WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tính chính danh của Hiến Pháp

Các thể chế chính trị trên thế giới có thể được hình thành bằng những cách thức khác nhau và mang những tính chất khác nhau. Đó có thể là một chính thể hình thành từ nhu cầu tự thân của một cộng đồng đòi hỏi phải có một tổ chức mang quyền lực chính trị để quản lý xã hội (như sự thành lập các Nhà nước dân chủ quân sự đầu tiên thời cổ đại), từ sự kế thừa các thiết chế chính trị trước đó (như sự hình thành nhà nước quân chủ lập hiến hiện nay ở  Vương quốc Anh), từ một cuộc bầu cử hay cũng có thể là từ một cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, một cuộc cách mạng lật đổ chế độ cũ,  một cuộc đảo chính nội bộ… Thực tế cho thấy, con đường hình thành một chế độ quy định một số  đặc tính của nó, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể thay đổi  được tương lai và bản chất của chế độ đó.

TÍNH CHÍNH DANH

Một chế độ chính trị bước ra từ một cuộc cách mạng lật đổ nếu có đầy đủ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội sẽ trở nên chính đáng. Ngược lại, một chế độ lên nắm quyền bằng một cuộc bầu cử, bằng những hành động của mình, có thể đánh mất đi tính chính đáng đã có này. Người dân là chủ thể có thẩm quyền duy nhất để trao cho hay tước bỏ tính chính danh, chính đáng của một chính quyền.

Dù có xuất phát từ nhu cầu hay tình trạng nào, khi một thực thể chính trị mang vào mình cái vai trò của một Nhà nước thì bản thân nó phải có khả năng tự vận động để thực hiện những chức năng bắt buộc, nhằm có được lý do chính đáng cho sự tồn tại của mình. Nếu thiếu  đi những lý do này, Nhà nước sẽ chỉ tồn tại trong sự bất chính.  Những lý do đó là: sự đồng thuận trao quyền của người dân, sự hoàn thành tốt các chức năng quản lý và phát triển xã hội của Nhà nước đó, và cuối cùng là sự đảm bảo trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Quốc gia và thiết lập sự hiện hữu hài hoà của cộng đồng mà nó quản lý với cả cộng đồng nhân loại. Dù được thành lập theo cách nào, một chính quyền chính danh phải có được những điều kiện trên, hoặc tiến hành càng sớm càng tốt những thay đổi để có được những điều kiện đó.

Các chế độ độc tài  được kiến lập từ sự trao quyền của người dân thông qua một cuộc bầu cử mang tính mị dân (như trường hợp cuộc bầu cử năm 1998 đưa Hugo Chavez của Venezuela lên cầm quyền) thường không có được những nhận thức sâu sắc về sự kiện trao quyền quan trọng này. Thậm chí những kẻ độc tài mới trỗi dậy nhờ một cuộc bầu cử mị dân như thế sẽ cảm thấy đắc ý với những chiêu thức lừa bịp dân chúng ngoạn mục của mình chứ không phải cảm thấy vinh hạnh vì được lên cầm quyền nhờ sự trao quyền nghiêm túc bằng cả ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân như trong chế độ dân chủ tự do thực sự. Vì thế, đối với những kẻ độc tài này, nhân dân và quyền lực xuất phát từ nhân dân chỉ là một trò cười, là một thứ để hắn ta lợi dụng.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn, các chế độ độc tài được hình thành từ những vụ “cướp chính quyền” như kiểu cách mà những người Cộng sản Việt Nam đã làm để lên nắm quyền, càng không nhìn nhận vai trò của sự trao quyền này bởi cái tâm thức rằng: chính quyền là do họ cướp được chứ không  phải do người dân giao phó cho. Có thể đối với những kẻ độc tài  dạng này, sự trao quyền trọng đại trong các chế độ dân chủ chỉ mang lại cho họ một cảm quan hài hước, thậm chí là đáng khinh bỉ. Ở đây, quyền lực chính trị chỉ như một hòn ngọc mà họ đã cướp được sau cuộc hạ sát kẻ sở hữu trước đây của nó.

Nói chung, đối với các chế độ độc tài, người dân chẳng có vài trò gì trong các cuộc tranh đoạt quyền lực dù dưới hình thức một cuộc bầu cử dân chủ mị dân hay bằng phương cách sắt máu. Vì thế khi đã nắm được quyền lực trong tay, những kẻ chuyên quyền  sẽ sử dụng quyền lực và các nguồn lực Quốc gia như thứ tài  sản riêng, bất chấp lợi ích của đại đa số người dân và vận mệnh của cả dân tộc. Chúng ta đang ở Việt Nam và có đủ cơ hội để trải nghiệm điều này.

Ấy thế nhưng, bất cứ thực thể nào trong thế giới tồn tại được và có thể tồn tại lâu dài cũng chỉ vì nó có lý do để đảm bảo cho sự hiện hữu của mình. Thiếu đi tính chính đáng và sự chính danh thì sự tồn tại này chỉ là một chuỗi những nỗ lực bám víu khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi tất cả các chế độc độc đoán đều sợ bị lật đổ. Nỗi sợ hãi này xuất phát từ bản chất bất chính của nó. Ngai vàng đặt trên sự lừa bịp, các vấn nạn xã hội, sự không cân xứng và hài hoà của các thiết chế xã hội, sự nghèo khổ và mất tự do của người dân… trở thành một thứ quyền lực đáng thèm khát nhưng đầy bất hạnh của những kẻ khát quyền lực và của cải bất chính.

Trong tình trạng đầy bất trắc đó, rất khó có thể chối bỏ những giá trị dân chủ tự do, nhưng thay vì phải thực tâm thực hiện những nỗ lực thay đổi để sự cầm quyền của mình có được tính chính đáng, những kẻ chuyên quyền tìm cách tạo nên phiên bản giả mạo của các định chế dân chủ như chế độ bầu cử (nhưng là Đảng cử dân bầu) và Hiến pháp như ở Việt Nam ta. Nhưng cái gì cũng có những nguyên tắc chủ đạo dẫn dắt và thể hiện bản chất của nó. Những trò dối gạt gây hoa mắt không thể biến Gà thành Công.

KHẾ ƯỚC QUYỀN LỰC

Như mọi người đều biết, một bản Hiến pháp chính trị đúng nghĩa theo cách hiểu của chúng ta ngày nay là một khế ước (hợp đồng) trao quyền với hai bên tham gia, một là người cầm quyền, hai là người dân. Bởi bản Hiến pháp hiện đại đầu tiên xuất hiện trong Thời đại Khai sáng, sau nỗ lực giành tự do kiên cường và kiến lập nền Cộng hoà pháp trị cho một dân tộc non trẻ. Nên khi nói đến Hiến pháp hiện đại, chúng ta mặc nhiên nghĩ về những đặc tính dân chủ pháp trị của nó. Vì thế,  có thể nói, một bản Hiến pháp không có những quy định về các nguyên tắc chính trị căn bản nhằm phân chia, cân bằng và kiểm soát quyền lực chính trị; tạo lập cấu trúc cho một chính quyền tôn trọng tự do của người dân và nền pháp trị  thì chỉ có thể được gọi là một văn bản mang tên Hiến pháp (nếu người lập ra nó muốn gọi như thế) chứ không phải là một khế ước trao quyền thực sự.

Chính tính chất của Hiến Pháp như là văn kiện giao phó quyền lực chính trị từ người dân cho Nhà nước- tổ chức quyền lực thay họ điều hành đất nước và đảm bảo an toàn, tự do cho họ-đã làm nảy sinh những tiêu chuẩn bắt buộc trong thủ tục thành hình một bản Hiến pháp hiện đại đúng nghĩa. Vậy thế nào là một khế ước trao quyền?

