Một thế hệ người Việt ở nước ngoài đầy trưởng thành và kiêu hãnh
Sau sự kiện người Việt gốc Hoa di tản ra nước ngoài thì sự kiện dòng người Việt di tản khỏi Việt nam sau khi Sài gòn các xe tăng của quân giải phóng tràn đầy trên đường phố và sau cùng là người Việt di tản đến Hồng kông năm 1979 đã sinh ra một thế giới người Việt với hơn 3 triệu người đang sống trên phần lớn các quốc gia với nền kinh tế và khoa học hiện đại nhất trên thế giới như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Hòa lan, Bỉ, Đức, Phần lan, Thụy điển, Đan mạch, Úc v.v…
Từ những ngày ban đầu mới đến các quốc gia này với vẻ mặt đày đầy bỡ ngỡ phải nhờ vào sự trợ giúp của các cán sự xã hội và những người thiện nguyện của nước bản sứ và với đồng tiền ít ỏi của trợ cấp xã hội do chính phủ đài thọ thì nay người Việt đã có thể ngẩng cao đầu để nói rằng tiến kịp và ngang hàng với chính người bản xứ và đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng nền kinh tế va quốc phòng an ninh của các quốc gia này. Khác với nhiều cộng đồng to lớn khác như người Mexico, người Trung quốc, người Ấn, người Maroco và Thổ Nhĩ kỳ hay những người Đông Âu sang chuyên mở các tiệm hàng làm ăn, người Việt thế hệ ban đầu đã trọn vẹn chịu hy sinh lao vào làm ăn kinh tế phấn đầu tạo nền tảng cho con cái họ tiến bước vào các trường đại học. Vốn có dòng máu thông minh, truyền thống học hành, lại chịu khó thế hệ trẻ đến cùng cha mẹ những năm trước và mốc 1989 theo các ngả Hongkong hay Philipne nhiều thanh niên hôm nay đã là giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, kỹ sư, các nhà giáo rất danh giá trên tất các các ngành mũi nhọn của các quốc gia này, cũng phải kể đến trong đó có rất nhiều người trở thành các doanh nhân rất thành đạt.
Nhiều người ngày nay khi nói đến người Việt thường chỉ nhìn hay nói về mặt tiêu cực đó là trồng cần sa hay buôn ma túy, cờ bạc mà không chịu nhìn vào cái tiến bộ, sự thành tựu lớn lao mà thế hệ của người Việt nam hiện nay đang gặt hái ở trên khắp thế giới này. Các thứ bằng cấp mà họ có trong tay là thứ bằng cấp thực sự có giá trị cao khiến người nước sở tại cũng phải kính nể. Đặc biệt với các em tuổi 12 đến 15 khi ở trong các trại Hongkong mới chỉ học lớp 6, lớp 7 khi đến định cư ở nước sở tại phải vật lộn với ngôn ngữ mới lạ của quốc gia này, nhưng nhiều em đã học một năm 2 lớp để đuổi kịp vào độ tuổi 17, 18 bước chân vào ngưỡng cửa các trường đại học có danh tiếng ở Hoa kỳ, Anh, Pháp, Đức, Hà lan v.v…
Chúng tôi đã có dịp đến thăm và chứng kiến buổi trao bằng tốt nghiệp bác sỹ, dược sỹ trường đại học danh tiếng Groningen của các em người Việt tại Hà lan. Các em này đến định cư theo bố mẹ mới năm 1991 khi đang độ tuổi 14, 15 mà chỉ sau 4 năm học đặc cách 2 lớp 1 năm rồi sau 6 năm đã trở thành Bác sỹ và Dược sỹ, kỹ sư, giáo viên rất chững chạc nay là những người lãnh đạo của nhiều bệnh viện và các tập đoàn công ty tại Hà lan.
