tuyệt đại đa số là những vị đại diện các hội đoàn, tổ chức, tôn giáo, hay là dân cử, chức sắc, nhân sĩ. Có lẽ vì vậy mà bên Toà Bạch Ốc, khi thấy tổ chức và chức vị được liệt kê trong danh sách đã ghi lên màn ảnh cụm từ Vietnamese American Leaders nhằm chứng tỏ sự tôn trọng đối với phái đoàn.

Nhưng Trúc Hồ nghĩ khác, muốn rằng mọi người chỉ đến với tư cách cá nhân. Tôi ở ngoài Toà Bạch Ốc, cố gắng giải quyết cho khoảng 30 người bị sót tên mặc dù trước đó đã nằm trong danh sách, cho đến gần lúc khai mạc mới chạy vào trong để đốc thúc người trong Toà Bạch Ốc ra tận cổng để giải quyết cho số người ấy. Lúc ấy tôi thấy Trúc Hồ không được vui.Tôi hỏi thì được biết là Trúc Hồ không đồng ý với nhóm chữ Vietnamese American Leaders. Tôi chạy ra xem thì thấy có mấy chữ ấy nên quay lại thấy anh Eddie Lee, người phối hợp nhóm tổ chức của Toà Bạch Ốc,đang ngẩn người vì không hiểu tại sao người Việt mình lại giận dữ khi được gọi là “Vietnamese American Leaders”. Chẳng có thì giờ để giải thích, tôi nói với anh ta là đổi thành “Vietnamese Americans” cho êm chuyện. Việc chỉ có vậy và đã được giải quyết nhanh chóng. Tôi thấy là kiểu suy nghĩ “có âm mưu gì đây” đã lây lan sang một số người rồi đó. Đúng là từ hạt đậu, nghi hoặc rồi suy diễn riết thành ra trái núi.

Nếu ai còn nghi hoặc thì nên phối kiểm vì nhiều người bây giờ đã có địa chỉ email của anh Eddie Lee rồi.

18- Đúc kết, theo TS những cái nào là “được” và “chưa được” trong chiến dịch này?

Chiến dịch thu hoạch được nhiều thành quả hơn dự kiến lúc ban đầu. Về công việc thì đã đạt được những điều sau đây:

(1) Chắc chắn sẽ có văn thư trả lời chính thức của Toà Bạch Ốc mà người trà lời có lẽ sẽ là Ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Mike Posner.
(2) Các giới chức liên quan đến thỉnh nguyện của chúng ta đã tiếp xúc với phái đoàn người Việt vào Toà Bạch Ốc. Chỉ có bên Văn Phòng Đại Diện Mậu Dịch là vắng mặt và phái đoàn từ Dallas-Fort Worth đang nhờ Dân Biểu Joe Barton (Cộng Hoà, TX) sắp xếp buổi họp với họ trong thời gian tới đây.
(3) Thông tin cho Quốc Hội biết về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam để họ có hành động thích ứng về cả lập pháp lẫn theo dõi Hành Pháp trong vấn đề thực hiện chính sách.

Về nội lực chúng ta đạt những thành quả sau:

(1) Thu thập kinh nghiệm về vận động quần chúng.
(2) Trên 500 đồng hương vào Quốc Hội tăng thêm hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm vận động hậu trường. Họ sẽ đóng vai trò chủ lực cho cuộc vận động tiếp theo ở từng địa phương.
(3) Cuộc tranh luận đang diễn ra trên các diễn đàn internet hay báo chí, truyền thanh, truyền hình là cơ hội để chúng ta rà soát lại khả năng lý luận, tính chất chuyên nghiệp và ý thức dân chủ qua cung cách hành xử. Biết người biết ta thì mới có cơ hội thành công trên con đường dài để giải thoát dân tộc.