Đã nói đến khế ước, tức là chúng ta thừa nhận sự có mặt của các bên tham gia trong tư thế tự do, tự nguyện và bình đẳng. Người dân muốn tham gia vào khế ước này trước tiên phải bầu ra những người đại diện cho mình trong một Nghị hội Quốc gia, để rồi những người này với kiến thức về luật pháp cũng như trình độ chuyên môn sẽ thay mặt người dân lập ra một khế ước. Cả hai bên tham gia ký kết khế ước này đều có những quyền và bổn phận riêng biệt theo nguyên tắc quyền của một bên là bổn phận của bên kia và ngược lại. Xem xét quá trình hình thành bản khế ước Hiến pháp này, ta nhận thấy rằng, để đảm bảo cho sự tham gia bình đẳng của phía người dân thì sự đại diện của các nhân vật dân cử vô cùng quan trọng. Sự đại diện càng nghiêm túc, tức là Quốc hội thực sự là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của người dân, thì bản khế ước càng đảm bảo quyền lợi cho phía người dân.  Làm sao để có sự đại diện nghiêm túc trong Quốc hội? Câu trả lời chính là phải có một cuộc bầu cử tự do, minh bạch, công bằng, đa đảng, có sự giám sát của tư pháp, xã hội dân sự và khu vực truyền thông tự do.

Điều kiện thứ hai cần được nói đến là sự cần thiết bắt buộc của một cuộc trưng cầu dân ý để phúc quyết Hiến pháp. Đây là một thủ tục pháp lý đặc biệt và mang tính cưỡng hành để một bản Hiến pháp dân chủ được thông qua và trở thành văn kiện pháp lý cao nhất của Quốc gia. Một khế ước có hai bên tham gia, hai bên phải đặt bút ký kết. Và thủ tục phúc quyết chính là cơ hội để người dân đưa ra quyết định cuối cùng trong việc giao ước, được coi như là chữ ký của phía người dân quyết định đồng ý với giao ước đã được lập ra đó.

Theo cách đó, với kiểu cách “Đảng cử dân bầu” hiện nay tại Việt Nam, Quốc hội không phải là thực thể đại diện cho ý chí người dân mà chỉ là một cơ quan khác của Đảng cầm quyền. Họ không phải là người đại diện hợp pháp cho phía người dân thì họ không có đủ tư cách pháp lý để lập ra Hiến pháp giao ước. Nếu họ tự cho mình cái quyền lập ra giao ước, thì nó cũng không phải là một giao ước đúng nghĩa. Một khế ước mà từ đầu chí cuối chỉ do một bên soạn thảo, phê chuẩn nội bộ rồi ban hành, còn người dân hoàn toàn không biết gì về nội dung của nó cho đến khi nó trở thành “sự đã rồi”, cả cái quyền đặt bút ký kết (bằng phúc quyết) cũng bị tước mất, thì bản giao ước này thực chất đã bị giả mạo chữ ký, hay đúng hơn quá trình này là cả một cuộc tiếm quyền ngoạn mục.

Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam không tổ chức một cuộc bầu cử đa đảng, minh bạch, tự do thực sự để bầu ra cơ quan lập hiến, lập pháp đủ thẩm quyền pháp lý, và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nhằm phúc quyết Hiến pháp đó thì thực chất họ không có được sự giao phó quyền lực từ nhân dân để có đủ tư cách cầm quyền, cũng như lập ra Hiến pháp, luật pháp.

Quả vậy, những đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp của một số trí thức Việt Nam hiện nay vô hình trung mang lại tính chính danh nguy hiểm cho sự cai trị độc đoán của chế độ; cũng như cung cấp cho cái gọi là “Hiến pháp” của họ một thẩm quyền giả tạo, để họ có thể tiếp tục cai trị chuyên quyền và đàn áp đối lập. Tâm huyết và tri thức ấy, oái ăm thay, lại đang giúp cho chế độ độc tài  xoa dịu những nan đề  thuộc về bản chất của chế độ trong bối cảnh sự tồn tại bất chính của nó đang bị đông đảo các tầng lớp dân chúng chú mục theo dõi trong sự bất bình, qua những thất bại trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước hay trong chính sách đối phó với sự xâm phạm chủ quyền quốc gia của Trung Cộng. Thiết nghĩ,  vấn đề chính danh  của Nhà nước và Hiến pháp nên được chú trọng trước khi chúng ta có những hành động xa hơn nhằm đóng góp cho sự thay đổi tích cực của nước nhà.

Sài Gòn ngày 9 tháng 3 năm 2012

(Tác giả gửi đăng)

 

21 Phản hồi cho “Tính chính danh của Hiến Pháp”

  1. BBT: Phản hồi không được đăng vì lý do không đánh dấu tiếng Việt.

  2. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả,

    Thử bàn chơi thật sơ lược về sự hình thành chính thể và chính quyền hiện nay ở một số vùng, số nơi trên hành tinh này xem sao nhé.

    1/
    Trước tiên theo tôi thiển nghĩ, ta có thuộc kỹ và hiểu thấu đáo thế giới sử mới có thể hiểu được thật chính xác tiến trình dân chủ hóa của nhân loại ra sao.
    Tương tự không thuộc Việt sử thì khó mà bàn thảo về các chế độ mà giải đất hình chữ S đã phải trải nghiệm qua và con đường dân chủ hóa VN còn lắm gập ghềnh ra sao ?

    Thú thật tôi không thích tranh luận về lý thuyết suông, kiểu của các con mọt sách, bởi nó rất ư từ chương, xem ra không giúp ích gì mấy cho cuộc tranh đấu hiện nay của chúng ta lắm đâu.
    Muốn vận động được một cuộc cách mạng dân chủ dân sinh ở nước ta, theo tôi hãy xử dụng ngôn từ của người bình dân với những minh chứng cụ thể làm bằng cớ xác đáng nhất, nhằm thuyết phục quảng đại quần chúng đi theo mình.
    Chỉ giới hạn hoạt động trong giới trí thức, bằng sự bàn bạc với nhau bằng những ngôn từ chuyên môn khó hiểu, những khái niệm “cao sang” về chính trị, thì rốt cuộc chỉ là những cuộc thảo luận tháp ngà, hay nói khác đi làm “cách miệng sa lông” thôi.

    Trong khi người CS đã khôn ngoan ba cùng (cùng ăn cùng ngủ cùng làm) với dân để tâm công từ ngày xa xưa lận để cướp chính quyền. Vâng họ đã có được một thế đứng vững chắc trong dân rồi mới mưu toan cướp chính quyền. Nên nhớ họ cũng có tham vọng rất sớm ở đầu thập niên 30 qua cái gọi là Phong trào Sô Viết Nghệ Tĩnh, nhưng thất bại đau thương, chả khác gì Việt Quốc với Khởi nghĩa Yên Bái vậy. Cũng như họ học được từ kinh nghiệm từ đối phương làm cách mạng của các nhà trí thức tiểu tư sản đứng trên cao với tay xuống người dân (điển hình nhất là nhóm Tự lực Văn đoàn của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo … mà ta có thể đọc được trong các tiểu thuyết (Đôi Bạn?) của Nhất Linh qua hai nhân vật trung tâm là Dũng với Loan)