Tại Anh quốc, Hoa kỳ, Canada cũng là như vậy, người Việt Nam cũng để lại tiếng thơm về học hành đỗ đạt cao trong các ngành hàng đầu của các quốc gia này. Nhưng điều đang nói đến là người Việt Nam rất nhạy bén, họ đã biết ý thức về vai trò lá phiếu của mình rất quan trọng việc tham gia vào tiến trình xã hội của các quốc gia mình đang sống. Tại Hoa Kỳ ngày nay, bất kỳ một ứng cử viên tổng thống nào cũng đều biết rõ với hơn 1 triệu lá phiếu của người Việt có thể quyết định sự thắng bại của hai ứng cử viên hai đảnh Dân chủ và đảng Cộng hòa. Có những thời điểm sát sao và căng thẳng sự hơn kém của hai đối thủ này chỉ tính bằng con số nghìn thì phải thấy với hơn 1 triệu lá phiếu kia khi dồn chọn cho ai thì thắng lợi đã được đặt trong lòng bàn tay của ứng cử viên đó nếu họ được lòng cộng đồng người Việt Nam này.
Vừa qua, thấu hiểu sức mạnh này của cộng đồng người Việt ở Hoa kỳ mà đại diện của tổng thống Obama đã phải có cuộc gặp mặt với hơn 200 đại diện người Mỹ gốc Việt.
Cũng từ đó người Việt Nam đã đóng góp về không những các chính sách của tổng thống về vấn đề trong nước và cả các vấn đề đối ngoại, trong đó có cả vấn chính trị và xã hội ở Việt Nam. Chẳng những chỉ có Tổng thống Mỹ nghe mà cả lãnh đạo Quốc hội cả ở hai viện cũng phải lắng nghe tiếng nói của sắc tộc đặc biệt này. Có thể nói sau sắc tộc người Mỹ gốc Do thái thì sắc tộc Việt nam đang có tiếng nói rất mạnh có giá trị đích thực góp phần vào chính trường chính trị của quốc gia này só với nhiều sắc tộc khác. Sau người Việt ở Hoa kỳ thì phải nói ngay đến đó là người Việt Nam ở Hà lan, Đức, Pháp và Úc. Chắc chắn trong những năm tới đây tiếng nói của Việt Nam tại nước ngoài sẽ càng có trọng lượng va ảnh hưởng to lớn, mạnh mẽ hơn.
Điều người Việt Nam ở nước ngoài đang phải quan tâm đó là thế hệ thứ 3 tới đây khi đang sống ở các quốc gia tiến tiến, không hề biết gì về sự khổ hạnh, vật lộn của các bậc phụ huynh, của các bậc đàn anh đến trước, lại kém về ngôn ngữ tiếng Việt, ngày càng xa với phong tục tập quán, văn hóa của người Việt Nam liệu có phát huy được truyền thống và giữ gìn tiếng thơm của người Việt hôm qua và hiện nay hay không?
Học hành để có bằng cấp, có trí tuệ hiểu biết và đặc biệt có tiếng nói chỗ đứng trong xã hội, có sự đóng góp kinh tế xây dựng tổ quốc mà mình đang sống chính là vị tri và tiếng nói của người Việt Nam trông tương lai nơi mảnh đất đang nuôi dưỡng mình. Các tổ chức cộng đồng người Việt chắc chắn cần hướng con em mình vào xác định mục tiêu phấn đấu học tập nhiều song song cùng với các sinh hoạt về văn hóa, văn nghệ v.v…của người Việt Nam. Người ta cho rằng thế hệ Việt Nam thế hệ thứ 3 và 4 hay 5 này càng không biết nói tiếng Việt và không có ảnh hưởng gì với người thân ở Việt Nam nữa. Lại nữa chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc của nhà nước Việt nam đang bị thử thách lớn bởi bị Việt kiều vẫn bị phân biệt đối xử khi mua đất hay nhà tại Việt Nam mà chẳng thể được đứng tên như người dân trong nước. Càng ngày người Việt Nam ở nước ngoài càng không kiên nhẫn được khi mà biết bao người khi nhờ anh em bà con người thân đứng tên mua nhà, đất đã bị chính người thân lừa lấy mất mà không thể đòi được.
Như vậy mỗi năm người Việt ở Hải ngoại về thăm đất nước càng ít đi và chắc chắn số ngoại tệ mà Việt kiều gửi về sẽ càng giảm đi.
Đa số tiền gửi Việt kiều dùng để tậu Bất động sản. Vì thế, bất động sản Việt Nam giờ cũng sẽ chết nếu không có chính sách thoáng cho Việt kiều đứng tên mà không cần có điều kiện nào như với đồng bào ở trong nước.