19- Tóm lại, về buổi gặp gỡ của các viên chức chính phủ với cộng đồng Việt Nam ngày 5/3 tại Tòa Bạch Ốc thì chúng tôi xin tóm tắt như thế này có đúng không? Thứ nhất, TS giúp ô Trúc Hồ biết về trang web We the People để gửi TNT. Thứ hai, TS đã vận động để có một buổi gặp gỡ với các viên chức chính phủ. Thứ ba, phía bên Việt Nam gửi danh sách ban đầu khoảng 10, sau còn 7 thuyết trình viên nhưng cuối cùng Tòa Bạch Ốc đã lần lượt thay đổi để chỉ còn 4. Thứ tư, ban đầu bên Tòa Bạch Ốc cũng cho vào nghị trình, màn trình diễn của Asia nhưng cuối cùng đã cắt và thay thế vào đó là thuyết trình viên thứ 4. Thứ năm, có những thành viên Việt Tân bằng sự vận động riêng của họ với sự giúp đỡ của một nữ dân biểu, họ đã hiện diện trong buổi họp mà không qua phía bên TS hay ông Trúc Hồ. Thứ năm, Billy Lê , Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Nam Cali, người thuyết trình viên trẻ, đã trả lời TS là ” không đảng phái” và sau này thì được biết anh ta là thành viên của nhóm “Phan Bội Châu”, một tổ chức ngoại vi của Việt Tân. Thứ sáu, Tòa Bạch Ốc đã cử viên chức cao cấp nhất về “nhân quyền” đến họp. Thứ bảy, chúng ta phải cung cấp ngay cho Bộ Ngoại Giao các thông tin cập nhật và danh sách 600 tù nhân chính trị, tôn giáo và lương tâm vì tuần tới đây một nhân viên cao cấp của Vụ Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động sẽ đi Việt Nam để nêu vấn đề nhân quyền. Nếu thiếu sót xin TS bổ túc để kết thúc bài phỏng vấn này và Bút Tre rất cảm ơn TS đã dành thì giờ trả lời để làm sáng tỏ một số vấn đề chung quanh vụ “Thỉnh Nguyện Thư” này..

Có mấy điểm mà tôi muốn nói cho rõ.

Thứ nhất, về các tài liệu thì chúng tôi đã thường xuyên cung cấp cho Bộ Ngoại Giao, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, Hội Đồng Cố Vấn An Ninh Hoa Kỳ (của Toà Bạch Ốc), Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Của Hoa Kỳ, và các văn phòng dân cử liên bang. Lần này chúng tôi gom các danh sách tù chính trị, tôn giáo và lương tâm lại để trao một lần, xem như là đi kèm với thỉnh nguyện thư gởi Tổng Thống Obama. Đồng thời chúng tôi cũng phối hợp với các phái đoàn địa phương để đồng loạt gởi các danh sách ấy cho các vị dân cử Liên Bang nhằm tạo thêm áp lực đối với Hành Pháp.

Có dư luận cho rằng SBTN giao cho tôi trách nhiệm liên lạc với Toà Bạch Ốc, điều này không đúng.Tôi tự ý liên lạc với Toà Bạch Ốc để vận động cho buổi tiếp xúc. Ngày 19 tháng 2, khi vừa biết được là Toà Bạch Ốc sẽ tiếp một phái đoàn người Việt, tôi báo ngay cho Trúc Hồ và lập tức sắp xếp buổi họp sơ bộ để SBTN và một số nhân vật và tổ chức khác làm việc thẳng với Toà Bạch Ốc. Tại buổi họp này, SBTN đề cử Ls. Đỗ Phủ đại diện liên lạc với Toà Bạch Ốc và hai bên đã trao đổi địa chỉ email với nhau. Nghĩa là, tôi thấy có cơ hội thì tự động khai thác và sau đó giới thiệu ngay cho SBTN để trực tiếp làm việc với Toà Bạch Ốc. Tôi nghĩ, nên để các người tham gia buổi họp này, và một buổi họp nữa sau đó, cung cấp thêm thông tin để mọi người cho có cái nhìn chính xác.

Tôi chủ trương không nêu tên bất kỳ ai hay tổ chức nào để tránh những cuộc tranh luận vô bổ, mất thời gian. Do đó tôi không xác nhận hay phủ nhận những thông tin liên quan đến các cá nhân hay tổ chức được nêu trên.

Điều này tôi có thể nói, đảng chính trị mà tôi nhắc đến đã không can dự vào tiến trình tổ chức hay nội dung của buổi tiếp xúc Toà Bạch Ốc ngày 5 tháng 3. Họ chỉ hiện diện dưới danh nghĩa đảng và đưa tin về buổi tiếp xúc với những hình ảnh dễ tạo ngộ nhận. Cuộc vận động ở Quốc Hội ngày 6 tháng 3 thì khác. Nhưng đó lại là câu chuyện cho một bài phỏng vấn khác.

Cuối cùng là một tâm tình. Trước đây tôi không quen Trúc Hồ, nhưng trong 30 ngày làm việc với nhau, tôi vô cùng cảm mến người bạn trẻ này, xem như một người em. Trúc Hồ là người bộc trực, hành xử theo cảm tính, đặt tất cả niềm tin và ước vọng vào chiến dịch thỉnh nguyện thư, không một chút tư lợi. Đó là vốn quý của dân tộc mà tất cả chúng ta, nếu nặng lòng với dân tộc, thì phải bằng mọi cách bảo vệ và gìn giữ.