    Tôi nói có sách mách có chứng thêm nữa là, trong hai thập niên 80 và 90 chúng tôi bên ngoài này, nhất là ở Tây Âu, mà cụ thể hơn ở Pháp và Đức, đã cố hình thành một tập hợp tạm gọi là Dân Chủ Đa Nguyên nhằm nghiên cứu, kết hợp, phổ biến … một giải pháp dân chủ hóa Việt Nam khả dĩ thi hành được, lại tránh được những đổ máu vô ích, làm đổ vỡ thêm tình tự dân tộc. Trong đó đã nhấn mạnh đến vai trò của chính sách Hòa giải Hòa hợp Dân tộc, mà gây ra không biết cơ man nào là sự tranh cãi, căng thẳng …, thậm chí bất đồng rồi bất hòa dẫn đến nguy cơ tan vỡ !
    Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi phải cay đắng mà rằng, chúng tôi đã vô tình trở thành những chính khách salon thứ thiệt. Sự dấn thân của chúng tôi chỉ nằm loanh quanh ở lãnh vực lý thuyết và hành động thì cũng chỉ ở hải ngoại là chính yếu. Thực ra cũng không dễ gì xâm nhập vào Việt Nam để hoạt động, chưa kể nhờ tiến bộ trong ngành Tin học, nên chuyện xâm nhập xem ra cũng chưa hẳn là cần thiết. Thế nhưng cứ ở mãi ngoài này thành … nhàm, lý thuyết suông, lại thêm “đơm đó ngọn tre”do thường “bắc nồi chõ nghe hơi” hơn là thâm nhập thực tế.
    Cá nhân tôi đã nhận thức rõ điều đó, nên gần cuối thập niên 90 đã tìm mọi cách về VN thăm dò, rất tiếc hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải hủy bỏ vào giờ chót mọi kế hoạch đã lên khuôn và chỉ chờ giờ khởi hành. Tuy nhiên tôi đã cố thu xếp trong hai năm 2003 và 2004 về VN, cũng như đi thăm các lân bang VN (Singapore, Thái, Mã Lai) để quan sát tận mắt. Đó đúng là những cuộc thực địa (fieldtrips) rất qúi báu cho tôi.

    Tôi muốn khuyên tác giả nên cố làm sao thu xếp đi khỏi VN bằng một vài chuyến du lịch, mở rộng tầm nhìn qua sự tích lũy kinh nghiệm sống thực hơn là qua sách vở với suy luận lý thuyết. Hay chí ít ra cũng nên tìm cách quảng giao rộng rãi trong nước, như giữ sự liên lạc trao đổi với các dissidents, các nhà hoạt động trong và ngoài nước thuộc nhiều lãnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội ….
    Không thể bó gọn mình mãi mãi trong môi trường gia đình, địa phương, và bao quanh mình bằng sách vở báo đài …

    2/
    Phải nói ngay là, cuộc Cách Mạng Tư Sản 1789 ở Pháp là khúc quanh lịch sử vĩ đại cho các thể chế chính trị của nhân loại nói riêng và thế giới nói chung. Nó là tiền đề cho sự cáo chung của các chế độ quân chủ chuyên chế ở Âu châu nói riêng và cả thế giới nói chung, để từ đó thành lập các thể chế dân chủ hơn, trong đó giới trí thức trung lưu ngày một giữ vai trò trọng yếu trên sân khấu chính trị, còn giới quyền qúi vua chúa đồng thời với giới tu sĩ Kitô giáo trong các giáo hội lui dần ra phía sau, đảm nhận vai trò phụ thôi.

    Wikipedia:
    Cách mạng Pháp là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp, diễn ra từ năm 1789 đến 1799, khi lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả Giáo hội Công giáo Rôma tại Pháp cũng đã phải trải qua nhiều thay đổi. Tuy thể chế của Pháp đã trải qua các giai đoạn cộng hòa, đế quốc, và quân chủ trong 75 năm sau khi Đệ nhất Cộng hòa bị Napoléon Bonaparte đảo chính, cuộc cách mạng này đã kết thúc chế độ phong kiến trong xã hội Pháp. Nó được xem là quan trọng hơn các cuộc cách mạng khác tại Pháp sau này. Nó cũng làm giảm xu hướng chuyên chế và đề cao sức mạnh của nhân dân, biến họ từ thần dân thành công dân. Sức ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp rất lớn lao, nhất là đối với các quốc gia theo chế độ phong kiến thời bấy giờ.

    Tuy nhiên cuộc cách mạng đó đã bị phản bội bởi chính những người làm cách mạng. Cụ thể nhất là viên tổng tài Robespierre. Sự nhiệt thành đến quá khích của Robespierre và đồng bạn đã dẫn đến cái chết của ông trên đoạn đầu đài, cũng như sự chán ghét (những tàn bạo phi lý của) phong trào “cách mạng dân chủ” trong dân.

    Wikipedia:
    Maximilien François Marie Isidore de Robespierre (6 May 1758 – 28 July 1794) was a French lawyer, politician, and one of the best-known and most influential figures of the French Revolution. As a member of the Estates-General, of the Constituent Assembly and of the Jacobin Club, he defended the abolition of slavery and of the death penalty, he supported equality of rights, universal suffrage and the establishment of a republic. He opposed war with Austria and the possibility of a coup by La Fayette. As a member of the Committee of Public Safety, he was instrumental in the period of the Revolution commonly known as the Reign of Terror, which ended a few months after his arrest and execution in July 1794.

    Robespierre was influenced by 18th-century Enlightenment philosophes such as Jean-Jacques Rousseau and Montesquieu, and he was a capable articulator of the beliefs of the left-wing bourgeoisie. He was described as being physically unimposing yet immaculate in attire and personal manners. His supporters called him “The Incorruptible”, while his adversaries called him dictateur sanguinaire (bloodthirsty dictator).

    Reign of Terror
    After the fall of the monarchy, France faced troubles as the war and the civil war continued. A stable government was needed to quell the chaos. On 11 March 1793, a Revolutionary Tribunal was established by Jacobins in the Convention. On 6 April, the nine-member Committee of Public Safety replaced the larger Committee of General Defense. On 27 July 1793, Robespierre was elected to the Committee, although he had not sought the position. The Committee of General Security began to manage the country’s internal police. Terror was formally instituted as a legal policy by the Convention on 5 September 1793, in a proclamation which read, “It is time that equality bore its scythe above all heads. It is time to horrify all the conspirators. So legislators, place Terror on the order of the day! Let us be in revolution, because everywhere counter-revolution is being woven by our enemies. The blade of the law should hover over all the guilty.”

    Though nominally all members of the committee were equal, Robespierre was presented during the Thermidorian Reaction by the surviving protagonists of the Terror, especially Bertrand Barère, as prominent. They may have exaggerated his role to downplay their own contribution and used him as a scapegoat after his death.

    Wikipedia Việt ngữ:
    Sau khi phái Jacobin của ông lên nắm quyền, ông và các bạn chiến đấu quan tâm nghiên cứu và thực hiện những vấn đề về chế độ lập hiến và dân chủ. Sau cùng ông và các đồng chí đã đề ra và được thông qua bản hiến pháp được xem là tiến bộ nhất và được nhân dân ủng hộ và thực hiện tuy nhiên lại gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của những người phản cách mạng. Ông khẳng định:
    “Chỉ có 2 giai cấp người: những người bạn của tự do và bình đẳng, những người bảo vệ cho những ai bị áp bức nghĩa là bạn của người nghèo chống lại bọn giàu sang bất lương và giai cấp quý tộc tàn bạo.”

    Tuy nhiên, ông đã mắc những sai lầm như xử chém hàng loạt nhiều người bị kết tội là chống lại nhân dân, trong đó có nhiều người bị kết tội oan và trong đó có cả nhà bác học nổi tiếng Antoine Laurent Lavoisier, nên ông mất dân sự ủng hộ của nhân dân. Những người phản cách mạng tư sản căm thù ông và muốn ngăn chặn ông đưa cách mạng tiếp tục nên đã âm mưu sát hại ông. Và 2 giờ sáng ngày 28/7/1794, Robespierre bị bắt và ông bị xử chém ngay sáng hôm đó cùng với 21 bạn chiến đấu của mình mà không hề qua xét xử. Nhân dân Pháp tôn ông là “bạn của người nghèo”, “lãnh tụ không thể mua chuộc”

    Tóm lại, chính những hành động phản dân chủ của đám quá khích cách mạng 1789 đã gây ra những tác dụng ngược, thay vì phong trào dân chủ thẳng tiến lại bị đẩy lui và đánh bại bởi khuynh hướng bảo hoàng ngay trong lòng cách mạng dân chủ, giúp cho Napoleon nã súng đại bác đàn áp các cuộc biểu tình đòi cách mạng dân chủ ở thủ đô Paris, để rồi sau đó chính Napoléon đã thiết lập nền quân chủ chuyên chế trở lại như trước.