Nhưng cuối cùng thì ai cũng đã thấy, hơn 30 năm trôi qua, người Việt Nam có thể tự hào mà nói rằng, họ đã và đang đứng vững chắc trên đôi chân của mình nơi tổ quốc thứ hai, ngẩng cao đầu trưởng thành trong niềm tự hào khôn tả.
Ngày 13 tháng 3 năm 2012-03-12
© Nguyễn Hoàng Hà
© Đàn Chim Việt
Tôi xin góp ý thứ-tự sau đây :
1/ Chữ ‘ kiêu-hãnh ‘ trong đề-tựa e không ổn. Chữ ‘ quân giải-phóng ‘ ở những giòng đầu mong được thay-thế, vì từ-ngữ này chắc không được hoan-nghênh bởi những người Việt Tị Nạn Cộng-Sản.
2/ Trong đoạn tác-giả viết ” nhìn vào cái tiến-bộ, sự thành-tựu lớn-lao…”, sau đó tác-giả liệt-kê ” các thứ bằng-cấp…các em 12-15 tuổi vật lộn với ngôn-ngữ mới lạ, học 1 năm hai lớp để đuổi kịp độ tuổi
17-18 vào đại-học “. Thành-tựu lớn-lao chỉ vậy thôi ư ?
3/ Tác-giả viết ” Người VN…nhạy bén, họ đã biết ý-thức về vai-trò lá phiếu…các quốc-gia mình đang sống. Tại Hoa-kỳ, bất kỳ một ứng-cử-viên tổng-thống nào…1 triệu lá phiếu của người Việt…khi dồn chọn cho ai…nếu được lòng cộng-đồng VN này “. – Biết và ý-thức nên dùng một từ-ngữ thôi. – Người Việt tại Hoa-kỳ khoảng 1 triệu rưỡi, trẻ em dưới 18 tuổi khoảng 40%, số chưa được quyền đi bỏ phiếu không dưới 30%, chắc số chính-xác đi bầu không thể đến 1 triệu người. Số này cho dù gom lại một tiểu-bang cũng không quyết-định được cho sự thắng cử của đảng Dân-chủ hay Cộng-hòa tại tiểu-bang đó. Hơn nữa có gì bảo-đảm cho là toàn-bộ cử-tri người Việt nhứt-trí bầu cho một đảng (CH hay DC), ngoài ra cử-tri người Việt tản-mạn ở rất nhiều tiểu-bang khác nhau. Tác-giả khá cường-điệu vai-trò cộng-đồng người Việt trong việc bầu-cử tại Hioa-kỳ, dẫn đến quá xa ảnh-hưởng người Việt tại Mỹ trên chính-trường Hoa-kỳ.
4/ Tác-giả viết ” Cũng từ đó người Việt đã đóng góp…chính-sách của Tổng-thống…Chẳng những chỉ có Tổng-thống nghe…cả lảnh-đạo Quốc-hội cả ở hai viện cũng phải.. tiếng nói của sắc-tộc đặc-biệt này “. – sắc-tộc đặc-biệt là gì, là nhóm nào ? – Ý-kiến có tính chung chung, vì Tổng-thống và Quốc-hội hẳn phải lắng nghe tiếng nói người dân, không riêng gì người Việt tại Mỹ. – Có chắc là sau sắc-tộc người Mỹ gốc Do-thái thì sắc-tộc Việt-Nam đang có tiếng nói rất mạnh ? Chứng-minh.
5/ Tác-giả viết ” Người VN có thể tự-hào mà nói rằng họ đã và đang đứng vững chắc…”. – Thế nào là vững-chắc ? Vững-chắc về phương-diện nào : vật-chất hay tinh-thần ? Tinh-thần dân-tộc ? Khách-quan hay chủ-quan ? Hay niềm-tin tín-ngưỡng ? Có phải là tinh-thần tự-do, dân-chủ, nhân-quyền ? Xin nói rõ.
Đại ca PHC nhờ DâM tui viết lại như ri :
Quân…nhảy phóng làm gì có xe TANG ?
Cai tên nhảy phóng là nhóm nón tai bèo của Miền Nam.đọa đầy mà.
chúng làm gì đã có xe tang?
Còn cái nhảy phóng khác,chính là tên răng đen mã tấu Bắc Kỳ núp
cái tên, cái bóng tụi MTGPMN mà…làm bậy một phen đó.