Nguyễn Lê Vũ thực hiện riêng cho nguyệt san Bút Tre ( Arizona )

———————————-

Lời kết của Nguyễn Lê Vũ: làm truyền thông là tìm sự thực để gửi đến quý độc giả nhưng trong cái gọi là tìm sự thật đó cũng phải “Luôn có mục đích hướng thượng, nghĩa là chú ý đại cuộc, bỏ qua tiểu tiết; một người được coi là vô tội cho đến khi chứng minh người đó có tội; không nghe lời đồn vô căn cứ”. Vì thế trong sự kiện Nhạc Sĩ Trúc Hồ vì tình cảm cá nhân muốn cứu Việt Khang ( như lời Trúc Hồ nói nhiều lần ở SBTN) và đã nhờ Ts Nguyễn Đình Thắng cộng tác và sau khi vào Tòa Bạch Ốc ngày 5/3/2012, đã có một số điều “không vui” xảy ra nhưng chúng tôi không nghe tin đồn và chúng tôi hỏi đích danh những người có trách nhiệm. Trong cách hỏi, chúng tôi cũng không “xoáy vào những tiểu tiết” phương hại đại cuộc nhưng chúng tôi cũng cố gắng soi rọi những chi tiết xét ra có thể giúp cộng đồng ngăn ngừa sự lũng đoạn của các đảng phái thiếu đạo đức, luôn có hành động giống như “cướp chính quyền”, một thủ đoạn lập lại của Việt Minh. Điều trên cũng để trả lời cho những người trẻ của ta hôm nay, họ không có kinh nghiệm với vc và đã cho rằng thế hệ cha anh là (quá khích, mang tư tưởng hận thù từ cuộc chiến vừa qua nên nghi kị tất cả).

Một số điều đã được giải thích bởi Ts Nguyễn Đình Thắng nhưng chúng tôi mong những điều còn lại sẽ được Nhạc Sĩ Trúc Hồ trả lời. Và từ những bản phỏng vấn này, quý độc giả có thể có những tin tức chính xác thay vì “suy diễn” và sau đó sẽ nhận định để rút kết luận cho chính mình.

Điều mong ước sau cùng của chúng tôi là cả hai ông Trúc Hồ và Ts Nguyễn Đình Thắng phải cố gắng tìm giải pháp tốt đẹp nhất để lấy lại niềm tin nơi quần chúng, tiêu biểu là 140.000 người đã ký vào TNT do quý ông phát động. Vì vậy hai ông chắc chắn phải hiểu trách nhiệm và hành động của mình đối với tập thể đã gửi gắm niềm tin nơi quý ông.

 

63 Phản hồi cho “Phỏng vấn TS Nguyễn Đình Thắng về vụ “Thỉnh Nguyện Thư””

  1. haile says:

    Thử đặt Giả-thuyết : Thay vì Nhạc-sỹ Trúc-Hồ là Tiến-Sỹ Nguyễn-Đình-Thắng chủ xướng Thĩnh-Nguyện-Thư nầy. Kết-quả thế nào ? Ai cũng thấy rỏ. Đảng phái chính-trị tại các Quốc-gia Dân-chủ. Cạnh-tranh trên tình-thần Vì Tổ-quôc và Dân-tộc làm phương-châm chung. Còn các Đảng phái chính-tri của Việt-Nam ta. Dùng chung khẩu-hiệu Tổ-Quốc trên hết. Dân-Tộc trước hết. Nhưng mỗi Đảng có phương-châm riêng. Dùng mọi thủ-đoạn tiêu-diệt, giành độc quyền. Bằng chứng là Đảng Việt cọng. Có thể đai-đa số tối-đa Dân Việt-Nam ớn Đảng phái chính-trị rồi. Nếu Nhạc-Sỹ Trúc-Hồ là thành-viên của Tổ-chức Chính-tri, hay lấy Danh-nghĩa tổ-chức Đảng phái, hoặc tín-ngưỡng nào đó. Khởi xướng kêu gọi. Chác-chắn 100% Thinh-Nguyện-Thư chẵng những không thành-công lớn như vậy, mà chẵng bao nhiêu người hưởng-ứng. Đây là “ẨN SỐ”của đai da số trong cộng-đồng người Việt tại Hoa-Kỳ đã bộc lộ. Đảng phái nào cũng có thể như nhau. Khi nắm được chính quyền trong tay rồi thì bốc muì hôi nghẹt thở cả.

    • Bần-Nông says:

      Thưa bạn, tôi ko mấy đồng thuận ẩn số của bạn đưa ra. Với tôi, ẩn số đó là “hiện tượng Việt-Khang vớ 2 bài hát của anh Việt-Nam Tôi Đâu? & Anh Là Ai?”. Lời nhạc của anh nó đánh động tâm hồn mọi người dân Việt, nếu ai còn nghỉ đến tình yêu quê hương & dân tộc. Đó là cái hay của âm nhạc.