    (Chuyện này không có gì là đáng ngạc nhiên cả, bởi cái quán tính cũ nên dù người ta chủ trương phế bỏ vua nhưng trong tận cùng sâu thẳm vẫn hoài vọng cái gọi là “trật tự cũ”, khi họ chưa thoả mãn, thậm chí có bất mãn nhất thời với cái mới. Nói đâu xa trong cộng đồng người Việt chống Cộng chống độc tài, dù rất ư là mạnh miệng cổ võ dân chủ, nhưng vẫn có khi lại có người ngu xuẩn mở miệng ca ngợi cách hành xử côn đồ của độc tài. Nguyên nhân họ chưa hiểu thấu đáo về cái lợi thực sự của dân chủ và cái hại sâu xa của độc tài. Họ chỉ thấy cái lợi trước mắt là sự ổn định xã hội giả tạo, qua việc mạnh tay trấn áp của bạo quyền mà thôi.)

    Wikipedia
    Napoleon Bonaparte (French: Napoléon Bonaparte [napoleɔ̃ bɔnɑpaʁt]) (15 August 1769 – 5 May 1821) was a French military and political leader during the latter stages of the French Revolution.
    As Napoleon I, he was Emperor of the French from 1804 to 1815. His legal reform, the Napoleonic Code, has been a major influence on many civil law jurisdictions worldwide, but he is best remembered for his role in the wars led against France by a series of coalitions, the so-called Napoleonic Wars. He established hegemony over most of continental Europe and sought to spread the ideals of the French Revolution, while consolidating an imperial monarchy which restored aspects of the deposed ancien régime. Due to his success in these wars, often against numerically superior enemies, he is generally regarded as one of the greatest military commanders of all time.

    Những lý giả bên trên cho thấy rõ rằng, những gì gọi là chính thống, chính danh bla bla bla chỉ có giá trị rất tạm thời (very temporary). Một cuộc cách mạng lật đổ một chế độ để (cướp) lấy chính quyền, hay một cuộc chuyển quyền qua bầu cử đều chỉ có giá trị vào lúc lấy được chính quyền. Còn sau đó có còn chính đáng hay không tùy thuộc hoàn toàn vào ý chí của kẻ cầm quyền.

    Nói thế để thấy, sự cướp lấy chính quyền của phong trào Việt Minh (có sự hổ trợ của khối CS, lẫn cả tình báo Mỹ) vào thời điểm 1945 từ tay chính phủ Trần Trọng Kim (do Nhật dựng nên) là chính đáng. Tương tự sự chuyển quyền êm thắm qua trưng cầu dân ý, từ tay quốc trưởng Bảo Đại (thân Pháp, do Pháp dựng nên) nên sang thủ tướng Ngô Đình Diệm (thân Mỹ và do Mỹ tạo dựng) vào năm 1955 là chính đáng.

    Tuy nhiên khi Việt Minh và Ngô Đình Diệm đem độc tài vào cai trị dân thì tính chính đáng bị mất đi tức thì. Lập tức có phản kháng ngay trong lòng chế độ như ta đã thấy, và bị trấn áp thô bạo.

    (Mở ngoặc đơn những người mang danh là tị nạn CS một khi họ cố gắng vượt biên thoát khỏi ngục tù CS. Giá trị tị nạn chính trị / political refugee đó chỉ kéo dài một khi họ vẫn tiếp tục hành xử như một người chống Cộng “thứ thiệt”. Nếu họ quay trở lại VN không ngoài mục đích chống Cộng thì OK, nhưng nếu để du lịch, thăm thân nhân … thì họ chỉ mang danh là kẻ tị nạn kinh tế /economic refugee)

    Trường hợp của tổng thống dân cử Hugo Chavez của Venezuela cũng tương tự. Khi ông ta thắng cử lên cầm quyền rất đúng luật chơi dân chủ ở xứ ông. Nhưng khi ông ta mị dân qua cách chơi trò tổ chức bầu cử xin ý kiến dân thay đổi hiến pháp, nhằm mục đích cho mình được trở thành tổng thống trọn đời là việc làm phản dân chủ, cho dù dân có thật sự bỏ phiếu thuận 101 %.
    Một chính trị gia chân chính không thể mị dân hay lợi dụng sự tin tưởng của dân, mà làm trò khỉ bằng sự tạo ra một tiền lệ cho phép lãnh tụ bắt vít ngồi mãi trên quyền lực được. Tính chính đáng đó rất đáng phỉ nhổ và chà đạp dước đất !

    • kbc 3505 says:

      Trích:
      ” (Mở ngoặc đơn những người mang danh là tị nạn CS một khi họ cố gắng vượt biên thoát khỏi ngục tù CS. Giá trị tị nạn chính trị / political refugee đó chỉ kéo dài một khi họ vẫn tiếp tục hành xử như một người chống Cộng “thứ thiệt”. Nếu họ quay trở lại VN không ngoài mục đích chống Cộng thì OK, nhưng nếu để du lịch, thăm thân nhân … thì họ chỉ mang danh là kẻ tị nạn kinh tế /economic refugee)”

      Rất đồng ý và cám ơn với nhận định trên của ông Lại Mạnh Cường.

      Chúng ta chống cộng bằng lời rất hăng nhưng khi hành động thì hoàn toàn ngược lại. Đây là điều đáng buồn. Giá trị tỵ nạn chính trị cộng sản chính danh của chúng ta sẽ mất đi. Chúng ta đấu tranh giải thể chế độ CS mà vô hình chung chúng ta cứ gián tiếp tiếp tay nuôi chúng. Mong mọi người ý thức không gửi tiền và không về VN du lịch giúp chúng (CS) có tiền và chúng dùng đồng tiền của chúng ta chống lại chúng ta và ngưòi dân trong nước.

      kbc3505

  3. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa tác giả,

    Thử bàn chơi thật sơ lược về sự hình thành chính thể và chính quyền hiện nay ở một số vùng, số nơi trên hành tinh này xem sao nhé.

    1/
    Trước tiên theo tôi thiển nghĩ, ta có thuộc kỹ và hiểu thấu đáo thế giới sử mới có thể hiểu được thật chính xác tiến trình dân chủ hóa của nhân loại ra sao.
    Tương tự không thuộc Việt sử thì khó mà bàn thảo về các chế độ mà giải đất hình chữ S đã phải trải nghiệm qua và con đường dân chủ hóa VN còn lắm gập ghềnh ra sao ?

    Thú thật tôi không thích tranh luận về lý thuyết suông, kiểu của các con mọt sách, bởi nó rất ư từ chương, xem ra không giúp ích gì mấy cho cuộc tranh đấu hiện nay của chúng ta lắm đâu.
    Muốn vận động được một cuộc cách mạng dân chủ dân sinh ở nước ta, theo tôi hãy xử dụng ngôn từ của người bình dân với những minh chứng cụ thể làm bằng cớ xác đáng nhất, nhằm thuyết phục quảng đại quần chúng đi theo mình.
    Chỉ giới hạn hoạt động trong giới trí thức, bằng sự bàn bạc với nhau bằng những ngôn từ chuyên môn khó hiểu, những khái niệm “cao sang” về chính trị, thì rốt cuộc chỉ là những cuộc thảo luận tháp ngà, hay nói khác đi làm “cách miệng sa lông” thôi.
    Trong khi người CS đã khôn ngoan ba cùng (cùng ăn cùng ngủ cùng làm) với dân để tâm công từ ngày xa xưa lận để cướp chính quyền. Vâng họ đã có được một thế đứng vững chắc trong dân rồi mới mưu toan cướp chính quyền. Nên nhớ họ cũng có tham vọng rất sớm ở đầu thập niên 30 qua cái gọi là Phong trào Sô Viết Nghệ Tĩnh, nhưng thất bại đau thương chả khác gì Việt Quốc với Khởi nghĩa Yên Bái vậy. Cũng như họ học được từ kinh nghiệm đối phương làm cách mạng của các nhà trí thức tiểu tư sản đứng trên cao với tay xuống người dân (điển hình nhất là nhóm Tự lực Văn đoàn của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo … mà ta có thể đọc được trong các tiểu thuyết (Đôi Bạn?) của Nhất Linh qua hai nhân vật trung tâm là Dũng với Loan)