Cho nên, trước tòa Hòa Giải, tên Bắc Kỳ…chối phăng, không phải
” em” uýnh cướp VNCH, mà là thằng khốn nạn tai bèo đấy.
Quan Tòa sẽ phán : Ừ, mày nói mày không đánh cướp VNCH, mà là
thằng du côn MTGPMN, thì ta cho ngươi…ba tháng mà làm lại
từ đầu , nhằm ăn năn chuộc lỗi đi ! — – Xà Mâu: Thưa, dạ, dạ…
Xin hỏi ban điều hành của Dân Làm Báo, ở đây post bài có qua kiểm duyệt không?..Zap có post phản hồi ở đây nhưng không thấy nó xuất hiện. Phản hồi của Zap cho thread này
Đọc bài viết của bác Hoàng Hà tui không khỏi lấy làm phấn khởi, và tự hào nếu đây là sự thật. nhưng sự thật thì chúng ta củng nên biết mình đang ở đâu để có nhưng khiếm tốn và cố gắng cần thiết cho công cuộc chung, củng như giáo dục con cháu. quả là người Việt chúng ta có nhiều người xuất chúng mà thế giới biết đến , cống hiến của họ có là niệm tự hào củng người Việt chúng ta,nhưng những cộng đồng khác còn có nhiều người xuất chúng hơn người Việt chúng ta nhiều, họ củng có nhiều đóng góp cho nhận loại nhiều hơn chúng ta.
Qua cục dân số 2004 của Mỷ thì tỉ lệ người Việt tốt nghiệp đại học là 23%, gần như thấp nhấn trong các cộng đồng á chấu ở Mỷ (hơn lào và Cambodia) và Filipinos là 48%. Tất nhiên tỉ lệ học vấn của người Việt ở mỷ còn quá thấp là do nhiều điều kiện khách quan khác như cộng đồng còn quá mới , kinh tế..etc. nhưng sự thật đau lòng đến ngở ngàn là chỉ 23% thôi. -Còn về tầm quan trọng của hơn 1 triệu lá phiếu như bác Hoàng Hà đề cập là vủ khí của cộng đồng người Việt thì tôi thấy hoàn toàn không đúng. cứ cho là 3 triệu người việt ở Mỷ đi , nhưng số người dưới 18 phải nói là hơn một triệu. số còn lại có lá phiếu trong tay nhưng ý thức bầu cử của người Việt mình còn rất thấp cái này là do bao nhiêu năm bị tàu đô hộ, rồi đến Pháp. rồi đến CS( miền bắc ) và dân chủ sơ khai ở Miền Nam. ngoài ra người Việt mình tập trung chủ yếu là ở Califonia , nhưng tiểu bang này như một truyền thống là của dân chủ bằng chứng ai run tổng thống củng không về đây vận động , và đảng cộng hoà chưa một lần thắng phiếu ở tiểu bang này nên có phiếu người Việt mình hay không thì kết quả củng không thay đổi , tương tự ở Texas, người Việt mình đông thứ 2 nước mỷ , nhưng kết quả thắng luôn luôn là của cộng hòa.
(BBT: Vào đây, bạn nên hỏi BBT Đàn Chim Việt thay vì Dân Làm Báo)
Đọc bài viết của bác Hoàng Hà tui không khỏi lấy làm phấn khởi, và tự hào nếu đây là sự thật. nhưng sự thật thì chúng ta củng nên biết mình đang ở đâu để có nhưng khiếm tốn và cố gắng cần thiết cho công cuộc chung, củng như giáo dục con cháu. quả là người Việt chúng ta có nhiều người xuất chúng mà thế giới biết đến , cống hiến của họ có là niệm tự hào củng người Việt chúng ta,nhưng những cộng đồng khác còn có nhiều người xuất chúng hơn người Việt chúng ta nhiều, họ củng có nhiều đóng góp cho nhận loại nhiều hơn chúng ta.