      Chừ thử xem anh TH (hay ai đó ko đảng phái), phát động 1 TNT khác cho v/đ nào khác, thì con số có đến được vậy trong thời gian ngắn ko???????…… Thân ái…

  2. Bần-Nông says:

    Bất chiến tự nhiên thành?

  3. Nguyen V N says:

    BÊN TRÚC HỒ đang có CHÚNG TÔI

    Bạn Nguyễn Tha Phương (bài phản hồi trên ĐCV info) và tất cả kính mến
    Tiếng nói của bạn là tiếng nói của tôi và cả hằng triệu người trong Đa số thầm lặng.
    Đúng vậy đã hơn 36 năm từ HN đến QN, chưa một “lãnh tụ” một đang phái nào triệu tập kêu gọi được một người nào ngoài những thành viên bạn bè hay gia đình họ.Thậm chí mọi lới kêu gọỉ biểu tình ở QN không được ai nghe mà chính họ cũng không có mặt trong đám biểu tình tự phát (như khối 8 ngàn gì đỏ, VT hay bất cử đảng nào…
    Vì vậy câu nói của bạn NTP là câu nói của toàn dân chống CSVN đó làTôi nghĩ trong tất cả chúng ta, ai cũng đã đọc qua tất cả những bài viết phê bình trong những ngày gần đây.Xin quý vị bình tâm và công bằng và phê phán. Thử nghĩ lại xem trong 37 năm qua, đã có một hội đoàn nào của người Việt tại hải ngoại đã làm nên được như Trúc Hồ hay không ? Với 149,056 chữ ký cho TNT gởi đi là một con số không ai có thể ngờ đến !
    Vì vậy phuơng pháp xưa chia rẽ bè đảng, đánh bóng cái “TÔI” đã hết hiệu lực. Bằng cấp cao không có nghĩa là hiểu và giỏi chính trị mà còn ngược lại chính những người lòe bằng cấp mà cao ngạo trịch thượng lại KHỜ trong chính trị nên không làm được gì.Cái bằng cấp là vô nghĩa.
    Ngược lại sự chờ đợi mỏi mòn của đa số thầm lặng cho một lãnh tụ đối lập hiểu biết rộng, biết tâm lý và chiến thuật, khiêm nhường nhưng QUAN TRỌNG NHẤT là có cái Charisme lòng nhân từ cởi mở cảm thông ưu ái và có thành quả trong quá khứ. NGUỜI ĐÓ làm cho chúng ta (đa số thầm lặng) nghe và theo. Đó là Trúc Hồ và équipe (TH&com) là hình ảnh mà người dân chờ đợi mỏi mòn .TH và équipe đã âm thầm,kiên trì trong bao năm qua qua từ video qua DVD ASIA khhông đảng pháỉ không tôn thờ cá nhân, nhưng đã thành công nắm vững lòng dân cho VNCH và đánh được tuyên truyền láo khót của CSVN.
    Hùng ca sử Việt đã khơi động tinh thần yêu nước của toàn dân mà HN hay QN già hay trẻ đều thương yêu ngay cả quân cáng chính sống với chính quyền cũng thầm nghe lén lút.Không còn biên giới trong lòng yêu nước vì vậy TH và équipe đã chiếm được lòng dân không phải cho Thỉnh Nguyện thư mà thôi.
    Trước đó tôi không rõ vai vế NĐT trong sáng kiến TNT nên ca ngợi ông ta. Nhưng khi biết rõcâuchuyện bên lề Nguyễn đình Thắng phản ảnh tinh thần bè đảng đố kỵ ăn có muốn đem bè đang mình vào việc chung đễ làm hư đại sử lại còn dài giòng vớt vát. Có NĐT hay không thì có khác gì đâu. Lỗi lớn nhất của ông là thông đồng với quan chức TBỐc đễ làm sai mục tiêu của TNT, sửa ý nghĩa và phản” danh chính ngôn thuận” lừa cả patron chung tức là Truc Hồ cho quyền lợi đảng mình (muốn biến Billy Cindy làm lãnh tụ cướp công chung.Khi lén nhờ quan chức Toà BÔc làm lạt đề buổi họp (căn bản là TNT) là điều phản bội đáng trách.