    Tôi nói có sách mách có chứng thêm nữa là, trong hai thập niên 80 và 90 chúng tôi bên ngoài này, nhất là ở Tây Âu, mà cụ thể hơn ở Pháp và Đức, đã cố hình thành một tập hợp tạm gọi là Dân Chủ Đa Nguyên nhằm nghiên cứu, kết hợp, phổ biến … một giải pháp dân chủ hóa Việt Nam khả dĩ thi hành được, lại tránh được những đổ máu vô ích, làm đổ vỡ thêm tình tự dân tộc. Trong đó đã nhấn mạnh đến vai trò của chính sách Hòa giải Hòa hợp Dân tộc, mà gây ra không biết cơ man nào là sự tranh cãi, căng thẳng … thậm chí bất đồng rồi bất hòa dẫn đến nguy cơ tan vỡ !
    Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi phải cay đắng mà rằng, chúng tôi đã vô tình trở thành những chính khách salon thứ thiệt. Sự dấn thân của chúng tôi chỉ nằm loanh quanh ở lãnh vực lý thuyết và hành động thì cũng chỉ ở hải ngoại là chính yếu. Thực ra cũng không dễ gì xâm nhập vào Việt Nam để hoạt động, chưa kể nhờ tiến bộ trong ngành Tin học, nên chuyện xâm nhập xem ra cũng chưa hẳn là cần thiết. Thế nhưng cứ ở mãi ngoài này thành … nhàm, lý thuyết suông, lại thêm “đơm đó ngọn tre”do thường “bắc nồi chõ nghe hơi” hơn là thâm nhập thực tế.
    Cá nhân tôi đã nhận thức rõ điều đó nên gần cuối thập niên 90 đã tìm mọi cách về VN thăm dò, rất tiếc hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải hủy bỏ vào giờ chót mọi kế hoạch đã lên khuôn và chỉ chờ giờ khởi hành. Tuy nhiên tôi đã cố thu xếp trong hai năm 2003 và 2004 về VN cũng như đi thăm các lân bang VN (Singapore, Thái, Mã Lai) để quan sát tận mắt. Đó đúng là một cuộc thực địa (fieldtrips) rất qúi báu cho tôi.

    Tôi muốn khuyên tác giả nên cố làm sao thu xếp đi khỏi VN bằng một vài chuyến du lịch, mở rộng tầm nhìn qua sự tích lũy kinh nghiệm sống thực hơn là qua sách vở với suy luận lý thuyết. Hay chí ít ra cũng nên tìm cách quảng giao rộng rãi trong nước, như giữ sự liên lạc trao đổi với các dissidents, các nhà hoạt động trong và ngoài nước thuộc nhiều lãnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội ….
    Không thể bó gọn mình mãi mãi trong môi trường gia đình, địa phương, và bao quanh mình bằng sách vở báo đài …

    2/
    Phải nói ngay là, cuộc Cách Mạng Tư Sản 1789 ở Pháp là khúc quanh lịch sử vĩ đại cho các thể chế chính trị của nhân loại nói riêng và thế giới nói chung. Nó là tiền đề cho sự cáo chung của các chế độ quân chủ chuyên chế ở Âu châu nói riêng và cả thế giới nói chung, để từ đó thành lập các thể chế dân chủ hơn, trong đó giới trí thức trung lưu ngày một giữ vai trò trọng yếu trên sân khấu chính trị, còn giới quyền qúi vua chúa đồng thời với giới tu sĩ Kitô giáo trong các giáo hội lui dần ra phía sau, đảm nhận vai trò phụ thôi.

    Wikipedia:
    Cách mạng Pháp là một sự kiện quan trọng trong lịch sử Pháp, diễn ra từ năm 1789 đến 1799, khi lực lượng dân chủ và cộng hòa đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và cả Giáo hội Công giáo Rôma tại Pháp cũng đã phải trải qua nhiều thay đổi. Tuy thể chế của Pháp đã trải qua các giai đoạn cộng hòa, đế quốc, và quân chủ trong 75 năm sau khi Đệ nhất Cộng hòa bị Napoléon Bonaparte đảo chính, cuộc cách mạng này đã kết thúc chế độ phong kiến trong xã hội Pháp. Nó được xem là quan trọng hơn các cuộc cách mạng khác tại Pháp sau này. Nó cũng làm giảm xu hướng chuyên chế và đề cao sức mạnh của nhân dân, biến họ từ thần dân thành công dân. Sức ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp rất lớn lao, nhất là đối với các quốc gia theo chế độ phong kiến thời bấy giờ.

    (còn tiếp)

  4. kbc 3505 says:

    Bài viết hay! Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ có thể áp dụng được ở những nước độc tài thiếu dân chủ chứ không áp dụng được ở những nước theo chế độ cộng sản như ở VN.

    Nếu chúng ta chỉ ngồi cầu mong CSVN sẽ thay đổi hiến pháp cho hợp lòng dân thì sẽ là điều không tưởng, chỉ khi cộng sản không còn là cộng sản nữa.

    Con đường duy nhất để có dân chủ và tự do là người dân phải đứng lên đấu tranh. Chỉ khi sức mạnh của toàn dân áp đảo được sức mạnh của đảng CS thì họ mới trả lại quyền làm chủ thật sự cho người dân.

    kbc3505

  5. Thuan Vu says:

    Cám on HTV. Đoạn cuối của bài viết rất đáng được suy ngẫm trong giới trí thức có lòng với đất nước.
    Nếu không rõ ràng và kiên định con đường, người trí thức có thể bị lạc lỏng và vô hình chung tiếp sức cho một chế độ không xứng đáng cho dân tôc.

  6. Xuân Hùng says:

    Tôi xin có một chút bình luận đối với những phát biểu của anh Tarzan (Đại Ngàn – Non Ngàn?) như sau:
    “Thế cho nên những người hoặc vì quyền lợi tiêu cực riêng của phe nhóm, hay vì một ý thức hệ nào đó được đặt thành một lý tưởng cao nhất thì không bao giờ chuộng đa đảng. Bởi đa đảng thì có sự chia sẻ hoặc có sự không thống nhất trong quan niệm, thế thì làm sao bảo vệ được quyền lợi riêng hoặc bảo đảm được sự duy nhất trong lý tưởng phấn đấu của mình.”
    Nếu như quyền lợi riêng của phe nhóm mà nó không mâu thuẫn với quyền lợi chung hay với các phe nhóm khác thì đâu có sao. Nếu ý thức hệ nào đó được đặt thành một lý tưởng cao nhất bởi vì tính đúng đắn của nó và được đa số công nhận thì càng tốt chứ sao.
    Tại sao mà “quyền lợi riêng là phản lại tính chính đáng của chính trị hay hiến pháp”. Bởi vì chính trị hay hiến pháp cũng phải bảo về quyền lợi của mỗi cá nhân mà nó lại không làm tổn hại đến những giá trị chung.
    “còn lý tưởng riêng thì phản lại tính khoa học và tinh thần dân chủ. Vì khoa học là sự khách quan và tính đúng đắn, không thể chủ quan, còn lý tưởng hay ý thức hệ cũng chưa chắc mình cho là đúng mà mọi người khác cũng thấy đúng, hoặc mình cho là đúng như sự thật khách quan nó hoàn toàn sai thì lấy đâu mà tự khinh suất được.”
    Ai dám khẳng định khoa học là khách quan? Einstein đã khẳng định rằng: Chính ý thức con người quyết định cái gì người ta quan sát được. Còn Cơ học lượng tử lại khẳng định rằng: ý thức không những quyết định được cái gì mà người ta quan sát được mà nó còn tác động một phần lên bản chất của vật được quan sát. Nên nếu nói khoa học là khách quan hay chủ quan đều không đúng, bởi vì không thể tách rời ý thức con người ra khỏi khoa học được.
    Nên cái câu “lý tưởng riêng thì phản lại tính khoa học và tinh thần dân chủ” là không đúng, vấn đề là nó phải được kiểm tra thử sai trong thực tiễn như thuyết tương đối của Einstein chẳng hạn.
    “Chính bởi đó mà ý nghĩa chính yếu nhất của mọi hiến pháp chân chính, mọi chính trị chân chính phải là quyền lợi chung và ý nghĩa chân chính. Mà điều đó thì không bao giờ ngoài ý nghĩa khách quan, đúng đắn của tinh thần tự do, dân chủ một cách trung thực và đích thật nhất.”
    Tôi thấy mặc dù anh Tarzan dựa trên tinh thần dân chủ tự do, đa nguyên đa đảng, nhưng cái nhận thức và lý luận cụ thể của anh không khác gì tư tưởng Cộng Sản cả.
    Bởi vì anh đã cho rằng:
    “quyền lợi riêng là phản lại tính chính đáng của chính trị hay hiến pháp” khác gì bảo Tư bản là kẻ thù của Cộng Sản.
    “lý tưởng riêng thì phản lại tính khoa học và tinh thần dân chủ” khác gì thủ tiêu tự do cá nhân mà đề cao chủ nghĩa tập thể.
    “khoa học là sự khách quan và tính đúng đắn, không thể chủ quan.” Bọn CS lúc nào chúng cũng khẳng định học thuyết của chúng là đúng đắn, khách quan, để rồi hành động một cách rập khuôn máy móc bất chấp thực tiễn, cuối cùng lại trở thành chủ quan.
    “mọi chính trị chân chính phải là quyền lợi chung và ý nghĩa chân chính.” Thế thì có khác gì CNCS cào bằng, tiến lên đại đồng đâu?!