Qua cục dân số 2004 của Mỷ thì tỉ lệ người Việt tốt nghiệp đại học là 23%, gần như thấp nhấn trong các cộng đồng á chấu ở Mỷ (hơn lào và Cambodia) và Filipinos là 48%. Tất nhiên tỉ lệ học vấn của người Việt ở mỷ còn quá thấp là do nhiều điều kiện khách quan khác như cộng đồng còn quá mới , kinh tế..etc. nhưng sự thật đau lòng đến ngở ngàn là chỉ 23% thôi. -Còn về tầm quan trọng của hơn 1 triệu lá phiếu như bác Hoàng Hà đề cập là vủ khí của cộng đồng người Việt thì tôi thấy hoàn toàn không đúng. cứ cho là 3 triệu người việt ở Mỷ đi , nhưng số người dưới 18 phải nói là hơn một triệu. số còn lại có lá phiếu trong tay nhưng ý thức bầu cử của người Việt mình còn rất thấp cái này là do bao nhiêu năm bị tàu đô hộ, rồi đến Pháp. rồi đến CS( miền bắc ) và dân chủ sơ khai ở Miền Nam. ngoài ra người Việt mình tập trung chủ yếu là ở Califonia , nhưng tiểu bang này như một truyền thống là của dân chủ bằng chứng ai run tổng thống củng không về đây vận động , và đảng cộng hoà chưa một lần thắng phiếu ở tiểu bang này nên có phiếu người Việt mình hay không thì kết quả củng không thay đổi , tương tự ở Texas, người Việt mình đông thứ 2 nước mỷ , nhưng kết quả thắng luôn luôn là của cộng hòa.
ĐÁNG LẼ RA ĐÃ KHÔNG CÓ ĐIỀU NHƯ VẬY
Đáng lẽ ra đã không có đến 3 triệu người VN hiện nay ở nước ngoài hiện tại nếu cuộc giải phóng MNVN năm 1975 là hoàn toàn đúng nghĩa. Đã giải phóng sao đến chừng ấy người phải bỏ chạy. Chẳng lẽ cả ba triệu người đều ngu hết, hay đều cặn bã hết như ông PVĐ từng tuyên bố ở Malaysia năm 1979. Điều đó cho thấy những người làm chính trị, hay những người cầm quyền lúc đó thực chất vốn chẳng mang tính cách chính trị khoa học, nhân văn, hay lý tính gì đúng nghĩa cả. Nhưng trong cái rủi lại có cái may. Nếu không có sự kiện năm 75 thì dễ gì có 3 triệu người VN nay ở nước ngoài để thể hiện được tính chất của VN trên thế giới. Âu thì cũng giống như chuyện tái ông thất mã mà mọi người đều biết. Trong cái đắng cay đôi khi như vẫn còn vướng vất giả tạo một ý nghĩa ngọt ngào nào đó. Thế thì ở đây không phải là chuyện mặt trái mặt phải của cuộc đời, nhưng chính là ở cái chính danh hay không chính danh trong cuộc sống. Chính danh là gọi đúng, nói đúng sự thật, chân lý khách quan. Không chính danh là mọi cách nói trại đi miễn làm sao có lợi. Chính danh thì ai cũng thích, cũng ngưỡng mộ, còn không chính danh thì người ta thất vọng, ngao ngán thế thôi. Những người vượt biên năm 75 thì bị ruồng bố, bỏ tù. Nhưng nay người ta đã đi được, đã trường thành, đã giàu có hay danh tiếng, thì được trải thảm đỏ để mời về. Ấy cuộc đời cũng chỉ bình thường hay tầm thường có vậy. Thật tội cho con người nói chung và tội cho người VN nói riêng. Nhưng nói đúng hơn, cụ thể hơn, chính xác hơn, thật tội nghiệp cho những người làm chính trị nói chung và những người làm chính trị ở VN trong non một thế kỷ đã qua nói riêng. Ôi chính trị và văn hóa, chính trị và xã hội, chính trị và nhân văn nó là như thế. Từ nhiều ngàn năm trước, Khồng tử bậc hiền triết phương Đông đã nếu lên thuyết chính danh, nhưng qua nhiều nghìn năm mấy ai có hưởng ứng với ông ta. Cho nên chính trị đúng nghĩa là chính danh, trong thực tế có mấy khi là chính danh nhưng chỉ nhằm những mục đích thiển cẩn, nhất thời, riêng tư nào đó. Nói những điều này ngày nay chắc còn nhiều người vẫn phản đối, cho là nói sai sự thật. Đấy cái phi lý của ý thức hệ giả tạo và các tham vọng cá nhân riêng tư có thật của con người cũng là như thế đó. Đấy cái méo mó của các quyền lợi cụ thể và của sự suy nghĩ của con người là như thế đó. Khổng tử mòn chân mõi gối suốt cả cuộc đời để cải thiện xã hội cũng chẳng đi đến đâu, vì là một sự ảo tưởng hiền lành. Các Mác bỏ suốt cả cuộc đời để lý luận vu vơ hầu cải tạo xã hội, song qua hai thế kỷ cũng chẳng đi đến đâu, lại là một sự cải tạo dữ giằn bằng sắt máu, hoàn toàn trái với Khổng tử, thật cũng chỉ là một bi hài kịch cười ra nước mắt giữa con người và con người trong chính một xã hội hỉ, nộ, ái ,ố muôn thuở của con người, khi mà sự tiến bộ về nhận thức cũng như về đức hạnh của con người vẫn chưa thật sự gọi được là hoàn toàn phát triển.