    Nhưng đó là bài học cho PTDC VN phải hủy diệt ngay tendance này xưa như trái đất nhất là trong CĐNV toàn cầu HN hay QN là cá nhân chủ nghĩa , chia rẽ ,lợi dụng thời cơ chiếm công chung cho tên mình. Theo tôi NĐT hảy bình tâm lại mà nhìn sự thật ông không là gì hết mà cũng là những người đã giúp và hợp tác với TH nhưng không thể QUA MẶT được TH nhân vật chính và quyền lợi của nhân dân VN, ông nên lánh mặt một thời gian thì hay hơn thay vì cứ tìm cách lãi nhãi vô bổ.
    Tôi cũng ca ngợi tính cách kềm chế vì lợi ích chung của một só đảng phái ngoài VT kín đáo có mặt hổ trợ bên ngoài cho cuộc họp tai TBỐc như Nguyen thanh trang (MLNQ) v.v Đó là những vị vì quyền lợi chung quên đảng mình mà tới ủng hộ như một công dân tốt. Thật là đáng quỉ nếu tất cả các đảng lẽ tẽ ngoài VT muốn xen vào ăn có làm hại cho viêc chung, thì cuộc Cách mạng dân chủ mới thành công được.
    Tôi tin TH và équipe là những người bất vụ lợi , Không đảng Phái không làm Chính Trị mà làm cho sẽ chiếu cố và hợp tác các nhân vật tranh đáu củ dưới bất cứ hình thức nào miễn là Đoàn kết sau lưng “MÔT NGƯỜI” đã được sự tín nhiệm của tất ca đó là hành động yêu nước nhất mà những ai còn tha thiết với tiền đồ dân tộc.
    Trong nước cũng phải đứng sau lưng một người như bài viết mới của Nguyễn chính kết, theo tôi người đó là BS Nguyen Đan Quế hay CHHV, QN phải có một TRúc hồ thứ hai cho QN thì mới đủ bộ.Sau đó QN và HN phải cùng tiếng nói cùng màu cở đừng đễ cho thanh niên QN cờ đỏ nhưng chống CSVN không bi tủi là không có mặt họ với biểu tượng đất nước họ là cờ đỏ sao vàng, một thực tế mà HN đang phải CHÁP NHẬN nếu muốn thành công trong công cuộc lật đổ CSVN và dành lại chủ quyển cho dân tộc, đó là bước thứ haỉ thứ ba…
    Trúc Hồ và équipe và HN đừng để người QN sợ là ta tranh đấu dễ phục hồi VNCH cờ vàng ba sọc đỏ mà là đễ làm cuộc cách mạng cho toàn dân tộc cho một Việt Nam mà màu cờ là màu Đoàn kết thương yêu chống ngoại xâm.
    Nhưng tôi có một điều nhắn nhủ TH và équipe lần sau nhớ tránh nói tới « nội dung chống Tàu » của Việt Khang vì mình sẽ làm sợ Chính quyền Mỹ đụng chạm TC. Nhầt là tay sai CSVN sẽ mách cho chủ nó và cầu cứu làm áp lực với Mỹ. Trong ngoại giao quốc tế nên tránh những điều nhạy cảm trong quyền lợi họ và bất lợi cho ta. Nhân vật phải giải thoát là các tù nhân chiúnh trị và toàn dân VN dưới tai ách ngục tù CS.
    Câu kết tôi xin nhường lại cho Nguyễn Tha Phương mà tôi biết ơn:

    Hiện tại là như vậy. Đường đi còn dài, chúng ta nên nhẫn nại và đóng góp ý kiến xây dựng để giúp cho Trúc Hồ vững niềm tin. Mong rằng Trúc Hồ đừng bỏ cuộc vì “bên Trúc Hồ đang có chúng tôi”