    • TRÙNG KHƠI says:

      CÁM ƠN

      Cám ơn anh Xuân Hùng đã phản pháo. Chỉ tiếc pháo của anh lại không rơi đúng mục tiêu. Có lẽ anh đọc hơi vội bài viết của tôi. Thế này nhé, ý tôi muốn nói trong lịch sử tư tưởng chính trị của loài người, chỉ có học thuyết Mác là chủ trương độc đảng. Đó là vì Các Mác đã mê muội tin nhảm vào quy luật biện chứng mang tính chất tư biện thuần túy lý thuyết của Hegel nên trịch thượng tự cho lý thuyết hay quan điểm xã hội triết học của mình là duy nhất đúng. Đã duy nhất đúng, là chân lý tối cao nên phải quyết chí thực hiện đó. Đó là lý do độc đảng của các nước cộng sản. Nhưng học thuyết của Mác đâu phải chân lý khách quan, bởi vì nguyên lý hay quy luật khoa học xã hội đưa ra không thể nào tuyệt đối chính xác hay duy nhất đúng như kiểu khoa học tự nhiên. Mà ngay cả khoa học tự nhiên cũng chỉ tiếp cận chân lý nhưng không thể nào đồng nhất được với chân lý, cho dầu công thức vũ trụ luận E = mc2 của Albert Einstein chẳng hạn. Bởi thế tôi đã viết không biết bao nhiêu là bài để cho thấy cái nông cạn, hời hợt của Mác, nhưng bởi anh chưa đọc hết thế thôi. Người ta tin Mác là vì tuyên truyền, kiểu truyền khẩu bình dân, có mấy ai đã đọc Mác thật toàn diện và có năng lực phê phán Mác thật sâu sắc đâu. Thế nhưng ngay khi người ta không còn tin Mác nữa, nhưng nguyên tắc xã hội, một khi học thuyết Mác đã được xây nền theo kiểu niềm tin một chiều, nó lại trở thành quán tính xã hội, và đó là lý do tại sao rất khó tẩy xóa nó đi một cách dễ dàng được. Chính cái quán tính đó mà người ta tha hồ nại ra vô số lý do để giải thích mặc nhiên hay minh thị rằng độc đảng là tốt như tôi có bàn qua cho vỡ lẽ. Đấy cái chủ quan của con người không thể thay thế cái khách quan của lịch sử, của khoa học hay của xã hội là như thế. Bởi không tin được vào cái chủ quan của con người nên không thể độc đảng, bởi độc đảng tất yếu trước sau cũng sẽ bị cái chủ quan của cá nhân hay phe nhóm nào đó khống chế và lạm dụng ngay. Đó chính là lý do sự tự do dân chủ thật sự thì không bao giờ là độc đảng được, bởi nó sai từ trong nguyên tắc, tức nó nghịch lý và mâu thuẫn từ lý luận, lý thuyết cho đến cả thực tiển xã hội cũng như tâm lý và sự nhận thức tự nhiên của con người. Tôi rất mong và chờ đợi anh thử phản pháo lại một lần nữa coi thử lần này có đi chệch được mục tiêu không.

      Cám ơn “đồng chí” Xuân Hùng
      Mình không “phe đảng” lại cùng “chơi” nhau
      “Chơi” nhau để khoái trước sau
      Để cho những đấng “mày râu” nhìn vào !

      NGÀN KHƠI
      (22/3/12)

      • Xuân Hùng says:

        Khách quan và chủ quan
        Những đoạn mà tôi không bình luận thì có thể là tôi đồng ý hoặc không có ý kiến gì. Còn cái tôi bình luận là bình luận ngay vào những đoạn mà tôi đã trích dẫn đấy. Nếu anh thấy tôi hiểu sai hay nói sai thì anh phải giải thích những đoạn văn của anh viết mà tôi đã bình luận xem là tại sao anh lại viết như vậy?
        Chẳng hạn câu: “khoa học là sự khách quan và tính đúng đắn, không thể chủ quan.” Thì anh căn cứ vào cái gì mà dám khẳng định điều đó?!
        Trong khi tôi lại lý luận rằng: Ai dám khẳng định khoa học là khách quan? Einstein đã khẳng định rằng: Chính ý thức con người quyết định cái gì người ta quan sát được. Còn Cơ học lượng tử lại khẳng định rằng: ý thức không những quyết định được cái gì mà người ta quan sát được mà nó còn tác động một phần lên bản chất của vật được quan sát. Nên nếu nói khoa học là khách quan hay chủ quan đều không đúng, bởi vì không thể tách rời ý thức con người ra khỏi khoa học được.
        Vậy thì anh hãy giải thích hay trả lời dùm tôi câu này cái? Tương tự các đoạn trích dẫn khác cũng như thế.
        Thân ái!
        HUNGDX.

      • ĐẠI NGÀN says:

        TRẢ LỜI

        Cám ơn anh XH ham học hỏi nên trả lời thế này :
        1/ Khoa học là mọi công trình trí tuệ chung của lịch sử nhân loại, nó không thuộc cá nhân hay thế hệ nào cả, bởi thế luôn luôn khách quan, vì người sau sẽ bổ sung người trước, càng ngày càng tiếp cận thêm với chân lý. Trong khi đó mọi học thuyết đều có thể toàn bộ chủ quan, hay phần nào đó chủ quan, vì nó gắn với tư duy, trí tuệ riêng của một người, nhất là các học thuyết xã hội, nhân văn, nó gắn liền theo từng thời đại và theo nhận thức riêng của từng cá nhân. Trường hợp lý thuyết Mác cũng thế.
        2/ Einstein đưa ra thuyết tương đối, và sau này Heisenberg đưa ra lý thuyết bất định, đều nói lên tính tương đối của sự vật. Tính tương đối của sự vật là lẽ đương nhiên. Nhưng tính lô-gích của tư tưởng con người là điều phải được khẳng định. Theo tôi học thuyết của Mác sai không phải do mọi sự vật là tương đối, mà chính là trong toàn bộ hệ thống lý luận của Mác đầy rẫy những luận điềm ngược nhau, mâu thuẫn, mang đầy tính cường điệu, ngụy biện, nhưng nếu những người có nhận thức kém thì không thể nào nhận ra, nhất là các trí thức kiểu cò mồi, kém ý thức, kém trách nhiệm, cầu an, ích kỷ, thì không thể nào phê phán nỗi hay chịu hoặc biết cách phê phán cả.