NGÀN KHƠI
Thật vậy, thể hệ người Việt ở nước ngoài đả trưởng thành và kiêu hảnh và nhứt là phải cảnh giác đừng để cộng sản lợi dụng lường gạt như họ đả từng làm
Cần phải nói cho rõ rằng “dân trồng cỏ” toàn là là dân Thanh Nghệ Tỉnh trở ra Bắc, thành phần cách mạng, đi tị nạn bằng máy bay hay tàu thủy chứ không phải là… “thành phần cặn bả của xã hội” đi tị nạn bằng ghe thuyền. Có rất nhiều chỉ dấu cho thấy các Toà Đại sứ có thể có liên hệ mật thiết với đán trồng cỏ này. Gần đây đám trồng cỏ ở Canada cũng đã tràn xuống các bang miền Bắc nước Mĩ. Các cộng đồng Việt các bang này đang bị thử thách nghiêm trọng, bao nhiêu năm xây dựng, cọng đồng tị nạn VN vừa được chút tiếng tăm thì nay bị đám trồng cỏ này bôi bẩn, thiệt là chạy cả vạn dặm đại dương mà vẫn bị họ bám theo quấy nhiểu, gây tai tiếng xấu xa, một biểu hiện đáng lo hơn là khi đã có dấu hiệu đám trồng cỏ đang cố lôi kéo những trẻ hư trong cọng đồng tị nạn VN, những đứa trẻ ham chơi hơn ham học thích đến casino hơn đến trường là đích nhắm của bọn trồng cỏ này. Các phụ huynh cần lưu ý con em mình và nên hợp tác tích cực với chính quyền điạ phương để đẩy bọn trồng cỏ vào tù hoặc rời xa địa phương mình cư trú thì mới bảo vệ con em và cọng đồng chúng ta khỏi bị tai tiếng được Nếu chúng ta cứ giử thái độ “sợ đụng chạm”, sợ phiền… thì có ngày chính con em chúng ta sẽ rơi vào bẩy của bọn chúng, lúc đó dù có gào bể họng cũng vô ích mà thôi
Việt Kiều mà về VN mua bất động sản là một tính toán khôn quá hóa … dại. Chén kiểu đổi mũn dùa. Vàng thật đổi vàng mả. Sớm muộn cũng chỉ còn cái quần xà lõn thôi. Đảm… bảo. Tui đã thấy vài trường hợp về VN “làm ăn” rồi. Đem 100 vây dàng dzìa, 3 năm sau còn 50 cây, 3 năm sau ráng gỡ ghẽ còn cái quần xà lõn dây thun rãnnnnn ! Tui nói ngay và không sợ bị ghét.
Tại sao? Lẽ nào tầng lớp cán bộ Vc giàu có nó để yên cho VK “phản động” khuynh đảo đất đai (nếu có) ! Đó là chưa kễ bọn Tàu tư bản đỏ lần lượt mua đứt VN. Bọn Tàu thôn tính VN, vấn đề đất đai là mấu chốt. Cứ tự đặt dấu hỏi, VK là cái gì? Bất động sản đầu tư sẽ về đâu? Và vào đâu?
“… Thành phần cặn bã của xã hội… ” lời tuyên bố của thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Malaysia năm 1979 vẫn còn đó , không xóa đi bằng ” khúc ruột ngàn dặm ” được đâu !!!