  4. Vo Trang says:

    Bên cạnh những thành tựu to lớn của chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư, tôi thấy có 1 số vấn đề mà chúng ta cần học hỏi?:
    1. Xữ dụng danh từ “Tòa Bạch Ốc” (TBO) trong đối xữ với các “đại diện” người Việt vừa qua rất dễ gây ngộ nhận như là quyết định hay thái độ của ông Obama. Đó chỉ là trách nhiệm của những người được giao nhiệm vụ sắp xếp và tiếp xúc với cộng đồng người Việt.
    2. Qua tường trình của TS Thắng, ban tổ chức của TBO hầu như quyết định mọi nghi thức và nội dung của buổi tiếp xúc cho ngày 5 tháng 3 vừa qua. Sự ngạc nhiên và bất bình (?) của NS Trúc Hồ cho thấy những sắp xếp đã không được thông báo trước cho người Việt, kể cả TS Thắng? Như NS Trúc Hồ phát biểu (?), ông đến D.C là để nghe chính phủ của ông Obama trả lời về thỉnh nguyện thư. Đây không phải là 1 buổi họp, hội thảo, hội luận hay thuyết trình của/với những người lãnh đạo Mỹ gốc Việt gì cả. Mục đích của thỉnh nguyện thư thì đã ghi rõ trên trang web và nếu sinh hoạt không đáp ứng hay phản ảnh nguyện vọng của 150 ngàn người ký tên thì “đại diện” cho những người này đã tham dự 1 buỗi họp khác rồi? Cho nên những “thất vọng” nếu có là chính đáng chứ không thể bị xem thường!
    3. Trong khi ban tổ chức TBO giữ quyền chọn người được phát biểu thì ban tổ chức của những người đại diện đã không nắm vững nội dung phát biểu của những người này. Ngoại trừ ca sĩ Quốc Khanh đã được hội trường “tự phát” ủng hộ và đồng tình, 2 người còn lại được nhận xét chung là nói chuyện ngoài đề?.
    4. 150 ngàn người đã ký tên là vì 1 tấm lòng và không đứng dưới 1 danh nghĩa của 1 tổ chức đoàn thể nào. Theo ông ND Thắng thì với sự gạn lọc của ban tổ chức và những vận động hành lang, thành phần tham dự đa số trổ thành đại diện cho những tổ chức, cộng đồng. Dù đó là lý do tại sao lại có danh xưng … lãnh đạo người Mỹ gốc Việt như ông Thắng giải thích thì câu hỏi vẫn còn là tại sao ban tổ chức của những người đại diện lại để tình trạng này xãy ra? và dù đã được lưu ý để sữa đổi, danh xưng vẫn như củ sau khi thêm 1 chử “Trẻ”?
    Quy tụ được 150 ngàn chử ký cho Thỉnh Nguyện Thư trong thời gian 1 tháng là 1 kỷ lục mới cho người Mỹ và cũng là phản ảnh 1 cảm tình cao quý của người Việt lúc nào cũng hướng về quê hương và đồng hương đang còn đau khổ tại quê nhà dù đã 37 năm qua. Cái cảm tình này là linh hồn cho cuộc đấu tranh của người Việt mà bất cứ một tổn thương nào cũng đều là những lỗi lầm sâu sắc, xin các nhà vận động nhớ lấy. Nếu đây chỉ là những lỗi lầm trong vận động thì chúng ta cần phải học hỏi để khắc phục. Còn nếu không thì cái câu nói đầy cay đắng này sẽ được lập lại: 37 năm, 1 bài không chịu học!

  5. Nguoi Viet quoc noi says:

    Kính gởi Ts Nguyễn Đình Thắng, Ns Trúc Hồ và các cộng sự,
    Rất cám ơn quý vị đã vân động 150.000 chữ ký cho thỉnh nguyện thư, đây là một công sức và thành tích không nhỏ tranh đấu cho nhân quyền cho những người còn đang ở trong nước (trong đó có tôi).
    Thưa quý vị, trong một tập thể nào cũng vậy, “chín người mười ý…”, xin quý vị hãy gạt bỏ mọi bất đồng (nếu có) để lo cho đại cuộc. Xin hãy lắng nghe và đặc biệt cảnh giác những ý kiến/hành động phá hoại của công sản; chúng rất khôn ranh, quỷ quyệt gây chia rẽ công đồng người Việt quốc gia chúng ta mà nhiều khi chúng ta đã mắc mưu chúng…
    Lịch sử sẽ ghi tên quý vị.
    Cầu mong hồn thiêng sông núi và độ trì của tổ tiên mà con dân đất Việt sớm thoát đươc cảnh độc tài toàn trị…

  6. Bần-Nông says:

    Thành thật cám ơn bạn Thùy đã đưa lời cảnh giác. Tôi thì chỉ dựa vào lời trong bài phỏng vấn nầy thôi, chứ biết chắc rằng có rất nhiều cả bạn lẫn thù trà trộn trong đó, cho nên tôi chỉ dùng từ “kẽ ăn theo” trong comment của mình. Tôi cũng thấy lạ 1 điều, là tại sao chúng ta lại đặt nặng vấn đề (make a big deal) người phát biểu quá vậy? Xin hỏi:

    1) Chính phủ Mỹ làm việc dựa trên giấy tờ hay chỉ dựa theo lời phát biểu? Mục đích của chúng ta là gì trong ngày gặp mặt nhà trắng? Hỏi tức là trã lời. Thì ngày đấy chúng ta có trình TNT cho nhà trắng được ko? Trong TNT có đề cập đến mục đích của TNT ko? Nếu có thì công việc của chúng ta đã xong (you’re done your job). Còn việc nhà trắng nói chuyện với chúng ta nầy nọ, là họ muốn tìm hiểu thêm CĐ đôi chút thôi (get to know you). Còn làm việc thì họ sẽ cứu xét những gì nêu ra trong TNT để trã lời mà thôi. Bước đầu chúng ta đã thành công rồi.