        Nếu còn thét mét bao nhiêu
        Anh thì cứ hỏi tôi liều đáp thêm
        Tôi đây sử dụng phần mềm
        Trời ban trong óc cóc kinh điển gì !

        VHT

      • Xuân Hùng says:

        Einstein đưa ra thuyết tương đối, và sau này Heisenberg đưa ra lý thuyết bất định là nói lên tính tương đối của thế giới tự nhiên, nói lên giới hạn nhận thức của con người. Một khi giới tự nhiên đã là tương đối và nhận thức của con người là giới hạn thì không có cái gì là khách quan cả. Tại sao? Bởi vì khi đó con người có thể quan sát thế giới theo cách riêng của mình, theo nhận định riêng của mình, thậm chí có thể can thiệp vào thế giới tự nhiên thay đổi bản chất của nó theo ý mình, thì thử hỏi có gì là khách quan ở đây. Bởi vì khi đó chúng ta không thể tách rời ý thức con người ra khỏi khoa học được, mà khách quan có nghĩa là nó tồn tại bên bên ngoài, độc lập và không phụ thuộc vào ý thức. Còn khi ý thức của con người không tồn tại hay chưa sinh ra thì không có gì gọi là khách quan hay chủ quan cả, bởi vì tất cả đều do con người nặn ra mà thôi.
        Khi đó biên giới giữa chủ quan và khách quan bị xóa nhòa, không thể tách rời nhau được, trong khách quan có một phần chủ quan, trong chủ quan có một phần khách quan, nó như thể con cá âm dương hay như thể lưỡng tính sóng hạt vậy, trong sóng vẫn có hạt và trong hạt vẫn có sóng.
        Vấn đề của chúng ta bây giờ là vấn đề triết học, đó là vấn đề giữa chủ quan và khách quan cũng như là mối liên hệ tác động qua lại giữa chúng. Nên chúng ta buộc phải xác định lại bản chất triết học của hai từ này, từ cái “tiền đề triết học” này chúng ta mới có thể suy luận phân tích một cách đúng đắn được. Chứ không chỉ toàn là phân tích suy luận tào lao thôi.

        Tranh luận giữa chúng ta với nhau là để nhận thức bản chất của vấn đề, chứ không có ý gì khác!
        HungĐX.

      • NGÀN KHƠI says:

        TRẢ LỜI LẦN NỮA CHO A. XUÂN HÙNG

        Lý luận suông là lý luận không đưa lại một kết luận cụ thể, chắc chắn và hữu ích nào cả. Lý luận đạt được mục đích đó không phải là lý luận suông. Thông thường nhiều người hay nhầm lẫn giữa lý luận suông và lý luận hữu ích. đó là lý do để một số người ác cảm hay dị ứng với lý luận cho rằng tất cả mọi lý thuyết đều là lý luận suông hay ngược lại. Lại có người thiển cận, căn cứ vào điều gì người khác đã nói để tán hươu tán vượn lòng vòng, vết mòn không có gì mới, đây là nhược điểm phần lớn của những người được gọi là mác xít. Nên tạm kết luận ở đây là : khách quan không hề xóa bỏ được chủ quan một cách tuyệt đối cũng như chủ quan không thể phủ nhận khách quan một cách tuyệt đối. Cái hữu ích chính là đạt được những ý nghĩa hay giá trị hữu ích nào đó mà mỗi người hay cả loài người có thể chấp nhận và áp dụng được vì nó thật sự hiệu quả và có ích.
        Chỉ có thế thôi

        Gió đưa cây cãi về trời
        Con người ở lại chịu lời thị phi !

        NON NGÀN

  7. LẠI MẠNH CƯỜNG says:

    Thưa tác giả,

    Chúng ta, phía dân chủ đa nguyên đối lập với phía cầm quyền độc tài đảng trị chủ trương dân chủ tập trung và kinh tế chỉ huy, đã không hay chưa hội đủ khả năng về nhân vật lực cũng như có cơ hội thuận tiện, để làm một cuộc đồi dời thật sự, tức một cuộc cách mạng (revolution) toàn diện, để hất văng cái hòn đá tảng đang ngăn chặn con đường dân chủ hóa Việt Nam, cho nên phe ta đành chọn giải pháp tạm thời hiện nay vậy.

    Chúng ta dĩ nhiên sẽ không bao giờ hài lòng với thành qủa, nếu như đạt được trong cuộc vận động thay đổi hiến pháp theo mong muốn, bởi đó mới chỉ là một bước đệm, để lấy đà làm một cú đại nhẩy vọt (great leap) về phía trước, và nếu đạt luôn tới đích thì quả là một phép mầu nhiệm (a miracle) ! Bởi như thế chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian lẫn xương máu, mà cố dấn bước theo kịp đà tiến hóa của nhân loại trong thế kỷ 21. Chúng ta đã tụt hậu quá xa và bỏ lỡ nhiều cơ hội bằng vàng để theo kịp người.

    Riêng tôi rất nóng lòng, bởi qũi thời gian không cho phép mình sống lâu, để hoạt động nhiệt tình như xưa, hay có thể chứng kiến được bóng mát tự do dân chủ sẽ đến với tổ quốc ta, nhưng thú thật tôi KHÔNG NÓNG VỘI ĐỂ CHỦ QUAN KHINH ĐỊCH, mà hậu quả sẽ khôn lường cho phe dân chủ, vốn đã ọp ẹp ốm yếu xưa nay.
    Vốn liếng của chúng ta rất ư hạn chế ! Chúng ta không thể tố xả láng để rồi trắng tay, mất cả chì lẫn chài ! Kinh nghiệm tranh đấu với bạo quyền thời gian qua, đủ chứng minh điều tôi lo ngại nhất đó là sự thật.

    Kết, đừng mộng du chính trị. Vì bất kỳ một cuộc cách mạng dân chủ dân sinh nào cũng cần (rất nhiều) thời gian và công sức, để trưởng thành gây sức mạnh có được một chổ đứng thật vững chãi trong lòng toàn dân, đồng thời tạo được uy tín rộng lớn với quốc tế.

    Hãy nhìn lại lịch sử thế giới, như cuộc cách mạng tư sản 1789 của Pháp, cũng lên bờ xuống ruộng rất lâu mới có được thành quả là các nền đệ nhị đệ tam đệ tứ và nay là đệ ngũ Cộng hòa Pháp quốc và lan rộng đi khắp nơi. Thuở ban đầu không thiếu gì các lực lượng quốc tế bảo hoàng, tìm mọi cách phá hỏng. Huống chi ở ta đang có anh lân bang khổng lồ “chung một lý (tưởng CS), chung một lòng (độc tài đảng trị)” , nên phía dân chủ VN phải đối đầu cùng một lúc với hai kẻ thù nguy hiểm ấy.
    Cuộc cách mạng Hoa Lài cũng đang khựng bước ở Ai Cập nói riêng và lân bang nói chung.

    Thân ái,
    Lại Mạnh Cường

  8. Dân Chửi says:

    Trọng tâm chính của bài viết này, tác giả muốn nhấn mạnh đến tính chính thống của cái gọi là “nhà nước CHXHCNVN” và bản Hiến Pháp do nó tự sáng chế ra mà không hề được người dân nào chấp thuận cả. Vì tiền đề là đảng CSVN không có tính chính danh, cho nên bản hiến pháp của bọn cướp mafia CSVN chỉ là mớ giấy chùi đ….không đáng cho các trí thức trong và ngoài nước phải “mệt mà” đóng góp ý kiến ý cò. Điều đó sẽ cho bọn cướp mafia CSVN thêm cơ hội cho là chúng có chính danh để độc quyền cai trị đất nước VN cho đến muôn đời!!! Điều này hoàn toàn logic và hợp lý. Đã từ lâu, có những ý kiến nhắc nhở mọi người đấu tranh cho dân chủ VN rằng không nên mù mờ nhập nhằng giữa cái “tình yêu quê huơng và muốn đóng góp xây dựng” khác xa với cái tính vá víu tạm thời mà rồi thì KHỈ vẫn hoàn KHỈ, vì bản chất của bọn CS không bao giờ thay đổi, chúng chỉ có thể bị đạp đổ, đá đít vào sọt rác và thay thế bằng chế độ mới dân chủ đa nguyên đa đảng mà thôi. Xin các nhà “trí thức” hãy đọc cho kỹ bài viết của tác giả Huỳnh Thục Vy mà suy ngẫm cho hành động của mình!!!! Không kẻo giới bình dân chúng tôi thuờng hay nói: “Mấy chả coi có học dzậy mà Ngu chết con đ…..mẹ”….thiệt đó đa!!!!

  9. Tuần Triệt says:

    Hiến pháp ở Việt Nam : Có ( Người dân không ai biết nó là cái gì ? ).
    Luật pháp ở Việt Nam : Có ( Không ai xài ).
    VIỆT NAM CHỈ XÀI LUẬT ĐẢNG.

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Hoàn toàn sai :-) !

      CSVN đẻ ra một rừng luật,
      nhưng chỉ quen sài luật rừng !

      Luật rừng đó là gì ?

      - Xin thưa phải biết chuyện “đầu tiên” !
      (tiền đâu đưa ra đây lẹ lẹ dùm cái đi coi !)

      Chả thể mà ở VN đã có câu vè đại khái:

      Tiền là tiên là Phật
      Là sức bật tuổi trẻ
      Là sức khỏe tuổi già
      Tiền là …….. hết ý !!!

      Đi họp phải có bao thơ đựng tiền mới tới; và nhận rồi là lặn mất tăm mất tích.
      Cho nên phải đẻ ra trò phát bao thơ đựng tiền vào cuối buổi họp. Nhưng giữa buổi họp vẫn lặn mất để cuối buổi lại hiện ra như có phép lạ vậy.

      Đi nhà thương chữa bệnh cũng phải lì xì từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới.
      Không tiền mà bệnh gần chết hay cấp cứu gấp cũng bị làm ngơ mặc cho chết luôn !

      Đi học không tiền học tư thêm sau giờ học với thày cô là .. trở thành học sinh cá biệt !

      Nói tóm lại, mọi sự đều xoay quanh tiền bởi đảng và nhà nước chủ trương và khuyến khích làm giầu (không nói rõ làm giầu theo kiểu lương thiện hay cứ làm bừa đi …) và lại thêm chuyện “trên bảo dưới không nghe” do “thượng bất chánh hạ tắt loạn” !

      Lão Ngoan

      • Tuần Triệt says:

        Chắc bạn lâu rồi không sống ở Việt Nam; Luật Đảng nó còn tệ hơn cả luật rừng ( Luật rừng dù sao nó cũng tạm gọi là có chút ban ngày ). Luật Đảng : Vô pháp vô luân.
        Bạn muốn biết hãy hỏi những người biểu tình chống Trung Quốc….
        Thân chào bạn Ngoan Đồng !

  10. ĐẠI NGÀN says:

    HIẾN PHÁP VÀ Ý NGHĨA CỦA DÂN CHỦ

    Hiến pháp là luật cơ bản của quốc gia hay xã hội. Luật cơ bản này là luật mẹ cho mọi luật khác. Vậy ý nghĩa chính đáng của luật pháp cũng làm cho mọi luật con được chính đáng, còn nếu không như thế tất cả mọi luật lệ trong xã hội đó đều khập khễnh hoặc không toàn vẹn. Trên có sở như thế, ý nghĩa của hiến pháp là sự tự do dân chủ hay người dân làm chủ xã hội một cách đích thực nhất. Tất nhiên, trong bất kỳ đất nước hay xã hội nào cũng cần những hạt nhân tích cực và cụ thể. Những hạt nhân đó là các đảng chính trị, mà vai trò của chúng là là lèo lái, vận động cho sự hình thành của hiến pháp cũng như tìm cách chi phối quyền hành xã hội để thực thi nhiệm vụ hay mục đích của mình qua hiến pháp đó. Đó là ý nghĩa lập hiến lần đầu mà cũng là ý nghĩa của việc vận động thích ứng hoặc sửa đổi hiến pháp trong quá trình thực hiện pháp luật. Cũng trong ý nghĩa đó mà đa đảng thì có sự đấu tranh nhằm thể hiện tính hữu lý còn độc đảng thì chỉ có sự độc quyền, một mình một chợ. Cũng có người cho rằng đa đảng thì nhiêu khê quá, nên độc đảng cho được tập trung, vững mạnh và ổn định. Song nói như vậy là chủ quan, chỉ lấy quan điểm của mình mà thay cho mọi quan điểm khác nhau còn lại của xã hội. Không ai tưởng tượng nổi một chợ mà chỉ có một người bán và một người mua, hoặc chợ mà chỉ bán có mỗi một mặt hàng duy nhất. Cho rằng độc đảng là tốt có nghĩa là quan điểm tự đặt mình trên dân, trên mọi người, trên xã hội. Chỉ thấy có mình là ngon còn mọi người đều cần phải được mình cầm đầu hay lãnh đạo. Thế cho nên những người hoặc vì quyền lợi tiêu cực riêng của phe nhóm, hay vì một ý thức hệ nào đó được đặt thành một lý tưởng cao nhất thì không bao giờ chuộng đa đảng. Bởi đa đảng thì có sự chia sẻ hoặc có sự không thống nhất trong quan niệm, thế thì làm sao bảo vệ được quyền lợi riêng hoặc bảo đảm được sự duy nhất trong lý tưởng phấn đấu của mình. Nhưng tất cả lại đều quên rằng quyền lợi riêng là phản lại tính chính đáng của chính trị hay hiến pháp, còn lý tưởng riêng thì phản lại tính khoa học và tinh thần dân chủ. Vì khoa học là sự khách quan và tính đúng đắn, không thể chủ quan, còn lý tưởng hay ý thức hệ cũng chưa chắc mình cho là đúng mà mọi người khác cũng thấy đúng, hoặc mình cho là đúng như sự thật khách quan nó hoàn toàn sai thì lấy đâu mà tự khinh suất được. Chính bời đó mà ý nghĩa chính yếu nhất của mọi hiến pháp chân chính, mọi chính trị chân chính phải là quyền lợi chung và ý nghĩa chân chính. Mà điều đó thì không bao giờ ngoài ý nghĩa khách quan, đúng đắn của tinh thần tự do, dân chủ một cách trung thực và đích thật nhất. Có nghĩa bất kỳ hiến pháp hoặc chính trị nào lại đi ngoài, đi ngược lại ý của của mục tiêu và ý hướng hoặc tinh thần trên thì thực chất đều không phải chính trị chính đáng hoặc hiến pháp chân chính hay khách quan, thiết yếu. Bởi tất cả mọi người, mọi thành viên của xã hội đều trong dân mà ra. Cho rằng mình đứng trên mọi người, mình sáng suốt hay có mục tiêu lý tưởng cao hơn mọi người,
    là điều hoàn toàn phi lý, giả tạo, tức thực chất chỉ là một sự giả dối. Xã hội hay đất nước một đảng cũng giống như người đứng một chân mà có thể có người cho là què. Vì người đứng hai chân thì ít ra vẫn thăng bằng, hiệu quả hơn, nhưng nếu có nhiều chân thì cũng giống như người muốn có thêm những phương tiện hữu dụng khác để dùng bổ trợ thêm cho chính đôi chân cơ bản nhất đó của mình.

    NON NGÀN
    (21/3/12)

Phản hồi