    2) Bước kế tiếp là gì? Có phải tìm cách cho hành pháp & lập pháp (có thể có thêm tư pháp) gây sức ép lên chính quyền ĐCSVN để thỏa các yêu cầu trong TNT ko? Chúng ta sẽ làm gì? Có phải là vận đông hành lang (lobby) & nhắc nhở (followup) cơ quan chức năng thực thi TNT ko? Chúng ta sẽ thực thi những điều nấy như thế nào, chúng ta có quan tâm đến ko? Hay là chỉ lo chuyện bới lông tìm vết?

    Trong việc gì cũng vậy, họ ko muốn việc đó thành công, thì họ tìm đủ mọi lý do để bóp méo sực việc, kễ cả bạn (ăn ko được khuấy cho hôi) & thù. Để xem, mũi dùi đang chỉa vào anh Thắng lúc nầy, khi xong anh Thắng rồi thì đến anh Trúc Hồ cho xem.

    3) Tôi ko biết anh Thắng & cũng ko hiểu là nhóm “Young Vietnamese American Leaders” (YVAL) có phải là của anh ko? Tôi giả sử (xin nhấn mạnh chỉ giả sữ thôi) là của anh & anh đưa người của anh phát biểu trong buổi gặp mặt đi. Thì việc nầy có ngăn chặng CĐVN đưa TNT ko? Tôi ko bênh vực anh Thắng, nhưng YVAL là đào tạo cho tuổi trẽ VN mạnh dạng bước vào chính trường Mỹ, thì nhân cơ hội nầy anh giới thiệu người trong nhóm cũng ko có gì quá đáng. Thử hỏi, vài muơi năm nữa có 1 người Mỹ gốc Việt làm tổng thống Mỹ (possible) thì CĐNV HN nói riêng & dân tộc Việt nói chung sẽ cảm giác như thế nào? Xấu hổ hử? Tôi thấy việc làm nầy của anh có ích cho CĐNV HN rất nhiều & nếu có lợi cho anh thì anh ko sống đời để hưỡng cái lợi mà anh đem đến cho CĐ. Thân ái…

  7. Ý nghĩa của quyền tự do thỉnh nguyện – Freedom of Petition

    The judiciary redresses grievances whenever it determines that constitutional or other legal rights have been infringed upon, and then attempts to remedy the situation. The Congress redresses grievances when it changes bad laws.
    The Executive Branch redresses grievances when its administrative agencies change inefficient regulations.

    http://www.uscourts.gov/EducationalResources/ClassroomActivities/FirstAmendment/FreedomOfPetition.aspx

    Redress (v) – Điều chỉnh, sửa đổi
    a (1) : to set right : remedy (2) : to make up for : compensate b : to remove the cause of (a grievance or complaint

    Grievance(n) – Sự than phiền, sự bất bình
    1obsolete : suffering, distress
    2: a cause of distress (as an unsatisfactory working condition) felt to afford reason for complaint or resistance
    3: the formal expression of a grievance : complaint
    (Meriam – Webster)

    Quyền thu thập chữ ký và đưa thỉnh nguyện là 1 trong 5 quyền tự do căn bản thuộc Tui Chính Án Thứ Nhứt, Hiến Pháp Hoa Kỳ.

    Ý nghĩa của nó nằm ở chổ : dân chúng bất bình và chính phủ phải xem xét có thể sửa đổi lại luật lệ và chính sách liên quan.

    Con số gần 150, 000 chữ ký là nội dung của “tâm tư tình cảm” của người dân. Nó thể hiện “mối bất bình” của công dân. Và cả 3 ngành chính phủ Hoa Kỳ có nhiệm vụ lưu ý sự đòi hỏi đó.

    Nên nhớ, tất cả sự vụng về hay trục trặc trong tổ chức đón tiếp, nếu có, cũng KHÔNG làm thay đổi một bằng chứng hiển nhiên là số 150,000 chữ ký, và chủ đề của TNT:

    STOP EXPANDING TRADE WITH VIETNAM AT THE EXPENSE OF HUMAN RIGHTS

    Trao thỉnh nguyện coi như xong. Phần còn lại là thời gian để Lập Pháp và Hành Pháp làm việc.
    Chúng ta có thể tiếp tục vận động, đôn đốc và thúc đẩy cả 2 ngành chính quyền. Vậy thôi. Ở thời đại thông tin và phương tiện đầy đủ như xứ Hoa Kỳ, cũng không cần phải tổ chức rầm rộ. Thỉnh thoảng mỗi người dân Mỹ đều có thể email hay phone vào thẳng Toàn Bạch Ốc hay Quốc Hội để nhắc nhở. Hoặc liên lạc với người đại diện dân cử tại địa phương của mình nhờ giúp đở.
    Và nên nhớ, không phải chỉ có Lập Pháp và Hành Pháp tiếp nhận TNT. Các ngành Tư Pháp cũng tiếp nhận Thỉnh Nguyện, nếu cần thiết.

    Hảy lên tiếng và để người đại diện do chúng ta bầu lên làm việc (chính trị).

  8. Le Thai says:

    Đây không phải là một bài phỏng vấn mà là một thủ thuật tung hứng. Dù sao đây cũng là một cách rất hay để bộc bạch mọi chuyện. Rất mong đây là sự thật. Bây giờ phải chờ xem ý kiến của Trúc Hồ, dù sai dù đúng Trúc Hồ cần một lần nữa lên tiếng, nếu không thể công khai thì chí ít hai bên cần một lần ngồi lại với nhau nói hết những chuyện cần nói, giải tỏa cho hết mọi khúc mắc. Vướn mắc giữa hai bên không quan trọng bằng công cuộc chung. Hai bên có bổn phận phải giữ cho được sự thống nhất của cọng đồng. Khó khăn lắm cọng đồng mới có sự đồng thuận như trong chiến dịch TNT, Xin đừng để nó bể một lần nữa.

  9. Trần Việt Hoàng says:

    Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư quả thật là môt thành công của người Việt ở Hoa Kỳ vì ngoài mục đính chính là nó yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ làm áp lực lên nhà cầm quyền ở Việt Nam để thả những người đấu tranh cho nhân quyền và tự do, dân chủ ở VN. Nó còn là một minh chứng hùng hồn của gần 150 ngàn người ở Hoa Kỳ đã lên tiếng chống lại sự bắt bớ giam cầm một cách vô lý những người Việt Nam yêu nước bởi nhà cầm quyền VN.

    Thỉnh nguyện thư với gần 150 ngàn chữ ký đã nằm trong tay những nhà hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ. Nội dung của TNT đã rõ ràng để cho những người trách nhiệm trong chính phủ Hoa Kỳ hiểu được những mong mỏi của những người ký tên. Cuộc vận động vào ngày 5 và 6 tháng Ba vừa qua là một bước quan trọng để thể hiện một cách hùng hồn hơn nữa cái ước vọng của nhiều người ký tên; Tuy nhiên những gì trình bày trong buổi hội kiền ngày 5-3, và những ai trình bày thật ra cũng không lấn áp được những gì nêu lên trong TNT. TNT và nội dung của nó sẽ là vấn đề mà chính phủ Hoa Kỳ quan tâm và phúc đáp.

    Thời gian, công sức, và sự nhiệt tình của NS Trúc Hồ và TS Nguyễn Đình Thắng, và nhiều người khác nữa trong việc khởi xướng TNT, quảng bá, kêu gọi, đốc thúc để nhiều người ký tên, và tổ chức hai ngày ở White House và lưỡng viện quốc hội, rất xứng đáng được trân trọng.

  10. Trung Kiên says:

    Nhạc sĩ Trúc Hồ trình bày kết quả của thỉnh nguyện thư về Nhân Quyền cho Việt Nam trên đài SBTN…có những chỗ TK không thể nín cười vì sự “quá thành thật” của anh Trúc Hồ!

    1) http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=6UhmLOpEA9I
    2) http://www.youtube.com/watch?v=24MxI2io9C8&feature=youtu.be
    3) http://www.youtube.com/watch?v=9ShmSAcX-Rs&feature=youtu.be
    4) http://www.youtube.com/watch?v=Kh38fyv0T40&feature=youtu.be

    Thiển nghĩ trong đấu tranh, nếu chỉ có “Tấm lòng với quê hương” không thôi thì chưa đủ để có thể đạt được kết quả mong muốn, mà nó đòi hỏi phải có sự hiểu biết về chính trị, ngoại giao và tổ chức nữa…

    Tôi theo dõi sát sao Thỉnh Nguyện Thư với 149’530 chữ ký cùng với buổi gặp gỡ của 200 NVHN ở Toà Bạch Ốc hôm 5/3/2012 và đánh giá, đây là một “Sự kiện lịch sử”, một *THÀNH CÔNG* thật to lớn!

    Tôi thích đọc TS Nguyễn Đình Thắng và Nam Lộc hơn…Lời lẽ và ngôn ngữ có chiều sâu, dày dạn kinh nghiệm hơn.

    • Van Ly says:

      Anh Trung Kien, you said it right 100%, Being helping a lot of people with legal system in my state, I have been in Truc Ho shoe and I am learning to be Nguyen Dinh Thang, but I admire Truc Ho, and support all TH, NDT, NL each of them show us the true their true talent and heart, Truc Ho we love you but please play the politic game calmly and follow the guideline of people who have experience to deal with legal system or politic, please trust each other, we all have good heart, bust just express different way, some time it is hard to explain for other to understand. Please hold each other hands real tight never let go any hand, we have to go for the WIN. Sorry I do not have VPS keys.

Phản hồi